You are on page 1of 5

Chia tay trong đêm Hà Nội

* 4 khổ đầu
Qua những phố hè quen thuộc yêu thương
Dọc hàng cây ánh đèn pha cuốn bụi
Từng đoàn xe cao xạ chạy rung đường

Pháo đang bắn trời ngoại ô gió thổi


Đạn đỏ loè xa trong ánh trăng
Em đi bên canh tóc xoà bay rối
Nhỏ nhắn vai em khoác súng trường

* Đêm Hà Nội giây phút chia tay:


- Khung cảnh của những phố hè Hà Nội trong đêm:
+ Nhà thơ sử dụng cụm từ “quen thuộc yêu thương”
 sự gắn bó, tình cảm thắm thiết
 sự bình yên
- Nơi quê hương yêu dấu ấy có:
+ Những hàng cây dài, những ánh đèn pha cuốn bụi/
 HN đã về đêm, nhìn rõ được bụi cuốn dưới ánh đèn pha
 Bụi từ những đoàn xe trong câu thơ sau
+ Đường phố rầm rập rung chuyển vì những đoàn xe cao xạ đi qua
 Bối cảnh khẩn trương, gấp gáp của cuộc chiến tranh.
 Không khí chiến tranh hiện ra ngày một rõ nét qua từng câu thơ (phố  bụi  đoàn xe)
- Không khí sử thi:
+ Pháo bắn, đạn loè >< Gió thổi, ánh trăng
 Hai câu thơ mang cấu trúc song hành, mỗi câu lạ có hai hình ảnh đối lập
 Vế đầu là sự khốc liệt của chiến tranh: ấy là những loạt pháo bắn thẳng lên bầu trời, là những
viên đạn bắn làm loé lên màu đỏ rực.  Bầu không khí căng thẳng, đầy hiểm nguy, mưa bom
bão đạn,..
 Vế sau lại là những hình ảnh thiên nhiên hết sức lãng mạn, nhẹ nhàng: bầu trời ngoại ô với
ngọn gió và ánh trăng trong đêm pháo bắn rợp trời.
 Sự đối lập đó khiến cho hình ảnh thơ vừa tái hiện được cái dữ dội của chiến tranh nhưng vẫn
lột tả được vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của đất trời Hà Nội.
(Cảm hứng đất nước trong thơ NĐT)

- Hình ảnh em:


+ Đi bên cạnh anh, tóc xoà bay rối: Em hiện lên với hình ảnh mái tóc, nhưng ko phải là mái tóc
mượt, mà là mái tóc rối  vất vả, dấu ấn của chiến tranh, sự khốc liệt của hoàn cảnh.
+ Bờ vai nhỏ nhắn khoác súng trường
 Hình ảnh đối lập bờ vai nhỏ bé nhưng lại khoác súng trường  tô đậm sức mạnh của em, đó
là sức mạnh của ý chí, tinh thần, lòng yêu nước, lòng dũng cảm, ẩn chứa trong một con người
nhỏ bé
 So sánh với lá đỏ
 Cảm hứng về con người trong kháng chiến của NĐT: vất vả đau thương – tươi thắm vô ngần
(dù nghiệt ngã, gian lao vẫn không đầu hàng số phận).

Nhìn em anh hãy còn bỡ ngỡ


Như sợ bất ngờ em biến đi đâu
Pháo vẫn bắn chân mây đầy chớp lửa
Anh lại nhìn em lòng xôn xao
* Cảm xúc của anh khi nhìn thấy em
- Bỡ ngỡ: Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, chưa quen với hình ảnh em bấy giờ.
 Vì nay em cũng đã khoác súng trường, cũng sẽ trở thành một người chiến sĩ ra đi bảo vệ quê
hương.
- Câu 2 lý giải: vì sợ em biến đi đâu
 Trước giây phút chia tay, chứng kiến người yêu cũng cầm súng chuẩn bị ra trận  người
chiến sĩ cảm thấy sợ, sợ em ra đi, em biến mất, em hoà tan vào cuộc chiến đấu  Cảm xúc rất
đỗi tự nhiên, cho thấy tình cảm to lớn mà anh dành cho em, cũng cho thấy nỗi đau chiến tranh
gây ra cho con người.
- Hai quan hệ từ: vẫn – lại  hai hình ảnh đối lập
+ Một bên, pháo vẫn bắn phía xa khiến cho chân mây như loè lên những ánh chớp lửa. Biện
pháp so sánh khiến câu thơ thật giàu hình ảnh, ánh sáng từ pháo như ánh chớp, loé lên từng tia
bất chợt như rạch ngang bầu trời.
+ Một bên là em nhỏ bé khiến lòng anh xôn xao. Từ láy xôn xao  sự xao động trong lòng anh.
Đó có thể là tình yêu, tình thương, là khao khát được ở bên cạnh em, mong muốn giữ em lại,
được chở che,…  Giữa mưa bom lửa đạn vẫn ngời sáng tình yêu lứa đôi.

Trăng soi gương mặt nghìn yêu dấu


Ngày mai hai đứa đã hai nơi
Hai đầu đất nước trong dông bão
Cùng chung chiến đấu hai phương trời

* Suy tư về ngày mai ra đi


- Ánh trăng trong khổ trên: gắn vs hình ảnh pháo đỏ
 Đến đây lại là ánh sáng lãng mạn soi tỏ gương mặt em
 kết hợp từ độc đáo: nghìn yêu dấu  tình cảm nồng nàn, đậm sâu, thắm thiết
- Suy tư về ngày mai:
+ Hai đứa hai nơi: chia ly
+ Hai đầu đất nước trong giông bão: Họ đi làm nhiệm vụ, mỗi người một nơi, một đầu đất nước,
ở đâu cũng gian nan, giông bão, cũng pháo rung, chớp giật,…
+ Nhưng họ chung 1 điều: chung chiến đấu dù ở hai phương trời
 So sánh: Đồng chí
 Chung lý tưởng, chung tình yêu tổ quốc,… dù có xa cách hai đầu đất nước nhưng con tim
hoà chung một nhịp, lý tưởng cùng chung một đường, tình yêu cùng chung một lối,… Vẻ đẹp
đất nước + con người.

Đêm nay trong vườn hoa ngổn ngang ụ súng


Bên ven hồ lốm đốm trăng xanh
Nghe quanh ta đêm hè nóng bỏng
Mắt bồi hồi em đi bên anh

Em đi với anh qua bến xe đông chật


Bao gia đình vội vã lúc ra đi
Em nhìn những mái nhà cao thấp
Đã bao lần thấy những cuộc chia ly

Kìa xa xa một cụm đèn lấp lánh


Giữa trời đêm như đang vẫy đang chào
Chiếc máy bay ta lượn vòng nghiêng cánh
Bay qua vầng trăng điểm mấy ngôi sao

Em nhìn bên dãy tường sập đổ


Xưởng thợ lò than vẫn rực hồng
Nhà máy vẫn rì rầm không ngủ
Lập loè đèn hàn điện bên sông
* 4 khổ cuối
Em đi với anh trên đê cao vắng
Một tiếng còi xe lửa huýt dài xa
Gió đưa khúc nhạc em yêu văng vẳng
“Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm mãi lòng ta”
- Tiếng còi: âm thanh giục giã, hối thúc, thôi thúc người lên đường
- Em cất lên lời hát, đó là lời ca về tình yêu HN, quê hương nồng nàn, yêu dấu, thắm thiết, sâu
nặng trong lòng anh và em  Gió đưa khúc nhạc xa vẳng để lưu giữ mãi lời ca tiếng hát 
Chính tình yêu quê hương trở thành động lực để họ ra đi…

Trên gác nhỏ đèn dầu ai vẫn thức


Em vẫn đi và vẫn lắng yên
Có tiếng ru đứa trẻ nào đang khóc
Đêm đã khuya trong phố cũ êm đềm

- Một bên là thành phố, một bên là em:


+ Gác nhỏ, đèn dầu, ai vẫn thức, tiếng ru, tiếng khóc: Cuộc sống bình yên, những gì ở lại với
HN
+ Em: Đi + lắng yên
 Điệp từ “vẫn”: em ra đi (đi để mang về hoà bình, để bảo vệ những người thân yêu và quê
hương thân yêu) + lắng yên (Cảm xúc đang lắng đọng, yên lặng để ngắm nhìn, lắng nghe và ôm
ấp hết những gì thân thuộc vào lòng)

Anh nắm cánh tay em và đứng lại


Ôi anh không còn biết đang ở đâu
Nhớ nhau chân cứng đá mềm em nhé
Hẹn đánh Mỹ xong sẽ về tìm nhau

*Giây phút chia tay em


- Trao nhau cái nắm tay
- Câu cảm thán như 1 lời thốt lên:
+ Anh và em đang ở giữa lòng HN trong đêm khuya
+ Nhưng anh lại ko biết đang ở đâu  miên man đắm chìm trong những suy tưởng về cuộc chia
tay, về tình cảm vs em, tình yêu vs quê hương và trách nhiệm vs tổ quốc.
- Dặn dò: Nhớ nhau  hãy chân cứng đá mềm
+ Hãy luôn vững vàng trước mọi gian khổ, khó khăn, không đc mềm lòng, hãy coi nhau là động
lực để cùng đồng hành trong cuộc chinh chiến vất vả, gian lao.
- Hẹn ước: Hẹn ngày trở về
 So sánh với bài thơ “Ngày về” (Chính Hữu)
Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội
Trở về, trở về, chiếm lại quê hương
+ Niềm tin, hy vọng  xua tan đi nỗi đau, nỗi buồn ly biệt

Chào Hà Nội của ta sáng đẹp


Giữa đêm trăng trong biếc mênh mông
Thành phố tình yêu thành phố thép
Ta chào trái tim đất nước anh hùng
Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em.

* Giây phút chia tay HN


- HN:
+ Sáng đẹp, trong biếc, mênh mông
+ Lãng mạn mà hào hùng: Tình yêu + Thép
(Tự phân tích rõ)
+ Là trái tim của đất nước anh hùng: Ca ngợi sự anh hùng của TQ  trong đó HN chính là thủ
đô, là trái tim (Gián tiếp ca ngợi vẻ đẹp HN)
- Anh:
+ Ôm em: Tình yêu riêng tư
+ Ôm cả khẩu súng trường: Tình yêu tổ quốc, yêu HN, yêu quê hương

You might also like