You are on page 1of 2

PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Bước 1: Biểu diễn lực, chọn hệ quy chiếu


Biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên các vật trong hệ, suy ra hướng chuyển động
của mỗi vật, suy ra hướng chuyển động của hệ từ đó chọn hệ quy chiếu thích hợp.
Lưu ý: Ta nên chọn chọn chiều dương của trục tọa độ (trục Ox) là chiều chuyển
động của hệ, khi đó hình chiếu của véc tơ gia tốc 𝑎⃗ lên phương chuyển động sẽ có
dấu dương (+𝑎).
Bước 2: Viết phương trình cơ bản cho mỗi vật (các vật chuyển động tịnh tiến)
𝑛

∑ 𝐹⃗𝑖 = 𝑚𝑎⃗ (1)


𝑖=1

Bước 3: Chiếu phương trình cơ bản lên các trục tọa độ đã chọn
- Chiếu (1) lên phương chuyển động (phương Ox), ta được
𝑛

∑ ±𝐹𝑖𝑥 = 𝑚𝑎 (2)
𝑖=1
- Chiếu (1) lên phương vuông góc với phương chuyển động (phương Oy), ta
được
𝑛

∑ ±𝐹𝑖𝑦 = 0 (3)
𝑖=1

Chú ý:

1) Trong (2), hình chiếu của véc tơ lực 𝐹⃗𝑖 lên phương của trục Ox sẽ có dấu dương
(+𝐹𝑖𝑥 ) nếu lực 𝐹⃗𝑖 tạo với chiều dương của trục Ox một góc nhọn; hình chiếu của
véc tơ lực 𝐹⃗𝑖 lên phương của trục Ox sẽ có dấu âm (−𝐹𝑖𝑥 ) nếu lực 𝐹⃗𝑖 tạo với chiều
dương của trục Ox một góc tù.
2) Trong (2) vế bên phải là +𝑚𝑎 vì ta chọn chiều dương của trục Ox là chiều
chuyển động của hệ. Trong (3) vế bên phải bằng 0 vì hệ chỉ chuyển động theo
phương Ox.
3) Nếu các vật trong hệ nối với nhau bằng dây không dãn, luôn căng (sợi dây lí
tưởng) thì các vật đi được quãng đường như nhau, cùng độ lớn vận tốc, cùng độ
lớn gia tốc. Vì vậy ta có
𝑎1 = 𝑎2 = ⋯ = 𝑎 (4)
4) Nếu hai vật nối với nhau bằng dây lí tưởng vắt qua ròng rọc không khối lượng
(mrr = 0) thì sức căng dây ở hai bên ròng rọc bằng nhau
𝑇1 = 𝑇2 = 𝑇 (5)
Bước 4: Giải hệ các phương trình lập được rút ra các đại lượng cần tính.

You might also like