You are on page 1of 5

Trường: ...................

Họ và tên giáo viên:


Tổ: ............................
Ngày: ........................ …………………….............................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


TÊN BÀI DẠY: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Thời gian: 1 tiết

1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau:
- Đọc, viết đúng các số có ba chữ số. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số
chục, số đơn vị.
- Vận dụng hiểu biết về các số có ba chữ số để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
- Tạo cơ hội cho HS hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học,
năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. Rèn luyện tính cẩn
thận, nhanh nhẹn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mô hình các ô vuông; bộ thẻ số, thẻ chữ để lập các số có ba chữ số; bảng nhóm.
- Phiếu học tập, trò chơi, tình huống vận dụng thực tiễn.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Bộ đồ dùng học Toán 2.
- Bảng gài đã kẻ sẵn các ô trăm, chục, đơn vị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1. Khởi động: Chơi trò chơi “Truyền điện”.
HS đặt câu hỏi liên quan đến các số tròn trăm, các số có ba chữ số đã học và
“truyền điện” để mời ngẫu nhiên một bạn trả lời câu hỏi. (Chẳng hạn: Viết số: một trăm
linh hai? Đọc số 130? Đếm tiếp 5 số bắt đầu từ số 107? Một nghìn bằng mấy trăm? …)

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức


- HS thực hiện các thao tác sau để nhận biết các số có ba chữ số:
+ HS quan sát GV lấy ra các thẻ ô vuông và gài vào bảng như SGK:
+ HS xác định có bao nhiêu thẻ 1 trăm ô vuông, bao nhiêu thẻ 1 chục ô vuông, bao
nhiêu ô vuông rời.
- HS được GV hướng dẫn cách viết, đọc số 243 (xác định số trăm, số chục, số đơn
vị, viết số, đọc số).
Lưu ý: HS chú ý cách đọc, viết số, xác định số trăm, số chục, số đơn vị đối với một
số trường hợp như 235, 444, …
- HS lập các số có ba chữ số
+ Hoạt động theo nhóm, mỗi HS nghĩ ra 1 số có 3 chữ số bất kỳ, sau đó lấy các thẻ ô
vuông trong bộ đồ dùng gài vào bảng trăm, chục, đơn vị rồi viết số thích hợp
+ HS đọc cho bạn nghe số có ba chữ số mình vừa lập được và đố bạn số đó gồm mấy
trăm, mấy chục, mấy đơn vị
+ GV quan sát HS hoạt động, lắng nghe HS đọc số, và giải thích cách lập số.
+ HS cử đại diện trình bày trước lớp (GV quan sát sản phẩm của HS, lựa chọn một vài
sản phẩm đại diện với đủ các dạng như: 300; 402; 510; 654; …). GV đặt câu hỏi để nhấn
mạnh cách đọc, cách viết các số có ba chữ số
Hoạt động 3. Thực hành – luyện tập
HS làm bài cá nhân rồi đổi vở, chữa bài nói cho bạn nghe cách đọc số, viết số của mình:
Bài 1. Mỗi số sau ghi số ô vuông trong hình nào?

- HS quan sát hình vẽ nhận biết số lượng ô vuông rồi chọn số tương ứng.
Bài 2. Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?
Bài 3. Viết số (theo mẫu):

Tùy vào trình độ HS, GV có thể tổ chức cho HS làm từng bài tập để luyện tập kĩ năng
đọc, viết các số có ba chữ số. Hoặc dựa vào các bài tập trên, GV có thể tổ chức cho HS
hoạt động củng cố kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số như sau:
- HS tự viết các số có ba chữ số trong vòng 1 phút rồi đưa cho bạn đọc các số vừa viết.
- HS chỉ vào một số bất kì trong số vừa viết đố bạn đọc số vừa viết rồi nói xem số đó
gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Đố bạn đếm tiếp, đếm cách các số trong phạm vi 1000 bắt đầu từ một số nào đó.
- GV cũng có thể tổ chức chơi trò chơi tiếp sức theo nhóm, các em luân phiên nhau lên
viết số. GV tổ chức nhận xét đánh giá và yêu cầu mỗi nhóm đọc lần lượt các số được
viết.

Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- HS chia sẻ những thông tin các em biết về con người sử dụng các số có ba chữ số
trong cuộc sống.
- HS quan sát các hình ảnh sau và nói cho bạn nghe về các số có ba chữ số trong bức
tranh:
- GV có thể đặt câu hỏi kích thích HS tư duy như sau: Người ta dùng số có ba chữ số
để làm gì trong các trường hợp trên? Trường hợp nào nếu không nhìn rõ các con số sẽ
gây khó khăn cho người sử dụng?
*) Củng cố
HS củng cố, nhận xét bài học thông qua trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài học hôm nay em đã học thêm được điều gì?
+ Em hãy tìm ví dụ trong cuộc sống hằng ngày mà có thể giải thích được bằng cách vận
dụng những kiến thức của bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
................................................................................................................................................

You might also like