You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

_____🖎🕮✍_____

BÀI TẬP LỚN

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài: Từ quy luật phủ định của phủ định, rút ra ý nghĩa phương pháp luận gắn với ngành học của em

Hà Nội – 2023

MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU 3

II. NỘI DUNG 4

1. Quy luật phủ định của phủ định 4

1.1. Phủ định biện chứng 4

1.2. Kế thừa biện chứng 6

1.3. Đường xoáy ốc 8

2. Ý nghĩa phương pháp luận 10


III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN 10

IV. LỜI KẾT 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

I. LỜI MỞ ĐẦU

Phép biện chứng đã xuất hiện từ thời cổ đại cho đến ngày nay và đã trải qua nhiều giai đoạn và hình thức khác nhau. Ph.Ăngghen đã định nghĩa:

“Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Triết học Mác – Lênin giải

thích sự phát triển thông qua ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: Quy luật mâu thuẫn, Quy luật lượng – chất và Quy luật phủ định hay

Quy luật phủ định của phủ định. Ba quy luật này đã hợp thành nguyên lý của sự phát triển. Nếu quy luật chuyển hóa từ lượng thành sự thay đổi về

chất và ngược lại chỉ ra quá trình phát triển thì quy luật thống nhất và đấu tranh đối lập chỉ ra nguyên nhân và động cơ của các sự vật, hiện tượng

xảy ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 

Quy luật phủ định của phủ định lần đầu được trình bày trong cuốn “Khoa học Lôgic” của Ph. Hê-ghen. Ph. Hê-ghen là một nhà triết học người Đức,

ông được coi là một trong những triết gia quan trọng nhất của chủ nghĩa duy tâm Đức và là một trong những nhân vật thiết lập nền móng triết học

phương Tây đương đại. Ông có ảnh hưởng rộng khắp trên tất cả bình diện của triết học đương đại, từ nhận thức luận, logic học, siêu hình học đến

mỹ học, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, triết học chính trị và lịch sử triết học. Hê-ghen đã xây dựng quy luật phủ định của phủ định dựa trên cơ

sở duy tâm khách quan và theo công thức “ba đoạn”: Chính đề - phản đề - hợp đề. Ông đã biến tam đoạn thức của mình thành một sơ đồ phổ quát

bằng cách tóm tắt tất cả các quá trình trong một công thức "ba đoạn" và tập hợp các hiện tượng tự nhiên và xã hội trong tam đoạn thức này. Lê-nin

đã nhận xét rằng: “công thức ba đoạn ấy thể hiện tính chất nhân tạo, sự điều hòa mâu thuẫn, tính cứng nhắc, là mặt bên ngoài nông cạn của triết học

Hê-ghen”. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã tiếp thu cái hợp lý trong phép biện chứng của Ph. Hê-ghen và cải tạo một cách duy vật phép biện chứng đó,

giải phóng phép biện chứng, trong đó có quy luật phủ định của phủ định khỏi hình thức thần bí và tính chất cứng nhắc trong triết học của Ph. Hê-

2
ghen. Đồng thời, khẳng định quy luật phủ định của phủ định là “một quy luật phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy vô cùng phổ biến và

chính vì vậy có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn”.

Chính vì sự quan trọng của quy luật trong thực tiễn cuộc sống và trong ngành học của bản thân, cụ thể là ngành Kinh tế đầu tư, em xin phép được

trình bày vấn đề: “Quy luật phủ định của phủ định” từ đó liên hệ đến ngành học của bản thân.

II. NỘI DUNG

1. Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin. Đây là quy luật chỉ ra khuynh

hướng phát triển của sự vật, hiện tượng; sự vật hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ phát triển theo hướng đi lên (từ thấp đến cao, từ đơn

giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn). Quy luật được thể hiện qua các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng.

1.1. Phủ định biện chứng

Theo triết học Mác-Lênin, sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Cái mới sinh ra thay thế cho

cái cũ, trở thành một sự vật phát triển hơn. Sự thay thế đó là điều tất yếu trong quá trình vận động và phát triển, và trong triết học gọi đó là sự phủ

định.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt

đối lập khiến cho mâu thuẫn được giải quyết và từ đó sự vật, hiện tượng cũ mất đi và sự vật, hiện tượng mới xuất hiện. Sự vật, hiện tượng mới ra

đời là sự phủ định của sự vật, hiện tượng cũ, và nó diễn ra liên tục không ngừng. Khi đó, sự phủ định làm tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên

tục, cái mới thay thế cái cũ. Đó gọi là phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng. Là yếu tố liên hệ cái cũ với cái mới, phủ định biện chứng được hiểu là

“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.

Đặc trưng của phủ định biện chứng:

- Tính khách quan: phủ định biện chứng là sự “ tự thân phủ định”. Sự vật, hiện tượng mới ra đời là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, đấu

tranh bên trong nội tại của sự vật, hiện tượng cũ. Từ đó tạo ra điều kiện về sự phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

3
- Tính kế thừa: “Cái mới” là phủ định của “cái cũ”, những không phủ định hoàn toàn mà nó luôn kế thừa có chọn lọc những yếu tố tinh hoa, tích

cực, còn khả năng phát triển,… của “cái cũ”. Những yếu tố được kế thừa phải được cải tạo để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Nó không nắm

vai trò chủ đạo ở sự vật, hiện tượng mới mà là những yếu tố mới, cao hơn, phát triển phức tạp hơn,… sinh ra từ quá trình “tự thân phủ định”.

- Tính phổ biến: Phủ định biện chứng diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; nội dung và hình thức của nó luôn đa dạng và phong

phú.

- Tính chu kỳ: Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển và biến đổi theo đường xoáy ốc, tức là cái cũ phát triển thành cái mới rồi cái

mới lại phát triển dần dần về cái cũ, đến một lúc lại sinh ra cái mới tiếp theo, nó diễn ra đến vô cùng. Mỗi chu kỳ có ít nhất hai lần phủ định (Phủ

định cơ bản)

+ Lần phủ định thứ nhất gọi là “phủ định”

+ Lần phủ định thứ hai gọi là “phủ định của phủ định”

+ Sau ít nhất hai lần phủ định, sự vật, hiện tượng dường như trở về cái ban đầu nhưng đã ở trên cơ sở mới, cao hơn, phúc tạp hơn,…

Ví dụ:

+ Trong tự nhiên: Gà đẻ trứng, trứng nở ra gà. Khi đó trứng là phủ định của gà, gà là phủ định của phủ định của gà,…

+ Trong xã hội: Thời đại xa xưa ta có Công xã nguyên thủy, đây là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của xã hội loài người. Khi đó, trình độ kỹ

thuật còn thấp, con người phải phụ thuộc vào thiên nhiên, nên tại thời điểm đó xã hội chưa phân giai cấp, chưa có nhà nước. Sau đó, khi các sản

phẩm tạo ra dư thừa do sự phát triển của các công cụ, nó không còn được chia đều mà thường trong tay các tộc trưởng, thủ lĩnh. Dần dần xã hội đã

phân cấp, tạo ra người giàu và kẻ nghèo, những người giàu có thì hợp thành tầng lớp quý lộc chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải…, còn những kẻ

nghèo khó gồm đông đảo các thành viên của thị tộc, bộ lạc thì bị mất dần của cải và tư liệu sản xuất, cuối cùng họ rơi vào tình trạng bị lệ thuộc tầng

lớp trên và bị tầng lớp này áp bức bóc lột không khác gì nô lệ. Khi đó xuất hiện xã hội tư hữu. Sau một khoảng thời gian, xã hội phát triển thành chế

độ công hữu xã hội chủ nghĩa – một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ, quan hệ tốt đẹp giữa người và người, xóa bỏ chế độ tư hữu, không còn

phân chia giai cấp. Ta nói tư hữu là phủ định của công xã nguyên thủy, công xã XHCN là phủ định của phủ định của công xã nguyên thủy.

Với đặc điểm này, phủ định biện chứng không chỉ khắc phục hạn chế của sự vật hiện tượng cũ; mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượng mới; gắn

sự vật, hiện tượng được khẳng định với sự vật, hiện tượng bị phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và phát

triển.

4
1.2. Kế thừa biện chứng

Sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ, tuy nhiên không loại bỏ hoàn toàn mà vẫn giữ lại một số yếu tố còn thích hợp gọi

là kế thừa biện chứng. Cái mới sinh ra nhưng vẫn giữ lại một số yếu tố một cách có chọn lọc và cải tạo nó để giúp hoàn thiện hơn cái cũ. Đồng thời,

nó loại bỏ những thứ không còn phù hợp và gây cản trở cho sự phát triển của cái mới.

Kế thừa biện chứng có đặc điểm là duy trì các yếu tố thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ dưới đang vượt bỏ, các yếu tố đó sẽ được cải tạo, biến đổi

sao cho phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Giá trị của nó ứng với vai trò của yếu tố được kế thừa; vậy nên, giữ lại các yếu tố tích cực của sự vật,

hiện tượng cũ khiến sự vật, hiện tượng mới phát triển và tiến bộ hơn.

Ví dụ: Chiếc TV đầu tiên ra đời vào năm 1953 tại Mỹ. Chiếc TV to, dày và có màn hình đen trắng phục vụ cho việc truyền dẫn thông tin đến người

xem. Sau rất nhiều năm nghiên cứu, các nhà phát minh đã sáng tạo ra những chiếc TV màu, mỏng hơn, màn hình to hơn và sắc nét hơn nhưng vẫn

giữ lại được những tính năng cơ bản của chiếc TV ban đầu và phát triển các tính năng mới. Khi đó, chiếc TV hiện tại là phủ định của chiếc TV đầu

tiên và được kế thừa những yếu tố quan trọng của nó.

Kế thừa biện chứng làm bền chặt mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng mới với sự vật, hiện tượng cũ; giữa nó và quá khứ của nó. Những yếu tố còn

phù hợp với cái mới được kế thừa từ cái cũ vẫn phải bị cải tạo lại mạnh mẽ để trở nên thích hợp với bản chất của cái mới và những yếu tố mới hẳn

mà cái mới đang xây dựng, bổ sung đều có mối liên kết trong cái trung giới. Theo Hêghen – nhà triết học người Đức, cái trung giới chứa đựng cả

những yếu tố cũ, lỗi thời và các yếu tố mới đang xuất hiện, đang trưởng thành. Những thứ cũ sẽ dần bị loại bỏ còn những thứ mới sẽ dần được

khẳng định.

Kế thừa biện chứng đối lập với kế thừa siêu hình. Trong khi kế thừa biện chứng giữ lại các yếu tố một cách có chọn lọc thì kế thừa siêu hình lại giữ

lại hết những thứ bản thân có ở giai đoạn phát triển trước, không tự thân loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp, thậm chí là ngăn cản sự phát

triển tiếp theo của nó.

1.3. Đường xoáy ốc

Chính vì sự vật, hiện tượng mới xuất hiện luôn có mối liên hệ với sự vật, hiện tượng cũ nên sự vận động và phát triển không thể đi theo đường thẳng

mà như đường xoáy ốc. Đường xoáy ốc là khái niệm để diễn tả quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừa thông qua khâu trung gian, cái trung

giới. Nó lặp lại nhưng không quay lại, mà đã phát triển ở mức cao hơn, phức tạp hơn và hoàn thiện hơn.

V.I. Lênin lưu ý chúng ta: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ

định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”. Do đó, ta thấy sự phát triển dường như lặp lại

5
nhưng ở một cơ sở mới cao hơn. Đây có thể nói là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc

thể hiện trình độ phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.

1.1.
Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong nội tại của chúng. Mỗi lần phủ định là kết

quả của sự đấu tranh và chuyển hóa giữa những mặt đối lập trong chính bản thân chúng.

Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng mới mà đối lập lại với nó. Tại lần thứ hai, sự vật, hiện tượng

mới xuất hiện mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng tạo ra không ít yếu tố đối lập lại với sự vật, hiện tượng đó.

Sau hai lần phủ định, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do phủ định của phủ đinh) sẽ quay trở về sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị

phủ định). Tuy nhiên, về nội dung, sự vật, hiện tượng mới không giống nguyên si với sự vật, hiện tượng cũ mà chỉ là lặp lại do chúng đã ở một cơ

sở mới cao hơn. Phủ định của phủ định đã tạo ra sự vật, hiện tượng mới và hoàn thành được một chu kỳ phát triển, mà trong đó phủ định biện chứng

chỉ đóng vai trò là một giai đoạn. Đồng thời, nó còn tạo ra điểm xuất cho một chu kỳ phát triển mới.

Số lượng của các lần phủ định trong một chu kỳ có thể nhiều hơn hai, điều này phụ thuộc vào tính chất của quá trình phát triển cụ thể, nhưng vẫn

cần ít nhất hai lần mới dẫn đến sự ra đời sự vật, hiện tượng mới và hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau mỗi lần phủ định biện chứng sẽ đem

đến những yếu tố tích cực mới; vì vậy xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng sẽ được tạo ra từ những lần phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng không phải phủ định sạch trơn, không loại bỏ hoàn toàn các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ bởi có tính chất kế thừa. Thay vào

đó đây là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau chọn lọc và cải tạo, từ đó sự

phát triển của sự vật, hiện tượng dường như có quỹ đạo đi lên theo đường xoáy ốc.

Ví dụ: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng). Sau đó phủ định lần 1 tạo ra cây lúa và phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt

thóc.

Có thể hiểu ví dụ này thông qua giải thích của Ăngghen:“Hãy lấy ví dụ một hạt thóc. Có hàng nghìn triệu hạt giống nhau được xay ra, nấu chín và

đem làm rượu rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó nếu nó rơi vào một miếng đất thích

hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng. Nó nảy mầm, hạt thóc biến đi, không còn là hạt thóc

nữa, bị thay thế bởi một cây do nó đẻ ra, đó là sự phủ định hạt thóc. Nhưng cuộc sống thường ngày của cây này thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ

phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì cây chết đi, nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có

hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.

6
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế

thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn

trước, lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường

thẳng, mà theo đường xoáy ốc.

2. Ý nghĩa phương pháp luận

Đầu tiên, quy luật chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất về tính tiến bộ và kế thừa của sự phát triển;

tạo ra kết quả cuối cùng của sự phát triển sau khi đã trải qua những sự chuyển hóa và đấu tranh.

Quy luật này cũng đưa ra nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển – là một quá trình diễn ra phức tạp, quanh co, không theo đường thẳng mà

theo đường xoáy ốc, không va vấp và thụt lùi.

Phủ định của phủ định giúp nhận thức đầy đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về

chất trong sự phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới gắn với việc

nhận thức và hành động có ý thức của con người.

Sự vật, hiện tượng mới thay thế sự vật, hiện tượng cũ nhưng ở một thời điểm nào đó thì sự vật, hiện tượng cũ lại tỏ ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy, sự vật,

hiện tượng mới cần được ủng hộ và tạo điều kiện để phát triển hợp quy luật, kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố tích cực từ sự vật, hiện

tượng cũ từ đó phù hợp với xu thế vận động và phát triển mới.

III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Sự phát triển của ngành Kinh tế đầu tư tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngành kinh tế là chuyên ngành cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế để có thể đảm nhận các vị trí chuyên môn tại các

công ty đại chúng và tư nhân trong và ngoài nước.

Nền kinh tế đóng vai trò then chốt định hướng cho sự phát triển xã hội của một quốc gia. Vì vậy, với khối ngành đào tạo rất đa dạng, sinh viên sẽ có

những kiến thức nhất định không chỉ về nền kinh tế Việt Nam mà còn về nền kinh tế các nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển

và hội nhập thế giới. Một số ngành có thể kể đến như: Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế, Marketing, Tài chính ngân hàng,...

Hiện tại ngành em đang học là ngành Kinh tế đầu tư, một góc nhỏ của khối ngành kinh tế. Kinh tế đầu tư là ngành học đào tạo cử nhân Kinh tế học

về quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Ngành học này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế và kiến thức chuyên sâu về kinh tế đầu tư. Kinh tế đầu tư

7
cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về kinh tế và quản lý, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực lập dự án và quản lý dự án đầu tư ở tầm vĩ

mô và vi mô, cũng như ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại trong quản lý dự án. Chuyên ngành Kinh tế đầu tư chú trọng phát triển năng lực

tham gia giải quyết các vấn đề thực tế trong quá trình đầu tư, đặc biệt là khả năng phân tích, lập kế hoạch, đánh giá, thực hiện và quản lý dự án đầu

tư, chính sách và chương trình đầu tư trong các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Ngành Kinh tế đầu tư hiện được giảng dạy tại một số trường đại học trong đó có Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng ta cùng nhìn lại quá trình phát

triển của ngành trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 1989, tiền thân của Khoa Đầu tư là Khoa Kinh tế và Đầu tư (thuộc Khoa Thống kê)

được thành lập trước nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư và yêu cầu mở cửa hội nhập, trang bị kiến thức về kinh tế và quản

lý đầu tư cho cán bộ công chức, viên chức, sinh viên đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu thực tiễn về quản lý đầu tư ở các cấp quản lý: trong các

nền kinh tế, địa điểm, ngành công nghiệp, doanh nghiệp và tất cả các dự án đầu tư.

Vào thời điểm đó, cả nước chỉ có một trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo chuyên ngành kinh tế đầu tư. Trong những ngày đầu, nó chỉ bao

gồm bảy người hướng dẫn toàn thời gian, trong đó có hai người có bằng tiến sĩ. Bộ môn này có nhiệm vụ giảng dạy hai môn học: “Phân tích và thiết

lập dự án đầu tư” và “Kinh tế đầu tư” cho các chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế và ngân hàng tài chính.

Năm 1994, trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở lớp kinh tế đầu tư đầu tiên với 68 sinh viên. Mục tiêu giáo dục của chuyên ngành Kinh tế Đầu tư là

cung cấp cho sinh viên bằng cử nhân cho phép làm việc cả trong lĩnh vực Quản lý Đầu tư Nhà nước và Quản lý Đầu tư Doanh nghiệp và Dự án.

Tuy số lượng giáo viên còn ít nhưng các bài giảng, giáo trình chủ yếu được đầu tư rất công phu, chỉn chu.

Cử nhân Kinh tế đầu tư đã được mở rộng kiến thức chuyên môn ngay trong khóa đầu tiên và được các nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng đánh giá

cao. Đội ngũ giảng viên của bộ môn dần được bổ sung bởi những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này và nhiều chương trình liên kết đào tạo với

nước ngoài (Thạc sĩ Việt – Hà Lan, Thạc sĩ Pháp – Việt,…). Đến năm 1998, bộ môn có 13 giảng viên toàn thời gian và 04 giảng viên bán thời gian,

và số lượng sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư đã tăng lên hai lớp và đôi khi là bảy lớp mỗi năm.

Năm 1999 đánh dấu sự trưởng thành của Bộ môn Kinh tế đầu tư vì đã được trường công nhận tách khỏi khoa thống kê và trở thành khoa của trường.

Kể từ đó, khoa không chỉ đào tạo bậc đại học mà còn là cơ sở đào tạo sau đại học, bao gồm Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế Đầu tư của Trường Kinh tế

Quốc dân.

Tháng 4 năm 2004, Bộ môn được sự cho phép của trường thành lập Trung tâm Đào tạo, Xúc tiến và Tư vấn Đầu tư. Trung tâm đã tư vấn và tổ chức

một số khóa đào tạo cho các cán bộ làm công tác quản lý đầu tư tại các cơ quan thực tế. 

Tháng 4 năm 2008, Khoa Đầu tư chính thức được thành lập với hai đơn vị là Viện Kinh tế Đầu tư và Trung tâm Đào tạo, Xúc tiến và Tư vấn Đầu

tư. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Khoa Đầu tư.

8
Tháng 2/2016, Chuyên ngành Kinh tế đầu tư được tách ra khỏi khối ngành Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để thành lập ngành đào

tạo riêng là Ngành Kinh tế đầu tư mã ngành 7310104 và bắt đầu nhận sinh viên hệ chính quy từ khóa 58 với chương trình đào tạo đổi mới, thực tế

và được thiết kế lại.

Sau gần 30 năm hoạt động, Chuyên ngành Đầu tư đã được bổ sung về số lượng, trưởng thành về chất, uy tín của Khoa trong xã hội ngày càng được

nâng cao. Đội ngũ giảng viên chuyên trách của khoa hiện gồm 18 người, trong đó có 3 PGS.TS, 07 TS, 3 NCS, 5 ThS. Tất cả các giảng viên đều

thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và năm người thông thạo tiếng Anh. Ngoài ra, Khoa Đầu tư có đội ngũ hơn 50 người là các giáo sư, phó giáo sư,

tiến sĩ cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, đang công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Techcombank, BIDV,

Vietcombank, Hiệp hội Doanh nghiệp FDI,...  

Chính sự phát triển trên cho ta thấy tầm quan trọng của việc áp dụng quy luật phủ định của phủ định vào con đường phát triển của ngành học.

Ngành Kinh tế đầu tư ra đời và phát triển gắn liền với xã hội, nhu cầu cần thiết của nền kinh tế. Cái mới sinh ra là phủ định của cái cũ và kế thừa

những tích cực của cái cũ. Từ một bộ môn trực thuộc Khoa Thống kê mà hiện tại đã tách ra trở thành một khoa riêng, từ một chuyên ngành chỉ có

vài giảng viên giờ đã phát triển được rất nhiều giảng viên có trình độ cao, đồng thời vẫn kế thừa những kiến thức và yếu tố quan trọng kể từ lúc

thành lập. Trong tương lai, ngành học vẫn sẽ tiếp tục phát triển để phù hợp với xã hội và nền kinh tế.

IV. LỜI KẾT

Tổng kết lại, quy luật phủ định của phủ định đã khẳng định rõ vai trò và tầm quan trọng trong sự phát triển của mọi mặt, từ thiên nhiên, xã hội đến

tư duy. Và không chỉ có ngành Kinh tế đầu tư mà bất kể ngành nào cũng đều có sự phát triển, cái mới xuất hiện là phủ định của cái cũ và kế thừa cái

cũ. Qua quá trình nghiên cứu em đã hiểu kỹ thêm được về một trong ba quy luật của sự phát triển cũng như tầm quan trọng của nó, từ đó có cái nhìn

đa chiều hơn trong cuộc sống và hiểu thêm quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua góc nhìn của Triết học.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Triết học Mác – Lênin

"Quy Luật Phủ Định – Wikipedia Tiếng Việt". Vi.Wikipedia.Org, 2023, https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_lu%E1%BA%ADt_ph%E1%BB%A7_

%C4%91%E1%BB%8Bnh. Accessed 3 Feb 2023.

"Vận Dụng Lý Luận Mác - Lê-Nin Trong Quá Trình Phát Triển Ở Việt Nam Hiện Nay". Tcnn.Vn, 2023,

https://tcnn.vn/news/detail/34208/Van_dung_ly_luan_Mac_Le_nin_trong_qua_trinh_phat_trien_o_Viet_Nam_hien_nayall.html. Accessed 6 Feb

2023.

"Georg Wilhelm Friedrich Hegel – Wikipedia Tiếng Việt". Vi.Wikipedia.Org, 2023,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Georg_Wilhelm_Friedrich_Hegel. Accessed 7 Feb 2023.

chủ, Trang et al. "Ngành Kinh Tế Gồm Những Ngành Nào? Top 5 Ngành Kinh Tế Lương Cao, Dễ Xin Việc". Vieclamvui.Com, 2023,

https://vieclamvui.com/viec-lam-giao-duc-dao-tao/cac-nganh-kinh-te-911.html. Accessed 7 Feb 2023.

" Giới Thiệu Khoa Đầu Tư ". Khoadautu.Neu.Edu.Vn, 2023, https://khoadautu.neu.edu.vn/vi/gioi-thieu/gioi-thieu-khoa-dau-tu. Accessed 8 Feb

2023.

10

You might also like