You are on page 1of 94

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ
**************

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI


ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN THỜI
KỲ CÁC CHÚA NGUYỄN (1558 - 1777)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc


TS. BïI NGäC TH¹CH

HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên em xin phép đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy
giáo, TS. Bùi Ngọc Thạch ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em tận tình,
chu đáo để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Lịch sử, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng cũng nhƣ trong thời gian
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng nhƣ bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, do sự hạn chế về thời gian, khóa luận tốt
nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp “Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản
thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777)” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn
tận tình của Thầy giáo,TS. Bùi Ngọc Thạch.
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân em,
không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Những
kết quả thu đƣợc là hoàn toàn chân thực. Nếu sai em xin chịu trách nhiệm.
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng


Ket-noi.com chia sẻ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG
- NHẬT BẢN THỜI KÌ CÁC CHÚA NGUYỄN (1558 - 1777) ................ 10
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ ĐÀNG TRONG, NHẬT BẢN TỪ GIỮA
THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII ...................................................... 10
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử thế giới ........................................................... 10
1.1.2. Hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản ....................................................... 12
1.1.3. Hoàn cảnh lịch sử Đàng Trong .................................................. 13
1.2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐẠI VIỆT - NHẬT BẢN TRƢỚC
NĂM 1558....................................................................................................... 18
Chƣơng 2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN
THỜI KÌ CÁC CHÚA NGUYỄN (1558 - 1777) ................................... 22
2.1. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN GIAI
ĐOẠN 1558 - 1635 ........................................................................................ 22
2.1.1. Chính sách của các chúa Nguyễn với thƣơng nhân Nhật Bản.... 22
2.1.2. Chính sách của chính quyền Nhật Bản với việc buôn bán ở
Đàng Trong .............................................................................. 28
2.1.3. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản .......................... 29
2.2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN GIAI
ĐOẠN 1635 - 1777 ......................................................................................... 39
2.2.1. Chính sách đóng cửa của Nhật Bản năm 1635 ........................... 39
2.2.2. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thông qua
công ty VOC Hà Lan .................................................................. 42
2.2.3. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thông qua
thƣơng nhân Hoa Kiều ............................................................ 45
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN THỜI KÌ CÁC CHÚA NGUYỄN
(1558 - 1777) ................................................................................................. 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG -
NHẬT BẢN ................................................................................................... 52
3.1.1. Hoạt động thƣơng mại mang tính chất một chiều ...................... 52
3.1.2. Hoạt động thƣơng mại giai đoạn đầu phát triển hơn giai đoạn
sau ............................................................................................ 54
3.1.3. Hoạt động thƣơng mại nhằm mục đích trao đổi những mặt
hàng thiết yếu để phát triển kinh tế mỗi bên............................... 56
3.1.4. Thƣơng nhân Nhật Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với
thƣơng nhân nhiều nƣớc khác, nhất là thƣơng nhân Hoa Kiều. . 58
3.2. VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG -
NHẬT BẢN ................................................................................................... 60
3.2.1. Góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế Đàng Trong ........... 60
3.2.2. Góp phần hình thành và phát triển các thƣơng cảng và đô thị
ở Đàng Trong .............................................................................. 62
3.2.3. Góp phần thúc đẩy giao lƣu văn hóa .......................................... 63
3.2.4. Đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai
đoạn sau ...................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 77
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam - Nhật
Bản có một vị trí đáng kể, trong đó quan hệ thƣơng mại giữa Đàng Trong và
Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777) trở thành nền tảng, đã và
đang góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi bên.
Vùng đất Đàng Trong thế kỷ XV trở về trƣớc là nơi xa xôi, đất đai cằn
cỗi, giặc giã luôn nổi lên quấy rối biên cƣơng Đại Việt nhƣng khi Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), lập ra xứ Đàng Trong đã đánh một dấu
mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Từ đây, Nguyễn Hoàng và các chúa
Nguyễn sau đó đã có những bƣớc đi đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả, làm thay
đổi bộ mặt vùng đất Đàng Trong. Các chúa Nguyễn luôn chăm lo tới sản xuất
nông nghiệp, khuyến khích phát triển thủ công và đặc biệt là tƣ duy mới mẻ
đƣa vùng đất Đàng Trong phát triển hƣớng biển. Nhận thấy vị trí thuận lợi
của vùng đất Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã kêu gọi thƣơng nhân các nƣớc
tới buôn bán, lập phố phƣờng, tạo nên hệ thống các đô thị sầm uất nhƣ Hội
An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn, Thị Nại... Đây là thời kỳ kinh tế thƣơng mại Đàng
Trong phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển ấy có sự góp mặt của thƣơng nhân và
mối giao lƣu thƣơng mại giữa Đàng Trong với nhiều quốc gia trong khu vực
và trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Quan hệ giao lƣu thƣơng mại Đàng
Trong với Nhật Bản thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, sôi động, góp phần to
lớn làm nên sự hƣng thịnh của vùng đất Đàng Trong lúc bấy giờ.
Cơ sở của mối quan hệ Đàng Trong với Nhật Bản đã có từ lâu đời trƣớc
đó, nhất là từ thế kỷ XVI trở đi, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận
Quảng (1558) đã có những biện pháp phát triển thƣơng nghiệp ở Đàng Trong.
Đồng thời, ông cùng các vị chúa kế tiếp cũng đã từng bƣớc tạo mọi điều kiện

1
thuận lợi cho sự buôn bán của thƣơng nhân Nhật Bản ở Đàng Trong. Thời kì các
chúa Nguyễn (1558 - 1777) là thời kì phát triển thịnh đạt của quan hệ thƣơng
mại Việt Nam - Nhật Bản nói chung và Đàng Trong - Nhật Bản nói riêng.
Nghiên cứu vấn đề thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản có ý nghĩa khoa
học sâu sắc, giúp chúng ta thấy đƣợc mối quan hệ giao lƣu thƣơng mại của
Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ trung đại, nhất là giai đoạn thế kỷ XVI đến
thế kỷ XVIII; Góp phần khôi phục bức tranh toàn cảnh quan hệ hai nƣớc thời
kì các chúa Nguyễn và phần nào làm sáng tỏ tình hình kinh tế, chính sách đối
ngoại Đại Việt nói chung và chính quyền Đàng Trong nói riêng lúc bấy giờ.
Nghiên cứu quan hệ thƣơng mại giữa chính quyền Đàng Trong - Nhật
Bản còn mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng, không chỉ tái tạo trung thực bức
tranh quá khứ mà còn góp phần mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cƣờng mối
quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nƣớc nhằm phục vụ cho sự nghiệp đổi mới
đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta rút ra
những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển, giao lƣu kinh tế và thƣơng
mại, đƣa quan hệ giao lƣu thƣơng mại Việt Nam “lên tầm cao mới”.
Do vậy, vấn đề đặt ra trong nghiên cứu quan hệ giữa hai nƣớc Việt
Nam và Nhật Bản thì không thể không đi nghiên cứu quan hệ giao lƣu thƣơng
mại giữa Đại Việt - Nhật Bản, đặc biệt là hoạt động thƣơng mại giữa chính
quyền Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777).
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi đã quyết định chọn đề
tài “Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn
(1558 - 1777)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những thế kỉ đã qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về
quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là vấn đề thƣơng mại giữa
chính quyền Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777 ).

2
Trƣớc năm 1945, nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật
Bản còn ít, các nghiên cứu ở Phƣơng Tây về quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản
thế kỉ XVI - XVIII chƣa nhiều, chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hoạt động buôn
bán của các chủ tàu Nhật hoạt động trên các cảng Đàng Trong và Đông Dƣơng.
Trƣớc tiên, phải kể đến công trình Tường trình về vương quốc Đàng
Trong (1621) của tác giả Ch. Borri. Tác phẩm này đã đề cập tới nhiều mảng
của giao lƣu buôn bán giữa chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn với
Nhật Bản và buôn bán giữa chính quyền Đàng Ngoài với Nhật Bản. Ch. Borri
đã miêu tả lại không gian giao lƣu buôn bán và các mặt hàng xuất nhập khẩu,
các hải cảng, phố phƣờng trên đất Đàng Trong giai đoạn các chúa Nguyễn
(1558 - 1777).
Từ sau năm 1945 đến nay, việc nghiên cứu quan hệ Việt - Nhật đã có
bƣớc phát triển đáng kể.
Ở miền Nam, có Bửu Cẩm với Bang giao lịch sử giữa Việt Nam và
Nhật Bản (1957); Đoàn Văn An với Trao đổi văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
(1963)... Nhìn chung, các tác phẩm, bài viết về mối quan hệ Việt - Nhật trong
đó có quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản chủ yếu là dƣới dạng biên
khảo, phổ biến kiến thức, chƣa có những chuyên khảo.
Ở miền Bắc sau năm 1954, đề tài quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777) đã dần dần đƣợc sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu.
Trong tác phẩm Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu
XIX (1961), tác giả Thành Thế Vỹ đã đề cập hoàn cảnh trong nƣớc và thế giới
liên quan đến ngoại thƣơng Việt Nam cũng nhƣ cách thức mua bán, trong đó
có quan hệ buôn bán với Nhật Bản.
Phan Lê Huy, Chu Thiên, Vƣơng Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm với
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, đã đề cập quan hệ ngoại thƣơng giữa

3
chính quyền Đàng Trong - Nhật Bản nhƣng còn hết sức sơ lƣợc. Do nhiều
nguyên nhân nên ở miền Bắc thời kỳ này chƣa có sự nghiên cứu chuyên sâu
về quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản giai đoạn các chúa Nguyễn (1558 - 1777).
Từ năm 1990 đến nay, nhiều Hội thảo khoa học nghiên cứu về nhà
Nguyễn và các chúa Nguyễn đã thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo các
nhà nghiên cứu. Các tác giả tập trung làm rõ lịch sử hình thành cũng nhƣ nhìn
nhận vai trò của các chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn đối với lịch sử dân
tộc, trong đó có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề kinh tế thƣơng nghiệp ở
Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn. Ngoài những bài viết và sách đăng
tải trên các báo và in ấn tại các nhà xuất bản, nhiều cuộc hội thảo khoa học
cũng đã liên tiếp đƣợc tổ chức.
Hội thảo quốc tế Đô thị cổ Hộ An tại Đà Nẵng (1990) đã thu hút sự
tham gia của nhiều nhà nghiên cứu của một số quốc gia khác. Trong 38 báo
cáo khoa học trình bày tại hội nghị đã có nhiều báo cáo đề cập đến quan hệ
Việt - Nhật thế kỷ XVI - XVII, nhƣ: Phan Huy Lê với Hội An: lịch sử và hiện
trạng; Phan Đại Doãn với Hội An và Đàng Trong; Vũ Minh Giang với Người
Nhật, Phố Nhật và di tích Nhật Bản tại Hội An. Một số tác giả Nhật Bản nhƣ
Yoshiaki Ishizawa, Chihara Daigoro...cũng có báo cáo đề cập hoàn cảnh quốc
tế và sự mở rộng giao lƣu Việt - Nhật nói chung và giao lƣu giữa Đàng Trong
với Nhật Bản nói riêng trong bối cảnh chung, góp phần làm sáng tỏ những nét
tƣơng đồng về kiến trúc, phƣơng thức hoạt động buôn bán... Tuy cung cấp tƣ
liệu phong phú nhƣng vì không phải là một hội nghị về quan hệ thƣơng mại
Đàng Trong - Nhật Bản trong thời kì các chúa Nguyễn nên vấn đề này chỉ
đƣợc đề cập một cách vừa phải, chƣa đi sâu.
Tác phẩm Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước (2005) tác
giả Nguyễn Quang Thắng đã vẽ lên bức tranh lịch sử văn hoá địa lý xứ Đàng
Trong, việc mở rộng lãnh thổ và quan hệ của Đàng Trong với các nƣớc trong
đó có quan hệ thƣơng mại với Nhật Bản.

4
Tác giả Trịnh Tiến Thuận với công trình Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam
thế kỉ XVI - XVII đã trình bày quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Đại Việt nói
chung và quan hệ thƣơng mại của cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với thƣơng
nhân Nhật Bản.
Tác giả Tạ Thị Hoàng Vân với công trình Di tích kiến trúc Hội An
trong tiến trình lịch sử cũng đã đề cập tới bối cảnh lịch sử thế kỉ XV - XVI và
sự xuất hiện của thƣơng nhân Nhật Bản ở Hội An. Tuy nhiên, công trình này
bàn nhiều về khía cạnh kiến trúc và văn hóa ở Hội An mà chƣa đi sâu tìm
hiểu về thƣơng mại Hội An với Nhật kiều thời các chúa Nguyễn.
Nhƣ vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề giao lƣu
buôn bán giữa Đàng Trong - Nhật Bản, trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, vẫn chƣa có công trình nào nào nghiên cứu chuyên sâu, một cách hệ
thống, đánh giá đầy đủ đặc điểm, vai trò của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong
- Nhật Bản dƣới thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777). Nhƣng các tác phẩm
trên là những nguồn tƣ liệu quý báu và là cơ sở để tác giả thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và thống kê sự kiện trong giao lƣu buôn bán, đề
tài phác họa nên bức tranh khái quát về quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản dƣới thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777). Đồng thời giúp chúng
ta nhận thức đúng, rút ra bài học kinh nghiệm giao lƣu thƣơng mại với Nhật
Bản và các quốc gia khác trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, khóa luận cần thực
hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

5
Tìm hiểu bối cảnh quốc tế, bối cảnh Nhật Bản, bối cảnh Đàng Trong từ
thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tìm hiểu mối quan hệ giao thƣơng Đàng Trong -
Nhật Bản trƣớc năm 1558 để thấy đƣợc cơ sở của quan hệ thƣơng mại Đàng
Trong - Nhật Bản dƣới thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777).
Tìm hiểu chính sách đối với hoạt động buôn bán của chính quyền Đàng
Trong và Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777). Tiến hành khảo
sát và thống kê các sự kiện về hoạt động giao thƣơng nhƣ các loại hàng hóa
trao đổi, hình thức trao đổi... để mô tả lại tình hình quan hệ thƣơng mại Đàng
Trong - Nhật Bản dƣới thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777).
Từ đó, đánh giá đúng về đặc điểm, vai trò tác động của mối quan hệ
thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản dƣới thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 -
1777).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những chính
sách và những hoạt động thƣơng mại, trao đổi buôn bán của chính quyền chúa
Nguyễn và Nhật Bản trên lãnh thổ vùng đất Đàng Trong lúc đó. Không gian
nghiên cứu của đề tài có sự thay đổi mở rộng gắn với quá trình mở rộng vùng
đất ở Đàng Trong qua các đời chúa Nguyễn. Để làm rõ hơn quan hệ thƣơng
mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777), tác giả
còn mở rộng không gian nghiên cứu cả vùng đất Đàng Ngoài trong khoảng
thời gian đó.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ thƣơng
mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777). Ngoài
ra, để làm rõ hơn vai trò và tác động của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn đến các giai đoạn sau, công trình nghiên
cứu đã mở rộng phạm vi thời gian đến hiện nay - năm 2014.

6
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Khóa luận đƣợc thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Tƣ liệu trong thƣ tịch cổ Việt Nam nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại
Nam thực lục, Phủ biên tạp lục, Việt Nam sử lược.
Bài viết trong các tạp chí Văn hóa nguyệt san, Thông tin khoa học,
Nghiên cứu lịch sử của các tác giả liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu trong các Hội thảo khoa họcnghiên cứu liên
quan đến quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản nhƣ: Kỷ yếu Hội thảo khoa học
chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam; Kỷ yếu Hội thảo
Đô thị cổ Hội An.
Các công trình luận án Tiến sĩ Lịch sử liên quan đến đề tài nhƣ: Luận
án Tiến sĩ: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thế kỉ XVI - XVII của tác giả Trịnh
Tiến Thuận; Luận án Tiến sĩ Di tích kiến trúc Hội An trong tiến trình lịch sử
của tác giả Tạ Thị Hoàng Vân.
Các sách nghiên cứu về quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản nhƣ: Những
mẩu chuyện bang giao trong lịch sử Việt Nam; Ngoại thương Việt Nam thế kỷ
XVII, XVIII và đầu XIX; Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước
cũng là những nguồn tƣ liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu đề tài.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, để xem xét đánh giá các sự kiện lịch sử trong quá trình vận động, biến
đổi của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản.
Phƣơng pháp chủ yếu tác giả sử dụng trong khóa luận là kết hợp
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc trong đó phƣơng pháp lịch sử là
chủ yếu.

7
Để xử lý các tƣ liệu, khóa luận đã sử dụng phƣơng pháp so sánh, điều
tra, xác minh, giám định, phân loại, đối chiếu các nguồn tƣ liệu khác nhau đã
sƣu tầm đƣợc.
Khóa luận đã sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý, thống
kê, phân tích số liệu thu đƣợc trong quá trình thống kê sự kiện trong các bộ
thông sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Trên tinh thần trân trọng và kế thừa giá trị của các tác giả đi trƣớc, đề
tài khóa luận “Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa
Nguyễn (1558 - 1777)” góp phần:
Khẳng định vai trò của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản
trong hệ thống thƣơng mại Đàng Trong dƣới thời kì các chúa Nguyễn (1558 -
1777).
Làm rõ những nội dung trao đổi buôn bán giữa Đàng Trong và Nhật
Bản từ bối cảnh lịch sử,chính sách đối với hoạt động buôn bán của chính
quyền Đàng Trong và Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn cho đến tình hình
trao đổi buôn bán cũng nhƣ các mặt hàng trao đổi giữa hai bên.
Đánh giá, nhận xét những đặc điểm, vai trò quan hệ giao lƣu thƣơng
mại Đàng Trong - Nhật Bản thời các chúa Nguyễn, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm trong quan hệ với Nhật Bản cũng nhƣ với các nƣớc trong giai đoạn
hiện nay.
Với những đóng góp nêu trên, tôi mong muốn khóa luận sẽ trở thành
nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Lịch sử khi nghiên cứu
về quan hệ thƣơng mại của Việt Nam, đồng thời là nguồn tƣ liệu góp phần
vào phục vụ việc học tập và giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam trung đại nói
chung và quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa
Nguyễn nói riêng.

8
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung khóa luận gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời
kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777)
Chƣơng 2: Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các
chúa Nguyễn (1558 - 1777)
Chƣơng 3: Đặc điểm và vai trò của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 - 1777)

9
Chƣơng 1
CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN THỜI KỲ CÁC CHÚA NGUYỄN
(1558 - 1777)

1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ ĐÀNG TRONG, NHẬT BẢN TỪ GIỮA


THẾ KỈ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử thế giới
Thế kỉ XV - XVI, trên thế giới đã diễn ra những bƣớc ngoặt quan trọng
trong lịch sử giao lƣu giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Cuối thế kỷ XV, tầng lớp thƣơng nhân Châu Âu đã lớn mạnh thành một
giai cấp, dần dần nắm quyền điều khiển nền kinh tế ở Cựu lục địa, thay thế
dần cho chế độ kinh tế phong kiến truyền thống, vốn do các lãnh chúa phong
kiến nắm giữ. Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tƣ bản và
phát triển sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Từ nửa sau thế kỷ XVI, chủ nghĩa tƣ bản
trên thế giới phát triển mạnh mẽ, dẫn đến yêu cầu ngày càng lớn về thị
trƣờng. Các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây đổ xô đi tìm kiếm những thị trƣờng ở
các châu lục khác. Thời kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII đƣợc coi là
“thời đại thương mại” với sự phát triển mạnh mẽ chƣa từng thấy của nền
thƣơng mại thế giới.
Cuối thế kỷ XV (1498), Vaccoda Gama (nhà thám hiểm ngƣời Bồ Đào
Nha) đã khám phá ra con đƣờng biển từ Châu Âu sang Châu Á. Ngay sau đó,
các nƣớc phƣơng Tây ồ ạt dồn sang phƣơng Đông để tìm kiếm thị trƣờng
mới. Đàng Trong là một vùng đất mới giàu tài nguyên nên ngay lập tức trở
thành một điểm đến lý tƣởng của các thƣơng nhân phƣơng Tây. Những

10
thƣơng nhân đầu tiên đến Đàng Trong thời kì này là ngƣời Bồ Đào Nha sau
đó là Anh, Pháp, Hà Lan...
Cuộc cách mạng giá cả do các cuộc phát kiến địa lý mang lại đã đƣa
đến việc dùng tiền làm phƣơng tiện thanh toán trở nên phổ biến, đã tăng
cƣờng sức mạnh kinh tế của giai cấp tƣ sản. Điều đó cũng có nghĩa là sự suy
yếu của chế độ phong kiến ngày càng mạnh mẽ hơn.
Đại phát kiến địa lý diễn ra đã có tác dụng nhất định đến việc mở ra
một thời đại hình thành và phát triển hệ thống thƣơng mại thế giới, tạo nên
những hệ quả và ảnh hƣởng lớn lao, làm biến đổi sâu sắc thế giới lúc bấy giờ.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản cũng chịu nhiều tác động từ bối cảnh quốc tế ấy. Các công ty Đông
Ấn ra đời nhƣ: Công ty Đông Ấn Anh ra đời (1600), Công ty Đông Ấn Hà
Lan ra đời (1602), Công ty Đông Ấn Pháp ra đời (1664)... Trong đó, Công ty
Đông Ấn Hà Lan từng có vai trò nhất định làm trung gian trong thƣơng mại
Đàng Trong - Nhật Bản trong thời kỳ Nhật Bản thi hành chính sách “tỏa
quốc” (1635 - 1777).
Bên cạnh đó, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thƣơng mại
trên thế giới và trong khu vực. Năm 1567, nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ
lệnh “hải cấm” (1371 - 1567), đồng thời Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản) cũng
ban hành chính sách “mở cửa”… từ đó góp phần tạo nên không khí buôn bán
nhộn nhịp trong khu vực… thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản hoạt động ráo
riết trên các cảng biển Đàng Trong nhƣ: Hội An (Quảng Nam), Nƣớc Mặn
(Bình Định), Bến Nghé (Gia Định)… Những chính sách đó kéo dài cho đến
năm 1636, tạo ra một giai đoạn buôn bán phát đạt giữa Nhật Bản với Việt
Nam nói chung và với Đàng Trong nói riêng, đặc biệt là với Hội An. Năm
1644, nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lên thay thế đã dẫn đến làn sóng di cƣ ồ ạt
của ngƣời Hoa ở Trung Quốc (1661 - 1683) tới vùng đất Đàng Trong, chính

11
sách cấm vận của nhà Thanh cũng một thời thúc đẩy quan hệ ngoại thƣơng
giữa Đài Loan với Đông Nam Á.
1.1.2. Hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản
Ở Nhật Bản, chế độ Mạc phủ kéo dài từ năm 1192 đến năm 1868. Đó là
thời kỳ mà chế độ phong kiến Nhật Bản có hai chính quyền song song cùng
tồn tại: Chính quyền của Thiên hoàng ở Kyoto và chính quyền Mạc Phủ của
tầng lớp võ sĩ Nhật Bản.
Dƣới thời kì Mạc phủ Tokugawa, chiến tranh liên miên, nhƣng thế kỷ
XV - XVIII vẫn là thời kì phát triển của chế độ phong kiến. Thời kỳ 1467-
1573, Nhật Bản bƣớc vào thời kỳ thống nhất đất nƣớc, nên nền kinh tế Nhật
Bản vẫn có nhiều khởi sắc.
Trong nông nghiệp, ngoài việc mở rộng diện tích và xuất hiện nhiều
giống lúa mới, thủy lợi tƣơng đối phát triển, cùng với nhiều biện pháp kỹ
thuật đƣợc áp dụng nên mỗi năm có thể trồng đƣợc hai vụ lúa. Ngƣời nông
dân đƣợc giải phóng đã góp phần vào việc tham gia các hoạt động sản xuất
kinh tế khác. Phân công lao động đƣợc mở rộng và chuyên môn hóa cao hơn.
Sự chuyên môn hóa ấy đã dẫn tới sự thành lập các phƣờng hội chuyên môn
làm cho thƣơng mại và thủ công phát triển mạnh.
Kinh tế hàng hóa phát triển, việc thanh toán bằng tiền phổ biến đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm. Sự phát triển của thủ công,
thƣơng nghiệp cùng với sự hƣng thịnh của thành thị trở thành địa bàn xuất
hiện tầng lớp thƣơng nhân. Vai trò của thƣơng nhân và thị dân ngày càng trở
nên quan trọng. Tầng lớp thƣơng nhân Nhật Bản phát triển nhanh chóng và
đội thƣơng thuyền Nhật cũng tăng lên không ngừng trong hai thế kỉ XIV và
XV. Tuy nhiên, cho tới đầu thế kỉ XVI thì quan hệ của Nhật Bản ở Châu Á
chủ yếu giới hạn với hai nƣớc láng giềng Đông Á là Trung Quốc, Triều Tiên.

12
Thời gian này, nhà Minh thực hiện lệnh “hải cấm”, quan hệ Nhật Bản -
Trung Quốc cùng những mối quan hệ giao lƣu buôn bán chấm dứt. Bên cạnh
đó, Nhật Bản lại có nhu cầu lớn về tơ, lụa và những mặt hàng thiết yếu cho
nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế. Bởi vậy, các thƣơng gia Nhật đã bắt
đầu hành trình tới Đông Nam Á, tìm cách mở rộng và đẩy mạnh quan hệ
thông thƣơng với các nƣớc, trong đó có Đàng Trong (Việt Nam), nơi họ có
thể mua đƣợc lụa thô và các sản phẩm Trung Hoa.
Yếu tố khác là sự gia tăng khối lƣợng của sản phẩm vàng bạc, đồng ở
Nhật Bản từ giữa thế kỉ XVI. Sản phẩm này là kết quả của rất nhiều lãnh chúa
phong kiến ở Nhật Bản nhằm khai thác hầm mỏ tại các thái ấp của họ nhằm
củng cố quyền lực quân sự, kinh tế trong lãnh địa của họ. Nguồn bạc, đồng
dồi dào chính là nguồn quỹ quan trọng nhất đối với ngoại thƣơng Nhật Bản.
Quan hệ thƣơng mại với nƣớc ngoài ngày càng đƣợc tăng cƣờng.
Một phần khác, do vị trí quốc đảo của mình, nền kinh tế Nhật Bản không
thể phát triển nếu không có những mối quan hệ lớn và nhiều mặt từ bên ngoài.
Vì vậy, ngoại thƣơng đƣợc quan tâm, “tới thế kỉ XIV - XV thì ngoại thương đã là
một nhân tố mạnh mẽ phi thường trong cuộc sống kinh tế của Nhật Bản” [49,
tr.19].
1.1.3. Hoàn cảnh lịch sử Đàng Trong
Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá và
đƣợc triều đình nhà Lê chấp thuận, mở ra một trang sử mới của dân tộc. Là
ngƣời đại diện cho xu thế phát triển của đất nƣớc, Nguyễn Hoàng quyết chí
vào Nam dựng nghiệp với hàng loạt những dự định lớn lao. Ý đồ cát cứ, xây
dựng một giang sơn riêng của Nguyễn Hoàng đƣợc thể hiện trong lời căn dặn
con cháu của ông trƣớc khi mất “Đất Thuận - Quảng phía Bắc có núi Ngang,
sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân, núi Đá Bi vững bền, núi sẵn
vàng sắt, biển có cá muối thật là đất dụng võ của người anh hùng, nếu biết

13
dạy dân chống lại họ Trịnh thì đủ xây dựng lực lượng muôn đời. Nếu không
địch được thì cố giữ đất đai mà chờ cơ hội chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”
[39, tr. 344]. Lên nối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã tổ chức lại chính
quyền, tách dần khỏi sự phụ thuộc vào chúa Trịnh dẫn đến cuộc chiến tranh
Trịnh - Nguyễn, kết quả là đất nƣớc bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng
Ngoài, lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt. Từ đây về sau, các chúa Nguyễn
dồn sức chăm lo phát triển kinh tế, tăng cƣờng tiềm lực về mọi mặt chuẩn bị
những bƣớc đi xa hơn cho các thế hệ con cháu và lãnh thổ Đàng Trong cũng
không ngừng đƣợc mở rộng bao gồm toàn bộ vùng đất từ sông Gianh trở vào
phía Nam nƣớc ta hiện nay.
Đàng Trong là một vùng đất mới, các chúa Nguyễn đã khuyến khích
khai khẩn đất đai, chăm lo đời sống nhân dân, giảm nhẹ sƣu thuế tạo nên cảnh
trù phú của vùng đất Đàng Trong.
Nông nghiệp: Từ thế kỷ XVI, nông nghiệp ở Thuận Quảng đã rất phát
triển. Đầu thế kỷ XVII, Đàng Trong đã trở thành mảnh đất màu mỡ và sinh
lợi, đến nỗi hàng năm dân có thể thu hoạch 3 vụ lúa, thóc gạo dồi dào tới mức
“không ai cần lao động thêm để kiếm sống... quanh năm có nhiều hoa quả,
những thứ lạ như dưa bở, dưa chuột, dưa hấu, mít, sầu riêng, dừa, trầu cau,
bắp cải, thuốc lá, mía... Đồng ruộng của họ đầy những gà vịt nhà, gà rừng”
[39, tr.363]. Ngoài ra, vùng đất Đàng Trong còn trồng đƣợc nhiều loại ngũ
cốc khác nhƣ ngô, kê, đậu... Sách vở còn ghi chép lại “trên cánh đồng Đàng
Trong nhân dân đã cấy đến 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ” [39, tr.363].
Nông nghiệp Đàng Trong thời các chúa Nguyễn trị vì rất phát triển, năng suất
lúa cao “ruộng ở các huyện Tân Bình, Phúc Long, Quy An, Quy Hóa dễ cày
cấy, cấy một hộc thóc thì gặt được 100 hộc thóc, có nơi cấy một hộc thóc còn
gặt được 300 hộc”[39, tr.363]. Nhƣ vậy, các chúa Nguyễn đã có công khai
phá vùng đất Đàng Trong, mở rộng diện tích canh tác, chăm lo phát triển

14
nông nghiệp nên xóm làng ngày càng đông đúc, đời sống nhân dân nhanh
chóng ổn định, no đủ.
Lâm nghiệp: Gỗ quý là mặt hàng xuất khẩu tại chỗ chủ yếu“Đàng
Trong có gỗ hồng mộc, gỗ lim, gỗ sapan, quế, kỳ nam, gỗ đàn hương, và nói
chung mọi thứ gỗ tốt bạn có thể tìm thấy ở Ấn Độ” [43, tr.139]. Đặc biệt là tổ
yến, đây là một loại thức ăn bổ dƣỡng dành cho vua chúa đƣơng thời, rất sẵn
có ở vùng đất Đàng Trong.
Thủ công nghiệp: Các chúa Nguyễn cũng khuyến khích phát triển thủ
công, khai mỏ. Chúa Nguyễn cho lập nhiều xƣởng đóng thuyền ở các nơi, cho
đặt Nhà đồ chuyên chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức, đồ gỗ phục vụ các Chúa,
đặt ty Nội pháo tƣợng phục vụ việc đúc súng. Thế kỷ XVII, dân Việt đã cứu
sống một giáo sỹ Bồ Đào Nha là Giaođa Crudo bị đắm thuyền, đƣợc sự giúp
đỡ của giáo sỹ này, chúa Nguyễn đã đúc đƣợc súng lớn theo kiểu phƣơng Tây
đƣơng thời. Ngoài ra, các ngành thủ công nghiệp tiêu biểu của Đàng Trong
cũng phát triển nhƣ: vải lụa, làm đƣờng (Quảng Nam, Quảng Ngãi), làm giấy
(Đốc Sở - Thừa Thiên, Đại Phú - Quảng Bình), rèn sắt (Hiền Lƣơng, Phú Bài
- Thừa Thiên), làm gốm sứ... và khai thác mỏ nhƣ khai thác sắt (Phú Bài -
Thừa Thiên, Bố Chính - Quảng Bình), khai thác vàng...[39, tr.368-371]. Đời
sống nhân dân ổn định, thủ công nghiệp phát triển là một trong những nhân tố
góp phần làm nên sự hƣng thịnh của thƣơng nghiệp Đàng Trong.
Thị trƣờng xuất khẩu và đòi hỏi của nền ngoại thƣơng cũng đã thúc đẩy
quá trình chuyên biệt hóa trong các nghề thủ công nghiệp. Kỹ thuật làm
đƣờng đã rất phát triển, có một hệ thống sản xuất đƣờng theo hộ đƣợc chuyên
biệt hóa với các hộ chuyên trồng mía, chuyên ép mía, chuyên nấu nƣớc mía
thành đƣờng trắng. Nghề làm đƣờng gia tăng đã kéo theo sự ra đời và phát
triển của nghề sản xuất chum vại để đựng nƣớc mía theo yêu cầu của nghề
làm đƣờng. Nhƣ vậy, tính chất của nền kinh tế Đàng Trong thời các chúa

15
Nguyễn không mang đặc điểm của một nền kinh tế “tự cấp, tự túc” - nền kinh
tế tiêu biểu của Đông Nam Á xƣa mà nền kinh tế Đàng Trong lúc này đã có
sự hƣớng về thị trƣờng thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu trao đổi chứ không chỉ
dừng lại ở mức độ trao đổi trong nƣớc.
Thương nghiệp: Thời kỳ các chúa Nguyễn, hệ thống các chợ phát triển,
một số chợ lớn nhƣ “chợ Vị Hoàng ở Sơn Nam, Nông Nại ở Biên Hòa, Bến
Nghé ở Gia Định, thị trấn Hà Tiên...” [39, tr.372]. Ở Đàng Trong, dân buôn
thƣờng chở gạo thóc từ Gia Định ra bán cho dân Thuận Quảng và mua các
hàng từ phƣơng Bắc chở vào. Nội thƣơng phát triển là cơ sở cho sự ra đời và
trao đổi của hoạt động ngoại thƣơng.
Các luồng trao đổi ngoại thƣơng chính của Đàng Trong: Đàng Trong -
Nhật Bản; Đàng Trong - Trung Quốc; Đàng Trong - Xiêm; Đàng Trong - Cao
Miên; Đàng Trong - Bồ Đào Nha; Đàng Trong - Hà Lan; Trung Quốc - Đàng -
Trong - Nhật Bản... Đàng Trong đƣợc biết đến nhƣ một nơi trao đổi hàng hóa.
Những mặt hàng thông dụng đƣợc bán ở Đàng Trong gồm“51 mặt hàng: Tơ,
vải bông, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hương vòng, kim tuyến, ngân tuyến, các
thứ phẩm, y phục, giày tốt, kính, quạt giấy, bút mực, kim, các thứ bàn ghế, các
thứ đồ đồng, đồ bạc, các thứ đồ sành, chè, đồ ăn khô, đồ ngọt” [43, tr.140].
Ngay từ đầu, Nguyễn Hoàng đã nhận thức rõ vùng đất Thuận - Quảng
là một trung tâm kinh tế quan trọng của Đàng Trong, có tài nguyên là nguồn
lâm thổ sản phong phú, có những cảng biển nổi tiếng đã từng thu hút thƣơng
khách nƣớc ngoài nhiều thế kỷ trƣớc đó. Đối với Nguyễn Hoàng, việc tận
dụng và phát huy những tiềm năng của xứ Thuận - Quảng để nó có khả năng
đảm bảo cho một tƣơng lai chính trị mà thuở ra đi ông đã bắt đầu toan tính là
những việc làm tiên quyết. Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa Nguyễn kế vị
ông đã xác lập một chiến lƣợc phát triển kinh tế mới với những bƣớc đi và
hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bƣớc chuyển
biến chung của khu vực. Cách thức lựa chọn con đƣờng phát triển đó đã đƣa

16
Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia
Đông Nam Á lúc bấy giờ là hƣớng ra biển. Phát triển ngoại thƣơng đã trở
thành một chiến lƣợc kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các
chúa Nguyễn đã dày công tạo dựng ở Đàng Trong.
Với chủ trƣơng trọng thƣơng, các chính sách khuyến khích kinh tế đối
ngoại của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thƣơng ở Đàng Trong.
“Vào thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc
gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại
bậc nhất của thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu
Á lẫn châu Âu đền đến và thiết lập quan hệ giao thương với chính quyền
Đàng Trong” [50, tr.102].
Bên cạnh đó, thế kỉ XVII, Đại Việt đang diễn ra cuộc chiến tranh giữa
hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn (họ Trịnh ở Đàng Ngoài, họ Nguyễn
ở Đàng Trong) đƣợc xem nhƣ một trong những nhân tố kích thích sự nỗ lực
của chính quyền hai bên tìm mọi cách để phát triển hơn nữa quan hệ giao
thƣơng với các nƣớc bên ngoài nhằm tranh thủ sức mạnh quân sự, tăng cƣờng
tiềm lực kinh tế của mình. Ngƣợc lại, các nƣớc bên ngoài cũng lợi dụng tình
hình chiến tranh để bán vũ khí và các mặt hàng cần thiết nhằm tăng nhanh lợi
nhuận. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc chiến tranh mà các chúa Nguyễn ở
Đàng Trong cần phải mở rộng quan hệ buôn bán nhằm xây dựng một nền
kinh tế hàng hóa vững mạnh để đối trọng với sức mạnh kinh tế Đàng Ngoài
của các chúa Trịnh. Mặt khác, chúa Nguyễn cũng cần đến các thƣơng nhân
nƣớc ngoài để mua vũ khí phục vụ cho cuộc chiến tranh với tập đoàn chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài.
Sách sử ghi chép về chúa Tiên Nguyễn Hoàng “Chúa ở trấn hơn 10
năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc
nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến

17
nhiều. Trấn trở nên một nơi đô hội lớn” [18, tr.20]. Cuối thế kỉ XVI, đầu thế
kỉ XVII, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nền kinh tế Thuận Quảng có những
bƣớc phát triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển kinh tế đó, đặc biệt là sự phát
triển của kinh tế hàng hóa cùng với chính sách mở của của chính quyền chúa
Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên trong rất quan trọng dẫn đến sự hình thành
các đô thị và thƣơng cảng, trong đó, Hội An với vị trí và điều kiện thuận lợi
của nó, sớm trở thành trung tâm kinh tế mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất.
Bên cạnh đó, Đàng Trong có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp biển, nằm
trên con đƣờng giao lƣu buôn bán đông - tây, các cảng biển của Đàng Trong
là nơi dừng chân bắt buộc của các thƣơng nhân trên con đƣờng tơ lụa trên
biển. Chính nhân tố này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển thƣơng
nghiệp của Đàng Trong thời các chúa Nguyễn.
1.2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐẠI VIỆT - NHẬT BẢN TRƢỚC NĂM
1558
Các nguồn thƣ tịch cổ, kết quả nghiên cứu, tƣ liệu lịch sử và khảo cổ
học đã ghi nhận sự giao lƣu Việt - Nhật đã có từ thời rất xa xƣa.
Di vật và tài liệu khảo cổ thời đại đồ đá mới ở Nhật Bản đã tìm thấy
những công cụ nhƣ rìu, thạch, bôn giống với văn hóa Hòa Bình và văn hóa
Bắc Sơn “Từ thời sơ kỳ đá mới ở miền Trung nước Nhật thể hiện những mối
quan hệ với nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Việt Nam” [9, tr. 445].
Theo thƣ tịch cổ và nguồn tài liệu cổ của Việt Nam và Nhật Bản thì mối
giao lƣu trực tiếp giữa hai nƣớc đã có từ thời kì Nara (710 - 794). Một vị cao
tăng Phật Triết (Buttetsu), ở Lâm Ấp đã tới Nhật Bản vào năm 736. Buttetsu đã
quảng bá đạo Phật Đại Thừa, phổ biến âm nhạc dân tộc của nƣớc mình.
Ngƣời Nhật Bản đầu tiên đến Việt Nam vào thế kỉ VIII. Ghi chép về sự
kiện này, Lê Tắc, đời nhà Trần, tác giả An Nam chí lược (1333) cho biết:

18
Triều Hành, ngƣời Nhật Bản, trong khoảng niên hiệu Khai Nguyên
(713-741), đem hóa phẩm đến triều kiến, hâm mộ phong hóa Trung
Hoa, nhân lƣu lại, đổi tên là Triều Hoành, nhiều lần sang sứ Trung
Quốc. Năm Vĩnh Thái thứ hai, Triều Hoành làm An nam đô hộ. Thời
ấy có quân Mán xâm phạm cảnh giới hai châu Đức Hóa và Long Vũ,
vua xuống chiếu, khiến Triều Hoành qua dẹp yên [44, tr.164].
Vùng đất Đàng Trong có rất nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ đất đai, các
loại tài nguyên, khí hậu... phục vụ cho sinh hoạt, cuộc sống của con ngƣời nơi
đây. Vì vậy, dân cƣ ở đây không ƣa và cũng không có khuynh hƣớng đi xa
đến các nơi khác để buôn bán. Cƣ dân cũng nhƣ không bao giờ họ ra khơi quá
xa, đến mức không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của Tổ quốc của mình.
Bên cạnh đó, họ rất dễ dàng cho ngƣời ngoại quốc vào hải cảng của mình,
không chỉ là những thƣơng nhân từ những nƣớc và những tỉnh lân cận, mà cả
từ những nơi rất xa.
Ngƣời ngoại quốc trong đó có ngƣời Nhật, bị cuốn hút bởi đất đai phì
nhiêu và những của cảivùng đất Đàng Trong. Không những ngƣời vùng Đàng
Ngoài, Campuchia và Phúc Kiến và những vùng lân cận đến buôn bán, mà
còn có các thƣơng gia đến từ những miền đất xa xôi nhƣ Trung Quốc, Macao,
Nhật Bản, Malina, Malacca... Tất cả đều đem bạc đến xứ Đàng Trong và đem
hàng hóa xứ này về.
Ngƣời Trung Quốc và ngƣời Nhật là những ngƣời làm thƣơng mại
chính yếu ở xứ Đàng Trong. “Ở Đàng Trong có một phiên chợ kéo dài tới bốn
tháng trời, người Nhật chở trên tàu của họ giá trị bằng bốn hay năm triệu
bạc, rất nhiều thứ lụa mịn và nhiều hàng hóa khác từ xứ Đàng Trong mang về
nước. Chúa Nguyễn thu được lợi nhuận lớn trong việc buôn bán này, bằng
các thứ thuế hàng hóa và thuế hải khẩu, dân cả nước cũng thu được nhiều
mối lợi không tả hết” [49, tr.57].

19
Vào thế thế kỉ XIV - XV, nhiều hàng hóa của Việt Nam đã xuất hiện tại
Nhật Bản. Những phát hiện mới về khảo cổ cho thấy có rất nhiều đồ gốm sứ,
sứ cổ của Việt Nam đƣợc tìm thấy ở Nhật Bản. Nhiều loại đồ sứ đƣợc sản xuất
tại Việt Nam, có niên đại thế kỉ XII, XIII đang đƣợc trƣng bày tại Viện Bảo
tàng Quốc gia Tokyo và Bảo tàng Nghệ thuật Nesu (Tokyo). Còn ở Dazaifu,
phía Bắc đảo Kyushu, một cửa ngõ thông thƣơng của Nhật Bản thời cổ trung
đại, các nhà khảo cổ Nhật Bản đã phát hiện những mảnh gốm Việt Nam “một
mảnh gốm da lươn đã đào được ở sân chùa Quan Thế Âm phố Dazaifu” [19,
tr.81] có niên đại năm 1330 và coi đó là mốc mở đầu cho việc xuất khẩu gốm
của Việt Nam vào Nhật Bản. Kỹ thuật sản xuất đồ gốm của Nhật Bản thế kỉ
XIV còn kém xa so với kỹ thuật của Việt Nam. Loại gốm này đƣợc xác định là
sản xuất ở miền Bắc Việt Nam (gốm Chu Đậu - Hải Dƣơng). “Cách Daizaifu
không xa là thương cảng Hakata, cũng phát hiện được gốm Việt Nam có những
nét giống như gốm ở Daizaifu. Còn ở phía Nam Kyoshu tại thương cảng
Nagasaki cũng tìm thấy gốm hoa lam Chu Đậu thế kỉ XV” [19, tr.81].
Vào thế kỉ XIII, giống lúa chiêm của Việt Nam đã đƣợc du nhập vào
Nhật Bản qua con đƣờng Trung Hoa. Giống lúa này có những ƣu
điểm nhƣ chống đƣợc sâu bệnh, năng suất cao, thời gian sinh trƣởng
ngắn, nên giống lúa này rất đƣợc tầng lớp nhân dân nghèo ở Nhật
Bản ƣa thích. Vì vậy, diện tích gieo trồng giống lúa này chiếm 1/3
diện tích ở miền tây Nhật Bản [49, tr.31].
Đến nay, những bằng chứng về mối giao thƣơng Đàng Trong với Nhật
Bản giai đoạn trƣớc năm 1558 còn đang đƣợc nghiên cứu. Chƣa có tài liệu
nào nói về việc Nhật Bản buôn bán với Đàng Trong vào thế kỉ XIV - XV.
Hàng hóa của Việt Nam đƣợc đƣa vào Nhật Bản là do thƣơng nhân Nhật đến
buôn bán ở Việt Nam hoặc do trung gian là Hoa kiều, Xiêm đến Vân Đồn
mua rồi đem sang Nhật. Những bằng chứng về sự giao thƣơng giữa Việt Nam

20
- Nhật Bản đã khẳng định mối quan hệ giao lƣu giữa Việt Nam - Nhật Bản
trƣớc thế kỉ XVI.

Tiểu kết chƣơng 1


Nhƣ vậy, trong bối cảnh thế giới bƣớc vào “thời đại thương mại”, các
nƣớc trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc cũng không nằm ngoài guồng
quay chung của lịch sử nhân loại. Nhật Bản là một quốc đảo, thời kỳ này kinh
tế hàng hóa phát triển cao đòi hỏi nhu cầu mở rộng quan hệ thị trƣờng buôn
bán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, chính sách “hải cấm” của nhà Minh (1371 -
1567) đã thu hẹp quan hệ thƣơng mại Nhật Bản với Trung Quốc nhƣng lại mở
rộng quan hệ thƣơng mại của Nhật Bản với các nƣớc khác trong khu vực,
trong đó có Đàng Trong.
Quan hệ giao thƣơng buôn bán giữa Đại Việt - Nhật Bản đã có từ lâu.
Đây là cơ sở, điều kiện quan trọng củaquan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật
Bản thời kì các chúa Nguyễn sau này. Sang thời kỳ các chúa Nguyễn, lãnh thổ
Đàng Trong hình thành và ngày càng đƣợc mở rộng, kinh tế hàng hóa phát
triển lại phải đối đầu với thế lực của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nên các chúa
Nguyễn đã tìm cách mở rộng quan hệ để tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài, mở
rộng quan hệ thƣơng mại nhằm trao đổi, mua bán để đáp ứng yêu cầu phát triển
nội tại của mình và để chống lại thế lực của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Ở Đàng Ngoài vốn là một vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời, do
vị trí, điều kiện tự nhiên, lại chịu ảnh hƣởng sâu sắc của hệ tƣ tƣởng Nho giáo
phong kiến Việt Nam nên thƣơng mại có phần kém phát triển hơn so với
Đàng Trong - một vùng đất mới đầy tiềm năng. Thời kì các chúa Nguyễn
(1558 - 1777), các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cũng thực hiện nhiều chính sách
mới, tạo điều kiện phát triển thƣơng nghiệp nhƣng tình hình nội chiến liên
miên làm gián đoạn quá trình giao thƣơng Đàng Ngoài với các quốc gia bên

21
ngoài. Bên cạnh đó tƣ tƣởng “dĩ nông vi bản” đã ăn sâu vào tiềm thức của
ngƣời dân đất Bắc nên thƣơng nghiệp Đàng Ngoài kém phát triển hơn so với
Đàng Trong rất nhiều.
Chƣơng 2
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN
THỜI KỲ CÁC CHÚA NGUYỄN (1558 - 1777)

2.1. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN GIAI


ĐOẠN 1558 - 1635
2.1.1. Chính sách của các chúa Nguyễn với thƣơng nhân Nhật Bản
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng, mở rộng bờ cõi
về phía Nam đã lập ra đất Đàng Trong. Lúc này, thƣơng gia ngƣời Tây Ban
Nha đã chiếm đóng Manila năm 1571 và chinh phục quần đảo Philippin. Năm
1567, nhà Minh hủy bỏ lệnh “hải cấm”. Sau đó, công ty Đông Ấn Hà Lan ra
đời (1602). Trong bối cảnh lịch sử lúc đó đã thúc đẩy Đàng Trong gia nhập
vào hệ thống thƣơng mại Đông Á và Đông Nam Á, đồng thời mở rộng ngoại
thƣơng với các nƣớc trong khu vực, trong đó có Nhật Bản.
Đất Đàng Trong vốn là nơi đất đai khô cằn, kinh tế kém phát triển,vì
vậy, các chúa Nguyễn đã tìm ra một chính sách kinh tế khá hữu hiệu, chƣa
từng có ở Việt Nam. Đó là mở cửa cho thƣơng nhân nƣớc ngoài vào làm ăn
và giao thƣơng quốc tế đƣa Đàng Trong trở thành nơi giàu có, có sức mạnh về
quân sự, đủ tiềm lực để chống lại chúa Trịnh của Đàng Ngoài trong suốt mấy
thế kỉ. Năm 1596, một số thƣơng nhân Nhật Bản đã đến xin lập phố, dựng
chùa ở Hội An.
Năm 1601, các chúa Nguyễn đã có thƣ từ trao đổi với Mạc phủ
Tokugawa. Nội dung chủ yếu là những đàm phán về việc trao đổi, cho phép
thuyền bè buôn bán, đóng thuế nhƣ thế nào ở Hội An. Nơi tập trung số lƣợng

22
thƣơng thuyền của Nhật Bản đến Đại Việt là vùng Hội An của Đàng Trong.
Điều này đã chứng tỏ chính sách mở cửa, kêu gọi các thƣơng nhân nƣớc
ngoài của các chúa Nguyễn đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Hội An của Đàng
Trong đã thành trung tâm buôn bán, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử
thƣơng mại khu vực Đông Nam Á suốt nửa đầu thế kỉ XVII.
Chúa Nguyễn đã lợi dụng tình hình chính trị bất ổn ở Xiêm, khởi nghĩa
nông dân ở Trung Quốc kêu gọi thƣơng nhân nƣớc ngoài nhằm phát triển nền
kinh tế trong nƣớc. Một bức thƣ của chúa Nguyễn Hoàng gửi cho Mạc phủ
Nhật Bản vào năm 1611 đã cho thấy họ Nguyễn đã quan tâm tới thƣơng
nghiệp từ buổi đầu vào dựng nghiệp. Trong bức thƣ, Nguyễn Hoàng có viết
một chiếc tàu đi Xiêm đã bị bão đánh tạt vào Đàng Trong, ông viết:
Tôi nghe nói là Xiêm đang lộn xộn và tôi không thể chấp nhận
chiếc tàu này gặp rắc rối, do đó, tôi đã mời họ ở lại đây buôn bán và
tôi đã đối xử với họ một cách chân thành. Và bởi vì lúc này tàu
chuẩn bị rời bến, tôi xin gửi tới ngài một số tặng phẩm nhỏ. Nếu
ngài cảm thấy có ý thiên về chúng tôi, xin ngài cho tàu trở lại xứ
chúng tôi năm sau [43, tr.104].
Chúa Nguyễn Hoàng đã chủ động mở đầu cho một mối quan hệ mới,
tạo điều kiện cho ngƣời Nhật buôn bán tự do hơn so với Đàng Ngoài, nhƣ mở
các chợ ngay tại hải cảng, cho phép thuyền ở lại trong 4 tháng. Chính sách
kinh tế này cũng nhƣ những nỗ lực của Nguyễn Hoàng đã có đƣợc thiện chí
của những thƣơng nhân Nhật Bản nhƣ việc Nguyễn Hoàng đã nhận
Hunamoto Yabeiji làm con nuôi. Sau đó, ông đã viết hai lá thƣ báo cho chính
quyền Nhật Bản về việc này. Đến năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi
một lá thƣ cho Toba (một ngƣời con nuôi), yêu cầu đem theo 1.000 lạng bạc
để mua hàng hóa. Năm 1633, có 3 thƣơng thuyền Nhật đến buôn bán tại
Ayuthaya (Thái Lan) từ Đàng Trong; năm 1634, có 3 Châu Ấn thuyền từ

23
Đàng Trong đến Xiêm. Ngƣời Nhật trở thành đối tác quan trọng của Đàng
Trong, vì thế, trong một số bức thƣ chúa Nguyễn yêu cầu họ không buôn bán
với Đàng Ngoài.
Chúa Nguyễn cho thành lập các thƣơng điếm không phải chỉ dành cho
thƣơng nhân Nhật Bản mà dành cho các thƣơng nhân nƣớc ngoài nói chung.
Điều này giúp cho các lái buôn nƣớc ngoài khắc phục đƣợc điều kiện tự
nhiên, thu mua, giao hàng đƣợc thuận tiện và tăng lợi nhuận. Mặt khác, qua
đó chúa Nguyễn có thể khống chế đƣợc các lái buôn, buộc họ phải đặt quan
hệ giao dịch, phục vụ, tăng thu nhập cho nhu cầu kinh tế đất nƣớc.
Chúa Nguyễn tổ chức nhiều hải cảng, bến đỗ dọc bờ sông để đón các
thƣơng thuyền nƣớc ngoài. Giáo sĩ ngƣời Italia Ch. Borri đến Hội An năm
1618 đã ghi lại:
Chỉ trong khoảng hơn một trăm dặm một chút mà ngƣời ta đếm
đƣợc hơn sáu mƣơi cảng, tất cả đều thuận tiện cập bến và lên đất
liền. Hải cảng lớn nhất, nơi tất cả ngƣời ngoại quốc đều tới và cũng
là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng
Nam. Ngƣời ta cập bến bằng hai cửa biển: một gọi là Turon (Đà
Nẵng) và một gọi là Pulluciambello (Cù Lao Chàm) [8, tr.91].
Chúa Nguyễn đã lập ra hẳn một khu vực kiểm soát ngoại thƣơng chặt
chẽ với nhiều quan chức nhƣ cai tàu, tri tàu, tri bạ, tri bạ tàu, cai phủ tàu, cai
phòng, lệnh sử, thuế binh... Ngoài ra còn có 4 đội lính coi tàu làm nhiệm vụ
canh gác bảo vệ trật tự cho thƣơng cảng. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hiện
tƣợng sách nhiễu của các thƣơng nhân nhƣng hình thức thu mua đó khiến cho
chúa thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn.
Ngoài ra, để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Nhật Bản, các chúa
Nguyễn đã sử dụng chính sách hôn nhân. “Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã
gả con gái của mình là Ngọc Khoa cho một thương gia người Nhật tên là

24
Araki Sotaao” [49, tr.113]. Ngƣời con rể này lấy tên Việt và trở thành
hoàng thân ở Đàng Trong. Sự gắn bó này đã thu hút thuyền buôn ngƣời
Nhật tới Đàng Trong.
Những chính sách ƣu đãi của chúa Nguyễn đối với thƣơng nhân Nhật
Bản, đặc biệt là cho phép ngƣời Nhật cƣ trú, tự do chọn nơi thích hợp ở Hội
An để lập phố buôn bán, làm ăn sinh sống, đã tạo nên ở Hội An vóc dáng
nƣớc Nhật thu nhỏ. Đáp lại thịnh tình của chúa Nguyễn, thƣơng nhân Nhật từ
Nagasaki theo gió mùa đông bắc dong buồm tới Hội An sau một tháng hay 6
tuần. Trong tập kí sự về vùng đất Thuận Quảng (1618-1621), Ch. Borri có
ghi chép về phố Khách, phố Nhật ở Hội An, phố Nƣớc Mặn ở Quy Nhơn. Có
đoạn ghi chép “Thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ
có thể nói là có đến hai thành phố, một phố của người Tàu, một phố của người
Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục
riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, người Nhật cũng vậy”
[5, tr. 231]. Giáo sĩ này ghi nhận chúa Sãi đã thực hiện chính sách đối ngoại
cởi mở, sẵn sàng mời gọi thƣơng nhân từ các nƣớc tới buôn bán.
Các chính sách đặc biệt ƣu tiên ngoại thƣơng đƣợc chúa Tiên Nguyễn
Hoàng đặt nền móng và các chúa đời sau góp phần kích thích thúc đẩy theo
chủ trƣơng hai bên cùng có lợi. Nguyễn Hoàng cũng là vị chúa dám phá bỏ
tiền lệ “bế quan tỏa cảng” trƣớc đó và khơi thông luồng giao thƣơng trong
nƣớc với các vùng. Hội An của Đàng Trong trở thành điểm dừng chân trên
con đƣờng biển xuyên lục địa và là một trung tâm thƣơng mại mang tính chất
quốc tế. Hội An dƣới thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng là cảnh “chợ không hai
giá... Thuyền buôn các nước đến nhiều, trấn này trở nên một nơi đô hội lớn”
[43, tr.139]. Chính sách thu hút thƣơng nhân đã góp phần vào sự chuyển biến
mới nền kinh tế công thƣơng nghiệp, thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh của
Đàng Trong.

25
Đối với việc thu thuế các thuyền buôn các nƣớc:

26
Bảng 2.1: Thuế đến và đi của tàu thuyền đến buôn bán ở Đàng Trong
Đơn vị: quan
Tàu từ Thuế đến Thuế đi
Thƣợng Hải 3.000 (không ghi)
Quảng Đông 3.000 300
Phúc Kiến 2.000 200
Đảo Hải Nam 500 50
Tây dƣơng 8.000 800
Macao 4.000 400
Nhật Bản 4.000 400
Xiêm 2.000 200
Lữ Tống 2.000 200
Cựu Cảng 500 50
Hà Tiên 300 30
Sơn Đô 300 30

Nguồn: [43, tr.142-143].

Bảng thuế trên cho thấy chính sách thuế của chúa Nguyễn đối với tàu
buôn các nƣớc đến Đàng Trong có sự khác biệt khá xa. Tàu buôn đến từ
phƣơng Tây phải chịu mức thuế đến và thuế đi là cao nhất (đến là 8.000 quan,
đi là 800 quan), sau đó đến các tàu buôn đến từ Nhật Bản, Macao, Quảng
Đông, Thƣợng Hải, Phúc Kiến... Các tàu buôn đến từ Nhật Bản có trọng tải
ngang với các tàu buôn phƣơng Tây nhƣng lại chỉ bị đánh thuế bằng một nửa
so với tàu buôn phƣơng Tây. Điều này chứng tỏ sự ƣu ái của chúa Nguyễn đối
với thƣơng nhân Nhật Bản.

27
Ngoại thƣơng trở thành yếu tố cơ bản thúc đẩy tốc độ phát triển với sự
cộng hƣởng của nguồn tài nguyên dồi dào và những cơ hội buôn bán thuận
lợi. Những chính sách của chúa Nguyễn đã góp phần đặt nền tảng cho một
nền ngoại thƣơng quốc tế đa chiều, thúc đẩy nguồn nguyên liệu sẵn có, khởi
động nhân lực đông đảo, thu hút các yếu tố bên ngoài đã có nền tảng từ nền
văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng để biến
đổi diện mạo vùng đất này.
Mặc dù vậy, những chính sách của chúa Nguyễn chỉ thu hút và có tác
dụng kích thích đối với các thƣơng nhân nƣớc ngoài mà không có những
chính sách khích lệ đối với thƣơng nhân Việt để tạo một tiền đề vững chắc
cho một nền kinh tế hàng hóa vững chắc ở Đàng Trong. Điều này còn ngăn
cản sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động, những ngƣời trực tiếp tham
gia hoạt động ngoại thƣơng.
Chính sách mở mang giao thƣơng của chúa Nguyễn, chỉ mang tính chất
tạm thời, chƣa tạo đƣợc tác động sâu sắc trong nền kinh tế. Xã hội phong kiến
đƣơng thời chƣa xóa bỏ đƣợc tƣ tƣởng Nho giáo chuyên quyền độc đoán là
một trong những nguyên nhân làm cho tình hình ngoại thƣơng Đàng Trong
cuối thế kỉ XVII có phần suy giảm.
Song song với việc mở cửa và tạo điều kiện cho thƣơng nhân nƣớc
ngoài buôn bán và sinh sống trên lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn
thì ở Đàng Ngoài, các chúa Trịnh, một mặt thi hành chính sách mở cửa, mặt
khác vẫn cảnh giác với thƣơng nhân nƣớc ngoài. Chính quyền nhà nƣớc Đàng
Ngoài có những qui định hạn chế họ lƣu trú ở Thăng Long. Thông thƣờng,
nhà nƣớc chỉ cho thƣơng nhân ngoại quốc buôn bán ở đây, rồi lại trở về cƣ trú
ở một nơi quy định, gọi là thƣơng điếm. Phố Hiến là nơi đặt Hiến ty làm
nhiệm vụ canh phòng, kiểm soát, thu thuế tàu buôn qua lại đồng thời là một
cảng sông neo đậu tàu thuyền cho phép ngƣời nƣớc ngoài đặt thƣơng điếm.
So với chúa Nguyễn thì những chính sách này không ƣu ái nhƣ những chính

28
sách ở Đàng Trong. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngoại
thƣơng Đàng Ngoài kém phát triển hơn so với Đàng Trong.
2.1.2. Chính sách của chính quyền Nhật Bản với việc buôn bán ở Đàng Trong
Để bảo vệ uy tín của mình, chính quyền Nhật Bản qui định những tàu
thuyền nào mang giấy phép có đóng Châu Ấn thì mới đƣợc đến các hải cảng
ở nƣớc ngoài, nếu không có giấy phép thì họ không đƣợc tham gia vào công
việc kinh doanh trên. Trong bức thƣ của Tokugawa Ieyasu gửi cho Nguyễn
Hoàng năm 1601, ông viết:
Thƣơng gia Nhật Bản khi vƣợt biển đi buôn bán xa xôi, không đƣợc
vi phạm chính trị ở những quốc gia đi đến. Vì tôi suy nghĩ nhƣ thế
nên xin Ngài yên tâm. Thƣơng thuyền của quốc gia chúng tôi, khi
đến Quý quốc đều mang theo văn thƣ có áp dấu Châu Ấn. Đây là
bằng chứng mà tôi công nhận là thƣơng thuyền [48, tr.15].
Cơ quan cấp giấy phép cho các Shuinjo này là Roju (Lão trung), có
trách nhiệm điều tra kĩ lý lịch các chủ tàu trƣớc khi quyết định cấp giấy phép.
Ngƣời viết các giấy phép này thƣờng là các Trƣởng lão, nhà sƣ trụ trì các
chùa Thiền (Zen) ở Kyoto đảm trách. Khi viết xong, Trƣởng lão trình lên
Roju và đƣợc đóng dấu đỏ của Shogun thì Shuinjo mới có hiệu lực.
Trong thƣ Ieyasu viết vào tháng 5 năm 1603:
Các dân buôn vƣợt biển xin với tôi rằng: Xin cho có ấn trát sau này
khi đến nƣớc ngoài, dù ở bãi biển, hải đảo đến phủ huyện, thôn ấp
nào, thuyền chủ ở đâu cũng đƣợc, dám mong ra lệnh cho sĩ dân
nƣớc ngoài, dân buôn đƣợc tùy chọn nơi ở và cấp cho họ ấn trát,
rằng tài hóa trong thuyền không đƣợc cƣớp lấy, cốt cho khách trọ
đƣợc yên [49, tr.20].
Để tỏ thái độ thân thiện và nhằm “bảo hộ” cho thƣơng nhân Nhật Bản
đến Đàng Trong buôn bán tránh gặp phải những rắc rối, xung đột và cạnh

29
tranh với thƣơng nhân của các nƣớc khác, trong thƣ của Ieyasu gửi chúa
Nguyễn vào tháng 9 năm 1605 có đoạn:
Khách buôn nƣớc tôi, hằng năm đến Quý quốc, không ngại xa xôi,
không sợ sóng gió, tham lợi nhỏ, khinh tấm thân. Cũng có những lũ
vô đạo ở xứ xa lạ không ngƣời tộc loại, không biết tiếng nói. Nếu
chúng có lời ác, làm điều xấu, xin xét hết lẽ chính hay tà, phân biệt
tội nặng hay nhẹ, dùng hình phạt để phục những ngƣời xa, là chí
đức đó [49, tr.23].
Trong giao lƣu buôn bán, thƣơng nhân Nhật luôn “khiêm cung, lễ độ,
tự tin, tín nghĩa” nên đƣợc chúa Nguyễn rất ƣu ái. Năm 1605, Nguyễn Hoàng
đã nhận Di Thất Lang là ngƣời “có đức thật trung hậu” làm con nuôi và đề
nghị với Mạc Phủ “Đến năm sau lại cho Di Thất Lang sắm 3 chiếc thuyền, lại
sang nước tôi buôn bán như thường, cho ân nghĩa hưởng toàn” [49, tr.23].
Điều này chứng tỏ rằng, thƣơng nhân Nhật Bản ở Đàng Trong đƣợc chúa
Nguyễn hết sức tạo điều kiện. Quan hệ hai bên giữa Đàng Trong và Nhật Bản
là hết sức tốt đẹp.
Có thể nói rằng, chính quyền Mạc phủ rất quan tâm tới thƣơng mại của
Nhật Bản với các quốc gia khác, trong đó có vùng đất Đàng Trong của chính
quyền chúa Nguyễn. Những chính sách của Mạc phủ đã có tác dụng tăng
cƣờng, củng cố mối quan hệ tốt đẹp, tin cậy với chính quyền Đàng Trong,
thúc đẩy trao đổi thƣơng mại phát triển mạnh mẽ và hạn chế đƣợc nạn “hải
tặc Nhật” gây rối ren tình hình buôn bán giống nhƣ nạn “Nụy khấu” từng diễn
ra vùng biển Trung Hoa.
2.1.3. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản
Cùng với thƣơng nhân Trung Quốc, thƣơng nhân Nhật Bản cũng có
mặt khá sớm ở Đàng Trong. Ngay từ thế kỷ XVI, ngƣời Nhật đã giong thuyền
đến bờ biển Đàng Trong buôn bán rồi chuyển dần ra Đàng Ngoài. Ở Đàng

30
Trong, họ tập trung buôn bán ở vùng Quảng Nam, rồi sau đó xin chúa Nguyễn
cho lập phố ở cảng Hội An.
Về hải cảng, trong vòng hơn 100 dặm ở Đàng Trong có thể đếm đƣợc
sáu mƣơi hải cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền. Hội An
là một hải cảng - chợ nổi tiếng ở Quảng Nam. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
trƣớc kia đã từng cho ngƣời Nhật và ngƣời Tàu chọn một địa điểm hoặc một
nơi thuận tiện để lập phố buôn bán, làm ăn. Hội An (Faifo) là một thành phố
lớn bao gồm hai khu phố, một của ngƣời Nhật và một của ngƣời Hoa.
Cũng nhƣ các lái buôn ngƣời Hoa, ngƣời Nhật đến Việt Nam ngoài việc
buôn bán còn làm phiên dịch, mối lái, phục dịch ở các tàu ti. Đặc biệt từ sau
khi chính quyền Nhật Bản ra lệnh cấm ngƣời Nhật ra nƣớc ngoài hoặc đã ở
ngoại quốc lâu ngày thì không đƣợc về nƣớc. Có nhà nghiên cứu cho rằng vào
thời điểm bấy giờ, ngƣời Nhật giữ vai trò chủ chốt trong buôn bán ở Việt Nam.
Thuyền buôn Nhật Bản vào nửa sau thế kỷ XVI cũng theo cửa Việt lên
buôn bán ở khu vực gần dinh của Chúa mà đội thuyền 5 chiếc của Bạch Tần
Hiển Quý trong sự kiện thâm nhập vào vùng biển Thuận Hóa bị chúa Nguyễn
ngộ nhận cho quân đánh tan vào năm 1585 là một trƣờng hợp buôn bán không
chính thức giữa thƣơng nhân Nhật Bản với vùng đất Đàng Trong trƣớc thời
Mạc phủ mở cửa (1592).
Thông qua các lái buôn, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở
Đàng Trong đều có thƣ từ chính thức với Mạc phủ Tokugawa trao đổi về việc
tăng cƣờng buôn bán giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, do chính sách cởi mở và ƣu ái
của chính quyền Đàng Trong, ngƣời Nhật chủ yếu buôn bán ở Hội An. Tại
đây ngƣời Nhật đƣợc phép lập phố buôn bán riêng của mình. Sự ra đời của
phố Nhật ở Hội An bên cạnh phố của ngƣời Trung Quốc là do nhu cầu tất yếu
của hoạt động ngoại thƣơng, nhƣng đồng thời nó cũng là kết quả của sự triển
quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Chƣa có nơi nào trên đất Châu Á mà

31
thƣơng điếm của ngƣời Nhật có quy mô và năng lực hoạt động có hiệu quả
nhƣ thƣơng điếm của họ đặt tại Hội An. Buôn bán với ngƣời Nhật đóng vai trò
quan trọng trong nền thƣơng mại Đàng Trong. Tuy nhiên, từ năm 1635, do lệnh
cấm của chính quyền Mạc phủ, việc buôn bán của ngƣời Nhật ở Đàng Trong
thƣa dần, mặc dù hàng tơ lụa của Việt Nam vẫn đƣợc ngƣời Nhật ƣa chuộng
(mua lại của thƣơng nhân Hà Lan). Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản: “Thời
gian từ năm 1641 đến 1654, trong tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các
nước đến bán ở Nhật Bản có 51% nhập từ Đại Việt…” [37, tr.153].
Những thập niên đầu thế kỉ XVII, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong và
Nhật Bản có bƣớc phát triển mới cả về hình thức và nội dung. Chính quyền
chúa Nguyễn và Mạc phủ thƣờng xuyên trao đổi văn thƣ nhằm mở rộng quan
hệ, khuyến khíchthƣơng nhân Nhật Bản đến buôn bán ở Đàng Trong. Quan hệ
Nhật Bản với Đại Việt mà cụ thể là quan hệ buôn bán của Nhật Bản với Đàng
Trong đƣợc ghi trong quyển 11- 14 của Gwaiban Tsusho với nhan đề Annam
Kiryaku (An Nam quốc thƣ) là những văn thƣ ngoại giao của chúa Trịnh và
chúa Nguyễn gửi chính quyền Mạc phủ, quan chức và thƣơng nhân Nhật Bản,
các văn thƣ của Mạc phủ và quan chức Nhật Bản gửi cho chúa Trịnh, chúa
Nguyễn.
Bức thƣ của chúa Nguyễn Hoàng gửi Sogun Tokugawa Ieyasu ngày 5-
5-1601 có thể coi là sự kiện mở đầu quan hệ mang tính chất nhà nƣớc giữa
Đàng Trong và Nhật Bản.
Tiếp đó, vào tháng 10 năm 1601, Tokugawa Ieyasu có thƣ phúc đáp:“Sau
này thuyền nước tôi đến đất ông lấy ấn tín này làm tin nếu không, không nên
nhận. Những binh khí của nước tôi đem tặng đây, thật như lông ngỗng xa từ
nghìn dặm. Đang mùa mạnh đông, chúc ông bảo trọng” [32, tr.279-180].
Nội dung của bức thƣ cho thấy, ngay từ đầu thế kỉ XVII, ngoại giao
chính thức và mối quan hệ giao lƣu buôn bán giữa chúa Nguyễn ở Đàng
Trong và chính quyền Nhật Bản đã đƣợc thiết lập. Bức thƣ của Ieyasu là mốc

32
mở đầu của việc xác lập thể chế buôn bán mới của Nhật Bản đối với Đàng
Trong nói riêng, với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.
Từ năm 1602 - 1635, chính quyền Mạc phủ và các chúa Nguyễn
thƣờng xuyên trao đổi thƣ từ. Hàng năm, từ tháng 5 - 7, theo gió mùa các tàu
buôn Nhật bản cất hàng từ Đàng Trong về nƣớc, đồng thời chuyển thƣ từ chúa
Nguyễn tới Mạc phủ. Đến tháng 11 - 12, khi trở lại buôn bán, họ lại chuyển
thƣ phúc đáp của Mạc phủ cho Chúa Nguyễn. Những thƣơng nhân này đã
đảm đƣơng vai trò đƣa tin cho chính quyền Đàng Trong - Nhật Bản và ngƣợc
lại, tạo điều kiện phát triển mối quan hệ giao lƣu buôn bán hai nƣớc.
Bên cạnh đó, những ngƣời đứng đầu của dòng họ Tokugawa và họ
Nguyễn đều là những ngƣời lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn chiến lƣợc. Cả hai bên
đều rất quan tâm, mong muốn giữ gìn và phát triển mối quan hệ này, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc buôn bán của thƣơng nhân Nhật Bản ở Đàng Trong.
Đây cũng là thời đại Châu Ấn thuyền (còn gọi là chế độ Shuinshen).
Điều này có nghĩa là, các tàu Nhật Bản ra nƣớc ngoài buôn bán đều đƣợc cấp
giấy phép của chính quyền Mạc phủ, giấy này đƣợc gọi là Shuinjo. Shuinjo
còn đƣợc gọi là “hosho” và cũng đƣợc gọi là “hoshosen”, có nghĩa là
“Phụng thư” tức là văn bản Phụng hành (Buygyo) cấp cho thuyền buôn Nhật
Bản ra nƣớc ngoài theo chủ trƣơng của Shogun.
Bốn thập niên đầu thế kỉ XVII, mối quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong
với Nhật Bản phát triển thịnh đạt hơn bao giờ hết. Mặc dù thời đại Châu ấn
thuyền ở Đàng Trong không kéo dài, song việc buôn bán của ngƣời Nhật tại
vùng đất này để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Số lƣợng Châu ấn thuyền hàng năm
đến Đàng Trong luôn đứng đầu danh sách các nƣớc có quan hệ mua bán với
Nhật:
Trong 13 năm (từ 1604 đến 1616) có 186 thuyền buôn Nhật đã
đƣợc cấp Châu ấn đến buôn bán với các nƣớc Châu Á, trong đó đến
Đàng Ngoài là 11 chiếc, Đàng Tronglà 42 chiếc, Chămpa 5 chiếc,

33
Campuchia là 25 chiếc, Xiêm là 37 chiếc, Philippin là 34 chiếc,
Nam Trung Quốc là 18 chiếc, các nƣớc khác là 18 chiếc… [52,
tr.9].
Từ năm 1604 đến 1635, tổng số giấy phép Châu Ấn mà chính phủ
Nhật Bản phát cho các thuyền buôn Nhật tới các hải cảng ở Đông
Dƣơng để mua bán là 356 chiếc: đến Đàng Trong 87 chiếc, chiếm
24,2%; Đàng Ngoài 37 chiếc (10,4%); Campuchia 44 chiếc
(12,4%); Chămpa 6 chiếc (1,7%); Siam 56 chiếc (15,7%); Luzon 56
chiếc (15,7%); và các hải cảng khác là 49 chiếc (13,8%) [28,
tr.145].
Nhƣ vậy, trong vòng 31 năm, số thƣơng thuyền Nhật Bản đến Đàng
Trong là 87 chiếc chiếm 1/4 tổng số thƣơng thuyền Nhật Bản đã tới các hải
cảng ở Đông Nam Á. Ngoài ra còn chƣa kể đến các tàu tới Hội An không có
giấy phép (trốn đi), hoặc những tàu qua lại biển Đông ghé vào. Điều này
chứng tỏ vai trò vị trí đặc biệt mà cảng thị Hội An đã chiếm giữ trong lịch sử
thƣơng nghiệp thời cận đại trong khu vực Đông Nam Á.
Các loại hàng hóa trao đổi
Hàng hóa trao đổi gồm, những mặt hàng xuất nhập khẩu của thuyền
Shuinsen với thị trƣờng Đàng Trong. “Nhật Bản mua một số mặt hàng ở các
địa phương như tơ, vải thô, lụa, long não, lô hội, trầm hương, da cá mập,
đường phổi, mật ong, tiêu, song mây, vàng...” [43, tr.97] và một số nguyên
liệu dùng làm thuốc chữa bệnh.
Mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản vào Đàng Trong gồm có gƣơm, đao
đồng, đồ đồng, sắt, đồ sơn mài, tranh khảm vàng...
Khi từ Đàng Trong trở về, các thƣơng nhân Nhật Bản thƣờng biếu
Ieyasu các vật phẩm quý nhƣ voi, ngà voi, trầm hƣơng, lụa trắng, gấm, tơ
hồng, con báo, chim công hay thuốc nam.

34
Những mặt hàng đƣợc trao đổi buôn bán đó chứng tỏ quan hệ buôn bán
giữa Đàng Trong và Nhật Bản thế kỉ XVI - XVII phát triển mạnh. Mặt hàng
quân sự có vị trí quan trọng là “chì” và “đá tiêu” là nguyên liệu chủ yếu để
làm đạn và thuốc súng. Loại hàng này gắn liền với yêu cầu của chính quyền
Mạc phủ lúc bấy giờ, mặc dù Ieyasu đã nắm chính quyền nhƣng các lãnh chúa
nhất là các lãnh chúa ở phía Nam vẫn không thần phục, đang tập hợp lực
lƣợng để chống lại Mạc phủ.
Ngoài ra, còn một loại hàng hóa rất đƣợc ngƣời Nhật chú ý đến là thƣ
tịch (sách vở) và dƣợc liệu, đặc biệt là sách thuốc. Trong đó, các loại sách nhƣ
Kinh Thƣ, Kinh Lễ, Luận Ngữ, Đại học, Trung Dung, Kinh điển Phật giáo cũng
đƣợc chú trọng. Một số sách nhƣ Kinh Dịch, Kinh Thi, Xuân Thu thì họ coi nhẹ
hoặc không thích. Điều này chỉ rõ tính thiết thực khi tiếp nhận tri thức gắn liền
với thực hành. Các loại dƣợc liệu họ rất quý nhƣ xuyên khung, cam thảo và các
dƣợc liệu dùng trong thuốc nam, thuốc bắc cũng đƣợc nhập khẩu nhiều.
Nhiều nhà truyền giáo nƣớc ngoài - những ngƣời truyền giáo hoặc
thƣơng nhân đến Đàng Trong vào thế kỉ XVII và sống nhiều năm tại Đàng
Trong đã ghi nhận về những sản phẩm hàng hóa trao đổi, buôn bán với Nhật
Bản. Qua những ghi chép của các thƣơng nhân, ngƣời ta hình dung đƣợc trình
độ sản xuất cũng nhƣ sự phong phú của một số loại hàng thủ công, sản vật tự
nhiên có giá trị trao đổi lớn giữa Đàng Trong và Nhật Bản thế kỉ XVI - XVII.
Thứ nhất, là tơ, lụa. Theo Ch. Borri: “Lụa nhiều đến nỗi các thợ thủ
công và các tầng lớp thấp kém trong dân chúng cũng mặc đồ lụa thường
ngày... và còn cung cấp cho cả Nhật Bản, gửi lụa sang cho vương quốc Lais,
từ đó lụa được mang sang cả xứ Tây Tạng” [8, tr.7].
Lụa đƣợc sản xuất ở Đàng Ngoài và ngƣời Hà Lan mua rất nhiều để
đem sang Nhật Bản. Hai thƣơng nhân S. Baron và W. Dampier cho biết,
“Đàng Ngoài sản xuất được nhiều tơ lụa. Theo S. Baron, mọi người giàu,

35
nghèo đều mặc lụa, giá lụa rẻ như vải chúc bâu. Trước kia, người Đàng
Ngoài hay mua hàng của người nước ngoài, nhưng giờ đây họ chỉ mua vài đồ
vật bằng vàng, bạc của Nhật và ít vải khổ rộng châu Á” [37, tr.13].
Thứ hai, kỳ nam, trầm hƣơng là loại lâm sản quý của nƣớc ta mà cũng
ít nƣớc có. Ngoài hƣơng thơm kỳ diệu, còn là loại dƣợc liệu quý, trị nhiều
chứng bệnh hiểm nghèo nhƣ cấm khẩu, trúng phong. Ở Đàng Trong, kỳ nam
nằm rải rác nhiều nơi thuộc Phú Bình, Bình Khánh và Diên Khánh. Kỳ nam ở
xứ Quảng Nam là tốt nhất nhƣ Ch. Borri nhận xét:
Ngƣời nƣớc ngoài gọi kỳ nam là Calamba. Lấy đƣợc cây Calamba
rất khó vì những cây này mọc trên những ngọn núi dốc đứng lổm
chổm cao ngất. Gỗ Calamba nổi tiếng về công dụng hƣơng thơm
của nó. Mùi thơm tới nỗi khi tôi cầm mấy mẩu mà ngƣời ta cho
đem chôn xuống đất, sâu đến một thƣớc rƣỡi mà mùi thơm của nó
vẫn xông lên [37, tr.65].
A. de Rhodes viết “Khắp thế giới chỉ có Đàng Trong là có thứ cây
danh tiếng gọi là trầm hương, gỗ rất thơm, dùng làm vị thuốc” [49, tr.50]. Vị
giáo sĩ này cũng hiểu rất rõ giá trị của từng loại trầm hƣơng: “loại quý nhất là
Calamba, giá đắt như vàng; còn hai loại là Aquila và Calambouc dù không
quý bằng Calamba, nhưng chữa bệnh cũng rất hiệu quả” [49, tr.50].
Marini lại nhận xét“trầm hương ở Đàng Ngoài và Đàng Trong tuy
không nhiều và tốt như ở Tích Lan, nhưng là mặt hàng có giá trị: Chúa
Nguyễn có khúc trầm hương để trong cung, nặng 30 livre, nếu Chúa bán thì
người Nhật sẵn sàng đem vàng ký đến đổi” [49, tr.18].
Ch. Borri cũng ghi nhận, trầm hƣơng là mặt hàng ngƣời Nhật rất ƣa
chuộng: “Loại Calamba ở Đàng Trong giá 16 ducats 1 found (1 found =
454gram) mang sang tới Nhật Bản giá lên tới 200 ducats/1 found. Nhưng có
những khúc to có thể làm gối đầu thì giá là 300-400 ducats” và: “chúa Đàng

36
Trong để chống lại chúa Đàng Ngoài đã thường xuyên giao dịch với Nhật
Bản đổi mua được rất nhiều gươm Nhật, loại được tôi rất tốt” [8, tr.8].
Thứ ba, tổ yến là loại hàng hóa đặc sản của Đàng Trong, có nhiều ở
Quảng Nam. Loài chim nhỏ đƣợc gọi là chim én hay chim yến mà tổ của nó
là loại thực phẩm quý, ngƣời Tàu gọi là yến sào. Tổ yến vùng Cù lao Chàm
lớn nhất thƣờng đƣợc gọi là Yến Quảng.
Ch. Borri từng hết lời ca ngợi: “Chúng tôi đã trông thấy 10 thuyền nhỏ
chở đầy tổ yến thu được ở các mỏ đá ngầm trong khoảng dưới một ngàn thước.
Vì đó là thứ tuyệt hảo nên chỉ có nhà Chúa mới được mua bán” [8, tr.6]. Đây
là mặt hàng cao cấp mà ngƣời Nhật cũng rất ƣa thích.
Thứ tư, mía đƣờng ở Đàng Ngoài rất nhiều nhƣng ngƣời dân ở đây
không biết làm thành đƣờng trắng, ngƣời dân chủ yếu là đóng thành bánh,
nặng khoảng nửa cân; do ngƣời dân không biết lọc nên đƣờng đen. Tuy vậy,
ngƣời nƣớc ngoài vẫn rất chuộng mua, nhất là ngƣời Nhật Bản rất thích loại
đƣờng này. Cho đến thế kỉ XVIII, đƣờng vẫn là hàng hóa quý ở Nhật. Để có
đƣờng và tơ lụa cung cấp cho thị trƣờng Nhật Bản, ở Đàng Trong nhiều vùng
đất trồng lƣơng thực đã đƣợc thay thế bằng cây dâu và mía.
Thứ năm, đồ gốm sứ là loại hàng đƣợc trao đổi phổ biến giữa hai nƣớc.
Thƣơng nhân Nhật vừa xuất loại hàng gốm sứ sang Việt Nam, lại nhập loại
hàng này của Việt Nam về nƣớc.
Thế kỷ XVII, kỹ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển nhanh một phần do
những tù binh Triều Tiên bị bắt vào cuối thế kỷ XVII, đƣa kỹ thuật gốm vào
Nhật và đã “gây tác động lớn đối với ngành gốm sứ Nhật Bản. Và lần đầu
tiên thành công trong việc sản xuất đồ sứ ở Nhật Bản, coi là vào đầu thế kỷ
XVII” [19, tr.83]. Ngoài ra, đồ sứ Đàng Trong đƣợc tàu Shuinsen đƣa vào
Nhật Bản thế kỷ XVII, cũng có ảnh hƣởng lớn đối với nghề gốm ở Nhật Bản.
Đồ sứ Đàng Trong rất đƣợc ƣa thích ở Nhật Bản. Một nghiên cứu khảo cổ về

37
con đƣờng tơ lụa trên biển của các tàu buôn Nhật Bản thời kì Châu Ấn thuyền
cho thấy Ieyasu rất say mê trà đạo, ông rất thích uống bát trà An Nam, làm
bằng gốm nung màu vàng nhạt, hoa văn cánh sen màu hồng tía hay sắc coban
trang nhã. Các Damyo cũng ƣa thích trà đạo và nó trở thành phong cách nghệ
thuật trà đạo ở Nhật. Vì vậy, thuyền Shuinsen khi đến Việt Nam đã mua hàng
vạn ấm, chén, bát uống trà bằng gốm sứ gọi là An Nam yaki hay An Nam
somesuku. Đáng kể là, có những lò gốm sứ ở Nhật Bản đã làm nhái hàng gốm
sứ Việt Nam để bán. Nhƣ thợ gốm vùng Seto đã làm giả đồ sứ Việt Nam: ở
giữa ghi chữ Đại Việt Quốc, xung quanh đĩa có đề những câu thơ, cho thấy đồ
gốm sứ Việt Nam: “Từ thế kỷ XVII đã có ảnh hưởng lớn đối với những người
thợ gốm sứ Nhật Bản” [19, tr.85]. Điều này đã khẳng định trình độ kỹ thuật
cao của gốm sứ Việt Nam nói chung và gốm sứ Đàng Trong nói riêng cùng
với ảnh hƣởng của nó ở Nhật Bản.
Nhiều gia đình thƣơng nhân, trà đạo thƣờng giữ những đồ gốm sứ Việt
Nam. Các thƣơng nhân Nhật Bản cũng đem những hàng gốm sứ của Nhật tới
bán ở Đàng Trong. Loại gốm sứ Nhật Hizen (Saga) đƣợc phát hiện tại nhiều
di chỉ khảo cổ ở nhƣ Nƣớc Mặn, Hội An... Ngày nay, gốm Hizen đƣợc xuất
nhiều sang các nƣớc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Inđonêxia chiếm
số lƣợng lớn.
Sự xuất hiện của gốm sứ Đàng Trong ở Nhật Bản và gốm sứ Nhật Bản
ở Đàng Trong, đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật cao và nhu cầu tiêu thụ của cả
hai nƣớc. Việc Nhật Bản gia tăng xuất nhập khẩu các mặt hàng gốm sứ ở
Đàng Trong và Nhật Bản còn chịu ảnh hƣởng của chính sách “hải cấm” của
nhà Thanh. Các loại hàng hóa trao đổi thời kì này giữa Đàng Trong và Nhật
Bản là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, khoáng sản ở Đàng Trong khá phong phú, có nhiều mỏ kim
loại quý, đặc biệt là vàng: “Các thương nhân châu Âu là những người thương

38
nhân tới buôn bán ở xứ này nói rằng những tài nguyên của Đàng Trong còn
giàu hơn tài nguyên của chính nước Trung Hoa, là nước đã nổi tiếng là rất
giàu có và dư dật về mọi thứ” [8, tr.8]. Tuy Ch. Borri có viết hơi quá nhƣng
điều đó đã nói lên tiềm năng khoáng sản của xứ Đàng Trong.
Quan hệ buôn bán thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản phát triển mạnh
mẽ vào thời kỳ Shuinsen (1601 - 1635). Theo một ghi chép của ngƣời Hà Lan
“vào năm 1632, hai tàu Nhật Bản đến Đàng Trong đem theo hàng có giá trị
lên tới 400.000 real (300.000 lạng bạc)” [43, tr.129]. Tác giả Ch. Borri cho
biết “hàng năm người Nhật đem 4-5 triệu lạng bạc đến mua tơ lụa của Đàng
Trong” [8, tr.9]. Theo Lê Quý Đôn “tàu Nhật Bản đến Đàng Trong chịu thuế
nhập là 4000 quan, thuế xuất là 400 quan, đứng thứ hai sau các tàu buôn
phương Tây; thuế nhập 8000 quan, thuế xuất 800 quan” [16, tr.251]. Trong
khi đó trọng tải của tàu Nhật Bản tƣơng đƣơng với tàu phƣơng Tây, điều này
thể hiện sự ƣu đãi rất lớn của chúa Nguyễn đối với thƣơng nhân Nhật Bản.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản thì thƣơng mại với Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên. Trung
Quốc vốn là bạn hàng truyền thống, lâu đời của Việt Nam, thƣơng nhân
Trung Quốc vốn năng động và tháo vát trong làm ăn buôn bán nên cũng giữ
vị trí quan trọng trong kinh tế thƣơng nghiệp Đàng Trong thời các Chúa
Nguyễn. Cuối triều đại Minh, đầu triều Thanh, nhiều gia tộc Trung Hoa chạy
sang cƣ trú ở Đàng Trong. Họ cƣ trú ở Hội An, với kinh nghiệm thƣơng mại
vốn có, họ đã cùng với Nhật kiều góp phần làm cho Hội An trở thành trung
tâm buôn bán phồn thịnh. Hoa kiều đã thâu tóm đƣợc nhiều nguồn lợi về
nông, lâm sản, khoáng sản và cả chức vụ trong cơ quan tài vụ nhà nƣớc, họ đã
thầu hết các chợ búa, bến đò ở Hội An làm môi giới cho thƣơng nhân nƣớc
ngoài. Thƣơng nhân Hoa kiều đã chiếm ƣu thế về thƣơng mại, chi phối và có
phần lấn át thƣơng nhân Việt. Hoạt động thƣơng mại của ngƣời Hoa đã kìm

39
hãm sự phát triển của thƣơng nhân Việt, không tạo nên sự chuyển biến và cơ
sở vững chắc cho kinh tế Đàng Trong. Mặc dù vậy, thƣơng nhân Hoa kiều đã
đóng góp một phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển kinh tế Đàng
Trong. Điều này chứng tỏ quan hệ thƣơng mại giữa chính quyền chúa Nguyễn
với Nhật Bản chịu tác động mạnh mẽ của thƣơng nhân Hoa kiều.
Thƣơng mại Đàng Trong với Nhật Bản đƣợc hình thành trên cơ sở mối
giao lƣu lâu đời, nhƣng nó chỉ thực sự bùng nổ khi Nguyễn Hoàng khai mở
đất Đàng Trong và phát triển rực rỡ trong bốn thập niên đầu thế kỉ XVII
(1601-1635). Thời kì Shuinsen là thời đại của thƣơng mại Đàng Trong, nó đã
làm thay đổi bộ mặt Đàng Trong và góp phần quan trọng vào giao lƣu kinh tế,
văn hóa - xã hội. Hệ thống các cảng thị đƣợc hình thành và phát triển ở khu
vực miền Trung với những chứng tích còn lại cho tới ngày nay đã phản ánh
thời hoàng kim của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản.
2.2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN GIAI
ĐOẠN 1635 - 1777
2.2.1. Chính sách đóng cửa của Nhật Bản năm 1635
Nguyên nhân khách quan
Từ đầu thế kỉ XVI, các nƣớc phƣơng Tây bắt đầu thâm nhập và nhòm
ngó tới nhiều quốc gia châu Á trong đó có Nhật Bản. Quá trình thâm nhập đó
đã gây ra nhiều chuyển biến lớn trong đời sống chính trị và quan hệ bang giao
giữa các quốc gia trong khu vực. Một mặt chính quyền các nƣớc muốn mở
cửa để liên hệ với phƣơng Tây để mở rộng giao thƣơng, mua bán vũ khí, học
tập kỹ thuật tiên tiến. Mặt khác, họ cũng lƣờng tính đến vấn đề chủ quyền, an
ninh quốc gia. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới thái độ nghi ngờ, kỳ thị và
cuối cùng là thực thi chính sách đóng cửa của các nƣớc trong khu vực.
Tôn giáo là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới chính sách đóng cửa
của Nhật Bản với Phƣơng Tây. Nhật Bản thời kỳ tồn tại dƣới chế độ Mạc phủ

40
Tokugawa và đang nằm dƣới sự trị vì của Ieyasu. Trong chiến lƣợc phát triển
đất nƣớc, Iyeasu luôn chú trọng tới sự phát triển kinh tế và coi ngoại thƣơng
là ngành kinh tế cần thiết để tăng cƣờng sức mạnh đất nƣớc. Tuy nhiên, để
bảo vệ sự thống nhất đất nƣớc, giữ vững thế ổn định về chính trị, Mạc phủ đã
đặt vấn đề chủ quyền dân tộc lên trên hết.Ieyasu là ngƣời hiểu rõ mối liên hệ
chặt chẽ giữa kinh tế và tôn giáo. Trong một thời gian dài, chính quyền Edo
đã có thái độ khoan dung với đạo Thiên chúa giáo và muốn tách vấn đề tôn
giáo ra khỏi những liên hệ kinh tế nhƣng chủ trƣơng này đã không thực hiện
đƣợc. Lúc này, thông qua quan hệ thƣơng mại với các nƣớc, thế lực của các
lãnh chúa tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Điều này đã thách thức nghiêm trọng đến
địa vị kinh tế, chính trị của Mạc phủ. Năm 1613, Mạc phủ đã ra lệnh cấm đạo
trên toàn quốc. Để khuyến khích sự phát triển của sản xuất trong nƣớc, bảo vệ
sự thống nhất dân tộc,chủ quyền lãnh thổ và ngăn chặn nguy cơ nổi dậy của
các lãnh chúa địa phƣơng và cũng là để bảo vệ địa vị thống trị của mình, Mạc
phủ đã đi đến quyết định đóng cửa đất nƣớc.
Nguyên nhân chủ quan
Do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản thời kỳ Châu ấn
thuyền, chính quyền Edo đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của các lãnh chúa đồng
minh, nắm đƣợc quyền phân cấp ruộng đất và nhiều nguồn tài nguyên quý giá
khác mà chính quyền Edo đã duy trì đƣợc ƣu thế chính trị tuyệt đối của mình.
Đồng thời, Mạc phủ cũng nhận rõ những thiệt hại của Nhật Bản trong buôn
bán với các nƣớc và tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Tác giả Ch. Borri cho biết
“hàng năm người Nhật đem 4-5 triệu lạng bạc đến mua tơ lụa của Đàng
Trong” [8, tr. 9].Chính sách độc đáo này không những đã khẳng định đƣợc uy
lực của chính quyền Trung ƣơng mà còn góp phần vào việc cải thiện diện
mạo trong quan hệ quốc tế sau những xung đột với các nƣớc láng giềng vào
cuối thế kỉ XVI. Thông qua việc thực hiện chế độ Shuinsen, Mạc phủ muốn

41
kiểm soát đƣợc quan hệ thƣơng mại với các nƣớc tiến tới phá vỡ thế độc
quyền của thƣơng nhân Bồ Đào Nha. Mạc phủ cùng lúc cũng kiểm soát gắt
gao hơn các thuyền buôn Nhật Bản đi ra nƣớc ngoài. Không những bắt buộc
có Shuinsen (châu ấn thuyền), các thuyền buôn phải đƣợc chức Rôjuu (lão
trung) cấp cho Rôjuu hôsho (Lão trung phụng thƣ), một loại giấy phép thứ
hai. Đó là chế độ Hôshobune (phụng thƣ thuyền). Thế rồi năm 1635, có lệnh
của Mạc phủ không cho phép ngƣời Nhật Bản ra nƣớc ngoài cƣ trú đƣợc phép
trở về nƣớc, lại giới hạn thuyền nhà Minh chỉ đƣợc cập bến một cảng là
Nagasaki mà thôi.
Nội dung chính sách đóng cửa
Thời kỳ Shogun Iemitsu, từ 1633-1641 đã ban hành 5 sắc lệnh “tỏa
quốc” nhằm hạn chế việc buôn bán với nƣớc ngoài, đóng cửa đất nƣớc. Lịch
sử vẫn thƣờng gọi là “Sakoku” (Tỏa quốc lệnh). Đạo luật đầu tiên ban hành
năm 1633, thực chất là “sắc lệnh” của Mạc phủ gửi cho phụng hành Nagasaki,
gồm 17 điều với những nội dung cơ bản sau:
- Tuyệt đối cấm bất kì tàu buôn nào không có giấy phép có giá trị, đƣợc
rời Nhật Bản ra nƣớc ngoài.
- Những ngƣời Nhật ở nƣớc ngoài dƣới 5 năm đƣợc phép về nƣớc,
nhƣng nếu tiếp tục ra đi sẽ bị kết án tử hình.
- Các tàu buôn nƣớc ngoài muốn đến Nhật Bản phải đƣợc phép của
chính quyền Mạc phủ [41, tr.65-67].
Các đạo luật tiếp theo đƣợc ban hành vào năm 1635 và 1636, khẳng
định đạo luật 1633 và nhấn mạnh thêm các điều khoản:
- Tuyệt đối cấm tàu buôn Nhật Bản và ngƣời Nhật Bản ra nƣớc ngoài,
ngƣời nào trốn sẽ bị treo cổ.
- Cho phép nhập lụa thô của Trung Quốc.

42
- Quy định thể lệ đối với tàu nƣớc ngoài vào Nhật và có một số điều ƣu
tiên đối với ngƣời Bồ Đào Nha.
- Ngƣời nƣớc ngoài phải chuyển về sống tập trung ở đảo Deshima
[41, tr.65-67].
Đến năm 1636, về cơ bản “lệnh tỏa quốc” đƣợc thực hiện hoàn toàn. Tất
cả những đạo luật trong những năm 1633 - 1636 đã thể hiện sự cô lập của Nhật
Bản, trừ một số quan hệ không trực tiếp với nƣớc ngoài thông qua những tàu
buôn của Trung Hoa, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Những tàu buôn của các nƣớc
này chỉ đƣợc phép vào những cảng nhất định và bị kiểm soát chặt chẽ.
“Năm 1715, chính quyền Nhật còn giới hạn tổng giá trị của nền ngoại
thương ở con số 3.000 kan (30.000 lạng bạc) được ấn định cho Đàng Trong”
[43, tr.149]. Điều này có nghĩa là, thời kì trƣớc đó, đặc biệt là thời kì Shuinsen
tổng giá trị của nền ngoại thƣơng vƣợt xa con số 30.000 lạng bạc rất nhiều.
Nhƣ vậy, chính sách “tỏa quốc” của Mạc phủ xuất phát từ những nghi
kỵ trong vấn đề tôn giáo cho đến vấn đề “chảy máu tài nguyên” đã gây ra rất
nhiều thiệt hại cho Nhật kiều. Đặc biệt, những Nhật kiều đang ở nƣớc ngoài,
họ sống bằng nghề buôn bán, không tham gia sản xuất kinh tế tại quê hƣơng
cũng nhƣ nƣớc sở tại họ đang sống, điều này đã làm cho những phố xá của
Nhật kiều ở Đàng Trong nhanh chóng rơi vào thời kì lụi tàn.
2.2.2. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thông qua công ty
VOC của Hà Lan
Sau khi Nhật Bản ban hành chính sách “đóng cửa”, thời kì Châu ấn
thuyền Đàng Trong - Nhật Bản chấm dứt. Tuy nhiên, thƣơng mại hai nƣớc
vẫn đƣợc tiếp tục thông qua trung gian của VOC (Hà Lan) và Hoa kiều. Tình
hình này kéo dài cho tới cuối thế kỉ XVII.Từ những thập niên đầu của thế kỉ
XVII, ngƣời Hà Lan đã chú ý đến thị trƣờng Đại Việt và cố gắng tìm mọi
cách thiết lập mối quan hệ buôn bán với Đàng Trong.

43
Mở đầu cho quan hệ này là “chuyến đi vào năm 1601 tới Đàng Trong
của hai thương nhân Hà Lan - Jerominrus Wonderer và Aibert Cornelis
Ruyll. Khi thương điếm Hirado được thiết lập, người Hà Lan càng đẩy mạnh
quan hệ thương mại với Đàng Trong” [49, tr.126]. Đã có nhiều chuyến tàu
của VOC từ Hirado đến Đàng Trong. Ch. Borri có ghi chép lại “Chúa Đàng
Trong không từ chối một nước nào muốn tới, mà còn để cho tất cả các loại
người xứ lạ tự do vào, người Hà Lan cũng tới đó như người các nước khác,
tàu của họ chất đầy nhiều thứ hàng hóa khác nhau” [8, tr.24]. Năm 1633,
VOC đã quyết định xây dựng chiến lƣợc buôn bán với Đàng Trong. Từ năm
1633-1637, mỗi năm có hai tàu của VOC từ Hirado đến Đàng Trong. Thƣơng
điếm của VOC đƣợc thiết lập ở Đàng Trong vào năm 1636.
“Ngày 20 - 7 - 1634, tàu Hà Lan Grootebroek bị bão ở đảo Paracel,
thuyền trưởng Jean de Sormeau và 8 thủy thủ được cứu sống, được người
Nhật là Kiko ở Hội An chăm sóc, nhưng lại bị chúa Nguyễn tịch thu tiền và
hàng hóa” [49, tr.126].
“Tháng 11 - 1641, hai tàu Hà Lan là Builden Buis và Maria de
Medicias bị bão đánh dạt vào Hội An, lại bị chúa Nguyễn tịch thu 18 súng và
82 thủy thủ bị bắt giam” [49, tr.126].
Sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) mất, chúa Nguyễn Phúc
Tần lên thay (1648-1687). Ngày 9 - 12- 1651, VOC cử Verstegen đến gặp
chúa Nguyễn Phúc Tần, thƣơng thuyết và: “một hiệp ước được kí kết vào năm
1651 và một trạm buôn bán mới được khai trương ở Hội An” [21, tr.22]. VOC
đã tiếp cận và nhanh chóng nắm bắt đƣợc nhu cầu của các nhà lãnh đạo Đàng
Trong đang cần kim loại để đúc súng chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nên
các thƣơng nhân VOC đã mua tất cả các đồng tiền cũ của Nhật Bản và chở đến
Đàng Trong, bán cho các chúa Nguyễn. “Năm 1633, VOC đem đến Đàng
Trong 930 xâu tiền Eiraku (một loại tiền Nhật Bản) và 360 xâu vào năm
1634” [43, tr.154] để bán cho các chúa Nguyễn, họ thu lời từ việc bán tiền kim

44
loại. Sau năm 1635, thƣơng nhân VOC trở nên hăng hái hơn khi Nhật Bản
“tỏa quốc”, tiền đồng của Nhật Bản bán tại Đàng Trong với giá cao hơn.
“Thương Nhân Hà Lan mua tiền đồng tại Nhật Bản không quá một lạng một
xâu (quan) và bán tại Đàng Trong với giá 10,56 lạng một xâu” [43, tr.155].
Thƣơng nhân VOC (Hà Lan) cho rằng tiền kim loại là món hàng có lời nhất tại
Đàng Trong.
Tuy nhiên, từ năm 1635, do lệnh cấm của chính phủ Nhật, việc buôn
bán của ngƣời Nhật ở Đàng Trong thƣa dần, mặc dù hàng tơ lụa của ngƣời
Việt vẫn đƣợc ngƣời Nhật ƣa chuộng (mua lại của thƣơng nhân Hà Lan).
Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản: “Thời gian từ năm 1641 đến 1654, trong
tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các nước đến bán ở Nhật Bản có 51%
nhập từ Đại Việt…” [49, tr.153].
Tuy nhiên, VOC gặp nhiều khó khăn trong quan hệ mậu dịch với Đàng
Trong. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này: VOC đến Đàng Trong sau nên
gặp nhiều địch thủ đáng nể nhƣ Bồ Đào Nha, Trung Hoa và đặc biệt là ngƣời
Nhật. Mặt khác, chúa Nguyễn lại không có quan hệ tốt với VOC: khi cứu tàu
Hà Lan bị nạn thì tịch thu hàng hóa, súng đạn. Nguyên nhân quan trọng của
việc này là do quan hệ đồng minh giữa chúa Trịnh với Hà Lan làm cho chúa
Nguyễn: “Lo ngại rằng họ sẽ lắng nghe lời thỉnh cầu và giúp đỡ của nhà
Trịnh đã dẫn đến rắc rối với nhà Nguyễn”[49, tr.146].
Nếu nhƣ quan hệ của VOC gặp nhiều khó khăn ở Đàng Trong thì quan
hệ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lại khá thuận lợi. Chính sách đóng của của
Nhật Bản năm 1635 đã mở ra một con đƣờng mới, đầy triển vọng cho hoạt
động thƣơng mại của VOC với Đàng Ngoài. Nhật kiều ở Đàng Ngoài đã tích
cực giúp đỡ và môi giới cho VOC đặt quan hệ với chúa Trịnh. Vì vậy, chúa
Trịnh đã cho phép VOC lập một thƣơng điếm ở phố Hiến vào năm 1637. Từ
đây, VOC đã thay thế vai trò mậu dịch của thƣơng nhân Nhật Bản.

45
Nhƣ vậy, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong với Nhật Bản thông qua
VOC kém năng động hơn rất nhiều so với Đàng Ngoài. Các chúa Nguyễn
không tin tƣởng phƣơng Tây nên hoạt động buôn bán đối với thƣơng nhân Hà
Lan cũng kém phát triển. Ngƣời Nhật ở Đàng Ngoài làm môi giới, trung gian
cho VOC và đƣợc chúa Trịnh chấp nhận, cuộc sống của Nhật kiều ở Đàng
Ngoài khá giả hơn so với Nhật kiều ở Đàng Trong.
2.2.3. Tình hình thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thông qua thƣơng
nhân Hoa Kiều
Trong thời gian này, nhà Thanh đã lên nắm quyền cai trị (1664-1911),
tình hình chính trị ở Trung Hoa đã đƣợc ổn định. Trung Quốc tiếp tục tham
gia vào hệ thống buôn bán Châu Á và thƣơng nhân Hoa kiều cũng đẩy mạnh
cạnh tranh với thƣơng nhân các nƣớc khác, tác động mạnh đến quan hệ
thƣơng mại Đàng Trong với Nhật Bản.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc luôn là bạn hàng lớn
của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Nhật Bản.
Quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc - Nhật Bản có thời kì bị gián đoạn. Dƣới
thời Mạc phủ Tokugawa Ieyasu đã tìm mọi cách để khôi phục nhƣng không
thành công. Việc buôn bán giữa Trung Quốc - Nhật Bản từ sau “tỏa quốc”
(1635) có điều kiện phát triển, chủ yếu là do tƣ nhân thực hiện. Sau khi Mãn
Thanh lên cầm quyền ở Trung Hoa, số lƣợng ngƣời Hoa tới Đàng Trong cƣ
ngụ và buôn bán ngày một nhiều. Họ đã lập nên phố ngƣời Hoa bên cạnh sự
có mặt của phố Nhật.
Số lƣợng tơ lụa mà Hoa Kiều mua ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài
đem tới Nhật Bản chiếm một tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Từ 1641 - 1682, số lƣợng tơ sống từ Việt Nam đƣa vào Nhật Bản
qua tàu Trung Hoa là 672.165 catties (1 catties = 0,6045kg), chiếm
1/2 (1.4775345 catties) tơ trắng do Trung Hoa sản xuất và nhập
vào Nhật Bản. Trong đó 71% tơ sống này do Đàng Ngoài sản xuất
và qua tàu Trung Quốc chuyển sang Nhật Bản. Chúng ta có thể

46
nhận thấy rằng từ 1641 - 1682, số lƣợng Sittouw (là loại tơ đƣợc
quay từ đầu kén) đƣa vào Nhật là 271.258 catties, chiếm 70% số tơ
nhập vào Nhật Bản. Số tơ này đƣợc sản xuất ở cả Đàng Trong và
Đàng Ngoài. Còn tơ vàng (Bogie) đƣa vào Nhật có khoảng 110.922
catties, chiếm 4,6% số lƣợng tơ nhập, 30.5% số tơ này do Đàng
Trong sản xuất [49, tr.134].
Số tàu thuyền Trung Hoa đến Nhật từ nhiều cảng biển khác nhau trong
khu vực nhƣng những tàu thuyền từ Việt Nam đến Nhật Bản chiếm số lƣợng
khá lớn trong các cảng ở Đông Nam Á.
Bảng 2.2: Thuyền Trung Hoa từ Việt Nam tới Nagasaki (1651-1700)

Đàng Đàng Cam Ban Cảng Tổng


Thập kỉ Xiêm Patani
Ngoài Trong bodia ten Hà Lan số

1651-1660 15 40 37 28 20 1 2 143
1661-1670 6 43 24 26 9 0 14 122
1671-1680 8 41 10 26 9 1 38 133
1681-1690 12 25 9 31 9 0 23 109
1691-1700 6 29 23 19 7 1 18 103

Tổng cộng 47 178 103 130 54 3 95 610


Nguồn: [49, tr.134]

Bảng 2.3: Thuyền Trung Hoa từ Việt Nam tới Nhật Bản (1647 - 1700)
Tong Quảng Cam Ban
Thập kỉ Xiêm Patani Malacca Jakacta
King Nam bodia tam

1647-1650 7 11 4 1 4
1651-1660 15 40 37 28 20 2 1
1661-1670 6 43 24 26 9 2 12
1671-1680 12 40 10 23 2 31 1
1681-1690 12 29 9 25 8 4 18
1691-1700 6 30 22 20 7 2 16 1

47
Tổng cộng 58 193 106 122 47 8 83 3
Nguồn: [49, tr.135].

Ngƣời Hoa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế
Đàng Trong. Họ là những thƣơng nhân có vốn lớn, thƣờng là chủ thuyền.
Trong số các tàu thuyền Trung Hoa từ Việt Nam đến Nhật Bản thì số lƣợng
tàu đi từ Đàng Trong luôn luôn cao hơn so với Đàng Ngoài và các khu cảng
khác trong khu vực. Hoạt động của Hoa kiều thời kì này là rất sôi động, họ
nắm giữ con đƣờng thƣơng mại Việt Nam và Nhật Bản. Nguyên nhân do ở cả
Đàng Trong và Đàng Ngoài thƣờng xảy ra nội chiến, điều này không tạo điều
kiện cho các thƣơng thuyền đi xa buôn bán. Mặt khác, dân Đàng Trong không
thông thạo việc đi biển xa và họ cũng không thích đi xa nên vai trò buôn bán
trên biển thuộc về thƣơng nhân Hoa kiều.
Nhiều thƣơng nhân ngƣời Hoa tới Đàng Trong, nhờ có học thức, thông
thạo tình hình buôn bán, khôn khéo cƣ xử nên đƣợc chúa Nguyễn ở Đàng
Trong tin dùng, thƣờng giao cho làm cai tàu, kí lục, thông ngôn... lo về ngoại
thƣơng. “Một thương nhân người Hoa tên là Tsoucock ở Tourane được cử
giữ chức Thông sự, ông ta đã cùng một người Nhật là Domingo đón tiếp
người Hà Lan khi họ tới Quảng Nam” [49, tr.124].
Năm 1673, hoàng tử Diễn (con Nguyễn Phúc Trăn) viết thƣ “vay 5000
lạng bạc của thương gia người Hoa là Wei Ju Shi, buôn bán nhiều năm ở
Đàng Trong” [49, tr.136]. Wei Ju Shi chính là Ngụy Cửu Sử, sang Nhật từ
1653 cùng với ngƣời anh là Lục Sứ, chuyên buôn bán hàng hóa tuyến
Nagasaki - Hội An - Nagasaki. Khi ngƣời anh mất, Cửu Sử điều hành công
việc và đến Hội An buôn bán rất hiệu quả; gia đình họ trở thành một thƣơng
gia lớn ở Hội An. Năm 1666, Ngụy Cửu Sử đƣa vợ con sang Nagasaki. Hoàng
tử Diễn đề nghị Ngụy Cửu Sử mua giúp một số hàng, trong thƣ có viết:

48
Nay trong lúc đang chỉnh duyệt lại binh sĩ, sửa sang lại khí giới
ngày thƣờng phải tiêu phí hơn ngàn lƣợng, đƣợc biết ngƣời bạn
khách hiền có tài kinh doanh lại đƣơng lúc làm ăn đắc ý có phần để,
phần dƣ của cải cũng nhƣ sức lực. Kẻ hèn này xin phiền cho mƣợn
số bạc 5000 lƣợng để cúng vào nhu dụng, đợi đến lúc thuận chiều
trở lại, tàu cập bến tệ bang, xin kính cẩn trả lại ngọc bích, không dƣ
sai tơ hào. Nhƣ sẵn lòng, hạ cố xin gửi cho viên thuyền chủ Ngô
Thuận Quang mang về [49, tr.136-137].
Chúa Nguyễn thƣờng gửi thƣ và hàng hóa của mình tới Nhật Bản qua
những chuyến đi của Hoa kiều và VOC. Nhƣ vậy, Hoa kiều đã có một thế lực
khá lớn về kinh tế và chính trị ở Đàng Trong.
Năm 1688, Nguyễn Phúc Trăn (Nghĩa Vƣơng) đã giao cho chủ tàu
ngƣời Hoa là Hoàng Khoan Quan đem hàng hóa sang Nagasaki bán và
chuyển thƣ tới Mạc phủ thỉnh cầu việc đúc tiền đồng. Trong thƣ viết: “Điều
mong muốn đối với Quý quốc là Quý quốc làm luật lưu thông tiền đồng ở nước
ngoài... và hai quốc gia chúng ta cùng được lợi” [18, tr.176-177].
Ngoài thƣơng nhân VOC (Hà Lan) thì ngƣời Trung Hoa cũng đã đem
tới Đàng Trong một số lƣợng lớn tiền kim loại Nhật Bản“Tháng 9 - 1637, 4
chiếc thuyền của người Hoa chở từ Nhật Bản tới Đàng Trong 4.500 đến 5.000
lạng Schuit bạc, 2 triệu zenes và 600 picul sắt” [43, tr.157]. Tiền kim loại
đƣợc đem tới Đàng Trong một mặt dùng để trao đổi, mặt khác đƣợc dùng để
đúc vũ khí “năm 1636, một chiếc thuyền của người Hoa chở một số lượng
tiền Nhật trị giá 30.000 lạng bạc từ Nagasaki tới Đàng Trong. Vì các đồng
tiền này kém chất lượng nên chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Lan) đã mua để đúc
súng” [43, tr.157]. Thƣơng nhân Trung Hoa cũng thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ
việc buôn bán này.

49
Mặc dù vậy, Nhật Bản ngày càng kiểm soát chặt chẽ đối với thƣơng
nhân Trung Quốc nên họ cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động buôn bán.
Năm 1685, Mạc phủ đã qui định mức nhập khẩu là 300.000 lạng bạc đối với
ngƣời Hà Lan, 600.000 lạng bạc đối với Hoa kiều, tức là chỉ bằng một phần
nhỏ giá trị số hàng chở đến Nagasaki. Nguyên nhân của sự hạn chế này là do
Nhật Bản muốn ngăn chặn nạn “chảy máu” kim loại quý, nên phải áp dụng
những biện pháp chặt chẽ hơn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Một lệnh khác
còn quy định hàng năm chỉ cho phép 70 tàu Trung Quốc đƣợc đến Nagasaki.
Tuy vậy, vai trò của thƣơng nhân Hoa kiều đối với thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản vẫn tiếp tục giữ đƣợc cho tới cuối thế kỉ XVII.
Năm 1695, chín ngƣời Việt từ Hội An đi làm phu dịch ở Gia Định, bị
bão, thuyền họ trôi dạt sang Nhật Bản, đƣợc ngƣời Nhật ở Đảo Địa Ngung
Châu - Ốc Cửu, chăm sóc và gửi qua tàu Trung Quốc trả về nƣớc. Sự kiện này
đƣợc nhắc đến qua thƣ của Quốc Vƣơng An Nam (thực chất là thƣ của chúa
Nguyễn) cảm ơn trấn thủ Trƣờng Kỳ (Nagasaki):
Trộm Nghe: Giao lân cốt tín, là lời dạy của thánh kinh, yêu ngƣời
bởi ân, là bản tâm của nhân giả. Trƣớc kia dân nƣớc An Nam trôi
dạt đến quí quốc, nhờ Trấn Thủ Vƣơng có lòng hiếu sinh, rộng
lƣợng nuôi dƣỡng, gặp có thuyền chủ nhà Lý Đại Minh là Lý Tài
Quan đi qua quý quốc, nghe biết dân An Nam ở đó, nhận đem 9
ngƣời về bản quốc, ân đó khôn xiết kể, biết lấy gì báo đáp. Nay có
lễ mọn thổ sản là một cân Thƣợng Phẩm hƣơng kì nam giao cho
thuyền chủ Lý Tài Quan kính đem làm lễ tạ, nếu còn nghĩ tình xin
nhận cho, để kết hai nƣớc thông thƣơng buôn bán, ngày càng ân ái,
muôn năm lễ trọng bằng núi non [32, tr.292].
Buôn bán giữa Đàng Trong - Nhật Bản đƣợc xây dựng trên cơ sở cấp
chính quyền nhà nƣớc nên dù chịu ảnh hƣởng của các yếu tố chính trị, lịch sử,

50
xã hội thì nó không thể một lúc mà chấm dứt ngay đƣợc, mà nó vẫn còn tồn
tại và chờ đợi một thời điểm thích hợp sẽ lại trỗi dậy. Đó cũng là một thử
thách cho quan hệ Đàng Trong với Nhật Bản để quan hệ đó trở nên bền chặt
và tốt đẹp hơn ở giai đoạn sau.

Tiểu kết chƣơng 2


Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn đƣợc
chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa đến khi Mạc phủ thi hành chính sách đóng cửa (1558-1635) mà thịnh đạt
nhất là bốn thập niên đầu thế kỉ XVII (1601-1635), giai đoạn 2 từ khi Mạc
phủ “tỏa quốc” cho đến khi kết thúc cục diện thời kỳ các chúa Nguyễn ở
Đàng Trong (1635-1777). Giai đoạn thƣơng mại đầu tiên diễn ra và mang lại
nhiều hệ quả tốt đẹp cho cả Đàng Trong và Nhật Bản. Quá trình giao lƣu
thƣơng mại đã thúc đẩy sự giao lƣu văn hóa, xã hội Đàng Trong. Các đô thị
cổ hình thành và phát triển góp phần quan trọng vào quá trình đô thị hóa ở
Đàng Trong.
Sau năm 1635, Mạc phủ thi hành chính sách đóng cửa đã giáng một
đòn mạnh đối với Nhật kiều ở Đàng Trong. Phố Nhật ở Hội An suy giảm rõ
rệt. Trên thực tế, sự phát triển của phố Nhật ở Hội An là tự phát. Nhật kiều ở
Hội An không tham gia vào sản xuất ở nƣớc sở tại. Cơ sở kinh tế của Nhật
kiều là thƣơng mại, do tƣ nhân buôn bán Shuinsen với thị trƣờng trong nƣớc.
Khi “tỏa quốc”, mối liên hệ trên chấm dứt, gây ảnh hƣởng mạnh tới sinh hoạt
và hoạt động thƣơng mại của cƣ dân phố Nhật. Vốn liếng và hàng hóa của họ
không thu hồi đƣợc.
Nhật kiều chỉ làm trung gian, môi giới giữa ngƣời Việt và ngƣời
phƣơng Tây, nhƣng lại gặp đối thủ là ngƣời Hoa mạnh hơn, đông đảo hơn, tập
hợp trong tổ chức “Minh hƣơng”. Phố Nhật lại ở gần phố của ngƣời Tàu,
khiến cho ngƣời Nhật thƣờng xuyên chịu sức ép của Hoa kiều. Khi chế độ

51
Shuinsen đƣợc khuyến khích, ngƣời Nhật độc chiếm thị trƣờng nên có thể
cạnh tranh với Hoa kiều, vốn và lợi nhuận của họ tăng nhanh. Sau “tỏa quốc”,
Hoa kiều ngày càng đông, lúc này thế lực của Nhật kiều ở Hội An suy yếu
nhanh chóng. Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản suy yếu dần từ đây.
Quan hệ hai thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản giai đoạn 1635 - 1777
tuy diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau do biến đổi của lịch sử nhƣng vẫn
đƣợc duy trì. Sau khi Nhật Bản thi hành lệnh “tỏa quốc”, quan hệ thƣơng mại
Đàng Trong Nhật Bản dù không đƣợc tiến hành trực tiếp nhƣ trƣớc nhƣng vẫn
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của cả hai nƣớc chứ không
chấm dứt hẳn.

52
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢN THỜI KỲ CÁC CHÚA NGUYỄN
(1558 - 1777)

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG -


NHẬT BẢN
3.1.1. Hoạt động thƣơng mại mang tính chất một chiều
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản là quan hệ giữa hai chính
quyền, mà chủ yếu là giao lƣu trực tiếp với Đàng Trong do thƣơng nhân Nhật
Bản tiến hành. Các thƣơng nhân Nhật chủ động tới buôn bán ở Đàng Trong,
đƣợc sự đồng ý và giúp đỡ của chúa Nguyễn họ đã lƣu lại và lập phố, buôn
bán ở Hội An. Nhiều thƣơng gia Nhật còn lấy vợ là ngƣời Việt để tiện việc
làm ăn, sinh sống. Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt của
con ngƣời nhƣng ngƣời Việt nơi đất Đàng Trong thì “không ưa và không có
khuynh hướng đi các nơi khác để buôn bán, cũng như không bao giờ ra khơi
quá xa đến độ không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của tổ quốc yêu quý
của họ, mặc dầu họ dễ dàng cho người ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ
thích thú khi thấy người ta buôn bán trong lãnh thổ của họ” [43, tr.176]. Trên
đất Đàng Trong, ngƣời Tàu và ngƣời Nhật là những ngƣời làm thƣơng mại
chính yếu. Họ chủ động tới và buôn bán Đàng Trong trong vòng 6 tháng đầu
năm, những tháng cuối mùa hè, họ lại theo gió mùa về phƣơng Bắc, mang
theo những thuyền đầy hàng hóa về Nhật Bản. Năm sau, những thƣơng nhân
ấy lại dong buồm tới mang theo những thứ hàng hóa mà Đàng Trong không
có nhƣ tiền đồng, vũ khí để bán cho Đàng Trong.

53
Tuy nhiên, mối quan hệ hai bên Đàng Trong - Nhật Bản không mang
tính chất thần thuộc mà chỉ phụ thuộc lẫn nhau, có tính tƣơng đối và chủ yếu
là quan hệ kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị - xã hội Đàng Trong và Nhật Bản lúc
bấy giờ, để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nên việc phát triển hàng hải,
ngoại thƣơng không đặt ra cấp bách. Hoạt động ngoại thƣơng thời kì này chủ
yếu là trao đổi những sản phẩm tự nhiên chứ không phải là trao đổi những
hàng hóa đƣợc sản xuất. Bên cạnh đó, ở Đàng Trong nói riêng, ở Việt Nam
nói chung, đất nƣớc bị chia cắt, nội chiến liên miên là trở ngại lớn cho việc ra
nƣớc ngoài của ngƣời Việt Nam.
Mặt khác, các chính sách của chính quyền Đàng Trong chỉ mang tính
hƣớng nội. Các chúa Nguyễn cho phép ngƣời dân tự do buôn bán, đồng thời cử
các hoàng tử trực tiếp tham gia vào hoạt động thƣơng mại góp phần thúc đẩy
giao lƣu buôn bán Đàng Trong thêm phần sôi động. Tuy nhiên, chính quyền
không cử thƣơng nhân, tàu bè của mình đi buôn bán với các nƣớc xung quanh.
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản cũng giống nhƣ quan hệ
thƣơng mại Đàng Trong với Trung Quốc, phƣơng Tây và với các quốc gia
khác. Các thƣơng nhân Trung Quốc, Nhật Bản, phƣơng Tây... thƣờng lui tới
Đàng Trong buôn bán, trao đổi hàng hóa mà không thấy các chúa Nguyễn cử
các thƣơng thuyền, thƣơng nhân của mình tới buôn bán ở các quốc gia khác.
Các nƣớc nhƣ Xiêm xuất gạo, da đanh tới Đàng Trong, các thƣơng nhân
Brunei mang tới long não, tơ lụa sản xuất ở Trung Hoa cũng đƣợc đƣa tới
Đàng Trong... Đàng Trong với vị trí thuận lợi đã hấp dẫn thƣơng gia các nƣớc
nhờ vai trò “chuyển khẩu”. Ngƣời dân nơi đây có thể hoàn toàn sống bằng
thƣơng mại. Trong khi quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản chỉ diễn
ra một chiều trong suốt thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777) thì thƣơng
mại Nhật Bản với các nƣớc khác nhƣ Nhật Bản - Trung Quốc, Nhật Bản -
Xiêm... diễn ra hai chiều và vô cùng sôi động.

54
3.1.2. Hoạt động thƣơng mại giai đoạn đầu phát triển hơn giai đoạn sau
Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558-
1777) trải qua hai giai đoạn lớn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu khi Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đến khi Mạc phủ chính thức ban hành chính
sách đóng cửa(1558-1635). Suốt thời kì này, thƣơng mại đã diễn ra nhiều sự
kiện lớn, tác động sâu sắc tới cả Đàng Trong và Nhật Bản.
Giai đoạn đầu từ khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa
(1558) đến năm khi Mạc phủ ban hành lệnh “Tỏa quốc” (1635). Theo Chen
Ching Ho (Trần Kinh Hòa), tổng số Shuinjo mà Mạc phủ cấp cho tàu buôn từ
Nhật đi ra nƣớc ngoài vào thời kỳ Shuinsen (1604-1635) là 331 và số tàu đến
các nƣớc nhƣ sau:
Đàng Ngoài: 35 chiếc
Đàng Trong: 86 chiếc
Cao Miên: 41 chiếc
Trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ XVII thì chừng 1/2số tàu trong số
331 tàu đến vùng đấtở Việt Nam, Chân Lạp, Lan Xang đã đến
Quảng Nam ở Đàng Trong và số tàu đó lại chiếm 1/4 trong 331
Shuinjo. Tổng số Shuinjo đƣợc cấp cho tàu từ Nhật Bản trong thời
kì Shuinsen là 356, trong đó có 73 tàu đến Đàng Trong và 47 tàu
đến Đàng Ngoài [49, tr.114].
Đàng Trong đƣợc biết đến nhƣ một nơi trao đổi hàng hóa. Hàng hóa ở
Đàng Trong rất đa dạng gồm tơ, lụa, đồ gốm sứ, đƣờng, hồ tiêu, sừng trâu, voi,
ngà voi, sáp ong, gỗ trầm hƣơng, kỳ nam... Trong số những mặt hàng này thì
có tới 1/3 hàng hóa không phải do Đàng Trong sản xuất. “Điều này không lạ là
vì từ đầu thế kỉ XVII, cái hấp dẫn các thương gia đến Đàng Trong hơn hết
chính là vai trò “chuyển khẩu” của Đàng Trong nhờ vị trí thuận lợi của nó về
mặt địa dư và một thời việc buôn bán giữa Trung Hoa và Nhật Bản bị cấm

55
cản” [43, tr.134]. Các thƣơng cảng phục vụ cho buôn bán ở Đàng Trong rất
phát triển, đặc biệt là Hội An. Nhờ hoạt động thƣơng mại sôi động nên “Hội
An trở nên phồn thịnh đến độ dân cư ở đây có thể gần như hoàn toàn sống
bằng thương mại” [43, tr.134]. Ở Hội An không thứ gì là không có. Sự phong
phú này là đặc điểm của nền thƣơng mại ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVII
và XVIII và góp phần giải thích tại sao cảng chính của Đàng Trong đƣợc đánh
giá là “hơn hết tất cả các cảng khác của Đông Nam Á” [43, tr.134].
Thời gian sau khi Mạc Phủ thực hiện “đóng cửa” (1635), các hoạt động
thƣơng mại của Đàng Trong - Nhật Bản lắng dần xuống. Mặc dù những hoạt
động giao thƣơng vẫn đƣợc tiếp tục nhƣng lại qua trung gian của VOC và
Hoa kiều. Với đạo luật đƣợc ban hành năm 1633, về cơ bản, các thƣơng nhân
Nhật không còn đƣợc khuyến khích buôn bán với nƣớc ngoài, kể cả Đàng
Trong. Sau khi Nhật Bản thực hiện “bế quan tỏa cảng”, các thƣơng nhân Nhật
không còn lui tới Đàng Trong nhƣ trƣớc nữa. Lúc này “Nhật kiều chuyển
sang làm trung gian cho các thương gia người Hà Lan và Trung Hoa. Năm
1637, người Nhật được lời không quá 15.000 lạng bạc qua trung gian các
thương gia người Hoa” [43, tr.113].
Năm 1689, để giảm số mắt xích thƣơng mại, “chính phủ Nhật Bản đã
giới hạn số thuyền của người Hoa được phép vào Nhật xuống 70 chiếc mỗi
năm. Đàng Trong được 3 chiếc, Cao Miên và Xiêm mỗi nước được 2, Đàng
Ngoài được một”. Năm 1715, chính quyền Nhật Bản nhận thấy “con số 70
còn quá cao nên đã giảm xuống còn 30 mỗi năm và chỉ cho phép một thuyền
mỗi năm từ mỗi nước Đông Nam Á” [43, tr.133-115]
Phố Nhật ở Hội An trở nên tiêu điều, xơ xác. “Đến cuối thế kỉ XVII,
khu phố Nhật ở Hội An đã suy tàn, năm 1695 chỉ còn lại 4, 5 gia đình của
người Nhật. Cũng năm đó, Thích Đại Sán đến Hội An chỉ nhắc đến chiếc cầu
Nhật Bản chứ không nhắc đến Nhật kiều”[5, tr.233].

56
Nhƣ vậy, thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản trƣớc và sau năm 1635
có sự thay đổi theo chiều hƣớng đi xuống nhƣng không chấm dứt hẳn.
Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp dẫn đến hiện tƣợng này là do chính sách “tỏa
quốc”. Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản dù chỉ phát triển rực rỡ trong ba
thập niên đầu thế kỉ XVII nhƣng đã để góp phần quan trọng trong việc phát
triển kinh tế Đàng Trong và thúc đẩy giao lƣu văn hóa xã hội giữa Đàng trong
với văn hóa xã hội Nhật Bản. Đặc biệt, giao lƣu thƣơng mại này đã tạo tiền đề
cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ vƣơng triều Nguyễn và trong các
thế kỷ sau.
3.1.3. Hoạt động thƣơng mại nhằm mục đích trao đổi những mặt hàng
thiết yếu để phát triển kinh tế mỗi nƣớc
Thế kỉ XVI, Việt Nam và Nhật Bản đều diễn ra những biến động chính
trị lớn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, bắt đầu gây
dựng cơ nghiệp cho họ Nguyễn. Ông chịu sự uy hiếp từ chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài, nên tìm mọi cách giao thƣơng, mở rộng quan hệ với bên ngoài. Mục
đích của chúa Nguyễn Hoàng là phát triển kinh tế, trao đổi và mua bán vũ khí
từ ngoài vào để chống lại lực lƣợng của chúa Trịnh.
Việc buôn bán, trao đổi thƣơng mại với Nhật Bản đã góp phần tạo nên
sự tăng vọt của nền kinh tế Đàng Trong đầu thế kỉ XVII. Nhờ vậy, chúa
Nguyễn đã có thể trang bị cho mình những khí giới tiên tiến để có thể chống
cự lại với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đàng Trong với những đặc điểm của một
quốc gia đã ra đời và phát triển trên sự phát triển một cách thành công nền
thƣơng mại và kinh tế trong bốn thập niên đầu thế kỉ XVII.
Ở Nhật Bản, cùng với những chủ trƣơng thiết lập thể chế chính trị, xã
hội mới, Tokugawa Ieyasu cho thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở, khuyến
khích phát triển ngoại thƣơng. Thời kì 1601 - 1635, Nhật Bản mở rộng quan
hệ đối ngoại, tiếp thu những kiến thức mới về kĩ thuật. Nhu cầu trao đổi hàng

57
hóa: bạc và tơ lụa, hƣơng liệu... thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Nhật Bản với các
nƣớc Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong của Việt Nam.
Ngƣời Nhật rất chuộng tơ, lụa ở Đàng Trong.
Ngƣời Nhật tới Đàng Trong thoạt tiên là vì tơ, lụa. Họ có thể mua
tơ lụa ở đây dễ dàng hơn ở các nơi khác vì tại cảng chính là Hội An
có một số ngƣời Nhật sinh sống và những ngƣời Nhật này có thể
thu gom tơ sống trƣớc khi tàu của họ tới. Hoạt động này quan trọng
đến nỗi giá tơ lụa ở Đàng Trong vào thời này lên xuống tùy theo
nhịp độ Châu ấn thuyền tới cảng [43, tr.103].
Ngoài ra, thƣơng nhân Nhật còn yêu thích các loại đặc sản Đàng Trong
nhƣ yến sào, kì nam, trầm hƣơng. Những ngƣời theo Hồi giáo hoặc Phật giáo
có tục hỏa táng với các thứ gỗ thơm, vì vậy các thƣơng nhân nƣớc ngoài và
đặc biệt là thƣơng nhân Nhật đến đây mua rất nhiều.
Trao đổi buôn bán thƣơng mại đã tạo nên những vùng chuyên canh
trồng cây nông nghiệp, dâu tằm, mía, quế... Ngành khai thác lâm sản nhƣ
sừng tê giác, ngàvoi, trầm hƣơng rất phát triển.
Nếu nhƣ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản diễn ra nhằm trao đổi
những hàng hóa thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của mỗi bên thì thƣơng mại
giữa Đàng Trong với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, hàng hóa trao đổi
có phần đa dạng hơn, mục đích chủ yếu là kiếm lời và mở rộng thị trƣờng
buôn bán. Thƣơng nhân Trung Quốc đến buôn bán ở Đàng Trong hay làm
trung gian trong thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản (mua tiền kim loại ở
Nhật Bản với giá thấp, sau đó mang tới Đàng Trong bán với giá cao hơn) chỉ
nhằm mục đích kiếm lời, làm giàu. Thƣơng nhân VOC (Hà Lan), Bồ Đào Nha
đến Đàng Trong buôn bán chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận và tìm kiếm thị
trƣờng. Đây là một điểm khác biệt trong giao lƣu thƣơng mại giữa Đàng
Trong - Nhật Bản và với các quốc gia khác.

58
Nhƣ vậy, từ nhu cầu cần thiết để sinh tồn và phát triển mà Đàng Trong
và Nhật Bản đều mở rộng hoạt động ngoại thƣơng nhằm mục đích phát triển
kinh tế mỗi bên. Điều này đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội của
cả vùng đất mới Đàng Trong phát triển nhanh chóng và về một số mặt nào đó
còn mạnh hơn cả vùng đất Đàng Ngoài.
3.1.4. Thƣơng nhân Nhật Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với thƣơng
nhân nhiều nƣớc khác, nhất là thƣơng nhân Hoa Kiều
Cùng với sự xâm nhập và phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại Đàng
Trong - Nhật Bản, những thƣơng nhân Hoa kiều cũng nhanh chân tìm cho
mình một chỗ đứng thƣơng mại ở Đàng Trong. Đàng Trong vốn là mảnh đất
màu mỡ, giàu có và thuận tiện giao thƣơng, cùng với những chính sách ƣu đãi
của chúa Nguyễn nên nó là điểm dừng chân của thƣơng nhân nhiều nƣớc.
Không chỉ riêng thƣơng nhân Nhật Bản, Trung Quốc mà thƣơng nhân Anh,
Hà Lan... đã đặt chân tới vùng đất này từ rất sớm. Chúa Nguyễn thì lại không
từ chối bất kì nƣớc nào muốn đến buôn bán. Vì vậy, thƣơng nhân Nhật Bản
chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của thƣơng nhân các nƣớc, đặc biệt là đối với
thƣơng nhân Trung Hoa.
Tại Hội An, chúa Nguyễn cho lập phố Nhật dành cho Nhật kiều thì
cũng cho lập phố Khách để Hoa kiều sinh sống và buôn bán. Sự tồn tại song
song của Phố Nhật và Phố Khách phần nào giảm đi phạm vi ảnh hƣởng của
Nhật kiều và thu hẹp vùng buôn bán của họ.
Từ cuối thế kỉ XVI đến năm 1635, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa là những
ngƣời làm thƣơng mại chính yếu ở Đàng Trong. Các Châu ấn thuyền của
Nhật đến Đàng Trong có trọng tải trung bình là 127 tấn. “Nếu trung bình mỗi
năm có 2-3 Châu ấn thuyền tới Đàng Trong thì khối lượng hàng hóa về phía
Nhật sẽ là khoảng 600 tấn, trị giá tối thiểu là 250.000 lạng bạc. Về phía
người Hoa, khối lượng hàng hóa bằng thuyền buôn bán từ Đàng Trong trị giá
từ 4000 lạng đến 19.000 lạng một thuyền” [43, tr.146].

59
Trƣớc khi Mạc phủ thi hành chính sách đóng cửa thì Nhật kiều ở Đàng
Trong có chịu cạnh tranh với Hoa kiều nhƣng có phần đƣợc ƣu ái hơn. Các
chúa Nguyễn thƣờng xuyên thƣ từ qua lại với Mạc phủ. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho Nhật kiều ở Đàng Trong cạnh tranh với thƣơng nhân Hoa kiều,
Mạc phủ đã cấp giấy thông hành cho các tàu buôn nƣớc mình nhằm đảm bảo
sự an toàn và tăng sức cạnh tranh đối với thƣơng nhân các nƣớc khác. Mặt
khác, chúa Nguyễn còn gả công chúa Ngọc Khoa cho một thƣơng gia ngƣời
Nhật tên là Araki Sotaao.
Sau năm 1635, Nhật Bản thi hành chính sách đóng cửa, Nhật kiều ở
nƣớc ngoài càng chịu sự sự cạnh tranh khốc liệt từ phía thƣơng nhân Hoa,
Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha... Sự ra đời của công ty Đông Ấn - Anh (1600),
công ty Đông Ấn - Hà Lan (1602) đã ngăn chặn các thuyền buôn Nhật ra
nƣớc ngoài. Đồng thời, tại Việt Nam, Nhật kiều không còn đủ sức mạnh để
cạnh tranh, buộc phải chuyển sang làm trung gian môi giới cho VOC với chúa
Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. VOC đã độc quyền
mạng lƣới buôn bán Đàng Trong - Trung Hoa - Nhật Bản. Nhật kiều dần mất
đi vai trò chủ đạo trong thƣơng mại với Đàng Trong. Đồng thời, phố Nhật ở
Hội An trở nên tiêu điều, xơ xác.
Nếu nhƣ thƣơng nhân Nhật Bản phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ với
thƣơng nhân Trung Hoa thì ngƣợc lại, thƣơng nhân Trung Hoa khá thuận lợi
trong hoạt động thƣơng mại ở Đàng Trong. Các thƣơng nhân Trung Hoa luôn
có vị thế vững chắc trong thƣơng mại với Đàng Trong bởi vì Trung Hoa vốn
là bạn hàng truyền thống của Việt Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng.
Bên cạnh đó, cƣ dân gốc Hoa cũng chiếm một bộ phận đáng kể, sinh sống ở
vùng đất Đàng Trong gắn với quá trình mở rộng lãnh thổ của các chúa
Nguyễn. Mặt khác, thƣơng nhân Trung Hoa vốn là những ngƣời có vốn lớn,
thƣờng là chủ các tàu thuyền, họ lại là những con ngƣời năng động, hoạt bát,

60
khéo léo nên đƣợc chúa Nguyễn tin dùng. Nhiều ngƣời có học thức còn đƣợc
giao trọng trách quản lý và tiếp đón các thƣơng nhân phƣơng Tây nhƣ ngƣời
Hà Lan khi tới Đàng Trong.
Bên cạnh việc canh tranh khốc liệt với thƣơng nhân Trung Hoa thì
thƣơng nhân Nhật Bản lại chiếm ƣu thế hơn trong thƣơng mại so với thƣơng
nhân Hà Lan. Các thƣơng nhân Hà Lan “không địch lại nổi người Nhật trong
việc thu mua tơ, nguồn lợi chính yếu của họ. Người Nhật sinh sống ở Hội An
đã kiểm soát thị trường tơ ở đây và mua trước cả vụ rồi” [8, tr.109].
Nhƣ vậy, thời kỳ các chúa Nguyễn (1558 - 1777), quan hệ buôn bán
Đàng Trong diễn ra khá nhộn nhịp với nhiều nƣớc. Thƣơng nhân Nhật Bản,
về chính sách đƣợc các chúa Nguyễn ƣu ái hơn nhƣng họ luôn vấp phải sự
cạnh tranh khốc liệt từ các nƣớc khác ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây,
nhƣng khốc liệt nhất là các thƣơng nhân Hoa kiều. Sau năm 1635, hoạt động
thƣơng mại của Hoa kiều đã lấn át Nhật kiều ở Đàng Trong.
3.2. VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ĐÀNG TRONG -
NHẬT BẢN
3.2.1. Góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế - xã hội Đàng Trong
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản phát triển rực rỡ vào thế
kỉ XVI - XVII đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Đàng Trong.
Chính sách thƣơng mại của Mạc phủ đƣợc chúa Nguyễn đón nhận tích cực đã
đƣa Đàng Trong trở thành nơi hội tụ, một địa điểm hấp dẫn của giao thƣơng
quốc tế. Các cảng thị Đàng Trong (Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn...) luôn
chiếm vị trí hàng đầu về địa điểm, số lƣợng Châu Ấn thuyền tới khu vực
Đông Nam Á.
Hoạt động của Châu ấn thuyền đã hình thành nên những khu phố Nhật
ở Hội An của Đàng Trong. Thể chế Châu Ấn thuyền là một biểu hiện của chủ
nghĩa trọng thƣơng, nó có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của

61
Mạc phủ nhằm nâng cao vị trí quốc tế của Nhật Bản trên nguyên tắc bảo vệ
chủ quyền quốc gia. Chính sách đối ngoại khôn khéo của Mạc phủ nhằm mở
rộng ngoại thƣơng đất nƣớc đã rất thành công, đặc biệt là ở Việt Nam.
Thời kì này, các chúa Nguyễn đã chủ trƣơng mở rộng đối ngoại (ở
những mức độ khác nhau vào từng thời điểm cụ thể), quan hệ Đàng Trong -
Nhật Bản đƣợc khuyến khích, giữ vai trò hàng đầu trong hoạt động ngoại
thƣơng của cả hai bên.
Đây cũng chính là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành nghề
thủ công, về quy mô, trình độ và chuyên môn hóa. Trên cơ sở nghững nghề
phụ của gia đình cũng đã xuất hiện những làng nghề, phƣờng nghề nổi tiếng,
số lƣợng thợ theo qui mô ngành nghề lớn, mang tính chuyên nghiệp. Những
sản phẩm thủ công và những nông sản khác đã trở thành hàng hóa và sản xuất
những hàng hóa nhằm mục đích xuất khẩu là chủ yếu. Sự phát triển của thủ
công, thƣơng nghiệp làm cho kinh tế hàng hóa xuất hiện và ngày càng đƣợc
mở rộng, sự giao lƣu kinh tế giữa các vùng, miền và những tuyến buôn bán
trong cả nƣớc ngày càng phát triển.
Hoạt động thƣơng mại đƣợc tăng cƣờng, quan hệ kinh tế tiền tệ, đối
ngoại cũng hình thành nên tầng lớp thƣơng nhân đông đảo và tác động mạnh
mẽ tới tầng lớp trên của xã hội; vua quan cũng tích cực tham gia vào hoạt
động công, thƣơng mà vốn trƣớc đây còn khá xa lạ.
Có thể nói rằng, sự có mặt của ngƣời Nhật và quan hệ thƣơng mại
Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn đã kích thích sự phát triển
của các ngành nghề thủ công, thổ sản, lâm sản của Đàng Trong. Thƣơng mại
phát triển đã góp phần làm cho mạng lƣới giao thông đƣợc thông mở, kinh tế
hàng hóa trong nƣớc đƣợc phát triển. Các thƣơng cảng miền Trung, đặc biệt
là Hội An càng trở nên sầm uất. Thông qua quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản, qua thƣơng nhân Nhật, Đàng Trong nói riêng và Việt Nam nói

62
chung đã có điều kiện mở rộng mối quan hệ với nhiều tuyến buôn bán, bạn
hàng trong và ngoài khu vực. Quan hệ thƣơng mại Đàng trong - Nhật Bản
thời các chúa Nguyễn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, biến vùng đất Đàng
Trong trở thành một “miền đất hứa” cho những cuộc di dân Việt trong tiến
trình Nam tiến của dân tộc và ngƣợc lại quá trình Nam tiến đó lại đòi hỏi chúa
Nguyễn phải có những chính sách chăm lo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội
cho nên quan hệ thƣơng mại trong thời kỳ này cũng là một nhân tố tích cực
tham gia vào sự thay đổi to lớn của lịch sử dân tộc.
3.2.2. Góp phần hình thành và phát triển các thƣơng cảng và đô thị ở
Đàng Trong
Sự phát triển quan hệ thƣơng mại Đàng Trong và Nhật Bản thế kỷ XVI
- XVIII đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất Đàng Trong dƣới thời các
chúa Nguyễn. Góp phần quan trọng hình thành nên các đô thị ở Đàng Trong
nhƣ Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn...
Đô thị cổ Hội An, ngày nay thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam,
ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI. Đây là một trong những cảng thị tiêu biểu,
những chứng tích còn lại đãphản ánh thời kì phát triển đỉnh cao của quan hệ
thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Hội An là một điểm sáng về kinh tế -
văn hóa, ghi nhận sự phát triển của kinh tế hàng hóa và ngoại thƣơng, đặc biệt
là trong thời kì Shuinsen.
Hội An vừa là trung tâm giao lƣu Nhật Bản - Đông Nam Á nói chung
và Nhật Bản với Đàng Trong (Việt Nam nói riêng). Đồng thời, đây cũng là
nơi lƣu giữ, bảo tồn những di sản văn hóa của Việt Nam, Nhật Bản, ghi nhận
mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nƣớc thời kì các chúa Nguyễn.
Phố cảng Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), với vị trí trên bến, dƣới thuyền
tiện lợi, cƣ dân ở đây có truyền thống buôn bán nên ở Thanh Hà từ trƣớc thế
kỷ XVI đã xuất hiện một chợ làng, nơi hội tụ hàng hoá của các vùng lân cận.

63
Sự lớn lên của trung tâm thƣơng mại Thanh Hà đồng thời với sự phát triển
kinh tế hàng hoá trong nƣớc và tác động của luồng mậu dịch quốc tế, cùng
chế độ cát cứ và công cuộc mở đất Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. Đón
đƣợc luồng thƣơng mại thế giới nhất là Hoa thƣơng và thƣơng nhân Nhật
Bản. Thanh Hà trở thành một thƣơng cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thƣơng
hàng đầu của Đàng Trong vào thế kỷ XVII -XVIII. Thanh Hà là địa chỉ hấp
dẫn thƣơng khách nhiều nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các
nƣớc phƣơng Tây nhƣ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...
Phố cảng Nƣớc Mặn (Bình Định), sau hai đô thị cảng Hội An và Thanh
Hà là Nƣớc Mặn ra đời rất sớm đƣợc ghi trong Hồng Đức bản đồ với tên gọi
“Nƣớc Mặn hải môn” là trung tâm buôn bán xuất nhập khẩu không những cho
phủ Quy Nhơn mà cả các dinh, phủ ở phía Nam. Nƣớc Mặn là một cảng tốt,
an toàn và đƣợc các thƣơng nhân lui tới nhiều, nhƣng so với phố cảng Hội An
thì có phần kém hơn, lại không thuận tiện vì quá xa so với kinh thành. Tuy
nhiên, Nƣớc Mặn là một trong những phố cảng lớn của Đàng Trong, ra đời do
sự phát triển của thƣơng mại Đàng Trong với các nƣớc trong khu vực trong
đó có sự đóng góp không nhỏ của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản.
Đô thị Đàng Trong ra đời là hệ quả của chính sách tiến bộ của các chúa
Nguyễn đón nhận đúng thời cơ thƣơng mại quốc tế và di dân đô thị đang phát
triển. Tầm nhìn đó đã vƣợt xa các nguyên thủ phƣơng Đông cùng thời lấy
làng xã làm nền tảng, nông dân làm chỗ dựa, nông nghiệp làm trọng tâm và
cấm vận là chủ yếu. Sự ra đời và phát triển đô thị Đàng Trong dƣới thời các
chúa Nguyễn là hệ quả của sự phát triển thƣơng mại, trong đó sự đóng góp
quan trọng của thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Đồng thời, đây là một
hiện tƣợng lịch sử đáng đƣợc ghi nhận.
3.2.3. Góp phần thúc đẩy giao lƣu văn hóa
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản đã tạo cơ hội cho giao
lƣu của những nền văn hóa bản địa Đàng Trong và văn hóa Nhật Bản. Mặc

64
dù, “Chúa Đàng Trong cho phép người Nhật và người Trung Quốc lựa chọn
một địa điểm thuận lợi để xây một thành thị mục đích để thuận tiện cho hội
chợ” [8, tr.24] và Nhật kiều đƣợc quyền sống theo pháp luật và phong tục của
nƣớc mình nhƣng Nhật kiều không sống đóng kín ở Phố Nhật mà hòa nhập
vào xã hội Đàng Trong, mà biểu hiện là việc xây dựng những công trình văn
hóa nhƣ Chùa Cầu, chùa Phổ Đà.
Chùa Cầu đƣợc dựng ngay ở khe nƣớc từ phố Nhật lên chợ Cẩm Phô là
Lai Viễn Kiều. Cầu đƣợc xây dựng vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, đƣợc
trùng tu sớm nhất năm 1653. Cầu đƣợc gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau và
có nhiều giả thuyết về niên đại xây dựng cầu. Trong Đại Nam nhất thống chí
miêu tả “cầu này do khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván,
gác mái gồm 7 gian lợp ngói” [43, tr.378].
Theo truyền thuyết, cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa
đều có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng
ở ngoài đại dƣơng có một loài thuỷ quái mà ngƣời Việt gọi là con Cù, ngƣời
Nhật gọi là Mamazu, ngƣời Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản,
đuôi của nó ở Ấn Độ và lƣng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản
bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nƣớc Nhật bị động đất và
Hội An không đƣợc yên ổn để ngƣời Nhật, ngƣời Hoa, ngƣời Việt đƣợc bình
yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, ngƣời Nhật đã thờ các thần
Khỉ và các thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó. Tƣơng
truyền, ngôi chùa này đƣợc xây dựng năm 1617. Sau này, Ngƣời Minh Hƣơng
lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục
đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa đƣợc coi nhƣ
là một thanh kiếm đâm xuống lƣng con quái vật Mamazu, khiến nó không
quẫy đuôi, gây ra những trận động đất đƣợc nữa. Mặc dù đây chỉ là một

65
truyền thuyết, nhƣng nó đã phần nào phản ánh đƣợc sự giao lƣu văn hóa giữa
ba dân tộc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trƣớc đây, trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất của chùa Cầu đã
chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc
xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí
hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, thần
Khỉ và thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu. Ở hai bên tƣờng của cổng ra vào ở
phía Tây và phía Đông cầuNhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi,
nhƣng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và ngƣời Minh Hƣơng
đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.
Chùa Cầu Hội An là một tổ hợp kiến trúc tín ngƣỡng đƣợc lợp mái
nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến
hoạ phúc của mọi ngƣời nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tƣợng
độc đáo của giao lƣu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay,
Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn đƣợc cƣ dân bản địa và khách vãn lai
thành kính chiêm bái. Đó là sự giao lƣu độc đáo của nền văn hóa Đàng Trong
(Việt Nam) và Nhật Bản có từ thời kì các Chúa Nguyễn.
Hội An là một trung tâm hội nhập và giao lƣu văn hóa của Đàng Trong
(Việt Nam) với các nƣớc, trong đó có Nhật Bản. Sự hòa đồng của các tín đồ
Phật giáo ngƣời Nhật, ngƣời Việt, chung sức xây dựng những kiến trúc tôn
giáo có giá trị nhƣ chùa Phổ Đà, Tùng Bản tự, góp phần xây dựng mối quan
hệ hòa hiếu Đàng Trong - Nhật Bản trong một thời kì lịch sử. Tại động Hoa
Nghiêm, núi Non Nƣớc (Thủy Sơn - núi Ngũ Hành Sơn), còn lƣu giữ đƣợc
văn bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật”, “được dựng vào năm Canh Thìn
nhưng lại không có niên hiệu vua (Canh Thìn là năm 1640, hay 1700 hoặc là
1760)” [49, tr.142]. Văn bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” là một tƣ liệu hiện
vật gốc giúp tìm hiểu thêm nhiều vấn đề nhƣ di dân của ngƣời Việt, ngƣời

66
Nhật, ngƣời Trung Quốc ở Đàng Trong cũng nhƣ vấn đề kinh tế của cộng
đồng ngƣời Việt - Nhật - Hoa vào thế kỉ XVI - XVII. Trên phần thân của văn
bia này có ghi chép tên tuổi những ngƣời đóng góp tiền của xây dựng chùa ở
Hội An. Theo bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” số ngƣời Việt, ngƣời Nhật và
gia đình họ - vợ là ngƣời Việt, ngƣời Hoa đóng góp tiền của đƣợc thống kê
nhƣ sau:
Dân tộc Số ngƣời Số tiền (quan) Bạc (lƣợng) Đồng (cân)
Việt 60 914 30
Nhật 19 846 25 570
Hoa 03 115
Tổng 82 1875 55

Nguồn: [49, tr.142]

Những phát hiện mới về khảo cổ học ở cả Nhật Bản và Đàng Trong của
Việt Nam đã tìm thấy những mảnh gốm sứ Việt Nam xuất hiện ở Nhật Bản và
gốm sứ Nhật Bản ở Việt Nam. Hiện vật đƣợc “ tìm thấy trên đường Trần Phú
(Hội An) được phỏng đoán là có liên quan đến cây cầu Nhật Bản ở thế kỉ
XVII. Gốm sứ Hizen có nhiều ở phía tây cầu Nhật Bản, gốm Trung Quốc tập
trung ở phía đông cầu là căn cứ quan trọng thuyết phục về vị trí của khu phố
Nhật và Hoa xưa,nếu lấy cây cầu Nhật Bản làm mốc” [51, tr.86], đây cũng là
minh chứng cho sự giao lƣu gốm sứ Đàng Trong - Nhật Bản và ngƣợc lại vào
thời kì các chúa Nguyễn.
Thành phần cƣ dân đa dạng (ngƣời Việt, ngƣời Nhật và ngƣời Hoa) ở
nhƣng phố cảng lớn đã góp phần tạo nên sự giao lƣu, tiếp biến văn hóa và
phong cách sinh hoạt. Một mặt, số cƣ dân đông đảo này đã bổ sung cho đô thị
một lực lƣợng lao động đông đảo nhƣng cũng tạo ra một lớp “thị dân hỗn
tạp”, lớp cƣ dân gốc bị nhạt dần. Đặc trƣng này đã ảnh hƣởng sâu sắc tới các

67
loại hình kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo làm cho các đô thị lớn của
Đàng Trong mang dáng vẻ quốc tế.
Ngoài ra, việc hôn nhân giữa Nhật kiều và những ngƣời Việt xứ Đàng
Trong cũng làm cho sự giao tiếp văn hóa ngày càng thêm sâu đậm.
3.2.4. Đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn sau
Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung, mối quan hệ thƣơng mại
tốt đẹp Đàng Trong - Nhật Bản thời kì này nói riêng đƣợc xem là những viên
đá đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ hai nƣớc sau này. Thời kì vƣơng triều
Nguyễn cũng có những sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nƣớc Việt Nam
- Nhật Bản. Đặc biệt là sự giúp đỡ của một bác sĩ ngƣời Nhật dành cho nhà
yêu nƣớc Phan Bội Châu của Việt Nam. Điều đó cũng bắt nguồn từ mối quan
hệ truyền thống tốt đẹp lâu đời của hai quốc gia.
Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945), phát xít Nhật
nhảy vào Đông Dƣơng, trong đó có Việt Nam (1940) gây ra nhiều tội ác chiến
tranh. Sau ngày Việt Nam giành đƣợc độc lập (2 - 9-1945), mặc dù mỗi quốc
gia xây dựng, lựa chọn đi theo những con đƣờng phát triển khác nhau nhƣng
trên cơ sở quan hệ đã có từ trƣớc cùng với yêu cầu của lịch sử mỗi quốc gia
thì quan hệ giữa hai nƣớc đã đƣợc thiết lập chính thức, đƣợc hàn gắn và ngày
càng phát triển.
Tháng 9 - 1973, quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật
Bản đƣợc thiết lập. Tháng 11 năm 1992, chính phủ Nhật Bản đã nối lại viện
trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Đó là những bƣớc mở đầu và cũng là
sự tiếp nối cho bƣớc phát triển mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Trong
suốt 40 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, do chịu tác động của bối cảnh
quốc tế, khu vực cũng nhƣ tình hình mỗi nƣớc, quan hệ Việt - Nhật ngày càng
phát triển mạnh mẽ và mở rộng hơn. Trong hai thập niên gần đây, những thay
đổi của bối cảnh quốc tế, những chuyến viếng thăm của những nhà lãnh đạo

68
cấpcao hai nƣớc ngày càng đƣợc tăng cƣờng đã mở ra một kỷ nguyên mới
trong quan hệ Việt - Nhật. Chuyến viếng thăm chính thức Nhật Bản của Chủ
tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang từ ngày 16 đến 19 - 3 - 2014 hứa hẹn sẽ đƣa bang
giao Việt - Nhật lên những chuẩn mực mới, tầm cao mới.
Phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nhà nƣớc là phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân Việt Nam và Nhật Bản. Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong -
Nhật Bản trở thành nền tảng xây dựng mối quan hệ hợp tác rộng rãi không chỉ
trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, mà cả trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa và
các lĩnh vực khác. Sự phát triển của quam hệ Việt Nam, Nhật Bản không chỉ
quan trọng với riêng Việt Nam mà còn đối với Đông Nam Á, châu Á - Thái
Bình Dƣơng.Nó góp phần vào việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định
và cùng phát triển.
Tiểu kết chƣơng 3
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn
(1558 - 1777) có nhiều đặc điểm riêng và độc đáo nhƣ hoạt động thƣơng mại
giai đoạn đầu diễn ra sôi động hơn so với giai đoạn sau; thƣơng nhân Nhật
Bản chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong buôn bán ở Đàng Trong với thƣơng
nhân nhiều nƣớc, khốc liệt nhất là với thƣơng nhân Trung Hoa; hoạt động trao
đổi thƣơng mại nhằm mục đích chính là trao đổi những mặt hàng thiết yếu
phục vụ cho sự phát triển của mỗi bên. Đặc điểm nổi bật nhất là quan hệ
thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản diễn ra một chiều và thƣơng nhân Nhật
Bản giữ vai trò chủ động trong giao lƣu buôn bán với Đàng Trong.
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản có tác động mạnh mẽ, sâu
sắc đến toàn bộ nền kinh tế, văn hóa - xã hội ở Đàng Trong. Bằng chứng của
mối giao lƣu thƣơng mại ấy còn tồn tại cho đến ngày nay, đó là những công
trình kiến trúc nhƣ chùa Cầu ở Hội An, chùa Phổ Đà ở Đà Nẵng... Quan trọng
hơn hết, quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa

69
Nguyễn (1558 - 1777) là nhân tố quan trọng, đặt nền móng cho quan hệ Việt
Nam - Nhật Bản giai đoạn sau.
KẾT LUẬN

1. Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa
Nguyễn (1558 - 1777) diễn ra vào thời điểm thế giới và khu vực có nhiều
chuyển biến. Trên thế giới, chủ nghĩa tƣ bản hình thành và phát triển, hầu hết
các quốc gia bị lôi cuốn vào guồng máy thƣơng mại thế giới. Nhà Minh thực
hiện chính sách “hải cấm” (1371 - 1567), đã ảnh hƣởng lớn tới quan hệ
thƣơng mại Trung Quốc - Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực. Ở
Việt Nam, bên cạnh mối quan hệ truyền thống với Trung Hoa, thế kỉ XVI,
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc mở cửa giao thƣơng với bên ngoài, giao lƣu với Nhật Bản, Trung Quốc
và các nƣớc phƣơng Tây. Trong đó, các chúa Nguyễn đã dành sự ƣu ái đặc
biệt trong thƣơng mại đối với Nhật Bản. Sự tiếp xúc mở cửa này đã tác động
mạnh mẽ đến quá trình phát triển của lịch sử mỗi nƣớc. Trong xu thế mở rộng
và tăng cƣờng quan hệ giao lƣu, đặc biệt là trong thƣơng mại vào thời các
Chúa Nguyễn (1558 - 1777), đã đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi xã hội và
mỗi dân tộc. Quan hệ thƣơng mại ấy xuất phát từ vị trí địa lý, bối cảnh lịch sử
thế giới và khu vực cũng nhƣ yêu cầu nội tại trong sự phát triển của lịch sử
nói chung và đặc điểm riêng của Đàng Trong và Nhật Bản.
2. Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa
Nguyễn (1558 - 1777) trải qua hai giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất từ
năm 1558 đến 1635.Nửa cuối thế kỉ XVI, quá trình thống nhất ở Nhật Bản và
ở Việt Nam diễn ra nhộn nhịp và thƣờng xuyên. Chúa Nguyễn và Mạc phủ
đều có những chính sách mở rộng giao thƣơng, các cảng thị Đàng Trong là
nơi mở đầu cho quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản và trở thành tiền

70
đề để mở rộng quan hệ Đàng Trong - Nhật Bản vào đầu thế kỉ XVII.Những
thập niên đầu thế kỉ XVII (1604 -1635), hoạt động giao lƣu thƣơng mại mang
tính chất cấp nhà nƣớc, giữa Mạc phủ với Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn và
Mạc phủ đều có thƣ từ qua lại tạo điều kiện cho Nhật kiều ở Đàng Trong làm
ăn, buôn bán thúc đẩy quá trình mở rộng bang giao Đàng trong - Nhật Bản,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định chính trị trong nƣớc. Thƣơng nhân
Nhật Bản là những ngƣời đƣợc giao trọng trách chuyển những văn thƣ của
chúa Nguyễn và Mạc phủ qua lại,vì vậy, họ giống nhƣ những sứ thần góp
phần thắt chặt quan hệ hai nƣớc.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1635 đến 1777. Đây là giai đoạn suy yếu của
thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trƣớc sự
nhòm ngó của phƣơng Tây, Mạc phủ đã thực hiện chính sách “đóng cửa” năm
1633 và tới năm 1639 thì đóng cửa hoàn toàn đất nƣớc. Thƣơng mại Đàng
Trong - Nhật Bản vẫn đƣợc tiếp tục nhƣng chỉ là gián tiếp, thông qua công ty
VOC (Hà Lan) và thƣơng nhân Hoa kiều.
Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn
là thời kì cả Đàng Trong và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn phong kiến
phát triển. Đó đều là những chính quyền độc lập, cùng chung ý thức hệ, cơ sở
văn hóa có nhiều điểm tƣơng đồng... Những chính sách đối ngoại đều gắn liền
với những thế lực đang nắm quyền: Mạc Phủ ở Nhật Bản, chúa Nguyễn ở
Việt Nam. Những yếu tố của nền kinh tế mới đƣợc manh nha dù bị hạn chế
nhƣng vẫn vƣợt rào và xác lập đƣợc với quan hệ với nƣớc ngoài. Tình hình
nội chiến, tranh chấp, các chúa Nguyễn luôn tìm cách mở rộng quan hệ, tìm
kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản
(1558 - 1777) chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các quốc gia khác, trong đó có
Trung Quốc là bạn hàng truyền thống của nƣớc ta.

71
3. Quan hệ thương mại Đàng Trong - Nhật Bảncó nhiều nét độc đáo và
có tác động nhiều mặt tới sự phát triển của lịch sử Đàng Trong. Sự phát triển
của quan hệ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kỳ các chúa Nguyễn
(1558 - 1777) đã lôi kéo Đàng Trong và Việt Nam vào hoạt động thƣơng mại
đang diễn ra nhộn nhịp ở Đông Nam Á vào hội nhập vào “thời đại thƣơng
mại” của cả thế giới. Điều này đã đánh dấu bƣớc chuyển biến quan trọng của
Đàng Trong nói chung và Việt Nam nói riêng trên nhiều phƣơng diện mà sự
phát triển ngoại thƣơng, quan hệ đối ngoại đƣợc mở rộng là những nét nổi
bật.
Thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản thời kì các chúa Nguyễn (1558 -
1777) đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế hàng hóa ở Đàng
Trong. Đồng thời, giao lƣu thƣơng mại đã thúc đẩy quá trình giao lƣu và tiếp
biến văn hóa ở cả Đàng Trong và Nhật Bản, để lại cho Nhật Bản những ký ức
tốt đẹp, nhận thức đúng đắn về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, tạo một cơ sở
vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ở những thế kỉ sau.

72
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Văn An (1991), Ô Châu cận lục, Bùi Lƣơng dịch, Sài Gòn.
2. Đào Văn An (1963), Trao đổi văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Nxb Phƣơng
Đông.
3. Trần Văn An (1998), “Hội An điểm hội nhập và giao lƣu văn hóa”, Văn
hóa nghệ thuật(170), tr.34-36.
4. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
5. Đỗ Bang (1991),“Quan hệ và phƣơng thức buôn bán giữa Hội An với trong
nƣớc”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.23-245.
6. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận - Quảng thế kỉ XVII - XVIII, Nxb
Thuận Hóa, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
7. Trƣơng Văn Bình, Jhon Kleinen (1991), “Tƣ liệu VOC về quan hệ giữa
công ty Đông Ấn Hà Lan và chúa Nguyễn trong thế kỉ XVII và XVIII”,
Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.63-77.
8. Ch. Borri (1621), Tường trình về vương quốc Đàng Trong, Đỗ Trọng
Quang dịch, Tƣ liệu Khoa Lịch sử Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
9. P.I. Borixcốpxki (1961), Cơ sở khảo cổ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Bửu Cầm (1957), “Bang giao lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Văn
hóa Nguyệt san(25), tr.917-919.
11. Phan Đại Doãn (1990), “Đô thị cổ Hội An - Mấy đặc điểm kinh tế xã hội”,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế(177), tr.40-46.
12. Phan Đại Doãn, Trƣơng Hữu Quýnh (1992), Về sự suy tàn của Phố Hiến,
Sở Văn hóa Thông tin - TT Hải Hƣng, tr.215-220.
13. Đại Nam thực lục (1961), tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

73
14. Đại Việt sử kí toàn thư (1998), tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Đình Đầu (1990), “Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội
An”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.179-192.
16. Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Đô thị cổ Hội An (1991), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Hasebe Gakuji (1991), “Tìm hiểu quan hệ Nhật - Việt qua đồ gốm sứ”, Đô
thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Vũ Minh Giang (1991), “Ngƣời Nhật, Phố Nhật và di tích Nhật Bản tại
Hội An”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
21. D.G.E Hall (1977), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
22. Hà Hồng Hải (1995), “Sự thăng trầm trong quan hệ Việt - Nhật”, Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế (5), tr.21-26.
23. Nguyễn Văn Hoàn (1991), “Hội An, một trung tâm giao tiếp văn hóa với
thế giới của Việt Nam ở thế kỉ XVII”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr.273-283.
24. Hội thảo quốc tế Quan hệ Việt - Nhật thế kỉ XV - XVII qua giao lưu gốm
sứ (1999), Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Chiêu Hòa Nhật Bản, Hà
Nội.
25. P.J.Honney (1973), “Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII”, Tạp chí
Nghiên cứu Việt Nam, Nxb Sùng Chính, Huế, tr.155-182.
26. Nguyễn Thừa Hỷ, Phan Hải Linh (1999), “Quan hệ thƣơng mại giữa Việt
Nam và Nhật Bản thế kỷ XVI - XVII”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế quan hệ
Việt - Nhật thế kỷ XV - XVII qua giao lưu gốm sứ, Đại học Quốc gia Hà
Nội - Đại học Chiêu Hòa Nhật Bản, tr.72-77.

74
27. Shigeru Ikta (1991), “Vai trò các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ
đầu thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ XIX”, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr.247-260.
28. Phan Khoang (1968), Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777, Nxb Khai Trí,
Sài Gòn.
29. Trần Trọng Kim (1968), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
30. Nguyễn Văn Kim (1999), Chính sách trả quốc của Nhật Bản thời kỳ
Tôkugawa: Nguyên nhân và hậu quả, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Bộ GD &
ĐT, Hà Nội.
31. Phan Huy Lê (1999), “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XV - XVII
trong bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
quan hệ Việt - Nhật thế kỷ XV - XVII qua giao lưu gốm sứ, Đại học Quốc
gia Hà Nội - Đại học Chiêu Hòa Nhật Bản, tr.76-80.
32. Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh, Đỗ Thanh Bình (1995),
Lịch sử Nhật Bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
33. Nguyễn Đức Nghinh (1998), “Hai tài liệu Hà Lan nói đến ngƣời Nhật Bản
ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (4),
tr.76-72.
34. Nguyễn Đức Nghinh (1985), “Chợ Chùa ở thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử (4), tr.53-64.
35. Lƣơng Ninh (1995), “Đông Dƣơng từ đầu mối giao thƣơng đến ngã tƣ
đƣờng nghệ thuật”, Kỷ yếuHội thảo khoa học Việt Nam - Đông Nam Á
giao lưu và phát triển, Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr.9-22.
36. Edwin O.Reichauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
37. Alecxandre Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Ủy ban
đoàn kết công giáo Tp. HCM.

75
38. Trƣơng Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI -
XVIII, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
39. Trƣơng Hữu Quýnh (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo
dục.
40. George Sansom (1994), Lịch sử Nhật, tập II, 1334-1625, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
41. George Sansom (1995), Lịch sử Nhật, tập III, 1615-1867, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
42. Momoki Shiro (1994), Nhật Bản và Việt Nam trong hệ thống buôn bán
Châu Á thế kỷ XVII - XVIII, Phố Hiến, Sở VHTT - TT Hải Hƣng, tr.45-
54.
43. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỉ
17 và 18, Nxb Trẻ, Tp. HCM.
44. Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, Viện Đại học Huế.
45. Vĩnh Sính (2000), Việt Nam và Nhật Bản - Giao lưu văn hóa, Nxb Văn
nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
46. Trịnh Tiến Thuận (1996), “Giao lƣu Nhật Bản - Việt Nam thế kỷ XVI -
XVII và dầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (30), tr.133-143.
47. Trịnh Tiến Thuận (1997), “Quan hệ văn hóa Nhật - Việt thời chúa Nguyễn
ở Đàng Trong (thế kỷ XVII)”,Thông tin Khoa học, ĐHSP Tp. Hồ Chí
Minh, (17), tr.83-87.
48. Trịnh Tiến Thuận (2001), “Hội An - Một trung tâm ngoại thƣơng Việt -
Nhật thế kỉ XVII”, Kỷ yếu Hội thảoVăn hóa Quảng Nam những giá trị
đặc trưng, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam.
49. Trịnh Tiến Thuận (2002), Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thế kỉ XVI - XVII,
Luận án Tiến sĩ Sử học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

76
50. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa, Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam
(2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế Giới.
51. Tạ Thị Hoàng Vân (2007), Di tích kiến trúc Hội An trong tiến trình lịch
sử, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
52. Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII
và đầu thế Kỷ XIX, Nxb Sử học.

77
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ BỨC THƢ CỦA CHÚA NGUYỄN VÀ MẠC PHỦ TOKUGAWA
1. Bức thƣ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng gửi Mạc phủ Tokugawa Ieyasu
ngày 5 - 6 - 1601
Quan Thiên hạ Thống Binh Đô Nguyên Súy Đoan Quốc Công nƣớc
An Nam: gửi Mạc Phủ Đức Xuyên: Nay đƣợc ý tốt của Ô. Gia Khang, trƣớc
đã sai Bạch Tần Hiển Quý đi thuyền đến mua hàng, thông thƣơng kết hòa, lại
cho thơ tới, đó là việc của quan Đô Đƣờng trƣớc, nay tôi mới nhận chức Đô
Nguyên Súy, muốn theo nhƣ trƣớc, hai nƣớc giao thông. Không may khoảng
tháng 4 năm qua, thuyền của Ô. Hiển Quý đậu ở cửa biển Thuận Hóa, bị bão
gió vỡ thuyền, không nơi nƣơng cậy. Quan Đại Đô Đƣờng ở Thuận Hóa
không biết Ô. Hiển Quý là nhà buôn lƣơng thiện, tranh giành với các ngƣời ở
thuyền, không ngờ quan Đô Đƣờng vì việc nhầm đó mà thiệt mạng, các tƣớng
súy đem lòng báo thù, đòi giết Hiển Quý. Tôi ở Đông Kinh đƣợc tin đó, rất
làm tiếc, năm rồi tôi phụng mạng thiên triều đến trấn giữ nơi này, thấy Hiển
Quý còn ở nƣớc tôi, vẫn muốn dùng thuyền đƣa về nƣớc, nhƣng vì thời tiết
chƣa thuận phải đợi chờ đến nay.
May sao có thuyền buôn của quý quốc lại tới, Ô. Hiển Quý hiểu biết sự
đó, tôi vui lòng lắm. Vậy có chút lễ mọn để tỏ lòng thành, mong ông nhận
cho. Ngoài ra còn một phong thƣ, phiền ông chuyển tới Thƣợng vị, và bảo
ông Hiển Quý trở về nƣớc, để kết tình nƣớc anh em, và giữ lẽ trời đất. Nếu
đƣợc nhƣ thế, thì xin giúp cho bốn thứ quân khí, để dùng vào việc nƣớc (sinh,
diêm, sơn và khí giới). Tôi thật cảm ơn vô cùng.
Kê tặng phẩm: 5 thứ
Mật ong: 10 chĩnh

78
Kỳ nam: 1 phiến (3 cân 10 lạng)
Lôi mộc: 100 chiếc
Lụa chín trắng: 3 tấm
Công: 5 con
Nguồn:[32, tr.277-279]
2. Thƣ của Mạc phủ Tokugawa Ieyasu gửi cho chúa Nguyễn vào tháng
10 - 1601
Thƣ đến tay tôi mở ra gấp vào đến hai ba lần. Thuyền buôn đi từ
Trƣờng Kỳ nƣớc tôi đến nƣớc ông, bị gió bão vỡ thuyền, bị hung đồ giết hại.
Việc đó nên ngăn cấm.Túc hạ vỗ về, nuôi ngƣời trong thuyền cho đến nay,
thật là thâm ân. Sản vật lạ của Quý quốc đã nhận đủ số. Sản vật quý là vì từ
nơi xa đem lại và hiếm có. Nay nƣớc tôi bốn cõi vô sự, thật là thái bình.
Những ngƣời buôn qua lại buôn bán ở lục địa, không có chính sách bạo
nghịch đối với họ, thế là yên tâm. Sau này thuyền nƣớc tôi đến đất ông lấy ấn
tín này làm tin nếu không, không nên nhận.
Những binh khí của nƣớc tôi đem tặng đây, thật nhƣ lông ngỗng xa
từ nghìn dặm. Đang mùa mạnh đông, chúc ông bảo trọng.
Nguồn: [32, tr.279-180]
3. Bức thƣ của chúa Nguyễn Phúc Trăn gửi tới Mạc phủ năm 1688
An Nam Quốc Vƣơng xin gửi thƣ cho Nhật Bản Quốc Đại Quốc
Vƣơng điện hạ... Quý quốc và quốc gia tôi cách xa nhau, không phải là hai
nƣớc nối liền mà xâm hại nhau. Nghe nói rằng ngày xƣa, tuy xa nhau, vẫn có
quốc giao, thông qua tình hữu nghị, kết nghĩa anh em thắm thiết. Bay giờ,
Xung nhân (tôi) muốn nối lại mối cựu giao, mong có sự thông thƣơng và quan
hệ hữu nghị... tôi muốn có sự tin tƣởng quốc tế nhƣng dù sao chăng nữa đối với
đất nƣớc xa xôi nhƣ thế, khi đã gửi thƣ thì chỉ còn mong đợi. Tôi thầm nghĩ,
nƣớc tôi bây giờ cần rất nhiều kinh phí, cho lƣu thông tiền tệ, nhƣng kĩ thuật

79
chế tạo tiền tệ không có, nên đành phải gác vấn đề tài chính lại. Tôi nghe rằng,
ở quý quốc sản xuất đồng tốt, và chế tạo tiền tùy theo nhu cầu. Nếu thật nhƣ
thế, tại sao không chế thật nhiều tiền bằng đồng để cứu những nƣớc nghèo về
tiền tệ. Điều mong muốn đối với Quý quốc là Quý quốc làm luật lƣu thông tiền
đồng ở nƣớc ngoài... và hai quốc gia chúng ta cùng đƣợc lợi.
Nguồn: [18, tr.176-177]

80
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
ĐÀNG TRONG - NHẬT BẢNTHỜI KỲ CÁC CHÚA NGUYỄN
(1558 - 1777)
1. Bức thông thƣ của chúa Thụy quốc công Nguyễn Phúc Nguyên (ngày 05
tháng 05 năm Hoằng Định thứ 2-1601)

Nguồn: dostquangtri.gov.vn/htnh/index.php/news/Bai-viet-cong-trinh-nghien-cuu/MOT-SO-
NHAN-DINH-VE-TAC-GIA-AN-NAM-QUOC-THU-CUA-CAC-CHUA-NGUYEN-O-DANG-TRONG-
22/
2. Châu ấn trạngThuyền từ Nhật Bản đến nƣớc Giao Chỉ(Khánh Trƣờng, ngày
11 tháng giêng năm 19-1614)

Nguồn: dostquangtri.gov.vn/htnh/index.php/news/Bai-viet-cong-trinh-nghien-cuu/MOT-SO-NHAN-
DINH-VE-TAC-GIA-AN-NAM-QUOC-THU-CUA-CAC-CHUA-NGUYEN-O-DANG-TRONG-22/

81
3. Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (thế kỷ XVII)

Nguồn:vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91_c%E1%BB%95_H%E1%BB%99i_An
4. Bến sông Hội An cuối thế kỷ 18

Nguồn:vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91_c%E1%BB%95_H%E1%BB%99i_An

82
5. Thƣơng thuyền Nhật Bản vào cảng Hội An thế kỷ XVII

Nguồn: Ảnh trích từ tranh của thƣơng gia, dòng họ Chaya (Nhật Bản) vẽ từ thế kỷ XVII
6. Cảnh Chaya Shirōjirō yết kiến Chúa Nguyễn thế kỷ XVII

83
Nguồn: www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/ChayaShirojiro.htm
7. Các thƣơng nhân Nhật Bản diện kiến Chúa Nguyễn và dâng quà tặng thế
kỷ XVII

Nguồn:www.vnweblogs.com/post/10044/433351

8. Hai con voi do Tƣớng quân Tokugawa Yoshimune mua từ Quảng Nam đƣa
về Nhật Bản vào năm 1728 và đƣợc đƣa vào Hoàng cung Kyoto “yết kiến”
Thiên hoàng

84
Nguồn: www.vnweblogs.com/post/10044/433351
9. Mẫu vải nhuộm chàm sợi dọc từ An Nam (Việt Nam) thế kỷ XVII hiện còn
đƣợc lƣu giữ tại Phòng Thƣơng mại thành phố Matsuzaka, Nhật Bản.

Nguồn: thesaigontimes.vn/Home/giaitri/tingiaitri/29622/Con-duong-to-lua-tren-bien-va-
giao-luu-van-hoa-Viet---Nhat.html

10. Bát trà chân cao, men tam thái, gốm Việt Nam, lò Mỹ Xá, thế kỷ XVI.
Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản

85
Nguồn:nama.edu.vn/home/index.php/khac/1695-anh-huong-cua-do-gom-viet-nam-len-do-
gom-nhat.html
11. Bát trà chân cao, gốm Việt Nam, thế kỷ XVI, do tƣớng quân Tokogawa
Ieyasu đặt làm. Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa ở Nagoya, Nhật Bản

Nguồn:nama.edu.vn/home/index.php/khac/1695-anh-huong-cua-do-gom-viet-nam-len-do-
gom-nhat.html
12. Phố Nhật và ngƣời Nhật ở Hội An đầu thế kỷ XVII

86
Nguồn: chimviet.free.fr/dantochoc/giaoluu/glvietnhat/lvhs058.htm
13. Tấm bia tạc vào thế kỷ XVII trên vách đá trong hang Phổ Đà

Nguồn:thesaigontimes.vn/Home/giaitri/tingiaitri/29622/Con-duong-to-lua-tren-bien-va-
giao-luu-van-hoa-Viet---Nhat.html
14. Chùa Cầu ở Hội An

87
Nguồn: Tác giả chụp ngày 8/3/2013

88

You might also like