You are on page 1of 2

*Định luật bảo toàn động lượng:

- Hệ chất điểm (còn gọi là cơ hệ) là một tập hợp của các chất điểm tương tác nhau.
- Lực tương tác của các chất điểm trong cùng một hệ gọi là các nội lực, còn lực tương
tác giữa các chất điểm trong cơ hệ với các chất điểm nằm ngoài cơ hệ gọi là các ngoại
lực
-Tổng các nội lực của một cơ hệ bao giờ cũng bằng không .
-Đối với các ngoại lực: CÔNG THỨC
-Phát biểu định luật bảo toàn động lượng: Tổng động lượng của hệ cô lập được bảo
toàn.
- Chú ý: Thực tế ở trên quả đất không tồn tại một hệ cô lập nào cả vì rằng mọi vật đều
chịu tác dụng của lực hút của Trái đất. Tuy động lượng toàn phần của mọi hệ chất
điểm trên quả đất không bảo toàn, nhưng ta vẫn có sự bảo toàn riêng phần của vectơ
động lượng của các hệ.
CHO CÔNG THỨC HỘ T NHÉ
Nghĩa là nếu hình chiếu trên phương x nào đó của tổng ngoại lực tác dụng lên hệ vật
triệt tiêu thì hình chiếu trên phương x của tổng động lượng của hệ vật không cô lập
cũng được bảo toàn.
*Các ứng dụng của bảo toàn động lượng:
- Sự di chuyển của con mực
- Súng giật khi bắn
- Chế tạo tên lửa nước
* Phân tích ứng dụng chế tạo tên lửa nước:
- Giới thiệu về tên lửa nước
+ Tên lửa nước hoạt động theo nguyên tắc phản lực:
+ Không khí được bơm vào trong thân tên lửa làm gia tăng áp suất.
+ Khi tên lửa được phóng ,do áp suất trong thân tên lửa cao hơn bên ngoài nên không
khí sẽ phun ra ngoài theo lỗ hổng ở đuôi tên lửa (miệng chai). Tên lửa sẽ được đẩy về
phía trước theo định luật bảo toàn động lượng:
MV = mv
Trong đó:
M: Là khối lượng của tên lửa.
V: Là vận tốc của tên lửa.
m: Là khối lượng của khí và nước phun ra.
v: Là vận tốc của khí và nước.
+ Như vậy, nước được cho vào tên lửa nhằm tăng khối lượng và động lượng vật chất
phun ra và do đó sẽ làm tăng vận tốc tên lửa.
-Cấu tạo: Tên lửa nước được chế tạo từ chai nhựa dung tích 1,5 lít. Nhiên liệu là hỗn
hợp nước và không khí. Bệ phóng là khung được ghép từ các ống PVC.
-Nguyên tắc hoạt động: Không khí được bơm vào chai chứa nước. Khi áp suất trong
chai tăng cao thì nước và không khí sẽ phụt ra phía sau đẩy tên lửa bay về trước.

You might also like