You are on page 1of 48

Trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM

Khoa Kiến Trúc


Bộ môn Môi Trường & Thiết kế Bền vững

CHUYÊN ĐỀ
BÀI TẬP CUỐI KHOÁ
KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI CHO ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC XÁ


GVHD: TS.KTS. ĐẶNG THANH HƯNG

LÊ PHÚC KHỞI - 20510100305


TRẦN TUẤN PHONG - 20510101404
HUỲNH THANH THIÊN PHÚC - 20510101405
NGUYỄN NGỌC TRÍ THÀNH - 20510100344
PHAN THỊ THU TRANG - 20510100359

LỚP HỌC PHẦN: 030017303


NĂM HỌC: 2022-2023
MỤC LỤC

1, HIỆN TRẠNG 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
1.1 Vị trí khu đất 3.1 Chiến lược thiết kế của vùng khí hậu 4.1 Giải pháp cho toàn công trình
1.2 Phân tích khí hậu khu vực 4.1.1. Hiệu quả giải pháp Chống bức xạ mái - Cách nhiệt mái
3.2 Đề xuất chiến lược của vùng khí hậu
1.2.1 Đặc điểm chung 4.1.2 Giải pháp cảnh quan
3.3 Hiệu quả giải pháp cho toàn công trình 4.1.3 Hiệu quả của giải pháp thông gió toàn công trình
1.2.2 Tiện nghi nhiệt
3.3.1 Tổng mặt bằng và bố trí không gian
1.2.3 Nhiệt độ độ ẩm
3.3.2 Hình khối, bức xạ mặt trời và cảnh quan
1.2.4 Lượng mưa 4.2 giải pháp cho không gian trích đoạn
3.3.3 Vỏ bao che và bóng đổ
1.2.5 Bức xạ mặt trời, độ che phủ mây 4.2.1 Hiệu quả che nắng
3.3.4 Thông gió tự nhiên
1.2.6 Phân tích gió 4.2.2 Hiệu quả thay ddổi độ rọi trong không gian
3.3.4.1 Thông gió tự nhiên toàn khối công trình
4.2.3 Giải pháp bao che che nắng
3.3.5 Bức xạ mặt trời vào công trình
2. CÔNG TRÌNH 4.2.4 Hiệu quả thông gió
3.4 Hiệu quả giải pháp cho không gian trích đoạn
4.2.5 Giải pháp thông gió nhân tạo
2.1 Concept 3.4.1 Kết cấu che nắng
2.2 Bản vẽ triển khai phương án 3.4.2 Độ sáng trong phòng

2.3 Hình ảnh công trình 3.4.3 Thông gió tự nhiên 5. CÔNG NGHỆ
1. HIỆN TRẠNG
1. HIỆN TRẠNG

1.1.1 VỊ TRÍ KHU ĐẤT

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VỊ TRÍ KHU ĐẤT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, CÔNG TRÌNH LÂN CẬN:

vị trí khu đất nằm ở phía tây của xã Bình Hưng, khu gần gần với các trường đại học, cao đẳng lớn và được kết nối bằng trục
huyện Bình Chánh, thuộc khu đô thị mới phía xa lộ Nguyễn Văn Linh như
Nam Thành phố. + Đại học kinh tế tp hcm
Tiếp giáp với mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh. + Đại học Văn Hiến
+ Cao đẳng kiến trúc và xây dựng
+ Đại học kinh tế tài chính
Địa bàn có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía
nam, tây nam.

Phía bắc tiếp giáp với bờ kênh rạch


Phía Tây tiếp giáp với trường Cao đẳng Kiến trúc
Tp HCM
Phía Đông tiếp giáp với trường đại học kinh tế
tài chính
Phía Nam tiếp giáp với đại lộ Nguyễn Văn Linh

HÌNH HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT

Diện tích: 25.710 m2


Diện tích trong ranh chỉ giới xây
dựng: 14.082 m2
Chỉ giới đường đỏ
Khoảng lùi
Mật độ xây dựng ≤ 40%
Chiều cao tối đa <= 9 tầng
Diện tích xây dựng tối đa: 5632.8
M2
1. HIỆN TRẠNG

1.1.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH LÂN CẬN

GIAO THÔNG
Một mặt đường tiếp cận với đường Nguyễn Văn Linh có
độ cơ giới cao

NẮNG
Khu đất có hướng trục xiên 42 độ với trục bắc nam,
mặt tiếp cận thuận lợi hướng Đông Nam.

GIÓ + MƯA: có nhiều bất lợi


Gió Tây Nam mang hơi nước bị che chắn bởi công trình
lân cận, Gió Đông Nam mang bụi từ đường cơ giới vào.
Mưa nhiều vào các tháng mùa hè

CẢNH QUAN:
xung quanh khu vực có nhiều cây xanh, kênh rạch hiện
hữu. Trong tương lai sẽ được bao bọc bởi các tòa nhà
cao tầng, trường đại học.

TẦM NHÌN: CAO ĐẲNG KT XÂY DỰNG CHUNG CƯ GREENLIFE


Tầm nhìn tốt ra kênh hướng Tây Bắc, đất trống hướng Công trình có 5 tầng chiều cao Công trình có 25 tầng chiều cao
Đông Bắc, trong tương lai các tòa nhà mới mọc lên sẽ khoảng 17.5m toàn công trình khoảng 82 m
bị giới hạn cảnh quan. Che chắn gió và nắng hướng ít ảnh hướng tới tới công trình
Tây Nam cho công trình
1. HIỆN TRẠNG

1.2 KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI CỦA KHU VỰC

ĐẶC ĐIỂM CHUNG TIỆN NGHI NHIỆT


Vào mùa mưa là thời điểm khí hậu Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích
mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. đạo. đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao
Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khí hậu Hồ Chí đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi
Minh bước sang mùa khô. Lúc này toàn thành phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
phố sẽ bước vào những ngày nắng với nhiệt độ 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
ngoài trời rất cao.

ĐỒ THỊ SINH KHÍ HẬU


Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm
không khí trung bình 79,5%.
Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4,
nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C).
Những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng
mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày.
Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ
trung bình 27,55°C, không có mùa đông.

Thời tiết tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến
tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp.

TỔNG QUAN KHÍ HẬU TP HCM KHẢO SÁT KHÍ HẬU TRONG 1 THÁNG

Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận Nhiệt độ bên trong để đạt được tiện nghi nhiệt tốt nhất thì
xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong phải áp dụng các biện pháp cách nhiệt vào tháng mùa khô
năm. tăng độ ẩm làm mát cho công trình
1. HIỆN TRẠNG
NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LƯỢNG MƯA

BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm.
Số ngày mưa trung bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ BẦU KHÔ HÀNG THÁNG
vào các tháng mùa mưa). Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế
chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ
tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có
mùa đông.
BIỂU ĐỒ NHIỆT

Nhiệt độ trung bình hàng năm: 28,0 °C


Nhiệt độ nóng nhất hàng năm (99%): 34,0 °C
Nhiệt độ lạnh nhất hàng năm (1%): 22,7 °C
Bức xạ mặt trời theo phương ngang tích lũy hàng năm: 1904,38 Wh/m 2
Tỷ lệ bức xạ mặt trời khuếch tán ngang: 31,8 %

Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn
định trong năm.
Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung bình 79,5%.
Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C -
35°C).
Thời hạn có mưa trong năm kéo dài trong 9,1 tháng, từ 24 tháng 3 đến 27
Thời gian oi bức trong năm kéo dài 11 tháng, từ 15 tháng 2 đến 1 tháng 1, trong thời gian
tháng 12, với lượng mưa 31 ngày trượt ít nhất/ 13 milimét. Tháng có mưa
đó mức thoải mái là oi bức, ngột ngạt, hoặc khó chịu ít nhất 84% thời gian.
nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tháng 9, với lượng mưa trung bình
Tháng có nhiều ngày oi bức nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tháng 8, với 31,0 ngày oi
là 166 milimét.
bức hoặc tệ hơn.
Thời gian ít mưa trong năm kéo dài trong 2,9 tháng, từ 27 tháng 12 đến 24
Tháng có ít ngày oi bức nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tháng 2, với 23,5 ngày oi bức
tháng 3. Tháng có mưa ít nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tháng 2, với
hoặc tệ hơn.
lượng mưa trung bình là 5 milimét.
1. HIỆN TRẠNG
BỨC XẠ MẶT TRỜI ĐỘ CHE PHỦ MÂY

Thành phố Hồ Chí Minh có số giờ nắng cao, trung bình từ


160 - 270 giờ/tháng.
TP. Hồ Chí Minh có lượng bức xạ lớn, trung bình khoảng
1.581 kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3 kWh/m2/ngày vào
tháng 2 và thấp nhất là 3,3 kWh/m2/ngày vào tháng 7.
Số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100-300
giờ, liên tục trong suốt cả năm. Cụ thể, vào mùa khô số giờ
nắng lên tới 300 giờ, mùa mưa số giờ nắng khoảng 150 giờ.

Độ che phủ Ngày nhiều mây, nắng và mưa

Chiều dài của ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh không thay đổi
Biểu kiến mặt trời đáng kể theo diễn tiến trong năm, vẫn trong 45 phút của 12
giờ xuyên suốt.
Trong 2023, ngày ngắn nhất là 22 tháng 12, với 11 giờ, 30
phút ánh sáng mặt trời; ngày dài nhất là 21 tháng 6, với 12
giờ, 46 phút ánh sáng mặt trời.

Số giờ sáng

Bức xạ mặt trời tập trung chủ yếu vào các tháng 11-
tháng 4 lúc này bức xạ đạt từ 600W/m2 đến 900+W/m2 Độ Cao Mặt Trời và Vòm Trờ
Bức xạ mặt trời từ tháng 4 tới tháng 11 chỉ đạt tối đa
600w/m2 Cần bố trí khối chức năng phù hợp để giảm tác động của bức xạ nhiệt
hướng nắng Đông- Tây. cũng như tận dụng bức xạ mặt trời để cung cấp
bức xạ đặt cực đại vào tháng 2 với giá trị gần 900w/m2
thêm năng lượng cho công trình.
bức xạ đặt cực tiểu vào tháng 8 với giá trị gần 350w/m2

Bức xạ nhận được theo tuần và giờ trong năm


1. HIỆN TRẠNG
PHÂN TÍCH GIÓ

Hướng gió trung bình mỗi giờ dễ nhận thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi suốt
Phần có gió hơn trong năm kéo dài trong 3,2 tháng, từ 6 tháng 2 đến 13
năm.
tháng 5, với tốc độ gió trung bình trên 12,3 kilômét/giờ.
Gió phần lớn thường từ phía Nam trong 1,3 tháng, từ 17 tháng 4 đến 26 tháng 5 và
Tháng có gió mạnh nhất trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tháng 3, với
trong 5,0 ngày, từ 9 tháng 10 đến 14 tháng 10, với phần trăm đạt đỉnh 52% ngày 2
tốc độ gió trung bình là 15,3 kilômét/giờ.
tháng 5.
Thời gian lặng gió hơn trong năm kéo dài trong 8,8 tháng, từ 13 tháng 5 đến
Gió phần lớn thường từ Tây trong 4,5 tháng, từ 26 tháng 5 đến 9 tháng 10, với phần
6 tháng 2.
trăm đạt đỉnh 80% ngày 8 tháng 8.
Tháng êm ả nhất trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tháng 10, với tốc độ
Gió phần lớn thường từ Đông trong 6,1 tháng, từ 14 tháng 10 đến 17 tháng 4, với phần
gió trung bình là 9,2 kilômét/giờ.
trăm đạt đỉnh 60% ngày 1 tháng 1

6:00 - 13:00

Hướng gió

14:00 - 21:00

22:00 - 05:00

Vùng này không có gió bão nên gió sẽ có tác dụng làm mát rất tốt. khi thiết
kế nên tận dụng sức gió để góp phần cải thiện vi khí hậu cho công trình
Tốc độ gió các tháng trong năm
2. CÔNG TRÌNH
2. CÔNG TRÌNH
2. CÔNG TRÌNH
2.1 CONCEPT

Công trình được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ nhất (phòng ở), phát triển
thành các đơn nguyên khối, các đơn nguyên được tính toán ghép và sắp
xếp với nhau để tạo các không gian sân trong đảm bảo tính công cộng và
tính riêng tư (tách riêng không gian công cộng nội bộ của sinh viên và
bên ngoài cho khách vãng lai).
Nền đất của các khối nhà được nâng cao, một số không gian tầng trệt
được giải phóng và cảnh quan khu đất có bố trí hồ chứa nhằm thích ứng
với tình trạng ngập nước do vị trí khu đất nằm tiếp giáp kênh Bà Lớn, nền
đất thấp và yếu.
2. CÔNG TRÌNH
2.2 BẢN VẼ KỸ THUẬT

2.2.1 Mặt bằng tổng thể


Công trình có 3 lối tiếp cận chính: lối vào chính cho người đi
bộ và phương tiện bên ngoài, 2 lối vào phụ dẫn vào các bãi
xe sinh viên nội bộ.
Các khối nhà được bố trí theo các hướng trục chính của khu
đất, đảm bảo bố cục khối gọn gàng, dễ bố trí công năng
cũng như đảm bảo che nắng tây cho các sân trong và các
khối thấp tầng hơn.
Tổng thể công trình bao gồm 2 khối nhà lớn được cấu tạo từ
các đơn nguyên nhỏ hơn. Tầng trệt gồm các chức năng tiện
ích công cộng, các tầng trên là tầng ở sinh viên.
Cảnh quan trong công trình bao gồm sân trước đưa đón
khách, các sân trong phục vụ sinh hoạt chung cho sinh viên
ở mối khối nhà, quảng trường lớn phục vụ cho các sự kiện
lớn khu thể dục thể thao ngoài trời và phần công viên lớn
phía sau khu đất được trồng cây và có hồ chứa nước lớn.
2. CÔNG TRÌNH
2.2.2 Các bản vẽ triển khai phương án.

MẶT BẰNG TẦNG Ở KHỐI B MẶT BẰNG TẦNG Ở KHỐI A

MẶT ĐỨNG CHÍNH ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH MẶT ĐỨNG CHÍNH ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN LINH
2. CÔNG TRÌNH
2.2.2 Các bản vẽ triển khai phương án.
2.2.3 Hình ảnh công trình

Không gian tiền sảnh và sân trong

MẶT CẮT TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH Không gian sinh hoạt chung và vỏ bao che
3. HIỆU QUẢ GIẢI
PHÁP THIẾT KẾ
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.1 CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ CỦA VÙNG KHÍ HẬU 3.2 ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CỦA VÙNG KHÍ HẬU

Tăng cường trồng cây ở hướng tây để điều hòa


Khoảng đệm có bóng đổ che chắn nắng và mưa không khí (tận dụng mưa vào mùa mưa để tưới
vào không gian sinh hoạt bên trong. nước cây trồng)

Giải pháp vật liệu vỏ bao che: cửa kính Low-e có thể làm Dùng các hệ thống che nắng cho các không gian
giảm đáng kể lượng nhiệt và bức xạ truyền vào công trình sử dụng ngoài trời (hàng hiên, ban công).

Theo biểu đồ thì trong năm thì chỉ:


có 0.1% (2 giờ) trong năm đạt được tiện nghi nhiệt nên những ngày khác trong năm bắt buộc 99,9% phải sử
dụng biện pháp thiết kế để giúp công trình đạt được tiện nghi nhiệt.
có 87.3% (2868 giờ) trong năm mát mẻ nhưng mà nếu cần thì nên hút ẩm.

Theo phân tích chiến lược thiết kế của phần mềm Climate Consultant 6.0 trong khoảng thời gian này:
Có thể tăng 78.9% thời gian tiện nghi nhiệt bằng biện pháp che nắng cửa sổ. Sử dụng quạt trần riêng cho phòng thay cho điều hòa
Không gian đạt hiệu quả thông gió tự nhiên sẽ đảm
để làm mát không khí trong phòng nhằm tiết kiệm
Có thể tăng 12.5% thời gian tiện nghi nhiệt bằng biện pháp hút ẩm bảo thông thoáng và điều hòa không khí
năng lượng và chi phí vận hành.
Có thể tăng 87.2% thời gian tiện nghi nhiệt bằng biện pháp dùng điều hòa không khí để làm mát và làm khô
không khí

Sử dụng kết hợp thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Tận dụng hiệu quả giải pháp thông gió tự nhiên để
hạn chế vận hành các thiết bị (quạt, máy lạnh) nhằm tiết kiệm năng lượng và chi phí.
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.3 HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CHO TOÀN CÔNG TRÌNH
3.3.1 TỔNG MẶT BẰNG VÀ BỐ TRÍ KHÔNG GIAN

HƯỚNG CÔNG TRÌNH

Biểu đồ mô phỏng các hướng của phần mềm Ecotech cho thấy các hướng thuận lợi và bất lợi Hướng của tổng thể công trình được bố trí dựa trên cơ sở lấy các hướng của các cạnh khu đất
tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: làm trục chính (trừ các sân thể thao ngoài trời yêu cầu đặt theo hướng Bắc - Nam) nhằm đảm
Hướng thuận lợi nhất: màu vàng, 155 độ, hướng đông nam. bảo bố cục tổng thể và giao thông nội bộ công trình được gọn gàng. Đối chiếu mặt bằng tổng
Hướng bất lợi nhất: màu đỏ, 65 độ, hướng đông bắc. thể với biểu đồ qua phần mềm mô phỏng, tổng thể công trình nằm gần với hướng thuận lợi nhất
(khoảng 120 - 125 độ hướng Đông Nam).
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.3 HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CHO TOÀN CÔNG TRÌNH
3.3.1 TỔNG MẶT BẰNG VÀ BỐ TRÍ KHÔNG GIAN
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.3.2 HÌNH KHỐI, BỨC XẠ MẶT TRỜI VÀ CẢNH QUAN

TD-TT
NGOÀI CÔNG HỒ
TRỜI VIÊN CHỨA

SÂN
Bức xạ mặt trời trên nền đất công trình TRONG
SÂN
SẢNH TRONG
SÂN ĐÓN
TRONG

Vệt bóng đổ khối công trình buổi sáng (8:00 - 12:00)

Theo phân tích đổ bóng công trình qua phần mềm ecotect:
Công trình lân cận không có tác động che nắng nhiều cho khu đất.
Các không gian sân trong và tiền sảnh của công trình được che chắn thụ động tốt,
ít nhận nhận ánh nắng trực tiếp vào ban ngày.
Phần bên ngoài chỉ giới xây dựng ở phía tây bắc không được che nắng thụ động nên
nhận ánh nắng trực tiếp cả ngày. Diện tích cây xanh ít khiến cho không gian không
đủ tiện nghi để khai thác vào thời gian ban ngày.
Vệt bóng đổ khối công trình buổi trưa (12:00 - 17:00)
3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.3.3 VỎ BAO CHE VÀ BÓNG ĐỔ

Nhận xét giải pháp thiết kế hiện hữu qua trích đoạn mặt cắt:
Lưới thép b40 không có hiệu quả che nắng, chỉ có tác dụng
làm hệ khung cho cây leo.
Giải pháp trồng cây leo tuy có hiệu quả trong điều hòa vi khí
hậu nhưng khó vệ sinh và bảo trì. Vì đối tượng sử dụng là đa
dạng nên khó kiểm soát hoạt động chăm bón cây trong lâu
dài.
Chiều cao tầng quá cao (4.0m) vừa lãng phí không gian vừa
lãng phí về sử dụng năng lượng.
=> Giải pháp không phù hợp công trình nhà ở xã hội.

Đối với các hướng không có giải pháp che nắng thì bị chịu
tác động nhiệt lớn gây khó khăn cho quá trình sử dụng.
mô phỏng bóng đổ cho thấy Hiệu quả che => cần có đề xuất che nắng cho các không gian ở các hướng
CHI TIẾT CHE NẮNG HƯỚNG TÂY nắng của tấm lưới b40 là không hiệu quả khác

CHI TIẾT CẤU TẠO MẶT ĐỨNG CHE NẮNG

MẶT ĐỨNG CÁC HƯỚNG CỦA KHU KÍ TÚC XÁ


3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.3.4. THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
3.3.4.1 THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TOÀN KHỐI CÔNG TRÌNH

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BAN ĐẦU


Gom các khối thành các ô rỗng tạo ra các khoảng sân trong để lấy
gió cho toàn bộ công trình và phòng ở.
Mở các khoảng rỗng trên mặt đứng tạo ra các hành lang mở để lấy
gió cho hành lang công trình.
Tối đa hóa mặt đứng hướng sông để lấy gió mát từ sông cho các
phòng ở hướng bắc

KẾT QUẢ MÔ PHỎNG GIÓ TÂY NAM


Kêt quả đạt được khi sử dụng phần mềm CFD để phân tích dòng gió
Tây Nam đi qua tổng thể công trình:
Hầu hết dòng gió chuyển động bao quanh khối công trình tạo
nên áp lực gió lớn bên ngoài. (khu vực có màu xanh lá , vàng, đỏ)
một số ít không gian vẫn có gió lưu thông bên trong công trình
Mặt cắt ngang qua sân trong
(khu vực xanh dương nhạt).
Đa số không gian đều bị cản dòng gió bởi các khối.
Các mũi tên biểu thị hướng gió cho thấy các luồng gió đi qua
công trình tạo các khoảng quẩnn gió lớn trong các sân trong.
Ở mặt cắt: thông gió áp lực nhiệt không đạt hiệu quả cao, các hướng
mũi tên ở các sân trong thể hiện dòng quẩn gió.
Ở mặt bằng: không gió áp lực khí động có hiệu quả ở khu vực sân
trong 2, sân trong 1, 3 và sảnh đón cũng gặp tình trạng quẩn gió.
1
Như vậy, đối với gió đến từ hướng Tây Nam khối công trình cho thấy 3
hiệu quả không tốt cho chuyển động dòng gió:
các khối nhà che chắn hết gió, do vậy các khoảng sân trong không 2
nhận được gió. Tạo nên khoảng quẩn gió cho nhiều không gian sinh
hoạt chung.
Gió đến các phòng quay hướng vào sân trong cũng hạn chế, giảm tiện
nghi nhiệt.

Mặt bằng tầng điển hình


3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
3.3.4. THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
3.3.4.1 THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TOÀN KHỐI CÔNG TRÌNH

KẾT QUẢ MÔ PHỎNG GIÓ ĐÔNG NAM


Kêt quả đạt được khi sử dụng phần mềm CFD để phân tích dòng gió
Tây Nam đi qua tổng thể công trình:
Hầu hết dòng gió chuyển động bao quanh khối công trình tạo
nên áp lực gió lớn bên ngoài. (khu vực có màu xanh lá , vàng, đỏ)
một số ít không gian vẫn có gió lưu thông bên trong công trình
(khu vực xanh dương nhạt).
Đa số không gian đều bị cản dòng gió bởi các khối.
Các mũi tên biểu thị hướng gió cho thấy các luồng gió đi qua
công trình tạo các khoảng quẩnn gió lớn trong các sân trong.
Ở mặt cắt: thông gió áp lực nhiệt có đạt hiệu quả ở sân trong thể hiện
qua hướng mũi tên. Tuy nhiên khu vực vía sau công trình lại gặp tình
trạng quẩn gió, đây là không gian rộng lớn cho các hoạt động thể
chất. Mặt cắt dọc qua sân trong
Ở mặt bằng: không gió áp lực khí động đạt hiệu quả tốt cho các
không gian sân trong 2 và 3. Sân trong 1 vẫn bị quẩn gió .

Như vậy, đối với gió đến từ hướng Đông Nam khối công trình cho thấy
hiệu quả tốt hơn cho chuyển động dòng gió:
các khoảng sân trong không bị cản gió, gió lưu thông vẫn hiệu quả.
Không gian sân vườn lớn phía sau bị cản rất nhiều gió không thuận lợi
cho các khoạt động thể chất.

1
3
2

Mặt bằng tầng điển hình


3.3.GIẢI
HIỆUPHÁP KIẾNPHÁP
QUẢ GIẢI TRÚC THIẾT
ỨNG PHÓ
KẾ VỚI KHÍ
3.3.5. BỨC XẠ MẶT TRỜI VÀO CÔNG TRÌNH

GIẢI PHÁP THIẾT


KẾ BAN ĐẦU
Sử dụng các khối nhà cạnh nhau để che chắn cho nhau.
Tạo ra nhiều khối nhiều góc để tạo ra nhiều mặt phẳng giúp hạn
chế nhiệt tác động lên từng khối.
Các khối phía nắng Tây cao hơn khối hướng đông để che chắn
nắng tây.
Khoét các lỗ rổng tạo thành không gian công cộng trên mặt đứng
để tạo các không gian bóng mát.

KẾT QUẢ MÔ PHỎNG


BẰNG PHẦN MỀM
Kêt quả đạt được khi sử dụng phần mềm ECOTECT để phân tích bức xạ
nhiệt đi qua tổng thể công trình trong một năm
Phần mái phẳng của các khối kí túc xá cao chịu bức xạ nhiệt lượng
rất lớn trên mức 1675kWh/m2 .
phần mái của các khối thấp hơn chịu bức xạ thấp hơn là
1340kWh/m2
Các mặt bên chịu tác dụng nắng ở mức thấp hơn đáng kể khoảng
167.5kwh/m2
Các sân trong chịu nhiệt lượng ở mức khoảng 502kwh/m2

KẾT LUẬN
Công trình nằm ở gần hướng thuận lợi nhất, kết hợp với hình khối che
nắng thụ động hiệu quả nên mặt đứng công trình chịu lượng bức xạ
nhiệt ít. Ngoài ra các phần sân trong cũng chịu lượng bức xạ vừa phải
đo được che chắn bởi các tòa nhà. Chỉ có phần mái đón lượng bức xạ
nhiệt lớn. Hiện tại mái là mái bằng chứa hệ thống kỹ thuật.
3.3.GIẢI
HIỆUPHÁP KIẾNPHÁP
QUẢ GIẢI TRÚC THIẾT
ỨNG PHÓ
KẾ VỚI KHÍ
3.4 HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CHO KHÔNG GIAN TRÍCH ĐOẠN

Để xác định được hiệu quả chiếu sáng cho không gian trích
đoạn, nhóm tiến hành trích đoạn 2 phòng ở 1 và 2 ở 2 hướng
bất lợi nhất (Tây Bắc và Tây Nam) để tiến hành khảo sát.

2 1 PHÒNG HƯỚNG TÂY-NAM

1
2 PHÒNG HƯỚNG TÂY-BẮC

Thông tin phòng: phòng ở loại 4


Phòng ở 2 giường, không gian ở có vách ngăn.
Có nhà vệ sinh, có bếp.
Đây là loại phòng loại tốt và có nhiều không gian hơn các loại
phòng khác nên được nhóm chọn để phân tích mang tính tổng
quát hơn.

MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH


Nhận xét giải pháp bố trí không gian:

Ưu điểm:
Các không gian sử dụng chính: phòng ngủ và phòng ăn
chung. đều được thông thoáng chiếu sáng tự nhiên.
Ban công rộng rãi là khoảng đệm tốt cho không gian
chung.
Tổ chức không gian theo lưới 3m x 3m, tạo tính module
cho toàn công trình.
MẶT BẰNG PHÒNG Ở Nhược điểm:
Số lượng nhà vệ sinh bị thừa so với nhu cầu sử dụng.
Phòng ngủ bên trái có bàn làm việc bị ngược với hướng tay,
có thể gây đổ bóng lên mặt phẳng làm việc khi trời sáng.
Không gian chung hẹp và thiếu khoảng di chuyển.
Chiều cao phòng lớn (3.5m thông thủy)

MẶT CẮT HIỆN HỮU MẶT CẮT HIỆN HỮU


3.3.GIẢI
HIỆUPHÁP KIẾNPHÁP
QUẢ GIẢI TRÚC THIẾT
ỨNG PHÓ
KẾ VỚI KHÍ
3.4.1 KẾT CẤU CHE NẮNG

Chọn thời điểm phân tích bất lợi nhất của phòng 1 là tháng 3, tháng có lượng bức xạ cao nhất.

CHI TIẾT CHE NẮNG HƯỚNG TÂY HIỆN HỮU

vệt sáng trong phòng 12h 17h ngày Hạ Chí bóng đổ mặt đứng công trình 15h ngày Hạ Chí
Như chứng minh ở trên, chi tiết che nắng bằng lưới

B40 có hiệu quả không đáng kể nên nhóm bỏ ra


tránh làm nhiễu phân tích.

Chọn thời điểm phân tích bất lợi nhất của phòng 2 là ngày hạ chí.
Theo phân tích bóng đổ của phần mềm Ecotect cho
kết quả vệt bóng trong 2 phòng vào buổi chiều, ta
thấy được rằng kết cấu che nắng hiện hữu có phần
kém hiệu quả.

Hệ lam che nắng ở vị trí khá cao cộng thêm việc cửa
sổ có kích thước lớn khiến cho kết cấu che nắng
mất đi hầu hết tác dụng.

Vệt nắng vào phòng trong buổi chiều khá cao ở cả 2


phòng trong những ngày bất lợi. Như vậy lượng bức
xạ mặt trời vào phòng sẽ rất cao dẫn đến tăng nhiệt
độ trong phòng nhanh, không đảm bảo được tiện
nghi nhiệt.

vệt sáng trong phòng 12h - 17h ngày Hạ Chí bóng đổ mặt đứng công trình 15h ngày Hạ Chí

3.3.GIẢI
HIỆUPHÁP KIẾNPHÁP
QUẢ GIẢI TRÚC THIẾT
ỨNG PHÓ
KẾ VỚI KHÍ
3.4.2 ĐỘ SÁNG TRONG PHÒNG

Theo TCVN 7114 - 2008, Độ rọi duy trì cho không gian ngủ là 100 lux và không gian làm việc là
500 lux.
Sử dụng phần mềm Velux Daylight Visualiser để phân tích độ rọi của các không gian trong phòng
vào thời điểm 13:00 ngày 21 tháng 3 (thời điểm có lượng bức xạ cao nhất), ta thấy được các không
gian nhận độ rọi rất cao, không phù hợp cho tính chất không gian phòng nghỉ ngơi.
Phần lớn không gian phòng ngủ có độ rọi >1000 lux, không gian phòng ăn dù có độ rọi vừa đủ,
nhưng lại dễ bị lóa mắt do trông ra không gian có độ rọi cao. Trong khi đó, các không gian phụ (nhà
vệ sinh, bếp) có độ rọi thấp, tương phản mạnh với các không gian chính, vì vậy việc di chuyển giữa
các không gian sẽ gây thay đổi đột ngột độ sáng mà mắt tiếp nhận gây khó chịu và tổn hại cho
võng mạc.
Nguyên nhân là do chiều cao trần lớn (3.5m), dẫn đến kích thước của các lỗ mở cửa sổ, cửa đi
rất lớn, kết cấu che nắng lại hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là độ sáng nhận trong phòng cao

KHẢO SÁT BẰNG VELUX

MẶT ĐỨNG HIỆN HỮU


3.3.GIẢI
HIỆUPHÁP KIẾNPHÁP
QUẢ GIẢI TRÚC THIẾT
ỨNG PHÓ
KẾ VỚI KHÍ
3.4.3 THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

Mô phỏng CFD hướng gió trực diện vào phòng với vận tốc 3m/s
(vận tốc gió trung bình cả năm) cho thấy:
Các không gian sử dụng đều được thông gió tự nhiên.
Tốc độ gió trung bình không gian ngủ đạt 1.5m/s
Tuy nhiên các không gian giường ngủ nằm ở khu vực quẩn gió
do cửa đi và cửa sổ đối diện nhau.
Diện tích cửa thoát gió nhỏ so với cửa đón gió nên gió thoát có
tốc độ cao dễ gây sập cửa.
Do diện tích cửa thoát ít, nên gió vào khu vực bếp xong lại
thoát ra hướng phòng ngủ, đây là gió không sạch, mang nhiều
vi khuẩn vào phòng ngủ
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.4.GIẢI
GIẢIPHÁP
PHÁPKIẾN TRÚC ỨNG PHÓ VỚI KHÍ
ĐỀ XUẤT
4.1 GIẢI PHÁP CHO TOÀN CÔNG TRÌNH

Bố cục khối được giữ nguyên vì tính hiệu quả trong việc
che chắn bức xạ thụ động cho các khoong gian tầng
trệt.

Trong mặt bằng tầng ở điển hình, các không gian thừa
được giảm đi, các lõi thang được thay đổi bố cục để
tăng khoảng đón gió cho sân trong. Điều này không chỉ
tăng hiệu quả thông gió, mà còn tạo được các không
gian trống cho việc giao tiếp cộngđồng giữa các sinh
viên.

Phương án cải tạo hướng đến mở các khoảng thông gió


ở các lõi thang. Tại đây, phương án hiện hữu bố cục lõi
thang quay ngang làm khoảng mở nhỏ đi. Phương án PHƯƠNG ÁN TRƯỚC CẢI TẠO
cải tạo mang lõi thang ép sát vào vách phòng để tăng
khoảng mở.
Bên cạnh đó, giãn khoảng cách của phòng ở góc để
tăng cường khoảng mở hơn.

THƯ VIỆN
THAY ĐỔI BỐ CỤC LÕI THANG

PHƯƠNG ÁN SAU CẢI TẠO


3.4.GIẢI
GIẢIPHÁP
PHÁPKIẾN TRÚC ỨNG PHÓ VỚI KHÍ
ĐỀ XUẤT
4.1.1. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CHỐNG BỨC XẠ MÁI - CÁCH NHIỆT MÁI

Qua phân tích ta thấy mái của công trình nhận


nhiều lượng bức xạ trong năm.
Do đó nhóm đề xuất giải pháp phủ xanh mái
để tạo thành lớp cách nhiệt, giảm lượng bức
xạ nhiệt cho các phòng ngủ tầng bên dưới.
Qua phân tích bằng, tính toán bằng phần mềm ta
có được bảng U value sau:
so với lớp mái hiện hữu thì số lượng vật liệu
được thay thế là 3 số lượng vật liệu được bổ
sung thêm là 2
chiều dài sau cải tạo là 520mm so với chiều
dài mái hiện hữu 180mm là gần gấp 3
Chỉ số U value của lớp mái được đề xuất cải
tạo so với lớp mái hiện hữu là gần gấp đôi PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN HIỆN HỮU

GẠCH LÁ NEM 200X200X15MM


VỮA LÁT 10MM
VỮA XI MĂNG I-ỚI THÉP CHỐNG THẤM 20MM
BÊ TÔNG CỐT THÉP MÁI 120MM
VỮA TRÁT TRẦN 15MM

KẾT LUẬN
So sánh hệ số Uvalue cách
PHƯƠNG ÁN MÁI BẰNG HIỆN HỮU
nhiệt mái giữa phương án cũ
(MÁI BÊ TÔNG CỐT THÉP)
và phương án cải tạo, phương
án cải tạo có tổng nhiệt trở Ro
cao hơn phương án cũ.
Điều này chứng tỏ hiệu quả
cách nhiệt và chống bức xạ
của phương án mới hiệu quả
hơn phương án ban đầu.

PHƯƠNG ÁN MÁI BẰNG TRỒNG CỎ


ĐỀ XUẤT (MÁI XANH)
3.4.GIẢI
GIẢIPHÁP
PHÁPKIẾN TRÚC ỨNG PHÓ VỚI KHÍ
ĐỀ XUẤT
4.1.2 GIẢI PHÁP CẢNH QUAN

MẶT BẰNG TRỆT TỔNG THỂ PHƯƠNG ÁN HIỆN HỮU

Trồng thêm nhiều lớp cây để tạo bóng Hạ thấp cao độ đất ở phía sau để tận
Trồng các mảng tường xanh ở mặt trước Bố trí thêm hò điều hòa phụ ở trong các râm các không gian sinh hoạt ngoài trời dụng đất đắp nâng sàn khu vực xây
để tăng hiệu quả lọc bụi và lọc tiếng ồn khoảng sân để bay hơi điều hòa độ ẩm vì không gian này không nhận được dựng phòng ngừa trường hợp thủy triều
cho công trình không khí bóng râm thụ động từ khối công trình. dâng cao.
3.4.GIẢI
GIẢIPHÁP
PHÁPKIẾN TRÚC ỨNG PHÓ VỚI KHÍ
ĐỀ XUẤT
4.1.3 HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ TOÀN CÔNG TRÌNH

Mặt bằng tầng điển hình (gió tây nam) Mặt bằng tầng điển hình (gió đông nam)

Mặt cắt ngang qua sân trong (gió tây nam) Mặt cắt ngang qua sân trong (gió đông nam)

Mô phỏng dòng gió của toàn khối sau cải tạo bằng phần mềm CFD đã cho thấy kết quả tốt hơn, các sân
trong nhận được nhiều gió hơn bằng cả thông gió áp lực khí động và thông gió áp lực nhiệt. Như vậy việc
mở các khoảng rỗng để bẫy gió vào công trình mang hiệu quả cao so với phương án hiện hữu
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2 GIẢI PHÁP CẢI TẠO KHÔNG GIAN TRÍCH ĐOẠN

Giải pháp tổ chức không gian:


Giảm diện tích nhà vệ sinh, tăng diện tích sử dụng
các chức năng khác (bếp, sinh hoạt chung).
Giảm diện tích ban công ở giữa và tăng thêm diện
tích ban công phía ngoài tạo khoảng đệm cho 2
phòng ngủ.
Giữ nguyên diện tích phòng ngủ dựa trên ý tưởng
chia diện tích phòng theo lưới 3mx3m MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG

Giải pháp tổ chức thông gió


Thay đổi vị trí cửa sổ phòng ngủ và các cửa đi để
đảm bảo mỗi phòng đều được thông gió xuyên
phòng.
Thay đổi bố cục nội thát các phòng để sao cho
các chức năng chính (giường ngủ, bàn học, bàn
ăn đều nằm trong dòng gió.
Mở thêm cửa sổ ở khu bếp và nhà vệ sinh, tăng
diện tích thoát gió để giảm tôc độ thoát gió

Giải pháp tổ chức Chiếu sáng tự nhiên.


Giảm diện tích thông thủy của phòng từ 3.5m xuống
còn 2.7m .
Giảm kích thước lỗ mở cửa đi và cửa sổ ra mặt
đứng nhận sáng.
Thay đổi kết cấu che nắng cho mặt đứng hướng Tây,
từ các mảng lam thành một thanh lam ngang MẶT BẰNG SAU CẢI TẠO

MẶT CẮT SAU CẢI TẠO


4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

SO SÁNH MẶT ĐỨNG VÀ KÍCH THƯỚC LỖ MỞ TRƯỚC VÀ SAU CẢI TẠO

MẶT ĐỨNG TRƯỚC CẢI TẠO MẶT ĐỨNG SAU CẢI TẠO
Các thay đổi của phương án cải tạo:
Giảm chiều cao tầng
giảm kích thước lỗ mở cửa sổ và cửa đi
Bố trí không gian ban công trải dài thay thế cho
ban công ở giữa
Thay đổi vị trí lỗ cửa trên mặt đứng
Thay đổi kết cấu che nắng cho mặt đứng
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2.1 HIỆU QUẢ CHE NẮNG

So sánh kiểm tra hiệu quả che nắng của mặt đứng sau cải tạo bằng phần mềm ecotect,
mô phỏng kiểm tra bóng đổ mặt đứng và vệt nắng vào phòng trong cùng một thời điểm, ta
thấy hiệu quả của phương án cải tạo cao hơn hẳn, kết cấu che nắng chắn được phần lớn
vệt nắng vào phòng vào buổi chiều

Phòng số 1 (hướng Tây Bắc) Phòng số 1 (hướng Tây Bắc)


Khảo sát bóng đổ buổi chiều ngày Hạ chí (ngày bất lợi nhất) Khảo sát bóng đổ buổi chiều ngày Hạ chí (ngày bất lợi nhất)

Bóng đổ
15h

phổ vệt nắng


vào phòng
12h - 17h

trước cải tạo sau cải tạo trước cải tạo sau cải tạo
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2.2 HIỆU QUẢ THAY ĐỔI ĐỘ RỌI TRONG KHÔNG GIAN

Kiểm tra hiệu quả độ rọi vào phòng bằng phần mềm Velux Daylight Visualizer, ta thu
được kết quả chứng minh hiệu quả rõ rệt hơn của phương án:
Độ rọi của không gian ngủ và không gian chung giảm nhiều và đều hơn, giúp người
sử dụng không bị căng thẳng thị lực khi di chuyển giữa các không gian.
Không gian ngủ có độ rọi thấp hơn phương án hiện trạng. Cụ thể, khu vực đặt
giường ngủ có độ rọi dễ chịu, vừa phải. Khu vực đặt bàn làm việc ở ngay cửa sổ có
độ rọi cao hơn.
Không gian sinh hoạt chung

MẶT BẰNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO

Trước khi cải tạo Sau khi cải tạo Trước khi cải tạo Sau khi cải tạo

Phòng 1 Phòng 2
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÙY CHỈNH ĐỘ RỌI TRONG KHÔNG GIAN PHÒNG

Trong phòng ở, dù đã giảm độ rọi cho không gian phòng, tuy nhiên người sử dụng vẫn có
thể có các giải pháp để tùy chỉnh độ rọi vào phòng. Trong đó, các khu vực nhận sáng là
cửa sổ phòng ngủ (lấy sáng cho phòng ngủ) và ban công (lấy sáng cho không gian chung.

Ngoài giải pháp rèm vải truyền thống khá dễ bám bụi, tích vi khuẩn và cần giặt giũ thường
xuyên, ta có thể sử dụng các giải pháp khác cho thiết kế.
Sử dụng mành sáo nhôm cho cửa sổ phòng ngủ, dễ vệ sinh lau chùi và tiết kiệm chi
phí. Ưu điểm lớn nhất là có thể tùy chỉnh góc mở và khoảng mở của các thanh lam để
điều tiết lượng ánh sáng vào phòng, nhất là ở các vị trí bàn làm việc.
Sử dụng mành trúc để che chắn cho ban công. Đây là phương án rẻ tiền, dễ thi công, dễ
điều chỉnh. Mành trúc bền vững với môi trường và độ bền cao. Bên cạnh đó, mành trúc
còn giảm nhiệt lượng rất tốt cho không gian bên trong. Mành sáo nhôm che nắng trong phòng, giúp dễ điều chỉnh mức ánh sáng vào phòng

Mành sáo che nắng cho ban công, giảm nhiệt lượng cho không gian bên trong
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2.3 GIẢI PHÁP BAO CHE - CHE NẮNG

Từ giải pháp thiết kế mặt đứng cho một đơn vị phòng ở, áp dụng giải pháp trên vào mặt đứng toàn công trình, qua phân tích về độ rọi của nắng chiếu vào
công trình lúc 15 giờ ngày 21/3 (ngày có lượng bức xạ cao nhất năm), ta thấy các kết quả như sau:
Phương án cũ tuy có giải pháp che chắn nắng nhưng không hiệu quả, nắng vẫn rọi thẳng vào cửa sổ.
Phương án mới được thiết kế đơn giản hơn, đó là sử dụng lam ngang và có ban công vươn ra làm khoảng đệm.
Giải pháp này giúp cản bớt nắng rọi vào trong cửa sổ.
Hình bên dưới cho thấy lam ngang và sàn hành lang đã chắn được phần lớn bức xạ cho tường trong và cửa sổ

Việc cải tạo giải pháp che nắng giúp cải thiện đáng kể tiện nghi nhiệt trong phòng ở của kí túc xá

MẶT ĐỨNG HIỆN HỮU MẶT ĐỨNG ĐỀ XUẤT


4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2.4 HIỆU QUẢ THÔNG GIÓ PHƯƠNG ÁN TRƯỚC CẢI TẠO PHƯƠNG ÁN SAU CẢI TẠO

So sánh hiệu quả chuyển động của dòng gió trực diện qua phòng
bằng mô phỏng của phần mềm CFD, ta tháy được các hiệu quả
sau:
Chuyển động của dòng gió được mở rộng đều đến các nhiều
không gian hơn, giảm diện tích quẩn gió.
Bố cục mới của phòng ngủ tạo được hiệu ứng thông gió xuyên
phòng, giường ngủ được nằm trong dòng chuyển động của
dòng gió.
Gió vào phòng ngủ là gió tươi và nhận trực tiếp.
Nhà vệ sinh và bếp được thông thoáng, thoát mùi.
Tốc độ gió ở cửa thoát tuy được giảm so với phương án hiện
hữu do mở được nhiều cửa hơn, tuy nhiên ở các cửa thoát tốc
độ gió vẫn cao

Tốc độ gió không gian ngủ đạt 1.8m/s


4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2.5 GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ NHÂN TẠO

Căn cứ theo hoa gió tp.HCM, biểu đồ sinh khí hậu và chiến lược thiết kế năng
lượng của Climate Consultant, tp.HCM có nhiều khoảng thời gian lặng gió hoặc nhiệt
độ cao, cần thông gió nhân tạo do tăng tiện nghi nhiệt. Nhóm đề xuất giải pháp sử
dụng quạt gió nhân tạo để tăng vận tốc gió trong những ngày lặng gió, để tăng tiện
nghi nhiệt cho phòng ở.
Xét phòng ở đang phân tích có 3 không gian: 2 phòng ngủ và 1 phòng ăn, mỗi phòng
có diện tích khoảng 9m2. Mỗi phòng cần 1 quạt gió là đủ để tăng vận tốc gió cho mỗi
phòng. Việc phân chia 3 không gian riêng biệt để bố trí mỗi phòng 1 quạt gió hoạt
động độc lập và cá nhân hóa để module hóa được năng lượng tiêu thụ của mỗi cá
nhân, từ đó tiết kiệm được điện năng và tăng hiệu quả thông gió.
Biểu đồ bên phải thể hiện vận tốc gió theo khoảng cách tới quạt cho một quạt gió
tạo ra tốc độ gió 6m/s, so với không gian phòng ngủ khi bật quạt có khoảng cách từ
các điểm thường sử dụng trong không gian tới quạt khoảng từ 1m đến 2m. Như vậy,
có thể đảm bảo vận tốc gió trong phòng khi có thông gió tự nhiên luôn trong khoảng
từ 1,8 - 3m/s.
Loại quạt đề xuất sử dụng là loại quạt treo tường thông thường có công suất https://www.researchgate.net/figure/Illustration-of-the-method-to-calculate-the-wind-speed_fig5_332175471
khoảng 50 - 60W, có thể quay được 800 - 1200 vòng/phút, tạo ra tốc độ gió khoảng
5m/s. Hình bên minh họa một mẫu quạt thông thường trên thị trường.
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.2.6 TIỆN NGHI NHIỆT
Kết quả phân tích tiện nghi nhiệt của CBE thermal comfort theo tiêu chuẩn ASHRAE-55 với
các thông số kết quả cải tạo cho thấy phòng ở đã đạt được tiện nghi nhiệt
4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
4.3 GIẢI PHÁP VẬT LIỆU

MÁI XANH BÊ TÔNG NHẸ


cấu tạo của mái green roof gồm: Cây xanh trồng Bê tông nhẹ hay là tấm xi măng cemboard. Nó là
trên mái, lớp đất trồng, vải bảo vệ, sỏi sạn thoát một cấu trúc bê tông đồng nhất được tạo nên bởi
nước, vải bảo vệ, lớp chận rễ, lớp polystyrene, vô số những lỗ nhỏ liti dạng tổ ong. Các lỗ được
miếng đàn hồi ngăn nước dán lại, miếng sàn đặc, kết nối với nhau bằng bê tông xi măng. Do kết cấu
chọn lựa lớp cách nhiệt, sàn mái bên dưới. Trong có nhiều lỗ rỗng, làm giảm thể tích chiễm chỗ của
đó, lớp đá sỏi ống PVC thu nước cần được làm cốt liệu nên loại bê tông này có thể nổi trên mặt
cho xốp, để nước dễ thoát, tránh tình trạng ngập nước.
úng nước lâu làm chết rễ. Lớp đất trồng nên chọn Tỷ trọng của bê tông nhẹ có thể đạt chỉ từ 350
loại đất pha trộn các thành phần đất, cát, đạm, kg/m3. Với công thắc chế tạo đặc biệt thì loại bê
chất dinh dưỡng có trọng càng nhẹ càng tốt. tông này có cường độ khá cao (đến 40Mpa)

XỐP XPS 50 GẠCH KHÔNG NUNG


Xốp XPS 50 (Extruded Polystyrene) là một vật Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch
liệu cách nhiệt được ép thành tấm cứng chắc với mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt
cường độ nén cao dùng cho khâu thi công cách các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ
nhiệt bảo ôn lạnh, chống thấm, cách âm trong hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không
công nghiệp xây dựng với độ dày 50 mm (5 phân). phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch
Kết cấu phân tử khép kín hoàn toàn của xốp XPS nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên
50 làm cho vật liệu này có khả năng chống ồn và gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc
cách âm, cách nhiệt lạnh tốt hơn bất kỳ vật liệu rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành
cách nhiệt nào khác, cùng khả năng chịu nước và phần kết dính của chúng.Về bản chất của sự liên
không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao. kết tạo hình, khác hẳn gạch đất nung.

GỖ XANH ỐP TƯỜNG XI MĂNG XANH


Gỗ Xanh ốp tường, lát sàn hay Gỗ Weathertex của Xi măng xanh là sản phẩm thân thiện với môi
Úc được sản xuất theo công nghệ ép bằng áp suất trường, giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon
hơi nước, gỗ được ép từ vụn gỗ – xay từ nhánh trong quá trình sản xuất xi măng. Các sản phẩm xi
cây, cành cây tận thu. Loại gỗ này được sản xuất măng xanh được thương mại hóa và sử dụng
để làm vách công trình, có những ưu điểm hơn trong nhiều dự án khác nhau với tính hiệu quả
hẳn gỗ tự nhiên như không cong vênh do chịu cao.Phần lớn quy trình sản xuất xi măng đều dựa
được môi trường thời tiết ngoài trời, không mối vào những tiến bộ công nghệ gồm các phương
mọt, chống cháy, độ bền cao. Có hai loại ván pháp sản xuất carbon thấp, tiết kiệm năng lượng,
trong nhà và ngoài trời với nhiều vân gỗ và màu công thức xi măng mới,… để giúp giảm lượng xi
sắc khác nhau. măng cùng các nguyên liệu chính tạo ra nó.
5. CÔNG NGHỆ
5. CÔNG NGHỆ
HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC MƯA
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
+ Ưu điểm:
– Chất lượng nước tốt
– Có thể sử dụng vật liệu, nhân công địa phương
– Không tốn nhiều công sức, chi phí cho vận hành và bảo dưỡng hệ thống
– Thích hợp với mọi vùng khó khăn về nguồn nước

+ Nhược điểm:
– Lượng nước phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa, có thể không đủ nước
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tại một số thời điểm trong năm. CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA - ĐỘ SẠCH
– Các bể chứa nếu không có nắp đậy sẽ dễ bị nhiễm bệnh và là nơi sinh sản Độ sạch của nước mưa được xác định bằng các nguồn thu gom.
của muỗi. Mức độ sạch tùy vào mục đính sử dụng.
– Mái hứng cần phải được lợp ngói hay tấm lợp kim loại chống ăn mòn Nước mưa vẫn có thể dùng để ăn uống được nếu loại bỏ được hết cặn bẩn.
Để đảm bảo chất lượng nước mưa thì nên vệ sinh mái nhà và máng hứng nước.
Chất lượng nước càng tốt thì phạm vi sử dụng càng rộng.

Nước mưa được thu gom


qua các hệ thống ống và
máng hứng từ các mái
nhà hoặc từ các mái hứng
khác vào bể chứa.

Áp dụng:
Có thể áp dụng thu và tái sử dụng nước mưa ở công trình để tăng hiệu quả sử
dụng năng lượng ở các vị trí:
Hồ điều hòa và sân: cấp độ sạch C.
Mái công trình: cấp độ sạch: B
5. CÔNG NGHỆ
CỬA SỔ KÍNH LOW-E CHỐNG ỒN GIAO THÔNG BẰNG BAN CÔNG

Dựa vào nguyên lý phản xạ âm, các ban công chống ồn có thiết kế sao cho âm từ đường phố
phản xạ lên các mặt phẳng đặc tránh tiếp xúc với các lỗ mở của công trình. Các mặt phẳng
được sử dụng là mặt lan can, mặt tường bao che, mặt trần ban công.

Ban công có thể vạt chéo để phản xạ tiếng ồn ra ngoài, hoặc ốp bằng vật liệu tiêu âm tránh
cho âm truyền vào các lổ mỡ cửa sổ

Kính Low - E là loại kính 2 lớp có khoảng không khí ở giữa, được phủ lên bề mặt một loại
hợp chất đặc biệt. Hợp chất này giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự
phát tán, hấp thụ nhiệt lượng và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo
độ sáng trong căn phòng.

sử dụng phương thức chân không tiễn xạ, trên


bề mặt kính tráng nhiều lớp cách nhiệt có chất
liệu khác nhau trog đó lớp tráng màng bạc có
khả năng phản xạ tia hồng ngoại cao, cách
nhiệt tốt.

Vào mùa hè, kính Low-E sẽ giúp chặn sức nóng của mặt trời lên đến 75% và 99%
tia UV truyền vào trong nhà thông qua hệ thống vách nhôm kính, cửa sổ kính.
PHỤ LỤC – PHẦN MỀM VÀ CÁC THÔNG SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI TẬP.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MÔ PHỎNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
CLIMATE CONSULTANT 6.0: ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ

CBE CLIMATE TOOL: TRA CỨU THÔNG KHÍ HẬU

CBE THERMAL COMFORT: THIẾT KẾ TIỆN NGHI NHIỆT

AUTODESK CFD ULTILMATE: PHÂN TÍCH DÒNG KHÍ QUA CÔNG TRÌNH

AUTODESK ECOTECT: PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG TRONG CÔNG TRÌNH

VELUX DAYLIGHT VISUALIZER: PHÂN TÍCH ĐỘ RỌI CỦA CÔNG TRÌNH


KẾT LUẬN
Trong thế kỷ 21, công trình kiến trúc không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà bản thân nó còn có
trách nhiệm tác động và chịu tác động của môi trường, không gian xung quanh và chính con người ở
trong đó. Giai đoạn thiết kế năng lượng cho phù hợp với điều kiện vận hành đã trở nên rất quan trọng,
quyết định hiệu quả sử dụng về lâu dài và hiệu quả kinh tế của người sử dụng.

Ở vùng khí hậu nhiệt đới, công trình kiến trúc để thích ứng bền vững cần chú trọng vào 2 yếu tố: quan
trọng nhất là thông gió và cách nhiệt để đảm bảo tiện nghi nhiệt. Xử lý tốt thông gió và cách nhiệt là
hai bài toán khó nhất cần được giải quyết để công trình vận hành tốt.

Qua đồ án này, nhóm đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc thiết kế năng lượng cho kiến trúc nhiệt
đới mang lại hiệu quả như thế nào cũng như hậu quả, tác hại của các giải pháp kém thân thiện lên
việc sử dụng và vận hành của con người. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ chú ý hơn vào tính thích ứng của
công trình khi thiết kế các đồ án sau và khi hành nghề.

You might also like