You are on page 1of 49

Chương 2

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

YẾU TỐ
TỰ NHIÊN

YẾU TỐ YẾU TỐ
NHÂN TẠO VĂN HÓA
2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN XÃ HỘI
2.2. YẾU TỐ VĂN HÓA XÃ HỘI
2.3. YẾU TỐ NHÂN TẠO
+ YẾU TỐ MỸ QUAN
+ YẾU TỐ KINH TẾ KỸ THUẬT

1
2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN
2.1.1 Khu đất xây dựng:
a. Địa điểm xây dựng:
- Tùy địa điểm xây dựng cụ thể , tùy thuộc quy mô ,kích thước, hình dạng
khu đất mà sẽ có những giải pháp thiết kế phù hợp với qui hoạch chung,
cảnh quan, giao thông

[ Nguồn hình :
Kts Võ Đình Diệp ]

2
3
2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN
2.1.1 Khu đất xây dựng:
a. Địa điểm xây dựng:
- Phân chia lô đất cho các thể loại nhà ở cũng tùy theo địa
điểm, hình dạng khu đất và quy định chung từng khu vực
- Quy hoạch phân lô các loại hình nhà ở trong dự án :
+ Nhà liên kế : 80 m2 – 120 m2.
+ Nhà ở biệt thư : 300 m2 – 500 m2.
+ Chung cư thấp tầng: Mật độ XD 35% - 40%.
+ Chung cư cao tầng:
- Mật độ XD khối bệ tối đa : 40% - 45%.
- Mật độ XD khối tháp tối đa : 30% - 35%.

4
ECOTYPIC GARDEN RESIDENTIAL MASTER PLAN.
[ Nguồn : pinterest.com] 5
GREEN RESIDENTIAL MASTER PLAN.
[ Nguồn : pinterest.com]
6
2.1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN
2.1.1 Khu đất xây dựng:
b. Địa hình, địa chất,
thủy văn:
- Khảo sát và phân tích kỹ
Hình thái và đặc điểm khu đất sẽ
gợi mở hướng bố cục mặt bằng (a) a
phù hợp với địa hình tự nhiên, tạo )

hình công trình gắn bó khu đất.


- Khu đất có độ dốc từ 10% - 20% (b) (c)
là địa hình lý tưởng để xây dựng
nhà ở. (a) b c
) )
- Cùng một diện tích đất ,
cùng số lượng nhà, cùng đường
giao thông tiếp cận nhưng với
hai địa hình khác nhau thì bố cục
nhà cửa phải bám theo địa hình .
(b) (c) 7
[ Nguồn hình : Kts Võ Đình Diệp ]
8
- Khu đất có nền dốc là món quà của tự nhiên đồng
thời là thách thức cho người thiết kế.
- Hai vấn đề lớn cần quan tâm khi thiết kế công trình
trên nền dốc là Kết cấu và giao thông

9
- Cốt cao độ và độ dốc của khu đất ảnh hưởng nhiều đến giải pháp kiến
trúc như : quyết định lối vào chính phụ, phân bố tầng nhà, tổ hợp hình khối,
hướng chính của công trình, tổ chức đường cấp thoát nước, cách xử lý chống
ngập nước,….
- Cấu tạo địa chất cùng khả năng chịu tải của đất có tác động trực tiếp tới
phương án xử lý móng.

10
NHÀ NÊN ĐẶT Ở CHỔ BẰNG PHẲNG HOẶC
SONG SONG ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC ĐỂ HẠN
CHẾ THAY ĐỔI CAO ĐỘ SÀN

[ nguồn:
Residential
Landscape
Architecture ;
trang
461,463,464 ]

11
- Khi thiết kế , KTS cần có : bản đồ
hiện trạng, địa hình (thể hiện đường
đồng mức ), các số liệu về địa chất
thủy văn, QH định hướng phát triển
kiến trúc cảnh quan, QH cấp thoát
nước, các số liệu liên quan…

TRÁNH ĐẶT NHÀ TRÊN HƯỚNG THOÁT


NƯỚC CHÍNH CỦA KHU ĐẤT CÓ ĐỘ DỐC

12
[ nguồn: Residential Landscape Architecture ; trang 462, 465 ]
2.1.2. Khí hậu và cảnh quan:
Ảnh hưởng nhiều tới giải pháp thiết kế nhà ở nhưng lại ít
biến đổi lớn theo thời gian
 Các yếu tố khí hậu ngoài nhà ( nắng, gió, mưa, …..)

- Ngôi nhà vùng nhiệt đới cần chú ý giải pháp


chống nóng, và che mưa tạt là chủ yếu.

- Nhà thường có mái dốc và sân trong, hành lang, mái


hiên. Ví dụ: khi nắng trực tiếp chiếu xuống công trình
sẽ nung nóng khối không khí trong nhà  ưu tiên
chống nóng cho khu vực bị nắng chiếu nhiều nhất :
mái nhà, các mặt nhà hướng Tây và Tây Nam.

13
NHÀ NGƯỜI CHĂM –TỈNH NINH THUẬN
( Bảo tàng Dân tộc học, Hà nội)
[ https://blog.quintinlake.com/tag/vernacular-
architecture/page/2/ ]

AN’S HOUSE –TÂY NINH


(G+Architect)
[https://kienviet.net/2019/11/
08/an-house-can-nha-luu-
giu-net-truyen-thong-nong-
thon-nam-bo-g-architects/ ]

14
- Đối với vùng khí hậu nóng khô: kết cấu bao che thường
dày, bằng đất, gạch, đá có tác dụng cách nhiệt, ngôi nhà được
tổ hợp không gian kín, hạn chế mở cửa lớn, nhà luôn có sân
trong, kết hợp bể nước .

15
 Vi khí hậu:
- Là khí hậu ở trong phạm vi nhỏ như khí hậu trong trong cụm dân cư ,
hay hạn hẹp hơn là trong ngôi nhà, trong căn hộ
- Có thể dùng các giải pháp vật lý kiến trúc, vật liệu xây dựng, khai
thác cảnh quan… để cải tạo vi khí hậu tốt hơn.

16
Hướng Gió , nắng và hướng nhà là các yếu tố luôn được quan tâm
khi bắt đầu phác thảo tổng mặt bằng nhà ở
[ nguồn: Residential Landscape Architecture ; trang 74, 77 ]
17
 Hướng nhà:
- Là một tiêu chí quan trọng trong quy
hoạch khu ở vì có ảnh hưởng lớn đến
chế độ nhiệt và không khí trong nhà.
- Hướng nhà sẽ là tối ưu khi đảm bảo 2
yêu cầu cơ bản sau:
+ Hạn chế tối đa bức xạ mặt trời
+ Đảm bảo thông gió tự nhiên

18
- Hướng nhà N-B và B-N là hướng ít bị ảnh hưởng về bức xạ mặt trời, giảm bớt chi
phí cho kết cấu chống nắng, chống chĩi và chiếu sáng tự nhiên..

19
- Hướng nhà TN-ĐB và ĐN-TB là hướng có lợi nhất về thông gió tự
nhiên, nhưng sẽ chịu những phí tổn cao hơn cho kết cấu che nắng,
chống mưa hắt.
20
 Thông gió:
 Kết hợp thông gió tích cực (tự nhiên họăc nhân tạo) để thốt đi lượng không khí ẩm
và nóng, nhưng cơ bản vẫn là chọn được hướng nhà thích hợp nhất để tận dụng yếu
tố có lợi , hạn chế yếu tố bất lợi.

21
Thành ngữ
“TRƯỚC CAU SAU CHUỐI “

a) Cây lá kim bố trí rãi rác cho phép gió b) cụm cây bụi cao nằm cạnh tường ngoài
mát dễ dàng di chuyển qua khu đất về nhà có thể bảo vệ ngôi nhà khỏi gió lạnh
phía ngôi nhà
[ nguồn: Residential Landscape Architecture ; trang 87 ] 22
c. Cảnh quan và tầm nhìn
- Cảnh quan và tầm nhìn là một tiêu chí quan trọng khi
đánh giá chất lượng của ngôi , thỏa mãn nhu cầu thị giác của
cư dân , tạo cảm giác thư giãn cho người sử dụng.
- Cùng một thiết kế kiến trúc và nội thất, nhưng những
căn nhà có cảnh quan và tầm nhìn tốt hơn sẽ được ưa thích
hơn , và đương nhiên sẽ có giá trị kinh tế cao hơn.
- Ví dụ : trong các khu nhà biệt thự thì những căn có tầm
nhìn đẹp ra sông,ra biển, ra công viên,….sẽ có giá trị cao hơn
.Trong chung cư cao tầng thì những căn hộ ở trên cao, đặc
biệt căn hộ penthouse / sky villa có giá trị cao về mặt cảnh
quan vì có tầm nhìn đẹp bao quát ra mọi hướng.

23
CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG KHU NHÀ Ở

Impire Sky Garden


24
Master plan
QUY HOẠCH TẠO TẦM NHÌN RA BIỂN CHO CÁC CĂN BIỆT THỰ
( Dự án Park Hyatt – Mỹ Khê, Đà Nẵng.)

25
+ KHAI THÁC VỊ TRÍ XÂY DỰNG

Villa des Palmes – Kep town,


Cambodia [nguồn ành : LHQ]

26
+ KHAI THÁC VỊ TRÍ XÂY DỰNG

27
+ KHAI THÁC CẢNH QUAN
THIÊN NHIÊN

28
KHAI THÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN

29
+ KHAI THÁC CẢNH QUAN NHÂN TẠO
( Landscape design ) 30
+ KHAI THÁC CẢNH QUAN
NHÂN TẠO ( Landscape design )
31
+ KHAI THÁC ĐỊA HÌNH
32
+ KHAI THÁC ĐỊA HÌNH

33
2.2. Yếu tố văn hóa xã hội :
2.2.1. Văn hóa truyền thống, phong tục tập quán:
- Do đặc thù về điều kiện tự nhiên và văn hoá của từng quốc gia ,
của các vùng khác nhau trong cùng một lãnh thổ dẫn đến con người
có những phong tục, tập quán và cách ăn ở sinh hoạt cũng khác nhau.

Nhà gạch bùn


(adobe), Ai Cập

Nhà khung gỗ, Đức Lều DORZE, Ethiopi

Nhà lau sậy, Peru Nhà mái cỏ, Na Uy


34
[Nguồn: FB Tran.T.Bao.Chau]
Nhà Gassho ,
Nhật Bản

Nhà sàn mái


cong, TháiLan

Lều YURT, Mông Cồ


[ Nguồn:
FB
Tran.T.Bao.
Chau ]

Nhà sàn trên biển, Malaysia

Nhà cổ 1850, Cái


Bè –Tiền Giang.
[https://mythodaiph
o.net/tram-nam-
nha-co-tien-giang/ ]
35
2.2. Yếu tố xã hội :
2.2.2. Nhu cầu và mức sống:
Tùy theo mức thu nhập của gia chủ (dẫn đến nhu cầu về tiện nghi ở khác
nhau giữa người có thu nhập thấp và cao) do đó không gian ở cũng thay đổi
theo mức sống

Tầm nhìn tối đa ra


sân vườn, thiên Tầm nhìn ra
nhiên tràn vào nội sân vườn, nội
thất thất điều hòa
nhân tạo

36
37
2.2. Yếu tố xã hội :
2.2.3. Cấu trúc gia đình:
Gia đình là một nhóm xã hội cơ sở và cũng là một thiết chế xã hội, do vậy trong tự
bản thân nó có một cấu trúc. Cấu trúc hiểu một cách chung nhất là “tồn bộ những
quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên chỉnh thể”.

KIỂU GIA ĐÌNH SỐ HỘ TỶ LỆ %


1. Gia đình hạt nhân. 2735 54,71
2. Gia đình mở rộng. 1094 21,88
3. Gia đình cha hay mẹ độc thân. 764 15,28
4. Gia đình pha trộn. 118 2,36
5. Kiểu gia đình thiếu. 97 1,94
6. Hộ ông bà già cô đơn. 191 3,83

Bảng cơ cấu gia đình ở TP.HCM


(nguồn: PTS – Nguyễn Minh Hoà)

38
2.2. Yếu tố xã hội :
2.2.4. Đặc điểm về dân số:
-Thông qua tháp tuổi, ta thấy rõ được đặc thù dân số, dự báo về kinh tế, tính
toán về quỹ nhà ở cho thích hợp.
Ví dụ : tháp tuổi của Việt Nam cho thấy số người trong độ tuổi lao động
(16-49 tuổi) chiếm đa số. Do đó xã hội cần dự trù một số lượng lớn nhà ở gia
đình, chung cư, ký túc xá…..Có nghĩa là chính tháp tuổi đã phản ánh rõ loại
hình nhà ở nào có nhu cầu nhiều hay ít, qua đó ta có thể dự báo xây dựng
các loại nhà ở cần thiết.

Tháp tuổi dân số VN trong


40 năm, từ 1979 đến 2019
[ Nguồn:
https://kehoachviet.com/tha
p-dan-so-viet-nam-2019-
dan-so-viet-nam-theo-
nhom-tuoi/
39
2.2. Yếu tố xã hội :
2.2.5. Lối sống của các nhóm xã hội
- Nhà ở là không gian biểu hiện cho
sự lựa chọn phong cách sống, năng lực
kinh tế, vị trí xã hội và quan điểm thẩm mỹ.
- Muốn định hướng mô hình phát triển đô
thị, mô hình ở , chúng ta phải nghiên cứu
về lối sống của các nhóm XH khác nhau,
để từ đó lý giải những nhu cầu khát vọng
và tổ chức, thiết lập và hoàn thiện môi
trường ở của họ.

Ví dụ : nhà ở cho các đối tượng như


nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, bác sĩ…thì
tổ chức không gian làm việc cho các
đối tượng này có những đặc thù riêng
phù hợp từng nhóm nghề nghiệp
khác nhau 40
2.3. Yếu tố mỹ quan trong kiến trúc nhà ở:
2.3.1 Cảnh quan đô thị, khu ở và ngoại thất công trình
- Nhà ở là công trình kiến trúc được xây dựng nhiều nhất so
với các công trình kiến trúc khác trong thành phố.
- Do đó mỹ quan của kiến trúc nhà ở có tác động lớn đến
mỹ - quan chung của tòan bộ thành phố (mỹ quan đô thị).

41
2.3. Yếu tố mỹ quan trong kiến trúc nhà ở:
2.3.2 Thẩm mỹ công trình
- Thẩm mỹ trong thiết kế nhà ở gắn liền với vẻ đẹp từng căn nhà,
dãy phố và mỹ quan cả khu nhà ở.
- Tổ hợp kiến trúc ngôi nhà ở và hình thức kiến trúc bên ngoài
còn được xác định bởi bố cục mặt bằng, công năng sử dụng, giải
pháp kết cấu và vật liệu xây dựng.

42
FORM – SPACE –
ORDER, Francis
DK Ching

Biệt thự Shodan, Ấn Độ,


1956, Kts Le Corbusier

43
44
45
- Quy hoạch tổng mặt bằng khu
nhà ở cần chú ý đến hình thức
kiến trúc từng ngôi nhà
- Quy định về màu sắc, chiều cao
nhà, khoảng lùi, độ vươn của
ban công…để tạo được sự
thống nhất và hài hòa cho cả
BIỆT THỰ SONG LẬP ( 10 m x 20m)
dãy phố, đem lại mỹ quan cho
khu nhà ở .

BIỆT THỰ SONG LẬP ( 12,5 m x 20m)

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI


THÔNG MINH AQUA CITY,
PHÍA ĐÔNG TP.HCM
[https://khudothisinhthai.com
/aqua-city-phoenix-south/ ]

46
2.4. Yếu tố kinh tế kỹ thuật:
2.4.1. Söï phaùt trieån cuûa kyõ thuaät xaây döïng vaø vaät lieäu :
- Sự phát triển của nhà ở đô thị cũng như nông thôn từ trước tới nay
thường dựa trên cơ sở vật liệu địa phương và kết cấu truyền thống như
các loại tre, nứa, gỗ, gạch, ngói, xi măng, bệ tông cốt thép, thép, tôn
hoặc fibrôxi măng lợp mái.
- Gần đây kết cấu nhà ở đã kết hợp ứng dụng nhiều loại vật liệu mới,
nhẹ như thép hợp kim, nhôm, bêtông xốp, nhựa tổng hợp…
Kết cấu theo vật liệu tre, nứa, lá gỗ, gạch, ngói, đất:

Nhà khung cột kết hợp tường chịu lực

Nhà khung sàn bê tông cốt thép đổ liền khối

Nhà lắp ghép tấm nhỏ

Nhà lắp ghép tấm lớn

47
2.4.2. Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong nhà ở:
- Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị là yếu tố tác động trực tiếp đến
chất lượng không gian ở , điều kiện tiện nghi ở.
- Kts nên căn cứ trên nhu cầu của khách hàng đưa giải pháp thiết kế
phù hợp, lựa chọn các trang thiết bị tương ứng suất đầu tư .
- Hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị cho nhà ở cũng thay đổi không
ngừng, người thiết kế cần phải cập nhật để có lựa chọn giải pháp
phù hợp. Ví dụ: hệ thống quản lý nhà thông minh “Smart home”

48
2.4.3. Yếu tố kinh tế trong xây dựng nhà ở:
Bao gồm hai yếu tố:
+ Kinh tế trong xây dựng nhà ở : còn được gọi là giá
thành xây dựng.
+ Kinh tế trong thiết kế nhà ở: là giá trị sử dụng của căn
nhà bao gồm giá thành xây lắp và sự thoả mản nhu cầu
sử dụng, chứ không phải là giá trị kinh tế đơn thuần.
Vì vậy khái niệm kinh tế trong thiết kế nhà ở là một yếu
tố động, có tác động qua lại giữa kinh tế xây dựng và
giá trị sử dụng.

49

You might also like