You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

------------  ------------

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM THỬ THỦ CÔNG CHO


WEBSITE CASSO

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Nguyễn Phương Thảo

Nhóm sinh viên: Phan Kỳ Khánh Chiêu K194060843

Phan Quang Minh Long K194060852

Nguyễn Ngọc Phương Uyên K194060879

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022


PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
MSSV: ............................................................................................................................
Họ tên: ...........................................................................................................................
Tên đơn vị kiến tập: .......................................................................................................
Địa chỉ đơn vị: ................................................................................................................
Điện thoại đơn vị ............................................................................................................
Họ tên người đại diện đơn vị: .......................................................................................
Chức vụ: ................................................... Điện thoại: ................................................
Thời gian kiến tập tại đơn vị: Từ ngày ........................ Đến ngày: ..............................
* Đề nghị Quý Đơn vị đánh giá bằng cách đánh dấu X vào cột xếp loại các nội dung đánh
giá trong bảng sau.

Ghi chú:
Loại A: 4đ; Loại B: 3đ
Loại C: 2đ; Loại D: 1đ

Xếp loại
Nội dung đánh giá
A B C D

1. Tinh thần kỷ luật, thái độ

1.1 Thực hiện nội quy của đơn vị

1.2 Chấp hành giờ giấc làm việc

1.3 Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, cộng sự

1.4 Ý thức bảo vệ tài sản

1.5 Tích cực trong công việc

2. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

2.1 Đáp ứng yêu cầu công việc

2.2 Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn

2.3 Có sáng kiến, năng động trong công việc

3. Kết quả kiến tập

3.1 Có sản phẩm ứng dụng thực tế đem lại lợi ích cho Đơn vị

3.2 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiến tập

1
PHIẾU NHẬN XÉT ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

……….., ngày……..tháng…….năm………

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Ký và ghi rõ họ tên

2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MSSV: ...........................................................................................................................
Họ tên: ...........................................................................................................................
GVHD: ...........................................................................................................................

STT Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Điểm Ghi chú

Trình bày (5%)

Hình thức báo cáo


1 Kết cấu báo cáo (5%)
(15%)

Văn phong (5%)

Kỹ năng phân tích


(5%)
Nội dung báo cáo
2
(30%) Mục tiêu (10%)

Chuyên môn (15%)

Thái độ của sinh viên


3
(15%)
GVHD quy
Doanh nghiệp đánh
4 đổi từ đánh
giá (40%)
giá của DN

TỔNG ĐIỂM

……….., ngày……..tháng…….năm………
Giảng viên hướng dẫn
Ký, ghi rõ họ tên

3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
MSSV: ............................................................................................................................
Họ tên: ...........................................................................................................................
Tên đơn vị kiến tập: ........................................................................................................
Địa chỉ đơn vị: ................................................................................................................
Điện thoại đơn vị ............................................................................................................
Họ tên người đại diện đơn vị: ........................................................................................
Chức vụ:.................................................... Điện thoại: ...............................................
Thời gian kiến tập tại đơn vị: Từ ngày ........................ Đến ngày: ..............................
.....................................................................................
* Đề nghị Quý Đơn vị đánh giá bằng cách đánh dấu X vào cột xếp loại các nội dung
đánh giá trong bảng sau.

Ghi chú:
Loại A: 4đ; Loại B: 3đ
Loại C: 2đ; Loại D: 1đ

Xếp loại
Nội dung đánh giá
A B C D

1. Tinh thần kỷ luật, thái độ

1.1 Thực hiện nội quy của đơn vị


1.2 Chấp hành giờ giấc làm việc
1.3 Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, cộng sự
1.4 Ý thức bảo vệ tài sản
1.5 Tích cực trong công việc

2. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

2.1 Đáp ứng yêu cầu công việc


2.2 Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
2.3 Có sáng kiến, năng động trong công việc

3. Kết quả kiến tập

3.1 Có sản phẩm ứng dụng thực tế đem lại lợi ích cho Đơn vị

3.2 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiến tập

4
PHIẾU NHẬN XÉT ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

……….., ngày……..tháng…….năm………

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Ký và ghi rõ họ tên

5
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MSSV: ...........................................................................................................................
Họ tên: ...........................................................................................................................
GVHD: ...........................................................................................................................

STT Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Điểm Ghi chú

Trình bày (5%)

Hình thức báo cáo


1 Kết cấu báo cáo (5%)
(15%)

Văn phong (5%)

Kỹ năng phân tích


(5%)
Nội dung báo cáo
2
(30%) Mục tiêu (10%)

Chuyên môn (15%)

Thái độ của sinh viên


3
(15%)
GVHD quy
Doanh nghiệp đánh
4 đổi từ đánh
giá (40%)
giá của DN

TỔNG ĐIỂM

……….., ngày……..tháng…….năm………
Giảng viên hướng dẫn
Ký, ghi rõ họ tên

6
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
MSSV: ............................................................................................................................
Họ tên: ...........................................................................................................................
Tên đơn vị kiến tập: ........................................................................................................
Địa chỉ đơn vị: ................................................................................................................
Điện thoại đơn vị ............................................................................................................
Họ tên người đại diện đơn vị: ........................................................................................
Chức vụ:.................................................... Điện thoại: ...............................................
Thời gian kiến tập tại đơn vị: Từ ngày ........................ Đến ngày: ..............................
.....................................................................................
* Đề nghị Quý Đơn vị đánh giá bằng cách đánh dấu X vào cột xếp loại các nội dung
đánh giá trong bảng sau.

Ghi chú:
Loại A: 4đ; Loại B: 3đ
Loại C: 2đ; Loại D: 1đ

Xếp loại
Nội dung đánh giá
A B C D

1. Tinh thần kỷ luật, thái độ

1.1 Thực hiện nội quy của đơn vị


1.2 Chấp hành giờ giấc làm việc
1.3 Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, cộng sự
1.4 Ý thức bảo vệ tài sản
1.5 Tích cực trong công việc

2. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

2.1 Đáp ứng yêu cầu công việc


2.2 Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
2.3 Có sáng kiến, năng động trong công việc

3. Kết quả kiến tập

3.1 Có sản phẩm ứng dụng thực tế đem lại lợi ích cho Đơn vị

3.2 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiến tập

7
PHIẾU NHẬN XÉT ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

……….., ngày……..tháng…….năm………

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Ký và ghi rõ họ tên

8
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MSSV: ...........................................................................................................................
Họ tên: ...........................................................................................................................
GVHD: ...........................................................................................................................

STT Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Điểm Ghi chú

Trình bày (5%)

Hình thức báo cáo


1 Kết cấu báo cáo (5%)
(15%)

Văn phong (5%)

Kỹ năng phân tích


(5%)
Nội dung báo cáo
2
(30%) Mục tiêu (10%)

Chuyên môn (15%)

Thái độ của sinh viên


3
(15%)
GVHD quy
Doanh nghiệp đánh
4 đổi từ đánh
giá (40%)
giá của DN

TỔNG ĐIỂM

……….., ngày……..tháng…….năm………
Giảng viên hướng dẫn
Ký, ghi rõ họ tên

9
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian một tháng được tham gia kiến tập tại công ty Cổ phần CrossTech, với sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty Cổ phần CrossTech, và các anh
chị anh chị hướng dẫn, nhóm chúng em đã được áp dụng các kiến thức lý thuyết được
học vào thực tế, đồng thời học hỏi được rất nhiều kiến thức về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, các kỹ năng để giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đã đặt ra. Khoảng thời
gian đồng hành với công ty là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa để chúng em trải nghiệm
và tìm hiểu rõ ràng hơn về công việc của một QC Manual. Bên cạnh đó cũng giúp chúng
em hiểu hơn về hướng ngành Kiểm thử phần mềm, giúp chúng em định hướng nghề
nghiệp tương lai rõ ràng hơn.

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh
tế - Luật, các thầy cô khoa Hệ thống thông tin, ban lãnh đạo công ty Cổ phần CrossTech
đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu học tập và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp chúng
em có thể hoàn thành khóa kiến tập lần này. Đặc biệt, chúng em xin dành lời cảm ơn
sâu sắc đến giảng viên ThS. Trần Nguyễn Phương Thảo, người đã giới thiệu chúng em
đến với công ty Cổ phần CrossTech và trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tụi em thực hiện báo
cáo.

Xin cảm ơn chị Trương Thị Cam, người hướng dẫn chúng em trong quá trình kiến tập
và thực hiện quá trình kiểm thử phần mềm.

Lời cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
bên cạnh, động viên trong suốt thời gian kiến tập. Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên bài báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô nhận xét để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe tất cả mọi người.

Trân trọng. TP.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2022

Phan Kỳ Khánh Chiêu

Phan Quang Minh Long

Nguyễn Ngọc Phương Uyên

10
KẾ HOẠCH VÀ CÁC MỐC THỜI GIAN CÔNG VIỆC

Thời gian: 13/05/2022 – 29/07/2022

STT Thời gian Công việc Chỗ làm việc

1 23/05 – 03/06 - Tìm hiểu về hướng nghề nghiệp và cơ Làm việc tại
hội phát triển của Kiểm thử phần nhà
mềm

2 18/06 – 29/06 - Tìm hiểu các khái niệm, kiến thức và Làm việc tại
kĩ năng cơ bản của Testing nhà

- Phân tích trang web và các yêu cầu

- Viết Business Requirement và


Technical Requirement

3 01/07 – 04-07 - Thực hành viết cách test UX/UI Làm việc tại
nhà

4 04/07 – 17/07 - Viết Test Case theo các module: Làm việc tại
nhà
+ Đăng ký

+ Đăng nhập

+ Tạo doanh nghiệp

- Viết Bug Report

- Hoàn thiện bản word Báo cáo kiến


tập

Bảng 1. Kế hoạch và các mốc thời gian thực hiện dự án

11
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................... 17

1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 17

1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 18

1.3. Đối tượng và phạm vi ........................................................................................ 18

1.3.1. Đối tượng .................................................................................................... 18

1.3.2. Phạm vi ....................................................................................................... 18

1.4. Kế hoạch thực hiện ............................................................................................ 19

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN KIẾN TẬP ............. 20

2.1. Giới thiệu doanh nghiệp .................................................................................... 20

2.2. Giới thiệu dự án ................................................................................................. 21

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 24

3.1. Kiểm thử phần mềm .......................................................................................... 24

3.2. Kiểm thử thủ công (Manual testing) ................................................................. 24

3.3. Kiểm thử hộp đen (Black-box testing) .............................................................. 24

3.4. Kiểm thử hộp trắng (White-box testing) ........................................................... 25

3.5. Kiểm thử đơn vị (Unit test) ............................................................................... 26

3.6. Kiểm thử tích hợp (Integration testing) ............................................................. 26

3.7. Kiểm thử hệ thống (System test) ....................................................................... 27

3.8. Kiểm thử chấp nhận (Acceptance test) .............................................................. 27

3.9. Kiểm thử chức năng (Functional testing) .......................................................... 27

3.10. Kiểm thử phi chức năng (Non-functional testing) .......................................... 28

3.11. Quy trình kiểm thử phần mềm ......................................................................... 28

3.11.1. Lập kế hoạch và kiểm soát ....................................................................... 28

3.11.2. Phân tích và thiết kế ................................................................................. 29


12
3.11.3. Thực hiện kiểm thử................................................................................... 29

3.11.4. Đánh giá tiêu chí hoàn thành và báo cáo .................................................. 29

3.11.5. Hoàn tất kiểm thử ..................................................................................... 30

CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN KIỂM THỬ ..................................................................... 31

4.1. Xác định yêu cầu nghiệp vụ và yêu cầu kỹ thuật .............................................. 31

4.1.1. Yêu cầu nghiệp vụ ...................................................................................... 31

4.1.2. Yêu cầu kỹ thuật ......................................................................................... 33

4.2. Xây dựng Test case............................................................................................ 36

CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT ............................................................................................ 50

5.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 50

5.2. Hạn chế đề tài .................................................................................................... 50

5.3. Định hướng trong tương lai ............................................................................... 51

NGUỒN THAM KHẢO .............................................................................................. 52

13
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Logo công ty Cổ phần CrossTech ................................................................. 20


Hình 2.2 Logo của trang web Casso ............................................................................. 22
Hình 2.3 Giao diện website .......................................................................................... 23
Hình 3.1 Kiểm thử hộp đen (Pujianingsih, 2016) ........................................................ 25
Hình 3.2 Kiểm thử hộp trắng (Scaler Topics, 2021) .................................................... 26
Hình 3.3 Quy trình kiểm thử phần mềm ....................................................................... 28
Hình 4.1 Test case UI/UX trang đăng ký ..................................................................... 37
Hình 4.2 Test case UI/UX trang Đăng ký .................................................................... 37
Hình 4.3 Test case Functional trang Đăng ký .............................................................. 38
Hình 4.4 Test case Functional trang Đăng ký .............................................................. 38
Hình 4.5 Test case Technical trang Đăng ký................................................................ 39
Hình 4.6 Test case Technical trang Đăng ký................................................................ 39
Hình 4.7 Test case Technical trang Đăng ký................................................................ 40
Hình 4.8 Test case UX/UI trang Đăng ký .................................................................... 40
Hình 4.9 Test case UX/UI trang Đăng nhập................................................................. 41
Hình 4.10 Test case UX/UI trang Đăng nhập............................................................... 41
Hình 4.11 Test case Functional trang Đăng nhập......................................................... 41
Hình 4.12 Test case Functional trang Đăng nhập......................................................... 42
Hình 4.13 Test case Technical trang Đăng nhập .......................................................... 42
Hình 4.14 Test case Technical trang Đăng nhập .......................................................... 42
Hình 4.15 Test case UX/UI trang Tạo doanh nghiệp ................................................... 43
Hình 4.16 Test case UX/UI trang Tạo doanh nghiệp ................................................... 43
Hình 4.17 Test case Functional trang Tạo doanh nghiệp ............................................. 44
Hình 4.18 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp .............................................. 44
Hình 4.19 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp .............................................. 45
Hình 4.20 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp .............................................. 45
Hình 4.21 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp .............................................. 45
Hình 4.22 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)................................................................... 46
Hình 4.23 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)................................................................... 47
Hình 4.24 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)................................................................... 47

14
Hình 4.25 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)................................................................... 48
Hình 4.26 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)................................................................... 48
Hình 4.27 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)................................................................... 49

15
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Kế hoạch và các mốc thời gian thực hiện dự án ............................................. 11


Bảng 2. Kế hoạch thực hiện.......................................................................................... 19
Bảng 3. Mô tả các thành phần có trong bảng test case ................................................. 36
Bảng 4. Bảng phân công công việc .............................................................................. 53

16
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, kéo theo phát triển bùng nổ của ngành công nghệ thông
tin. Nhiều ngành nghề, dịch vụ, thị trường đều được lồng ghép công nghệ, hiện đại hóa
để trở nên ngày một tiện dụng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội.

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 khiến cho việc kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp lớn nhỏ hiện nay là cuộc chơi của công nghệ. Các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ
kinh doanh là điều mà đa số các tổ chức, doanh nghiệp đều đang hướng tới. Như một
kết quả tất yếu, ngành công nghệ phần mềm cũng đang dần thay đổi theo và hiện đại
hơn. Các chương trình phần mềm ra đời ngày càng nhiều, đòi hỏi các nhà sản xuất phần
mềm phải có những phương pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tối ưu
hiệu suất làm việc để có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, do tính phức tạp của phần mềm cũng
như hạn chế về thời gian và chi phí nên không gì có thể đảm bảo được rằng các phần
mềm được sản xuất ra sẽ không bao giờ có lỗi. Lỗi luôn luôn tồn tại và có thể gây ra
những hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp.

Vì vậy, kiểm thử phần mềm ra đời và đóng vai trò quyết định trong sự thành công của
phần mềm. Không có kiểm thử, phần mềm sẽ không có giá trị - Kiểm thử phần mềm
không tạo ra phần mềm nhưng nó làm cho phần mềm có giá trị sử dụng. Kiểm thử phần
mềm là quá trình khảo sát một hệ thống hay thành phần dưới những điều kiện xác định,
quan sát và ghi lại các kết quả, và đánh giá một khía cạnh nào đó của hệ thống hay thành
phần đó. Kiểm thử phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm tra liệu phần mềm có đúng với
với đặc tả và thiết kế hệ thống không, đã đúng yêu cầu của người dùng hay chưa, hoạt
động có hiệu quả không, có lỗi hay không,..Lỗi có thể được phát hiện và sửa chữa sớm
hơn, nâng cao chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay người dùng. Vậy làm thế nào
để có thể kiểm tra dự án phần mềm của ta chạy ổn định, đạt được tính hiệu quả cao,
nhưng lại tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí trong quá trình kiểm thử là một
điều thiết yếu đối với các nhà kiểm thử.

Với mong muốn có cái nhìn xác thực, rõ ràng hơn về quy trình kiểm thử phần mềm,
đảm bảo chất lượng phần mềm và tiếp cận với các công cụ hỗ trợ kiểm thử, giải quyết
phần nào vấn đề về tiết kiệm thời gian, kinh phí trong việc tìm kiếm lỗi, quản lý lỗi khi

17
tiến hành kiểm thử; đồng thời rèn kỹ năng làm việc, tạo tiền đề định hướng cho tương
lai sau khi ra trường, được sự đồng ý của Khoa Hệ thống thông tin, chúng em đã chọn
đề tài “Kiểm thử phần mềm và ứng dụng” để làm đề tài kiến tập.

1.2 Mục tiêu đề tài

Đề tài tìm hiểu cơ sở lý thuyết về kiểm thử nói chung, xây dựng hệ thống Test Case nói
riêng, cũng như cách thức để triển khai một dự án kiểm thử phần mềm nhằm đảm bảo
chất lượng. Mục tiêu chính của dự án là kiểm thử một phần chức năng của phần mềm
Casso - một công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cho các doanh nhân và doanh nghiệp.

Một trong những mục tiêu quan trọng của báo cáo là cải thiện chất lượng phần mềm
thông qua việc kiểm thử phần mềm. Phần mềm càng ít lỗi, chất lượng càng cao, trải
nghiệm của người dùng càng được cải thiện. Nói cách khác, quá trình kiểm tra càng
hiệu quả, chúng ta sẽ có càng ít lỗi hơn trong sản phẩm cuối cùng. Do đó, điều này sẽ
làm tăng chất lượng tổng thể của đối tượng thử nghiệm. Chất lượng tuyệt vời góp phần
làm tăng đáng kể sự hài lòng của khách hàng cũng như giảm chi phí bảo trì.

Một mục tiêu thiết yếu khác của báo cáo này là xác định tất cả các khuyết tật trong sản
phẩm. Phương châm chính của kiểm thử là tìm ra các khuyết tật tối đa trong một sản
phẩm phần mềm đồng thời xác nhận xem chương trình có hoạt động theo yêu cầu của
người dùng hay không. Các khiếm khuyết cần được xác định càng sớm càng tốt trong
chu kỳ thử nghiệm.

1.3 Đối tượng và phạm vi

1.3.1 Đối tượng

Đề tài tập trung phân tích các yêu cầu để xây dựng các Test Case và tìm lỗi cho phần
mềm Casso

1.3.2 Phạm vi

Vì giới hạn về thời gian của kỳ kiến tập, cũng như kiến thức, kĩ năng thực hiện nên báo
cáo sẽ tập trung phân tích vào ba chức năng của phần mềm Casso là chức năng Đăng
ký, Đăng nhập và Tạo Doanh nghiệp.

18
1.4 Kế hoạch thực hiện

Giai
Công việc
đoạn

1 Phân tích và xác định yêu cầu của dự án để rút ra được mục tiêu kiểm tra

2 Xây dựng Test Case

3 Thực hiện kiểm thử theo Test Case và tìm lỗi

4 Viết Test Report

5 Viết báo cáo kiến tập


Bảng 2. Kế hoạch thực hiện

19
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ DỰ ÁN
KIẾN TẬP

2.1 Giới thiệu doanh nghiệp

Công ty cổ phần CrossTech là một đơn vị đào tạo giáo dục chuyên nghiệp trong lĩnh
vực Công nghệ thông tin, được thành lập vào ngày 21/01/2020. Con đường phát triển
của CrossTech là dựa trên sự phát triển về giáo dục, với mục tiêu là mở rộng phát triển
thành đơn vị đào tạo giáo dục miễn phí; tư vấn và triển khai các chương trình đào tạo
cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cung cấp các giải pháp, dịch vụ liên quan tới
sản xuất phần mềm tốt nhất.

Hình 2.1 Logo công ty Cổ phần CrossTech

CrossTech cung cấp các khoa học đào tạo chất lượng cao, tư vấn lộ trình học tập và con
đường sự nghiệp phù hợp với mỗi cá nhân, kết hợp tổ chức các khóa học đào tạo chất
lượng cao, hướng dẫn thực tập sinh là học viên - sinh viên. Đồng thời hợp tác với các
công ty vừa và nhỏ nhằm đưa ra các giải pháp trong đào tạo nhân sự, hỗ trợ tuyển dụng
và tư vấn – định hướng xây dựng quy trình quản lý dự án.

Đồng hành cũng CrossTech là hơn 500 học viên, 36 hướng dẫn viên với hơn 800 lượt
đăng ký học. CrossTech đã mang lại những giá trị cốt lõi Chất lượng vượt trội, Văn hóa

20
– Hội nhập, Đa dạng – Bền vững, Tôn trọng – Chia sẻ đến cộng đồng sinh viên và các
doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở chính: I.102D Khu Công Nghệ Phần Mềm ĐH Quốc Gia, Khu Phố 6, P.
Linh Trung, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

CrossTech cung cấp các dịch vụ và khoa học về:

 QA/QC
 Android
 IOS
 Nodejs
 QA Automation
 QA Engineer
 Frontend

2.2 Giới thiệu dự án

 Hướng nghề nghiệp kiến tập: Kiểm thử phần mềm


 Dự án được giao:
Casso là một phần mềm tự động giúp kết nối tài khoản ngân hàng với các ứng dụng/phần
mềm doanh nghiệp sử dụng hàng ngày, và tự động hóa mọi công việc liên quan tới dòng
tiền ra vào. Phần mềm phù hợp cho mọi cấp độ doanh nghiệp như một trợ thủ đắc lực
24/7 theo dõi dòng tiền doanh nghiệp.

21
Hình 2.2 Logo của trang web Casso

Casso như một robot tài chính doanh nghiệp giúp chuyển đổi số tài chính dễ dàng. Phần
mềm bao gồm API ngân hàng tự động tải về các giao dịch từ các tài khoản kết nối, Bot
chat tự động cho phép cấu hình tích hợp các phần mềm giao tiếp thông dụng để gửi
thông tin giao dịch vào các nhóm chat nhằm giúp các thành viên trong nhóm theo dõi
biến động số dư, cập nhật tình hình tài chính của hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.
Tính năng Sổ thu chi tự động gán nhãn, hỗ trợ phân loại và quản lý danh mục giao dịch.

22
Hình 2.3 Giao diện website

 Các công việc được giao và thực hiện:


 Tham gia xem xét và phân tích yêu cầu của dự án để rút ra được các mục
tiêu kiểm tra.
 Phát triển test cases kiểm thử manual.
 Trao đổi với người hướng dẫn để đưa ra kế hoạch kiểm thử hiệu quả.
 Thực hiện kiểm thử theo test cases và báo cáo các lỗi, xác định mức độ
nghiêm trọng và mức độ ưu tiên cho từng lỗi.
 Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến phần mềm đã thực hiện
 Đảm bảo rằng tất cả công việc liên quan đã được kiểm tra đều được thực
hiện theo các tiêu chuẩn và thủ tục được xác định.

23
CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1 Kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm là quá trình kiểm tra nhằm phát hiện ra các khiếm khuyết trong
phần mềm và ứng dụng để cung cấp cho khách hàng, lập trình viên và các bên liên quan
thông tin về chất lượng của phần mềm đang được kiểm tra. Mục đích cuối cùng của
việc làm này là đảm bảo sản phẩm được tạo ra theo đúng ý muốn của khách hàng và
hoạt động hiệu quả. Đối với các công ty phát triển phần mềm, tester (người kiểm thử
phần mềm) có vai trò then chốt để đảm bảo uy tín của công ty, tránh trường hợp sản
phẩm bị lỗi được khách hàng trả lại nơi sản xuất.

3.2 Kiểm thử thủ công (Manual testing)

Kiểm thử thủ công là một loại kiểm thử phần mềm trong đó người kiểm thử chạy các
trường hợp kiểm thử theo cách thủ công mà không sử dụng bất kỳ công cụ tự động nào.
Kiểm thử thủ công là loại kiểm thử sơ khai nhất giúp tìm ra các khiếm khuyết trong hệ
thống phần mềm. Người thực hiện kiểm thử (tester) sẽ thực hiện các thao tác và chức
năng của ứng dụng một cách thủ công giống như người dùng cuối (end-user) đang sử
dụng sản phẩm, bao gồm kiểm tra cả những lỗi sai có thể gặp phải. Từ đó xác nhận phần
mềm có vận hành theo đúng yêu cầu không và đảm bảo sản phẩm cuối cùng không còn
lỗi.

Bất kỳ ứng dụng nào cũng phải được kiểm tra theo cách thủ công trước khi có thể thực
hiện kiểm tra tự động. Kiểm tra thủ công đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nhưng đó là bước
cần thiết để kiểm tra tính khả thi của tự động hóa.

3.3 Kiểm thử hộp đen (Black-box testing)

Kiểm thử hộp đen là phương pháp kiểm thử dựa trên đầu vào và đầu ra của chương trình
mà không quan tâm tới những dòng code bên trong được viết ra sao. Kiểm thử hộp đen
không yêu cầu người kiểm thử phải có bất kỳ kiến thức về mã hoặc thuật toán của
chương trình. Phương pháp này kiểm tra các chức năng của hệ thống, là những việc hệ
thống cần phải làm dựa trên các đặc tả yêu cầu (Requirement document). Các trường
hợp kiểm thử thường được xây dựng xung quanh đó.

24
Hình 3.1 Kiểm thử hộp đen (Pujianingsih, 2016)

Phương pháp kiểm thử này có thể được áp dụng hầu như cho mọi cấp độ kiểm thử phần
mềm: đơn vị, tích hợp, hệ thống và chấp nhận.

3.4 Kiểm thử hộp trắng (White-box testing)

Kiểm thử hộp trắng là phương pháp kiểm thử dựa vào giải thuật, cấu trúc code bên trong
phần mềm, việc kiểm thử được tiến hành dựa vào việc kiểm tra xem giải thuật, mã lệnh
đã làm có đúng không.

Trong kiểm thử hộp trắng, cấu trúc mã hoặc giải thuật của chương trình được đưa vào
xem xét, các trường hợp kiểm thử được thiết kế dựa vào cấu trúc mã hoặc cách thức
làm việc của chương trình. Người kiểm thử truy cập vào mã chương trình và có thể
kiểm tra nó, lấy đó làm cơ sở để hỗ trợ việc kiểm thử.

Để thực hiện được phương pháp kiểm thử hộp trắng thì người kiểm thử phải có kỹ năng,
kiến thức nhất định về ngôn ngữ lập trình được dùng, về giải thuật được dùng trong
thành phần phần mềm để có thể thông hiểu được chi tiết về các đoạn code cần kiểm thử.

25
Hình 3.2 Kiểm thử hộp trắng (Scaler Topics, 2021)

3.5 Kiểm thử đơn vị (Unit test)

Là việc kiểm thử các đơn vị chương trình một cách cô lập, và cần được kiểm thử riêng
biệt để phát hiện lỗi trong đơn vị và khắc phục trước khi được tích hợp với các đơn vị
khác.

 Do lập trình viên đảm nhận.


 Unit test được thực hiện càng sớm càng tốt trong giai đoạn viết code và xuyên
suốt chu kỳ phát triển phần mềm.
 Mục đích: Bảo đảm thông tin được xử lý và xuất dữ liệu một cách chính xác
trong mối tương quan nhập dữ liệu và chức năng.

3.6 Kiểm thử tích hợp (Integration testing)

Mức kế tiếp của kiểm thử đơn vị là kiểm thử tích hợp. Sau khi các đơn vị chương trình
để cấu thành hệ thống đã được kiểm thử, chúng cần được kết nối với nhau để tạo thành
hệ thống đầy đủ và có thể làm việc. Công việc này không hề đơn giản và có thể có lỗi
về giao diện giữa các đơn vị, và cần xác minh các thành phần trong phần mềm có tương
tác được với nhau hay có hoạt động phối hợp cùng nhau được hay không và cần phải
kiểm thử để phát hiện những lỗi này.

 Do kiểm thử viên thực hiện.


 Các nhóm kiểm thử lớn dần cho đến khi thành một hệ thống.
 Mục đích: Tìm ra lỗi trong các giao diện và giao tiếp giữa các thành phần.
26
3.7 Kiểm thử hệ thống (System test)

Kiểm thử mức này được áp dụng khi đã có một hệ thống đầy đủ sau khi tất cả các thành
phần đã được tích hợp. Mục đích của việc kiểm thử hệ thống là để đảm bảo rằng việc
cài đặt tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được đặc tả của người dùng. Là mức kiểm thử nhằm
đưa hệ thống vào vận hành thử nghiệm tại các môi trường khác nhau nhằm tìm ra các
lỗi về hệ thống, tính tương thích, kiểm thử cả hệ thống về chức năng chính, sự liên kết
giữa các modules với nhau, kiểm thử giao diện, …

 Do kiểm thử viên thực hiện.


 Mục đích: Chứng thực rằng hệ thống đã được tích hợp với các hệ thống bên
ngoài hoặc hệ thống thứ 3 đã được xác minh trong các yêu cầu của hệ thống.

3.8 Kiểm thử chấp nhận (Acceptance test)

Khi nhóm kiểm thử hệ thống đã thỏa mãn với một sản phẩm, sản phẩm đó đã sẵn sàng
để đưa vào sử dụng. được thực thi bởi chính khách hàng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm
phần mềm làm việc đúng như họ mong đợi.

Có 2 loại kiểm thử chấp nhận:

 Kiểm thử chấp nhận doanh nghiệp (Alpha testing) là một nhóm người thực hiện
test tại nơi sản xuất phần mềm. Alpha testing là một hình thức kiểm thử chấp
nhận nội bộ, được tiến hành bởi nhà sản xuất ra phần mềm, trước khi phần mềm
được tiến hành kiểm thử Beta.
 Kiểm thử chấp nhận người dùng (Beta test) được thực hiện tại địa điểm của khách
hàng/ người dùng thực hiện test hay sử dụng phần mềm bên ngoài-không phải
tại nơi sản xuất phần mềm.

3.9 Kiểm thử chức năng (Functional testing)

Kiểm thử chức năng là một loại kiểm thử hộp đen và những trường hợp kiểm thử của
nó dựa trên đặc điểm kỹ thuật của ứng dụng / thành phần phần mềm được kiểm thử.
Các chức năng được kiểm tra bằng cách nhập các giá trị đầu vào và kiểm tra đầu ra, và
ít quan tâm đến cấu trúc bên trong của ứng dụng (không giống như kiểm tra hộp trắng).

Kiểm thử chức năng là xác nhận tất cả chức năng của hệ thống. Nó đánh giá ứng dụng
và xác nhận xem ứng dụng có hoạt động theo yêu cầu hay không.
27
3.10 Kiểm thử phi chức năng (Non-functional testing)

Kiểm thử phi chức năng là một loại kiểm thử phần mềm nhằm kiểm tra các khía cạnh
phi chức năng (hiệu suất, khả năng sử dụng, bảo mật, khả năng tương thích trên các môi
trường, ...) của một ứng dụng phần mềm. Nó được thiết kế để kiểm tra tính khả dụng
của hệ thống theo các thông số phi chức năng và không bao giờ được giải quyết bằng
kiểm tra chức năng.

Thử nghiệm phi chức năng cũng quan trọng như thử nghiệm chức năng và ảnh hưởng
đến sự hài lòng của khách hàng. (An, 2018)

3.11 Quy trình kiểm thử phần mềm

Các giai đoạn của kiểm thử phần mềm có thể liên quan đến việc lập kế hoạch, chuẩn bị,
tiến hành và báo cáo. Không có một quy trình nào phù hợp với tất cả, nhưng 5 bước
dưới đây mang tính tổng quan nhất cho hầu hết các thử nghiệm phần mềm:

Hình 3.3 Quy trình kiểm thử phần mềm

3.11.1 Lập kế hoạch và kiểm soát

Lập kế hoạch và kiểm soát là việc lập ra tài liệu mô tả cách tiếp cận tổng thể và các mục
tiêu kiểm tra. Điều này bao gồm việc xem xét cơ sở thử nghiệm, xác định các điều kiện
dựa trên phân tích các mục thử nghiệm, viết các trường hợp thử nghiệm và thiết kế môi
trường thử nghiệm. Tiêu chí hoàn thành được chỉ định để biết khi nào thử nghiệm hoàn
tất.

Kiểm soát là hoạt động so sánh tiến độ thực tế so với kế hoạch và báo cáo tình trạng,
bao gồm cả những sai lệch so với kế hoạch. Nó liên quan đến việc thực hiện các hành
động cần thiết để đáp ứng các mục tiêu của dự án.

Mục đích của bước này là:


28
 Xác định phạm vi, rủi ro và mục tiêu kiểm tra.
 Xác định các tài nguyên thử nghiệm cần thiết như con người, môi trường, v.v.
 Lên lịch các nhiệm vụ phân tích và thiết kế, thực hiện và đánh giá thử nghiệm.

3.11.2 Phân tích và thiết kế

Phân tích và thiết kế kiểm thử phần mềm có những công việc chính sau:

 Xem xét cơ sở kiểm thử – thông tin dựa trên các trường hợp kiểm thử, chẳng hạn
như yêu cầu, đặc điểm thiết kế, phân tích rủi ro, kiến trúc và giao diện.
 Xác định các điều kiện kiểm thử.
 Thiết kế các bài kiểm thử.
 Thiết kế môi trường thử kiểm thử, thiết lập và xác định cơ sở hạ tầng và công cụ
cần thiết.

3.11.3 Thực hiện kiểm thử

Thực hiện kiểm thử là việc kiểm thử chỉ định trên hệ thống máy tính theo cách thủ công
hoặc sử dụng công cụ kiểm thử tự động. Việc triển khai kiểm thử có nhiệm vụ chính
sau:

 Tiến hành các trường hợp kiểm thử bằng cách sử dụng các kỹ thuật và tạo dữ
liệu cho các thử nghiệm đó.
 Tạo các bộ kiểm thử từ các trường hợp kiểm thử để thực hiện hiệu quả. Bộ kiểm
thử là tập hợp các trường hợp kiểm thử được sử dụng để kiểm thử phần mềm.
 Thực hiện lại các trường hợp kiểm thử không thành công trước đó để xác nhận
bản sửa lỗi.
 Ghi lại kết quả của việc thực hiện kiểm thử. Ở đó nhật ký kiểm thử ghi lại trạng
thái của trường hợp kiểm thử là đạt hoặc chưa đạt.
 So sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi.

3.11.4 Đánh giá tiêu chí hoàn thành và báo cáo

Đánh giá tiêu chí hoàn thành là quá trình xác định thời điểm dừng kiểm thử. Nó phụ
thuộc vào phạm vi của mã code, chức năng hoặc rủi ro. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào
rủi ro nghiệp vụ, chi phí, thời gian và sự khác nhau giữa các dự án. Đánh giá tiêu chí
hoàn thành có các nhiệm vụ chính sau:

29
 Đánh giá xem có cần kiểm thử thêm hoặc tiêu chí hoàn thành đã chỉ định có cần
thay đổi hay không.
 Viết một báo cáo tóm tắt kiểm thử cho các bên liên quan.

3.11.5 Hoàn tất kiểm thử

Quy trình hoàn tất kiểm thử được thực hiện khi phần mềm sẵn sàng được bàn giao.
Ngoài ra, kiểm thử có thể bị dừng lại vì các lý do khác như:

 Khi dự án bị hủy bỏ.


 Khi đạt được một số mục tiêu.
 Khi bản cập nhật hoặc bảo trì hoàn thành.

Bước này có các nhiệm vụ chính sau:

 Kiểm tra xe sản phẩm được bàn giao chưa, theo kế hoạch nào, và để đảm bảo
rằng tất cả các báo cáo sự cố đã được giải quyết.
 Hoàn thiện và lưu trữ phần mềm kiểm thử như scripts, môi trường test, v.v. để
sử dụng lại sau này.
 Bàn giao phần mềm kiểm thử cho bên bảo trì.
 Đánh giá cách test đã thực hiện và rút kinh nghiệm cho các xuất bản và dự án
trong tương lai.

30
CHƯƠNG 4 : THỰC HIỆN KIỂM THỬ
Sau quá trình tìm hiểu các nội dung lý thuyết trong lĩnh vực kiểm thử, chúng tôi tiến
hành kiểm thử trên website https://crosstech-sandbox.casso.vn với ba module chức năng
Đăng ký, đăng nhập và tạo doanh nghiệp.

4.1 Xác định yêu cầu nghiệp vụ và yêu cầu kỹ thuật

4.1.1 Yêu cầu nghiệp vụ

 Đăng ký
- Đăng ký bằng Google: khi nhấn vào nút Đăng ký bằng Google thì phải hiện lên
cửa sổ đăng nhập với Google ở giữa màn hình cho người dùng đăng nhập tài
khoản, nếu tài khoản Google tồn tại và đăng nhập thành công thì người dùng
đăng ký thành công tài khoản Casso bằng tài khoản Google.
- Đăng ký bằng Microsoft: khi nhấn vào nút Đăng ký bằng Microsoft thì sẽ hiện
lên cửa sổ đăng nhập Microsoft ở giữa màn hình để người dùng đăng nhập vào
Microsoft, nếu tài khoản tồn tại và đăng nhập thành công thì sẽ tạo tài khoản
Casso bằng tài khoản Microsoft đó.
- Đăng ký bằng Email: khi nhấn vào nút Đăng ký bằng Email sẽ hiển thị cửa sổ
nhập thông tin để tiến hành đăng ký, nếu người dùng nhập đúng và đầy đủ các
thông tin cơ bản thỏa điều kiện thì sẽ nhận được email xác nhận tài khoản. Sau
khi người dùng xác nhận tài khoản email thì đăng ký thành công tài khoản Casso
bằng tài khoản email đó.
- Form “Đăng ký bằng Email” phải bao gồm các input thông tin cơ bản cần thiết
của người dùng để đăng ký tài khoản gồm: địa chỉ email, Họ và Tên, Mật khẩu,
Số điện thoại, Mã giới thiệu.
- Trang Đăng ký phải cung cấp các chính sách về bảo mật và thỏa thuận khi sử
dụng đến người dùng.
- Nếu email được nhập vào trường Email đã được sử dụng để tạo tài khoản Casso
trước đây thì thông báo “Email đã được đăng ký”.
- Nút “Đăng ký” chỉ được cấp quyền khi người dùng nhập đủ thông tin và thỏa
mãn điều kiện.
 Đăng nhập

31
- Đăng nhập bằng Google: khi nhấn vào nút Đăng nhập bằng Google thì phải
hiện lên cửa sổ đăng nhập với Google ở giữa màn hình cho người dùng đăng
nhập tài khoản, nếu tài khoản Google tồn tại và đăng nhập thành công thì
người dùng đăng nhập thành công tài khoản Casso bằng tài khoản Google.
- Đăng nhập bằng Microsoft: khi nhấn vào nút Đăng nhập bằng Microsoft thì
sẽ hiện lên cửa sổ đăng nhập Microsoft ở giữa màn hình để người dùng đăng
nhập vào Microsoft, nếu tài khoản tồn tại và đăng nhập thành công thì sẽ tạo
tài khoản Casso bằng tài khoản Microsoft đó.
- Bên dưới là form đăng nhập bằng email và mật khẩu: phải cung cấp hai
trường văn bản input - một cái dùng để nhập tên đăng nhập và một là để nhập
mật khẩu, mỗi input không nên nằm chung 1 hàng. Ngoài ra, ở bên dưới 2
input phải có button đăng nhập để người dùng có thể ấn vào (click chuột hoặc
ấn tay nếu xài thiết bị di động).
- Người dùng chưa đăng ký thì không thể điền form đăng nhập, trước tiên phải
đăng ký bằng cách nhấp vào nút đăng ký.
- Ghi nhớ đăng nhập của người dùng, hiển thị email/tên đăng nhập lúc người
dùng đăng xuất để tiện lợi và có thể đăng nhập nhanh hơn.
- Khi người dùng tắt trình duyệt, nên tự động đăng xuất tài khoản của họ để
tăng độ bảo mật.
 Tạo doanh nghiệp
Khi người dùng đăng nhập thành công và chưa sở hữu hay tham gia bất cứ doanh nghiệp
nào thì lúc đăng nhập xong hệ thống sẽ hiện trang thông báo cho người dùng rằng họ
chưa có doanh nghiệp nào và sẽ có nút “Tạo một doanh nghiệp” cho người dùng nếu họ
muốn tạo ngay.

Nếu người dùng đã có đăng ký doanh nghiệp, khi đăng nhập thành công họ có thể
chuyển doanh nghiệp và thêm mới doanh nghiệp mới sau đó.

Khi chọn tạo doanh nghiệp, người dùng sẽ được chuyển tới trang chứa form điền thông
tin về doanh nghiệp. Form tạo doanh nghiệp sẽ gồm có hai trường input để người dùng
nhập tên website và tên của doanh nghiệp. Ngoài hai trường input ra, trang tạo doanh
nghiệp cũng sẽ có những tính năng nổi bật của Casso để người dùng chọn ra tính năng

32
mà họ quan tâm nhất, Cuối cùng là nút “Tạo doanh nghiệp” để người dùng hoàn tất quá
trình tạo doanh nghiệp cho tài khoản của mình.

Sau khi điền thông tin về tên website, tên doanh nghiệp và chọn tính năng quan tâm,
khách hàng sẽ tạo doanh nghiệp thành công và chuyển đến trang liên kết ngân hàng để
tiếp tục quá trình sử dụng các dịch vụ tại Casso.

4.1.2 Yêu cầu kỹ thuật

 Đăng ký
 Kiểm tra định dạng Email:
Trường hợp Email hợp lệ:

- Nhập email: Local-Part@Domain Name với ký tự hợp lệ gồm:

 Ký tự chữ
 Ký tự số
 Ký hiệu hợp lệ: gạch dưới ( _ ), dấu chấm ( . ), gạch ngang ( - )
- Local part (trước @) có độ dài tối đa là 64 ký tự
- Domain part (sau @) có độ dài tối đa là 254 ký tự
- Không phân biệt viết hoa hay viết thường
Trường hợp Email không hợp lệ:

- Bỏ trống, không nhập Email


- Nhập địa chỉ email với các ký tự đặc biệt : ~!#$%^&(),<>, vv và các icon
- Email có độ dài 255 ký tự
- Địa chỉ email không đúng format
 Nhập email thiếu “@”
 Nhập email thừa “@”
 Email có ".." trong email
 Email có "." ở đầu/ cuối địa chỉ email
 Email có "@" cuối địa chỉ email
 Email có "-" trước/ sau dấu "@"
 Email có dấu chấm “.” trước/sau dấu “@”
 Có chứ khoảng trắng “space” trong email

33
 Miền domain của Email không được có chứa chữ số hoặc ký tự đặc biệt
 Domain có chứa vượt quá 3 dấu chấm “.”
 Check Họ và tên:
- Họ và tên đệm không được để trống
- Tên không được để trống
- Họ và tên không được có ký tự đặc biệt
 Check Mật khẩu:
- Mật khẩu không được để trống
- Mật khẩu phải có tối thiểu 6 ký tự
 Check Số điện thoại:
- Có độ dài tối thiểu 10 ký tự và tối đa 11 ký tự
- Chỉ bao gồm các số nguyên
- Phải bắt đầu bằng số 0
- Không được chứa ký tự đặc biệt
- Không được có khoảng trắng (space)
Khi đã điền đầy đủ các thông tin yêu cầu và thỏa mãn các điều kiện thì nút Đăng ký
enable để click

Nếu điền thiếu thông tin hoặc không đúng yêu cầu thì button Đăng ký sẽ disable và
không click được

 Đăng nhập
- Kiểm tra chức năng đăng nhập bằng Email:
- Email: Định dạng email có dạng: Local-Part@Domain Name. Email không
được để trống.
- Local-Part: tối đa 64 ký tự, chỉ được có dấu chấm (.) ở giữa và không có nhiều
hơn 1 dấu chấm kề nhau. Chỉ chứa ký tự [a-z],[A-Z] hoặc các số từ 0-9.
- Domain Name: tối đa 254 ký tự, chỉ được có dấu chấm (.) ở giữa và không có
nhiều hơn 1 dấu chấm kề nhau, bắt buộc phải có từ 1 dấu chấm trở trên, các ký
tự xung quanh dấu chấm chỉ chứa ký tự [a-z],[A-Z] hoặc các số từ 0-9 và phải
có từ 2 ký tự trở lên.

34
- Mật khẩu: Mật khẩu bắt buộc phải từ 6 ký tự trở lên, vì ở đăng ký đã yêu cầu mật
khẩu từ 6 ký tự trở lên.
- Số điện thoại: Phải có đúng 10 số, từ 0-9, số 0 phải ở đầu tiên, số kế tiếp phải
khác 0, còn lại trở đi là tùy ý. Nhập chữ, khoảng trắng (space) và các ký tự đặc
biệt khác vào ô input SĐT thì không hiện, nhập số 0-9 thì mới hiện vào input.
 Tạo doanh nghiệp
- Website doanh nghiệp và tên doanh nghiệp không được để trống
- Radio button “Chọn tính năng” phải được chọn và chỉ được chọn 1, không được
chọn nhiều
- Website phải đúng định dạng http://ten-mien.phan-mo-rong
- Tên miền (domain) không được vượt quá 63 ký tự đã bao gồm cả đuôi .net, .com,
.info, .org,...
- Tên miền chỉ được bao gồm các ký tự a-z, 0-9, các dấu “-”. Đối với khoảng trắng
và những ký tự đặc biệt khác đều không được chấp nhận.
- Tên miền không được bắt đầu hoặc kết thúc tên miền với một ký tự
- Tên miền không được có dấu
- Tên miền có thể được viết chữ hoa lẫn chữ thường
- Tên miền có thể có nhiều cấp
- Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp có thể chứa các ký tự đặc biệt nhưng phải đúng
với quy định của pháp luật nhà nước đưa ra
- Website doanh nghiệp không được trùng với website doanh nghiệp đã tồn tại
trong cơ sở dữ liệu.
- Tên doanh nghiệp đăng ký có thể trùng với tên doanh nghiệp đã tồn tại trong csdl
nhưng trong cùng một tài khoản không được có hai doanh nghiệp trùng tên với
nhau.
- Tên doanh nghiệp không được chứa nhiều hơn hai khoảng trống giữa các ký tự
và không được bắt đầu bằng khoảng trắng.
- Nút “Tạo doanh nghiệp” sẽ luôn luôn bị vô hiệu hóa trong suốt quá trình tạo
doanh nghiệp và chỉ cho đến khi người dùng nhập đầy đủ và đúng với các yêu
cầu đề ra tại các trường bắt buộc thì nút mới được kích hoạt để người dùng thực
hiện chức năng “Tạo doanh nghiệp”.

35
4.2 Xây dựng Test case

Test case: là tài liệu được viết bởi các thành viên trong bộ phận Kiểm thử phần mềm
trong quá trình kiểm tra dữ liệu đầu vào (input), hành động (action) hoặc sự kiện được
thực hiện trên hệ thống để xác định các chức năng của ứng dụng, phần mềm có đáp ứng
được cái yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ thuật và có hoạt động đúng hay không.
Để xây dựng Test case cho dự án Kiểm thử Casso, chúng tôi đã tiến hành tạo bảng biểu
gồm:

Tên thuộc tính Mô tả

Testcase ID Mã trường hợp kiểm thử

Test Description Mô tả trường hợp kiểm thử

Data Input Dữ liệu đầu vào (dữ liệu được nhập vào để kiểm tra các
trường hợp kiểm thử)
Pre-condition Điều kiện tiên quyết để thực hiện test case đó

Step procedure Các bước thực hiện trường hợp kiểm thử

Expected output Kết quả mong đợi

Actual results Kết quả thực tế

Browser/Device Trình duyệt/Thiết bị được sử dụng trong quá trình kiểm


thử
Attachment Tập tin đính kèm (nếu có)

Notes Ghi chú của Tester

Bảng 3. Mô tả các thành phần có trong bảng Test case

Sau khi xác định được thành phần của Test case, chúng tôi tiến hành viết các trường
hợp kiểm thử cho ba chức năng của Casso là Đăng ký, Đăng nhập và Tạo doanh nghiệp
trên Google Trang tính.
Dưới đây là liên kết đến trang tính:
https://bit.ly/3z9LrSh

36
 Test case Đăng ký
UX/UI

Hình 4.1 Test case UI/UX trang đăng ký

Hình 4.2 Test case UI/UX trang Đăng ký

37
Functional

Hình 4.3 Test case Functional trang Đăng ký

Hình 4.4 Test case Functional trang Đăng ký

38
Technical

Hình 4.5 Test case Technical trang Đăng ký

Hình 4.6 Test case Technical trang Đăng ký

39
Hình 4.7 Test case Technical trang Đăng ký

 Test case Đăng nhập


UX/UI

Hình 4.8 Test case UX/UI trang Đăng ký

40
Hình 4.9 Test case UX/UI trang Đăng nhập

Hình 4.10 Test case UX/UI trang Đăng nhập

Functional

Hình 4.11 Test case Functional trang Đăng nhập

41
Hình 4.12 Test case Functional trang Đăng nhập

Technical

Hình 4.13 Test case Technical trang Đăng nhập

Hình 4.14 Test case Technical trang Đăng nhập

42
 Test case Tạo doanh nghiệp
UX/UI

Hình 4.15 Test case UX/UI trang Tạo doanh nghiệp

Hình 4.16 Test case UX/UI trang Tạo doanh nghiệp

43
Functional

Hình 4.17 Test case Functional trang Tạo doanh nghiệp

Technical

Hình 4.18 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp

44
Hình 4.19 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp

Hình 4.20 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp

Hình 4.21 Test case Technical trang Tạo doanh nghiệp

45
4.3. Viết báo cáo kiểm thử (Bug Report)

Báo cáo kiểm thử thể hiện tiến độ kiểm thử, tiến độ sửa lỗi và số lượng lỗi được tìm
thấy hay còn tồn của dự án. Tài liệu này là công cụ để phục vụ cho đánh giá hay giám
sát dự án có kịp tiến độ hay không, có thể bàn giao cho khách hàng hay không và các
vấn đề cần giải quyết khi mà số lượng lỗi còn nhiều, gây ra các rủi ro về tiến độ hoàn
thành của dự án để có những điều chỉnh kịp thời.
Sau khi đã hoàn thành việc kiểm thử các trường hợp đã được đưa ra, nhóm sẽ tiến hành
viết báo cáo kiểm thử và cũng là bước cuối cùng trong quy trình kiểm thử trang web
Casso.
Chúng tôi cũng sẽ viết báo cáo kiểm thử trên công cụ Trang tính của Google.
Dưới đây là liên kết đến bảng báo cáo kiểm thử (Bug Report) và một số hình ảnh của
bảng báo cáo.
https://bit.ly/3z9LrSh

Hình 4.22 Báo cáo kiểm thử (Bug Report).

46
Hình 4.23 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)

Hình 4.24 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)

47
Hình 4.25 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)

Hình 4.26 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)

48
Hình 4.27 Báo cáo kiểm thử (Bug Report)

49
CHƯƠNG 5 : TỔNG KẾT

5.1 Kết quả đạt được

Sau thời gian hai tháng thực hiện dự án kiến tập với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên
hướng dẫn và các anh chị cố vấn, nhóm đã đạt được những kết quả đáng mong đợi.

 Trong quá trình kiến tập về kiểm thử phần mềm, nhóm đã được tận mắt quan sát
và thực hành những nội dung trước đây chỉ là lý thuyết, tập làm quen và học cách
giải quyết các vấn đề đó trong những môi trường, tình huống cụ thể.
 Nắm được tổng quan về hướng nghề nghiệp kiểm thử phần mềm và định hướng
phát triển của nghề. Từ đó rút ra được những kiến thức và kĩ năng bản thân còn
thiếu để phát triển sự nghiệp trong tương lai.
 Tìm hiểu sâu hơn và học được nhiều kiến thức trong lĩnh vực này như các phương
pháp, kỹ thuật kiểm thử phần mềm và các vấn đề liên quan. Đặc biệt là trải
nghiệm thực tế thực hành kiểm thử trên hệ thống chính thức của doanh nghiệp
Casso.
 Tìm hiểu và nắm được phương pháp cách xây dựng các trường hợp kiểm thử
(test case), thực hiện kiểm thử và viết báo cáo kiểm thử (Bug report). Từ đó áp
dụng vào thực hiện kiểm thử phần mềm trong thực tế.
 Có thể giải quyết đa dạng các tình huống huống kiểm thử được giao. Học hỏi
được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong việc thực hiện các bước kiểm thử và cách
trình bày lỗi trong tài liệu Test case và Bug report.

5.2 Hạn chế đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được thì do sự giới hạn về mặt thời gian và nguồn lực nên
đề tài của nhóm vẫn còn một số hạn chế.

Đầu tiên là khó khăn trong việc viết kịch bản, tài liệu kiểm thử ngắn gọn do chưa xác
định rõ ràng tất cả các điều kiện, yếu tố đầu vào và đầu ra của website mà chúng tôi
kiểm thử.

Ngoài ra, cũng do chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và cũng là lần đầu
nhóm tiếp xúc với lĩnh vực kiểm thử nên sẽ không tránh khỏi việc thiếu sót một số
trường hợp lỗi.

50
Cuối cùng là vì hạn chế về mặt thời gian, nhóm chưa có cơ hội làm việc thường xuyên
với các bên liên quan của phía công ty để tìm hiểu nghiệp vụ của trang web cũng như
các chức năng, từ đó phục vụ cho việc kiểm thử.

5.3 Định hướng trong tương lai

Sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu và kiến tập về kiểm thử phần mềm, nhóm đã hiểu
rằng được kiểm thử đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất
lượng phần mềm.
Về chuyên sâu, nhóm vẫn muốn tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn về các vấn đề của kiểm
thử phần mềm cũng để trang bị cho bản thân những kiến thức để trở thành một Tester.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng rèn luyện cho bản thân thật tốt những kĩ năng có ích cho
công việc này như kĩ năng phân tích, giao tiếp, …
Trong tương lai, nhóm mong muốn được tham gia nhiều dự án khác nhau liên quan đến
kiểm thử, vận dụng được những gì mình đã có được vào kiểm thử các phần mềm, ứng
dụng lớn hơn trong thực tế và trong công việc, góp phần vào công cuộc chuyên nghiệp
hóa kiểm thử phần mềm cũng như cải thiện chất lượng phần mềm tại Việt Nam.

51
NGUỒN THAM KHẢO
1. CO-WELL ASIA. (2021, tháng 10 ngày 25). HƯỚNG DẪN MANUAL TESTING
TỪ A-Z. Đã truy lục tháng 7 ngày 7, 2022, từ CO-WELL: https://co-well.vn/nhat-
ky-cong-nghe/huong-dan-manual-testing-tu-a-z

2. CO-WELL ASIA. (2021, tháng 9 ngày 5). Kiểm thử phần mềm là gì và quy trình
thực hiện. Đã truy lục tháng 7 tháng 7, 2022, từ CO-WELL: https://co-
well.vn/nhat-ky-cong-nghe/kiem-thu-phan-mem-la-gi-quy-trinh-thuc-hien/

3. H. T. (2019, tháng 4 ngày 18). Manual Testing cho người mới bắt đầu: Khái
niệm, loại, công cụ... Đã truy lục tháng 7 ngày 7, 2022, từ Viblo:
https://viblo.asia/p/manual-testing-cho-nguoi-moi-bat-dau-khai-niem-loai-
cong-cu-oOVlYGQBK8W

4. Kashish Garg. (2021, August 10). White Box Testing. Đã truy lục ngày 7 ngày 7,
2022, từ Scaler Topics.

5. P. A. (2018, tháng 7 ngày 13). Các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm. Đã
truy lục tháng 7 ngày 7, 2022, từ Viblo: https://viblo.asia/p/cac-khai-niem-co-
ban-ve-kiem-thu-phan-mem-63vKjR7dK2R

6. Trần Tuấn. (2020, tháng 9 ngày 12). Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm
thử liệu có đơn giản? Đã truy lục tháng 7 ngày 7, 2022, từ Bizfly Cloud:
https://bizflycloud.vn/tin-tuc/kiem-thu-phan-mem-la-gi-quy-trinh-kiem-thu-
lieu-co-don-gian-20200912114733921.htm

7. Trang Caos. (2020, tháng 1 ngày 14). Giới thiệu về kiểm thử phi chức năng. Đã
truy lục tháng 7 ngày 7, 2022, từ Viblo: https://viblo.asia/p/gioi-thieu-ve-kiem-
thu-phi-chuc-nang-Qbq5Q39JZD8

52
STT MSSV Họ và tên Phân công
1 K194060843 Phan Kỳ Khánh Chiêu - Phân tích yêu cầu cho chức
năng “Đăng ký”
- Giới thiệu về doanh nghiệp
và dự án
- Kết quả đạt được
- Test case cho chức năng
“Đăng ký”
- Bug report chức năng “Đăng
ký”
- Tổng hợp Word
2 K194060852 Phan Quang Minh Long - Phân tích yêu cầu cho chức
năng “Đăng nhập”
- Cơ sở lý thuyết
- Hạn chế của đồ án
- Test case cho chức năng
“Đăng nhập”
- Bug report chức năng “Đăng
nhập”
3 K194060879 Nguyễn Ngọc Phương - Phân tích yêu cầu cho chức
Uyên năng “Tạo doanh nghiệp”
- Tổng quan đề tài
- Định hướng tương lai
- Test case cho chức năng
“Tạo doanh nghiệp”
- Bug report chức năng “Tạo
doanh nghiệp”
- Chỉnh sửa Word
Bảng 4. Bảng phân công công việc

53

You might also like