You are on page 1of 8

QUY TRÌNH

THU GOM, BẢO QUẢN, NGHIỆM THU NGUYÊN LIỆU MỦ PHỤ, MỦ NƯỚC
CHẾ BIẾN CAO SU SVR, LY TÂM

Sơ đồ quy trình:

Khai thác

Phân loại
Thu gom Mủ phụ

Mủ nước Nghiệm thu

Bảo quản

Bảo quản

Nghiệm
thu

Vận chuyển
1.KHAI THÁC

1.1 Quy trình khai thác:


Quy trình khai thác được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật cao su do Tập Đoàn cao
su Việt Nam ban hành.

1.2 Công tác vệ sinh.


Công tác vệ sinh là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu chất lượng mủ
nước:
Tuyệt đối không sử dụng nước bẩn để vệ sinh chén vì sẽ làm tăng khả năng nhiểm
khuẩn vào mủ. Nghiêm cấm sử dụng bao PP lau chén.
Mặt cạo, chén, máng dẫn mủ phải được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ vết mủ đông, đảm
bảo khô ráo trước khi cạo mủ.

2.THU GOM, PHÂN LOẠI:


2.1 Mủ nước, ly tâm:
2.1.1 Vật dụng chứa mủ
Thùng, xô phải được được rửa kỹ bằng nước sạch đ khô ráo, không có bụi bẩn, lá
cây, các dấu vết mủ đông còn bám dính trên thùng.
Lưu ý: không sử dụng nước bẩn vì sẽ làm tăng sự nhiễm khuẩn vảo mủ.
2.1.2 Thời gian trút mủ
Mủ từ khi cạo đến khi vận chuyển về nhà máy không được quá 7 giờ. Giảm tối đa
thời gian mủ chờ tại các ga trước khi vận chuyển về Nhà máy.
2.1.3 Mủ sau thu gom
Được lọc qua rây (Ø = 3 mm) và sắp xếp trật tự tại điểm giao nhận.
2.2 Mủ phụ
Mủ được thu gom và phân loại kiểm tra chất lượng và mức độ nhiễm tạp chất dựa theo
bảng phân loại mủ phụ, để ráo trên sàn tiếp nhận tối thiểu 01 giờ. Sau đó tập kết và sắp
xếp trật tự tại điểm giao nhận.
Lưu ý: Chỉ sử dụng Axit Fomic hoặc Axit Acetic để làm đông tụ Mủ, tuyệt đối
không sử dụng các loại hóa chất khác.

Phân loại
Loại Mô tả
Loại 1 Loại 2
Khối mủ lớn có hình Không lẫn các tạp chất dễ Có lẫn ít các tạp chất dễ thấy
dạng theo dụng cụ thấy như lá cây, vỏ cây, như lá cây, vỏ cây, côn
chứa, (mủ nước, mủ côn trùng, sợi bao PP, kim trùng, sợi bao PP, kim loại,
Mủ Đông tận thu được để đông tự loại, đất cát và các loại tạp đất cát và các loại tạp chất
nhiên hoặc đánh đông chất khác. khác
bằng Axit Fomic/
Acetic). DRC: ≥ 40 % DRC: < 40 %
Mủ tiếp tục chảy vào Không lẫn dây dẫn mủ và Có lẫn ít các tạp chất dễ thấy
chén sau khi đã trút các tạp chất dễ thấy như lá như lá cây, vỏ cây, côn
mủ; mủ đông đặc tự cây, vỏ cây, côn trùng, sợi trùng, sợi bao PP, kim loại,
Mủ Chén nhiên ở đáy chén. bao PP, kim loại, đất cát và đất cát và các tạp chất khác.
các loại tạp chất khác.

DRC: ≥ 40 % DRC: < 40 %


Mủ Dây Mủ đông tụ trên miệng Không lẫn các tạp chất dễ Có lẫn các tạp chất dễ thấy
cạo, dây dẫn mủ. thấy như lá cây, vỏ cây, như lá cây, vỏ cây, côn
côn trùng, sợi bao PP, kim trùng, sợi bao PP, kim loại,
loại, đất cát và các loại tạp đất cát và các loại tạp chất
chất khác. khác.
Mủ Đất Mủ rơi vãi trên mặt đất Không phân loại

3. BẢO QUẢN
3.1 Mủ nước, Mủ ly tâm
3.1.1 Mủ nước
Mủ nước chế biến cao su SVR được bảo quản theo quy định sau:
Thời gian chống đông tối thiểu (giờ)

Biểu đồ hàm lượng chất bảo quản Amoniac - NH3 theo thời gian
8
7
7 6.5
6
6 5.5
5
5 4.5
4
4 3.5
3
3
2
1
0
0 0.5 1 1.5 2 2.5
VNH3 (10 ÷ 11%) cần sử dụng cho 1000 lít mủ nước (lít)

Tùy thuộc thời gian thu gom, vận chuyển và các điều kiện cụ thể mà nông trường
quyết định liều lượng NH3 cần chống đông thích hợp. Nhưng phải bảo đảm pH mủ nước
< 9 đơn vị
Sau khi đã xác định thể tích NH3 cần dùng để bảo quản mủ nguyên liệu, ta chia
thành ba phần bằng nhau lần lượt cho vào tank/bồn chứa trước khi đi thu gom, sau khi
thu gom được ½ lượng mủ và phần còn lại cho vào sau khi đã gom xong.
Trường hợp đặc biệt: Đối với những phần cây, giống cây, ga mủ có nguy cơ cao
mủ bị đông/cám thì chia dung dịch NH3 theo tỉ lệ 50:50. Một phần bảo quản mủ trong
thùng chứa của công nhân, phần còn lại cho vào tank/bồn chứa mủ trong quá trình thu
gom.
Lưu ý:
 Chỉ bảo quản khi mủ đang ổn định: mủ ở trạng thái lỏng tự nhiên, không bị lợn
cợn, cám.
 Dung dịch NH3 sử dụng do Kho vật tư – Phòng KHĐT cấp có nồng độ từ 10 ÷
11% tương đương 18 độ Baumé.
 Dung dịch NH3 là hóa chất dễ bay hơi, có mùi gây kích ứng nên khi tiếp xúc phải
có các biện pháp bảo hộ lao động phù hợp như: sử dụng găng tay, khẩu trang, kính
BHLĐ, ...
 Các cá nhân được giao có trách nhiệm bảo quản nguyên liệu được giao.
 Ghi chép đầy đủ hồ sơ sử dụng NH 3 trong ngày để phục vụ cho công tác quản lý
và truy xuất khi cần thiết.
3.1.2 Mủ ly tâm
Hóa chất: Chỉ sử dụng dung dịch NH3 10% do nhà máy Xuân Lập cung cấp.
Liều lượng: 40 lít NH3/1000 lít mủ nước
Cách sử dụng: Chia thể tích NH3 thành ba phần theo tỉ lệ lần lượt 50% cho vào
xô chứa mủ, 30% bồn/tank chứa mủ (trước khi trút mủ) và 20% còn lại cho vào bồn/tank
khi đã gom được ½ bồn/tank.
Lưu ý:
+ Nhà máy chịu trách nhiệm về hàm lượng và số lượng dung dịch NH3 đã cấp
phát cho nông trường có mủ chế biến cao su ly tâm.
+ Nồng độ dung dịch NH3 sử dụng bảo quản loại này tối thiểu là 10%. Không tự
ý pha thêm nước hoặc hóa chất khác vào dung dịch được giao.
+ Hồ sơ giao nhận chất bảo quản thể hiện rõ: Số lượng, nồng độ dung dịch được
cấp.
3.1 Mủ phụ
Nơi tồn trữ mủ Phụ phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào
nguyên liệu.
Tuyệt đối không ngâm mủ trong nước.

4.NGHIỆM THU
4.1 Yêu cầu
Điểm nghiệm thu, giao nhận mủ: sạch sẽ, thoáng mát và có mái che.
Cân (cân đồng hồ/ cân tiểu ly) sử dụng nghiệm thu: phải được bảo quản sạch sẽ,
để nơi cao ráo, thoáng mát.
4.2 Tiêu chuẩn nghiệm thu
4.2.1 Mủ nước
Nguyên liệu mủ nước chế biến cao su SVR phải đạt các yêu cầu sau:

YÊU CẦU KỸ THUẬT


Chỉ tiêu
Loại 1 Loại 2
Lỏng tự nhiên không lợn cợn, không có mùi
Trạng thái
hôi.
Màu sắc Trắng tự nhiên Không đạt một trong
Không lẫn tạp chất nhìn thấy được, lọc qua các chỉ tiêu của loại 1
Tạp chất
lưới lọc 40 mesh dễ dàng.
DRC ≥ 23 %

pH 6,5 < pH ≤ 8,5 8,5 ≤ pH ≤ 9

Sau khi kiểm tra, đánh giá chất lượng mủ của từng công nhân, mủ sẽ được giao về nhà
máy để chế biến hoặc được xử lí bằng cách đánh đông ngay tại nông trường khi chất
lượng mủ xấu dưới sử chỉ đạo của ban lãnh đạo nông trường.
Lưu ý:
Khi nguyên liệu mủ giao về nhà máy chế biến cao su SVR có chất lượng không đạt
theo yêu cầu kỹ thuật mủ loại 1 hoặc loại 2, đại diện Phòng Quản lý Chất lượng phối hợp
cùng nhà máy chế biến lập biên bản và trả về cho đơn vị giao.
4.2.1.1 Mủ giao về nhà máy chế biến:
Cân và Lấy mẫu đại diện để xác định TSC/DRC cho từng công nhân, cho từng Tổ (khi
nhiều Tổ đổ chung vào 1 tank/bồn chứa).
Ghi nhận kết quả vào Sổ theo dõi sản lượng hàng ngày làm cơ sở cho quá trình xác định
sản lượng thực hiện trong ngày của từng công nhân, Tổ.
Lưu ý:
 Sổ ghi chép rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xóa hay bôi đen, không thực hiện
đúng sẽ được xem là vi phạm quản lý hồ sơ.
 Hồ sơ về lấy mẫu, xác định TSC-DRC phải ghi chép rõ ràng, đầy đủ.
 Trường hợp cần thiết các Tổ có thể nghiệm thu chéo với nhau.
Báo kết quả sản lượng thực hiện:
+ Từ kết quả từ nhà máy, tính hàm lượng cao su khô cho từng công nhân, Tổ trong
ngày (căn cứ trên DRC từ nhà máy và DRC được xác định của nông trường) không
để cuối tháng.
+ Định kỳ vào các ngày 10, 20 hàng tháng phải công khai bằng văn bản sản lượng
quy khô đến từng công nhân, Tổ.
4.2.1.2 Đánh đông mủ nước tại Nông trường.
Hóa chất: chỉ sử dụng Axit Fomic hoặc Axit Acetic
Pha loãng hóa chất:

Vn = V a
( Ca 1
Ca 2
−1
)
 Trong đó:
+ Vn : là số lít nước cần dùng để pha loãng.
+ Ca1 : là nồng độ Axit ban đầu (Phòng KHĐT cung cấp).
+ Ca2 : là nồng độ Axit dùng đánh đông.
Cách đánh đông:

Axit formic (10%) Axit acetic (10%)

Trên chén (Xịt trực tiếp) 7  9mL 9  11mL

Trong xô 60  70 ml 75  85 ml
(4 lít mủ nước, DRC ~
25%)

4.2.2 Mủ latex
Các bước nghiệm thu nguyên liệu mủ ly tâm tương tự mủ nước dựa theo yêu cầu sau:

YÊU CẤU KỸ THUẬT


Chỉ tiêu
Loại 1 Loại 2

Lỏng tự nhiên, không lợn cợn, không có Không đạt một trong các
Trạng thái chỉ tiêu của Loại 1
mùi hôi.

Màu sắc Trắng như sữa hoặc hơi vàng

Tạp chất Không lẫn tạp chất nhìn thấy được, lọc
YÊU CẤU KỸ THUẬT
Chỉ tiêu
Loại 1 Loại 2

qua lưới 60 mesh dễ dàng

DRC (%) ≥ 23 ≥ 18 và < 23

NH3 (%) ≥ 0.3 ≥ 0.25 và < 0.3

VFA ≤ 0.025 > 0.025 và ≤ 0.04

5. VẬN CHUYỂN
5.1 Yêu cầu
Xe vận chuyển phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ.
Tank/bồn chứa sử dụng để thu gom, vận chuyển mủ nước về nhà máy phải được vệ
sinh sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch đến khi không còn mủ dính lại của lần chứa mủ
trước.
5.2 Thực hiện
- Tổ trưởng Vận tải Nông trường:
 Điều phối xe vận chuyển mủ theo yêu cầu căn cứ thực tế.
 Giám sát việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, vệ sinh
tănk/bồn chứa mủ.
- Tài xế, phụ xe:
 Thống nhất số lượng, chất lượng nguyên liệu mủ nước với tổ trưởng.
 Đảm bảo mủ được vận chuyển nhanh về nhà máy để mủ luôn ở trạng thái tốt
nhất..
 Quản lý, giữ gìn tốt phương tiện vận chuyển được giao.
 Vệ sinh tank/bồn chứa trước và sau khi thu gom, vận chuyển mủ về nhà máy:
Định kỳ 14 ngày sau khi vệ sinh sạch bằng nước, sử dụng dung dịch NH 3 vệ sinh tank
một lần bằng cách sử dụng dung dịch NH3 10% xịt toàn bộ bề mặt
6. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Ban giám Đốc Nông trường có trách nhiệm giám sát và đánh giá việc áp dụng quy
trình.
Tổ trưởng giám sát trực tiếp và đánh giá việc tuân thủ quy trình tại bộ phận mình
phụ trách.

Kết quả giám sát, đánh giá phải được phản ảnh kịp thời cho Ban Giám Đốc Nông
trường.

Ban Giám Đốc Nông trường có trách nhiệm xem xét kết quả để có điều chỉnh cho
phù hợp.

Xí nghiệp Chế biến Cao su phối hợp cùng Phòng Quản Lý Chất Lượng xác nhận số
lượng, chất lượng mủ cho Nông trường. Đồng thời tổng hợp kết quả số lượng, chất lượng
nguyên liệu của các Nông trường để báo cáo Tổng Công ty.

Phòng Quản Lý Chất Lượng chủ trì phối hợp cùng Phòng Công nghiệp, Phòng Kỹ
thuật Cao su (nếu cần thiết) giám sát và đánh giá việc thực hiện quy trình để phản ảnh
cho Tổng Công Ty.

Người thực hiện

ĐOÀN THỊ HƯƠNG LÝ

You might also like