You are on page 1of 48

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA THƯƠNG MẠI

BÀI THUYẾT TRÌNH

QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN
VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (COMPREHENSIVE
AND PROGRESSIVE AGREEMENT FOR TRANS-PACIFIC
PARTNERSHIP – CPTPP)

Môn học: Thuế Xuất Nhập khẩu – Nghiệp vụ hải quan

Giảng viên: Trần Xuân Hằng

Thành viên nhóm 1: Nguyễn Quỳnh Diệp: 2021009031

Võ Nguyễn Khánh Duyên: 2021009039

Lê Hồng Khanh: 2021009057

Bùi Gia Khiêm: 2021009061

Nguyễn Hồ Thủy Tiên: 2021009155

Trần Hải Triều (nhóm trưởng): 2021009171

TP.HCM – Tháng 06/2023


PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Nguyễn Quỳnh Diệp 100%

Võ Nguyễn Khánh Duyên 100%

Lê Hồng Khanh 100%

Bùi Gia Khiêm 100%

Nguyễn Hồ Thủy Tiên 100%

Trần Hải Triều 100%


MỤC LỤC

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH.............................i

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CPTPP: HIỆP ĐỊNH TOÀN DIỆN VÀ


PHÁT TRIỂN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG..............................................1

1. Hiệp định CPTPP...........................................................................................1

1.1. Giới thiệu tổng quát về CPTPP...............................................................1

1.2. Nội dung chính trong hiệp định...............................................................1

CHƯƠNG 2: CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CPTPP............................................2

2.1. Quy tắc chung.............................................................................................2

2.1.1. Điều kiện 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy.........................................2

2.1.2. Điều kiện 2: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và
chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP theo quy tắc cộng gộp......................5

2.1.3. Điều kiện 3: PSR - quy tắc cụ thể mặt hàng.........................................6

2.2. Quy tắc xuất xứ đối với “bộ hàng hóa”......................................................11

2.3. Quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa tân trang...............................................12

2.4. Quy tắc xuất xứ dành cho hàng dệt may....................................................12

2.4.1. Tỷ lệ tối thiểu.....................................................................................13

2.4.2. Danh mục nguồn cung thiếu hụt.........................................................14

2.4.3. Cộng gộp công đoạn sản xuất.............................................................14

2.5. Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng cho xe và các bộ phận phụ kiện của
chúng................................................................................................................ 15

2.5.1. Công thức tính RVC dựa trên chi phí tịnh:.........................................15

2.5.2. Công thức tính RVC dựa trên gián tiếp:..............................................16


CHƯƠNG 3 – CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O) FORM CPTPP.................19

3.1. Cơ chế cấp C/O trong CPTPP...................................................................19

3.2. Đặc điểm cấp C/O trong CPTPP...............................................................19

3.3. Hồ sơ đề nghị cấp C/O CPTPP..................................................................20

3.4. Nội dung kê khai C/O mẫu CPTPP...........................................................22

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỀ XUẤT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI..........................25

4.1. Các nguy cơ tiềm ẩn..................................................................................25

4.1.1. Nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, dán mác xuất xứ Việt
Nam sau đó xuất khẩu.........................................................................................25

4.1.2. Lợi dụng phân luồng, miễn kiểm tra thực tế để gian lận về số lượng,
chủng loại............................................................................................................25

4.1.3. Giả mạo hàng hóa gia công, xuất khẩu từ các hàng hóa không đáp ứng
tiêu chí xuất xứ theo quy định.............................................................................25

4.1.4. Mối lo ngại về giả mạo xuất xứ có thể xảy ra đối với cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ........................................................................................................26

4.2. Các đề xuất phòng vệ thương mại.............................................................26

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách................................................26

4.2.2. Tăng cường kiểm soát xuất xứ............................................................26

4.2.3. Thay đổi phương thức quản lý............................................................27

PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................i

PHỤ LỤC 2: C/O VÀ CÁC CHỨNG TỪ YÊU CẦU........................................ii


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CPTPP: HIỆP ĐỊNH TOÀN DIỆN VÀ
PHÁT TRIỂN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

1. Hiệp định CPTPP

1.1. Giới thiệu tổng quát về CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive
and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) gọi tắt là Hiệp định CPTPP,
tên khác: TPP11 là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước
thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018. Đối với Việt Nam, Hiệp
định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

1.2. Nội dung chính trong hiệp định

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30
chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa
vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong
bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11
nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua
sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan
và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ
Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên,
toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên
trong Hiệp định CPTPP.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ CPTPP

Các cam kết này được quy định chung tại lời văn Chương 3 về Quy tắc xuất xứ và
các thủ tục chứng nhận xuất xứ và quy định cụ thể tại Phụ lục 3-D của Chương 3 về
Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

2.1. Quy tắc chung

Mỗi FTA có quy định riêng về quy tắc xuất xứ, áp dụng cho hàng hóa muốn tận
dụng ưu đãi thuế quan theo FTA đó. Theo CPTPP thì một sản phẩm hàng hóa sẽ được
coi là có xuất xứ CPTPP nếu thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

2.1.1. Điều kiện 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được trồng, thu hoạch hoặc đánh bắt ở
trong khu vực CPTPP. Tuy nhiên quy tắc xuất xứ ưu đãi tùy theo từng thỏa thuận ưu
đãi thương mại song phương hay đa phương của từng khu vực có thể có mức độ và
điều kiện quy định đối với xuất xứ của hàng hóa thuần túy chặt chẽ hơn.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong Hiệp định CPTPP được quy định tại Điều 6
Thông tư 03/2019/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/03/2019).

Ví dụ về những hàng hóa có xuất xứ thuần túy (100% bắt nguồn từ một hay các
nước thành viên CPTPP):

STT SẢN PHẨM CÔNG ĐỊA ĐIỂM VÍ DỤ


ĐOẠN

1 Cây trồng, Trồng Lãnh thổ của 1 hay các Mía đường, Thanh long,
sản phẩm từ trọt, cấy, nước thành viên. mít sấy.
cây trồng thu
hoạch,
thu
lượm.

2 Động vật Sinh và Lãnh thổ của 1 hay các Bò, Cừu
sống được nước thành viên.
nuôi
dưỡng.
3 Hàng hóa Chế biến Lãnh thổ của 1 hay các Thịt bò, bắp bò, thịt cừu
từ động nước thành viên.
vật sống
4 Động vật Săn bắn, Lãnh thổ của 1 hay các Nhật Bản: Cá ngừ đại
đánh nước thành viên. dương.
bẫy, Úc: Kangaroo
đánh bắt, Canada: Hươu, trăn
thu lượm
hoặc săn
bắt.

5 Hàng hóa Thu được Lãnh thủy Việt Nam: cá diêu hồng,
từ việc cá ba sa, tôm sú
nuôi Úc: Tôm, cá chình, cá
trồng mú, cá hồi, cua, hàu, sò
thủy sản điệp.
6 Khoáng sản Chiết Vùng biển, lãnh hải, Canada: Thạch anh, đá
hoặc chất sản xuất hoặc Vùng dưới đáy biển. granite, vàng, kim cương.
sinh tự nhiên lấy ra Việt Nam: Than, quặng
khác (Từ sắt
khoản 1 đến
khoản 5).
7 Cá, động vật Đánh bắt Không nằm trong vùng Ví dụ, tàu cá đánh bắt cá
có vỏ và sinh biển của các nước thành hồi ngoài khơi Canada đã
vật biển viên thuộc CPTPP nhưng được đăng ký và lưu hồ
khác. thuộc tàu có đăng ký và sơ tại Canada, và đang
treo cờ nước thành viên treo cờ của Canada, thì
CPTPP. các sản phẩm cá hồi đó sẽ
được coi là có xuất xứ
100% CPTPP và có thể
được xuất khẩu đến các
quốc gia khác trong
CPTPP. 

8 Sản phẩm Chế biến Không nằm trong vùng Tàu của Canada đánh bắt
được chế biển của các nước thành cá hồi từ biển, sau đó chế
biến từ mục viên thuộc CPTPP nhưng biến ngay trên tàu theo
7 thuộc tàu có đăng ký và một quy trình đúng qui
treo cờ nước thành viên định, được đăng ký tại
CPTPP. Canada và treo cờ của
Canada, thì sản phẩm chế
biến từ cá hồi này sẽ
được coi là có xuất xứ
100% CPTPP và có thể
được xuất khẩu đến các
quốc gia khác trong
CPTPP.

9 Sản phẩm Đánh Nằm bên ngoài đáy biển, Một công ty ở Nhật Bản
ngoại trừ cá, bắt, khai lòng đất của các nước khai thác quặng sắt từ
động vật có thác thành viên CPTPP nhưng đáy biển phía Nam
vỏ và sinh được đánh bắt, khai thác Hawaii, nằm bên ngoài
vật biển bởi 1 hay nhiều nước lãnh thổ của các nước
khác. thành viên thuộc thành viên CPTPP, tuy
CPTPP,và ngoài các khu nhiên Nhật Bản là một
vực mà các Nước không nước thành viên CPTPP
phải là thành viên thực và công ty này có quyền
hiện quyền tài phán với khai thác đáy biển theo
điều kiện Nước thành quy định của luật quốc tế.
viên hoặc người của Quặng sắt này sau đó
Nước thành viên có được chế biến tại Nhật
quyền khai thác đáy biển Bản và xuất khẩu đến các
hoặc lòng đất đó theo quy quốc gia khác trong
định của luật quốc tế.  CPTPP. Sản phẩm này sẽ
được coi là có xuất xứ
CPTPP và được xem như
có xuất xứ 100% CPTPP.
10 Phế thải, phế Được Lãnh thổ của 1 hay các Trong quá trình sản xuất
liệu (trong loại ra nước thành viên nhôm tại Việt Nam,
điều kiện phế trong quá những phế liệu nhôm có
thải, phế liệu trình sản thể được chế biến thành
đó chỉ phù xuất hoặc nguyên liệu thô để tạo ra
hợp làm tiêu dùng các sản phẩm mới. Nếu
nguyên liệu) sản phẩm mới này được
chế biến và sản xuất
trong một nước thành
viên CPTPP khác, nó sẽ
vẫn được coi là có xuất
xứ CPTPP.
11 Hàng hóa Sản xuất Lãnh thổ của 1 hay các Một loại đồ ăn đóng gói
(chỉ từ các hoặc thu nước thành viên được sản xuất tại Thái
hàng hóa được Lan từ các nguyên liệu
theo quy địa phương, bao gồm đậu
định từ tương, gạo và tiêu. Tất cả
khoản 1 đến các nguyên liệu này đều
khoản 10 được sản xuất trong
hoặc từ các nước, đồng thời đều tuân
sản phẩm thu thủ các quy định của
được từ CPTPP. Sản phẩm được
chúng). sản xuất từ các nguyên
liệu này và được đóng
gói tại Thái Lan sẽ được
coi là có xuất xứ 100%
CPTPP.

2.1.2. Điều kiện 2: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và
chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP theo quy tắc cộng gộp.

Ví dụ:

Khi một công ty xe hơi Nhật Bản sản xuất các chi tiết xe hơi tại các nhà máy tại
Nhật Bản và Việt Nam, và sau đó lắp ráp các chi tiết này tại một nhà máy lắp ráp xe
hơi tại Malaysia. Tất cả các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các chi tiết đều xuất
xứ từ các quốc gia thành viên CPTPP.

Trong trường hợp này, xe hơi lắp ráp tại Malaysia có thể được coi là có xuất xứ từ
CPTPP, nhờ vào việc chi tiết xe hơi được sản xuất toàn bộ tại nhiều nhà máy ở các
quốc gia thành viên CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP.

Đồng thời, nếu Malaysia muốn hưởng lợi từ các mức thuế suất giảm trong
CPTPP, họ cũng phải chứng minh rằng các sản phẩm lắp ráp tại đây đáp ứng các quy
định về CPTPP và có chứng nhận xuất xứ thích hợp từ các cơ quan chức năng.

Vậy trong trường hợp 2, quy tắc xuất xứ CPTPP giúp đảm bảo rằng chỉ các sản
phẩm hoàn toàn có xuất xứ từ khu vực CPTPP và từ các nguyên liệu có xuất xứ từ khu
vực CPTPP mới được hưởng lợi từ các mức thuế suất giảm trong CPTPP.
2.1.3. Điều kiện 3: PSR - quy tắc cụ thể mặt hàng

Đây là tình huống thông dụng nhất hiện tại, bởi vì có rất nhiều hàng hóa được
sản xuất bởi nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, và những nguyên liệu đó được thực
hiện thông qua các chuỗi cung ứng quốc tế ở nhiều nước khác nhau nhằm tăng cao
hiệu suất và giảm chi phí sản xuất. Theo đó,hàng hóa được sản xuất tại CPTPP nhưng
sử dụng các nguyên vật liệu không có xuất xứ từ CPTPP vẫn sẽ được nếu thỏa mãn
được những Tiêu chí tương ứng được nêu tại phụ lục 3D của Chương 3

Ví dụ: Linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc (nước không thuộc thành viên của
CPTPP) muốn được hưởng những ưu đãi về xuất xứ hàng hóa của CPTPP phải đáp
ứng được Quy tắc xuất xứ trong phụ lục 3D của chương 3

CPTPP quy định 03 phương pháp xác định xuất xứ cho trường hợp hàng hóa có
một phần nguyên liệu hoặc công đoạn không nằm trong CPTPP, bao gồm: Quy tắc
chuyển đổi mã hàng hóa; quy tắc hàm lượng giá trị nội khối và quy tắc công đoạn sản
xuất. Theo đó,với mỗi loại hàng hóa, quy tắc xuất xứ đều áp dụng cho từng trường
hợp, có thể là một, mộ tsố trong 3 loại trên, hoặc kết hợp 2, 3 loại trên

2.1.3.1. Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa (Change in Tariff Classification)

Quy tắc quy định: nguyên liệu không có xuất xứ từ CPTPP bắt buộc phải trải qua
quá trình sản xuất trong nội bộ CPTPP mà làm thay đổi bản chất của chúng. Quá trình
này phải đủ để thay đổi mã HS của nguyên liệu ban đầu để tạo ra sản phẩm cuối cùng
có mã HS khác.

Ví dụ: Gạo có mã HS chương 10, sau quá trình chuyển đổi ra sản phẩm là bún có
mã HS thuộc chương 19

=>

Quy tắc này gồm 3 cấp độ khác nhau:

6
 Chuyển đổi chương (CC – Change in Chapter)

Chuyển đổi chương là chuyển đổi từ nguyên liệu sang thành phẩm có sự thay
đổi 2 số đầu là ký hiệu của Chương mà sản phẩm được phân loại.

Ví dụ: Với quy tắc CC cho mặt hàng 6111.30 được hiểu nguyên liệu sử dụng
để sản xuất Quần áo trẻ em sợi tổng hợp phải nằm ở Chương mà khác Chương 61,
mới đáp ứng được Chuyển đổi Chương từ nguyên liệu sang thành phẩm. Chẳng hạn,
doanh nghiệp sử dụng sợi, vải, bông,... (nằm từ chương 50 đến chương 60) không có
xuất xứ CPTPP về, sau đó cắt, may là đã đạt quy tắc xuất xứ theo Chuyển đổi chương.

 Chuyển đổi nhóm (CTH - Change of Tariff Harmonization)

Chuyển đổi nhóm là chuyển đổi từ nguyên liệu sản thành phẩm chỉ cần có sự thay
đổi 2 số ở cấp độ Nhóm, nguyên liệu và thành phẩm vẫn có thể nằm cùng Chương.

Ví dụ: Với quy tắc CTH, có thể hiểu rằng nguyên liệu sử dụng để sản xuất hoàng
hóa có mã HS 5106.10 phải nằm ở nhóm khác. Chẳng hạn, nguyên liệu sử dụng để
kéo sợi len lông cừu chải thô là hàng có mã HS 5105 - lông cừu đã chải thô hoặc chải
kỹ. Điều đó có nghĩa là nguyên liệu và thành phẩm vẫn được phép nằm cùng Chương
51, chỉ cần khác nhóm.

 Chuyển đổi phân nhóm (CTSH - Change of Tariff Subheading)

Chuyển đổi phân nhóm là chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số

7
Ví dụ: Với quy tắc CTSH, có thể hiểu rằng nguyên liệu sử dụng để sản xuất hàng
hóa có mã HS 9028.10- Thiết bị đo khí phải nằm ở phân nhóm khác, chẳng hạn
nguyên liệu làm nên thiết bị đó khí có mã HS là 29155000- Polyme mạch vòng của
Aldehit.

Như vậy, nếu một mặt hàng đáp ứng quy tắc CC, thì cũng đương nhiên đáp ứng
quy tắc CTH và quy tắc CTSH. Một mặt hàng đáp ứng quy tắc CTH thì cũng đương
nhiên đáp ứng được quy tắc CTSH. Do đó, quy tắc CC được coi là quy tắc xuất xứ
chặt nhất trong nhóm quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa, sau đó đến quy tắc CTH
linh hoạt hơn và linh hoạt nhất là quy tắc CTSH. Đối với hàng dệt may chỉ có Chuyển
đổi Chương (CC) và Chuyển đổi Nhóm (CTH), không có mặt hàng nào có quy tắc
Chuyển đổi Phân nhóm (CTSH).

 Một số ngoại lệ

“CTC ex from” là việc loại trừ một số mã HS nhất định khi áp dụng phương
pháp CTC. Nếu mã HS của nguyên liệu trùng với mã HS được liệt kê tại cụm từ
“Loại trừ” hoặc “ngoại trừ” hoặc “ex from” thì phương pháp CTC không được áp
dụng trong trường hợp này. Nguyên liệu đó buộc phải chứng minh có xuất xứ trong
các nước CPTPP để được hưởng ưu đãi.

Ví dụ: tiêu chí xuất xứ đối với mã HS 1105 (Bột, bột thô, bột mịn, mảnh lát, hạt
và viên từ khoai tây) chuyển đổi mã số hàng hóa từ cấp độ chương CC nhưng ngoại
trừ nhóm 0701 (Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh.) Điều này có nghĩa rằng, nguyên liệu
để làm nên thành phẩm là hàng có mã HS 1105 có thể từ bất kì nhóm nào, trừ nhóm
0701, và nếu khoai tây tươi hoặc ướp lạnh thì phải có xuất xứ từ CPTPP

“De Minimis”: Khi hàng hóa không đáp ứng được các quy tắc CTC thì vẫn còn
cách để hàng hóa được coi là xuất CPTPP

“De Minimis” được hiểu là tỷ lệ không đáng kể nguyên liệu không trải qua quá
trình chuyển đôủ mã số hàng hóa nhưng vẫn được coi là có xuất xứ CPTPP, có nghĩa
là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ CPTPP không được vượt quá ngưỡng quy

8
định, cụ thể là 10% đối với Hiệp định CPTPP. Mấu chốt của quy tắc linh hoạt De
minimis là hàng hóa thành phẩm vẫn phải trải qua quá trình “chuyển đổi cơ bản”
thông qua quy tắc CTC, tức là doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu về để
sản xuất thực.

Ví dụ: Việt Nam sản xuất tivi từ linh kiện điện tử ở Trung Quốc (không phải nước
thành viên CPTPP) thì giá trị của linh kiện điện tử đó không được lớn hơn 10% giá trị
của toàn bộ chiếc Tivi thì mới được coi là có xuất xứ CPTPP.

2.1.3.2. Quy tắc hàm lượng giá trị khu vực (RVC-Regional Value Content)

Quy tắc RVC được quy định theo điều 8 của thông tư 03/2019TTBCT

Quy tắc RVC yêu cầu nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP phải đáp ứng một tỷ lệ
giá trị nhất định để hàng hóa đó được xem là có xuất xứ CPTPP. Tỷ lệ này được yêu
cầu khác nhau với mỗi loại hàng hóa khác nhau

Ví dụ 1: Hàng hóa có mã HS từ 1806.31 - 1806.90 phải có RCV >= 50% theo


công thức gián tiếp thì mới được coi là xuất xứ CPTPP

Ví dụ 2: Tổ yến ăn được (edible birds’nests) có mã HS 04100010 phải có RVC >=


40% theo công thức gián tiếp thì mới được coi là xuất xứ CPTPP

9
CPTPP quy định có 3 công thức tính RVC chung và 1 phương pháp dánh riêng
cho ô tô, được quy định tại điều 3.5 của chương 3

a) Phương pháp giá trị tập trung: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ
được nêu:

b) Phương pháp “build-down”: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ

c) Phương pháp “build-up”: dựa trên giá trị nguyên liệu có xuất xứ

d) Phương pháp chi phí ròng (chỉ áp dụng cho ô tô)

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực (regional value content) của hàng hóa, tính
bằng phần trăm;

VNM là giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ (value of non-originating
materials) , bao gồm nguyên liệu không rõ xuất xứ, sử dụng trong quá trình sản xuất
hàng hóa;

10
NC là chi phí ròng (net cost) của hàng hóa được xác định theo điều 3.9 (Chi phí
ròng);

FVNM là giá trị nguyên liệu không có xuất xứ, bao gồm cả nguyên liệu không rõ
nguồn gốc quy định trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất
xứ cụ thể theo mặt hàng) và được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Để
giải thích rõ hơn, nguyên liệu không có xuất xứ không được nêu trong quy tắc cụ thể
theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) không được
dùng để xác định FVNM; và

VOM  là giá trị của các nguyên liệu có xuất xứ (value of originating
materials) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó trong lãnh thổ của
một hoặc nhiều Bên.

2.1.3.3. Quy tắc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá
(Production Process)

Quy tắc trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá yêu cầu hàng hóa có
một phần xuất xứ ngoài CPTPP để được coi là “có xuất xứ CPTPP” thì phải trải qua
một công đoạn sản xuất nhất định làm thay đổi cơ bản bản chất của hàng hóa tại các
nước CPTPP.

Trong CPTPP, quy tắc này được quy định chủ yếu cho các loại hàng hóa mà việc
sử dụng các quy tắc về hàm lượng khu vực hoặc chuyển đổi mã HS quá phức tạp hoặc
không thể áp dụng được.

Ví dụ: VN nhập khẩu 2 đơn chất, sau đó phối hợp 2 đơn chất đó để xảy ra phản
ứng hóa học, tạo ra 1 chất mới. Phản ứng hóa học xảy ra ở VN thì hóa chất đó có xuất
xứ VN

2.2. Quy tắc xuất xứ đối với “bộ hàng hóa”

Đây là quy tắc mới so các hiệp định FTA mà VN đã tham gia, áp dụng trong
trường hợp xuất khẩu đi 1 bộ hàng hóa bao gồm nhiều sản phẩm, linh kiện. Với các bộ
hàng hóa như vậy sẽ được coi là có xuất xứ theo CPTPP nếu tất cả các hàng hoa trong

11
bộ đều có xuất xứ, hoặc nếu giá trị hàng hóa không có xuất xứ có giá trị không vượt
quá 10% trị giá của bộ đó.

Ví dụ: Một bộ dụng cụ vẽ gồm bút chì, thước, ê ke, compa đóng trong một túi
nhựa. Khi xuất đi sẽ phải xem xét xuất xứ tất cả các dụng cụ có trong bộ vẽ này. Nếu 1
dụng cụ nào đótrong bộ trên không có xuất xứ nhưng trị giá đó nhỏ hơn 10% thì vẫn
được công nhận có xuất xứ theo CPTPP

2.3. Quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa tân trang

So với tất cả các HĐ FTA mà VN tham gia thì HĐ CPTPP chứa nhiều quy định về
xuất xứ mang tính tiến bộ nhất. Trong CPTPP, các mặt hàng tân trang được cam kết
đối xử tương tự như hàng hóa mới cùng loại. Cụ thể, CPTPP cho phép sử dụng
nguyên phụ liệu thu được trong quá trình: Tháo dỡ hàng hóa đã qua sử dụng→ tiến
hành xử lý, làm sạch→ đưa về điều kiện hoạt động bình thường→ được dùng trong
quá trình sản xuất hoặc được cấu thành trong hàng tấn trang=> các nguyên liệu này
được coi là có xuất xứ CPTPP mà không cần quan tâm đến xuất xứ ban đầu của
nguyên liệu là ở đâu

VD: Việt Nam nhập điện thoại từ Mỹ về sử dụng. Sau 1 thời gian dài sử dụng,
chiếc điện thoại bị hỏng và được thu mua về các xưởng sửa chữa, chế tạo. Các nhà SX
tiến hành tháo dỡ điện thoại và xử lý, sửa chữa các bộ phận trong điện thoại và khôi
phục nó; tân trạng lại để chúng hoạt động bình thường. Khi đó điện thoại được sửa
chữa tân trang đó sẽ có xuất xứ từ VN và nếu xuất đi Malaysia sẽ được cấp C/O form
CPTPP. Tuy nhiên quy tắc này chỉ áp dụng cho 1 số loại mặt hàng nhất định bao gồm:
các sản phẩm có mã HS từ chương 84 đến chương 90 hoặc nhóm 94.02 trong Thông
tư số 03/2019.

2.4. Quy tắc xuất xứ dành cho hàng dệt may

Hàng dệt may được quy định ở 1 chương riêng với mức độ phức tạp và chặt chẽ
hơn nhiều so với các HĐ thương mại tự do khác mà Việt Nam đã tham gia.

Thường thì với các FTA khác, chỉ cần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm 1
hoặc 2/3 công đoạn sản xuất ra thành phẩm (tạo xơ, xe sợi - dệt và hoàn thiện vải – cắt
may), thì hàng hóa đó đã được công nhận có xuất xứ từ Việt Nam, nhưng với CPTTP,
12
các doanh nghiệp Việt Nam phải tự làm hết cả 3 công đoạn. Cụ thể, Hàng dệt may
được quy định dựa trên nguyên tắc 3 công đoạn:

 Công đoạn 1: Tạo xơ, xe sợi


 Công đoạn 2: Dệt và hoàn thiện vải
 Công đoạn 3: Cắt may

Ngoài ra, để được coi là có xuất xứ từ nội khối CPTPP, quá trình sản xuất hàng
dệt may phải tuân thủ các yêu cầu sau:

 Sợi và vải

Sợi và vải sử dụng trong quá trình sản xuất hàng dệt may phải được sản xuất
trong nội khối CPTPP. Điều này có nghĩa là chúng phải có nguồn gốc từ một trong các
quốc gia thành viên của CPTPP.

 Quá trình gia công

Các sản phẩm dệt may phải trải qua ít nhất một quá trình gia công chính như cắt,
dệt thành hình, may hoặc ghép bằng cách khác.

Quá trình gia công này phải được thực hiện tại lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc
gia thành viên CPTPP.

Ví dụ: với ASEAN – ATIGA, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần dệt và hoàn thiện
vải hoặc cắt may, còn nguồn gốc sợi không quan trọng; với Hiệp định đối tác Kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP, doanh nghiệp chỉ cần làm 2 công đoạn, tính từ
vải; nhưng CPTPP đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải tự tạo xơ, xe xợi đến làm ra vải và
cuối cùng là cắt may. Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ, khi 3 nhóm hàng valy túi
xách, áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp chỉ cần áp dụng ở công
đoạn cắt và may tại nước thành viên CPTPP (CC) (Không cần xác định nguyên liệu
được nhập từ đâu, có xuất xứ hay ko có xuất xứ, nội khối hay ngoại khối, chỉ cần đảm
bảo điều kiện sản phẩm phải được cắt hoặc dệt thành hình, hoặc cả hai và được khâu
hoặc may ráp tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên)

Bên cạnh đó, Chương Dệt may của CPTPP qui định một số ngoại lệ và linh hoạt
đối với qui tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" gồm có:
13
2.4.1. Tỷ lệ tối thiểu

Áp dụng xác định xuất xứ cho các nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp
ứng tiêu chí chuyển đổi mã số HS tại Phụ lục A - Chương 4 (Product Specific Rules -
PSR). Theo quy định, các nguyên liệu này không được vượt quá 10% tổng trọng
lượng của hàng dệt may được sản xuất ra.

Ví dụ có hai trường hợp mà nguyên liệu sợi và vải không có xuất xứ được chấp
nhận nếu không vượt quá 10% trọng lượng của sợi, vải trong sản phẩm:

TH1: Sợi và vải (Chương 50-60): Đối với các sản phẩm sợi và vải nằm trong
Chương 50-60 của Hệ thống mã HS, nếu sợi và vải không có xuất xứ và không đáp
ứng yêu cầu chuyển đổi mã số HS, nhưng tổng trọng lượng của sợi và vải đó không
vượt quá 10% tổng trọng lượng sợi, vải trong sản phẩm, thì sản phẩm vẫn được coi là
có xuất xứ CPTPP.

TH2: Quần áo may sẵn (Chương 61-63): Đối với các sản phẩm quần áo may sẵn
nằm trong Chương 61-63, nếu sợi và vải quyết định mã số HS của quần áo không có
xuất xứ và không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số HS, nhưng tổng trọng lượng của
sợi và vải quyết định mã số HS đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của quần áo,
thì sản phẩm vẫn được coi là có xuất xứ CPTPP

2.4.2. Danh mục nguồn cung thiếu hụt

Danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời: Danh mục này bao gồm 8 loại nguyên
liệu được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP, mà vẫn được coi là đáp ứng qui
tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng chỉ được trong vòng 5 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực.

Danh mục nguồn cung thiếu hụt vĩnh viễn: Bao gồm 179 loại nguyên liệu được
phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP, mà vẫn được coi là đáp ứng qui tắc xuất xứ
CPTPP để hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP, không hạn chế về thời gian.

Với danh mục này, có thể nhập khẩu sợi và vải từ nguồn cung ngoài khu vực
CPTPP và sau đó cắt may thành sản phẩm. Điều này áp dụng cho đầu ra của một số
sản phẩm thuộc Chương 61 (dệt kim), Chương 62 (dệt thoi) và túi xách.

14
2.4.3. Cộng gộp công đoạn sản xuất

Toàn bộ quá trình sản xuất hàng dệt may từ xơ đến sợi, dệt vải và cuối cùng là sản
phẩm dệt may diễn ra tại lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thành viên CPTPP, sản
phẩm cuối cùng được coi là có xuất xứ từ quốc gia hoặc các quốc gia thành viên
CPTPP đó. Trong trường hợp này, không tính đến xuất xứ của nguyên liệu được sử
dụng trong quá trình sản xuất.

Giả sử có một công ty dệt may đặt tại quốc gia A, là một quốc gia thành viên
CPTPP. Công ty này muốn sản xuất một chiếc áo len.

Quá trình sản xuất áo len bao gồm các bước sau:

 Nguyên liệu xơ len (wool fiber) được nhập khẩu từ quốc gia B, một quốc gia
không thuộc CPTPP.
 Nguyên liệu xơ len được chuyển đổi thành sợi len (wool yarn) trong nhà máy
của công ty ở quốc gia A.
 Sợi len sau đó được dệt thành vải len (wool fabric) trong nhà máy của công ty
ở quốc gia A.
 Vải len được sử dụng để may thành áo len (wool sweater) trong nhà máy của
công ty ở quốc gia A.

Dù nguyên liệu xơ len được nhập khẩu từ quốc gia không thuộc CPTPP, nhưng
quá trình dệt vải và may áo len diễn ra hoàn toàn tại lãnh thổ của quốc gia A, là một
quốc gia thành viên CPTPP.

Trong trường hợp này, theo quy định về cộng gộp công đoạn sản xuất trong
CPTPP, áo len cuối cùng được coi là có xuất xứ từ quốc gia A, một quốc gia thành
viên CPTPP. Sản phẩm không tính đến xuất xứ của nguyên liệu xơ len nhập khẩu từ
quốc gia B.

2.5. Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng cho xe và các bộ phận phụ kiện của chúng

Đối với ô tô (mã HS 8703), áp dụng mức tiêu chuẩn RVC không thấp hơn 45%
theo công thức tính chi phí tịnh hoặc 55% theo công thức tính gián tiếp.

Để tính toán RVC, có hai phương pháp được sử dụng:

15
2.5.1. Công thức tính RVC dựa trên chi phí tịnh:

RVC được tính bằng cách so sánh tổng chi phí tịnh trong quá trình sản xuất ô tô
(bao gồm nguyên vật liệu, công việc và chi phí khác) với giá trị của sản phẩm cuối
cùng. Trong trường hợp này, RVC phải đạt ít nhất 45%.

Ví dụ: giá trị tổng chi phí tịnh trong quá trình sản xuất ô tô là 100.000 đơn vị tiền
tệ, giá trị sản phẩm ô tô cuối cùng là 200.000 đơn vị tiền tệ.

Áp dụng công thức tính RVC dựa trên chi phí tịnh:

RVC = (Tổng chi phí tịnh / Giá trị sản phẩm) * 100

RVC = (100.000 / 200.000) * 100 = 50%

Vậy trong trường hợp này, tỷ lệ RVC là 50%. Vì nó đạt hoặc vượt qua mức tiêu
chuẩn RVC không thấp hơn 45%, nên sản phẩm ô tô được xem là có xuất xứ CPTPP.

2.5.2. Công thức tính RVC dựa trên gián tiếp:

RVC được tính bằng cách so sánh giá trị của các thành phần gián tiếp (như công
nghệ, thiết kế, quản lý) trong quá trình sản xuất ô tô với giá trị của sản phẩm cuối
cùng. Trong trường hợp này, RVC phải đạt ít nhất 55%.

 Đối với bộ phận khung gầm đã gắn động cơ (HS 8706), tiêu chuẩn RVC được
áp dụng là từ 45% đến 55%, tùy thuộc vào phương pháp tính RVC được sử
dụng (trực tiếp, gián tiếp hoặc chi phí tịnh) tùy thuộc và các quy định và quy
tắc cụ thể được đặt ra bởi quốc gia thành viên CPTPP.
 Đối với thân xe ô tô : CTH hoặc RVC 35 – 45% tùy theo phương pháp tính
 Đối với bộ phận và phụ kiện ô tô: CTSH hoặc RVC 40 – 55% tùy theo bộ
phận phụ kiện cụ thể và tùy phương pháp tính

Bên cạnh đó, muốn đáp ứng quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) thì:

TH1: nguyên liệu sản xuất ra chúng (Bảng A) phải có xuất xứ khi:

 Đáp ứng các quy tắc xuất xứ áp dụng cho nguyên liệu đó theo quy định tại
Phụ lục này; hoặc

16
 Quá trình sản xuất nguyên liệu đó tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Nước thành
viên gồm một hoặc nhiều công đoạn sản xuất liệt kê tại Bảng B

17
BẢNG A

BẢNG B

TH2: Các nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng ô tô,xe nói chung thuộc bảng C
sẽ được coi là có xuất xứ khi:

 Đáp ứng các quy tắc xuất xứ áp dụng cho nguyên liệu đó theo quy định tại
Phụ lục này; hoặc
 Quá trình sản xuất nguyên liệu đó tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Nước thành
viên gồm một hoặc nhiều công đoạn sản xuất liệt kê tại Bảng B và đảm bảo
rằng không vượt quá hàm lượng cho phép đã được quy định tại Bảng C

18
BẢNG C

Mã số hàng Mô tả hàng hóa Ngưỡng


hóa (HS giới hạn
2012)
8407.33 Động cơ đốt trong (động cơ đánh lửa) kiểu piston 10% 
chuyển động tịnh tiến, dùng để tạo động lực cho các
loại xe thuộc Chương 87: Dung tích xi lanh trên 250 cc
nhưng không quá 1.000 cc
8407.34 Động cơ đốt trong (động cơ đánh lửa) kiểu piston 10%
chuyển động tịnh tiến, dùng để tạo động lực cho các
loại xe thuộc Chương 87: Dung tích xi lanh trên 1.000
cc
8408.20 Động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén 10% 
(diesel hoặc bán diesel), dùng để tạo động lực cho các
loại xe thuộc Chương 87

8706.00 Khung gầm đã lắp động cơ, dùng cho xe có động cơ 10%
thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05

8708.10 Thanh chắn chống va đập (ba đờ xốc) và phụ tùng của 10%
chúng

8708.21 Dây đai an toàn 10%


8708.29 Bộ phận và phụ kiện khác của thân xe (kể cả cabin) 5%

8708.30  Phanh và trợ lực phanh; phụ tùng của chúng 10%
8708.40  Hộp số và bộ phận của chúng 10%

8708.50 Cầu chủ động có vi sai, có hoặc không kèm theo chi 5%
tiết khác của cụm hộp số, và các trục không lái; các bộ
phận của chúng
8708.80 Hệ thống giảm chấn và bộ phận của nó (kể cả giảm 10%
xóc)
8708.94 Vô lăng, trụ lái và cơ cấu lái; bộ phận của chúng 10%

8708.95 Túi khí an toàn lắp với hệ thống bơm phồng; bộ 5% 
phận của chúng

8708.99 Các bộ phận và phụ tùng khác 5%

19
CHƯƠNG 3 – CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O) FORM CPTPP

3.1. Cơ chế cấp C/O trong CPTPP

Hiệp định CPTPP là hiệp định thế hệ mới mà trong đó có yêu cầu áp dụng cơ chế
tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc
của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà
nhập khẩu). Tức là doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và
đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ
và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.

 Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: Hiệp định CPTPP có hiệu lực thực
hiện từ 14/1/2019. Khi thực hiện Hiệp định này, Việt Nam không bắt buộc
phải áp dụng ngay cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại thời điểm Hiệp định có
hiệu lực mà theo lộ trình nhất định. Theo đó, Việt Nam được bảo lưu chưa áp
dụng hình thức này trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu
lực. Do vậy, trước khi chuyển tiếp sang hình thức Tự chứng nhận xuất xứ
muộn nhất vào ngày 14/1/2029 thì hiện nay hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
vào các nước CPTPP đang được Bộ Công Thương cấp C/O mẫu CPTPP.
 Đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước CPTPP khác (áp dụng với Úc, New
Zealand, Canada, Singapore, Nhật Bản, Mexico, Peru) thì hàng hóa được tự
chứng nhận xuất xứ bởi bất kì nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

3.2. Đặc điểm cấp C/O trong CPTPP

 Riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một Nước thành viên (giống với C/O
thông thường)
 Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời
gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ví dụ
nhận đơn hàng 1000 đôi giày, tuy nhiên tháng 1 mới xuất 100 đổi thì vẫn có
thể xin ℅ cho cả 1000 đôi giày, miễn là giống nhau.
 Có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định
pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu (khác với C/O thông thường chỉ có
thời hạn là 01 năm kể từ ngày cấp)
20
 Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu sẽ không từ chối
chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vì lỗi nhỏ hoặc các khác biệt trên
chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó (Lỗi nhỏ hoặc các khác biệt trên
chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Nước
thành viên nhập khẩu quy định)
 Được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:

Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la
Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo
quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng
từ cao hơn

Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà
nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

 Đối với C/O để áp dụng thuế FTA theo Hiệp định CPTPP, trường hợp chưa
khai nộp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải khai báo
chậm nộp và bản gốc C/O phải được nộp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày
đăng ký tờ khai.
 C/O phải được ghi bằng tiếng Anh.

3.3. Hồ sơ đề nghị cấp C/O CPTPP

Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

 Đơn đề nghị cấp C/O CPTPP được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu);
 Mẫu C/O CPTPP tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
 Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y
bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai
báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ
khai hải quan;
 Bản sao hóa đơn thương mại (có dấu sao y bản chính của thương nhân);

21
 Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y
bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải
đơn;
 Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng
giá trị khu vực);
 Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm
đầu ra ( đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn
gia công chế biến cụ thể);
 Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương
nhân);
 Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra
hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân ) trong trường
hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;
 Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán
nguyên liệu, phụ liệu trong nước ( có dấu sao y bản chính của thương nhân)
trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá
trình sản xuất.
 Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua
bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác
nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;
 Giấy phép xuất khẩu ( nếu có);
 Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác:
+ Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan
và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O
CPTPP có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể
từ ngày được cấp C/O CPTPP.
+ Tổ chức cấp C/O CPTPP có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của
các bản sao trong bộ hồ sơ xin cấp C/O để đối chiếu một cách ngẫu nhiên, hoặc
trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng

22
từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có
thẩm quyền ký C/O CPTPP trên văn bản yêu cầu đó.
 Lưu ý: về mã HS của hàng hóa khai trên C/O CPTPP là mã HS của nước nhập
khẩu. Trong trường hợp mã HS của nước nhập khẩu khác với mã HS nước
xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính
xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo

3.4. Nội dung kê khai C/O mẫu CPTPP

 Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu
(Việt Nam).
 Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
 Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham
chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a. Nhóm 1: tên viết tắt nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự
là “VN”;
b. Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định
CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:

AU: Úc MY: Malaysia

BN: Bru-nây MX: Mexico

CA: Canada NZ: New Zealand

CL: Chile PE: Peru

JP: Nhật Bản SG: Singapore

c. Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 sẽ ghi là “19”;
d. Nhóm 4: mã số của Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ
chức cấp C/O được quy định cụ thể. Danh sách này được Bộ Công Thương
cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O CPTPP;

23
e. Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
f. Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm
5 có dấu gạch chéo “/”.
 Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay
thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi “tên tàu”) và tên cảng
dỡ hàng.
 Ô số 4: Tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.
 Ô số 5: Tên người sản xuất, địa chỉ, tên nước.
 Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng
có một số thứ tự riêng).
 Ô số 7: ký hiệu,số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm
mã HS của nước nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu hàng (nếu có).
 Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
 Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O là:
+ Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu
Điền vào ô số 8: WO
+ Hàng hóa được sản xuất toàn bộ Điền vào ô số 8: PE
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: RVC
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: CC, CTH, CTSH
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: SP
 Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá.
Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên
C/O.
 Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được cấp cho lô hàng nhập khẩu
vào nước nhập khẩu.
 Ô số 11:
+ Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất khẩu.
+ Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu.
+ Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký
của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

24
 Ô số 12: dành cho Tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O,
chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.
 Trường hợp cấp C/O bản sao chứng thực của C/O gốc, dòng chữ
“CERTIFIED TRUE COPY” và ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc
đóng dấu lên Ô số 12.

25
CHƯƠNG 4: CÁC ĐỀ XUẤT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

4.1. Các nguy cơ tiềm ẩn

4.1.1. Nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, dán mác xuất xứ Việt Nam
sau đó xuất khẩu

Qua kết quả đấu tranh, cơ quan hải quan đã phát hiện một số phương thức, cách
thức, thủ đoạn gian lận xuất xứ như: doanh nghiệp nhập hàng hóa từ nước ngoài vào
Việt Nam, dán mác hàng hóa xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp
có dây chuyền máy móc nhưng sản phẩm xuất khẩu không đủ điều kiện đáp ứng tiêu
chuẩn xuất xứ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Có tình trạng hàng hóa được đặt
sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt Nam, nhưng các thông tin về nhãn
hiệu, địa chỉ trụ sở được ghi sẵn bằng tiếng Việt và dòng chữ “Made in Vietnam” hoặc
“sản xuất tại Việt Nam” trên sản phẩm, bao bì sản phẩm để lừa dối người tiêu dùng.

4.1.2. Lợi dụng phân luồng, miễn kiểm tra thực tế để gian lận về số lượng,
chủng loại

Một số đối tượng lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa để
gian lận về số lượng, chủng loại; khai sai, không khai báo trên tờ khai nhãn hiệu của
hàng hoá nhập khẩu; hàng quá cảnh; hàng nhập lậu qua đường mòn, lối mở; trà trộn
hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm để nhập lậu.

4.1.3. Giả mạo hàng hóa gia công, xuất khẩu từ các hàng hóa không đáp ứng
tiêu chí xuất xứ theo quy định

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khai nhập khẩu các loại linh kiện/nguyên vật liệu
để sản xuất, gia công xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước nhưng thực chất là sản phẩm
gần như hoàn chỉnh, không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua
công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định.
Trắng trợn hơn, có doanh nghiệp không có chức năng cấp C/O (chứng nhận xuất xứ
hàng hóa) nhưng đã tự thiết kế mẫu C/O để cấp cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.

26
4.1.4. Mối lo ngại về giả mạo xuất xứ có thể xảy ra đối với cơ chế tự chứng nhận
xuất xứ

Việc doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có rất nhiều
ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mối lo ngại về tình trạng gian lận, giả
mạo xuất xứ vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Nếu cơ chế cấp C/O truyền
thống quy định doanh nghiệp phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để được xem
xét, cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu thì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho
phép doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa.

Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thay vì hàng hóa xuất khẩu sẽ được cơ
quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa thì
doanh nghiệp chủ động tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại.
Theo đó, rủi ro gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa sẽ nhiều hơn so với cơ chế cấp
C/O truyền thống (cấp C/O giấy theo phom mẫu quy định). Cơ quan Hải quan sẽ thực
hiện kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ theo các thông tin mà doanh nghiệp
cung cấp.

4.2. Các đề xuất phòng vệ thương mại

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách

Để tiếp tục đấu tranh hiệu quả với các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, tới đây,
ngành Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
trên cơ sở Nghị định 31/2018/NĐ-CP, để tạo hành lang pháp lý giúp các lực lượng
chức năng thuận tiện trong quá trình thực thi pháp luật bởi trên thực tế, việc xử lý vi
phạm liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp vẫn gặp nhiều khó khăn
do quy định hiện hành chưa rõ ràng, chưa cụ thể thế nào là hàng hóa có xuất xứ Việt
Nam.

4.2.2. Tăng cường kiểm soát xuất xứ

Đối với lô hàng được hệ thống phân luồng kiểm tra, khi kiểm tra, công chức hải
quan lưu ý kiểm tra việc ghi nhãn đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số
111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
27
Trong quá trình kiểm tra kết quả nếu phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm
thì tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu gian
lận phức tạp thì phối hợp với các lực lượng chức năng khác như công an, biên phòng,
quản lý thị trường để điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất
xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

4.2.3. Thay đổi phương thức quản lý

Để ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, cơ quan Hải quan
phải thay đổi phương thức quản lý so với cách thức kiểm tra C/O truyền thống, chủ
yếu chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” để không làm tăng thời gian kiểm tra hồ
sơ hải quan, kéo dài thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý. Bên cạnh
đó, cơ quan Hải quan áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như kiểm tra, điều
tra, xác minh làm rõ đối với các trường hợp gian lận, giả mạo xuất xứ.

28
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-03-2019-TT-BCT-xuat-
xu-hang-hoa-trong-Hiep-dinh-Doi-tac-Toan-dien-Thai-Binh-Duong-405885.aspx,

https://wtocenter.vn/upload/files/fta/174-ftas-concluded/175-cptpp-tpp11/177-
full-text/03%20Chuong%20ROO%20-%20Phu%20luc%203D%20PSR-VIE.pdf,

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/viet-luan-
chuong-trinh-tien-tien/co-form-cptpp/55432468

https://luatminhkhue.vn/tong-quan-ve-hiep-dinh-doi-tac-toan-dien-va-tien-bo-
xuyen-thai-binh-duong-cptpp.aspx

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-thuy-loi/quan-tri-hoc/tong-quan-
ve-cptpp/25127742

http://xuatxuhanghoa.com/chung-nhan-xuat-xu-cptpp

http://xuatxuhanghoa.com/bieu-mau-c-o-cptpp

http://dukdn.binhdinh.gov.vn/Chi-Tiet/Diem-khac-biet-ve-co-che-tu-chung-nhan-
xuat-xu-cua-cac-FTA-the-he-moi/2870

https://trungtamwto.vn/upload/files/fta/174-da-ky-ket/175-cptpp-tpp11/177-noi-
dung-hiep-dinh/Tom%20luoc%20CPTPP%20-%20Chuong%203.pdf

https://trungtamwto.vn/upload/files/fta/174-da-ky-ket/175-cptpp-tpp11/177-noi-
dung-hiep-dinh/TPP_Chuong%203.pdf

https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/44DD3-hd-quy-dinh-ve-hang-hoa-
co-xuat-xu-thuan-tuy-trong-hiep-dinh-cptpp.html?
fbclid=IwAR23S6tL5fslIg13g1Ujz_Dn8iJIw8EaNEARrDdkaj4SMPYUz-vnHl2c56k

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/muon-kieu-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-xuat-
nhap-khau-102267.html

i
PHỤ LỤC 2: C/O VÀ CÁC CHỨNG TỪ YÊU CẦU

Chứng từ 1: Đơn đề nghị cấp C/O

ii
Chứng từ 2: Phiếu ghi chép về hồ sơ C/O

iii
Chứng từ 3: Mẫu form chứng nhận xuất xứ CPTPP

iv
Chứng từ 4: Trang phụ form chứng nhận xuất xứ CPTPP

v
Chứng từ 5: Bảng kê khai HHXK trong trường hợp áp dụng tiêu chí WO (có
hóa đơn VAT)

vi
Chứng từ 6: Bảng kê khai HHXK trong trường hợp áp dụng tiêu chí WO ( không
có hóa đơn VAT)

vii
Chứng từ 7: Bảng kê khai HHXK trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC

viii
ix
Chứng từ 8: Bảng kê khai HHXK trong trường hợp áp dụng tiêu chí CTC

x
Chứng từ 9: Bảng kê khai HHXK trong trường hợp áp dụng tiêu chí LVC

xi
Chứng từ 10: Bảng kê khai HHXK trong trường hợp áp dụng tiêu chí De
Minimis

xii
xiii
Chứng từ 11: Bảng thu mua nguyên liệu sản xuất không có hóa đơn

xiv
Chứng từ 12: Bảng định mức tiêu hao nguyên liệu

xv
Chứng từ 13: Form CPTPP hàng xuất khẩu từ Việt Nam đã điền

xvi

You might also like