You are on page 1of 4

01. Tại sao ngôn ngữ không có tính giai cấp?

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt còn bởi vì nó không mang tính giai cấp. Triết học, luật pháp, chính trị, văn học nghệ
thuật... mang tính giai cấp vì tư tưởng của một thời đại là tư tưởng của giai cấp thống trị. Nhưng ngôn ngữ không phải là tài
sản riêng của một giai cấp nào, nó là sản phẩm của toàn xã hội và phục vụ toàn xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp và
tư duy. Vả lại, thời công xã nguyên thủy, con người đã có ngôn ngữ để giao tiếp, lúc bấy giờ xã hội chưa có giai cấp nên hiển
nhiên ngôn ngữ không thể mang tính giai cấp. Ðến khi xã hội phân chia giai cấp, ngôn ngữ cũng không thể mang tính giai cấp,
bởi vì giai cấp thống trị và giai cấp bị trị vẫn phải liên hệ với nhau về kinh tế, về tổ chức xã hội. Do đó, giữa họ cần thiết phải có
một phương tiện giao tiếp chung. Ngôn ngữ có thể được các giai cấp sử dụng như một phương tiện đấu tranh giai cấp, nhưng
bản thân nó không mang tính giai cấp, nó là phương tiện giao tiếp của toàn dân, phục vụ toàn dân. Nếu ngôn ngữ chỉ thuộc
một giai cấp nào đó thì giữa các giai cấp trong xã hội không thể giao tiếp được với nhau, như vậy sẽ dẫn đến xã hội hỗn loạn.

02. Tại sao kí hiệu ngôn ngữ có tính vật chất?


Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó.
Ví dụ: So sánh vết mực và một chữ cái, chúng giống nhau về bản chất vật chất, chúng đều có khả năng tác động vào thị giác
như nhau. Nhưng khác nhau ở chỗ: tất cả các thuộc tính vật chất của vết mực như độ lớn, hình dạng, màu sắc… đều quan
trọng như nhau trong đặc trưng của vết mực. Còn một chữ cái nhất định thì dù đậm nét hay thanh, to hay nhỏ… vẫn chỉ là chữ
cái đó thôi. Có sự khác nhau đó là do chữ cái nằm trong hệ thống tín hiệu còn vết mực thì không.

03. Hiểu thế nào về tính võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ?
Tính võ đoán của ký hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ mối quan hệ giữa hai mặt của ngôn ngữ (nội dung và hình thức) không có
tính có lý do, không thể giải thích được.
Ví dụ: “Nhà” là chỉ công trình xây dựng có mái che, có tường vách, dùng để ở, sinh hoạt văn hóa hoặc cất giữ vật chất phục vụ
cho hoạt động của con người. Tuy nhiên, chúng ta không thể giải thích lý do vì sao “nhà” lại chỉ những sự vật có đặc điểm kể
trên mà không phải chỉ sự vật khác.

04. Hiểu thế nào về đa trị của kí hiệu ngôn ngữ?


Tính đa trị của ký hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của chúng vô cùng đa dạng phong
phú. Một vỏ âm thanh có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa hoặc một ý nghĩa có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức ngữ âm.
Ví dụ: từ “xuân”.

05. Tại sao ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất?
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người với nhau trong xã hội. Trong xã hội đó, con người trao đổi với nhau bằng
nhiều hình thức từ đơn giản đến phức tạp.
So với các phương tiện giao tiếp khác, giao tiếp bằng ngôn ngữ thành tiếng mang những đặc trưng mà các phương tiện ngôn
ngữ khác không có được, cho nên ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.
- Nội dung biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ phóng phú và đa dạng hơn các loại ký hiệu ngôn ngữ khác. Ví dụ như tín hiệu đèn
giao thông chỉ biểu hiện ba ý nghĩa, nhưng một ký hiệu ngôn ngữ lại có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ gần gũi và quen thuộc với con người hơn giao tiếp bằng các loại ký hiệu ngôn ngữ khác. Ví dụ như
tín hiệu đèn giao thông cần phải học mới biết được ý nghĩa của nó, nhưng ngôn ngữ thì không, bất kể độ tuổi, giới tính nào
cũng có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ có khả năng truyền tải đầy đủ mọi trạng thái cảm xúc của con người hơn giao tiếp bằng các loại ký
hiệu ngôn ngữ khác.

06. Hãy phân biệt ngôn ngữ và lời nói?


- Lời nói là sản phẩm cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có tính cụ thể.
- Ngôn ngữ là phương thức giao tiếp mang tính tiềm tàng trừu tượng khỏi bất kỳ vật dụng nào. Ngôn ngữ mang tính khái quát,
dùng cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói. Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng, một quốc gia, một
dân tộc. Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng tiềm tàng trong bộ óc mỗi con người ở mức độ khác nhau (đó là tính
khái quát của ngôn ngữ). Mỗi người sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp khác nhau tạo ra lời nói (tính cụ thể, riêng
biệt).
- Lời nói vừa là công cụ vừa là sản phẩm của ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ xuất phát từ lời nói. Lời nói là ngôn ngữ đang
hành chức.
07. Hãy chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh?
Âm tiết tiếng Anh và âm tiết tiếng Việt đều có đỉnh âm. Nó là hạt nhân, không bao giờ vắng mặt, bao giờ cũng do một nguyên
âm (đơn hoặc đôi) đảm nhiệm, xung quanh có các phụ âm (khởi âm/phụ âm đầu, kết âm/âm cuối) có nhiệm vụ mở đầu/kết
thúc âm tiết, có thể vắng mặt.
Tiếng Anh Tiếng Việt

Khởi âm: Có thể do một hay nhiều phụ âm đứng liền nhau Phụ âm đầu: Không thể do nhiều phụ âm đứng liền nhau
đảm nhiệm. đảm nhận mà chỉ do một phụ âm đảm nhiệm.

Kết âm: Có thể do một hay nhiều phụ âm đứng liền nhau Âm cuối: Không thể do nhiều phụ âm đứng liền nhau đảm
đảm nhiệm. nhận mà chỉ do một trong bốn bán âm (i/y, o/u) hoặc một
trong tám phụ âm (p, t, ch, tr, c, m, n, nh, ng) đảm nhiệm.

Tiếng Anh không có âm đệm và thanh điệu. Âm đệm có chức năng làm tròn âm tiết và làm cho âm tiết
có âm sắc trầm tối, do hai bán âm u và o đảm nhiệm.
Thanh điệu là độ trầm bổng của giọng nói. Tiếng Việt có sáu
thanh điệu, cấu trúc âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng do một
trong sáu thanh điệu đảm nhiệm.

Tiếng Anh là ngôn ngữ không đơn lập (biến hình), một từ có Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập (không biến hình), mỗi tiếng
thể có một hoặc nhiều âm tiết. là một âm tiết.

08. So với lời nói, chữ viết có ưu điểm gì?


Lời nói (giao tiếp bằng âm thanh) không có khả năng lưu giữ thông tin. Chữ viết vừa truyền đạt thông tin, vừa lưu giữa thông
tin.

09. Chữ Nôm khác chữ Quốc ngữ ở những điểm nào?
Chữ Nôm Chữ Quốc ngữ

Là loại chữ viết đầu tiên của tiếng Việt, ra đời sau khi VN Là kiểu chữ viết thứ hai để ghi lại tiếng Việt, ra đời đầu thế kỷ
giành độc lập tự chủ từ tay nhà Hán năm 938. 17, do một số nhà truyền giáo người BĐN hợp tác với một số
trí thức người Việt tạo ra, sau này nhà ngôn ngữ học người
Pháp đã cải tiến chữ Quốc ngữ và biên soạn thành cuốn Từ
điển Việt-Bồ-La.

Được xây dựng trên cơ sở chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Chữ Được xây dựng trên hệ chữ Latin (chữ ghi âm tố).
Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông - nghĩa là toàn bộ chữ
được cấu tạo trong một ô vuông. Giai đoạn đầu, chữ Nôm
mượn nguyên dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Giai đoạn
sau, người Việt ghép hai chữ Hán lại với nhau, một chữ biểu
nghĩa và một chữ biểu âm cho sát với cách phát âm tiếng
Việt.

10. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt và tiếng Anh có điểm gì khác nhau?
Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có phương thức ghép: Kết hợp hai hình vị với nhau để tạo thành từ mới.
Tiếng Anh Tiếng Việt

Phương thức phụ gia: Sử dụng một hình vị căn tố kết hợp với Không có phương thức cấu tạo từ này.
một hình vị phụ tố để tạo ra từ phái sinh. Đây là phương thức
điển hình trong ngôn ngữ biến hình.

Phương thức láy: Lặp lại vỏ ngữ âm của hình vị đứng trước Phương thức láy: Lặp lại vỏ ngữ âm của tiếng trong từ để tạo
để tạo thành từ láy, tuy nhiên phương thức này không phổ thành từ láy. Đây là phương thức điển hình trong ngôn ngữ
biến trong ngôn ngữ biến hình, cũng không có các từ láy có không biến hình.
chức năng như từ láy tiếng Việt.

11. Hãy phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa biểu trưng? Ví dụ?
- Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp liên hệ hay quy chiếu vào đối tượng.
- Nghĩa bóng là nghĩa khác (nghĩa ẩn sau) được suy ra từ nghĩa đen của từ. Thông thường muốn tìm ra nghĩa bóng phải đặt
vào trong hoàn cảnh cụ thể để hiểu chính xác nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì.
Ví dụ: “Cơm” có nghĩa đen là gạo đã nấu chín, nghĩa bóng là chỉ phần nạc, thịt của trái cây.
- Nghĩa biểu trưng là nghĩa bắt nguồn từ nghĩa đen hoặc một nghĩa bóng khác của từ nhưng có tính chất ước lệ và khá trừu
tượng, để biểu thị sự vật không phải nhờ quy chiếu mà qua một sự vật khác theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ. Nghĩa biểu trưng
có tính dân tộc vì nó gợi lên trong ý thức người bản ngữ những liên tưởng mang tính dân tộc. Nghĩa biểu trưng thường dùng
trong thành ngữ hoặc trong giao tiếp khẩu ngữ. Ví dụ: “Cơm” biểu trưng cho người vô tích sự trong “giá áo túi cơm”, hoặc biểu
trưng cho thành quả lao động trong “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.

12. Hãy phân biệt từ láy tiếng Việt và từ láy tiếng Anh?
- Từ láy tiếng Anh không có các từ có chức năng như từ láy trong Tiếng Việt. Nhưng do được tạo ra từ phương thức lặp lại vỏ
ngữ âm nên có thể được coi là từ láy. Bye-bye, zigzag, chit chat, hip-hop; walkie-talkie (máy bộ đàm), easy-peasy (dễ ợt) hay
okey dokey (rất đồng ý); blah-blah (vân vân) hay so-so (tàm tạm), flip-flops (đôi dép lào), flip-flop (thay đổi bất ngờ (chính
sách)).
- Từ láy tiếng Việt là do lặp lại vỏ ngữ âm của tiếng trong từ tạo thành. Tuy nhiên, khác với tiếng Anh, từ láy tiếng Việt cực kỳ đa
dạng phong phú và có vai trò quan trọng trong hệ thống từ vựng. Từ láy tiếng Việt sử dụng phổ biến trong khẩu ngữ, trong các
tác phẩm văn học, để miêu tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người.
Nghĩa của từ láy tiếng Việt phong phú, có sự biểu thị mức độ, thái độ trong từ láy.
Ví dụ: “sạch sành sanh” nghĩa là cực kỳ sạch, mức độ nhấn mạnh hơn “sạch”; “lí nha lí nhí” không đơn thuần là chỉ hoạt động
nói với âm lượng nhỏ, còn biểu thị nói mà âm thanh bị dính vào nhau, nói vừa nhỏ vừa không rõ ràng, thường mang ý chê bai.

13. Thuật ngữ có những đặc điểm gì?


Thuật ngữ (term): Là lớp từ ngữ đặc biệt được sử dụng trong lĩnh vực KH-KT.
- Có nội dung chính xác.
- Có tính hệ thống (có giá trị trong hệ thống nhất định).
- Mang tính quốc tế.
- Thường sử dụng trong văn phong khoa học, nhưng cũng có trong giao tiếp khẩu ngữ.
- Một số thuật ngữ được nhiều người hiểu và sử dụng phổ biến thì có thể trở thành từ toàn dân.

14. Tại sao tiếng lóng không thể trở thành từ toàn dân?
Tiếng lóng không thể trở thành từ toàn dân vì tiếng lóng không có hình thức riêng mà mượn vỏ có sẵn trong từ toàn dân, bỏ
nghĩa trong từ toàn dân mà thay bằng nghĩa tiêu cực, giấu giếm, chỉ có tầng lớp người sử dụng mới hiểu, chỉ có giá trị trong
một nhóm người sử dụng và trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ví dụ: từ “phao”.

15. Phân biệt từ đa nghĩa với từ đồng nghĩa?


- Từ đa nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa thích ứng với nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Các nghĩa trong từ đa nghĩa có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một cơ cấu nghĩa. Từ đa nghĩa là kết quả của sự biến đổi nghĩa của từ và có tác dụng
giảm bớt số lượng ký hiệu từ.
Ví dụ: từ “xuân”.
- Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau nhưng có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Các loại từ đồng nghĩa: từ đồng
nghĩa bộ phận (chặt, chém, gọt,...), từ đồng nghĩa hoàn toàn (xây dựng, kiến thiết), nhóm từ đồng nghĩa (to, lớn, đồ sộ, khổng
lồ,...)

16. Tiếng Việt vay mượn từ Ấn - Âu bằng những cách nào?


- Từ Ấn - Âu là lớp từ vựng vay mượn từ các ngôn ngữ vùng Ấn Độ và châu Âu.
+ Là lớp từ thường có ý nghĩa chính xác.
+ Là lớp từ thường được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực KH, KT, nghệ thuật hay quân sự...
+ Thường dùng trong phong cách KH và không biểu cảm.
Ví dụ: xà phòng, axít…
Từ mượn Ấn Độ thường ở trong lĩnh vực Phật giáo. Từ mượn châu Âu, nhất là từ Pháp thường ở trong lĩnh vực KH-KT (ghi
đông, nan hoa, pê đan, xích, xoong…)
- Từ Ấn - Âu tồn tại dưới nhiều hình thức:
+ Để nguyên dạng cách đọc/cách viết của tiếng nước ngoài. Ví dụ: game, show, smartphone…
Thuận lợi là không phải biến đổi ngôn ngữ của họ. Bất lợi là chỉ có một số người biết thì mới đọc được.
+ Dịch nghĩa (chỉ dịch tên chung). Ví dụ: nature - thiên nhiên,…
+ Phiên âm dựa vào cách đọc, viết của người bản ngữ. Có nhiều cách phiên âm. Mặc dù không thật chính xác nhưng dễ hình
dung, ai cũng đọc được. Ví dụ: Niu-oóc, Oa-sinh-tơn,...
Nhìn chung, phương pháp để nguyên dạng và dịch nghĩa đều chỉ thành công một phần.
17. Ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) có điểm gì khác biệt so với ngôn ngữ viết (văn bản)?
Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết

Thường dùng trong nói năng của những người tham gia giao Thường dùng trong văn bản hành chính, KH, báo chí, văn học,
tiếp. nghệ thuật (quyết định, tích phân, vô sản).

Là lớp từ tự do, khá phóng túng. Là những từ đã được lựa chọn và khá chuẩn mực về hình
thức lẫn nội dung để phù hợp với nội dung giao tiếp (thường
hẹp hơn khẩu ngữ).

Mang phong cách cá nhân hoặc địa phương của người nói Đã được XH hóa (được mọi người thừa nhận), thường trung
(ní nuận (ngọng)), có tính sáng tạo lâm thời (học với chả hòa về phong cách.
hành, đàn ông đàn ang).

Sử dụng khá nhiều từ dư thừa hoặc biểu cảm (ư, ử, nhỉ, Không có yếu tố dư thừa, ít biểu cảm.
nhé).

Mang tính thông tục (thằng chó, mẹ mày). Không mang tính thông tục.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có sự đan xen giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong Hiến pháp hay pháp luật thì không có
khẩu ngữ, nhưng khi nói trong thời điểm trang thì từ ngữ cần phải chuẩn mực.

18. Thế nào là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp?


- Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng, vốn có gắn liền với từ, biểu thị mối quan hệ giữa từ và hiện thực. Ý nghĩa từ vựng thường là
nghĩa đen của từ.
Ví dụ: “Nhà” là chỉ công trình xây dựng có mái che, có tường vách, dùng để ở, sinh hoạt văn hóa hoặc cất giữ vật chất phục vụ
cho hoạt động của con người.
- Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa của một nhóm các đơn vị ngôn ngữ cùng loại.
Ví dụ: nhà, cửa, chó mèo,... có ý nghĩa chung chỉ sự vật, là danh từ chỉ sự vật.

19. Có mấy loại quan hệ ngữ pháp? Hiểu thế nào về quan hệ chủ-vị?
Có ba loại quan hệ ngữ pháp.
- Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố mà không yếu tố nào phụ thuộc vào yếu tố nào. Quan hệ này tham gia vào việc
tạo từ, cụm từ, câu (đẳng lập).
Ví dụ: nhà cửa, sách hay vở.
Tôi đến thăm anh hay anh đến thăm tôi.
- Quan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ. Quan hệ này tham gia vào
việc tạo từ, cụm từ, câu.
Ví dụ: xe đạp, đọc sách, thích vẽ.
Nếu trời mưa thì đường ướt.
- Quan hệ chủ-vị là quan hệ phụ thuộc qua lại giữa hai yếu tố, trong đó yếu tố được xác định là chủ ngữ, yếu tố còn lại là vị ngữ,
vị ngữ làm rõ cho đối tượng. Chủ ngữ và vị ngữ ngang nhau. Quan hệ này chỉ tham gia vào việc tạo câu.
Ví dụ: Trời đang mưa.

20. Hãy trình bày những đặc điểm khác biệt cơ bản trong loại hình tiếng Việt và tiếng Anh?
Tiếng Việt Tiếng Anh

Là ngôn ngữ đơn lập (không biến hình). Là ngôn ngữ không đơn lập (biến hình).

Âm tiết được tách bạch rõ ràng, trùng với hình vị, đơn âm tiết, Một từ có thể có một hoặc nhiều âm tiết, không có thanh
cấu trúc âm tiết chặt chẽ cố định, âm tiết có thanh điệu và điệu.
phần vần.

Từ không biến đổi hình thái trong bất kỳ vị trí nào. Từ biến đổi hình thái (book - books, foot - feet).

Ranh giới giữa các từ loại là không rõ ràng. (Tôi mượn cái Từ loại có sự phân biệt khá rõ ràng (trạng từ thường có đuôi
cuốc để cuốc ruộng.) “ly”).

Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu qua Ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp biểu hiện bằng các
hư từ và trật tự từ. (Nếu trời mưa thì đường ướt.) biến đổi trong từ và rất khó tách bạch (sell - bán; sold - đã
bán).

You might also like