You are on page 1of 8

A.

Sơ lược về sự chuyển hóa của protein trong cơ thể


I. Thủy phân protein
Ở dạ dày nhờ có môi trường HCL và enzyme pepsin, protein của thức ăn bị thủy
phân, tạo thành chủ yếu hỗn hợp polipeptide ( còn gọi là pepton ).
Ở ruột non nhờ các hệ enzyme của dịch tụy tiết ra từ tụy tạng: pepsin, chymotrypsin,
cacbonxylpeptidase xúc tác cho quá trình thủy phân polypeptide thành hỗn hợp các
amino acid. Các amino acid sinh ra được hấp thụ qua thành ruột, theo máu về gan, đi
tới các mô và tế bào. Một phần amino acid được dùng để tái tổng hợp protein cho cơ
thể, phần khác được phân giải để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
II. Sự phân giải amino acid
Trong cơ thể, các amino acid bị phân giải qua các phản ứng sau:
2.1. Phản ứng desamine hóa (loại nhóm amino)
2.1.1. Khử amine bằng các enzyme khử
Nhờ enzyme khử xúc tác, amino acid bị khử thành acid tương ứng và giải
phóng NH3.

Nhờ enzyme oxydase, amino acid bị oxy hóa để tạo ceto acid tương ứng và

NH3.
2.1.2. Khử amine bằng con đường thủy phân
Nhờ tác dụng của enzyme thủy phân hydrolase, amino acid bị thủy phân tạo
oxyacid tương ứng và NH3.

Bên cạnh đó, aspartic acid còn bị khử amin bằng con đường khử nội phân tử
nhờ enzyme desaminase xúc tác.

Sản phẩm của con đường khử amine các amino acid là các loại acid tương
ứng và NH3.
2.2. Phản ứng decarboxyl hóa (loại nhóm cacboxyl)
Nhờ tác dụng xúc tác của enzyme decarboxylase, nhóm cacboxyl bị loại khỏi
phân tử amino acid tạo thành các amine hoặc amino acid ( nếu decarboxyl
hóa acid monoamino dicacbonxylic).

2.3. Phản ứng chuyển vị amine


Bằng con đường chuyển vị nhóm amine sang cho một cetoacid, amino acid
biến đổi thành cetoacid tương ứng, phản ứng được xúc tác bởi nhóm enzyme
amino transferase.

Phản ứng này có 2 vai trò: vừa phân giải 1 amino acid thành cetoacid, đồng thời tổng
hợp mới amino acid khác từ cetoacid tương ứng. Trừ Threonine và Lysine, tất cả các
amino acid còn lại trong cơ thể đều có thể tham gia vận chuyển nhóm amine để biến
đổi thành các cetoacid tương ứng.

III. Các sản phẩm cuối cùng của sự phân giải amino acid
Quá trình phân giải amino aicd tạo thành ceto aicd, acid carboxylic và
amoniac.Các ceto acid, carboxylic tiếp tục tham gia vào chu trình krep đã bị
oxy hóa thành CO2 và H2O. Như vậy sản phẩm cuối cùng của sự phân giải
amino acid là CO2, H2O, NH3. CO2 được thải ra ngoài cơ thể, H2O tham
gia vào quá trình trao đổi chung, NH3 được chuyển hóa thành những chất
không hoặc ít độc ( như glutamin, asparagin, ure ) bằng các cách sau:
3.1. Amide hóa các acid monoamino dicarboxylic
- Amoniac (NH3) phản ứng với acid glutamic hoặc acid aspactic, tạo thành
glutamine hay asparagine.
- Thí dụ:
-
3.2. Ure hóa khí carbonic (tổng hợp ure)
- Amoniac phản ứng với khí carbonic tạo thành ure theo một chu trình gồm nhiều
phản ứng gọi là chu trình ornithine (chu trình urea):
- Chu trình ornithine được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tổng hợp carbamoyl-phosphate
+ Xúc tác nhờ enzyme carbamyl phosphate synthetase.

Giai đoạn 2: Tổng hợp arginine


+ Từ carbanyl-phosphate và ornithine sẽ tạo thành citrulline bằng một
phản ứng ngưng tụ.
+ Sau đó,citrulline kết hợp với aspactic acid nhờ arginino-succinic-
synthetase để tạo argininosuccinic acid.
+ Tiếp theo, arginino-succinic acid bị phân giải thành arginine và
fumaric acid nhờ arginino-succinate-ligase.
Giai đoạn 3: Arginine bị phân giải nhờ arginase để tạo ornithine và urea
+ Urea được thải ra ngoài còn ornithine tiếp tục tham gia vào chu trình
mới.
Hình 1. Chu trình ornithine

IV. Sinh tổng hợp protein


4.1. Các thành phần tham gia tổng hợp protein
4.1.1. Nucleic acid
- DNA: mang thông tin về cấu trúc phân tử protein theo dạng mã hóa. Mỗi
protein được mã hóa trên 1 đoạn DNA, đó là gen.
- RNAm: làm nhiệm vụ truyền thông tin về cấu trúc phân tử protein từ gen
sang chuỗi polypeptide.
- RNAt: làm nhiệm vụ vận chuyển các amino acid từ các vùng trong tế bào
đến ribosome để tổng hợp chuỗi polypeptide. Đồng thời nhận biết vị trí bộ
ba mã hóa amino acid trên RNAm để đặt amino acid vào đúng vị trí của nó
trên chuỗi polypeptide.
- RNAr: cấu tạo nên ribosome, nơi thực hiện quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide.
4.1.2. Các enzyme
- Tham gia xúc tác quá trình tổng hợp protein, có nhiều loại enzyme:
Aminoacyl-adenilat-synthetase, Transpeptidase, Translocase...
- Ngoài ra, còn có sự tham gia của các enzyme khác, như enzyme cắt amino
acid mở đầu ra khỏi chuỗi polypeptide, enzyme xúc tác sự tạo các cấu trúc
không gian của protein …
-
4.1.3. Năng lượng
- Năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp protein là ATP và GTP. ATP
cung cấp năng lượng cho giai đoạn hoạt hóa amino acid. GTP cung cấp
năng lượng cho giai đoạn tổng hợp chuỗi polypeptide ở ribosome.

4.1.4. Nguyên liệu


- Nguyên liệu để tổng hợp protein là các amino acid. Trong số các amino
acid có loại amino acid mở đầu là methionine ở Eukaryote và formyl
methionine ở Prokaryote.

4.1.5. Ribosome
- Ribosome là nơi tiến hành tổng hợp chuỗi polypeptide. Thành phần
ribosome gồm protein và RNAr.

4.1.6. Các yếu tố tham gia tổng hợp protein


- Yếu tố mở đầu: là những phân tử protein với chức năng tham gia vào việc
kích thích sự mở đầu trong quá trình tổng hợp chuỗi poplypeptide

Prokaryote Eukayote

Yếu tố Chức năng Yếu tố Chức năng


IF-1 Kích thích hoạt động của eIF-1 Gắn với RNAm
IF2, IF3
IF-2 Làm dễ dàng quá trình kết eIF-2 Làm dễ dàng sự kết hợp
hợp f.Met-RNAt với tiểu MetRNAt với tiểu thể bé 40S
thể bé 30S
IF-3 Gắn với tiểu thể bé 30S, eIF-3 Kết hợp với tiểu thể bé 40S
ngăn không để kết hợp với
tiểu thể lớn 50S
CBP-1 Kết hợp với mũ của RNAm
eIF-4a Kết hợp với RNAm
eIF-5 Tách rời các yếu tố khởi đầu
khỏi 40S và kết hợp với 60S
eIF-6 Tách ribosome 80S thành
2 tiểu thể.

- Yếu tố kéo dài: tham gia vào giai đoạn kéo dài có các yếu tố:
+ EF-Tu giúp cho RNAt Aa đến gắn vào vị trí A của ribosome.

+ EF-Ts giúp sự giải phóng GDP khỏi phức EF-Tu-GDP.

+ EF-G xúc tác sự di chuyển của ribosome trên RNAm theo chiều 5’-3’.
4.2. Tổng hợp chuỗi polypeptide tại ribosome
Một phần amino acid được dùng để tái tổng hợp protein cho cơ thể.
Quá trình tổng hợp diễn ra chủ yếu trong các riboxom của tế bào,
gồm 4 giai đoạn:
4.2.1. Giai đoạn hoạt hóa amino acid
- Xảy ra hai quá trình phản ứng, cả hai phản ứng đều
cần enzyme aminoacyl-ARNt xúc tác.
- Mỗi amino acid cần một loại enzyme tương ứng,
như vậy 22 amino acid cần 22 enzyme khác nhau.
- Nhờ tác dụng của enzyme, amino acid kết hợp với
ATP tạo ra aminoacyl-AMPenzyme có khả năng
phản ứng cao:
Amino acid + ATP [Aminoacyl-AMP-enzyme] + PP
- Sau đó, aminoacyl-AMP-enzyme tương tác với
ARNt, tạo ra aminoacyl-ARNt:
[Amino acyl-AMP-enzyme] + ARNt Amino acyl-ARNt+ AMP + enzyme

4.2.2. Giai đoạn khởi đầu tổng hợp polypeptide


- Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần
bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG).

Hình 2. Giai đoạn khởi đầu


- aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – UAX- khớp với
mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần
lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

4.2.3. Giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptide


- Phức hợp aa1 - tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon tiếp sau
mã mở đầu trên mARN, 1 liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu và aa1.
- Ribôxôm dịch chuyển qua côđon tiếp theo, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm,
phức hợp aa2 - tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon đó, 1 liên kết
peptit nữa được hình thành giữa aa1 và aa2.
- Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc
(UGA, UAG hay UAA). 

Hình 3. Giai đoạn kéo dài


4.2.4. Giai đoạn kết thúc tổng hợp protein
- Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết
thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã ngừng
lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim
đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng
chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.
- Sau khi giai đoạn phát triển mạch kết thúc, chuỗi
polypeptide vừa được tạo thành và cả ARNt đều tách
rời khỏi ribosome.

Hình 4. Giai đoạn kết thúc


- Kết quả:
+ Từ một phân tử mARN trưởng thành có 1 riboxom trượt qua sẽ tạo thành một chuỗi
polipeptit cấu trúc bậc 1 hoàn chỉnh .

+ Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp thì tiếp tục biến đổi để hình thành các cấu trúc
bậc 2 , 3 ,4 để thực hiện các chức năng sinh học .

+ Quá trình sinh tổng hợp protein trong có thể xảy ra qua 4 giai đoạn, nhưng với tốc độ
rất nhanh. Ví dụ để tổng hợp một phân tử protein chứa khoảng 300 gốc amino acid chỉ
mất khoảng 30 giây.

Hình 5. quá trình dịch mã

You might also like