You are on page 1of 4

LỊCH SỬ CÔ HƯƠNG x CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2023

| BÀI TEST SỐ 9 - CHUYÊN ĐỀ 8 - BÀI SỐ 2 |

Câu 1: Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được kết
thúc bằng sự kiện nào?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 - 7 - 1954).
D. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
Câu 2: Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản
Đông Dương (tháng 2/1951) là
A. quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản.
B. đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
C. đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước.
D. quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Câu 3: Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam,
hoạt động nào sau đây diễn ra trong những năm 1951-1953?
A. Đẩy mạnh sản xuất. B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
C. Tiến hành công nghiệp hóa. D. Phổ cập giáo dục.
Câu 4: Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 - 1954) đến thắng lợi?
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đại hội chiến sĩ thu đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
C. Thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt để tăng cường đoàn kết.
Câu 5: Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ thì quốc gia nào không có vùng tập kết?
A. Việt Nam. B. Campuchia. C. Lào. D. Lào và Campuchia.
Câu 6: Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam
những năm 1950 - 1953 là
A. “phục vụ nhà nước”. B. “phục vụ kháng chiến”.
C. “dân tộc hóa”. D. “đại chúng hóa”.
Câu 7: “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt
kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của
báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?
A. Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng.
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
D. Bản đề cương văn hóa Việt Nam của Trường Chinh.
Câu 8: Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trên tất cả các mặt quân sự, chính trị,
kinh tế, văn hóa… trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã cho thấy sự đúng đắn
của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc thực hiện đường lối nào?
A. Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
B. Giành và giữ chính quyền cách mạng.
C. Kháng chiến và kiến quốc.
D. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
Câu 9: Để bồi dưỡng sức dân nhất là nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thực hiện
A. cải cách ruộng đất ở một số nơi trong vùng tự do.
B. giảm tức và xóa nợ ở những vùng gặp thiên tai.
C. giảm tô và hoãn nợ trong các vùng có chiến sự.
D. chia lại toàn bộ ruộng đất công cho nông dân.
Câu 10: Khối đoàn kết giữa ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 - 1954) được thể hiện ở sự kiện nào dưới đây?
A. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
B. Thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C. Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tổ chức.
Câu 11: Nội dung nào là ý nghĩa của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc
lần thứ nhất (5/1952)?
A. Bầu chọn được 7 anh hùng trên các mặt trận.
B. Khích lệ tinh thần thi đua yêu nước của nhân dân.
C. Lôi cuốn nhiều ngành, nhiều giới tham gia.
D. Thể hiện được tinh thần đoàn kết nhân dân.
Câu 12: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 – 1954) là:
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 13: Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
Câu 14: Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Đông Dương đối với Việt Nam là:
A. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.
B. mới giải phóng được miền Bắc.
C. chỉ giải phóng được miền Nam.
D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.
Câu 15: Hội nghị Giơnevơ được triệu tập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
A. Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
B. Xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng quân sự.
C. Quan hệ Xô – Mỹ đã chuyển sang đối thoại.
D. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Câu 16: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 – 1954) với mạng tháng Tám (1945) là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. khối đoàn kết toàn dân được phát huy cao độ và có tổ chức.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 17: Nhận định nào là đúng về Hiệp định Giơnevơ được kí ngày 21/7/1954?
A. Chứng tỏ nguyên tắc không nhân nhượng của Việt Nam trong đàm phán.
B. Thể hiện thắng lợi trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Thể hiện sự ngang tầm với các chiến thắng quân sự của nhân dân Việt Nam.
D. Đánh dấu một nấc thang đi lên trong tiến trình giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 18: Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh
(1975)
A. cuộc nổi dậy của quần chúng.
B. diễn ra sau chiến thắng ngoại giao.
C. những trận quyết chiến chiến lược.
D. có sự điều chỉnh về phương châm tác chiến.
Câu 19: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam 1945-1954 thắng lợi, đã
cổ vũ mạnh mẽ
A. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
B. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ Latinh.
C. phong trào vì hòa bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
D. phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 20: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã tác động như thế nào
đến tình hình miền Bắc nước ta?
A. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước.
C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương của miền Nam.
D. Miền Bắc hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 21: Ngày 8 - 5 - 1954, phái đoàn Chính phủ ta do Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào tham dự Hội nghị Giơnevơ với tư cách nào?
A. đại diện cho một dân tộc chiến thắng.
B. đại diện cho ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. đại diện cho các lực lượng yêu chuộng hòa bình.
D. đại diện cho các nước thuộc địa của thực dân Pháp
Câu 22: Trong quá trình xây dựng hậu phương kháng chiến (1946 - 1954), Đảng và
Chính phủ không thực hiện nhiệm vụ nào?
A. đem lại ruộng đất cho nông dân. B. thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
C. hoàn thành giải phóng dân tộc. D. tham gia tổ chức liên kết kinh tế
Câu 23: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước
Đông Dương.
B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước
Việt Nam, Lào, Campuchia.
C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước có
sự giám sát của tổ chức quốc tế.
D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc
lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời
Câu 24: Đại hội đại biểu của Đảng lần II (2/1951) được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”
vì đã đánh dấu
A. bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng.
B. sự hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng thông qua Luận cương chính trị mới.
C. sự phát triển của các cao trào cách mạng ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. sự đoàn kết của các nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
Câu 25: Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy:
Hậu phương của chiến tranh nhân dân
A. có ranh giới không gian rạch ròi với tiền tuyến và đối xứng với tiền tuyến.
B. bao gồm nhiều loại hình và địa bàn, không bao gồm vùng sau lưng địch.
C. là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực tổng hợp để kháng chiến lâu dài.
D. được tạo ra từ sức mạnh tổng hợp, trong đó quân sự là yếu tố tiền quyết.

You might also like