You are on page 1of 193

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH

HỘI THẢO KHOA HỌC


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

KHOA SINH HỌC


Khoa Sinh học có nhiệm vụ đào tạo những giáo viên có phẩm
chất và năng lực của nhà giáo để thực hiện tốt các hoạt động giáo
dục, giảng dạy Sinh học và học tập suốt đời. Khoa đã đào tạo
được trên 4.500 cử nhân sư phạm Sinh học và trên 200 học viên
cao học.

Với những nỗ lực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học,
tập thể Khoa đạt danh hiệu lao động tiên tiến liên tục trong nhiều
năm, vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tập thể lao động xuất sắc năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015;
nhiều giảng viên đạt danh hiệu thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ, là giảng
viên trẻ tiêu biểu cấp Trường và cấp Thành phố.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2017


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM BẬC
ĐẠI HỌC
Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm là mục tiêu quan trọng trong đào tạo giáo
viên của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM 1
Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thiện Phú

Bài thực hành Sinh học và việc hình thành năng lực của người học
12
Vũ Đình Luận

Xây dựng bộ tiêu bản giải phẫu lá cây ngập mặn phục vụ cho việc dạy và học về
đặc điểm thích nghi trong chuyên đề Hệ sinh thái rừng ngập mặn 21
Quách Văn Toàn Em, Huỳnh Thúy Phương

Góp phần rèn luyện năng lực thực hành thí nghiệm cho sinh viên Khoa Sinh học -
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 30
Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em

Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản giảm phân trên động vật cho sinh viên ngành Sư
phạm Sinh học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương 38
Nguyễn Bá Tư
PHẦN II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM BẬC
PHỔ THÔNG
Một số kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng thực hành cho đội tuyển học sinh giỏi
môn Sinh học Trường THPT An Mỹ tỉnh Bình Dương 43
Bùi Lan Anh
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành thuộc chương trình
Sinh học 11 53
Nguyễn Văn Định
Cải tiến quy trình thực hiện tiêu bản đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở hành tím
(Allium ascalonicum L.) 62
Lê Minh Đức, Đặng Thị Ngọc Thanh
Bồi dưỡng kĩ năng làm thí nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học ở THPT
69
Phan Thị Thu Hiền, Tống Xuân Tám
Hướng dẫn dạy thực hành Sinh lí người và động vật cho học sinh khối 11 ở THPT
77
Nguyễn Thị Thương Huyền, Võ Văn Thanh
Sử dụng vỏ chai nhựa, hộp giấy cũ trong thiết kế một số bài thực hành Sinh học 11
82
Lê Thị Trường Linh
Dạy học bài thực hành Sinh học ở trường phổ thông
86
Vũ Đình Luận
Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Sinh học qua xây dựng mô hình vườn
thực nghiệm Sinh học 91
Nguyễn Thị Lý, Trần Thanh Tây
Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học
101
Nguyễn Thị Phương Nam
Một số bài thực hành dạy cho đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học Trung học phổ
thông 104
Nguyễn Minh Tuyết Ngọc
Một số kinh nghiệm dạy tiết thực hành Sinh học 11 - Bài 33 - Xem phim về tập
tính của động vật 109
Nguyễn Huỳnh Như
Kinh nghiệm tổ chức một số bài thực hành thuộc chương trình Sinh học ở bậc phổ
thông trung học 111
Lê Pha
Đa dạng hóa các bài thực hành, thí nghiệm phần Vi sinh vật trong chương trình
Sinh học 10 - Ban cơ bản 123
Nguyễn Thiện Phú, Trần Thị Minh Định, Nguyễn Ngọc Phương
Góp phần nâng cao chất lượng dạy thực hành ở trường phổ thông trung học qua
bồi dưỡng viên chức phụ trách phòng thí nghiệm Sinh học 128
Nguyễn Ngọc Phương, Phạm Văn Ngọt
Tổ chức dạy các bài thí nghiệm thực hành Sinh học trung học phổ thông theo định
hướng tăng cường kĩ năng thí nghiệm cho người học 133
Lê Phan Quốc
Nâng cao kĩ năng giải phẫu, quan sát ếch đồng trong chương trình Sinh học 7
139
Tống Xuân Tám
Hướng dẫn thực hành thí nghiệm hiện tượng co và phản co nguyên sinh
156
Tống Xuân Tám, Trần Hoàng Đương
Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực thực hành thí nghiệm trong dạy học
Sinh học 161
Lê Thị Hồng Tím, Nguyễn Huỳnh Như
Kinh nghiệm về phương pháp nuôi, lai cá cảnh trong dạy và học bài 14: thực hành
lai giống, Sinh học 12 (cơ bản) 164
Đỗ Thành Trí
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hứng thú học môn Sinh học qua hoạt động ngoại
khóa 174
Nguyễn Minh Trung
Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm trong dạy
học Sinh học ở trường THPT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 180
Phạm Đình Văn, Lê Minh Đức
PHẦN I.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM BẬC ĐẠI HỌC
1

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM


LÀ MỤC TIÊU QUAN TRỌNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
CỦA KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thiện Phú
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đánh giá chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo của nước ta còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo
dục nghề nghiệp; hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và
giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Vì thế, một
trong những định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng ta
là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đối với Sinh học, là ngành khoa học thực nghiệm, vì thế, hầu hết các hiện tượng,
khái niệm, quy luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Thực hành thí
nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu
các hiện tượng sinh học. B.P. Exipốp có viết: “Không thể hình dung được việc giảng
dạy Sinh học trong nhà trường mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học
tập”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức tiến hành thí nghiệm cũng
như việc hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành trong dạy học Sinh học.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, khoa Sinh
học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM xác định mục tiêu là đào tạo những giáo viên
Sinh học có phẩm chất và năng lực của nhà giáo để thực hiện tốt các hoạt động giáo
dục, giảng dạy, nghiên cứu Sinh học và học tập suốt đời, nhằm cung cấp nguồn nhân
lực có trình độ cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy Sinh học ở các
tỉnh, thành phố phía Nam và cả nước; chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Sư phạm
Sinh học trình độ đại học (2017) về mặt chuyên môn, sinh viên phải có kĩ năng thực
hiện thí nghiệm, phân tích và giải thích kết quả thí nghiêm. Có thể xem mục tiêu và
chuẩn đầu ra là bản thiết kế, còn người dạy, người học là người đọc bản vẽ thiết kế và
thi công làm ra sản phẩm (Đinh Quang Báo, 2016). Để đảm bảo hình thành kĩ năng
thực hành, thí nghiệm cho sinh viên, Khoa Sinh học đã chú ý thiết kế chương trình đạo
tạo theo hướng đẩy mạnh thực hành, xây dựng phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu đào
tạo.
1. Số tiết thực hành cho các học phần thuộc chương trình đào tạo
Số tiết thực hành của các học phần trong chương trình đào tạo Sư phạm Sinh học
bậc đại học được thiết kế theo hướng: các học phần 3 hoặc 4 tín chỉ có thể có từ 8 - 10
bài thực hành (3 tiết/bài thực hành); các học phần 2 tín chỉ có thể thiết kế 2 - 3 bài thực
hành.
1.1. Các học phần bắt buộc
+ Sinh học tế bào: 3 tín chỉ (33 tiết lý thuyết (LT) + 24 tiết thực hành (TH))
+ Thực vật học 1: 3 tín chỉ (30 LT + 30 TH)
+ Thực vật học 2: 3 tín chỉ (30 LT + 30 TH)
2

+ Động vật học 1: 3 tín chỉ (30 LT + 30 TH)


+ Động vật học 2: 3 tín chỉ (30 LT + 30 TH)
+ Sinh hóa học: 4 tín chỉ (45 LT + 30 TH)
+ Giải phẫu học người: 3 tín chỉ (33 LT + 24 TH)
+ Vi sinh vật học: 3 tín chỉ (33 LT + 24 TH)
+ Sinh thái học: 3 tín chỉ (33 LT + 24 TH)
+ Sinh lí học thực vật: 4 tín chỉ (45 LT + 30 TH)
+ Sinh lí học người và động vật: 4 tín chỉ (48 LT + 24 TH)
+ Di truyền học: 4 tín chỉ (48 LT + 24 TH)
+ Thực tế thiên nhiên: 2 tín chỉ
1.2. Các học phần tự chọn
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn: 2 tín chỉ (24 LT + 12 TH)
+ Trồng trọt: 2 tín chỉ (26 LT + 10 TH)
+ Khoa học đất: 2 tín chỉ (27 LT + 6 TH)
+ Kĩ thuật di truyền: 2 tín chỉ (27 LT + 6 TH)
+ Tin Sinh học: 2 tín chỉ (15 LT + 30 TH)
2. Thiết kế bài thực hành trong chương trình đào tạo Sư phạm Sinh học gắn với
nội dung các bài thực hành Sinh học 10, 11 và 12
Các loại hình thực hành Sinh học ở trường THPT gồm: chiếu phim cho học sinh
xem; quan sát tiêu bản hiển vi, tiêu bản khô, mô hình, mẫu ngâm, mẫu vật sống; học
sinh tiến hành thí nghiệm; học sinh điều tra, khảo sát thực địa; học sinh đi thực tế thiên
nhiên có sự hướng dẫn của giáo viên.
Số lượng các bài thực hành của môn Sinh học ở trường THPT như sau:
- Sinh học lớp 10: Ban cơ bản có 5 bài, Ban nâng cao có 10 bài;
- Sinh học lớp 11: Ban cơ bản có 8 bài, Ban nâng cao có 8 bài;
- Sinh học lớp 12: Ban cơ bản có 3 bài, Ban nâng cao có 6 bài.
Để có thể dạy tốt các bài thực hành thuộc Sinh học lớp 10 ở nhà trường phổ
thông, sinh viên sư phạm Sinh học được trang bị về kiến thức và kĩ năng thực hành thí
nghiệm qua các học phần: Sinh học tế bào, Vi sinh vật học, Thực vật học, Động vật
học và Sinh hóc học,… Các học phần: Thực vật học, Động vật học, Sinh lí học thực
vật, Giải phẫu học người, Sinh lí học người và động vật, Trồng trọt,… góp phần hình
thành năng lực thực hành thí nghiệm cho việc giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Đối với
môn Sinh học lớp 12, sinh viên được trang bị những kiến thức và kĩ năng thực hành
qua các học phần: Sinh học tế bào, Di truyền học, Sinh thái học, Hệ sinh thái rừng
ngập mặn,…
3. Hình thành kĩ năng thực hành thí nghiệm cho sinh viên
Để có thể hình thành kĩ năng thực hiện thí nghiệm, phân tích và giải thích kết quả
thực hành, sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành theo chương trình đào tạo;
mỗi sinh viên tiến hành độc lập thí nghiệm, làm báo cáo theo yêu cầu của giảng viên.
Điểm thực hành chiếm tỉ lệ 15 - 25%; chuyên cần chiếm 10% tổng số điểm của học
3

phần. Lớp thực hành thường có 15 sinh viên. Điều này cho thấy thực hành thí nghiệm
góp phần quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên Sinh học.
Qua các bài thực hành, sinh viên nắm vững những vấn đề về an toàn phòng thí
nghiệm; sử dụng và bảo quản tốt các thiết bị máy móc, dụng cụ; biết cách pha chế một
số hóa chất cần cho các bài thực hành. Mặt khác, qua nghiên cứu khoa học và làm
khóa luận tốt nghiệp, sinh viên khoa Sư phạm Sinh học còn có thể nắm vững một số
phương pháp nghiên cứu, bố trí thí nghiệm, giải thích và bàn luận các vấn đề nghiên
cứu. Nói cách khác, sinh viên tốt nghiệp có các năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra,
trong đó có kĩ năng thực hành thí nghiệm và có thể dạy tốt các bài thực hành ở trường
THPT.
Một ví dụ minh họa về bài thực hành Một số quá trình lên men ở vi sinh vật (học
phần Vi sinh vật học) ở bậc đại học được thiết kế và giảng dạy đáp ứng yêu cầu nội
dung bài thực hành Lên men êtilic và lactic của chương trình Sinh học 10, ban cơ bản
(Phụ lục).
4. Phương pháp giảng dạy bài thực hành ở trường THPT
Các giảng viên của bộ môn Phương pháp dạy học có nhiệm vụ hướng dẫn sinh
viên nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy Sinh học, trong đó hướng dẫn sinh
viên dạy loại bài thực hành, thiết kế giáo án và tập giảng một bài thí nghiệm thực hành
thuộc Sinh học 10, 11 và 12. Tuy nhiên số tín chỉ dành cho các học phần Phương pháp
dạy học, đặc biệt hướng dẫn dạy một bài thực hành không nhiều, còn hạn chế.
5. Kết luận
Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ban Giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm TP.HCM, các phòng thí nghiệm của Khoa Sinh học (hiện có 6 phòng thí
nghiệm) được đầu tư, trang bị khá đầy đủ về các máy móc, dụng cụ, hóa chất và kinh
phí đảm bảo thực hiện tốt các bài thực hành thí nghiệm; cùng với sự nỗ lực của các
thầy cô, khoa Sinh học đã và đang đào tạo những giáo viên đáp ứng mục tiêu và chuẩn
đầu ra của chương trình đào tạo Sư phạm Sinh học bậc đại học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học, Nxb Giáo
dục.
2. Đinh Quang Báo (2016), Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ
thông - Nhũng vấn đề đặt ra và giải pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai số
02 - 2016.
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn
Ty (2006), Sinh học 10, Nxb Giáo dục.
4. B.P. Exipốp (chủ biên) (1957), Những cơ sở lý luận dạy học, tập I, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) (2013).
6. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (2017), Chương trình Giáo dục đại học,
ngành đào tạo Sư phạm Sinh học.
4

PHỤ LỤC
BÀI 24: THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC
A – Lên men êtilic
1. Mục tiêu
Đặt được thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men.
2. Chuẩn bị
Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm thí nghiệm (2 - 3 học sinh):
- 3 ống nghiệm (đường kính từ 1 - 1,5 cm, dài 15cm).
- Bánh men mới chế tạo được giã nhỏ và rây lấy bột mịn (2 - 3g) hoặc nấm men
thuần khiết.
- 20ml dung dịch đường kính (saccarôzơ) 10%.
- 20ml nước lã đun sôi để nguội.
3. Nội dung và cách tiến hành
- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh men hoặc nấm men thuần
khiết.
- Đổ nhẹ 10ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.
- Đổ nhẹ 10ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3.
- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 - 320C, quan sát hiện tượng xảy ra
trong các ống nghiệm.
4. Thu hoạch
- Hãy điền hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
Nấm men
Đường  CO2 + X + Năng lượng (ít)
- Điền các nhận xét vào bảng: có (+), không có ( – ).
Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3
Có bọt khí CO2 nổi lên
Có mùi rượu
Có mùi đường
Có mùi bánh men
- Từ bảng trên rút ra kết luận điều kiện lên men êtilic là gì?
Lưu ý chung: Học sinh cần đặt đúng thí nghiệm lên men rượu, giáo viên kiểm tra
các ống lên men rượu của học sinh, động viên các em làm đúng, sửa chữa những chỗ
sai.
B – Lên men lactic
1. Mục tiêu
Biết làm sữa chua, muối chua rau quả.
2. Chuẩn bị
Một hộp sữa chua Vinamilk, một hộp sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng
và ấm đun nước, cải sen, bắp cải, dao con, dung dịch NaCl, bình hoặc vại để muối dưa.
3. Nội dung và cách tiến hành
3.1. Làm sữa chua
5

Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 400C (áp tay còn ấm nóng), cho
một thìa sữa chua Vinamilk vào, rồi trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 400C
(có thể để vào các hộp xốp), đậy kín, sau 3 - 5 giờ sẽ thành sữa chua, muốn bảo quản
để vào tủ lạnh. Vi khuẩn lactic biến dịch sữa chua trên thành dịch chứa nhiều axit
lactic. Cazêin (prôtêin của sữa) trong điều kiện độ pH thấp sẽ kết tủa.
(?) Viết tên chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ làm sữa chua:
Vi khuẩn lactic
Glucôzơ  X + Năng lượng (ít)
(?) Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
(?) Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
3.2. Muối chua rau quả
Rửa sạch dưa chuột, rau cải (cải sen, bắp cải,…). Cắt rau thành các đoạn dài
khoảng 3cm. Dưa chuột để cả quả hoặc cắt dọc (có thể phơi ở chỗ râm mát cho héo).
Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl (5 - 6%), nén chặt, đậy kín, rồi để
ở nơi ấm 28 - 300C.
Lúc đầu vi khuẩn lactic và các loại vi khuẩn khác có trên bề mặt rau quả cùng
phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau quả khuếch tán ra môi trường do quá trình co
nguyên sinh, sau đó khi pH giảm, ức chế các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn lactic chiếm
ưu thế, rau quả chua ngon.
(?) Có người cho là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em
thế nào?
(?) Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
4. Thu hoạch
- Kiểm tra các sản phẩm sữa chua và rau quả chua, giải thích kết quả.
- Trả lời các câu hỏi nêu trong bài vào bài tường trình.
C – Dặn dò
- Hoàn thành bài tường trình.
- Chuẩn bị bài 25:
+ Đọc bài.
+ Trả lời những câu hỏi lệnh và câu hỏi cuối bài.
6

BÀI 8: THỰC HÀNH MỘT SỐ QUÁ TRÌNH LÊN MEN


VI SINH VẬT
1. Mục tiêu
 Về kiến thức: Sinh viên củng cố và hình thành mới các kiến thức sau:
- Mô tả quy trình công nghệ lên men các sản phẩm như: sữa chua, dưa cải chua,
tôm chua, kim chi, nước hoa quả lên men, cơm rượu, bánh mì,….
- Trình bày được cơ chế của quá trình lên men các sản phẩm trên.
- Trình bày được yêu cầu chất lượng các sản phẩm trên.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
 Về kĩ năng: Sinh viên có kĩ năng sau:
- Biết làm các sản phẩm
- Quan sát, đánh giá được sản phẩm (cảm quan)
- Thuyết trình
- Viết báo cáo, tổng hợp tài liệu
2. Chuẩn bị
- Giảng viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 15 sinh viên.
- Yêu cầu các nhóm bốc thăm chọn sản phẩm và tiến hành làm sản phẩm tại nhà.
- Bài thuyết trình về sản phẩm.
3. Tiến trình dạy

Hoạt động của giảng viên Hoạt động của sinh viên
- GV đặt câu hỏi: - SV trả lời câu hỏi
+ Lên men là gì?
+ Hãy kể một số quá trình lên men và sản
phẩm mà các em biết.
- GV chốt kiến thức
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày các sản - Mỗi nhóm lần lượt trình
phẩm đã chuẩn bị (tối đa 15 phút), lần lượt theo bày về sản phẩm của mình.
thứ tự: - Giải thích quá trình lên
1. Lên men lactic men
- Sữa chua - Các nhóm khác sau khi
- Dưa cải chua nghe trình bày sẽ đặt câu hỏi
- Tôm chua - Nhóm khác nhận xét,
- Kim chi đánh giá và cho điểm nhóm
thuyết trình.
2. Lên men êtilic
- Nước hoa quả lên men
- Cơm rượu
- Bánh mì
7

- Sau khi mỗi nhóm trình bày, GV có thể đặt - Nhóm trình bày lần lượt
các câu hỏi liên quan đến sản phẩm của nhóm. trả lời những câu hỏi do
Ví dụ: giảng viên và các nhóm khác
* Sản phẩm sữa chua: đặt ra
1. Tại sao hiện nay, người ta sử dụng cả sữa - Bằng việc trả lời hệ
tươi và sữa đặc để làm sữa chua? thống câu hỏi này, sinh viên
2. Chọn men cái như thế nào để rút ngắn được có thể rút ra được những
thời gian của quá trình lên men? điều cần lưu ý khi làm các
3. Hai tiêu chí hóa lý quan trọng của sữa sản phẩm.
nguyên liệu dùng để sản xuất sữa chua là
gì?
4. Mục đích của việc tăng hàm lượng chất khô
trong sữa nguyên liệu?
5. Sử dụng phương pháp ủ như thế nào để quá
trình lên men đạt hiệu quả cao? Điều gì sẽ
xảy ra nếu ủ quá thời gian quy định?
6. Chất lượng sữa yaourt được đánh giá thông
qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản nào?
7. Tại sao sau khi ủ xong, sữa chua phải được
cho vào bảo quản trong tủ lạnh?
* Sản phẩm dưa cải chua
1. Tại sao người ta thường sử dụng cải xậy để
muối dưa?
2. Nồng độ muối như thế nào là hợp lý để
muối dưa?
3. Tại sao dưa phải được phơi hơi héo trước
khi muối?
4. Làm thế nào để hạn chế hiện tượng dưa bị
khú?
5. Có phải dưa muối để càng lâu càng ngon
không?
6. Tại sao một số nơi khi muối dưa người ta
bổ sung thêm hành, tỏi?
* Sản phẩm cơm rượu
4. Tại sao phải bổ sung rượu trong lên men
rượu nếp than?
5. Các vi sinh vật tham gia chủ yếu trong lên
men cơm rượu?
6. Tại sao sau khi uống rượu người ta thường
có cảm giác bị đau đầu?
* Sản phẩm nước hoa quả lên men
1. Vì sao nước trái cây lên men có độ nhớt?
2. Giải thích hiện tượng bong bóng phình lên
8

trong bài thực hành?


3. Những loại trái cây nào được dùng làm
nước trái cây lên men?
4. Giải thích cơ chế của quá trình lên men
rượu trái cây?
5. Vi sinh vật tham gia trong lên men dịch trái
cây?
- Sau khi các nhóm trình bày và trả lời các - Các nhóm thử sản phẩm,
câu hỏi, GV nhận xét, chốt kiến thức, thử sản chấm điểm và tổng hợp
phẩm và chấm điểm. điểm.

4. Thu hoạch
Các nhóm nộp bài thuyết trình và phiếu chấm điểm cho giảng viên.

PHỤ LỤC 2
GIỜ HỌC THỰC HÀNH VÀ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
CỦA SINH VIÊN KHOA SINH HỌC
1. Thực hành Động vật học 2
9

2. Thực hành Thực vật học 2

3. Thực hành Sinh thái học


10

4. Thực hành Di truyền học

5. Thí nghiệm Sinh học


11
12

BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC


VÀ VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
Vũ Đình Luận
Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
Thực hành Sinh học là vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đó là mức độ cao của
quá trình nhận thức, do chính người học thực hiện. Tuy đã được đề cập đến nhiều
trong dạy học, song trong thực tiễn vì những lí do khách quan và chủ quan lại chưa
được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Bài viết muốn đề cập tổng quan đến công
tác thực hành Sinh học hiện nay cả về lí luận và thực tiễn để khuyến cáo việc cần thiết
phải tăng cường thực hành trong dạy học Sinh học.
1. Đặt vấn đề
Vận dụng được kiến thức vào thực tiễn là mức cao của quá trình nhận thức, kiến
thức nếu được vận dụng thì mới trở nên bền vững và sâu sắc với người học. Các bài
thực hành trong đó có bài thực hành Sinh học có ý nghĩa như vậy. Đây là hình thức
dạy học hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức tốt nhất, mà kĩ năng ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng nó bao gồm cả thao tác hành động và tri thức, nó được hiểu gần như
năng lực. Vì vậy, dạy học qua con đường thực hành là con đường thuận lợi cho hình
thành năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên, có thể thực hành theo lối bắt chước “y như cũ” như các bài thực hành
hiện nay học sinh thường làm ở trường phổ thông, sách viết - thầy dạy thế nào thì thực
hành y như vậy, mang tính minh họa kiến thức đã được học, còn thực hành ở mức cao
là sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn ở hoàn cảnh mới, môi trường mới, tình huống
mới là xu hướng rất đáng chú ý trong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học
sinh.
Như vậy, theo chúng tôi có nhiều loại bài thực hành trong dạy học Sinh học và
cần được chia các bài thực hành theo mục đích sư phạm: bài thực hành nghiên cứu nội
dung mới, hình thành kiến thức mới; bài thực hành củng cố hoàn thiện kiến thức và bài
thực hành dành cho kiểm tra đánh giá. Điều này được tác giả Trần Bá Hoành (2007) và
một số tác giả khác đã đề xuất [9], [11], [13].
2. Cơ sở lí luận của bài học thực hành Sinh học
2.1. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được xem là xuất phát điểm của học đi đôi với hành, là cơ
sở của lí luận nhận thức và chỉ đạo mọi hoạt động của con người và là cơ sở của việc
hình thành năng lực trong đào tạo. “Thực tiễn được xác định là những hoạt động vật
chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội” [3].
Con người quan hệ với thế giới tự nhiên xã hội không phải bắt đầu bằng lí luận
mà bằng thực tiễn. Trong hoạt động cải tạo thế giới con người được hình thành và phát
triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải
bộc lộ những thuộc tính, quy luật để con người nhận thức chúng, là cơ sở của lí luận
nhận thức và nghiên cứu khoa học. Ban đầu con người thu nhận được thông tin dưới
dạng những tài liệu cảm tính, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát
hoá, trừu tượng hoá,... để phản ánh bản chất, quy luật vận động của sự vật, hiện tượng
13

trong thế giới, từ đó xây dựng thành lí luận, khoa học [3]. Vì vậy, mọi kiến thức suy
cho cùng đều bắt đầu từ thực tiễn.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi
luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Nhờ đó,
con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá bí mật của thế giới, làm
phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới [3].
Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái
quát lí luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra
đời chính vì sự cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn,
kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lí luận, khoa học chỉ có ý nghĩa
thật sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, chính trong thực tiễn con người phải chứng
minh chân lí. Song nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng đó là tiêu chuẩn lôgíc.
Nhưng tiêu chuẩn này cũng không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, xét đến cùng
nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.
Tiêu chuẩn thực tiễn vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối, tính tuyệt đối vì
thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lí, thực tiễn ở mỗi giai đoạn
lịch sử có thể xác nhận được chân lí. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối
vì thực tiễn không đứng yên mà biến đổi và phát triển, thực tiễn là một quá trình và
được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn
thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành tuyệt đích cuối
cùng. Trong quá trình phát triên những tri thức đạt được trước đây và hiện nay phải
chịu sự kiểm nghiệm của thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều
chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn [3].
Quan điểm thực tiễn yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên
cơ sở thực tiễn và đi sâu vào thực tiễn. Do đó, dạy học bằng thực tiễn của công tác
thực hành Sinh học là một hướng đi tất yếu của dạy học hiện đại.
2.2. Dạy học hiện đại nhằm hình thành và phát triển năng lực
2.2.1. Khái niệm năng lực
Theo tác giả Trần Bá Hoành (2007) “Năng lực bộc lộ trong hoạt động và gắn
liền với một số kĩ năng tương ứng”. Năng lực người giáo viên là khả năng thực hiện
các hoạt động dạy học/giáo dục với chất lượng cao [9, tr. 186].
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2015), phạm trù năng lực thường được hiểu
theo những cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng:
- Năng lực (capacity/ability) hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc tiềm
năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất
định. Năng lực hiểu như thế này mới nói đến điều có thể làm được nhưng mang tính
chưa chắc chắn.
- Năng lực (competence) thường gọi là năng lực hành động, là khả năng thực
hiện hiệu quả một nhiệm vụ, một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất
định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động. Đây là dạng
năng lực mà chúng ta quan tâm hiện nay, không chỉ là có thể mà là làm được, thực
14

hiện được.
Như vậy: “Năng lực là khả năng ứng phó thành công hay năng lực thực hiện
hiệu quả một loại lĩnh vực hoạt động nào đó trên cơ sở hiểu biết (tri thức), biết cách
lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng/kĩ xảo,... để hành động phù
hợp với những mục tiêu và điều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi.”
Người có năng lực về một loại lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủ các dấu hiệu
cơ bản sau:
+ Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống chuyên sâu về loại lĩnh vực hoạt động đó.
+ Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích
(bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức, phương pháp thực hiện hành động, lựa
chọn được các giải pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích).
+ Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt hiệu quả trong những điều kiện mới,
không quen thuộc [8, tr. 106-108].
2.2.2. Khái niệm kĩ năng
- Kĩ năng hiểu theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận
dụng tri thức/kinh nghiệm thực hiện một hoạt động nào đó trong những môi trường
quen thuộc. Hiểu theo cách này, kĩ năng có được là do kinh nghiệm, thực hành, làm
nhiều thành quen, mà thiếu những hiểu biết/thiếu những tri thức,... không giúp cá nhân
thích ứng khi hoàn cảnh điều kiện thay đổi [5].
- Kĩ xảo là những hành động đã trở nên tự động hoá nhờ luyện tập.
- Kĩ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết,, giúp
cá nhân thích ứng khi hoàn cảnh điều kiện thay đổi, cách hiểu kĩ năng giống như là
năng lực. Ví dụ, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO) định nghĩa: “Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. Kĩ năng sống là những cách hành
xử giúp mỗi cá nhân thực hiện quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc.
2.2.3 Kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là cần thiết để hình thành năng lực
Kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực
hoạt động nào đó. Chẳng hạn, không thể có năng lực Sinh học nếu không có kiến thức
Sinh học; không được luyện tập kĩ năng thực hành áp dụng những kiến thức Sinh học
để tiến hành các thí nghiệm thực hành để hình thành tư duy thực nghiệm quy nạp.
Nhưng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chỉ là một số yếu tố quan trọng trong tổ hợp nhiều
yếu tố tạo nên năng lực Sinh học (yếu tố cần nhưng chưa đủ). Một cá nhân có thể có
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong Sinh học nhưng chưa chắc năng lực Sinh học được
hình thành, nếu như ở người đó không có tư duy thực nghiệm quy nạp chắc chắn và
sáng tạo [5], [6], [8], [10].
Từ những cách hiểu trên đây, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa mang tính
công cụ về năng lực:
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2015): Năng lực là khả năng làm chủ những
hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào
thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.
Năng lực là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm
chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,... mà cả niềm tin, giá trị trách nhiệm xã
hội, thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay
15

đổi. Mỗi trình độ kiến thức, kĩ năng hình thành một mức năng lực cụ thể [8, tr. 107-
108].
Năng lực đó cho phép tiếp thu những kiến thức, kĩ năng cao hơn, hình thành thái
độ mới và trên cơ sở đó lại hình thành một năng lực cao hơn theo một đường xoáy
trôn ốc.
Kiến thức + Kĩ năng + Thái độ
-------------------------------------- = Năng lực
Hoàn cảnh cụ thể
Từ những cơ sở này chúng ta có thể kết luận, công tác thực hành thí nghiệm
trong bộ môn Sinh học là cơ sở để hình thành năng lực Sinh học cho người học.
Không thể tưởng tượng nổi, nếu một người được gọi là có năng lực về Sinh học mà
không biết các thao tác thực hành Sinh học: như quan sát, tiến hành thực nghiệm Sinh
học,...
3. Tổ chức dạy thực hành Sinh học để hình thành năng lực cho học sinh
3.1. Thực trạng dạy thực hành Sinh học ở trường phổ thông hiện nay
Mặc dù các bài thực hành trong chương trình Sinh học ở phổ thông của nước ta
còn ít so với chương trình cuả một số nước tiên tiến [1], [2], [7], [12]. Song do kinh
phí eo hẹp, khả năng dạy thực hành của giáo viên còn hạn chế, việc thực hành ở mọi
cấp học kể cả ở các trường đào tạo giáo viên Sinh học cũng chưa được chú ý đúng
mức. Nên ở nhiều trường các bài thực hành chưa được thực hiện như mong muốn [1].
Do đó, cần có sự quan tâm đặc biệt cho công tác thực hành để nâng cao năng lực và
trình độ thực cho cả giáo viên và học sinh trong xu thế hòa nhập thế giới. Trong điều
kiện trang thiết bị, kinh phí thực hành và kiến thức, kĩ năng về công tác thực hành của
đội ngũ giáo viên còn hạn chế. Có thể nói, đại đa số giáo viên Sinh học phổ thông
thường giỏi lí thuyết hơn thực hành.
3.2. Bài thực hành trong dạy học Sinh học
3.2.1. Bài thực hành trong dạy học bài mới
Điều quan trọng nhất đối với bài thực hành là rèn cho học sinh tìm hiểu mối quan
hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa hiện tượng với bản chất, giữa nguyên nhân và kết
quả,… Vì vậy, việc tìm hiểu và đặt ra giả thuyết khoa học khi làm thí nghiệm có tác
dụng rèn khả năng tư duy rất cao cho học sinh, những loại bài thực hành này có thể
tiến hành trong dạy học bài mới. Ví dụ, khi tiến hành thí nghiệm bài Quang hợp ở lớp
6, cần đặt cho học sinh những câu hỏi (vấn đề) sau:
- Ôxi thoát ra chứng tỏ hiện tượng gì đã xảy ra?
- Lượng ôxi thoát ra có tương quan với cường độ quang hợp hay không? Vì sao?
- Cùng một khối lượng lá thì loại lá già, bánh tẻ, lá non quang hợp như thế nào
khi có cùng điều kiện bên ngoài?
- Cùng một diện tích lá, tuổi lá thì lá dày hay lá mỏng có cường độ quang hợp
cao hơn?
- Các loại lá của các cây khác nhau có mức ôxi thoát ra như thế nào?
Như vậy, bài thực hành giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển khái niệm.
Nên khi tiến hành bài thực hành cần quan tâm đến khái niệm và quy luật liên quan, có
thể nói chỉ có quan sát và thực nghiệm thực tiễn các khái niệm và quy luật Sinh học
16

được lĩnh hội mới chính xác, vì thực tiễn là thước đo của chân lí, mà việc chính xác
hóa khái niệm là điều cần nhất cho tư duy.
Bài thực hành có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh vì có sự tham
gia của nhiều giác quan. Việc đề xuất thí nghiệm và giả định kết quả đạt được là mối
quan tâm lớn hiện nay. Làm thí nghiệm trong tưởng tượng, giả định kết quả trong
tưởng tượng cũng là một hướng đi đầy sáng tạo trong dạy học. Như vậy, xác định
trọng số cho bài thực hành cần quan tâm nhiều đến việc giải thích kết quả thí nghiệm.
Bài thực hành có ưu thế rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn cũng như ứng dụng
vào đời sống. Nguyên lí học đi đôi với hành thực hiện tốt nhất qua bài thực hành, qua
đó đáp ứng được yêu cầu giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Qua việc tiến hành bài thực hành
cũng rèn cho học sinh thói quen ngăn nắp, khoa học. Ví dụ: việc trình bày tiêu bản mổ
động vật của học sinh cũng thể hiện rõ khả năng thẩm mĩ và óc sáng tạo. Do đó, trọng
số của bài thực hành cũng cần lưu ý đến vấn đề này.
Bài thực hành có điều kiện thuận lợi tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ
môn. Những câu hỏi thể hiện của hứng thú học tập cũng rất cần được lưu ý khi xây
dựng bảng trọng số. Ví dụ: thực hành Bài 44. Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu
tạo) của tuỷ sống (Sinh học 8), là một bài mang tính chất nghiên cứu tìm tòi có khả
năng tạo hứng thú cho học sinh qua kết quả thí nghiệm, thảo luận và dự đoán kết quả
thí nghiệm [11].
Những bài thực hành đưa đến kiến thức mới nên được sử dụng trong dạy học bài
mới, số bài thực hành này không nhiều.
3.2.2. Bài thực hành trong củng cố và ôn tập
Thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lí, nên việc đánh giá kiến thức qua các
bài thực hành rất quan trọng. Kĩ thuật đánh giá bài thực hành tức là đánh giá hành vi
học tập của người học được xem xét qua các hành vi cụ thể, người học thể hiện các kĩ
năng bằng hành động thực tế, qua việc làm thể hiện sự hiểu biết, qua hiểu biết thể hiện
ra các thao tác làm (kĩ năng thực hành). Bởi vì ứng dụng tri thức trong thực tế là cái
đích đến của bộ môn Sinh học cũng như là các khoa học khác [10].
Năng lực thực hành cũng như năng lực nhận thức được xem xét khi xác định
trọng số, xem năng lực nào là quan trọng khi dạy học chủ đề, năng lực nào cần phát
triển cao hơn, thời gian cần thiết để hình thành và phát triển năng lực thực hành.
3.2.3. Các loại bài thực hành trong dạy học Sinh học và những phương pháp
đánh giá
Căn cứ vào các loại kiến thức trong bộ môn Sinh học các bài thực hành có thể
chia thành các loại như sau [10]:
3.2.3.1. Bài thực hành kiến thức hình thái học
Kiến thức hình thái học bao gồm những khái niệm về các sự kiện, hiện tượng bên
ngoài của cơ thể sinh vật như: hình dạng, màu sắc, đặc điểm cấu tạo, vị trí sắp xếp và
cách sắp xếp của cơ quan trng cơ thể,...
Ví dụ: Ở thực vật là hình dạng màu sắc của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, sự sắp xếp
của lá trên thân, sự sắp xếp các bộ phận của một hoa,... Ở động vật là những hiểu biết
về hình dạng, kiểu đối xứng, màu sắc của cơ thể và cơ quan trong mối quan hệ với môi
trường sống.
17

Việc đánh giá kiến thức của học sinh qua bài thực hành hình thái thể hiện ở khả
năng phân tích các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo ngoài của các cơ quan, bộ phận của
sinh vật có liên quan mật thiết với chức năng và mối quan hệ thống nhất của cơ thể với
môi trường, ở mức độ và trình độ cao hơn còn phải phân tích kết quả của quá trình lịch
sử tiến hoá lâu dài.
Bài thực hành về hình thái học cũng phải được dùng để đánh giá kĩ năng tìm tòi
quan sát, nhận biết, kĩ năng mổ, cắt tiêu bản và cách thức sử dụng các phương tiện
quan sát, trình tự quan sát, kết hợp quan sát với phân tích, đối chiếu, phân tích tổng
hợp kiến thức của học sinh.
3.2.3.2. Bài thực hành kiến thức giải phẫu học
Kiến thức giải phẫu học bao gồm những kiến thức về vị trí, cấu tạo và chức năng
của các bộ phận, các cơ quan bên trong cơ thể sinh vật. Đây là loại kiến thức khó và
phức tạp bởi vì ngoài sự quan sát bằng mắt thường còn phải quan sát bằng các dụng cụ
quang học như kính lúp, kính hiển vi.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài thực hành giải phẫu học, cần đánh
giá ở cả hai mặt: kiến thức và kĩ năng thực hành. Về kĩ năng thực hành, giải phẫu bao
gồm: kĩ năng sử dụng các dụng cụ, kĩ thuật mổ động vật, kĩ năng làm tiêu bản thực
vật, kĩ năng quan sát, so sánh,... Về kiến thức, đánh giá qua việc học sinh xác định
được vị trí, mô tả được đặc điểm cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giải
thích được mối liên quan giữa cấu tạo với chức năng, chức phận. Ngoài ra, còn có thể
đánh giá kết quả bài thực hành của học sinh qua việc vẽ sơ đồ cấu tạo, khả năng đối
chiếu giữa hình vẽ, sơ đồ với mẫu vật thật,...
Đánh giá kĩ năng quan sát bằng mắt, quan sát với kính hiển vi, kĩ năng vẽ hình,
vẽ sơ đồ cấu tạo, khả năng đối chiếu giữa hình vẽ, sơ đồ với mẫu vật thật.
3.2.3.3. Bài thực hành kiến thức sinh lí học
Kiến thức sinh lí học bao gồm các kiến thức về hoạt động sống của sinh vật, thực
chất là quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường. Đây là
những khái niệm có tính trừu tượng cao, thể hiện mối quan hệ thống nhất giữa giữa
cấu tạo và chức năng, giữa hoạt động sống với môi trường.
Đánh giá bài thực hành về kiến thức phải đánh giá được các kĩ năng: phán
đoán/dự đoán, lập kế hoạch kiểm tra các phán đoán/dự đoán, khả năng tổ chức thí
nghiệm, quan sát, so sánh kết quả thí nghiệm với đối chứng, ghi chép kết quả và theo
dõi thí nghiệm,...
3.2.3.4. Bài thực hành kiến thức phân loại học
Kiến thức phân loại học bao gồm các khái niệm về đơn vị phân loại và những đặc
điểm về cấu tạo, cấu trúc, dinh dưỡng, sinh sản,... là tiêu chuẩn phân loại.
Khi đánh giá kiến thức bài thực hành phân loại, ngoài các đánh giá về khả năng
nhận biết, phân loại trên mẫu vật cụ thể cũng cần phải yêu cầu học sinh sơ đồ hoá để
thấy được sự khác biệt giữa các ngành, lớp, bộ, họ, loài khi cần thiết và sự giống nhau
của các đơn vị phân loại dưới là cơ sở tạo nên các đơn vị trên. Việc so sánh các đơn vị
phân loại cũng là cơ sở để hình thành các kiến thức về tiến hoá.
3.2.3.5. Bài thực hành kiến thức sinh thái học
Kiến thức sinh thái học là những kiến thức về vai trò của những nhân tố môi
trường ngoài bao gồm các nhân tố vô cơ (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, không
18

khí,...), nhân tố hữu cơ và nhân tố con người tác động đến sinh vật và những đặc điểm
thích nghi của sinh vật với môi trường.
Kiến thức sinh thái học gắn liền với những kiến thức về giải phẫu, sinh lí và hình
thái,... Vì vậy, thực hành các kiến thức về sinh thái là tìm hiểu ảnh hưởng của môi
trường đến các đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lí của sinh vật hoặc so sánh giữa
các nhóm sinh vật (các quần thể sinh vật) cùng loài ở môi trường khác nhau, chú
thường có những đặc điểm tương ứng thích nghi với môi trường sống. Các thí nghiệm
đó thường mất nhiều thời gian nên đòi hỏi học sinh phải thật kiên trì và biết cách theo
dõi, ghi chép kết quả thí nghiệm.
Tuy nhiên, những kiến thức về thực hành sinh thái cũng có thể tiến hành thực
hành trong những điều kiện khống chế được. Ví dụ như điều kiện cần cho hạt nảy
mầm, ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sự quang hợp. Những thí nghiệm này
giáo viên phải giao cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành làm ở nhà, ở vườn
trường hoặc góc sinh giới.
Các bài thực hành về kiến thức sinh thái động vật có thể tiến hành được trong
phòng thí nghiệm hoặc ở nhà. Ví dụ, bài thực hành về ảnh hưởng của nhiệt độ với
vòng đời của sâu bệnh, đòi hỏi học sinh phải xác định được ngưỡng nhiệt phát triển
của loại sâu thí nghiệm, tổng nhiệt độ hữu hiệu,... bằng cách ghi chép nhiệt độ ở các
thời điểm khác nhau trong phòng. Từ đó, học sinh xác định các thời điểm chuyển pha
của côn trùng: trứng, sâu, nhộng và bướm và tính được vòng đời của sâu để tiến hành
phòng trừ một cách có cơ sở khoa học và hiệu quả.
Kiểm tra, đánh giá bài thực hành sinh thái bằng cách cho học sinh trình bày cách
bố trí thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm. Khi đánh giá, cho điểm giáo viên hỏi
thêm những vấn đề còn nghi ngờ. Nếu cần kiểm tra lại về cách bố trí thí nghiệm, kiểm
tra các vở ghi theo dõi thí nghiệm của học sinh để từ đó rút ra kết quả,... thì cho điểm
mới chính xác được.
3.2.3.6. Bài thực hành kiến thức di truyền học và chọn giống
Bài thực hành di truyền học và chọn giống chủ yếu là:
Làm các tiêu bản ép để quan sát nhiễm sắc thể, tế bào,...
Làm mô hình trên cơ sở các thông số lí thuyết của ADN và ARN,...
Tiến hành các thí nghiệm lai để nghiên cứu các quy luật di truyền và các phương
pháp chọn giống.
* Bài xây dựng và quan sát các mô hình ADN và ARN
Bài xây dựng các mô hình ADN và ARN chủ yếu dành cho sinh viên đại học và
cao đẳng sư phạm, việc xây dựng các mô hình theo yêu cầu lí thuyết có vật liệu riêng.
Ở trường phổ thông chủ yếu học sinh quan sát các mô hình sẵn có, được các công ty
sản xuất thiết bị dạy học làm sẳn. Việc quan sát các mô hình này theo yêu cầu của giáo
viên và giáo viên yêu cầu học sinh sau khi quan sát phải phát biểu những đặc trưng cơ
bản về các tương quan của cấu trúc như: vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtit, đường
kính vòng xoắn và số cặp nuclêôtit trong mỗi vòng xoắn, sự liên kết của các nuclêôtit
giữa hai mạch của mô hình ADN.
Các mô hình ARN có đặc thù riêng, hiện còn chưa có mô hình ARN ở các trường
phổ thông, trong điều kiện hiện nay có thể giáo viên xây dựng mô hình ARN để học
sinh dễ tưởng tượng hơn nhất là mô hình về ARN vận chuyển.
19

Đánh giá bài quan sát mô hình là đánh giá kĩ năng quan sát và phân tích được mô
hình, kĩ năng lắp ráp mô hình trên cơ sở đó mà củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử
của tính di truyền.
* Bài quan sát nhiễm sắc thể và tế bào
Tiêu bản ép rất thông dụng trong nghiên cứu di truyền tế bào. Chất cố định tiêu
bản thường dùng là carnoy, cồn êtylic. Để dễ dàng quan sát nhiễm sắc thể đối với các
đối tượng khác nhau, người ta còn dùng cônsixin 0,01 - 0,05% để rút ngắn nhiễm sắc
thể cho dễ quan sát.
Muốn quan sát được nhiễm sắc thể trong tế bào người ta còn phải làm mủn mô,
hoá chất thường dùng để làm mủn là axit axêtic 45%, axit propionic 40 - 45%, axit
clohidric 1N,... Khi làm mủn thành công tức là các tế bào được tách rời nhau, chuẩn bị
cho khâu kế tiếp là nhuộm tiêu bản tế bào.
Nhuộm tế bào nhằm mục đích là để làm rõ hình ảnh nhiễm sắc thể theo một quy
trình nhất định. Đối với tiêu bản là mô thực vật thì thuốc nhuộm là axetocarmin,
axetoorcein, axetolacmoit, xanh metilen, với tiêu bản động vật là dung dịch Giêm sa.
Quan sát được nhiễm sắc thể là một công việc khó khăn, đòi hỏi kính hiển vi phải
có độ phóng đại cỡ trên 500 lần và phải có thao tác hợp lí. Giáo viên phải có kinh
nghiệm và đã từng quan sát nhiễm sắc thể nhiều lần mới hướng dẫn học sinh quan sát
chính xác và không nhầm lẫn.
Đánh giá bài quan sát nhiễm sắc thể với học sinh bằng tiêu bản thật là công việc
mới mẻ và khó khăn. Thông thường, hiện nay giáo viên chỉ cho học sinh quan sát
nhiễm sắc thể bằng ảnh chụp, hiện đại hơn là qua các ảnh được xử lí bằng máy vi tính.
Việc đánh giá học sinh khi quan sát nhiễm sắc thể và tế bào không nên chỉ chú ý đánh
giá về kĩ thuật quan sát, mà chủ yếu là kĩ năng phân tích các hình ảnh quan sát được
gắn với kiến thức lí thuyết đã học.

* Bài quan sát thường biến và đột biến


Bài quan sát thường biến và đột biến dựa trên các mẫu vật thật, các tiêu bản hiển
vi và hình ảnh, tranh vẽ,...
Đánh giá bài quan sát thường biến và đột biến là đánh giá khả năng nhận biết,
phân tích các thông tin thu lượm được từ quan sát việc đánh giá cho điểm cũng giống
bài quan sát khác như bài quan sát về kiến thức giải phẫn hình thái.
* Bài thí nghiệm lai
Thí nghiệm lai là các thí nghiệm trường diễn, đối với học sinh phổ thông việc
tiến hành và đánh giá các thí nghiệm lai hầu như chưa có ở nước ta. Học sinh tiến hành
các thí nghiệm lai dưới dạng các bài ngoại khoá. Vì vậy, việc đánh giá chủ yếu qua các
báo cáo nhỏ của học sinh.
Đánh giá đúng và cho điểm chính xác các loại bài kiểm tra trong dạy học Sinh
học là một công việc khó khăn, không dễ hình thành ngay được trong một thời gian
ngắn. Nhiều năm qua, việc trang bị kiến thức về khoa học kiểm tra đánh giá còn ít
được chú ý. Nên kiến thức và kĩ năng kiểm tra đánh giá của từng giáo viên rất khác
nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng người.
20

4. Kết luận
Bài thực hành Sinh học là hình thức quan trọng để hình thành và phát triển kiến
thức Sinh học, đặc biệt là phát triển tư duy “thực nghiệm quy nạp” cho người học, lối
tư duy này rất quan trọng trong các khoa học thực nghiệm trong đó có Sinh học. Hiện
nay, xu hướng quan trọng trong dạy học các khoa học thực nghiệm là tăng cường công
tác thí nghiệm thực hành, ngành giáo dục nước ta cũng đi theo xu hướng đó. Tuy
nhiên, trong thực tiễn việc thực hiện các bài thực hành trong dạy học Sinh học gặp
nhiều trở ngại: kinh phí tốn kém, lớp học phải chia nhỏ, giáo viên ngại làm thực hành,
trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của các trường còn nghèo và chưa đồng bộ,… Vì lí do
đó,các bài thực hành không được tiến hành nghiêm túc. Sự hiểu biết về tầm quan trọng
của các bài thực hành đối với các khoa học thực nghiệm trong đó có Sinh học cũng là
một trở ngại. Rất cần thiết phải có một sự thay đổi lớn và đồng bộ mới có thể nâng cao
được chất lượng của các bài thực hành Sinh học trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển Giáo dục Trung học (2014), Tài
liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, môn Sinh học cấp trung học phổ thông.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển Giáo dục Trung học (2011), Tài
liệu thí nghiệm thực hành trường trung học phổ thông, Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Hội đồng Trung ương Chỉ đạo Biên soạn Giáo trình Quốc gia các Bộ môn Khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Mạng các Trường Đại học Đông Nam Á
(AUN) (2013), Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng cấp chương trình theo tiêu
chuẩn AUN-QA, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
5. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Thị
Lan Hương, Vũ Thị Sơn (2016), Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu
giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Campbell, Reece (2008), Sinh học, bản dịch của Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm
2011.
8. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2015), Kiểm tra đánh giá trong
giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương về phương pháp dạy học
Sinh học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Nhâm, Vũ Đình Luận (2016), Giáo trình phương pháp kiểm tra
đánh giá trong dạy học Sinh học, Nxb Đại học Vinh.
11. Nguyễn Quang Vinh (2005), Thí nghiệm thực hành Sinh học 8, Nxb Giáo dục.
12. Richard Alan, Tracey Greenwood (1999), Year 12 Biology, Student Resource and
Activity Manual, Biozon Leaning Media Ltd.
13. Пономазева И.Н. и дpyгиe (2003), Обшая методика преподавания биологий,
Издательство Асадема, Москва.
21

XÂY DỰNG BỘ TIÊU BẢN GIẢI PHẪU LÁ CÂY NGẬP MẶN
PHỤC VỤ CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
TRONG CHUYÊN ĐỀ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
Quách Văn Toàn Em
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Huỳnh Thị Thúy Phương
Trường THPT Bưng Riềng, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

TÓM TẮT
Nghiên cứu giải phẫu so sánh của lá các loài cây ngập mặn trong chuyên đề Hệ
sinh thái Rừng ngập mặn sẽ giúp hiểu rõ hơn những đặc tính thích nghi của chúng với
môi trường hết sức khó khăn là ngập mặn, thiếu không khí và đất không ổn định. Tuy
nhiên, trong điều kiện học và thực hành, sinh viên vẫn còn một số hạn chế cho nên
việc Xây dựng bộ tiêu bản giải phẫu lá cây ngập mặn sẽ giúp cho việc dạy và học nội
dung lý thuyết và thực hành về “Cấu tạo giải phẫu thích nghi của lá cây ngập mặn”
được thuận lợi hơn.
1. Mở đầu
Rừng ngập mặn (mangroves, RNM) là một hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi
trường biển và đất liền, chiếm một phần đáng kể trong các kiểu rừng ngập nước và
thường tồn tại ở vùng nhiệt đới. Quần xã rừng ngập mặn bao gồm nhiều chi và họ thực
vật đa số không có quan hệ họ hàng, nhưng có những nét chung về các đặc tính thích
nghi hình thái, sinh lý và sinh sản phù hợp với môi trường hết sức khó khăn là ngập
mặn, thiếu không khí và đất không ổn định. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giải phẫu so
sánh của các loài cây ngập mặn trong chuyên đề Hệ sinh thái RNM sẽ giúp hiểu rõ
những hơn đặc tính thích nghi của chúng với môi trường. Do đó, trong Học phần Hệ
sinh thái RNM có nội dung lý thuyết và thực hành về Cấu tạo giải phẫu thích nghi của
lá cây rừng ngập mặn và chia thành 4 nhóm lá: nhóm lá cây có tuyến tiết muối, nhóm
lá cây có hạ bì phát triển, nhóm lá cây có lục mô giậu phát triển và nhóm lá cây có mô
nước phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện học và thực hành, sinh viên vẫn còn một số
hạn chế về kỹ năng cũng như điều kiện thực hành và thời gian hạn hẹp nên khó có thể
thực hiện đầy đủ các mẫu ở mỗi nhóm lá. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:
“Xây dựng bộ tiêu bản giải phẫu lá cây ngập mặn phục vụ cho việc dạy và học về đặc
điểm thích nghi trong chuyên đề hệ sinh thái rừng ngập mặn”.
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Khảo sát trên 20 loài (thuộc 10 họ) cây ngập mặn chính thức trong tổng số 36
loài cây ngập mặn chính thức ở RNM Cần Giờ.
- Nghiên cứu thực địa các loài cây ngập mặn (CNM) ở Khu Dự trữ Sinh quyển
RNM Cần Giờ ở 3 khu vực, khu vực 1: An Nghĩa - Tam Thôn Hiệp; khu vực 2: Long
Hòa; khu vực 3: Lâm Viên Cần Giờ).
- Nghiên cứu giải phẫu thích nghi tại Phòng Thí nghiệm Di truyền - Thực vật,
trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
22

- Khảo sát thực địa và thu mẫu: Xác định một số chỉ tiêu môi trường ở khu vực
thu mẫu như: pH, độ mặn, ánh sáng, điều kiện thể nền.
- Xây dựng bộ tiêu bản cố định về giải phẫu lá một số loài CNM ở Cần Giờ: 10
tiêu bản x 20 loài = 200 tiêu bản.
- Xây dựng sổ tay về hình ảnh của một số loài CNM ở Cần Giờ: Hình ảnh chụp
cấu tạo giải phẫu lá của các tiêu bản.
- Phân tích đặc điểm thích nghi của cấu tạo giải phẫu lá ở các loài CNM nghiên
cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Xác định một số chỉ tiêu môi trường ở khu vực thu mẫu bằng các thiết bị
đo chuyên dụng
Đo một số yếu tố về môi trường sống của CNM như độ mặn của nước (S‰), pH,
nhiệt độ (T0C) và độ dẫn điện (EC) của nước tại 3 khu vực thu mẫu ở RNM Cần Giờ.
2.3.2. Thu mẫu và bảo quản mẫu
Dùng kéo cắt các mẫu lá ở vị trí cặp 2-3 tính từ ngọn xuống (lá bánh tẻ) và đoạn
thân tương ứng (thân non). Các mẫu tươi của lá cây được ngâm cố định trong focmon
5% và được ghi nhãn đầy đủ các thông tin như: tên loài, ngày thu mẫu, vị trí thu mẫu,
loại mẫu, người thu mẫu.
2.3.3. Phương pháp làm tiêu bản giải phẫu cố định
a. Cắt mẫu: Mẫu thực vật được cắt bằng dao lam cầm tay.
b. Nhuộm mẫu: Vi phẫu sau khi cắt được nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép theo
Trần Công Khánh (T.C. Khánh, 1981): Ngâm mẫu trong nước Javen trong 15 - 30
phút; Rửa sạch mẫu bằng nước thường để loại Javen; Ngâm mẫu với axit axetic trong
5 phút để loại hết Javen còn lại; Rửa sạch mẫu bằng nước thường để loại axit axetic;
Nhuộm đỏ bằng dung dịch cacmin - phèn trong 30 phút; Rửa sạch mẫu bằng trong
nước thường; Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh metylen 3% trong 30 giây; Rửa sạch
bằng nước thường rồi quan sát trong một giọt nước glixerin.
c. Cố định mẫu:
- Loại nước trong mẫu: Vi phẫu cần phải loại bỏ nước trước khi đưa vào môi
trường cố định. Cách làm như sau: Ngâm vi phẫu trong cồn 150, 300, 450, 600, 750, 900,
cồn tuyệt đối (mỗi lần ngâm trong 5 - 15 phút tùy theo độ dày của vi phẫu). Sau đó,
cho vi phẫu vào trong xylem nguyên chất 2 lần, mỗi lần 5 - 15 phút.
- Dán mẫu bằng bơm Canada: Nhỏ lên phiến kính có dán nhãn 1 giọt bơm
Canada (đã được pha loãng trong xylem). Đặt vi phẫu đã loại nước (sau khi được quan
sát, chọn dưới kính hiển vi soi nổi) vào giữa giọt bơm Canada đó rồi đậy lá kính lên.
Sau đó đem các tiêu bản vừa cố định để ở chổ thoáng gió trong 3 - 4 tuần, để xylem
bay hơi, đến khi bơm Canada khô cứng lại.
23

Hình 1. Sử dụng kính lúp để lựa chọn mẫu đẹp cho lên lam cố định
2.3.4. Quan sát tiêu bản giải phẫu
- Dụng cụ để làm tiêu bản hiển vi gồm có lá kính (lamen) và phiến kính (lam) đã
được làm sạch và lau khô. Nhỏ vào giữa phiến kính một giọt chất lỏng dùng làm môi
trường để quan sát (glixerin). Dùng kim mũi mác đặt mẫu cần quan sát vào giọt chất
lỏng rồi đậy lá kính lại.
- Khi đậy cần chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính bằng cách đặt nghiên một
cạnh lá kính tì vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh giọt chất lỏng. Dùng kim nhọn hay
kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ lá kính xuống.
- Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi ở bội giác: x4, x10, x40.
2.3.5. Phương pháp chụp ảnh vi phẫu
Mẫu được chụp hệ thống kính hiển vi kết nối với camera kĩ thuật số Olympus ở
các độ bội giác quan sát: x4, x10, x40 và x100.
3. Kết quả và biện luận
3.1. Một số chỉ tiêu môi trường ở khu vực thu mẫu
Qua quá trình nghiên cứu thực địa thu mẫu, chúng tôi tiến hành đo một số yếu tố
về môi trường sống của CNM như độ mặn của nước (S‰), pH, nhiệt độ (T 0C) và độ
dẫn điện (EC) của nước ở 3 khu vực thu mẫu ở RNM Cần Giờ.
Bảng 1. Độ mặn, pH, nhiệt độ, độ dẫn điện của 3 khu vực thu mẫu
S EC
Vị trí Mẫu thu pH T0C
(‰) (mS/cm)
Khu vực 1 Bần chua, Mắm trắng, Ô rô trắng 7,7 7,8 30,5 46,1

Ô rô tím, Mắm đen, Cóc đỏ, Giá, Xu ổi, Sú


Khu vực 2 22,3 7,9 31,5 35,2
(cong), Dà quánh, Trang, Côi.

Mắm biển, Bần ổi, Dà vôi, Rau sam biển,


Khu vực 3 Mắm quăn, Cóc trắng, Sú (thẳng), Vẹt trụ, 28,0 7,5 31,5 13,0
Vẹt dù, Vẹt tách, Vẹt đen, Đước đôi, Đâng
24

3.2. Bộ tiêu bản giải phẫu thích nghi của lá một số loài cây ngập mặn ở Cần
Giờ
Đề tài đã xây dựng được bộ tiêu bản cố định về cấu tạo giải phẫu của 20 mẫu lá
cây ngập mặn chính thức ở RNM Cần Giờ. Mỗi mẫu lá đều được làm ít nhất 10 tiêu
bản làm cơ sở dữ liệu cung cấp cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về sự giải
phẫu thích nghi của thực vật được tốt hơn.

Hình 2. Bộ tiêu bản cố định giải phẫu của lá cây ngập mặn

3.3. Phân tích cấu tạo giải phẫu thích nghi của phiến lá một số loài cây ngập
mặn
Lá là cơ quan thực hiện chức năng quang hợp tạo nên chất dinh dưỡng cho cây
và giải phóng oxy. Lá có hoạt động sinh lý trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở cây. Đặc biệt
ở lá CNM có nhiều đặc điểm thể hiện sự thích nghi hoàn hảo với môi trường. Cấu tạo
giải phẫu của lá gồm gân lá và phiến lá. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về cấu tạo lá chúng
tôi chỉ so sánh về cấu tạo giải phẫu thích nghi của phiến lá ở các loài CNM.
3.3.1. Biểu bì
- Biểu bì 1 lớp gặp ở lá các loài cây như: Cóc đỏ, Cóc trắng, Xu sung, Sam, Côi;
tất cả biểu bì của các loài CNM nghiên cứu ở trên đều ngấm cutin, tạo thành lớp tế bào
bảo vệ, chống sự mất nước.
- Biểu bì nhiều lớp (có hạ bì) gặp ở các loài như: Đước đôi, Dà Quánh, Vẹt trụ,
Mắm trắng, Mắm đen, Mắm quăn, Ô rô, Bần chua, Bần Ổi, Sú, Sú, Giá; hầu hết lá các
25

loài CNM nghiên cứu có hạ bì chỉ ở mặt trên của lá; gồm 1 - 3 lớp tế bào hạ bì, riêng ở
chi Mắm và loài Đước đôi, tầng hạ bì có tới 7 - 8 lớp tế bào. Các tế bào của tầng hạ bì
có màng mỏng, kích thước lớn. Các tế bào hạ bì có thể phát triển như mô chứa nước
(như ở lá Đước đôi) có tác dụng góp phần pha loãng muối, giảm bớt tác hại gây độc
của muối đối với cây.
- Ở chi Mắm, chi Ô rô và chi Sú, trên biểu bì còn có tuyến tiết muối có tác dụng
loại bỏ muối, bảo vệ cây.

1. Biểu bì trên
2. Hạ bì (mô nước)
3. Thạch bào
4. Lục mô giậu
5. Thể cứng
6. Bó dẫn
7. Lục mô khuyết
8. Mô dày
9. Biểu bì duới

Hình 3. Cấu tạo giải phẫu của lá Ðuớc đôi (Rhizophora apiculata Blume)
3.3.2. Mô nước
Mô nước phát triển ở chi Cóc, chi Sú, Sam, chiếm đến gần 70% độ dày lá (Cóc
đỏ) - đây là lớp quyết định độ dày của lá; cũng như tầng hạ bì, mô nước có tác dụng
góp phần pha loãng muối, bảo vệ cây khỏi tác hại của nồng độ muối cao.
3.3.3. Lục mô giậu trên
Lục mô giậu có ở mặt trên của lá ở tất cả các loài nghiên cứu. Sống trong môi
trường có độ mặn cao nên các tế bào mô giậu thường có xu hướng giảm thể tích,
thường lớp tế bào ngoài dài càng vào trong càng ngắn hơn. Lớp tế bào mô giậu chứa
các hạt lục lạp làm nhiệm vụ đồng hoá, tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
3.3.4. Lục mô khuyết
Lục mô khuyết có ở hầu hết các loài nghiên cứu (trừ chi Cóc, chi Sú, Sam). Các
tế bào mô khuyết xếp xít nhau, chừa ra những khoảng trống chứa khí. Tương tự như
lớp tế bào mô giậu, lớp tế bào mô khuyết chứa hạt lục lạp làm nhiệm vụ đồng hoá.
Tuy mỗi loài có những đặc điểm về cấu tạo giải phẫu đặc trưng ở phiến lá nhưng
sống trong môi trường ngập mặn thì hầu hết cấu tạo lá đều có những điểm tương tự
nhau đó là gồm các lớp tế bào: tầng cuticun, biểu bì, hạ bì (phát triển thành mô nước),
mô giậu, mô xốp (mô khuyết). Nhưng độ dày của mỗi loại mô không giống nhau cụ
26

thể là tỉ lệ của mô khuyết đối với độ dày lá là không giống nhau. Đặc biệt ở các loài
nghiên cứu thì ở phần mô khuyết có những khoang dự trữ khí khi cây bị ngập nước.

Hình 4. Phiến lá cắt ngang và các khoang khí ở lá Vẹt trụ (a), Vẹt dù (b), Vẹt tách
(c), Vẹt đen (d), Dà quánh (e), Dà vôi (f), Đước đôi (g), Đước vòi (h)
Qua nghiên cứu giải phẫu phiến lá, giữa các loài và ở những vị trí khác nhau thì
các khoang khí có kích thước, mật độ và hình dạng cũng khác nhau. Về vị trí các
khoang khí, tập trung chủ yếu ở phần nhu mô lá, nhưng áp rất gần với phần biểu bì
dưới của lá. Điều đó phù hợp với chức năng của chúng đó là chứa khí và trao đổi khí
với bên ngoài. Tuy nhiên, điều đó chưa thể giải thích và chứng minh được thể tích khí
chỉ phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ của các khoang khí này. Vì việc các
khoang khí này có chứa đầy khí hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của
môi trường và nhu cầu mà cây cần sử dụng. Mà các yếu tố môi trường ở RNM lại luôn
thay đổi theo thời gian (thủy triều) theo vị trí phân bố (độ mặn, thể nên, mức độ ngập)
chính vì vậy để kiểm tra khả năng dự trữ khí của các loài cây ngập mặn cần phải xét
đến các yếu tố môi trường.
3.3.5. Lục mô giậu dưới
Lục mô giậu dưới chỉ gặp một số loài cây không có lục mô khuyết và có mô
nước phát triển như ở chi Cóc, chi Bần, Sam. Cũng giống như lục mô giậu trên, lục mô
giậu dưới chứa các hạt lục lạp làm nhiệm vụ tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
1. Biểu bì trên
2. Lục mô giậu trên
3. Mô nước
4. Bó dẫn
5. Lục mô giậu dưới
6. Biểu bì dưới
7. Mô dày
8. Tinh thể

Hình 5. Cấu tạo giải phẫu lá Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack.) Voigt)
27

3.3.6. Tuyến tiết muối


- Cấu tạo giải phẫu thích nghi đặc biệt một số loài CNM.
- Cấu tạo giải phẫu của tuyến tiết muối như sau:
+ Ở các loài thuộc chi Mắm, chi Sú và chi Ô rô có tuyến tiết muối trên mặt lá
(hình 6, hình 7 và hình 8).
+ Tuyến tiết muối nằm sâu trong biểu bì, gồm 3 - 4 tế bào hình trứng, xếp xít
nhau tạo ra một u lồi, mặt ngoài phủ lớp cutin mỏng hơn cutin trên mặt biểu bì; phía
dưới tế bào này là một số tế bào xếp chồng lên một số tế bào gốc (tế bào thu góp
muối), dưới nữa là tế bào gốc phụ.
- Nhận xét về vai trò của tuyến tiết muối: Các cây có tuyến tiết muối trên lá
thuộc nhóm cây điều tiết muối bằng cách hút muối vào qua rễ để tăng khả năng hút
nước (tạo áp suất thẩm thấu tế bào cao). Khi nồng độ muối trong không bào quá cao
muối được đưa dần ra tế bào thu góp của tuyến tiết muối và tiết ra ngoài, bảo vệ cây
khỏi tác hại của nồng độ muối cao.
Hình 6. Cấu tạo tuyến
tiết muối của Sú
(Aegiceras orniculatum)
1. Tuyến tiết muối
2. Biểu bì trên
3. Hạ bì
4. Mô giậu
5. Lục lạp

Hình 7. Cấu tạo tuyến


tiết muối của Mắm đen
(Avicennia officinalis)
1. Biểu bì trên
2. Tuyến tiết muối
3. Hạ bì

Hình 8. Cấu tạo tuyến


tiết muối của Ô rô tím
(Acanthus ilicifolius)
1.Tuyến tiết muối
2. Biểu bì
3. Hạ bì
4. Mô giậu
28

3.3.7. Các cấu trúc khác


Nhiều loài có thể cứng ở thịt lá (Đước đôi, chi Sú, chi Bần) hoặc có nhiều tinh
thể nhất là ở chi Cóc; các tế bào cương mô tập trung thành vòng hay đám bao bọc gân
lá, gân chính thường có mô dày góc ở sát biểu bì làm tăng độ cứng cho lá.
Hình 9. Cấu tạo giải
phẫu lá Sú (Aegyceras
corniculatum Blano)
1. Tuyến tiết muối
2. Biểu bì trên
3. Hạ bì
4. Lục mô giậu
5. Vòng cương mô
6. Bó dẫn (gân chính)
7. Lục mô khuyết
8. Mô dày
9. Biểu bì dưới

Nhận xét chung:


Ở lá, sự hình thành cấu trúc giữ nước để pha loãng nồng độ muối cao của hạ bì là
đáp ứng môi trường nước mặn gây bất lợi cho cây. Cấu trúc ngăn cản sự mất nước như
có tầng cutin dày ở biểu bì lá, giúp cây sử dụng nước tiết kiệm trong điều kiện thiếu
nước ngọt. Rải rác trong thịt lá có các thể cứng tăng sự vững chắc cho lá. Một số loài
còn có thêm vòng mô cứng bao quanh bó dẫn. Ở chi Mắm, chi Sú, chi Ô rô còn có
tuyến tiết muối trên biểu bì, thải muối thừa, giảm bớt tác hại gây độc của muối cho
cây.
Theo kết quả nghiên cứu cấu tạo giải phẫu cho thấy ở phiến lá các khoang dự trữ
khí này tập trung chủ yếu ở phần lục mô khuyết, gần với lớp tế bào biểu bì dưới, với
hình dạng thuôn dài, kích thước lớn. Ở phần cuống lá các khoang khí tập trung chủ
yếu ở nhu mô vỏ, với hình dạng hơi tròn, kích thước nhỏ.
4. Kết luận
- Xây dựng được bộ tiêu bản cố định và sổ tay về hình ảnh cấu tạo giải phẫu của
20 mẫu lá của cây ngập mặn ở Cần Giờ.
- Khi dạy thực hành về cấu tạo giải phẫu thích nghi của lá cây rừng ngập mặn,
chúng ta có thể sử dụng những mẫu sau cho mỗi nhóm đặc điểm thích nghi:
+ Nhóm lá cây có tuyến tiết muối: chi Mắm, chi Sú và chi Ô rô.
+ Nhóm lá cây có hạ bì phát triển: ở hầu hết lá cây ngập mặn, đặc biệt như chi
Đước, chi Mắm, chi Sú và chi Bần.
+ Nhóm lá cây có lục mô giậu dưới phát triển: chỉ gặp một số loài cây không có
lục mô khuyết và có mô nước phát triển như ở chi Cóc, chi Bần và Sam biển.
+ Nhóm lá cây có mô nước phát triển: chi Cóc, chi Vẹt, chi Dà, chi Ô rô, Sam
biển và Côi.
29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ
Trọng Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng trí, Mai Sỹ Tuấn (1999), Rừng ngập mặn
Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.
2. Trần Công Khánh (1981), Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp.
3. Nguyễn Khoa Lân (1997), Giải phẫu hình thái thích nghi thực vật, Nxb Giáo dục.
4. Chu Thị Thìn (1984), Đặc điểm giải phẫu lá một số loài cây sống trong môi trường
ngập mặn, Hội thảo khoa học về Hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, lần thứ
nhất, Hà Nội, 27 - 28/12/1984, tập 2.
5. Chapman. V. J. (1975), Mangrove Vegetation, Auckland University, New Zealand.
6. Tomlinson, P.B. (1986), The botany of Mangroves, Cambridge University Press.
30

GÓP PHẦN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
CHO SINH VIÊN KHOA SINH HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
1. Đặt vấn đề
Rèn luyên năng lực thực hành thí nghiệm, phân tích và giải thích kết quả thực
hành cho sinh viên là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình đào tạo
ngành Sư phạm Sinh học bậc Đại học, vì thế giảng viên thiết kế và giảng dạy các bài
thực hành phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của học phần mà mình đảm nhiệm.
Học phần Thực vật học 1 (Hình thái - Giải phẫu thực vật) có 3 tín chỉ, trong đó
thực hành chiếm 1 tín chỉ (có 10 bài thực hành, mỗi bài 3 tiết) được giảng dạy vào học
kì 2 của năm thứ nhất sau khi học xong học phần Sinh học tế bào. Mục tiêu phần thực
hành của học phần Thực vật học 1 là: sinh viên thực hiện thành thạo các thao tác thí
nghiệm, biết cách làm tiêu bản, chụp ảnh hiển vi các mẫu thực vật, nhận biết được cấu
tạo về mô, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật.
2. Nội dung
Các bài thực hành của học phần Thực vật học 1 gồm:
Bài 1. Tế bào thực vật
1. Sắc lạp: tế bào thịt quả Ớt, quả Cà chua
2. Hạt tinh bột: củ Khoai tây, hạt Đậu xanh, hạt Bắp, hạt Lúa
3. Hạt alơron: hạt Thầu dầu
4. Tinh thể muối khoáng: lá Đa, thân Rau sam
Bài 2. Mô thực vật
1. Mô che chở
1.1. Biểu bì: lá Lẻ bạn, lá Náng trắng, lá Huệ ta.
Lông che chở: lá Bầu, lá Húng chanh. Tuyến tiết: lá Mắm trắng
1.2. Chu bì: thân Dâm bụt
2. Mô dầy: thân Húng quế, thân Mướp, lá Mắm trắng
Bài 3. Mô thực vật (tt)
1. Mô dẫn: thân Mướp
2. Mô cơ: thân Mướp, thịt quả Ổi, quả Lê
3. Mô tiết: Húng chanh, lá Mắm trắng; thân Hoa hồng
Bài 4. Rễ cây
1. Cấu tạo miền phân bào, miền sinh trưởng: rễ Hành
2. Cấu tạo rễ sơ cấp hai lá mầm: rễ phụ Si
3. Cấu tạo rễ cây một lá mầm: rễ Bắp
4. Cấu tạo rễ thứ cấp: rễ Bí đỏ
5. Cấu tạo rễ củ: Cà rốt, khoai Mì
31

Bài 5. Thân cây


1. Cấu tạo thân sơ cấp cây Hai lá mầm: thân Húng quế, thân Diếp cá
2. Cấu tạo thân cây Một lá mầm: thân Bắp
3. Cấu tạo thân thứ cấp cây Hai lá mầm: thân Dâm bụt
Bài 6. Lá cây
1. Cấu tạo lá cây Hai lá mầm: lá Bưởi, lá Ác ó, lá Trúc đào
2. Cấu tạo lá cây Một lá mầm: lá Huệ ta, lá Bắp
Bài 7. Bộ nhị và bộ nhụy
1. Các thành phần cấu tạo: hoa Loa kèn, hoa Dâm bụt, hoa Lili
2. Cấu tạo bao phấn, bầu nhụy, noãn: hoa Loa kèn, hoa Dâm bụt, hoa Lili
Bài 8. Phân tích hoa
1. Phương pháp khảo sát hoa: hoa Dâm bụt, hoa Lili
2. Hoa thức, hoa đồ: hoa Dâm bụt, hoa Lili
Bài 9. Quả
1. Quả đơn
- Quả mọng: quả Mận, quả Nho, quả Cam, quả Lựu.
- Quả hạch: quả Xoài, Cóc, Táo ta.
- Quả khô không mở: quả Sen, quả Lạc.
- Quả khô mở: quả Thầu dầu, quả Sầu riêng, quả Bông vải, quả Đậu, quả
Màng màng, quả Rau sam.
- Quả có áo hạt: quả Chôm chôm, quả Nhãn.
- Quả có cánh: quả Dầu, quả Sao đen.
2. Quả kép: quả Na, quả Bình bát.
3. Quả phức: quả Mít, quả Dứa.
4. Quả giả: quả Táo tây, quả Lê, quả Sung.
Bài 10. Hạt
1. Cấu tạo của hạt: hạt Đậu xanh, hạt Bắp, hạt Thầu dầu
2. Sự nẩy mầm: hạt Lúa, hạt Bắp, hạt Đậu xanh

Dưới đây là một bài thực hành được chúng tôi thiết kế theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho sinh viên (thời lượng: 3 tiết,
tương ứng 150 phút).
Bài 3. MÔ THỰC VẬT
1. Mục tiêu
 Củng cố, bổ sung kiến thức lí thuyết về mô thực vật đã học;
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản tạm thời;
 Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
2. Chuẩn bị
Chuẩn bị cho 15 sinh viên/nhóm
2.1. Thiết bị & dụng cụ
32

- Kính hiển vi (KHV): 15 kính


- Dao lam: 15 cái
- Lam và lamen: 15 bộ
- Gắp mẫu: 8 cái
- Thớt cắt mẫu: 15 thớt (củ khoai lang cắt mỏng làm thớt)
- Đĩa đồng hồ: 30 cái
- Đĩa petri: 30 cái
- Giấy thấm: 30 tờ
- Khay đựng mẫu và dụng cụ: 8 khay
- Khăn lau: 15 cái
- Bình tia: 8 cái
- Cốc 100ml: 8 cái
- Ống nhỏ giọt: 8 cái
2.2. Hóa chất
- Javel
- Acid acetic
- Carmin – phèn chua
- Glixerin
- Xanh metilen
- Nước cất
Pha hóa chất và đổ vào lọ theo đúng quy định (lọ trắng hay lọ màu; có nắp đậy,
có ống nhỏ giọt cho mỗi lọ; có nhãn): 8 lọ mỗi loại.
2.3. Mẫu vật
- Lá náng, lá lẻ bạn, lá khoai lang, lá huệ: 30 lá mỗi loài;
- Cành dâm bụt: 30 cành;
- Thân mướp, lá thông thiên, thân cây trạng nguyên, thân cây cỏ hôi: 30 lá/đoạn
thân mỗi loại
- Thân bí đỏ: 30 đoạn thân
Bố trí mỗi khay cho 2 sinh viên gồm các dụng cụ và hóa chất: 2 dao lam, 2 lam,
4 lamen, 1 gấp mẫu, 2 thớt, 4 tờ giấy thấm, 2 khăn lau, 1 lọ glycerin, 1 lọ javel, 1 lọ
acid acetic, 1 lọ carmin – phèn chua, 1 lọ xanh metilen, 1 lọ 100ml, 2 đĩa đồng hồ, 2
đĩa petri, 1 bình tia.
3. Nội dung bài dạy
33

Thời
Hoạt động của giảng viên lượng
Nội dung
và sinh viên
(phút)
A. Ổn định lớp
B. Nội dung bài thực hành GV ổn định lớp, điểm danh.
1. Biểu bì GV & SV phải mặc áo
1.1. Mẫu vật blouse.
Lá náng, lá lẻ bạn, lá khoai lang, lá huệ, củ SV ngồi đúng vị trí. 2
hành trắng. GV yêu cầu SV thực hiện tốt
Lá Bầu, Húng chanh, lá Mắm trắng nội quy phòng thí nghiệm.
1.2. Cách làm
1.2.1. Tách lấy biểu bì của các lá GV giới thiệu bài thực hành,
- Dùng kim mác tách lấy lớp biểu bì dưới yêu cầu SV cắt mẫu và
của các lá trên. nhuộm kép, làm tiêu bản lên
KHV. 10
- Lên kính trong một giọt nước hay
glixerin.
1.2.2. Cắt ngang phiến lá huệ SV tiến hành thí nghiệm độc
- Cắt ngang thành từng lát mỏng. lập. Cắt hết các mẫu để
- Nhuộm kép: nhuộm kép cùng lúc.
+ Ngâm mẫu trong javel: cho các lát cắt 60
mẫu vật vào đĩa đồng hồ có nước javel,
ngâm trong 15 phút.
+ Rửa sạch mẫu bằng nước: Dùng ống nhỏ
giọt hút hết nước javel ra, sau đó cho
nước cất vào. Thay nước vài lần cho
sạch javel.
+ Ngâm mẫu vào dung dịch acid acetic
trong 5 phút.
+ Rửa sạch mẫu bằng nước.
+ Nhuộm mẫu trong dung dịch carmin –
phèn chua: 10 phút.
+ Rửa sạch mẫu bằng nước.
+ Nhuộm mẫu trong xanh metilen: 1 phút.
+ Rửa sạch mẫu bằng nước và mẫu đựoc
ngâm trong nước để không bị khô
- Lên kính trong glicerin
1.2.2. Cắt ngang phiến lá Bầu, lá Húng
chanh, lá Mắm trắng
Cắt ngang thành lát mỏng. Nhuộm kép. Lên
kính bằng glicerin.
1.3. Quan sát
34

- Quan sát ở vật kính x10:


+ Hình dạng, cách sắp xếp tế bào biểu bì.
+ Rãi rác có các lỗ khí. Cấu tạo lỗ khí. Có
tế bào phụ hay không?
+ Lông che chở ở lá Bầu, lá Húng chanh.
Tuyến tiết ở lá Mấm trắng
- Quan sát ở vật kính x40: Chọn tế bào rõ,
không có bọt khí
SV làm tiêu bản, lên kính
+ Có khoảng gian bào hay không? Có lục quan sát và nhận biết cấu tạo
lạp? biểu bì, lông che chở, tuyến
+ Có tế bào phụ không? Số lượng và cách 15
tiết.
sắp xếp tế bào phụ?
+ Lỗ khí có cấu tạo ra sao? (Vách, lục lạp,
nhân…)
+ Khe lỗ khí đóng hay mở? GV quan sát lớp học trong
+ Lông che chở ở lá Bầu, lá húng chanh có quá trình SV thí nghiệm.
cấu tạo như thế nào? GV nhận xét tiêu bản cho
+ Tuyến tiết ở Mấm trắng: cấu tạo, chức từng SV về các tiêu chí:
năng? - mẫu đẹp, mỏng, rõ;
- Lá huệ cắt ngang: quan sát ở vật kính x10 - không có bọt khí; 5
và x40 - đặt mẫu và đậy lamen ở
+ Mặt ngoài biểu bì trên có cutin mỏng giữa lam;
+ Các lỗ khí cùng nằm trên mặt phẳng với - lam và lamen sạch, không
tế bào biểu bì. để hóa chất tràn lên mặt trên.
+ Dưới khe lỗ khí có phòng dưới lỗ khí.
1.4. Tường trình - Về sử dụng KHV: đúng qui
cách; tiêu bản kẹp chặt;
- Vẽ vài tế bào biểu bì, tế bào phụ với lỗ
khí ở vật kính x40 không để hóa chất dính vào
bàn kính,…
- Vẽ tế bào biểu bì và lỗ khí ở lát cắt ngang
của lá huệ.
- Câu hỏi: SV trả lời câu hỏi tại lớp.
+ Sự khác nhau giữa mô bì của vẩy củ GV nhận xét, bổ sung câu trả
hành với mô bì của các lá. Tại sao? lời.
+ Cách sắp xếp của tế bào biểu bì như thế SV về nhà làm tường trình.
nào? SV nộp bài tường trình cho
+ So sánh cấu tạo lỗ khí của các mẫu GV vào tuần sau.
quan sát.
2. Chu bì
2.1. Mẫu vật SV tiến hành làm tiêu bản,
Cành dâm bụt lên kính, quan sát và nhận 10
2.2. Cách làm biết cấu trúc chu bì
Cắt ngang cành dâm bụt thành các lát thật
mỏng. Nhuộm kép. Lên kính bằng glicerin GV nhận xét tiêu bản của
35

2.3. Quan sát từng sinh viên


Quan sát ở vật kính x10 để thấy cấu tạo
tổng quát: chu bì bao bọc chung quanh
cành, có các lỗ vỏ là nơi tầng bần bung ra.
Chọn nơi rõ, đẹp để chuyển sang quan sát ở
vật kính x40
- Tầng bần có mấy lớp tế bào? Hình
dạng và cách sắp xếp tế bào?
- Tầng phát sinh bần – lục bì SV trả lời câu hỏi tại lớp.
- Lục bì: số lớp tế bào? Cách sắp xếp tế GV nhận xét, bổ sung câu trả
bào lục bì so với tầng bần? lời 5
- Lỗ vỏ có các tế bào nhu mô.
2.4. Tường trình
Vẽ hình chu bì có lỗ vỏ
Trình bày cấu tạo của chu bì (có lỗ vỏ) phù
hợp với chức năng. SV về nhà làm tường trình
3. Mô dầy
3.1. Mẫu vật
Thân mướp, lá thông thiên, thân cây trạng SV làm tiêu bản, lên kính để 18
nguyên, thân cây cỏ hôi quan sát mẫu
3.2. Cách làm
Mỗi loại mẫu làm tiêu bản riêng.
Cắt ngang thân, lá thành các lát thật mỏng.
Nhuộm kép.
Lên kính bằng glicerin.
3.3. Quan sát
Ở vật kính x10 và x40
Mô dầy góc: ở thân mướp
- Có mấy lớp tế bào? Vách tế bào nhuộm
màu gì? Xếp thành vòng liên tục hay gián
đoạn? GV nhận xét tiêu bản của
- Hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào từng sinh viên
hậu mô?
- Mô dầy xốp: ở lá thông thiên
- Hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào
hậu mô?
- Xếp thành vòng liên tục hay gián đoạn?
- Mô dầy phiến: ở thân cây trạng nguyên,
thân cây cỏ hôi SV trả lời câu hỏi tại lớp.
- Hình dạng, kích thước, cấu tạo của tế bào GV nhận xét, bổ sung câu trả 5
lời
36

hậu mô?
- Xếp thành vòng liên tục hay gián đoạn?
3.4. Tường trình
Vẽ các loại mô dầy
Trình bày cấu tạo mô dầy phù hợp với chức
năng.
4. Mô cứng
4.1. Mẫu vật SV làm tiêu bản, lên kính, 10
Thân bí đỏ quan sát mẫu
4.2. Cách làm
Như phần 3.2.
4.3. Quan sát
Ở vật kính x10 và x40: tế bào cương mô có
hình đa giác vách dầy hoá gỗ. Tế bào
cương mô xếp thành từng đám hay thành GV nhận xét tiêu bản của
vòng liên tục trong nhu mô vỏ thân. từng sinh viên
4.4. Tường trình
Vẽ một số tế bào cương mô

C. Vệ sinh phòng thí nghiệm


Rửa, lau chùi máy móc, dụng cụ sau khi thí
nghiệm SV làm vệ sinh 5
Sắp xếp ngăn nắp các thiết bị
Dọn dẹp các mẫu vật
D. Nhận xét buổi thực hành
Thái độ học thực hành của sinh viên, giữ
trật tự, vệ sinh, an toàn phòng thí nghiệm - Nhóm trưởng nhận xét
trong quá trình thực hành;
- GV bổ sung, lưu ý những
D. Dặn dò việc làm tốt và chưa tốt trong 3
SV về nhà làm tường trình câu hỏi, vẽ hình buổi thực hành. Nhận xét
và nộp bài tường trình cho GV vào đầu buổi chung về làm tiêu bản, trả lời
thực hành lần sau. câu hỏi.
SV xem trước bài thực hành tuần sau. 2

Lưu ý: - Giảng viên phát bài thực hành cho sinh viên để xem trước.
- GV chiếu một số hình chụp vi phẫu để SV đối chiếu và nhận biết cấu trúc.
3. Kết luận
Để dạy phần thực hành Thực vật học 1 có hiệu quả, rèn luyện được kĩ năng thực
hành cho sinh viên, phòng thí nghiệm cần trang bị đủ các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và
mẫu vật. Mặt khác, sinh viên cần đọc trước nội dung bài thực hành và độc lập tiến
hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
37

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (2017), Chương trình Giáo dục đại học,
ngành đào tạo Sư phạm Sinh học.
2. Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em (2015), Giáo trình Hình thái và giải phẫu
thực vật, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.
3. Phạm Văn Ngọt (2016), Bài giảng Thực hành Hình thái và giải phẫu thực vật.

PHỤ LỤC

Hình 2. Cấu tạo khí khổng lá huệ cắt dọc


1.Phòng dưới khí khổng 2. Tế bào phụ
Hình 1. Biểu bì và khí khổng lá lẻ bạn 3. Tế bào gác 4. Lỗ khí
1. Tế bào phụ 2. Nhân tế bào gác 5. Lạp lục 6. Lớp cutin 7. Biểu bì
3. Tế bào gác 4. Tế bào biểu bì 8. Lục mô 9. Lạp lục

Hình 3. Biểu bì và khí khổng lá náng Hình 4. Lông che chở đa bào
của lá húng chanh

Hình 5. Chu bì và bì khổng ở thân cây dâm bụt


1. Bì khổng 2. Biểu bì hóa bần Hình 6. Mô dày tròn của lá thông
3. Tầng bần 4. Tầng phát sinh bần – lục bì thiên
5. Lục bì 6. Mô dầy góc
7. Nhu mô 8. Khoảng gian bào
38

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM TIÊU BẢN GIẢM PHÂN


TRÊN ĐỘNG VẬT CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Bá Tư
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

1. Giới thiệu
Giáo dục theo hướng tiếp cận và nâng cao năng lực cho người học đang trở thành
tâm điểm của quá trình dạy học hiện nay. Mục tiêu chính của quá trình giảng dạy là
phải đào tạo những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực tự
học, tự giải quyết các vấn đề thực tiễn [1]. Quá trình dạy học đã và đang thay đổi to
lớn từ dạy học lấy người thầy làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, và hiện
nay là dạy học hòa hợp. Thực tiễn đã chứng minh dù tiếp cận theo cách thức nào thì
việc nâng cao năng lực tương tác giữa người dạy và người học vẫn luôn là mục tiêu
cốt lõi của quá trình dạy học mà thông qua đó người học sẽ hình thành được kiến thức,
kĩ năng, và thái độ phù hợp [2]. Chương trình Sinh học hiện nay trong hệ đào tạo sư
phạm, việc tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu quá trình phân bào (chu kì tế bào) chủ
yếu được thực hiện trên tế bào thực vật, chẳng hạn, quá trình nguyên phân được thực
hiện trên rễ hành hoặc tỏi, quá trình giảm phân được thực hiện trên bông hoa hẹ, còn
hoàn toàn không được thực hiện trên động vật mà ở đó có hai quá trình rất quan trọng
và lí thú là sự hình thành trứng và tinh trùng. Hầu hết khi dạy hai quá trình này, sinh
viên chỉ được xem phim hoặc hình vẽ sơ đồ nên rất khó để giúp người học hiểu được
các kiến thức căn bản của hai quá trình này. Chính vì vậy, sinh viên hiện nay chủ yếu
chỉ biết tinh trùng và trứng có bộ NST n đơn và trong quá trình thụ tinh thì xảy ra hiện
tượng n + n = 2n phục hồi bộ NST 2n. Đây là một thiếu sót khá lớn khi người học
chưa được trang bị kĩ năng thực hành để có kiến thức thực tiễn về quá trình giảm phân
ở động vật. Vì trong thực tế trứng chín không phải bộ NST ở dạng n đơn mà là n kép
(2 DNA) và ở kĩ giữa của lần phân bào thứ 2 (Metaphase II) chứ không phải ở kì cuối
(Telophase II), chỉ khi gặp tinh trùng (sự thụ tinh diễn ra) thì tinh trùng mới kích hoạt
(activate) trứng giúp trứng tiếp tục quá trình giảm phân đến kì cuối (bộ NST n đơn) và
sự hợp nhân mới diễn ra sau đó và phát triển thành phôi lưỡng bội [3]. Chính vì tính
chất quan trọng của kiến thức giảm phân hình thành giao tử ở động vật, sinh viên hệ sư
phạm trước khi ra trường cần được rèn luyện để có thể thực hiện ở trường phổ thông
sau này. Trong bài báo này, chúng tôi dùng trứng heo làm mô hình trong việc thiết lập
quy trình thực hành làm tiêu bản, quan sát và phân tích sự hình thành trứng và quá
trình chín của trứng để dạy cho sinh viên hệ sư phạm Sinh học tại Trường Đại học Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Quy trình làm tiêu bản nghiên cứu quá trình giảm phân hình thành trứng ở thú
(đại diện mô hình trứng heo) như sau:
39

Hình 1. Sơ đồ quá trình phát triển của trứng (GV: Trứng non; GVBD: vỡ màng
nhân; MI Metaphase I (Kì giữa I); PB1 Thể cực thứ nhất (tức Metaphase II (kì
giữa II), trứng chín [4]
2. Kết quả và bàn luận
2.1. Dụng cụ, hóa chất
* Dụng cụ
- Buồng trứng heo lấy từ lò mổ;
- Kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi soi lam;
- Kim tiêm loại 5ml, đầu kim loại 18G;
- Đĩa petri loại 60;
- Lam kính;
- Lamen (coverslip);
- Micropipete.
* Hóa chất
- Acid hyaluronidase (1mg/ml);
- Aceto-orcine;
- Dung dịch carnoa (1 alcohol : 3 acetic acid);
- Dung dịch glycerin.
2.2. Quy trình làm tiêu bản quá trình giảm phân hình thành trứng heo
2.2.1. Kĩ thuật thu nhận trứng bằng chọc hút

Hình 2. Kĩ thuật thu trứng heo bằng phương pháp chọc hút
40

A. buồng trứng heo lấy từ lò mổ; B. Syrine với kim loại 18G hút trứng C. Trứng bao
gồm các lớp tế bào hạt (cumulus cell layers)
2.2.2. Kĩ thuật thu nhận trứng bằng cắt

Hình 3. Kĩ thuật thu trứng heo bằng phương pháp cắt


A. buồng trứng heo lấy từ lò mổ; B. Dao cắt chọn các nang trứng C. Nang trứng sau
khi cắt; D. Nang trứng sau khi bóc sạch lớp bên ngoài; E. Trứng bên trong nang trứng;
F. Trứng bao gồm các lớp tế bào Granulosa và Cumulus; G. Buồng trứng heo chuẩn bị
xuất noãn; H. Trứng heo chín sinh lí và suất noẵn
2.2.3. Kĩ thuật nhuộm và xem tiêu bản: Các bước cơ bản

- Loại bỏ lớp tế bào hạt và làm tiêu bản cố định;


- Cố định trứng trong dung dịch carnoa (dung dịch 1) từ 5 - 7 ngày;
- Nhuộm trứng sau khi cố định bằng dung dịch orcine 10 - 15 phút;
- Rửa lại bằng glycerin;
- Lên tiêu bản và xem dưới kính hiển vi từ độ phóng đại 4X đến 40X.
41

Hình 4. Các giai đoạn phát triển của trứng heo


Tiêu bản trước khi cố định và nhuộm
g: Trứng non; h: Trứng chín có thể cực thứ nhất (mũi tên);
Tiêu bản nhuộm
a. Trứng non (GV); b. Vỡ màng nhân, NST bắt đầu đóng xoắn; c. Kì giữa I; d. Kì
sau 1; e. Kì cuối 1; f. Kì giữa 2 (có thể cực thứ nhất).
2.3. Các lưu ý về kĩ thuật
2.3.1. Chọn nang trứng để thu trứng
Thông thường các nang trứng heo sẽ có kích thước từ 0,5 mm đến 8 mm.
Tương ứng với các giai đoạn trứng non (trứng GV (Germinal vesicle) GV1-
GV4), Khi kết thúc giai đoạn trứng GV (vỡ màng nhân - GV breakdown), trứng sẽ bắt
đầu đi vào pha phân chia, khi đó các đặc điểm dễ nhận biết bao gồm kích thước nang
trứng sẽ từ 4 - 6 mm. Trạng thái NST dễ nhận thấy khi nhuộm bằng aceto-orcine như
hình 1, 2 và 3.
2.3.2. Thời gian cố định mẫu
Vì đặc điểm của trứng heo là có lớp lipid khá dày màu đen bao quang lớp màng
sinh chất (bio-membrane), nên nếu thời gian cố định mẫu không đủ, hoặc tỉ lệ pha cồn
tuyệt đối và acid acetic không đúng sẽ không thể loại bỏ hết lớp lipid, khi nhuộm
orcine sẽ không thấy rõ bộ NST hoặc màng nhân.
2.3.3. Loại bỏ lớp tế bào hạt
Lưu ý khi loại bỏ lớp tế bào hạt (cumuluc cell layers), cần dùng cho mỗi giọt
dung dịch hepes được phủ dầu với lượng 0,5 µl là vừa đủ, sau đó dùng kim hút (mouth
Pasteur pipette) kéo dưới ngọn lửa đèn cồn hoặc bình gas và cắt bằng ceramic đủ kích
thước với loại trứng (từ 70 - 130 µm).
3. Kết luận
Kiến thức quá trình giảm phân hình thành giao tử là kiến thức cốt lõi trong hệ
thống kiến thức Sinh học và di truyền học sinh sản. Chính vì vậy, việc hiểu rõ quá
trình này có ý nghĩa quan trọng. Sinh viên hệ sư phạm cần trực tiếp tham gia thực hiện
tất cả các khâu từ đi lấy mẫu buồng trứng ở lò mổ, thu trứng và chọn các nang trứng
phù hợp, thực hiện cố định và nhuộm tiêu bản và đặc biệt là đọc được tiêu bản để vẽ
sơ đồ quá trình giảm phân hình thành trứng ở động vật nói chung và thú nói riêng.
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Thị
Lan Hương, Vũ Thị Sơn (2015), Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông, tr. 84-87.
2. Vũ Đình Luận (2015), Quy trình hướng dẫn tự học cho sinh viên sư phạm Sinh học,
Tạp chí Giáo dục (369), tr. 42-44, 41, (kì 1 tháng 11/2015).
3. Scott.F. Gilbert (2011), Developmental Biology, Ninth Edition Sinauer Associates,
Inc.: Sunderland, Massachusetts USA.
4. Jessica R. Von Stetina and Terry L. Orr-Weaver (2011) Developmental Control of
Oocyte Maturation and Egg Activation in Metazoan Models, Cold Spring Harb
Perspect Biol 2011.
PHẦN II.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
BẬC PHỔ THÔNG
43

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG THỰC HÀNH


CHO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC
TRƯỜNG THPT AN MỸ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bùi Lan Anh
Trường THPT An Mỹ, Tỉnh Bình Dương

TÓM TẮT
Trong các kỳ thi học sinh giỏi, thực hành là một công cụ quan trọng để đánh giá
năng lực học sinh trong các môn, gắn lý thuyết với thực tiễn. Tỉnh Bình Dương đã đưa
thực hành vào chương trình thi học sinh giỏi các môn Lý, Hóa, Sinh từ năm học 2014 -
2015. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc thực hiện bồi dưỡng thực hành cho học
sinh giỏi của các trường không chuyên còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh chưa cao. Trường THPT An Mỹ là một trong số ít trường THPT
không chuyên trong tỉnh có sự đầu tư nghiêm túc vào thực hành trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Theo điều kiện hiện có, trường đã thực hiện việc bồi dưỡng phần
thực hành cho học sinh giỏi với các thí nghiệm cơ bản theo chương trình Bộ Giáo dục
ban hành và đã đạt được kết quả nhất định.
I. MỞ ĐẦU
Trong dạy học, thí nghiệm là một trong ba nhóm phương pháp được sử dụng để
tổ chức dạy học. Và đây là một trong những phương pháp không thể tách rời trong
nghiên cứu khoa học nói chung và trong dạy học nói riêng. Sinh học là một môn khoa
học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình trong sinh học
đều bắt nguồn từ thực tiễn. Biểu diễn thí nghiệm là một trong những phương pháp
quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học. Trong chương
trình sách giáo khoa (SGK) Sinh học do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành hiện thời, số
lượng các bài thực hành chiếm tỉ lệ khoảng 12% ở lớp 10 và 11. Điều đó cho thấy thực
hành có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học
nói riêng. Nhận thức rõ vấn đề, tỉnh Bình Dương đã đưa nội dung thực hành vào kỳ thi
chọn học sinh giỏi từ năm học 2014-2015, một phần không thể thiếu trong đánh giá
năng lực của học sinh giỏi.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay do nhiều lí do mà việc sử dụng các thí nghiệm trong
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học THPT còn rất hạn chế và chưa thực sự
đem lại hiệu quả. Ngoại trừ trường THPT chuyên Hùng Vương, việc thiếu trang thiết
bị hoặc trang thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, cộng thêm những thí nghiệm phức tạp,
tốn kém, mất nhiều thời gian mà điểm số không chiếm tỉ lệ cao nên hạn chế nhiều đến
hiệu quả sử dụng các thí nghiệm của các trường THPT trong tỉnh. Do thực hành không
được chú trọng nên những kiến thức lí thuyết mà học sinh nắm được còn mang tính
hàn lâm, xa rời thực tiễn dẫn đến kết quả của học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi các
trường chưa cao. Để khai thác hết giá trị của việc học, phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, gắn lý thuyết với thực tiễn - học đi đôi với hành, giúp học
sinh hứng thú hơn khi hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng sinh học, các thí
nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một phần quan trọng để nâng cao chất
lượng đội ngũ học sinh giỏi. Trước đây, trường THPT An Mỹ ít chú trọng đến phần
thực hành trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học vì thấy điểm
44

số có tỉ lệ thấp trong bài thi (khoảng 10 - 20% tổng điểm của bài) nên hầu như các em
đều không đạt giải trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi tỉnh. Rút kinh nghiệm, trong năm
học 2017- 2018, chúng tôi chú trọng đầu tư hơn phần thực hành khi ôn luyện cho học
sinh giỏi. Kết quả, THPT An Mỹ là một trong sáu trường không chuyên có giải
khuyến khích Sinh học trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi tỉnh và tiếp tục thi vòng hai để
chọn học sinh giỏi cho đội tuyển quốc gia (mỗi trường một học sinh đạt giải). Với điều
kiện còn nhiều hạn chế, chúng tôi chỉ tập trung vào những thí nghiệm cơ bản gắn liền
với lý thuyết trong chương trình SGK do Bộ Giáo dục ban hành. Dù kết quả chưa thật
sự cao nhưng phần nào cho thấy thực hành là một phần rất quan trọng để học sinh có
thể hiểu rõ bản chất vấn đề, nắm vững kiến thức, là một công cụ hữu ích để đánh giá
năng lực học sinh.
II. NỘI DUNG
A. Phương án hướng dẫn thực hành trong bồi dưỡng học sinh giỏi
- Dụng cụ, hóa chất: Phải liệt kê những hóa chất, dụng cụ theo các thí nghiệm
cần làm trong chương trình bồi dưỡng từ năm học trước, chuẩn bị xếp vào một tủ
riêng. Khâu này rất quan trọng vì kỳ thi học sinh giỏi tỉnh thường diễn ra vào đầu năm
học nên năm học mới không thể chuẩn bị kịp.
- Lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể: Chú ý thời gian ôn luyện lý thuyết phải kết thúc
trước khi diễn ra thi một tháng để thời gian cho học sinh ôn lại bài và thực hiện phần
thực hành. Phần hướng dẫn các thí nghiệm sẽ tiến hành trước khi thi 2 tuần trong vòng
2 tuần. Vì thực hành sớm quá học sinh có thể sẽ quên thao tác. Phần thực hành cũng
cần có kế hoạch cụ thể về thời gian (ngày nào làm thí nghiệm gì), dụng cụ, hóa chất,
nguyên liệu làm thí nghiệm cần ghi chú đầy đủ, tránh bị động trong quá trình thực
hành.
- Trình tự thực hiện các thí nghiệm: Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Cần chuẩn bị những câu hỏi mở rộng cho mỗi phần khi thực hiện thí nghiệm để
phát huy tính chủ động và tư duy của học sinh, điều này rất cần thiết đối với học sinh
giỏi.
B. Một số thí nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi
Trong điều kiện của trường, ngoại trừ những thí nghiệm đơn giản được thực hiện
trong chương trình chính khóa như: thí nghiệm co và phản co nguyên sinh lớp 10, đo
huyết áp lớp 11, khi bồi dưỡng học sinh giỏi phần thực hành, chúng tôi hướng dẫn học
sinh thực hiện các thí nghiệm được tóm tắt như sau:
1. Tế bào học
1.1. Thí nghiệm quan sát hạt tinh bột
- Cắt lát mỏng miếng khoai tây, giã nát trong cối sứ với 10ml nước rồi lọc.
- Lấy một giọt dung dịch cho lên lam kính, đậy lamen lại và quan sát trên kính
hiển vi sẽ thấy các hạt tinh bột khoai tây có dạng các phiến có gờ.
Câu hỏi mở rộng:
- Giải thích về hình dạng phiến gờ của hạt tinh bột quan sát được dưới kính hiển
vi?
- Tại sao người ta có thể sử dụng thuốc thử nhận biết tinh bột là Lugol?
1.2. Thí nghiệm nhận biết lipid
45

- Dùng dao lam cắt lát mỏng hạt lạc. Ngâm lát cắt vào thuốc thử Sudan III. Sau
15 phút rửa nhanh bằng cồn 70% rồi đặt lên lam kính, đậy lamen lại, quan sát trên kính
hiển vi sẽ thấy những giọt tinh dầu bắt màu đỏ đậm.
- Nghiền nhỏ một vài hạt lạc trong cối xứ, cho thêm 5ml ethanol. Lọc lấy 2ml
dịch lọc cho vào ống nghiệm có sẵn 2ml nước, quan sát thấy lipid tan trong cồn và nhẹ
hơn nước nên sẽ nổi lên trên.
Câu hỏi mở rộng:
- Giải thích vì sao lipid tan trong cồn mà không tan trong nước?
- Vì sao khi ăn các thức ăn chứa nhiều lipid tiêu hóa tốt hơn khi uống thêm các
thức uống có ga?
1.3. Thí nghiệm nhận biết protein
- Đặt một lát cắt dày của hạt đậu trắng (đã ngâm trong nước cho mềm) lên lam
kính. Nhỏ lên đó vài giọt dung dịch CuSO4 5%, đậy lamen lại, sau 30 phút, bỏ lamen
ra rửa lại bằng nước, thấm khô. Nhỏ thêm 1 giọt dung dịch NaOH 10%, quan sát thấy
protein nhuộm màu xanh tím.
- Cho 1ml sữa hoặc 1ml dung dịch lòng trắng trứng 1% vào một ống nghiệm,
thêm vào 1ml NaOH 10% rồi cho thêm vài giọt CuSO4 1%, lắc đều. Quan sát, ống
nghiệm dung dịch từ màu xanh biến thành màu xanh tím, đặc trưng của phản ứng
Biuret.
Câu hỏi mở rộng: dung dịch 1 có cường độ màu lớn hơn hẳn dung dịch 2. Vậy có
thể đưa ra kết luận gì?
Người ta có thể tiến hành đo cường độ màu của phản ứng Biuret của hai dung
dịch khác nhau, kết quả
1.4. Quan sát hình dạng bộ nhiễm sắc thể trong các kỳ nguyên phân trên tiêu
bản rễ hành
- Ngâm và gieo củ hành ta trong cát ẩm khoảng 3 ngày là có rễ đạt chiều dài
khoảng 1cm, tiến hành thu rễ, rửa sạch, cho vào lọ thủy tinh nhỏ chứa nước để ngăn
lạnh tủ lạnh ít nhất 3h.
- Cho rễ vào dung dịch thuốc nhộm carmine acetic 2%, để qua đêm ở nhiệt độ
thường qua đêm, sáng dùng làm tiêu bản.
- Rễ sau khi nhuộm đặt lên lam kính sạch, dùng dao lam loại bỏ chóp rễ, cắt một
lát mỏng ở đỉnh rễ bắt màu với thuốc nhuộm (kích thước mẫu tối đa 1mm).
- Đặt mẫu vào giữa lam kính, nhỏ một giọt carmine acetic 1%, đậy lamen sao cho
không xuất hiện bọt khí.
- Hơ nhẹ tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn 5 - 15 giây
- Đặt lam kính vào tờ giấy thấm gấp đôi, dùng ngón tay trỏ và ngón giữa đè chặt
nửa trên tờ giấy thấm vùng lamen.
- Dùng đầu que diêm gõ đều, thẳng góc và dứt khoát trên lamen tại vị trí có mẫu.
- Dùng ngón tay cái ép thẳng góc lên lam kính qua giấy thấm để dãn đều tế bào
và bung nhiễm sắc thể (NST).
- Quan sát dưới kính hiển vi ở độ bội giác x10 phát hiện các kỳ nguyên phân của
tế bào, chuyển qua độ bội giác x100 với dầu soi để nhận diện hình thái NST và vẽ
hình.
Câu hỏi mở rộng:
- Hình thái NST nhìn rõ nhất vào kỳ nào?
46

- Cấu trúc cuộn soắn của NST có ý nghĩa gì?


2. Quan sát hình thái vi sinh vật (nhuộm đơn)
- Hòa một ít nước muối dưa (cà) hoặc một chút sữa chua tự làm, hay nước luộc
thịt để qua 16 - 20 giờ vào giọt nước trên lam kính, hong khô trong không khí (vết bôi
khoảng 30 - 50 µl cho mau khô)
- Cố định bằng cách hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (hơ nhanh 2 - 3 lần)
- Nhỏ lên vết bôi một giọt xanh methylen giữ trong 1 - 2 phút.
- Dùng pipet hoặc bình tia rửa từ một đầu phiến kính cho trôi qua vết bôi có
thuốc nhuộm cho đến khi hết màu trong nước rửa.
- Thấm khô xung quanh vết bôi và tiêu bản bằng giấy thấm (không thấm trực tiếp
lên vết bôi)
- Quan sát trên kính hiển vi ở độ bội giác x10 rồi chuyển sang độ bội giác x100
với dầu soi, vẽ hình và nhận xét.
Câu hỏi mở rộng:
- Tại sao khi nhuộm vi khuẩn nên sử dụng thuốc nhuộm kiềm?
- Tại sao nếu muốn quan sát màng nhày của vi sinh vật thì không nên làm khô và
cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn?
3. Tách chiết ADN
- Nghiền một phần gan động vật (bằng một buồng gan gà) với một lượng nước
gấp hai lần mẫu rồi lọc qua miếng vải màn lấy dịch lọc.
- Bỏ dịch lọc vào khoảng gần ½ ống nghiệm rồi đổ khoảng 1/6 lượng nước rửa
chén so với lượng dịch lọc vào, khuấy đều để trên giá ống nghiệm khoảng 15 phút
(khuấy nhẹ không để có bọt khí).
- Cho tiếp một lượng nước cốt dứa bằng lượng nước rửa chén vào để 5 - 10 phút.
- Nghiêng ống nghiệm rót cồn 70 - 90o dọc theo ống nghiệm vào sao cho cồn nổi
lên trên với một lượng bằng lượng dịch nghiền trong ống nghiệm.
- Để ống nghiệm trên giá khoảng 10 - 15 phút rồi quan sát lớp cồn bên trên có thể
thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.
- Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào
que tre rồi vớt ra và quan sát. Do các sợi ADN kết tủa dễ gẫy nên khi vớt ADN ra khỏi
ống nghiệm cần phải rất nhẹ nhàng.
Câu hỏi mở rộng:
- Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì?
- Dùng enzim trong quả dứa trong thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
4. Tách chiết sắc tố ra khỏi lá xanh
- Dùng kéo cắt nhỏ lá xanh, có tầng cutin mỏng (không lấy gân lá).
- Cân khoảng 2 gam cho vào cối sứ nghiền với 5 - 10 ml aceton 100%
- Chuyển hỗn hợp vào ống nghiệm, để lắng rồi lấy dịch lọc qua giấy lọc thu được
dịch hỗn hợp màu xanh gồm diệp lục và carotenoid.
- Có thể cho học sinh quan sát và phát hiện hiện tượng phát huỳnh quang ở diệp
lục trong ánh sáng phản xạ (thấy màu đỏ thẫm).
Câu hỏi mở rộng:
- Tại sao dung dịch diệp lục có màu xanh lục?
- Nếu quan sát dung dịch diệp lục bằng một kính lọc màu xanh lục thì sẽ thấy
màu gì?
5. Giải phẫu thực vật (thân, lá)
47

5.1. Giải phẫu thân


- Cắt ngang những mẫu thân cây (có thân cây một lá mầm, thân cây hai lá mầm,
thân sinh trưởng sơ cấp và thân sinh trưởng thứ cấp) giáo viên chuẩn bị thành những
lát mỏng (sao cho chỉ có 1 lớp tế bào) bằng dao lam gillete trên thớt (là những miếng
khoai lang cắt thẳng góc).
- Ngâm mẫu vào dung dịch Javel 21% trong 10 - 15 phút (mất màu xanh).
- Rửa mẫu bằng nước cất cho sạch rồi ngâm mẫu vào dung dịch acid acetic
khoảng 5 phút.
- Vớt mẫu ra rửa bằng nước cất và nhuộm với thuốc nhuộm “Carminove de
miran” trong 5 phút.
- Vớt mẫu bỏ trong nước cất.
- Đặt mẫu lên lam kính, đậy lamen.
- Quan sát dưới kính hiển vi (từ độ bội giác x10 - x40) cấu tạo thân từ ngoài vào
trong, phân biệt thân cây một lá mầm - hai lá mầm, thân sinh trưởng sơ cấp - sinh
trưởng thứ cấp, vẽ hình.
Câu hỏi mở rộng:
- Tại sao mạch gỗ có nhiều động lực vận chuyển trong khi mạch rây chỉ cần một
động lực?
- Tại sao các tế bào cương mô, các tế bào mạch gỗ bắt màu xanh?
5.2. Giải phẫu lá
- Quan sát cấu tạo lá: Thực hiện như giải phẫu thân và quan sát, nhận biết cấu tạo
lá từ ngoài vào trong, vẽ hình.
- Phân biệt lá cây C3 và C4: Sau khi cắt ngang lá cây thành những lát mỏng cho
vào dung dịch Lugol, sau 3 phút, rửa phần Lugol thừa và quan sát lát cắt dưới kính
hiển vi, nhận biết lá cây C3 và cây C4: Cây C4, lá có tế bào bao bó mạch bắt màu xanh
đậm.
Câu hỏi mở rộng:
Nguyên tắc phân biệt lá cây C3, C4 và cây CAM?
6. Sinh lý động vật
6.1. Thí nghiệm tính tự động của tim
- Hủy tủy ếch.
- Mổ lộ tim, cắt màng bao tim (thỉnh thoảng nhỏ dung dịch sinh lý để tim không
bị khô).
- Quan sát sự co bóp của các phần tim, đếm nhịp tim trong 1 phút (đếm 3 lần lấy
trung bình).
- Sử dụng chỉ để thắt 1 nút thắt:
+ Nút thắt 1: Ngăn xoang tĩnh mạch với tim: Quan sát và đếm nhịp đập của
xoang tĩnh mạch và của tim trong 1 phút ngay sau khi thắt và 5 phút sau khi thắt.
+ Nút thắt 2: Thắt ngang qua đường ranh giới giữa tâm thất và tâm nhĩ. Quan sát
và đếm nhịp đập của tâm thất và phần phía trên tâm thất.
Câu hỏi mở rộng:
- Tại sao khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước?
- Tại sao tim có thể hoạt động liên tục suốt đời không mỏi?
- Tại sao nhịp tim ở các loài thú có kích thước cơ thể khác nhau lại khác nhau?
- Tăng hay giảm nhịp tim ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp và vận tốc máu?
48

6.2. Thí nghiệm tìm hiểu hoạt động của tim ếch
- Hủy tủy ếch, mổ lộ tim.
- Quan sát trình tự hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất, xác định các pha co tim.
- Tìm hiểu tác động của dây thần kinh đối với hoạt động của tim ếch: Tìm dây
thần kinh hỗn hợp (giao cảm - đối giao cảm), đếm nhịp tim trong 1 phút: So sánh nhịp
tim ếch trước, trong khi và sau khi kích thích dây thần kinh hỗn hợp bằng máy kích
thích điện ở tần số kích thích cao trong khoảng 15 - 20 giây.
- Tìm hiểu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch: Sử dụng ếch mổ lộ
tim: Đếm nhịp tim trong 1 phút, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch adrenalin lên tim ếch và
đếm nhịp tim trong 1 phút, quan sát thêm cường độ co tim. So sánh nhịp tim và lực co
tim trước và sau khi nhỏ dung dịch adrenalin lên tim.
Câu hỏi mở rộng:
- Trình tự co giãn của tâm nhĩ và tâm thất có vai trò như thế nào trong vận
chuyển máu qua các buồng tim?
- Giai thích tại sao tim co giãn nhịp nhàng theo chu kỳ? Tim co giãn như vậy có
tác dụng gì?
- Dựa vào cấu tạo của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm giải thích tại sao khi
kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm ở ếch nhưng thời điểm tác động của
chúng lên tim lại khác nhau?
- Nếu cắt đứt dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đến tim thì ảnh hưởng như
thế nào đến hoạt động của tim?
C. Kết quả và thảo luận
- Trong hai tuần chúng tôi hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm, các học sinh
trong đội tuyển tham gia, thực hiện rất nhiệt tình và thể hiện các kĩ năng thực hành khá
tốt, tinh thần của các em rất hứng khởi.
- Mặt khác, để làm tốt thí nghiệm học sinh phải nắm trước lý thuyết nên thực
hành là một phương pháp khắc sâu kiến thức rất hiệu quả, hiểu được bản chất của các
hiện tượng sinh hoc, gắn lý thuyết với thực tiễn.
- Qua các thí nghiệm, gồm: 1) Thí nghiệm phần tế bào học, học sinh có thể nhận
biết được các một số thành phần hóa học của tế bào như tinh bột, lipid, protein; hoạt
động và ý nghĩa của hoạt động bộ NST trong quá trình phân bào; 2) Thí nghiệm tách
chiết sắc tố giúp học sinh hiểu được tính chất của diệp lục, nguyên tắc của phương
pháp chiết rút sắc tố từ lá; 3) Thí nghiệm quan sát hình thái vi sinh vật giúp học sinh
củng cố nội dung kiến thức cơ bản về các dạng hình thái vi sinh vật, ứng dụng thực
tiễn một số nhóm vi sinh vật; 4) Tách chiết DNA củng cố kiến thức về thông tin di
truyền; 5) Giải phẫu thân, lá thực vật củng cố kiến thức về cấu tạo thân, lá, phân biệt
các kiểu sinh trưởng ở thực vật, cây C3, C4, CAM; 5) Thí nghiệm hoạt động tim ếch
củng cố kiến thức về hoạt động tim, hệ tuần hoàn, tác động của chất kích thích lên hoạt
động tim và hệ tuần hoàn, v.v..
- Đối với các câu hỏi mở rộng khi ôn lý thuyết học sinh thường lúng túng và khó
trả lời, nhưng khi thực hành các em trả lời rất nhanh.
- Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng hiểu hết ý nghĩa của các thí nghiệm
nên đa phần các em hào hứng vì cách học mới mẻ trong học tập đó là thực hành gắn
với lý thuyết. Các em được thực hiện thao tác chứ không phải chỉ chủ yếu là ngồi học
lý thuyết như trước (vốn đã dẫn đến kết quả số lượng học sinh đạt kết quả cao còn hạn
49

chế, chỉ có 1 học sinh có giải). Điều này cho thấy giáo viên phải sinh hoạt kỹ hơn với
học sinh về mục đích của phần thực hành.
- Hơn nữa, vì điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn nên
các tiêu bản phải quan sát trên kính hiển vi không được rõ nét và có nhiều thí nghiệm
vẫn chưa thực hiện được như: Sử dụng phương pháp quang phổ và phương pháp điện
di trong phân tích enzyme và protein; định lượng diệp lục bằng phương pháp so màu
trên máy quang phổ; tách sắc tố bằng phương pháp sắc ký; tách chiết DNA bộ gen và
DNA plasmid; thí nghiệm điện di tren gel agarose DNA, RNA, DNA bộ gen và DNA
plasmid; theo dõi hoạt động của tim ếch trên cần ghi, .... Vì vậy, vẫn còn một số nội
dung kiến thức học sinh phải học theo kiểu tiếp nhận bị động.
D. Kết luận
Kết quả cho thấy tầm quan trọng của thực hành thí nghiệm trong giáo dục, giúp
người học hiểu rõ bản chất của các hiện tượng, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, học
đi đôi với hành, tăng sự hứng thú trong học tập của học sinh đối với các môn Khoa học
nói chung và môn Sinh học nói riêng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn được cả
xã hội quan tâm, không chỉ về nội dung kiến thức mà còn cả về kĩ năng thực hành. Tôi
đề nghị các trường THPT nên chú trọng và đầu tư hơn cho các phòng thực hành, tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập, tạo
cho học sinh niềm yêu thích và say mê khoa học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên
thiết kế các bài thực hành trong Sách giáo khoa với thời lượng hợp lý cho từng chuyên
đề, không phải bài thực hành nào cũng chỉ gói gọn trong 1 tiết học vì với thời gian 45
phút học sinh chưa thể thực hiện hết được mục tiêu của bài học, hiệu quả của bài thực
hành sẽ không cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Vụ giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục
trung học (2012), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT
chuyên, Phần B - Thực hành, tr 164 - 225
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Sinh học 10, 11 - Các bài thực hành.
3. Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Dương (2013), Tài liệu bồi dưỡng môn Sinh học cấp
THPT, Phần phương pháp dạy một số bài thực hành phục vụ cho việc bồi dưỡng học
sinh giỏi Sinh học - THPT, tr 1 - 26
4. http://loigiaihay.com/thi-nghiem-su-dung-enzim-trong-qua-dua-tuoi, Thí nghiệm sử
dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết AND (truy cập lúc 9h30” ngày
30/9/2017).
5. http://text.123doc.org/document/2640338-lam-tieu-ban-tam-thoi-de-thuc-hien-bai-
thuc-hanh-quan-sat-cac-ky-nguyen-phan, Làm tiêu bản tạm thời để thực hiện bài thực
hành quan sát các kỳ nguyên phân, Mai Văn Thuận - Trường THPT Nga Sơn (2011),
(truy cập lúc 8h30” ngày 30/9/2017).
50

PHỤ LỤC

Bảng kế hoạch thời gian bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Sinh học trường
THPT An Mỹ phần thực hành
STT Ngày Nội dung thực hành Ghi chú
Tế bào học: Nhận biết tinh bột, lipid.
1 24/7/2017 Trồng hành
protein
2 25/7/2017 Tách chiết sắc tố, tách chiết DNA
3 26/7/2017 Quan sát hình thái vi sinh vật
Tế bào học: Quan sát các kỳ nguyên
4 27/7/2017
phân trên tiêu bản rễ hành
5 28/7/2017 Giải phẫu thân thực vật
6 29/7/2017 Giải phẫu lá
7 30/7/2017 Giải phẫu thực vật Học sinh tự ôn
8 03/8/2017 Sinh lý động vật
9 04/8/2017 Sinh lý động vật Học sinh tự ôn
10 05/8/2017 Ôn lại các thí nghiệm

Một số hình ảnh thực hiện thí nghiệm của đội tuyển học sinh giỏi Sinh học
tạiTrường THPT An Mỹ
51
52
53

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY


THỰC HÀNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11
Nguyễn Văn Định
Trường THPT Tán Kế, Tỉnh Bến Tre

1. Đặt vấn đề
Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sinh học chính là
nghiên cứu về các loài sinh vật sống trong sinh giới. Ngày nay, cùng với sự phát triển
của các ngành khoa học khác thì Sinh học được xem là ngành khoa học mũi nhọn của
thế kỉ XXI. Khoa học sinh học được phân thành nhiều cấp độ nghiên cứu, từ cấp độ
phân tử, tế bào, cơ thể cho đến cấp độ quần thể, quần xã, hệ sinh thái,…
Trên cơ sở của những kết quả nghiên cứu, giáo dục cho học sinh có thái độ nhận
thức đúng đắn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học của sinh giới, bảo vệ môi trường,
bảo vệ sự sống của sinh vật và sức khỏe của con người. Nâng cao chất lượng và hiệu
quả học tập, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản
thông qua những thí nghiệm trong các bài thực hành. Xây dựng cho học sinh tinh thần
say mê học hỏi, nghiên cứu khoa học, yêu thích và bảo vệ thiên nhiên. Rèn luyện kĩ
năng thực hành, bố trí thí nghiệm. Biết phân biệt, so sánh, phân tích những gì quan sát,
ghi nhận được.
Để nâng cao chất lượng dạy thực hành cho chương trình Sinh học bậc trung học
phổ thông, theo tôi cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố như trang thiết bị phòng thí
nghiệm phải được trang bị đầy đủ (dụng cụ, hóa chất,…); giáo viên phải có kiến thức,
kĩ năng thao tác, phân biệt, nhận dạng tốt; phải tìm cách khắc phục những khó khăn
khi phòng thí nghiệm thiếu trang thiết bị phục vụ cho bài dạy. Học sinh phải nghiên
cứu và nắm vững kiến thức lý thuyết, cách tiến hành làm một thí nghiệm, kĩ năng sử
dụng các trang thiết bị, thao tác thực hành (kĩ năng làm tiêu bản tạm thời, sử dụng,
quan sát - vẽ hình trên kính hiển vi,…).
2. Thực trạng của vấn đề
Toàn bộ chương trình Sinh học 11 (cơ bản và nâng cao), mỗi phân ban có tổng
cộng 8 bài thực hành. Trong đó, chương 1 có 4 bài, chương 2 có 2 bài, chương 3 có 1
bài và chương 4 có 1 bài. Qua mỗi bài thực hành sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến
thức lý thuyết đã học trên lớp. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ dạy thực hành như thế
nào? Làm sao để giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy, làm việc nhóm và ứng
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả,… dựa vào điều kiện thực tế
của từng trường (trang thiết bị phòng thí nghiệm, điều kiện địa lý tự nhiên khu vực
xung quanh trường,…) mà giáo viên lựa chọn cách dạy và bố trí các thí nghiệm cho
hợp lý, tìm cách khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất để bài dạy đạt kết quả
như mong muốn.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả các tiết dạy thực hành. Trong
8 bài thực hành thuộc chương trình Sinh học 11 ở mỗi phân ban, đặc biệt là Sinh học
11 - nâng cao, có bài phù hợp với năng lực của học sinh nhưng cũng có bài, những thí
nghiệm rất khó, vượt ngoài khả năng của các em. Bên cạnh, điều kiện trang thiết bị
phòng thí nghiệm, kĩ năng - thao tác thực hành của giáo viên,… Qua thực tế giảng dạy
môn Sinh học 11, nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu liên quan, kết hợp với kinh
54

nghiệm mà bản thân rút kết được và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã hệ thống và phân
tích các bài thực hành trong chương trình Sinh học khối 11; qua đó, tìm ra những giải
pháp để nâng cao hiệu quả các tiết dạy thực hành, giúp học sinh phát huy tính tích cực,
vận dụng kiến thức vào bố trí các thí nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức về sinh học
thực nghiệm.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ tập trung trình bày và phân tích một cách khái
quát toàn bộ các bài thực hành trong chương trình Sinh học 11 - nâng cao, bên cạnh có
so sánh với các bài thực hành thuộc chương trình Sinh học 11 - cơ bản, dựa vào những
gì tôi đã dạy và rút kết được từ thực tế đó. Qua đó, tôi sẽ nêu ra những nhận xét chung
nhất, những giải pháp cơ bản nhất để giải quyết và khắc phục những vấn đề gặp phải
trong từng thí nghiệm, từng bài dạy cụ thể.
3.1. Bài 6: Thực hành - Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón (Sinh
học 11 - cơ bản: Bài 7 - Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của
phân bón)
3.1.1. Nhận xét chung
- Bài thực hành này tương đối khó và dài, có nhiều thí nghiệm, một vài thí
nghiệm cần có thời gian theo dõi và ghi chép tỉ mỉ (thí nghiệm 2b và 2c).
- Mục tiêu cơ bản của bài thực hành:
+ Thấy rõ lá cây có sự thoát hơi nước, có thể xác định được cường độ thoát hơi
nước bằng phương pháp cân nhanh.
+ Biết cách bố trí thí nghiệm về tác dụng của các loại phân hóa học chính ở vườn
trường hoặc trong phòng thí nghiệm.
- Phòng thí nghiệm thiếu một số trang thiết bị: cân phân tích, giấy kẻ ôli cần cho
thí nghiệm 1, các loại hóa chất phục vụ cho thí nghiệm 2c.
- Nên cho học sinh làm theo nhóm (4 học sinh/nhóm) khi tiến hành các thí
nghiệm để phân chia công việc và trao đổi lẫn nhau trong quá trình làm và theo dõi để
ghi nhận kết quả.
- Thí nghiệm 2b rất khó áp dụng đối với các trường ở khu vực thành thị nhưng dễ
dạy hơn đối với các trường ở nông thôn. Tuy nhiên, thí nghiệm 2b này cần khoảng thời
gian tương đối dài để tiến hành nên rất khó áp dụng vào dạy thực hành cho các em học
sinh. Tùy điều kiện thực tế từng trường mà giáo viên có thể chọn dạy hay không hoặc
phối hợp với thí nghiệm 2c để hướng dẫn cho học sinh.
- Bài thực hành này không thể dạy hết trong khoảng thời gian 1 tiết học được,
giáo viên nên cho học sinh nghiên cứu trước ở nhà, chuẩn bị các mẫu vật cần thiết (lá
cây, hạt nảy mầm, các loại phân,…) và học trái buổi (thời gian khoảng 3 tiết) để hướng
dẫn kỹ cho học sinh cách bố trí thí nghiệm, cách tính diện tích lá, cách theo dõi và ghi
nhận những thông tin cần thiết,…
3.1.2. Giải pháp
- Ở thí nghiệm 1 nếu không có cân điện tử thì dùng cân đồng hồ hay cân đĩa để
thay thế.
- Không có giấy kẻ ô li thì dùng giấy tập có kẻ ôli để thay thế và hướng dẫn cho
học sinh cách tính diện tích lá.
55

- Để dạy được thí nghiệm 2b (trồng cây ngoài vườn) giáo viên có thể hướng dẫn
cách tiến hành trên lớp và cho học sinh về nhà làm theo nhóm, theo dõi, ghi nhận kết
quả và viết báo cáo. Giáo viên có thể đến nơi bố trí thí nghiệm của 1 hoặc 2 nhóm để
quan sát, ghi nhận cách làm của các em học sinh.
- Nếu không dạy thí nghiệm 2b, khi cho học sinh làm thí nghiệm 2c thì kết hợp
và làm luôn thí nghiệm 2b trong thí nghiệm 2c này:
+ Khi ngâm hạt thì kết hợp tính tỉ lệ nảy mầm của hạt.
+ Trong quá trình theo dõi (7 - 10 ngày) thì kết hợp đo chiều cao cây, đường kính
thân cây, tính khối lượng trung bình ở mỗi cây và mỗi nghiệm thức khác nhau.
+ Đếm số lá và tính diện tích lá ở mỗi cây và mỗi nghiệm thức khác nhau.
- Không có các loại hóa chất để pha dung dịch nuôi cấy như yêu cầu của bài thì
chúng ta có thể dùng các loại phân urea, phân lân đơn, phân kali đơn và phân NPK hỗn
hợp để thay thế và pha các loại dung dịch nuôi cấy với các nghiệm thức khác nhau.
* Đối với chương trình Sinh học 11 - cơ bản: Thí nghiệm 1 mang tính định
lượng, nên cần sự kiên nhẫn của người làm thí nghiệm và cảm nhận bằng mắt. Nếu
không có dung dịch coban clorua 5% thì có thể dùng giấy quyến đặt hai bên mặt lá,
bên ngoài bọc túi nilong để hơi nước không bay vào không khí. Làm theo cách này chỉ
thấy được lá cây có thoát hơi nước nhưng không phân biệt được tốc đố thoát hơi nước
ở hai bên mặt lá.
3.2. Bài 13: Thực hành - Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng
phương pháp hóa học (Sinh học 11 - cơ bản: Bài 13 - Phát hiện diệp lục và
caroteniod)
3.2.1. Nhận xét chung
- Các thí nghiệm trong bài thực hành này tương đối dễ làm, thời gian trong 1 tiết
học là vừa đủ cho giáo viên hướng dẫn và học sinh làm ra kết quả cuối cùng.
- Mục tiêu cơ bản của bài:
+ Quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá màu xanh lục và khi tách được 2
nhóm sắc tố riêng rẽ sẽ quan sát được nhóm chlorophyl có màu xanh lục, nhóm
carotenoid có màu vàng.
+ Củng cố kiến thức đã học về sắc tố quang hợp ở các bài lý thuyết.
- Giáo viên nên cho học sinh nghiên cứu cách tiến hành thí nghiệm trước ở nhà,
cách phân biệt các loại sắc tố (chlorophyl, carotenoid) và chuẩn bị các loại lá khác
nhau đối với các nhóm khác nhau để giúp học sinh ghi nhận, so sánh và khắc sâu hơn
các kiến thức lý thuyết đã học.
3.2.2. Giải pháp
- Hóa chất sử dụng cho bài thực hành này tương đối đơn giản, chỉ có 2 loại là
acetone và benzen. Trong trường hợp không có các loại hóa chất này có thể thay thế
bằng alcon 900 - 960 nhưng sẽ khó phân biệt 2 loại sắc tố này khi dựa vào màu sắc.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tùy theo điều kiện phòng thí nghiệm và thời
gian biểu mà có thể chia lớp thành nhiều nhóm hay ít nhóm (khoảng 4 - 8 nhóm).
- Nên cho 2 nhóm cùng đem một loại lá giống nhau để so sánh kết quả cuối cùng.
- Giáo viên nên hướng dẫn thao tác và làm sẵn một vài mẫu để cho học sinh có
cơ sở mà đối chiếu sau khi chiết rút và tách được 2 nhóm sắc tố như yêu cầu của bài.
56

- Sau khi thực hành xong bài này, giáo viên phải hướng dẫn, gợi mở để học sinh
giải quyết được 2 câu hỏi sau:
1/ Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ?
2/ Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc
tố?
3.3. Bài 14: Thực hành - Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt (Sinh học 11
- cơ bản: Bài 14 - Phát hiện hô hấp ở thực vật)
3.3.1. Nhận xét chung
- Thí nghiệm bài này tương đối dễ làm nhưng cần khoảng thời gian khoảng 1 - 3
giờ để theo dõi và ghi nhận kết quả.
- Mục tiêu cơ bản của bài: Minh họa bài giảng về hô hấp: Hô hấp là quá trình oxy
hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng ra năng lượng sinh học (ATP, chứa khoảng
50% năng lượng của nguyên liệu hô hấp) và năng lượng dưới dạng nhiệt. Hô hấp là
một quá trình tỏa nhiệt.
3.3.2. Giải pháp
- Để dạy được bài thực hành này trong khoảng thời gian 45 phút, giáo viên nên
cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà: ngâm và ủ cho hạt nảy mầm hoặc ngâm hạt trong
nước (350 - 400C) trong khoảng 2 - 3 trước khi đến lớp.
- Thời gian 1 tiết trên lớp chỉ đủ để học sinh tiến hành các bước cơ bản để hoàn
thành giai đoạn đầu của thí nghiệm, sau đó cần khoảng 3 giờ để theo dõi và ghi nhận
kết quả. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta có 2 giải pháp:
+ Giải pháp thứ nhất: cho học sinh đi trái buổi để có đủ thời gian cần thiết hoàn
thành thí nghiệm này.
+ Giải pháp thứ hai: vẫn học chính khóa, giáo viên cho học sinh chuẩn bị hạt
giống trước ở nhà, vào phòng thí nghiệm chỉ hoàn thành các bước của giai đoạn
đầu. Sau đó cứ cách 1 giờ thì mỗi nhóm cử đại diện qua quan sát và ghi nhận kết
quả.
- Để tiến hành được thí nghiệm này thì nhất thiết mỗi nhóm phải có 1 nhiệt kế.
Trong trường hợp không có nhiệt kế, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm 2 thí
nghiệm chứng minh hạt nảy mầm có hô hấp qua sự thải CO2 và sự hút O2 (giống
chương trình cơ bản).
3.4. Bài 21: Thực hành - Tìm hiểu hoạt động của tim ếch (Sinh học 11 – cơ
bản: Bài 21 - Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người)
3.4.1. Nhận xét chung
- Bài thực hành này rất khó thực hiện, đòi hỏi thao tác và kĩ năng thực hành phải
chính xác, tỉ mỉ và khéo léo.
- Làm tốt bài thực hành này sẽ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức lý thuyết
đã học về hệ thần kinh và đặc biệt là hệ tuần hoàn: cấu tạo và hoạt động của tim, hệ
thống mạch máu và dòng vận chuyển của máu trong hệ mạch.
- Mục tiêu cơ bản của bài:
+ Quan sát được hoạt động của tim ếch.
+ Nêu rõ được sự điều hòa hoạt động của tim bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
57

+ Trình bày được sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
3.4.2. Giải pháp
- Có thể dùng cóc thay ếch để tiết kiệm được chi phí, cho học sinh tự bắt cóc ở
nhà đem vào mà không cần phải mua ếch. Nếu dùng cóc làm thí nghiệm thì hướng dẫn
học sinh cách tránh các mủ độc của cóc khi tiến hành hủy tủy.
- Bài này không thể dạy trong 1 tiết học mà cần khoảng thời gian 2 – 3 tiết, nên
cho học sinh đi thực hành trái buổi là hợp lý nhất.
- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh thật tỉ mỉ:
+ Cách pha dung dịch sinh lý cho động vật biến nhiệt:
Thành phần Hàm lượng
NaCl 0,65%
NaCl 0,6 g
KCl 0,01 g
CaCl2 0,01 g
NaHCO2 0,01 g
Nước cất 100 ml
+ Cách sử dụng kính hiển vi để quan sát dòng vận chuyển của máu trong hệ
mạch.
+ Cách làm một tiêu bản tạm thời là như thế nào.
+ Cách hủy tủy và giải phẫu ếch (cóc) để quan sát tim và hệ mạch.
+ Cách tìm và phân biệt được dây thần kinh mê tẩu – giao cảm.
- Để học sinh hiểu rõ hơn về tính tự động của tim, giáo viên có thể cho học sinh
làm thêm thí nghiệm cắt rời tim (ếch, cóc) khỏi cơ thể mà vẫn còn đập một khoảng
thời gian nhất định (nếu có điều kiện về thời gian và kĩ năng). Thao tác tiến hành thí
nghiệm này tương đối khó và tỉ mỉ giống như thí nghiệm quan sát sự vận chuyển của
máu trong động mạch, tĩnh mạch nhỏ và các mao mạch ở màng da chân ếch (cóc), ở
màng treo ruột. Cách tiến hành thí nghiệm này như sau:
+ Bước 1: Hủy tủy và mổ lộ tim giống như thí nghiệm 1 (quan sát hoạt động của
tim ếch hoặc cóc).
+ Bước 2: Dùng chỉ thắt các nút ở động mạch và tĩnh mạch gần tim lại.
+ Bước 3: Dùng kéo cắt rời tim khỏi cơ thể.
+ Bước 4: Cột tim ếch (cóc) vào đũa thủy tinh rồi để vào bình tam giác.
+ Bước 5: Để tim yên khoảng 1 - 2 phút thì nhỏ vài giọt dung dịch sinh lý vào,
sau đó cách khoảng 5 phút thì nhỏ 1 lần.
* Nếu thao tác kỹ thuật làm đúng, có dung dịch sinh lý đầy đủ thì tim ếch (cóc)
có thể đập được vài giờ sau khi cắt rời khỏi cơ thể. Thí nghiệm này rất hay, có thể tiến
hành được hay không là tùy vào quý Thầy Cô và điều kiện thực tế ở trường.
* Đối với chương trình Sinh học 11 - cơ bản: Bài thực hành này giúp học sinh
biết thao tác đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người (nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể) và
biết được trình trạng sức khỏe của cơ thể thông qua các chỉ số đo đếm được. Thao tác
58

bài này cũng tương đối đơn giản, học sinh chỉ cần quan sát kỹ quá trình hướng dẫn của
giáo viên là có thể tiến hành được.
3.5. Bài 25: Thực hành - Hướng động
3.5.1. Nhận xét chung
- Bài thực hành này tương đối dễ, nhưng cần thời gian theo dõi vài ngày mới cho
kết quả chính xác.
- Mục tiêu cơ bản của bài này là:
+ Phân biệt các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng
hóa và hướng tiếp xúc.
+ Thực hiện thành công thí nghiệm về các tính hướng của thực vật ở vườn nhà
hay vườn trường (thực hiện trước khoảng 7 – 10 ngày).
3.5.2. Giải pháp
- Tùy điều kiện thực tế từng trường mà giáo viên chọn cách dạy cho phù hợp,
giáo viên có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1: Hướng dẫn lý thuyết và cách tiến hành trên lớp, chia lớp thành nhiều
nhóm nhỏ và cho tiến hành làm ở nhà. Có thể đi quan sát đặc điểm về các tính
hướng động ở thực vật, ghi nhận, chụp hình và hoàn thành bài thu hoạch để vào
lớp trao đổi với nhau.
+ Cách 2: Cho học sinh nghiên cứu lại lý thuyết và cách tiến hành các thí
nghiệm, chuẩn bị hạt đậu đã ngâm cho nảy mầm trước ở nhà. Vào lớp cho học
sinh tiến hành bố trí các thí nghiệm về các tính hướng động ở thực vật: hướng
đất, hướng sáng, hướng nước và hướng hóa. Sau đó mỗi ngày các nhóm cử đại
diện lên phòng thí nghiệm quan sát và ghi nhận kết quả.
- Dù tiến hành thí nghiệm theo cách nào thì cũng cần khoảng thời gian 7 - 10
ngày để quan sát, ghi nhận kết quả và viết thu hoạch.
- Giáo viên tổ chức 1 tiết học để cho các nhóm trình bày kết quả, trao đổi và thảo
luận với nhau. Trên cơ sở đó giáo viên nhận xét, đánh giá và chấm điểm bài thu hoạch
của các nhóm.
3.6. Bài 33: Thực hành - Xem phim về một số tập tính ở động vật (Sinh học 11
- cơ bản: Bài 33 - Xem phim về tập tính của động vật)
3.6.1. Nhận xét chung
- Mục đích của bài thực hành này là ôn lại các kiến thức lý thuyết về tập tính của
động vật diễn ra trong thực tế đời sống tự nhiên của động vật.
- Mục tiêu của bài:
+ Tìm được những ví dụ về con người sử dụng một số tập tính của động vật trong
bảo vệ nông nghiệp, trong đời sống.
+ Nêu được ví dụ về việc xây dựng một số tập tính cho động vật qua huấn luyện,
bằng con đường thành lập phản xạ có điều kiện.
- Bài thực hành này chủ yếu là cho học sinh xem phim về các tập tính của động
vật, qua đó ghi nhận và thảo luận với nhau.
- Bài thực hành này chỉ cần trong 1 tiết học là đủ thời gian hướng dẫn cho học
sinh hoàn thành các yêu cầu của bài như trong sách giáo khoa.
59

- Vai trò của người giáo viên trong bài thực hành này là rất quan trọng, giáo viên
phải chuẩn bị máy vi tính, máy chiếu, các đoạn phim về tập tính ở động vật (tập tính
sinh sản, săn mồi, bảo vệ lãnh thổ,...) và nội dung hướng dẫn học sinh thảo luận.
3.6.2. Giải pháp
- Tùy điều kiện cơ sở vật chất của trường có hay không có phòng máy chiếu ứng
dụng công nghệ thông tin hay không mà giáo viên chọn cách dạy cho hợp lý.
- Trong trường hợp điều kiện của trường không có phòng máy chiếu ứng dụng
công nghệ thông tin, giáo viên có thể hướng dẫn lý thuyết và cho học sinh về nhà sưu
tìm các hình ảnh, đoạn phim về tập tính của động vật thông qua sách vở, mạng
internet, đời sống thực tế của động vật,...ghi nhận và viết thu hoạch để vào lớp trao đổi
với nhau. Trong trường hợp này không cần cho học sinh làm theo nhóm mà cho làm cá
nhân từng học sinh.
- Trong trường hợp điều kiện của trường có đầy đủ trang thiết bị về phòng máy
chiếu ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên phải sưu tầm các hình ảnh, đoạn phim
về những tập tính của động vật: săn mồi, sinh sản, bảo vệ con, bảo vệ lãnh thổ,...giáo
viên trình chiếu cho học sinh xem từng đoạn phim và hướng dẫn cho học sinh ghi
nhận, thảo luận về từng tập tính của động vật.
- Giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm thêm ở nhà các đoạn phim, hình ảnh về
các tập tính để nội dung thảo luận được phong phú, đa dạng hơn.
- Không cần cho học sinh viết thu hoạch theo nhóm mà chỉ cần viết theo cá nhân
là được.
3.7. Bài 40: Thực hành - Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động
vật (Sinh học 11 - cơ bản: Bài 40 - Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động
vật)
3.7.1. Nhận xét chung
- Bài thực hành này tương đối khó và trừu tượng, đòi hỏi khả năng quan sát, tư
duy và phân biệt các giai đoạn sinh trưởng - phát triển ở các loài động vật.
- Mục tiêu cơ bản của bài là sau khi học thì học sinh trình bày được các giai đoạn
của quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật.
- Cũng giống như bài thực hành xem phim về một số tập tính ở động vật. Trong
bài này vai trò của người giáo viên cũng rất quan trọng, giáo viên phải chuẩn bị máy vi
tính, máy chiếu, các đoạn phim, hình ảnh về các giai đoạn phát triển ở gà, tằm, ếch,
người,... và nội dung hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Bài này có thể dạy trong thời gian 1 tiết học, giáo viên cho học sinh chuẩn bị
trước ở nhà với các nội dung như yêu cầu của bài thực hành.
3.7.2. Giải pháp
- Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh về nhà tìm và quan sát quá trình biến
thái của ếch nhái trong môi trường sống tự nhiên. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp
dụng được vào thời gian đầu mùa mưa và các trường ở khu vực nông thôn.
- Nếu có điều kiện và thời gian thì giáo viên nên chuẩn bị: trứng gà (trứng vịt)
không có trống (chưa thụ tinh), trứng có trống (đã thụ tinh và phát triển đến giai đoạn
đĩa phôi), trứng đã ấp 3 - 7 ngày và 21 ngày (ở gà) và 28 ngày (ở vịt) sắp nở.
60

- Tùy điều kiện thực tế mà giáo viên có thể chọn cách dạy cho phù hợp nhưng
vẫn đảm bảo truyền đạt được nội dung bài thực hành cho học sinh nắm:
+ Nếu chuẩn bị được trứng gà (trứng vịt) ở các giai đoạn phát triển phôi khác
nhau thì giáo viên có thể kết hợp cho học sinh xem phim, tranh ảnh về các giai
đoạn phát triển phôi khác nhau và thực hành thực tế bằng việc chia nhóm và xác
định trứng nào có trống, trứng nào không trống, trứng đó đang ở giai đoạn phát
triển nào của phôi,...
+ Nếu không chuẩn bị được trứng gà (trứng vịt) ở các giai đoạn phát triển phôi
khác nhau thì giáo viên tổ chức cho học sinh xem phim, quan sát tranh hoặc mẫu
vật của tằm, ếch, gà,... để phân biệt các giai đoạn phát triển (phôi, con non ấu
trùng, con trưởng thành,...).
- Nếu thời gian đang là mùa mưa và trường thuộc khu vực nông thôn thì giáo
viên nên kết hợp cho học sinh quan sát thực tế quá trình biến thái của ếch nhái, cóc ở
ngoài môi trường để bài thực hành được đa dạng, sinh động và phong phú hơn.
- Có thể kết hợp cho học sinh xem phim hoặc quan sát tranh vẽ các giai đoạn
phát triển phôi ở người.
- Giáo viên nên chia lớp thành các nhóm và phân công các mục thực tập cho các
nhóm để mỗi học sinh đều được quan sát và tham gia thảo luận.
3.8. Bài 43: Thực hành - Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật (Sinh học
11 - cơ bản: Bài 43 - Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép)
3.8.1. Nhận xét chung
- Nội dung bài thực hành này rất hay, sinh động và gắn liền với học sinh thuộc
khu vực nông thôn, nhất là ở vùng chuyên canh cây ăn trái. Tuy nhiên, bài thực hành
này đòi hỏi kĩ năng và thao tác khéo léo của người tham gia nhân giống giâm, chiết,
ghép ở thực vật.
- Mục tiêu cơ bản của bài:
+ Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: giâm,
chiết, ghép.
+ Thực hiện được các phương pháp nhân giống: giâm cành, lá, rễ; chiết cành;
ghép áp, ghép nối, ghép mắt.
+ Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
- Bản thân giáo viên nên rèn luyện thao tác, kĩ năng thực hành cách giâm, chiết,
ghép cây trước khi hướng dẫn cho học sinh.
3.8.2. Giải pháp
- Bài thực hành này cần khoảng thời gian tương đối dài, giáo viên nên cho học
sinh học trái buổi. Cần khoảng 2 - 3 tiết để giáo viên hướng dẫn và học sinh hoàn
thành các yêu cầu đặt ra.
- Bài này không thể dạy trong phòng thí nghiệm mà phải dạy thực tế ở vườn
trường hay ở một vườn cây ăn trái nào đó ở địa phương.
- Nếu trường không có vườn trường thì giáo viên có thể kết hợp cho học sinh đến
tham quan các nơi sản xuất cây giống để quan sát, ghi nhận, học hỏi và thực hành luôn
các kĩ năng về giâm, chiết, ghép.
61

- Nếu giáo viên có kĩ năng tốt thì nên vừa hướng dẫn vừa làm thực tế cho học
sinh xem các cách giâm, chiết, ghép ở thực vật. Ngược lại, giáo viên nên kết hợp cho
học sinh thực tế tại các vườn sản xuất cây giống và nhờ chủ vườn hướng dẫn thao tác,
kĩ năng cho học sinh. Nhất là kỹ thuật ghép áp, ghép nối và ghép mắt.
4. Kết luận
Trên cơ sở những giải pháp đã đề xuất và áp dụng thực tế trong các tiết dạy thực
hành của mình. Tôi đã khắc phục được những khó khăn gặp phải, nhất là việc thiếu
dụng cụ, hóa chất cần thiết cho một bài thực hành. Các em học sinh thì rất say mê,
hứng khởi trong các tiết học thực hành. Từ thực tế của các tiết học thực hành, tôi nhận
thấy kết quả trong những giờ học lý thuyết của các em có nhiều tiến bộ, các em hiểu
bài và vận dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn.
Thông qua những phân tích đã trình bày, tôi có thể rút kết một số vấn đề sau:
- Đề xuất được những giải pháp và áp dụng hiệu quả trong việc tổ chức các tiết
dạy thực hành.
- Giải quyết được những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy thực hành: thiếu
hóa chất, dụng cụ thiết bị phục vụ thí nghiệm.
- Phát huy được tính năng động, tích cực, sáng tạo và khả năng tự học của học
sinh.
- Giúp học sinh kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành, vận dụng hiệu quả
các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Đánh giá được năng lực của học sinh thông qua việc tham gia làm các thí
nghiệm, viết bài thu hoạch,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá - chủ biên (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học (tập 1, 2), Nxb
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. W.D. Phillips, T.J. Chilton - Nguyễn Bá & cộng sự dịch (2003), Sinh học (tập 1),
Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thành Đạt - tổng chủ biên & cộng sự (2007), Sách giáo khoa Sinh học 11
(cơ bản), Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Thành Đạt - tổng chủ biên & cộng sự (2007), Sách giáo viên Sinh học 11
(cơ bản), Nxb Giáo dục.
5. Trương Thị Thủy (1998), Giáo trình thực tập sinh lý người và động vật, Khoa Sư
phạm - Trường Đại học Cần Thơ.
6. Vũ Văn Vụ & cộng sự (2007), Sách giáo khoa Sinh học 11 (nâng cao), Nxb Giáo
dục.
7. Vũ Văn Vụ & cộng sự (2007), Sách giáo viên Sinh học 11 (nâng cao), Nxb Giáo
dục.
8. Bộ môn Khoa học Cây trồng (2002), Giáo trình thực tập sinh lý thực vật, Khoa
Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ.
62

CẢI TIẾN QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIÊU BẢN ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG
NHIỄM SẮC THỂ Ở HÀNH TÍM (ALLIUM ASCALONICUM L.)
Lê Minh Đức, Đặng Thị Ngọc Thanh
Khoa Sư phạm KHTN, Trường Đại học Sài Gòn

Tóm tắt
Nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện tiêu bản quan sát đột biến số lượng
nhiễm sắc thể (NST) của hành tím phục vụ dạy học thực hành di truyền học bậc trung
học phổ thông là việc làm rất cần thiết hiện nay. Quy trình sau cải tiến giúp đơn giản
hóa các bước thực hiện, rút gọn thời gian, thay thế các loại hóa chất đắt tiền, khó tìm.
Góp phần thực hiện hiệu quả các bài thực hành di truyền học, nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn.
1. Đặt vấn đề
Phần kiến thức di truyền học trong chương trình sinh học 12 có các bài thực hành
thí nghiệm giúp học sinh (HS) nghiên cứu đặc điểm NST gồm: bài 7 - Sinh học 12 cơ
bản “Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố
định và trên tiêu bản tạm thời”; bài 10 - Sinh học 12 nâng cao “Thực hành Quan sát
các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời”.
Thực tế hiện nay, các bài thực hành này đã gây nhiều lúng túng với giáo viên (GV) và
HS, do công tác chuẩn bị mẫu, pha hóa chất, thao tác làm tiêu bản đòi hỏi nhiều thời
gian, công sức, kinh nghiệm của người dạy. Đây là những trở lại lớn cho công tác dạy
học thực hành thí nghiệm di truyền học ở nhà trường hiện nay. Với những lí do trên,
nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn cải tiến, đơn giản hóa quy trình thực
hiện các bài thực hành trên.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
Hành tím (Allium ascalonicum L.) có bộ NST lưỡng bội (2n =16).
2.2. Hóa chất
- Hóa chất nhuộm:
+ Orcein acetic 4% (hãng Merk): Cân 4g orcein cho vào bình tam giác 250ml,
cho dung dịch acid acetic 45% đến đủ 100ml, đậy phễu phía trên bình tam giác, đem
đun sôi lăn tăn dưới ngọn lửa đèn cồn khoảng 60 phút. Để nguội trong tối khoảng 24
giờ, lọc với giấy lọc và bảo quản trong lọ màu.
+ Xanh methylene 1% (TQ) pha trong dung dịch acid acetic 5%. Cân 1g xanh
methylene nguyên chất, cho dung dịch acid acetic 5% đến khi đủ 100ml, khuấy đều và
lọc qua giấy lọc, bảo quản trong lọ màu.
- Dung dịch làm mềm mẫu: HCl 1N; 1,5N và 2N
- Các loại hóa chất xử lí mẫu:
Dung dịch colchicine 0,01%; 0,02%; 0,03% (Himedia - Ấn Độ); thuốc trị bệnh
gout colchicine 1mg/viên (công ty Stada-VN J.V.Co., Ltd - sản xuất tại Việt Nam),
cách pha như sau: lấy 3 viên nghiền nát, cho nước cất đến 100ml, hòa tan, lọc với giấy
lọc và bảo quản nới thoáng mát, ta thu được dung dịch colchichine 0,03%.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
63

Lựa chọn quy trình chuẩn (SGK) (hình 1), phân chia các bước, nghiên cứu cải
tiến, đơn giản hóa ở mỗi bước làm cơ sở cho việc thiết kế quy trình sau cải tiến một
cách hiệu quả.
Mỗi nghiệm thức (mỗi bước) được lặp lại 3 lần, mỗi lần thực hiện với 5 mẫu rễ
trên các củ khác nhau. Các công đoạn trong mỗi quy trình được thực hiện nối tiếp
nhau, kết quả của công đoạn trước là tiền đề cho công đoạn sau.
Quy trình sau cải tiến cần đạt được các tiêu chí như: cụ thể, đơn giản, dễ thực
hiện, rút ngắn thời gian, tiết kiệm hóa chất, loại bỏ các hóa chất gây hại cho sức khỏe
nhưng vẫn cho tiêu bản đạt yêu cầu [4].

Lấy củ khoai môn, khoai sọ hoặc ráy (2n, 3n, 4n) trồng vào chậu cát ẩm
Cho ra rễ dài khoảng 2 - 3 cm (bước 1)

Cắt lấy phần chóp rễ; rửa sạch (bước 2)

Cho vào dung dịch cố định theo tỉ lệ (3 cồn 900: 1 acid acetic đặc)
Cố định trong 12 giờ (bước 3)

Rửa bằng cồn 700 (bước 4)

Đun cách thủy rễ trong dung dịch thuốc nhuộm orcein acetic
(hoặc carmine acetic) 4 - 5% cho tới khi rễ mềm (bước 5)

Lấy 1 - 2 chóp rễ dài 2 - 3 mm đưa lên phiến kính, nhỏ thêm 1 giọt thuốc
nhuộm orcein acetic (hoặc carmine acetic) 4 - 5% lên mẫu (bước 6)

Đậy lá kính lên mẫu


sau đó đặt giấy lọc lên trên rồi ấn nhẹ cho NST tung đều (bước 7)

Quan sát trên KHV


Hình 1. Quy trình chuẩn thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời
để quan sát bộ NST ở một số thực vật (SGK Sinh học 12 - nâng cao)

3. Kết quả và bàn luận


3.1. Lựa chọn đối tượng thí nghiệm
Đề tài lựa chọn đối tượng hành tím thay cho khoai môn, khoai sọ hoặc ráy trong
SGK vì những ưu điểm sau: dễ tìm, dễ trồng, giá thành rẻ, lượng rễ thu hoạch nhiều,
số lượng NST tương đối ít (2n = 16), kích thước NST tương đối lớn, dễ quan sát.
3.2. Cải tiến việc chuẩn bị mẫu rễ
64

Một số tài liệu hiện nay hướng dẫn cách trồng hành thu hoạch rễ bằng cách đặt
trên đất ẩm hoặc bông ẩm. Thực tế cho thấy, nếu trồng theo cách này một số loại hành
rất khó mọc rễ hoặc ra rễ với số lượng rất ít, có khi đến 7 ngày mới thấy xuất hiện một
vài rễ hoặc không mọc rễ, có thể hành đã bị sấy quá khô hoặc quá cũ [2]. Hoặc có thể
chuẩn bị mẫu rễ bằng cách đặt củ hành lên cốc nước lã sao cho phần dưới của củ hành
chấm vào nước, đặt vào chỗ tối vài ngày cho đến khi rễ mọc dài vào trong nước 2 -
3cm [1]. Tuy nhiên, khi trồng theo phương pháp này củ hành thường bị úng, mốc do
nấm hoặc không ra rễ.
Một biện pháp thay thế mà đề tài đã thực hiện thành công: Ngâm hành trong
nước khoảng 1 giờ sau đó bóc lớp vỏ ngoài và trồng trong đất ẩm, chỉ sau 1 - 2 ngày
đã thấy xuất hiện rất nhiều rễ từ 2 – 3 cm. Việc ngâm trong nước giúp tăng độ ẩm có
tác dụng kích thích việc ra rễ ở các loài trên. Khi rễ hành dài khoảng 2 - 3 cm, dùng
kéo cắt 2 mm phần đầu rễ và rửa sạch bằng nước [4].
Nếu muốn thu được nhiều rễ, mỗi lần cắt đầu rễ xong cần cắt bỏ toàn bộ rễ và
đặt lại trong đất ẩm, sau 1 - 2 ngày sẽ thấy rễ mọc thêm rất nhiều, có thể thu hoạch rễ
từ 5 - 6 đợt như vậy. Nếu làm theo phương pháp này thì GV thu được rất nhiều rễ từ
một ít củ hành ban đầu giúp tiết kiệm chi phí và chủ động mẫu vật trong một thời gian
dài.
3.3. Cải tiến việc sử dụng hóa chất
- Hóa chất đa bội hóa bộ NST ở thực vật
Muốn quan sát bộ NST ở thực vật ở dạng tứ bội 4n, người ta thường dùng
colchicine từ 0,01 - 0,05% ngâm mẫu trong 24 giờ [2], [8].
Tuy nhiên, các loại colchichine tinh khiết hiện nay rất đắt tiền (khoảng 1 triệu
đồng/gram), khó kiếm trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu này đã thử nghiệm sử dụng
một loại thuốc trị bệnh gout (công ty Stada - VN J.V.Co., Ltd) có chứa colchichine với
liều lượng 1mg/viên với giá thành rẻ, dễ dàng mua ở các tiệm thuốc tây (khoảng
24.000đ/10 viên).
Bảng 1 sau đây thể hiện khả năng đa bội hóa của colchicine tinh khiết và
colchichine 1mg (thuốc trị gout) ở các nồng độ khác nhau lên tế bào của rễ hành tím
sau 24 giờ xử lý.
Bảng 1. Số tế bào tứ bội hóa thành công
Nồng độ colchicine
Hóa chất
0,01% 0,02% 0,03%
Colchicine tinh
khiết (Ấn Độ) Tỉ lệ tế bào 4n/các tế 16,20±3,23 27,00±4,52 38,60±4,37
bào đang phân chia
Colchicine trong (trong 1 tiêu bản) 14,20±3,57 23,00±3,52 36,10±3,95
thuốc (1mg/viên)

Với kết quả ở bảng 1, bước đầu cho thấy việc thay thế cochichine tinh khiết
bằng thuốc trị gout có chứa cochichine hiện nay cho kết quả tốt, phù hợp với yêu cầu
của bài thực hành ở phổ thông nhằm tiết kiệm chi phí, công đoạn chuẩn bị hóa chất
đơn giản hơn.
65

a b
Hình 2. Tế bào rễ hành tím (4n = 32) được xử lý với colchichine tinh khiết (a); và
được xử lý với viên thuốc chứa colchichine (b) trong 24 giờ (X1.000)
- Cải tiến công đoạn làm mềm mẫu
Việc làm mềm mẫu giúp các tế bào dàn đều trong quá trình ép sau này bằng cách
sử dụng nhiệt hoặc hóa chất (HCl) [1], [2], [6], [7], [8]. Theo quy trình chuẩn (SGK),
làm mềm mẫu rễ bằng thao tác đun nóng (nhưng không cho sôi) trong 6 phút hoặc đun
cách thủy mẫu trong dung dịch thuốc nhuộm cho tới khi mẫu rễ mềm. Cả hai cách trên
đều tốn nhiều thuốc nhuộm, mẫu rất dễ bị hư bởi nhiệt độ cao. Để khắc phục nhược
điểm này, ta có thể làm mềm mẫu với HCl 1N trong 15 phút [2]. Tuy nhiên, thời gian
ngâm với HCl trong 15 phút sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết thực hành, do thời
gian 1 tiết học chỉ gói gọn trong 45 phút. Vì vậy, việc khảo sát để tìm nồng độ HCl
làm mềm mẫu thích hợp với thời gian ngâm ít hơn, sẽ rút ngắn thời gian làm tiêu bản.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy nên ngâm mẫu với HCl 2N trong thời gian 5 phút giúp mẫu
mềm tạo điều kiện dễ dàng cho việc dàn mỏng tế bào qua thao tác ép, chất lượng mẫu
đồng đều hơn so với phương pháp làm mềm mẫu bằng nhiệt. Tuy nhiên, nếu ngâm
mẫu trong HCl 2N quá 15 phút thì tế bào sẽ bị biến dạng, khó quan sát.

Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ HCl lên việc làm mềm mẫu
Thời gian xử lý 5 phút Mô tả
Mẫu rễ còn cứng, khi ép các tế bào chưa dàn đều, khó
HCl 1N
quan sát các kì của nguyên phân.

Mẫu rễ tương đối mềm, phải dùng lực ép mạnh nhưng


HCl 1,5N
các tế bào vẫn chưa dàn đều thành 1 lớp.

Mẫu rễ mềm hoàn toàn, dễ dàng dùng lực ép để


HCl 2N
dàn đều tế bào thành 1 lớp.
- Hóa chất nhuộm NST
Có nhiều phẩm nhuộm được đề xuất để nhuộm nhiễm sắc thể như: leuco-basic;
orcein acetic; carmine acetic; lacto-propionic-orcein; hematoxylin, giemsa [1], [2], [7],
[8]. Các loại phẩm nhuộm này có giá thành cao hoặc khó pha chế. Đề tài đã nghiên
66

cứu đề xuất thay thế các loại thuốc nhuộm trên bằng xanh methylene là loại thuốc
nhuộm rất phổ biến, giá thành rẻ, dễ pha chế và bảo quản [4].
Kết quả thí nghiệm cho thấy, có thể nhuộm NST tế bào rễ hành tím bằng xanh
methylene 1% trong 3 phút sau đó rửa mẫu trong acid acetic 5% trong vài giây và lên
kính bằng một giọt acid acetic 5%. Khi quan sát trên KHV, NST bắt màu xanh đậm và
có độ tương phản cao với tế bào chất (hình 3).

Hình 3. Tiêu bản bộ NST hành tím (2n=16) nhuộm bằng xanh methylene 1% (X400)

3.4. Quy trình thực hiện tiêu bản quan sát đột biến số lượng NST sau cải tiến
Ngâm hành trong nước khoảng 1 giờ, lột phần vỏ lụa bên ngoài, trồng trong đất
ẩm 1 - 2 ngày sẽ cho rễ dài 2 - 3cm (bước 1)

Cắt đầu rễ khoảng 2mm, ngâm mẫu rễ trong colchicine 0,03% khoảng 24 giờ
để quan sát bộ NST ở dạng tứ bội 4n (bước2)

Lấy 1 đầu rễ cho vào phiến kính, nhỏ vài giọt HCl 2N và để 5 phút (bước 3)

Dùng dao lam dầm nhẹ vài lần lên mẫu, nhỏ 1 giọt xanh methylene 1%,
nhuộm trong 3 phút (bước 4)

Đậy lá kính, dùng cán viết lông hoặc viết chì ấn và xoay nhẹ lên tiêu bản từ trong
ra ngoài cho tế bào dàn đều, thấm hết thuốc nhuộm còn thừa (bước 5)

Quan sát tiêu bản trên KHV

Hình 4: Sơ đồ quy trình thực hiện tiêu bản hiển vi để quan sát
đột biến số lượng NST ở hành tím đã cải tiến
67

Bảng 3. So sánh quy trình chuẩn (SGK) và quy trình sau cải tiến
Quy trình chuẩn (SGK) Quy trình cải tiến
Thời gian pha
26 giờ 1 giờ
hóa chất nhuộm
Thời gian thực hiện
10 phút 10 phút
tiêu bản
10 ml orcein acetic 4%
50ml dung dịch carnoy
2 ml xanh methylene 1%
Hóa chất sử dụng (3 phần cồn 900: 1 phần acid
2 ml HCl 2N
(cho khoảng 30 mẫu rễ) acetic đặc)
120 ml acid acetic 5%
50ml cồn 700
100ml acid acetic 45%
Chất lượng tiêu bản
Chất lượng tiêu bản không
đồng đều. Bộ NST dàn
đồng đều. Tế bào bị dễ bị
đều trong tế bào, có thể
Chất lượng tiêu bản biến dạng khi đun quá
quan sát hình thái, số
nóng, khó quan sát số
lượng NST ở dạng 2n
lượng và hình thái NST
hoặc 4n
Kinh phí thực hiện Lớn Nhỏ

a b
Hình 5. Tiêu bản bộ NST hành tím theo quy trình chuẩn (a);
và quy trình đã cải tiến (b) (X400)
4. Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu cải tiến thành công quy trình thực hiện tiêu bản hiển vi để
quan sát đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở hành tím (Allium ascalonicum L.) với các
tiêu chí giảm bớt thời gian chuẩn bị mẫu vật và hóa chất, đơn giản hóa và rút ngắn thời
gian thực hiện tiêu bản, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt. Nghiên cứu sử
dụng thành công xanh methylene 1% pha trong acid acetic 5% để nhuộm NST ở hành
tím. Thay thế colchichine tinh khiết bằng colchichine chiết xuất từ thuốc trị bệnh gout
dùng tứ bội hóa thành công giúp giảm chi phí thực hiện tiêu bản.
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Như Phú (1998), Thí nghiệm thực hành Sinh học ở trường Phổ thông
Trung học, Nxb Giáo Dục.
2. Huỳnh Thị Ngọc Nhân, Kiều Ngọc Ẩn, Mai Thị Tuyết (2004), Thực tập di
truyền cơ sở, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
3. Lê Minh Đức, Đặng Thị Ngọc Thanh (2013), Thực hiện tiêu bản hiển vi tạm
thời và cố định để quan sát số lượng, hình thái bộ nhiễm sắc thể của Châu chấu
(Oxya chinensis), Kỉ yếu hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư
phạm toàn quốc lần III - năm 2013 tại Đại học Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, (tr. 53 -
57).
4. Đặng Thị Ngọc Thanh, Lê Minh Đức (2015), Cải tiến quy trình làm tiêu bản di
truyền học ở bậc phổ thông trung học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
trường Đại học Sài Gòn.
5. Phạm Thị Minh Phương, Yosuke Tashiro (2010), Study on diversity and
chromosmome numbers of edible allium crops in Viet Nam, Ha Noi University
of Agriculture.
6. Phan Thị Hoan, Trần Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Ngọc Lan, Trần Đức Phấn,
Nguyễn Văn Rực, Nguyễn Thị Trang, Lương Thị Lan Anh (2006), Thực tập di
truyền y học, Nxb Y học.
7. Ostergren, G. and W. K. Heneen (1962), A squash technique for chromosome
morphological studies, Institute of Genetics, University of Lund, Sweden.
8. Darlington, C. D. and L. F. La Cour (1942), The Handling of chromosomes,
Allen and Unwin, London.
69

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG LÀM THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH


TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở THPT
Phan Thị Thu Hiền, Tống Xuân Tám
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Kĩ năng làm thí nghiệm thực hành bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực
tiễn hay trong học tập để xác lập vấn đề; thu thập các thông tin liên quan thông qua
nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm; hình thành giả thuyết khoa học; thiết kế thí nghiệm;
thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải thích kết quả thí nghiệm và rút
ra kết luận. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất quy trình làm thí nghiệm cho học
sinh trong dạy học Sinh học ở trung học phổ thông.
1. Đặt vấn đề
Nhìn chung, môn Sinh học được xây dựng trên nền tảng khoa học thực nghiệm.
Hầu hết hệ thống tri thức đều được hình thành trên cơ sở quan sát, thí nghiệm. Giáo
viên cảm thấy khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: do điều kiện thực hành thí nghiệm của trường trung học
phổ thông (THPT) còn hạn chế, do cơ chế quản lí giáo dục chưa thực sự làm cho giáo
viên đi sâu nghiên cứu chuyên môn,... Ngoài ra, kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh
chưa tốt, cách hình thành kĩ năng đó cho học sinh chưa được trang bị hệ thống,... cũng
là những nguyên nhân không kém phần quan trọng. Vì vậy, hình thành kĩ năng làm thí
nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động dạy học là cần thiết, điều đó sẽ góp phần
nâng cao chất lượng học tập và khả năng hoạt động sáng tạo cho học sinh.
2. Kết quả và bàn luận
2.1. Hình thành kĩ năng làm thí nghiệm
2.1.1. Thí nghiệm và kĩ năng làm thí nghiệm
Thí nghiệm là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối
tượng của hiện thực khách quan nhằm phát hiện ra những hiện tượng mới, những quy
luật mới, tri thức mới,...
Thí nghiệm là một hành động có chủ định, bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị làm
thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và kiểm tra đánh giá kết quả. Mỗi giai đoạn là một
nhóm thao tác.
2.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị thí nghiệm thường có các nhiệm vụ
- Xác định mục đích thí nghiệm.
- Suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được bằng thí nghiệm.
- Tìm kiếm các phương án thí nghiệm kiểm tra.
- Lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện dụng cụ, vật liệu thực tế. Tìm kiếm,
tạo thêm dụng cụ thí nghiệm, thiết bị hỗ trợ thích hợp.
- Lắp ráp, liên kết các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị hỗ trợ.
2.1.1.2. Giai đoạn thực hiện thí nghiệm thường có các nhiệm vụ
- Điều khiển cho hiện tượng xảy ra.
- Quan sát sự vật, hiện tượng xảy ra.
- Thu thập, ghi nhận các diễn biến, các số liệu thí nghiệm.
70

2.1.1.3. Giai đoạn xử lí, đánh giá kết quả thí nghiệm thường có các nhiệm vụ
- Xử lí các số liệu thu thập được qua thí nghiệm.
- Đối chiếu kết quả thí nghiệm với hệ quả cần kiểm tra, rút ra kết luận.
- Quyết định kết thúc hay làm lại thí nghiệm.
Mỗi nhiệm vụ nêu trên là một hành động có mục đích. Mỗi hành động đó lại gồm
các thao tác nhỏ hơn hoặc thao tác nguyên tố và phải có quá trình hình thành riêng.
Kĩ năng làm thí nghiệm là khả năng lựa chọn các thao tác thí nghiệm phù hợp với
điều kiện thực tế, sắp xếp thành hệ thống hợp lí để thực hiện được mục đích thí
nghiệm.
Như vậy, có kĩ năng làm thí nghiệm nghĩa là:
- Hiểu và thực hiện được hệ thống các thao tác thí nghiệm.
- Biết lựa chọn các thao tác phù hợp với điều kiện thực tế (dụng cụ, vật liệu,
không gian, thời gian, con người,...) và sắp xếp các thao tác đó thành hệ thống hợp lí
để thực hiện.
2.1.2. Hình thành kĩ năng làm thí nghiệm cho HS thông qua hoạt động dạy học
2.1.2.1. Nguyên tắc chung
Kĩ năng được hình thành qua luyện tập. Quá trình hình thành phải đi từ các kĩ
năng thành phần, đơn giản đến các kĩ năng phức tạp, từ các giai đoạn đến toàn bộ quá
trình làm thí nghiệm: tạo các tình huống, lựa chọn, sắp xếp hợp lí các thao tác thí
nghiệm, tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả,...
Quá trình hình thành kĩ năng gắn kết chặt chẽ, hợp lí với quá trình lĩnh hội kiến
thức. Giữa sự lĩnh hội kiến thức và việc hình thành kĩ năng có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở kiến thức. Điều rõ ràng là: muốn
hình thành một kĩ năng nào đó thì phải thông qua luyện tập, mà muốn luyện tập có kết
quả cần phải hiểu rõ mục đích, cách thức, điều kiện luyện tập, nói cách khác là phải có
kiến thức. Nhưng khi kĩ năng đã được hình thành, chúng lại có tác dụng trở lại đối với
quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức tiếp theo của học sinh, làm cho quá trình này diễn
ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
2.1.2.2. Phương pháp hình thành
Kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh được hình thành bằng cách giáo viên định
hướng và tạo điều kiện cho học sinh tự thực hiện hành động thí nghiệm. Sau đó, tổ
chức cho học sinh luyện tập thành kĩ năng.
Có 2 kiểu định hướng hành động: định hướng cứng và định hướng khái quát.
Định hướng cứng là định hướng bằng một algorit hành động thí nghiệm cụ thể.
Theo kiểu này, giáo viên chia hành động thí nghiệm thành những giai đoạn, chỉ rõ đầy
đủ cách thực hiện hành động và bắt buộc học sinh ghi nhớ, thực hiện đúng, đủ algorit
hành động thí nghiệm đã lập. Cách này dùng để hình thành những kĩ năng hẹp (lắp ráp
các dụng cụ thí nghiệm, đo trực tiếp một số đại lượng có trị số ổn định,...) hoặc thực
hiện ở giai đoạn đầu của việc hình thành những kĩ năng mới, quá khó mà học sinh
chưa thể tự xác định được.
Định hướng khái quát là định hướng bằng sơ đồ. Theo kiểu này, giáo viên cho
học sinh làm quen với việc thực hiện thí nghiệm theo những sơ đồ hay kế hoạch chung
71

nhất của việc làm thí nghiệm (tìm phương án thí nghiệm trên cơ sở các dụng cụ đã có;
quan sát, ghi nhận hiện tượng,...).
Tiến trình hình thành có thể phân ra các giai đoạn:
- Cho học sinh làm quen với algorit hành động thí nghiệm (xem giáo viên thực
hiện thao tác mẫu) hoặc sơ đồ định hướng hành động (xem sơ đồ, nghe giáo viên gợi ý
và giới thiệu kế hoạch chuẩn bị và thực hiện thí nghiệm).
- Tổ chức cho học sinh thảo luận để diễn đạt thành lời các bước của hành động
thí nghiệm, giáo viên điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh.
- Cho học sinh làm thí nghiệm một vài lần. Trong quá trình đó các thao tác riêng
lẻ được thực hiện thành thục, hệ thống các thao tác được thực hiện đầy đủ, theo thứ tự
của một hành động làm thí nghiệm, làm nhiều lần thì học sinh sẽ nắm được đầy đủ,
thành thục và trở thành kĩ năng.
* Các loại bài học giúp hình thành kĩ năng làm thí nghiệm.
- Bài học hình thành các kĩ năng thí nghiệm cơ bản nhất để hoàn chỉnh hệ thống
thao tác, rèn kĩ năng, củng cố các thao tác chưa thuần thục (thí nghiệm thực hành, thí
nghiệm tự làm ở nhà).
- Bài học tìm hiểu kiến thức mới kết hợp với hình thành từng phần, luyện tập một
số thao tác của hành động thí nghiệm.
- Bài tập giả định các tình huống để luyện khả năng lựa chọn và lập hệ thống thao
tác thí nghiệm [3].
2.2. Quy trình làm thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học
Bảng 1. Quy trình làm thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học
Yêu cầu Các bước
Tên các bước Bản chất
đạt được thực hiện
Bước 1. Quan sát và - Học sinh chỉ ra - Giải thích được - Bước 1.1. Quan
xác định vấn đề được bản chất của mối quan hệ giữa sát sự vật, hiện
sự vật, hiện tượng các sự vật, hiện tượng để phát hiện
và mối quan hệ tượng theo logic bản chất của sự vật,
với các sự vật khoa học để tìm hiện tượng.
hiện tượng khác ra kiến thức mới, - Bước 1.2: Huy
từ đó đặt câu hỏi qua đó nhận ra động vốn kiến thức
nghiên cứu dựa vấn đề nghiên đã biết về sự vật,
vào kiến thức, cứu. hiện tượng đó.
kinh nghiệm của - Đặt tên vấn đề - Bước 1.3. Tư duy
học sinh. nghiên cứu rõ để tìm ra mối quan
- Học sinh chỉ ra ràng, chứa mục hệ giữa các sự vật,
được nội dung tiêu nghiên cứu; hiện tượng.
nghiên cứu có thể chỉ ra - Bước 1.4. Đặt tên
phương tiện thực vấn đề nghiên cứu.
hiện mục tiêu,
môi trường chứa
đựng mục tiêu.
72

Bước 2. Đặt câu hỏi - Tìm ra mối quan - Câu hỏi đặt ra - Bước 2.1. Tìm ra
nêu vấn đề hệ bản chất và phải đơn giản, cụ mối quan hệ bản
mâu thuẫn giữa thể, rõ ràng, xác chất giữa kiến thức
kiến thức học định giới hạn, học sinh đã biết và
sinh đã biết và phạm vi nghiên kiến thức chưa
kiến thức chưa cứu và có khả biết.
biết để tìm ra năng thực hiện - Bước 2.2. Đặt câu
cách giải quyết được thí nghiệm hỏi nêu vấn đề.
vấn đề nghiên để kiểm chứng.
cứu
Bước 3. Nêu giả - Học sinh xem - Hình thành ý - Bước 3.1. Xét
thuyết nghiên cứu xét bản chất tưởng, tìm ra câu bản chất riêng,
riêng, chung của trả lời hoặc sự chung của sự vật,
sự vật, hiện tượng giải thích vấn đề hiện tượng và mối
và mối quan hệ chưa biết (đặt giả quan hệ của chúng.
của chúng để đưa thuyết) để hình - Bước 3.2. Đưa ra
ra các nhận định thành cơ sở lí các nhận định sơ
sơ bộ, các phỏng luận cho vấn đề bộ và các phán
đoán, luận điểm nghiên cứu. đoán về vấn đề
cần chứng minh nghiên cứu.
về vấn đề nghiên
cứu (suy luận).
Bước 4. Nghiên cứu Học sinh thu nhận Chọn được căn cứ - Bước 4.1. Thu
tài liệu và chế biến các chặt chẽ và có thập nguồn tài liệu
tài liệu (phân tích, thêm kiến thức liên quan tới vấn
tổng hợp, hệ rộng, sâu về vấn đề nghiên cứu.
thống hóa) tạo đề đang nghiên - Bước 4.2. Phân
thành cơ sở lí cứu đồng thời đề tích, tổng hợp, hệ
thuyết cho vấn đề xuất phương pháp thống hóa các tài
nghiên cứu. thực nghiệm thích liệu.
hợp. - Bước 4.3. Đưa ra
cơ sở lí thuyết của
vấn đề nghiên cứu.
Bước 5. Xác định Học sinh chỉ ra Xác định được - Bước 5.1. Xác
Thiết kế mục tiêu những sản phẩm kiến thức, kĩ định vị trí của bài
thí thí dự kiến đạt được năng, thái độ của thực hành trong
nghiệm nghiệm trong thí nghiệm thí nghiệm và đưa cấu trúc nội dung
và phân tích, chỉ ra được cơ sở chương trình.
rõ kết quả thí khoa học của sự - Bước 5.2. Xác
nghiệm, kết luận xác định đó. định nội dung cơ
thí nghiệm, các bản của bài thực
thao tác kĩ thuật hành.
cần đạt được qua - Bước 5.3. Đưa ra
thí nghiệm. mục tiêu của bài
73

thực hành.
Chuẩn bị Chuẩn bị nguyên Chuẩn bị được - Bước 5.4. Giáo
các yêu liệu, dụng cụ, hóa mẫu vật, hóa chất, viên lựa chọn hoặc
cầu của chất thí nghiệm. dụng cụ của thí hướng dẫn học sinh
thí nghiệm và đưa ra lựa chọn các mẫu
nghiệm được cơ sở khoa vật, hóa chất và
học cho sự chuẩn dụng cụ thích hợp
bị đó. để tiến hành được
các thí nghiệm.
Thao tác Học sinh làm Thành thục các Bước 5.5.
thí thành thạo các thao tác thí - Phương án 1.
nghiệm bước thí nghiệm. nghiệm và giải Giáo viên làm mẫu
thích được cơ sở  học sinh bắt
khoa học của từng chước.
thao tác. - Phương án 2.
Giáo viên gợi ý 
học sinh thực hiện.
- Phương án 3. Học
sinh tự lực làm thí
nghiệm.
Quan sát Học sinh chỉ ra sự Quan sát, ghi - Bước 5.6. Giáo
hiện biến đổi của sự chép và thu thập viên quan sát học
tượng và vật, hiện tượng dữ liệu từ thí sinh tiến hành thí
giải thích khi chịu sự tác nghiệm để giải nghiệm  đưa ra
kết quả động có chủ định thích các kết quả định hướng giúp
của thí và đưa ra cơ sở thu được. học sinh chú ý đến
nghiệm khoa học để những nội dung cơ
chứng minh sự bản cần được quan
biến đổi ấy. sát.
- Bước 5.7. Học
sinh thu thập dữ
liệu, ghi chép và vẽ
lại những gì quan
sát được.
- Bước 5.8. Giáo
viên đưa ra các gợi
ý hay các câu hỏi
giúp học sinh giải
thích các kết quả
thu được.
Tổng kết Giáo viên tổ chức Nhận xét, đánh Bước 5.9. Học sinh
đánh giá cho học sinh đưa giá tổng kết bài nhận xét, đánh giá
- thu ra đánh giá, nhận thực hành và ý thành viên trong
hoạch thí xét tổng kết về thức hoạt động nhóm và các nhóm
74

nghiệm bài thực hành, ý nhóm. đánh giá, nhận xét


thức hoạt động lẫn nhau căn cứ
nhóm. vào ý thức hoạt
động nhóm, ý thức
thực hành và đưa
ra nhận xét chung
về bài thực hành
thí nghiệm.
Bước 6. Kết luận về Học sinh đối Nêu được kết quả - Bước 6.1. So
vấn đề nghiên cứu chiếu kết quả thí của quá trình sánh kết quả thực
nghiệm với giả nghiên cứu. nghiệm thu được
thuyết ban đầu để với giả thuyết ban
đưa ra kết luận đầu (trùng lặp hay
xác nhận hay phủ sai khác với giả
nhận giả thuyết thuyết).
- Bước 6.2. Đưa ra
kết luận về vấn đề
nghiên cứu. Nếu
giả thuyết được xác
nhận tiếp tục bước
7, còn nếu giả
thuyết bị bác bỏ
quay lại bước 3.
Bước 7. Viết bài thu - Học sinh hệ - Nêu được ý - Bước 7.1. Nêu
hoạch và thuyết thống lại các sự nghĩa và lập được được các yêu cầu
trình kiện đã thực hiện dàn ý của một bài của một bài thu
thành một bài thu thu hoạch. hoạch.
hoạch. - Viết được bài - Bước 7.2. Sắp
- Học sinh trình thu hoạch. xếp các sự kiện,
bày khái quát - Trình bày và viết thành bài thu
toàn bộ sự kiện, giải thích được hoạch hoàn chỉnh.
kết quả và vấn đề các nội dung cơ - Bước 7.3. Thuyết
liên quan tới vấn bản của vấn đề trình bài thu hoạch
đề nghiên cứu. nghiên cứu. trước lớp.
- Bước 7.4. Trao
đổi, thảo luận,
nhận xét.
- Bước 7.5. Giáo
viên tổng kết
chung.
Ví dụ về vận dụng quy trình để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thực hành
trong dạy học Sinh học 11 THPT, mục II.1. Hướng sáng, Bài 23. Hướng động [1], [2].
75

Bảng 2. Các bước làm thí nghiệm thực hành theo quy trình
Các bước Nhiệm vụ của học sinh
Bước 1. Quan sát - Học sinh quan sát hình chậu cây đặt trên cửa sổ có ngọn
và xác định vấn đề hướng ra ngoài.
- Đặt tên vấn đề: “Tìm hiểu phản ứng của thực vật trước tác
nhân ánh sáng”.
Bước 2. Đặt câu - Ánh sáng có phải là tác nhân làm ngọn cây hướng ra ngoài
hỏi nêu vấn đề hay không?
- Tại sao thực vật lại có phản ứng hướng về phía ánh sáng?
- Thân cây và rễ cây có phản ứng giống nhau trước tác nhân
ánh sáng không?
Bước 3. Nêu giả - Ánh sáng là tác nhân làm cho thực vật có phản ứng khác
thuyết nghiên cứu nhau: ngọn cây hướng về phía ánh sáng còn rễ cây sinh trưởng
theo hướng tránh xa ánh sáng.
- Do tác nhân ánh sáng tác động tới sự sinh trưởng khác nhau
của các tế bào phía được chiếu sáng và các tế bào phía không
được chiếu sáng.
Bước 4. Nghiên Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,
cứu tài liệu internet,… rút ra như sau: ánh sáng tác động từ một phía làm
ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng, rễ cây uốn cong
theo hướng ngược lại. Như vậy, thân, cành hướng sáng dương,
rễ hướng sáng âm.
Bước 5. Thiết kế - Các nhóm học sinh thiết kế thí nghiệm.
thí nghiệm - Đại diện một nhóm trình bày thí nghiệm của nhóm mình.
- Hoặc giáo viên giới thiệu thí nghiệm đã chuẩn bị để học sinh
quan sát (trong lần tiếp theo học sinh sẽ tự thiết kế thí nghiệm
ở nhà hoặc ở trường): chuẩn bị 3 chậu cây, 1 chậu chiếu sáng
đầy đủ, 1 chậu chiếu sáng từ một phía và 1 chậu không được
chiếu sáng.
+ Hiện tượng: cây chiếu sáng từ phía ngọn cây hướng về phía
ánh sáng, cây trong tối thì thân dài ra và lá úa vàng, cây chiếu
sáng đầy đủ thì mọc bình thường. Ngoài ra, khi quan sát còn
thấy rễ cây uốn cong theo hướng tránh xa ánh sáng.
+ Giải thích: Khi ánh sáng tác động từ một phía  auxin phân
bố ở phía không được chiếu sáng nhiều hơn  kích thích các
tế bào phía không được chiếu sáng sinh trưởng kéo dài nhanh
hơn  đẩy ngọn cây mọc hướng về phía được chiếu sáng, rễ
cây uốn cong theo hướng ngược lại.
Bước 6. Kết luận Thực vật có phản ứng sinh trưởng về phía có ánh sáng (thân
về vấn đề nghiên hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm) gọi là hướng sáng.
cứu
76

Bước 7. Viết bài - Học sinh viết bài thu hoạch


thu hoạch và thuyết - Học sinh thuyết trình trước lớp
trình - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận
Thí nghiệm thực hành là phương pháp quan trọng để tổ chức cho học sinh
nghiên cứu các hiện tượng sinh học vì: thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực
khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh; thí nghiệm là cầu
nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy, nó là phương tiện giúp hình thành ở học sinh kĩ
năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật; thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản
chất của các hiện tượng, các quá trình sinh học; thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ
chức hoạt động nhận thức của học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo
khác nhau: thông báo, tái hiện (bắt chước), tìm tòi bộ phận, nghiên cứu. Thí nghiệm
được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức; kiểm tra, đánh giá kiến
thức. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc học sinh tự tiến hành thí nghiệm,
có thể tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn, ruộng hoặc tại nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh bộ môn Sinh học cấp
trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, vụ giáo dục phổ thông, chương trình
phát triển giáo dục trung học, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học sinh học phần đại
cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
3. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
77

HƯỚNG DẪN DẠY THỰC HÀNH SINH LÍ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
CHO HỌC SINH KHỐI 11 Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Thương Huyền, Võ Văn Thanh
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
I. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn
Sinh học nói riêng đang được các trường trên cả nước quan tâm. Tuy nhiên, sách giáo
khoa và các giáo viên chủ yếu tập trung vào phần lí thuyết, trong khi phần thực hành
gần như bị “quên lãng”. Thực tế cho thấy, việc dạy thực hành Sinh học cho học sinh
còn nhiều hạn chế, chỉ rải rác một vài trường thực hiện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc hạn chế dạy thực hành. Một trong những lí do đầu tiên là ngoài thiếu cơ sở
vật chất (phòng thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị…), còn thiếu kĩ năng thực hành ở giáo
viên. Có thể nói, một số giáo viên “ngại” sử dụng thiết bị dạy học, “ngại” sử dụng mẫu
vật sống, thậm chí là “sợ” mẫu vật sống (ví dụ sợ ếch, chuột,…). Ngoài ra, một lí do
khách quan khác cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện dạy thực hành tại các trường
THPT đó là những bài thực hành liên quan đến sinh lí người và động vật trong sách
giáo khoa Sinh học 11 còn hạn chế: chỉ có 01 bài (Bài 21. Đo một số chỉ tiêu sinh lí
người) làm thực hành, còn 02 (Bài 33. Thực hành xem phim về tập tính ở động vật và
Bài 40. Thực hành xem phim về sinh trưởng và phát triển của động vật) chỉ là xem
phim; ở chương trình nâng cao cũng chỉ có 01 bài thực hành (Bài 21. Tìm hiểu hoạt
động của tim ếch), còn lại cũng chỉ xem phim.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 và Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chú trọng đổi mới phương pháp
giảng dạy, đặc biệt quan tâm hơn đến việc dạy thực hành cho học sinh khối phổ thông
trung học. Trên cơ sở đó, bài viết chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm và hướng dẫn
dạy thực hành một số thí nghiệm thuộc hướng sinh lí người và động vật cho học sinh
khối 11.
II. Nội dung cụ thể
2.1. Đo huyết áp bằng phương pháp nghe mạch
2.1.1. Đại cương
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và
sức cản của động mạch. Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là áp lực của máu trong
động mạch lên tới mức cao nhất khi tim co bóp (giới hạn bình thường 100 - 120
mmHg). Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) là áp lực của máu ở điểm thấp nhất
khi tim ở thì tâm trương (giới hạn bình thường 60 - 80 mmHg). Có nhiều cách khác
nhau để đo huyết áp, nhưng thường dùng nhất là phương pháp nghe mạch (phương
pháp Korotkov).
Người ta thường đo huyết áp ở cánh tay. Nguyên tắc là dùng áp lực của một bao
cao su quấn quanh cánh tay và đè lên thành động mạch. Khi tăng áp lực trong bao cao
su làm đè bẹp thành động mạch, dẫn đến máu không chảy qua được, lúc này đặt ống
nghe ta không nghe thấy gì. Khi giảm dần áp lực trong bao đến khi bằng với huyết áp
78

động mạch làm cho thành mạch máu giữa hai áp lực cân bằng nhau, máu chảy qua
được, lúc này đặt ống nghe sẽ nghe tiếng đập đầu tiên tương ứng với huyết áp tối đa.
Tiếp tục giảm áp lực đến một lúc thành mạch trở về trạng thái ban đầu, lúc này ta
không nghe thấy tiếng gì nữa tương ứng với huyết áp tối thiểu.
2.1.2. Mục tiêu
Học kĩ thuật và xác định được chỉ số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu bằng
phương pháp nghe mạch và bằng huyết áp kế điện tử ở các trạng thái sinh lí khác nhau
của cơ thể.
2.1.3. Chuẩn bị
* Dụng cụ - thiết bị
Ống nghe tim, huyết áp kế đồng hồ (hình 1), huyết áp kế điện tử (hình 2), đồng
hồ bấm giây hoặc đồng hồ đeo tay.

Hình 1. Huyết áp kế đồng hồ Hình 2. Huyếp áp kế điện tử


* Đối tượng đo và người đo
Học sinh học thực hành.
2.1.4. Thực hành
* Đo huyết áp bằng phương pháp nghe mạch
Người được đo huyết áp ngồi với tư thế thoải mái, cánh tay duỗi trên bàn, tạo
một góc 450 với thân người. Cuốn tay áo lên, quấn băng cao su vừa khít cánh tay trái,
bờ dưới băng cao su cách nếp khuỷu tay 2 - 3 cm ngang liên sườn 4.
Đặt ống nghe trên động mạch, trong vùng nếp khuỷu. Khi đã nghe rõ tiếng động
mạch, bơm khí vào băng cao su với áp suất dự đoán trên huyết áp tới đa của người
được đo (180 mmHg, nghe thấy nhịp mạch ở cổ tay). Mở van giảm áp suất từ từ cho
đến khi nghe tiếng động mạch đầu tiên, đọc trên đồng hồ đó là huyết áp tối đa. Tiếp
tục giảm áp suất cho đến khi tiếng động mạch mờ và mất hẳn, đọc trên đồng hồ đó là
huyết áp tối thiểu. Cần đo lại vài lần để có kết quả đo chính xác.
Đặt ngón tay trỏ và ngón giữa lên mạch ở cổ tay, đếm nhịp mạch trong 1 phút.
* Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử
Huyết áp kế điện tử dùng để đo huyết áp và nhịp tim.
Quấn băng cao su quanh cánh tay trái trên khuỷu tay. Ấn nút công tắc, máy sẽ tự
động bơm khí vào băng cao su phồng lên, sau đó tự động xả khí. Khi việc bơm khí kết
thúc, biểu tượng hình trái tim xuất hiện cho biết máy đang trong tiến trình đo.
79

Khi việc đo hoàn tất, máy sẽ phát ra tiếng kêu “típ”. Giá trị huyết áp tối đa hiện
lên phía bên trên và giá trị huyết áp tối thiểu hiển thị phía bên dưới của màn hình. Tiếp
đó là giá trị nhịp tim (kèm theo từ PULL). Khi muốn kết thúc đo, ta lại ấn nút công tắc
để tắt máy. Nếu muốn đo lại lần nữa hoặc đo người khác phải đợi khoảng 5 - 8 phút.
Sử dụng huyết áp kế đồng hồ và huyết áp kế điện tử đo các chỉ số huyết áp ở 3
trạng thái khác nhau: trước khi chạy nhanh tại chỗ, ngay sau khi chạy nhanh, sau khi
nghỉ chạy 5 phút. Ghi lại kết quả theo bảng 1.
Bảng 1. Cách ghi kết quả đo huyết áp và nhịp tim trong các trạng thái sinh lí
khác nhau
Chỉ tiêu Nhịp tim Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu
Thời điểm (nhịp/phút) (mmHg) (mmHg)
Trước khi chạy
nhanh tại chỗ
Ngay sau khi chạy
nhanh
Sau khi nghỉ chạy
5 phút
Một số lưu ý khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử:
- Giữ nguyên tư thế của cơ thể và không nói chuyện khi đo.
- Không làm rung máy khi đo.
- Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng thần kinh vì khi thần kinh căng thẳng
huyết áp cũng thay đổi.
- Chú ý đến pin khi sử dụng, nếu hết pin phải thay ngay.
- Khi biểu tượng Err hoặc Pull Err xuất hiện thì báo hiệu có lỗi khi máy đo. Phải
tắt máy và tiến hành đo lại.
- Sai số khoảng 5%.
2.1.5. Yêu cầu
Đo và ghi số liệu các chỉ tiêu sinh lí: nhịp tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu
ở 3 trạng thái sinh lí khác nhau: nghỉ ngơi, chạy nhanh, sau khi chạy 5 phút.
Nhận xét và giải thích kết quả thu được.
2.2. Ảnh hưởng của kích thích dây giao cảm và phó giao cảm lên hoạt động của
tim ếch
2.2.1. Đại cương
Hoạt động của tim chịu sự điều hòa hệ giao cảm và phó giao cảm của thần kinh
thực vật. Trong số dây thần kinh chi phối hoạt động của tim cần xét đến dây thần kinh
giao cảm và dây phó giao cảm (dây mê tẩu). Dây thần kinh giao cảm có tác dụng làm
tăng cường hoạt động của tim, ngược lại, dây mê tẩu làm ức chế hoạt động của tim.
Dây mê tẩu có thời gian tiềm tàng ngắn, cho nên phản ứng sẽ xuất hiện ngay sau khi
kích thích. Trường hợp kích thích mạnh tim sẽ ngừng đập. Dây giao cảm có thời gian
tiềm tàng dài hơn nên phản ứng của việc trả lời kích thích sẽ xuất hiện chậm hơn
nhưng tồn tại trong thời gian ngắn. Ở ếch và một số động vật khác, cả hai dây này
80

nhập chung một bó với dây thần kinh số X gọi là dây thần kinh pha. Vì vậy, khi mới
kích thích bó dây thần kinh này, tim ếch đập chậm lại do tác dụng của dây mê tẩu, sau
khi ngừng khích thích tim ếch đập nhanh, mạnh hơn lúc chưa kích thích do tác dụng
của dây thần kinh giao cảm. Nếu kích thích kéo dài sẽ xuất hiện hiện tượng “thoát tim”
- là hiện tượng khi kích thích tim ngừng hoạt động ở giai đoạn tâm trương, nếu tiếp tục
kích thích làm tim giải phóng ức chế và hoạt động trở lại.
2.2.2. Mục tiêu
Chứng minh ảnh hưởng của kích thích dây thần kinh giao cảm và mê tẩu lên hoạt
động của tim ếch.
2.2.3. Chuẩn bị
* Dụng cụ - thiết bị: bộ dụng cụ giải phẫu, khay mổ, kim ghim, kim cong, chỉ
khâu, máy điện cảm ứng, bông gòn, nguồn điện có các điện cực, giấy cảm nhiệt.
* Hóa chất: dung dịch sinh lí cho động vật biến nhiệt.
* Mẫu vật: ếch sống khỏe mạnh.
2.2.4. Thực hành
Chuẩn bị máy điện cảm ứng, gắn giấy ghi lên máy.
Mổ ếch và tìm dây thần kinh số X.
Hủy tủy ếch, mổ lộ tim, cắt màng bao tim. Cố định ếch trên khay mổ sao cho hai
chi trước căng sang hai bên.
Dùng kéo nhỏ cắt một vết sâu qua da và cơ giữa góc hàm và chi trước (bên phải
hoặc bên trái), kéo chân đó hơi xuống dưới ghim lại, ghim cố định đầu ếch.
Dùng kéo phá bỏ màng liên kết sẽ lộ ra một hốc ở góc hàm và chi trước sao cho
thấy được cơ tam giác sáng (cơ rẽ quạt, cơ delta). Bó dây thần kinh số X cùng mạch
máu nằm vắt ngang qua cơ tam giác (Hình 3). Luồn chỉ vào bó dây thần kinh để sau đó
có thể nâng lên đặt điện cực kích thích vào dễ dàng.

Hình 3. Vị trí của dây thần kinh số X ở ếch


81

Ghi đồ thị tim ếch hoạt động ở trạng thái bình thường, khi đồ thị trên giấy hoạt
động ổn định mới kích điện.
Luồn điện cực thẳng vào bó dây thần kinh số X rồi kích thích với hiệu điện thế
1,5 V (tùy theo ngưỡng kích thích của từng con ếch mà có thể thay đổi hiệu điện thế)
trong khoảng thời gian 2 - 3 giây, quan sát hoạt động của tim trên đồ thị so với lúc
bình thường. Sau đó, lặp lại thí nghiệm với hiệu điện thế tăng dần (3 V và 4,5 V).
2.2.5. Yêu cầu
Tìm và xác định đúng bó dây thần kinh giao cảm và mê tẩu.
Quan sát và ghi nhận kết quả về hoạt động của tim sau mỗi lần kích thích với
những nguồn điện khác nhau.
Giải thích kết quả quan sát được.
Lưu ý: Trong trường hợp không có máy động ký, ta bỏ qua khâu ghi đồ thị, chỉ
cần khảo sát ảnh hưởng của kích điện lên dây thần kinh số X thông qua việc quan sát
hoạt động của tim ếch (đếm nhịp tim).
Tóm lại: Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, ta có thể chọn cách
dạy thí nghiệm cho hợp lí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Sinh lí Y khoa (2005), Thực tập sinh lí học, lưu hành nội bộ, Trường
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Thương Huyền (2016), Thực hành sinh lí người và động vật, Bài
giảng lưu hành nội bộ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
3. Phan Kim Ngọc (chủ biên), Nguyễn Kim Trinh, Trần Thị Việt Hồng, Nguyễn
Chi Mai, Huỳnh Thị Lệ Duyên, Trần Lê Bảo Hà, Đỗ Minh Sĩ (2005), Thực tập
sinh lí người và động vật.
4. Elaine Marieb R.N. (1998), Human Anotomy and Physiology, 4th ed. A.W.
Longman Inc., California, page 630.
5. Stuart Ira Fox (2002), Human Physiology Lab Manual, ninth edition, The
McGraw-Hill Companies.
82

SỬ DỤNG VỎ CHAI NHỰA, HỘP GIẤY CŨ TRONG THIẾT KẾ


MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 11
Lê Thị Trường Linh
Trường THPT Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận

1. Mở đầu
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các hiện tượng, khái niệm,
quy luật, quá trình sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Thực hành là cầu nối giữa lý
thuyết và thực tiễn, do đó nó là phương tiện giúp học sinh hình thành kĩ năng và tư
duy. Khi học sinh được tự mình làm các thí nghiệm các em sẽ tăng cường chú ý, hứng
thú với những kết quả thực hành được, từ đó giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách
tích cực, vững chắc.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT, việc sử dụng các thí nghiệm sinh học vẫn
còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học. Tình trạng thiếu trang
thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng đã làm cho việc sử dụng thí
nghiệm trong dạy học Sinh học không được diễn ra thường xuyên. Mặt khác, do ít có
trong nội dung thi cử nên giáo viên hiếm khi quan tâm đến việc tổ chức học sinh khai
thác giá trị dạy học của các thí nghiệm. Học sinh ít được tiến hành thí nghiệm nên
những kiến thức lí thuyết mà học sinh lĩnh hội được xa rời thực tiễn, học sinh khó hình
thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. Trong khi đó nhiều bài thực hành
trong chương trình Sinh học THPT có thể tận dụng các vật dụng tái chế được để thực
hiện nội dung yêu cầu của bài, vừa gần gũi với học sinh mà vừa góp phần bảo vệ môi
trường.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng những vỏ chai nhựa
hay hộp giấy cũ để thiết kế thí nghiệm, bước đầu đem lại hiệu quả và phần nào khắc
phục những khó khăn trong điều kiện thực hành hiện nay.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Lợi ích của việc tái chế các loại chai lọ nhựa và giấy bìa cũ
Việc sản xuất giấy sử dụng sẽ tiêu tốn rất nhiều nước và phá hủy nhiều cây xanh.
Giấy và bìa carton cho vào bãi rác sẽ tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Chai, lọ
nhựa sẽ chu du khắp nơi và có thể gây nguy hại khi chúng được thải vào môi trường
sống của các loài động vật và sinh vật biển. Vì vậy, việc tái chế rác thải không chỉ có ý
nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế, nó giúp chúng ta giảm thiểu
việc phá hoại tài nguyên, ô nhiễm môi trường đồng thời tiết kiệm được nhiều nguồn
năng lượng và tiền bạc khi xử lý chúng [1].
2.2. Các bài thí nghiệm thực hành Sinh học 11
Chương trình Sinh học lớp 11 gồm 8 bài thực hành, đa số nội dung yêu cầu của
các bài đều rất thực tế, gần gũi. Vì vậy, giáo viên có thể tận dụng những vật dụng
trong cuộc sống để thay thế những thiết bị mà phòng thí nghiệm chưa trang bị được.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Thiết kế các hoạt động
- Đối với bài thực hành “Phát hiện hô hấp ở thực vật” ( Sinh học 11 cơ bản), một
trong hai yêu cầu của bài là phát hiện hô hấp qua sự thải khí CO2. Đối với yêu cầu này,
tôi đã tận dụng:
83

+ Vỏ chai nhựa loại 500ml của các loại nước khoáng, nước giải khát thay vì sử
dụng lọ thủy tinh để chứa hạt nảy mầm hô hấp.
+ Bong bóng thay cho nút cao su.
+ Ống hút thay cho ống thủy tinh hình chữ U.
Thí nghiệm trên được thực hiện trước khi báo cáo trên lớp từ 3 - 5 ngày. Vì vậy,
tôi sẽ hướng dẫn học sinh tiến hành trước ở nhà (có thể cá nhân hoặc theo nhóm).
- Đối với bài thực hành “Hướng động” (Sinh học 11 cơ bản), tôi yêu cầu học
sinh làm thí nghiệm phát hiện tính hướng sáng của cây thay vì tính hướng trọng lực.
Đối với yêu cầu này, tôi đã tận dụng các hộp nhựa, hộp giấy hay bìa giấy cũ để thiết kế
mô hình như sau:

Ánh sáng Ánh sáng

Hộp giấp

Cốc nhựa

Hình 1. Mô hình thí nghiệm “Hướng sáng”


Thí nghiệm trên được thực hiện trước khi báo cáo trên lớp từ 7 - 10 ngày. Vì
vậy, tôi sẽ hướng dẫn học sinh tiến hành trước ở nhà (có thể cá nhân hoặc theo nhóm).
3.2. Hình thành kế hoạch đánh giá
Việc đánh giá bài thực hành dựa trên:
- Ý thức của học sinh trong việc hoàn thành sự phân công của giáo viên hay của
nhóm.
- Hình thức và chất lượng của sản phẩm mà học sinh hoàn thành.
- Nội dung và ý tưởng khi trả lời các câu hỏi định hướng.
3.3. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Xây dựng các câu hỏi định hướng nhằm giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa
nội dung bài thực hành với thực tiễn cuộc sống, từ đó khơi gợi sự hứng thú, phát triển
tư duy của học sinh. Cụ thể các câu hỏi như sau:
- Đối với bài thực hành “ Phát hiện hô hấp ở thực vật”
+ Bản chất của việc làm bong bóng to do hô hấp của hạt có giống với việc dùng
miệng chúng ta thổi hay không? Giải thích.
84

- Đối với bài thực hành “Hướng động”


+ Vì sao cây con lại uốn mình theo những lỗ hỏng trên chiếc hộp?
+ Ảnh sáng có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh trưởng của cây xanh?
+ Ứng dụng của hiện tượng hướng sáng trong việc tạo hình cho cây cảnh như thế
nào?
3.4. Một số hình ảnh về mẫu thực hành

Hình 2. Thực hành Phát hiện hô hấp ở thực vật

Hình 3. Mô hình thực hành Hướng động


85

4. Kết luận
- Việc sử dụng các vật dụng có khả năng tái chế như: chai lọ nước ngọt, hộp giấy,
giấy carton cũ trong thiết kế các bài thực hành Sinh học 11 nhằm giúp giải quyết phần
nào những khó khăn trong việc thiết trang thiết bị thực hành.
- Thông qua việc sử dụng các vật dụng có khả năng tái chế, giáo dục cho học
sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống và biết cách phân loại rác thải sinh hoạt.
- Học sinh có thể tự do sáng tạo, làm cho thí nghiệm trở nên đa dạng, sinh động
hơn, qua đó kích thích sự đam mê của các em khi học môn Sinh học.
5. Kiến nghị
Giáo viên cần sáng tạo và tận dụng tối đa các vật dụng có khả năng tái chế trong
các bài thực hành không những trong chương trình Sinh học 11, mà có thể đối với
Sinh học 10 và 12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/loi-ich-cua-rac-tai-che-
2394669.html, truy cập lúc 11h ngày 27/9/2017.
86

DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Vũ Đình Luận
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
Bài thực hành Sinh học vấn đề rất cũ mà lại mới trong xu hướng dạy học hình
thành năng lực hiện nay cho học sinh. Dù có rất nhiều vấn đề liên quan đến dạy học
bài thực hành Sinh học mà cả người dạy và người học không quyết định được, hiệu
quả của dạy bài thực hành Sinh học còn phụ thuộc vào nhiều bên liên quan. Chúng tôi
viết vấn đề này nhằm đưa những mong muốn và một số nhận thức về bài thực hành
Sinh học, một quy trình mở để những người đọc tham khảo và cho ý kiến.
1. Đặt vấn đề
Dạy học chính là quá trình tổ chức nhận thức cho người học, theo quan điểm hiện
nay là phải tích cực hóa hoạt động học tập của người học, sự kết hợp nhuần nhuyễn
hợp lí hoạt động của người dạy và hoạt động của người học tạo nên sự hứng khởi, ham
muốn học tập. Bài thực hành trong các khoa học thực nghiệm (Vật lí, Hóa học, Sinh
học,…) hay còn gọi là khoa học tự nhiên có tác dụng tạo ra sự hứng thú với người học,
thích hợp với việc dạy học hình thành năng lực ở người học theo xu hướng hiện nay
[3]. Do đó, cần có những hiểu biết đầy đủ về vai trò của việc dạy học bài thực hành
Sinh học ở trường phổ thông và có một quy trình hợp lí cho dạy học bài thực hành để
đạt mục tiêu dạy học, bên cạnh những yêu cầu cần thiết cho việc dạy thực hành Sinh
học có hiệu quả, còn phải nắm vững quy tắc làm việc trong phòng thí nghiệm để tránh
tai nạn rủi ro, nhưng trước hết là đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng thực hành Sinh học
mà người dạy phải rèn cho người học.
2. Một số vấn đề về bài thực hành Sinh học
2.1. Bài thực hành Sinh học nhân tố quyết định hình thành kiến thức, kĩ năng và
năng lực cho người học
Bài thực hành là nguồn kiến thức quan trọng của người dạy và người học, đó là
nền tảng để chính xác hóa mọi nội dung kiến thức Sinh học. Theo tác giả Trần Bá
Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007): “Việc giảng dạy một khoa học thực nghiệm như
Sinh học phải bắt đầu bằng sự kiện (sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ trong tự
nhiên) và dựa trên kiến thức sự kiện để xây dựng kiến thức lí thuyết (khái niệm, định
luật, học thuyết).
Hệ thống khái niệm khoa học giúp chúng ta nhận thức được bản chất sự vật, hiện
tượng, quá trình, quan hệ trong tự nhiên. Hệ thống định luật khoa học giúp chúng ta
nắm được tính quy luật trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quá trình
trong thực tại khách quan, cho phép chúng ta làm chủ được chúng và vận dụng chúng
vào thực tiễn. Một hệ thống khái niệm khoa học và định luật khoa học được xây dựng
trên một quan điểm lí thuyết nhất quán tạo thành một học thuyết khoa học, giải đáp
một vấn đề rộng lớn trong khoa học,…
Mục đích của việc học tập một khoa học không phải chỉ để giải thích bản chất và
tính quy luật của các hiện tượng trong thế giới khách quan mà còn là để hành động
hợp lí trong việc cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội, phục vụ lợi ích con người. Bởi vậy,
học sinh cũng phải nắm được những nguyên tắc, phương pháp vận dụng các quy luật
tự nhiên vào thực tiễn đời sống và sản xuất.
87

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển như
vũ bão thì phương pháp nghiên cứu của các khoa học và phương pháp học tập trở
thành một thành phần quan trọng của học vấn phổ thông và hơn thế nữa thành một
mục tiêu dạy học” [4, tr. 47].
Như vậy, bài thực hành Sinh học là nhân tố quan trọng để người học nắm được
những sự kiện Sinh học, qua đó, hình thành khái niệm Sinh học, quy luật Sinh học,
một số học thuyết Sinh học. Trong quá trình tiến hành học đi đôi với hành thì giúp
người học hình thành một số nguyên tắc, phương pháp vận dụng quy luật vào thực
tiễn, từ đó hình thành phương pháp quan sát và thí nghiệm giúp người học tái phát
hiện các tri thức Sinh học và hình thành năng lực Sinh học cho người học.
2.2. Hình thành năng lực trong dạy học Sinh học phải tăng cường dạy bài thực
hành
Hiện nay, số lượng và chất lượng thí nghiệm thực hành Sinh học chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt là yêu cầu việc đổi mới dạy học
nói riêng (Báo Giáo dục và Thời đại, số ra ngày 30/12/2014) [2].
Lí do thì có nhiều: khách quan và chủ quan đều có, từ phía người dạy, nhà quản
lí, cơ sở vật chất cho dạy học mà chúng tôi xin không được đề cập. Quả là so với bên
ngoài, chúng ta còn đang dạy cái gọi là Sinh học mà chưa hẳn là Sinh học, vì người
học còn chưa được quan sát và thực nghiệm để rút ra kiến thức cần thiết và rồi sau đó
là ứng dụng thực tiễn về những kiến thức Sinh học quan trọng và cần thiết cho đời
sống của họ. Như vậy, dạy học Sinh học có hiệu quả nhất là sư chỉ dẫn của chương
trình, sách giáo khoa, giáo trình,… sự chỉ dẫn và giúp đỡ khi cần thiết của người dạy,
sự độc lập thực hành thí nghiệm hay nghiên cứu của người học, thì chúng ta mới có
quá trình dạy học hiệu quả. Tất nhiên đây là quá trình phấn đấu lâu dài của dạy học
Sinh học ở nước ta.
2.3. Dạy thực hành phải do chính người học thực hành
Có nhiều loại bài thực hành Sinh học, song cho đến nay hầu hết các bài thực
hành ở trường phổ thông chủ yếu là tiến hành sau khi đã học lí thuyết, minh họa lại các
kiến thức đã được học, không thể hình thành tư duy thực nghiệm quy nạp cho người
học.
Hi vọng chương trình và sách giáo khoa mới đưa nhiều thí nghiệm vào chương
trình mà chính người học phải tự tiến hành thí nghiệm để tìm ra kiến thức dưới sự
hướng dẫn của sách giáo khoa và hướng dẫn giúp đỡ của người dạy như chương trình
Úc (năm 1999) [5]. Như vậy, cần sự đầu tư cho phòng thí nghiệm, rèn kĩ năng cho làm
việc trong phòng thí nghiệm cho học sinh và nhất là khâu đào tạo giáo viên, làm sao để
người dạy thỏa mãn được cả ba mục tiêu: nhà khoa học, nhà sư phạm và là người bạn
lớn của người học.
Việc thực hành do chính người học thực hiện có thể phải thực hiện ngay trong
chương trình hiện nay cần phải tiến hành ở một số bài nên tăng cường dần theo cấp,
lớp. Vì lí do phân bố chặt chẽ của chương trình, người dạy có thể phải tiến hành ngoài
giờ vào hè hoặc tuần đầu năm học, để huấn luyện kĩ năng làm việc và kĩ năng giữ an
toàn trong phòng thí nghiệm cho người học. Điều này cũng không dễ làm vì làm được
cần có sự hợp tác của nhiều bên.
Câu nói “tôi làm, tôi hiểu” của Khổng Tử (520 TCN) cần được thể hiện rõ trong
quá trình dạy học.
88

3. Quy trình dạy học bài thực hành ở trường phổ thông
Có một số quy trình được nêu ra cho dạy học bài thực hành Sinh học ở trường
phổ thông Việt Nam, chúng tôi chú ý đến hai quy trình dạy bài thực hành: một là của
nhóm tác giả mà đại diện là Ngô Văn Hưng và cs. (2011) viết theo lối cấu trúc của bài
thực hành, hai là của Phan Quốc Anh (2014) được đưa trên báo Giáo dục và Thời đại.
Theo Ngô Văn Hưng và cs. (2011), 10 bài thí nghiệm thực hành môn Sinh học,
mỗi bài thực hành được viết theo cấu trúc:
- Mục tiêu;
- Cơ sở khoa học;
- Thiết bị, hóa chất, mẫu vật;
- Tiến hành thí nghiệm;
- Phân tích kết quả và lập báo cáo;
- Câu hỏi đánh giá và mở rộng vấn đề [1].
Theo Phan Quốc Anh (2014), quy trình cho một bài thí nghiệm có thể gồm các
bước như sau:
1. “Chuẩn bị thí nghiệm: Giáo viên phải có kế hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công.
Có thể giao cho học sinh chuẩn bị nhưng phải kiểm tra.
2. Phổ biến nội quy an toàn phòng thí nghiệm: ngay khi bắt đầu một bài thực.
hành, giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh về quy tắc an toàn trong phòng thí
nghiệm.
3. Giáo viên nêu mục tiêu thí nghiệm (hoặc hướng dẫn học sinh phát biểu mục
tiêu thí nghiệm), phải đảm bảo học sinh nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm
gì?
4. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm bảo
học sinh nhận thức rõ làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào?
Giáo viên giới thiệu quy trình thí nghiệm: học sinh có thể tự đọc quy trình thí
nghiệm (nếu có sẵn trong bài thực hành) hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh. Sau
đó học sinh tự kiểm tra các loại hóa chất thiết bị, mẫu vật xem có đáp ứng được với
yêu cầu bài thực hành hay không.
Tiến hành thí nghiệm: học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã cho để
thu thập số liệu.
5. Bước tiếp theo là mô tả kết quả thí nghiệm. Học sinh viết ra (hoặc nói ra) các
kết quả mình quan sát trong quá trình làm thí nghiệm.
6. Xử lí số liệu thực nghiệm: học sinh xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm nộp
cho giáo viên. Cuối buổi giáo viên có thể đưa ra các tình huống khác với thí nghiệm để
học sinh suy ngẫm và tìm cách lí giải.
7. Giải thích các hiện tượng quan sát được: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để
tổ chức học Sinh học theo phương pháp tích cực. Giáo viên có thể dùng hệ thống câu
hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp học sinh tự giải thích các kết quả.
8. Rút ra kết luận cần thiết: giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào mục tiêu ban
đầu trước khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm” [2].
89

Như vậy, các tác giả đều có khuynh hướng muốn bài thực hành phải được chính
người học và nhóm người học thực hiện, kết quả cần được đúc kết như những bài
nghiên cứu khoa học thật sự, đấy là khuynh hướng tốt, song theo chúng tôi tất cả các
bài mà làm như vậy thì rất khó thực hiện. Chọn lọc các vấn đề hợp lí của các quy trình
trên, căn cứ vào bài dạy của các giáo viên dạy hiệu quả những thí nghiệm ở phổ thông
và đặc điểm đa dạng của các bài thực hành Sinh học ở phổ thông chúng tôi đề xuất quy
trình như sau:
- Xác định nội dung bài thực hành;
- Phát biểu mục tiêu bài thực hành;
- Chuẩn bị vật liệu, hóa chất, phương tiện,… tiến hành thí nghiệm. Những chú ý
giữ an toàn cần thiết;
- Chia nhóm làm thí nghiệm cử nhóm trưởng;
- Tiến hành thí nghiệm;
- Báo cáo kết quả và trao đổi kết quả giữa các nhóm;
- Đánh giá, rút kinh nghiệm, đưa ra những vấn đề mới.
Tất nhiên, tùy vào nội dung có thể có đầy đủ các bước hay không.
Bước 1. Xác định nội dung bài thực hành
Nội dung của bài thực hành quyết định việc tổ chức, chuẩn bị hóa chất, vật liệu,
phương tiện,… để tiến hành thí nghiệm. Kiến thức Sinh học có trong các bài thực hành
có thể là: kiến thức hình thái, giải phẫu, phân loại, sinh lí, sinh thái, di truyền, tiến
hóa,… Tùy yêu cầu của mỗi loại kiến thức mà ta chuẩn bị vật liệu khác nhau. Ngay cả
cùng loại kiến thức hình thái, thì kiến thức hình thái động vật và thực vật cũng khác
nhau. Mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Các loài động vật nguy hiểm đến con người
cần có mức độ bảo vệ nghiêm ngặt: thú dữ, rắn độc, động vật lây truyền bệnh nguy
hiểm,… Động vật nhỏ và động vật lớn cũng có những phương pháp quan sát khác
nhau. Kiến thức sinh hóa, sinh lí, cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền hay đột
biến,… cũng càng phải có những chỉ dẫn để không gây nguy hiểm cho người học. Xác
định đúng loại kiến thức hay nội dung bài thực hành thì chúng ta mới tiến hành các
bước tiếp theo chính xác.
Bước 2. Phát biểu mục tiêu bài thực hành, tức là xác định làm bài thực hành đó
để làm gì? Tùy theo nội dung mà người dạy hướng dẫn người học phát biểu mục tiêu
[2].
Bước 3. Chuẩn bị vật liệu, hóa chất, phương tiện,… tiến hành thí nghiệm. Những
chú ý giữ an toàn cần thiết. Từ nội dung mà xác định việc chuẩn bị vật liệu, hóa chất,
phương tiện cần thiết. Chủ động trong việc tiến hành thực hành và an toàn phòng thí
nghiệm.
Bước 4. Chia nhóm làm thí nghiệm cử nhóm trưởng. Việc xác định chính xác để
cử nhóm trưởng, người học có kĩ năng làm việc trong phòng thí nghiệm tốt trong
nhóm là một việc là rất cần thiết, đảm bảo thành công cho bài thực hành. Người này
còn giám sát giúp đỡ các bạn trong nhóm khi cần. Vấn đề hợp tác và làm việc nhóm
rất quan trọng trong họa tập hiện nay và cả đời làm việc của người học sau này được
hình thành qua hoạt động nhóm.
Bước 5. Tiến hành thí nghiệm. Trong khi tiến hành thí nghiệm chỉ nên phát tài
liệu hoặc phiếu hướng dẫn chứ không nên phổ biến, bởi vì nếu chỉ phổ biến thì người
90

học có thể quên và làm không chính xác. Các vấn đề khác như các tác giả [1] và [2] đã
viết.
Bước 7. Báo cáo kết quả và trao đổi kết quả giữa các nhóm, đây là khâu quan
trọng vì chỉ trao đổi kết quả giữa các nhóm có sự nhận xét chính xác hóa của người
dạy, thì kết quả chính xác đó góp phần hiệu chỉnh kết quả của các nhóm, nếu có thảo
luận hay tranh luận giữa các nhóm càng tốt, lúc bây giờ kiến thức đã thành kiến thức
chung của lớp.
Bước 8. Đánh giá, rút kinh nghiệm, đưa ra những vấn đề mới. Đánh giá kết quả
của các nhóm, dẫn đến kết quả của cả lớp. Rút kinh nghiệm khi tiến hành thực hành
của các nhóm hay một nhóm, cá nhân cụ thể là cần thiết. Từ vấn đề đã được kết luận,
gợi ý người học đưa ra vấn đề mới và có kết luận của người dạy và một số chỉ dẫn cần
thiết là rất có giá trị trong bài thực hành sau.
4. Kết luận
Dạy bài thực hành Sinh học là rất quan trọng trong dạy học theo hướng dạy học
hình thành năng lực. Nhận thức đúng về bài thực hành và vị trí của nó trong dạy học
Sinh học để có những hành động đúng khi dạy học. Vai trò của người dạy là rất quan
trọng. Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề mà chỉ người dạy và người học không giải
quyết được cần có sự quan tâm của các bên liên quan. Chúng tôi chỉ nêu một số vấn đề
về bài thực hành và một quy trình mở để những ai quan tâm có những đề xuất tiếp và
tiến hành công việc có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển Giáo dục Trung học (2011),
Tài liệu thí nghiệm thực hành trường trung học phổ thông, Tài liệu lưu hành nội
bộ.
2. Báo Giáo dục và Thời đại (số ra ngày 30/12/2014), Yêu cầu thiết yếu để dạy
hiệu quả thực hành Sinh học.
3. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà
Thị Lan Hương, Vũ Thị Sơn (2016), Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng
nhu cầu giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương về phương pháp dạy
học Sinh học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Richard Alan, Tracey Greenwood (1999), Year 12 Biology, Student Resource
and Activity Manual, Biozon Leaning Media Ltd.
91

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN SINH HỌC


QUA XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN THỰC NGHIỆM SINH HỌC
Nguyễn Thị Lý, Trần Thanh Tây
Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Tỉnh Bình Thuận

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Để đào tạo nên những học sinh không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn có kĩ năng
thực hành, biết vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn cuộc sống là một chủ
trương trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy đặt ra đối với ngành Giáo dục nói
chung cũng như đối với việc giảng dạy bộ môn Sinh học nói riêng. Là một giáo viên
Sinh học, tôi thấy rõ yêu cầu cấp thiết cần xây dựng một vườn thực nghiệm sinh học,
nơi mà giáo viên có thể tạo ra những tiết dạy thực tế, sinh động; nơi mà học sinh có
cơ hội vận dụng những lý thuyết đã học vào thực hành, nghiên cứu, tạo cho các em
một nền tảng kiến thức sinh học vững chắc cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn hoặc
cho chính cuộc sống của các em trong tương lai.
Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học, điều kiện cần để có một tiết dạy
thành công là nội dung bài dạy đúng, đủ. Còn điều kiện đủ để có một tiết dạy thành
công là phương pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn, kích thích khả năng tự tìm hiểu
đối tượng, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của các em học sinh. Và một vườn thực
nghiệm sinh học hoàn toàn có thể đáp ứng được điều kiện đủ này. Nó là một thế giới
thu nhỏ về hệ động, thực vật hết sức phong phú và đa dạng. Giáo viên có thể sử dụng
vườn thực nghiệm để thu các mẫu vật thật cho các tiết dạy thực hành, tiến hành các
thí nghiệm dài ngày mà trong lớp không thể thực hiện được, áp dụng cho các bài dạy
thực nghiệm kĩ thuật giâm, kỹ thuật chiết – ghép,…
Đối với học sinh, đặc trưng nổi bật của môn Sinh học đó là nội dung kiến thức
hết sức thực tế, sinh động, phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu
biết của các em. Bởi đó là môn khoa học thực nghiệm. Tri thức sinh học được hình
thành bằng phương pháp quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiêm. Vậy “Làm thế
nào để học sinh có cơ hội để quan sát, mô tả, làm các thí nghiệm hay thực nghiệm?”.
Vườn thực nghiệm Sinh học là câu trả lời hoàn hảo cho chính câu hỏi này. Ngoài
việc các em được quan sát các mẫu vật tại vườn, các em có thể tự tay mình tiến hành
các thí nghiệm, thực nghiệm từ đơn giản đến khá phức tạp như: tìm hiểu và phân loại
các loại cây, trồng cây, chăm sóc cây, quan sát sự sinh trưởng và phát triển, đánh giá
kết quả của hoạt động thực nghiệm,… Từ đó các em có thể áp dụng cho chính việc
trồng cây tại gia đình mình.
Hiện nay, ở hầu hết các trường THPT trong toàn tỉnh nói chung và THPT
Nguyễn Văn Trỗi nói riêng chưa chú trọng đến vai trò, ý nghĩa của vườn thực
nghiệm Sinh học. Một số trường có điều kiện về kinh phí thì chủ yếu tạo ra môi
trường cảnh quan sư phạm thông qua hệ thống chậu hoa cây cảnh, tuy làm đẹp cho
trường nhưng chưa thiết thực, thiếu sự đa dạng phong phú loài cho quá trình dạy học
môn Sinh học. Các trường còn lại mặc dù khuôn viên rộng, có nhiều điều kiện thuận
lợi về đất đai, khí hậu, nhân lực, đặc biệt lại có đội ngũ giáo viên dạy Sinh học có
92

kinh nghiệm, nhưng lại không tận dụng để tạo ra một khu vườn phong phú sống
động, phục vụ trực tiếp cho nhiều bài dạy trong chương trình Sinh học THPT.
Việc xây dựng được vườn thực nghiệm Sinh học đúng mô hình, phù hợp với nội
dung chương trình của từng khối lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Mô hình
vườn thực nghiệm Sinh học là một ví dụ thực tế để các em học sinh vận dụng kiến
thức.
1. Thuận lợi và khó khăn của bộ môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Văn Trỗi,
tỉnh Bình Thuận
1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chuyên
môn trong việc xây dựng vườn thực nghiệm.
- Đây là môn học mang tính bắt buộc trong hệ thống giáo dục của nước ta.
- Có sự đổi mới trong chương trình giảng dạy của sách giáo khoa.
- Đối tượng học sinh được nghiên cứu có học lực chủ yếu là từ trung bình trở lên.
1.2. Khó khăn
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, mẫu vật, sinh vật thật tại các trường học còn
thiếu thốn
- Thái độ của học sinh và một bộ phận giáo viên còn xem nhẹ công việc dạy và
học bộ môn Sinh học.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học đang gặp rất nhiều khó khăn, một số giáo
viên còn chưa hình dung được bản chất của phương pháp dạy học mới..
- Biện pháp tổ chức của một số giáo viên còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, không quan
tâm đến học sinh, không có hình thức động viên, kỷ luật thích đáng.
- Do mới xây dựng mô hình và lần đầu áp dụng vào công tác giảng dạy nên gặp
nhiều khó khăn.
- Chưa khắc phục được tình trạng thiếu nước nên về mua khô cây thường bị chết.
- Dụng cụ, đồ dùng, mẫu vật dạy và học còn hạn chế.
- Là bộ môn khoa học thực tiễn nhưng đa phần là lý thuyết nên gặp rất nhiều khó
khăn trong phương pháp học của học sinh.
- Dạy học theo phương pháp mới lấy học sinh làm trung tập, hướng dẫn học sinh
tự học tự tìm tòi bằng quan sát và tư duy trong khi mô hình thực tiễn còn hạn chế
nhiều.
- Giáo viên sinh học chưa thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của mình trong việc
thể hiện giá trị của môn sinh học
- Chưa xây dựng được động cơ học tập cho học sinh.
- Việc phát triển phong trào tự học tự nghiên cứu khám phá thế giới sinh vật chỉ
mang tính đơn lẻ hình thức.
2. Xây dựng vườn thực nghiệm Sinh học
Để xây dựng vườn thực nghiệm Sinh học, chúng tôi thực hiện các bước như
sau:
93

Bước 1: Lên kế hoạch xây dựng vườn thực nghiệm trình Chi bộ, Ban giám hiệu
nhà trường.
Bước 2: Lên bản vẽ xây dựng vườn thực nghiệm.
Bước 3: Dự toán kinh phí xây dựng
Bước 4: Chuẩn bị nguồn nhân lực.
Bước 5: Tiến hành xây dựng vườn.
Bước 6: Sử dụng vườn thực nghiệm vào giảng dạy.

Nhóm thực Nhóm thực Ô nhân giống Nhóm thực vật


vật phục vụ vật CAM cây thuốc
mẫu vật thực P
hành P P
Lối vào
P

Lối vào Se Se Se

Nhóm thực Nhóm thực Nhóm thực Nhóm thực


vật họ bầu bí vật cây thuốc vật cây thuốc vật cây thuốc

P P P P

Se: Chậu hoa sen; P: Pét phun nước tự động


Hình 1. Mặt cắt mặt nền của vườn thực nghiệm

Hình 2. Vườn thực nghiệm nhìn từ cổng chính


94

Hình 3. Học sinh hỗ trợ xây dựng vườn thực nghiệm

Hình 4. Học sinh cải tạo đất, trồng cây vườn thực nghiệm

Hình 5. Học sinh cải tạo đất, trồng cây vườn thực nghiệm
95

3. Áp dụng mô hình vườn thực nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn
Sinh học
Để nâng cao hiệu quả dạy và học Sinh học ở vườn thực nghiêm, chúng tôi thực
hiện những bước sau:
Bước 1: Lập danh sách những mẫu vật, nhóm thực vật, động vật của vườn thực
nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn
Bảng 1. Danh sách nhóm mẫu vật, nhóm động, thực vật vườn thực nghiệm
TT HỌ TÊN MỤC ĐÍCH
1 Gừng (Zingiber officinale)
2 Sả (Cymbopogon citratus)
3 Nghệ vàng (Curcuma longa )
4 Nghệ đen (Curcuma zedoaria)
5 Sen (Nelumbo nucifera)
6 Đại tướng quân (Crinum asiaticum)
7 Sống đời (Kalanchoe pinnata)
8 Lược vàng (Callisia fragrans)
9 Diếp cá (Houttuynia cordata)
10 Ráy (Araceae)
Cây thuốc, phân loại thực vật
11 Ngũ gia bì (Schefflera heptaphylla)
12 Chè xanh (Camellia sinensis)
13 Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium)
14 Hương nhu (Ocimum tenuiflorum L)
15 Đu đủ (Carica papaya)
16 Đinh lăng (Polyscias fruticosa)
17 Rau răm (Persicaria odorata)
18 Ngải cứu (Artemisia vulgaris)
19 Mơ lông (Paederia lanuginosa)
20 Thuốc dấu (Euphorbia tithymaloides)
Cây thuốc, phân loại thực vật
21 Ổi (Psidium guajava)
22 Chanh (Citrus aurantifolia)
23 Tắc (Citrus japonica 'Japonica')
24 Cam sành (Citrus reticulata × maxima)
25 Nha đam (Aloe vera)
26 Xương rồng (Cactaceae)
96

27 Thài lài tím (Tradescantia pallida)


28 Mướp hương (Luffa aegyptiaca)
29 Hành tím (Allium ascalonicum l) Mẫu vật, cây thực hành
30 Cà tím (Solanum melongena)
31 Cà chua (Solanum lycopersicum)

Hình 7. Cây hương nhu Hình 8. Trinh nữ hoàng cung & Thuốc dấu

Hình9. Thài lài tím Hình 10. Lược vàng


Bước 2: Lên phân phối chương trình các bài, các mục có sử dụng mẫu vật,
nhóm thực vật, động vật.
Bảng 2. Kế hoạch giảng dạy liên quan đến vườn thực nghiệm
TT KHỐI BÀI HỌC NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
Bài: Các giới sinh vật II.4,5 Liên hệ ví dụ từ vườn
1
thực nghiệm
10
Bài: Thí nghiệm co và phản co II.1 Cung cấp mẫu vật
2
nguyên sinh
3 Bài: Thoát hơi nước II.1; III; IV Liên hệ quan sát tại vườn
4 11 Bài:Thí nghiệm vai trò phân III.2 Thí nghiệm và theo dõi tại
97

bón vườn
Bài: Thí nghiệm phát hiện diệp II.3 Cung cấp mẫu vật
5
lục và Carotenôit
6 Bài: Hướng động II.1,3,4,5 Liên hệ quan sát tại vườn
7 Bài : Ứng động II.1,2 Liên hệ quan sát tại vườn
Bài: Phát triển ở thực vật có II.1 Thực hành và quan sát tại
8
hoa vườn
Bài: Sinh sản vô tính ở thực II.2.b Liên hệ, quan sát tại vườn
9
vật
Bài: Sinh sản hữu tính ở thực II Liên hệ, quan sát tại vườn
10
vật
Bài: Nhân giống vô tính ở thực II, III Thực hành và quan sát tại
11
vật bằng giâm, chiết, ghép vườn
Bài: Thực hành lai giống II, III Thực hành và quan sát tại
12 12
vườn

Bước 3: Đưa ra phương pháp vận dụng thích hợp vào tiết dạy (bảng 2)
Bước 4: Soạn giáo án.
Bước 5: Rút kinh nghiệm để hoàn thiện vườn thực nghiệm, phương pháp, giáo
án và tiết dạy. Sau khi đã lên lớp xong mỗi giáo viên rút ra cho mình một nhận xét, rút
kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình vườn thực nghiệm, hoàn thiện giáo án, hoàn thiện
phương pháp và cách thức, tiến trình lên lớp.

Dưới đây là một giáo án thực hành được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học
Bài 43: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh
dưỡng): chiết cành, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống: giâm, chiết, ghép cành và ghép chồi
(mắt).
- Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng (nhân giống vô tính).
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng làm thí nghiệm.
- Kĩ năng quan sát.
3. Về ý thức, thái độ:
- Chuẩn bị thí nghiệm nghiêm túc đúng yêu cầu bài thực hành.
- Yêu thích môn học, yêu thích khoa học.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
98

- Trực quan - tìm tòi.


- Vấn đáp – tìm tòi.
- Vận dụng lý thuyết – thực hành
- Dạy học nhóm.
III – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Mẫu vật: cây lá bỏng, cây sắn (mì), dây khoai lang, rau muống, rau ngót... cây xoài,
cam, bưởi ...
- Dụng cụ: dao, kéo cắt cành, rạch vỏ cây; luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông
IV – TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Thí nghiệm giâm cành, giâm lá, ghép cành, ghép chồi (mắt).
V – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tập trung lớp tại vườn thực nghiệm;
- Quán triệt nội quy vườn thực nghiệm, nề nếp và thái độ thực hành(1 phút);
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Có những phương pháp nhân giống vô tính nào?
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của học sinh.
2. Đặt vấn đề: (1 phút)
Tiết trước chúng ta đã học các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, hôm nay
chúng ta sẽ thực hành về mộ số phương pháp nhân giống vô tính đó.
3. Bài mới: (35 phút)
Tg Hoạt động của thầy và Nội dung
trò
- GV chia lớp ra thành 4 I. Nội dung và cách tiến hành.
nhóm, mỗi nhóm gồm 8 - 1. Giâm cành và giâm lá.
9 HS. GV nêu rõ nhiệm a. Giâm cành.
vụ của bài thực hành gồm
3 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1 là tập
giâm cành và giâm lá;
+ Thí nghiệm 2 là giới
35 thiệu kĩ thuật ghép cành ;
phút + Thí nghiệm 3 là giới
thiệu kĩ thuật ghép chồi
(mắt).
- GV yêu cầu HS đọc kĩ - Cách tiến hành.
bài thực hành 43. GV
hướng dẫn lần lượt từng
thí nghiệm. Khi hướng
dẫn làm các thí nghiệm,
GV giới thiệu mẫu vật và
dụng cụ cần cho mỗi thí
nghiệm. Tiếp theo, GV
giao cho mỗi nhóm thực
99

hiện thí nghiệm trên một


đối tượng thực vật (trên 1
cây): mỗi nhóm giâm hay
ghép trên một cây.
- GV yêu cầu HS làm báo
cáo thực hành.
- GV yêu cầu HS làm thực
hành theo nhóm từ 8 - 9
HS để tiến hành giâm
cành và giâm lá ở vườn
thực nghiệm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm
tiến hành giâm cành của
một loài ở nhà, mang đến
lớp kết quả gồm các hom
đã có chồi đang sinh
trưởng và bảng số liệu
theo dõi được. Mỗi nhóm
đọc nhận xét của nhóm - Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của
mình cho các nhóm khác cây mới sinh ra từ các hom khác nhau xuất phát từ
ghi. cùng một thân cây.
- Các nhóm trên thực hiện - Kết quả quan sát ghi vào bảng trong SGK trang
ghép cành và ghép chồi 168; sau đó rút ra nhận xét về khả năng nhân giống
mắt tại trường, dưới sự sinh dưỡng của các phần khác nhau trên thân cây
hướng dẫn trực tiếp của mẹ.
GV. - Kết luận: ghi phần thân nào có khả năng nhân
giống sinh dưỡng tốt nhất. Giải thích kết quả.
b. Giâm lá.

- Cách tiến hành.


- Theo dõi sự xuất hiện các cây mới từ mép của
phiến lá.
2. Ghép cành. (hướng dẫn theo hình ảnh minh
họa).
100

3. Ghép chồi (mắt) (hướng dẫn theo hình ảnh minh


họa).

II. Thu hoạch. mỗi HS phải:


- Là bài tường trình về thực hành giâm cành , ghi
bảng theo dõi thực hành và kết luận đã rút ra được.
- Tường trình về thực hành ghép cành và thực hành
ghép chồi mắt
- Trả lời các câu hỏi phụ: Những điểm lưu ý cơ bản
trong giâm, chiết, ghép để kết quả thành công.
4. Củng cố:(3 phút): GV quan sát một số thí nghiệm của các nhóm có kết quả tốt, khá,
trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò:(2 phút)
- Nhóm trưởng các nhóm phân công các thành viên của nhóm mình chăm sóc, tưới
nước dữ ẩm, che mát phần luống của nhóm mình;
- Làm bài tường trình về thực hành và viết báo cáo kết quả của nhóm sau 7 – 10 ngày
chăm sóc.
101

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG


DẠY HỌC SINH HỌC
Nguyễn Thị Phương Nam
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Hồ Chí Minh

“Học đi đôi với hành”, câu khẩu hiệu mà chúng ta vẫn thường thấy trên tường
của các lớp học quả thật mang một ý nghĩa vô cùng to lớn và việc thực hành càng vô
cùng quan trọng đối với bộ môn Sinh học, những kiến thức môn Sinh học sẽ trở nên dễ
hiểu và sinh động hơn nếu các em học sinh được tham gia thực hành thí nghiệm. Bên
cạnh tác dụng minh họa, làm rõ nội dung bài học, các tiết thực hành thí nghiệm còn
giúp học sinh khắc sâu kiến thức và càng yêu bộ môn Sinh học hơn, từ đó các em sẽ
xây dựng hoài bão trở thành bác sĩ, trở thành cử nhân công nghệ Sinh học hay mơ ước
trở thành giáo viên Sinh học…
Thực hành thí nghiệm cũng góp phần quan trọng trong việc đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (theo tinh
thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013; Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI).
Tuy nhiên thực trạng của việc thực hành thí nghiệm lại không đồng đều giữa các
trường. Ở những trường chuyên, những trường chuẩn quốc gia hay những trường điểm
tại những thành phố lớn thì phòng thực hành được trang bị đầy đủ, hiện đại, rộng rãi,
thoáng mát; học sinh khá giỏi và có kĩ năng thực hành khá tốt. Đối với học sinh trường
chuyên lớp chọn môn Sinh thì các em có niềm đam mê thực hành, có kĩ năng thực
hành tốt nên các tiết học thực hành có hiệu quả cao và tạo được sự hứng thú cho học
sinh.
Ngược lại, ở những trường học hẻo lánh xa xôi hay những trường mà trang thiết
bị thực hành còn thiếu thốn thì các tiết học thực hành khó mà đạt được kết quả cao.
Các thiết bị thực hành như kính hiển vi nếu không được bảo quản tốt thì nhanh chóng
bị ẩm mốc, hư hỏng, do đó việc quan sát dưới kính hiển vi khó khăn, mờ nhạt, không
rõ. Hay dụng cụ đo huyết áp (giống như của bác sĩ) sau một thời gian sẽ bị chảy nhựa,
xì hơi nên không thể đo huyết áp được. Việc thiếu thiết bị thực hành cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng của tiết dạy thực hành, ví dụ như một lớp trên bốn mươi học
sinh mà chỉ có 7 dụng cụ đo huyết áp, các em phải lần lượt thay phiên nhau thao tác,
kết quả là kết thúc một tiết thực hành bốn mươi lăm phút vẫn còn một số học sinh
không kịp thực hành. Ngoài ra, nhiều học sinh (đặc biệt là học sinh ở thành phố)
không phải làm việc nhà nên rất lúng túng vụng về trong giờ thực hành, các em hay
làm bể ống nghiệm, lam kính, lamen, thậm chí làm gãy cả chày, rơi cả cối khi thực
hành. Một số phòng thực hành chật chội, thiếu ánh sáng mà số học sinh đông cũng gây
khó khăn cho tiết học thực hành.
Để việc thực hành được tốt và đồng đều giữa các trường, các địa phương thì giáo
viên chúng tôi rất mong công ty thiết bị trường học cung cấp nhiều trang thiết bị tốt và
hiện đại hơn cho các trường.
102

Ông bà ta có câu “Cái khó ló cái khôn”, trong khi chờ đợi được cung cấp thêm
trang thiết bị thực hành thì cá nhân tôi cũng tự nghĩ ra một số giải pháp làm tăng hiệu
quả một số tiết thực hành, cụ thể như sau:
 Khi thực hành bài “Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người”, để đẩy nhanh tiết thực
hành và giúp cho tất cả học sinh đều được thao tác với dụng cụ đo huyết áp, tôi khuyến
khích các em mượn dụng cụ đo huyết áp điện tử, nhiệt kế điện tử ở nhà mang tới lớp vì
hiện nay rất nhiều gia đình tự trang bị thiết bị này để theo dõi sức khỏe cho người lớn
tuổi. Một khi đã có đủ dụng cụ thực hành, tất cả học sinh nhanh chóng đo và xác định
được giá trị huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim. Các em rất vui thích vì đo
được huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ của mình và của bạn. Sau đó các em kịp viết báo cáo
trong một tiết thực hành.
 Đối với bài thực hành “Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh”, học
sinh phải làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi. Nhưng thực trạng là một số kính
hiển vi bị hư, bị mờ và một số học sinh thao tác kém nên tiêu bản chưa đẹp, không rõ;
trong khi đó một số nhóm có kính hiển vi tốt và thao tác tốt nên kết quả tiêu bản rất rõ,
đẹp. Thông thường khi có nhóm làm tốt, tiêu bản đẹp giáo viên giới thiệu cho cả lớp
sau đó lần lượt từng học sinh xếp hàng di chuyển đến quan sát tiêu bản của nhóm đó
và đôi khi không kịp thời gian. Thế nên tôi có sáng kiến cho vài em dùng điện thoại
đặt sát vào thị kính để chụp hình tiêu bản, kết quả các em chụp lại được tiêu bản rất rõ
và đẹp, sau đó các em sẽ chia sẻ hình ảnh tiêu bản qua Viber, Zalo hay Facebook cho
cả lớp và thế là cả lớp đều có thể quan sát được kết quả của thí nghiệm “Co và phản co
nguyên sinh” rõ và đẹp.
 Hay khi thực hành bài “Phát hiện diệp lục và carôtenôit” ở khối 11, một số
nhóm thao tác kém, làm không ra kết quả trong giờ học, tôi khuyến khích các em về
nhà tự làm lại thí nghiệm, sau đó các em chụp lại hình và gửi cho giáo viên chấm kết
quả. Có thể nói Viber, Zalo và Facebook đã kết nối cô và trò chúng tôi trong việc nâng
cao hiệu quả thực hành.
 Khi thực hành bài “Hướng động” khối 11, tôi hướng dẫn cho các em về nhà
trồng trước hai chậu đậu xanh, một chậu trồng được đặt ở nơi có điều kiện ánh sáng
đầy đủ và một chậu đặt bên cửa sổ, ánh sáng chiếu theo một hướng. Đến tiết thực
hành, các em mang hai chậu đậu xanh đã trồng vào lớp, quan sát kết quả thu được và
làm bài tường trình. Tuy nhiên vẫn có một số học sinh trồng chậm, cây mọc không
đều, kết quả không rõ, một số em thì không có với lí do “Thưa cô! Con trồng rồi
nhưng chuột ăn mất”. Thế là tôi khuyến khích các em về nhà trồng lại, tuần sau mang
tới lớp, cô sẽ chấm điểm lại cho. Việc làm này khiến cho tôi rất mất thời gian, nhưng
bù lại tất cả các em đều có cơ hội làm thực hành tốt, hiểu bài rõ hơn và nâng cao được
kĩ năng thực hành
 Còn khi thực hành bài “Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết,
ghép”: các em làm thực hành tại lớp với sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng để các em
có thể hiểu kĩ hơn về thao tác và kết quả thực hành thì tôi khuyến khích các nhóm
tranh thủ ngày thứ bảy hay chủ nhật, nhờ ba mẹ chở đến các chỗ trồng và bán cây
cảnh, nhờ các chú làm vườn hướng dẫn thêm. Yêu cầu các em quay lại thao tác thực
hành của mình (dưới sự hướng dẫn của các chú làm vườn) và đặc biệt là ghi lại hình
ảnh các cây giâm, chiết, ghép ra hoa, ra quả. Sau đó các em nộp lại đĩa CD trình chiếu
103

cho cả lớp cùng xem. Việc này tạo hứng thú học tập và lòng yêu thiên nhiên cho các
em.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy các tiết
thực hành Sinh học, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần khắc phục được thực trạng
khi dạy tiết thực hành cũng như góp phần phát triển năng lực thực hành thí nghiệm
trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
104

MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH DẠY CHO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Minh Tuyết Ngọc
Trường THPT chuyên Hùng Vương, Tỉnh Bình Dương

Theo đánh giá của Vụ Giáo dục Trung học về thực trạng dạy học môn Sinh học
hiện nay tại các nhà trường cho thấy thiết bị còn ít về chủng loại, kiến thức cung cấp
cho học sinh chưa mang tính thực tiễn, ứng dụng chưa cao,... Vì vậy, cần đổi mới
mạnh mẽ trong phương pháp dạy môn Sinh học bằng việc chú trọng thí nghiệm thực
hành trong dạy học.
Để làm được điều này giáo viên cần biết kết hợp nhuần nhuyễn trong việc vận
dụng thiết bị dạy học như sử dụng mô hình, tổ chức các thí nghiệm bằng vật thật,...
nhằm tạo hứng thú cho học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức, từ đó giúp các em tự tìm
tòi khám phá qua những thí nghiệm để đi đến các kiến thức cần lĩnh hội.
Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung thực hành vào trong
khung Chương trình thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Vì vậy, việc kết
hợp các phương pháp dạy thực hành trong quá trình giảng dạy sẽ góp phần giúp các
em học sinh được củng cố kiến thức một cách vững chắc sau những phần lý thuyết cơ
bản, đặc biệt là các em trong đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học.
1. Các bài thực hành dùng để dạy cho đội tuyển học sinh Giỏi môn Sinh học

Số tiết
STT Tên bài thực hành Nội dung
dạy
- Thí nghiệm nhận biết tinh bột
Nhận biết một số
- Thí nghiệm nhận biết lipit
1 thành phần hóa học
- Thí nghiệm nhận biết protein 4
của tế bào
- Phân biệt đường đơn và đường đôi
Quan sát phân bào
- Làm tiêu bản nguyên phân ở rễ hành
2 nguyên nhiễm ở tế 2
- Quan sát các kì trên kính hiển vi
bào rễ hành
Xác định áp suất - Làm tiêu bản quan sát hiện tượng co nguyên
thẩm thấu của tế sinh và phản co nguyên sinh ở tế bào vảy
3 bào thực vật bằng hành, lá thài lài tía 2
phương pháp co - Tính áp suất thẩm thấu của từng tế bào vảy
nguyên sinh hành, lá thài lài tía qua kết quả thí nghiệm
Xác định sức bền
4 thẩm thấu của hồng Sức bền thẩm thấu của hồng cầu ếch 2
cầu
Nhuộm đơn quan Nhuộm đơn để quan sát hình thái của các vi
5 sát hình thái vi sinh sinh vật trong dịch sữa chua, nước dưa chua, 2
vật men bánh mì
6 Tách chiết ADN Tách chiết ADN của bắp cải, cải thìa 2
Tách sắc tố bằng Tách sắc tố bằng phương pháp sắc kí trên cải
7 2
phương pháp sắc kí ngọt
105

Xác định nguyên tố


Xác định các nguyên tố khoáng (Ca, Mg, Fe)
8 khoáng trong mô 2
trong mô thực vật đã đốt thành tro
thực vật
- Phân tích hoa thức và vẽ hoa đồ của các cây:
Phân tích hoa thức
9 dâm bụt, hoa ly, hoa giấy, hoa lan, hoa 6
và vẽ hoa đồ
hồng,...
- Giải phẫu, nhuộm màu các cơ quan sinh
dưỡng (rễ, thân, lá)
Nghiên cứu một số - Quan sát mẫu dưới kính hiển vi
10 cơ quan sinh - Nhận biết vị trí của các loại mô thực vật 6
dưỡng của thực vật - Phân biệt được cấu trúc của các mẫu: rễ sơ
cấp, rễ thứ cấp, thân sơ cấp, thân thứ cấp, lá
cây C3, lá cây C4
- Quan sát sự đóng mở khí khổng dưới kính
hiển vi
11 Sự thoát hơi nước 2
- Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài lên
trạng thái tế bào khí khổng
Tính tự động của
12 Thí nghiệm thắt nút Stanius ở ếch 2
tim
- Quan sát hoạt động của tim ếch
- Tìm hiểu tác động của adrenalin lên hoạt
Tìm hiểu hoạt động
13 động của tim ếch 2
của tim ếch
- Tìm hiểu tác động của thần kinh đối với hoạt
động của tim ếch
- Tách dây thần tọa và cơ bắp chân ra khỏi
ếch tạo chế phẩm thần kinh - cơ
- Chứng minh sự tồn tại của điện thế nghỉ qua
Điện thế nghỉ và kết quả kích thích chế phẩm thần kinh - cơ
14 4
điện thế hoạt động nguyên vẹn bởi sự chệnh lệch điện thế trong
và ngoài bắp cơ
- Chứng minh sự xuất hiện của điện thế hoạt
động khi kích thích chế phẩm thần kinh - cơ

2. Một số kinh nghiệm khi dạy thực hành cho đội tuyển học sinh Giỏi môn Sinh
học
- Sau mỗi bài thực hành, giáo viên nên có một bài kiểm tra liên hệ giữa kiến thức
lí thuyết và thực hành
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và rút ra kinh nghiệm qua
mỗi bài thực hành
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên lồng ghép các câu hỏi thực tế nhằm
kích thích sự tìm tòi của các em để bước đầu hình thành ý tưởng cho một đề tài khoa
học kĩ thuật
3. Kết luận
Để có một môi trường học thực hành đạt hiệu quả cần rất nhiều sự hỗ trợ từ Sở
Giáo dục & Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường về trang thiết bị, máy móc, dụng cụ
106

hóa chất làm thí nghiệm và sự phối hợp nhịp nhàng của các Thầy cô trong đội ngũ bồi
dưỡng, cũng như rất nhiều kĩ năng ở các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điêu Thị Mai Hoa, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hồng Liên (2013), Tài liệu
thực hành bồi dưỡng giáo viên chuyên - phần Sinh lí học thực vật.
2. Nguyễn Thị Hồng Liên (2013), Tài liệu thực hành bồi dưỡng giáo viên chuyên -
Phần Nghiên cứu một số cơ quan sinh dưỡng của thực vật.
3. Vụ giáo dục Trung học (2012), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên
trường THPT chuyên môn Sinh học.

PHỤ LỤC
THỰC HÀNH: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ QUAN SINH DƯỠNG
CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
 Về kiến thức: Học sinh củng cố các kiến thức sau:
- Mô tả các bước giải phẫu và nhuộm một số cơ quan sinh dưỡng thực vật (rễ,
thân)
- Chú thích được cấu tạo của các loại tế bào trên mẫu thực vật
- Phân biệt được cấu tạo rễ, thân cấp 1 và cấp 2
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế
 Về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng sau:
- Biết giải phẫu các cơ quan sinh dưỡng thực vật
- Quan sát mẫu dưới kính hiển vi
- Sử dụng kính hiển vi thành thạo
- Viết báo cáo và trả lời các câu hỏi
II. Nguyên vật liệu, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
- Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị mẫu là các cơ quan sinh dưỡng thực vật:
rễ rau muống, rễ bụp, rễ tai tượng ấn, rễ riềng, thân bụp, thân măng tây, thân rau
muống, thân ớt, thân lá lốt.
- Giáo viên chuẩn bị 1 đề mẫu để đánh giá kĩ năng của từng em
- Đội tuyển học sinh Giỏi gồm khoảng 21 em, chia 7 nhóm, mỗi nhóm 3 em, mỗi
nhóm sẽ hoàn thành: 2 mẫu rễ (cấp 1, cấp 2), 2 mẫu thân (cấp 1, cấp 2)
107

III. Tiến trình dạy


Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Nội dung
học sinh
- Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị Học sinh trả lời
mẫu của học sinh các câu hỏi của
- Giáo viên nêu một số câu hỏi: Giáo viên
(?) Cấu tạo rễ cây cấp 1?
(?) Cấu tạo rễ cây cấp 2?
(?) Cấu tạo thân cây cấp 1?
(?) Cấu tạo thân cây cấp 2?
(?) Làm thế nào phân biệt được thân
cấp 1 và cấp 2?
(?) Làm thế nào phân biệt được rễ cấp
1 và cấp 2?
(?) Làm thế nào phân biệt được cấu
tạo của thân và rễ?
- Giáo viên chỉnh sửa phần trả lời của
học sinh và khái quát cấu tạo cấp 1,
cấp 2 của thân và rễ dưới dạng sơ đồ
tư duy.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Các bước tiến hành:
(?) Nêu các bước tiến hành thí nghiệm Học sinh trả lời - Bước 1: dùng dao lam
giải phẫu rễ, thân? câu hỏi cắt ngang rễ những lát
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chụp cắt thật mỏng
hình lại các mẫu, kết nối với máy tính, - Bước 2: cho mẫu vào
máy chiếu để chú thích các loại tế bào dung dịch Javel 10 - 15
có trong mẫu và trình bày kết quả của phút
nhóm. - Bước 3: rửa mẫu.
- Giáo viên nhận xét phần trình bày - Bước 4: cho mẫu vào
của nhóm. dung dịch axit acetic 5%
trong 5 phút
- Bước 5: rửa mẫu.
- Bước 6: cho mẫu vào
dung dịch thuốc nhuộm
“Carminove de miran” 5
phút.
- Bước 7: rửa lại bằng
nước cất.
108

IV. Thu hoạch


- Các em nộp sản phẩm của nhóm qua mail:
ngocnmt@hungvuong.sgdbinhduong.edu.vn
- Kết thúc phần thực hành của nhóm, giáo viên cho học sinh làm 1 đề thử nghiệm
để đánh giá kĩ năng của từng em học sinh trong đội tuyển học sinh Giỏi.

Đề bài:
“Có 4 đoạn mẫu cây đựng trong 4 đĩa petri riêng biệt có đánh dấu A, B, C, D.
Hãy tiến hành thí nghiệm giải phẫu mẫu cây và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Quan sát mẫu dưới kính hiển vi và xác định 4 mẫu cây trên thuộc các
trường hợp sau:
Thân cây cấu tạo cấp 1
Thân cây cấu tạo cấp 2
Rễ cây cấu tạo cấp 1
Rễ cây cấu tạo cấp 2
Câu 2: Những điểm khác biệt giữa thân cây có cấu tạo cấp 1 và cấu tạo cấp 2, rễ
cây có cấu tạo cấp 1 và cấu tạo cấp 2?”
109

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT THỰC HÀNH SINH HỌC 11


BÀI 33 – XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Nguyễn Huỳnh Như
Trường THPT Thủ Khoa Thừa, tỉnh Long An
1. Mở đầu
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, vì vậy để công tác dạy học đạt chất lượng cao,
đội ngũ giáo viên ngoài kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cần phải có phương pháp
thích hợp, luôn linh hoạt trước hoàn cảnh thực tế nhằm thu hút sự chú ý, say mê và
phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của các em. Từ đó, học sinh có thể tự khám
phá, lĩnh hội kiến thức và phát triển nhiều kĩ năng.
Nhớ mãi lời Bác dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích.
Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Do đó, người giáo viên luôn cố gắng
tạo mọi điều kiện để cho các em được thực hành sau khi học xong phần lý thuyết mặc
dù điều kiện vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, Sinh học là môn
khoa học về sự sống. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức
các cá thể và loài tồn tại, những tác động qua lại lẫn nhau giữa các cá thể và giữa cá
thể với môi trường. Nếu người học sinh chỉ học lý thuyết suông, không quan sát trực
tiếp, thì khó nắm vững kiến thức và dễ sinh ra chán nản. Vì vậy, thực hành là phần
không thể thiếu được trong chương trình Sinh học.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng trường THPT Thủ Khoa Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long
An
Khối 11 tại trường THPT Thủ Khoa Thừa có 160 học sinh thuộc lớp cơ bản học
buổi sáng. Học sinh phần lớn là con gia đình khó khăn nên thời gian dành cho việc học
còn hạn chế. Đặc biệt, trình độ học sinh đầu vào rất yếu (chỉ 11 điểm) nên việc đọc
sách giáo khoa là khó với các em, vật gì các em có thể cầm nắm hoặc tự mình quan sát
được thì sẽ rất thích và tiếp thu nhanh, nhớ rất lâu. Vì vậy, ở các tiết thực hành giáo
viên phải nghiên cứu tìm ra phương pháp cho học sinh tự tiến hành thông qua sự
hướng dẫn của thầy cô bộ môn.
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy thực hành “Xem phim về tập tính
của động vật”
- Giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ về nội dung bài thực hành, chú ý mục tiêu cần
đạt và đối tượng học sinh để tìm ra phương pháp thích hợp nhất.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng tổ chuẩn bị các đoạn video về những tập
tính của động vật mà các em đã từng học.
- Động viên các em tự chụp và quay video về các tập tính của động vật hơn là sao
chép từ trên internet (trong quá trình chụp hay quay phải viết lại nhật kí: địa điểm, thời
gian, bối cảnh,…).
+ Khi học sinh tự làm các công việc này sẽ tạo điều kiện cho các em được học
tập ngoài nhà trường, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải
quyết vấn đề trong cuộc sống.
+ Các em gần thiên nhiên, càng thêm yêu thiên nhiên và yêu thế giới sống.
+ Các em càng gần nhau hơn, càng thương yêu, quý mến nhau.
110

- Sau thời gian quy định, các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các em chuẩn bị cho bài báo cáo.
- Kiểm tra sản phẩm của các nhóm trước khi đưa ra thảo luận.
- Tổ chức các nhóm tiến hành thảo luận, GV phải thường xuyên ghi nhận những
ưu điểm để tuyên dương và nhắc nhở những thiếu sót, hạn chế.
- Giáo viên có thể gợi mở một số câu để các nhóm tập trung hơn vào chủ đề:
+ Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết chết con mồi như thế nào?
+ Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con
non,... như thế nào?
+ Động vật bảo vệ lãnh thổ (cách đe dọa, tấn công kẻ thù, cách đánh dấu lãnh
thổ,…) như thế nào?
+ Tập tính bầy đàn được thể hiện như thế nào?
+ Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính sống bày đàn ở động vật.
+ Động vật di cư ra sao?
+ Các tập tính trên là tập tính bẩm sinh hay học được?
- Các nhóm tự đánh giá sản phẩm cũng như phần trình bày của nhóm mình và
của các nhóm bạn.
- GV nhận xét, tổng kết, chỉnh sửa, bổ sung và tập hợp lại gửi cho lớp.
- Kết quả cuối cùng bao gồm 50% điểm trung bình của các nhóm và 50% điểm
của giáo viên.
111

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH


THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC Ở
BẬC PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Lê Pha
Trường THPT Albert Einstein, Tp. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với thực tiễn sự sống. Để
có được bài giảng sinh động, Giáo viên (GV) phải tăng cường các hoạt động thí
nghiệm, thực hành giúp học sinh hứng thú, dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội kiến thức khoa
học Sinh học. Thế nên bài viết này đề cập đến một số kinh nghiệm trong giảng dạy
thực hành chương trình Sinh học trung học nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và
học tập.

1. HỆ THỐNG CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK


Bảng 1. Hệ thống các bài thực hành trong chương trình SGK
Bài
TT theo Tên bài thực hành Lớp
SGK
1 5 Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 6
2 6 Thực hành: Quan sát tế bào thực vật 6
3 12 Thực hành: Nhận biết các loại rễ và biến dạng của rễ 6
4 18 Thực hành: Nhận biết các loại thân và thân biến dạng 6
5 25 Thực hành: Quan sát biến dạng của lá 6
6 53 Tham quan thiên nhiên 6
7 53 Tham quan thiên nhiên (tiếp theo) 6
8 3 Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh 7
9 16 Thực hành: Mổ và quan sát giun đất 7
10 16 Thực hành: Mổ và quan sát giun đất (tiếp theo) 7
11 20 Thực hành: Quan sát một số thân mềm 7
12 20 Thực hành: Quan sát một số thân mềm ( tiếp theo) 7
13 22 Thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài tôm sông 7
14 23 Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông 7
15 28 Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ 7
16 31 Thực hành: quan sát cấu tạo ngoài cá chép 7
17 32 Thực hành: Mổ và quan sát cá chép 7
112

18 36 Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ 7
19 42 Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mỗ chim bồ câu 7
20 45 Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim 7
21 52 Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú 7
22 64 Tham quan thiên nhiên 7
23 65 Tham quan thiên nhiên (tiếp theo) 7
24 66 Tham quan thiên nhiên (tiếp theo) 7
25 5 Thực hành: Quan sát tế bào và mô 8
26 12 Thực hành: tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương 8
27 19 Thực hành: Sơ cứu cầm máu 8
28 23 Thực hành: Hô hấp nhân tạo 8
29 26 Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt 8
30 37 Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước 8
Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của
31 44 8
tuỷ sống
Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim
32 6 9
loại
33 14 Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể 9
34 20 Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN 9
35 26 Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến 9
36 27 Thực hành: Quan sát thường biến. 9
37 38 Thực hành: Tập dược thao tác giao phấn 9
Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây
38 39 9
trồng
Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số
39 45 9
nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số
40 46 9
nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tiếp theo)
41 51 Thực hành: Hệ sinh thái 9
42 52 Thực hành: Hệ sinh thái 9
43 56 Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương 9
44 57 Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương 9
45 62 Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường 9
46 12 Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh 10
113

47 15 Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzim 10


Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ
48 20 10
hành.
49 24 Thực hành: Lên men Etilic và Lactic 10
50 28 Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật. 10
Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai
51 7 11
trò của phân bón
52 13 Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtênôit 11
53 14 Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật 11
54 21 Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người 11
55 25 Thực hành: Hướng động 11
56 33 Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật 11
Thực hành: Xem phim về sự sinh trưởng và phát triển của
57 40 11
động vật
58 43 Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật 11
Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc
59 7 12
thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
60 14 Thực hành: Lai giống 12
61 46 Thực hành: Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên 12
2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỔN ĐỊNH, KỶ LUẬT VÀ QUẢN LÝ LỚP GIỜ
THỰC HÀNH
2.1. Khó khăn trong ổn định, kỷ luật và quản lý lớp giờ thực hành
- Trong giờ thực hành học sinh (HS) phải di chuyển từ phòng học lý thuyết sang phòng
thực hành, nếu không có các quy tắt rõ ràng sẽ gây mất thời gian.
- Giờ thực hành cần phải có sự thảo luận giữa các thành viên trong nhóm và với nhóm
khác nên dễ gây ồn ào, mất trật tự.
- HS quy phạm nội quy phòng thực hành.
- Nhóm HS tương đối đông (6 - 8 HS/nhóm) sẽ có những HS như “người ngoài cuộc”.
- Năng lực không đồng đều giữa các nhóm, dẫn đến có nhóm làm xong trước ngồi đợi,
có nhóm mãi hết tiết vẫn chưa xong.
- Số nhóm rất nhiều (6 - 8 nhóm), GV không thể kiểm soát hết những việc HS đang
làm để có biện pháp hỗ trợ và sửa sai hợp lý.
2.2. Một kinh nghiệm giải quyết những khó khăn
Trước giờ thực hành giành ra 20 phút (đối với giờ thực hành đầu tiên của năm
học), 10 phút (đối với các giờ thực hành sau) để nhắc nhở lại một số vấn đề:
- Công bố tiêu chí đánh giá một giờ thí nghiệm.
114

Bảng 2. Mẫu tiêu chí đánh giá giờ học thực hành
Quan sát Kĩ năng thực hành
Kỷ luật (2 điểm)
( 2 điểm) (2 điểm) Bài thu Cộng
Vệ sinh Tổng điểm cho
Nhóm hoạch
Kĩ Kĩ Kĩ Đi Mất Quy (1 điểm) điểm cá nhân
Quan Quan Quan
năng năng năng trễ trật phạm nội (3 điểm) xuất sắc
sát 1 sát 2 sát…
1 2 … tự quy khác

1 … … … … … … … … … … … …
2 … … … … … … … … … … … …

 Tùy nội dung bài thực hành mà tiêu chí quan sát và tiêu chí kĩ năng thực hành
có thể thay đổi cho phù hợp.
 Tiêu chí kỷ luật, vệ sinh nếu nhóm không quy phạm thì được trọn điểm, quy
phạm lỗi nào trừ điểm lỗi đó.
 Ghi nhận điểm là ghi nhận cho cả nhóm, nên các em phải làm việc hết mình
trong sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không tỵ nạnh, lười nhát. Tuy nhiên, nếu HS
thể hiện xuất sắc thì cộng thêm điểm khuyến khích.
- GV chia nhóm: chia các HS nhanh nhẹn, gương mẫu, lực học khá giỏi vào các nhóm
khác nhau sao cho đồng đều và đảm bảo mỗi nhóm có ít nhất từ 1-2 HS. Phân công
một HS làm nhóm trưởng và một HS làm nhóm phó. Đánh số thứ tự các thành viên
trong nhóm: nhóm trưởng số 1, nhóm phó số 2 cho đến hết các thành viên.
 Nhiệm vụ nhóm trưởng: làm thí nghiệm đầu tiên trong nhóm theo sự hướng dẫn
của giáo viên sau đó hướng dẫn lại cho các nhóm viên.
 Nhiệm vụ của nhóm phó: nhắc nhở nhóm viên phần kỷ luật, vệ sinh trong giờ
thực hành và hỗ trợ nhóm trưởng.
- Sau mỗi bài thực hành đổi nhóm 1 lần để các em có cơ hội làm việc với nhiều HS
khác nhau để tăng tính hợp tác, tinh thần đoàn kết, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm.
- Phân vị trí nhóm, chỗ ngồi cho từng HS theo số thứ tự đã thông báo trước để dễ quản
lý trong giờ thực hành.
- Nhắc nhở học sinh đem theo những vật dụng cần thiết vào giờ thực hành, đến sớm ít
nhất 3 phút và xếp hàng trước phòng thí nghiệm Sinh học chờ GV gọi vào.
- Nhắc lại nội quy phòng thí nghiệm thực hành, nếu quy phạm sẽ bị khiển trách và trừ
điểm theo như tiêu chí đánh giá ở bảng trên hoặc vi phạm nặng sẽ xử lý riêng tùy
trường hợp.
Theo cách này, GV sẽ tiết kiệm thời gian trên lớp và cũng không phải làm việc
quá nhiều mà có nhiều thời gian để hướng dẫn và sửa lỗi cho học sinh.
3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN GIỜ THỰC HÀNH
Mỗi tiết học chỉ gói gọn trong thời gian nhất định. Nếu như khi dạy và học lý
thuyết, không thể kết thúc bài học theo kế hoạch ta có thể tiếp tục bài học ở tiết sau.
Nhưng đối với các bài thực hành có nội dung khá dài, nếu không tổ chức một cách
khoa học sẽ không đủ thời gian, nếu hết tiết mà chưa xong bài, GV không thể dừng lại
để hôm sau làm tiếp thí nghiệm đang dang dở của tiết trước.
Sau đây là một số kinh nghiệm chuyên môn mà tôi rút ra được qua quá trình
giảng dạy các bài thực hành cụ thể trong chương trình Sinh học trung học.
3.1. Các bài thực hành 5, 6 - Sinh học 6
115

HS lần đầu tiên được làm thí nghiệm Sinh học ở chương trình trung học nên
không tránh khỏi bỡ ngỡ, khó khăn. Để đạt được hiệu quả cao nhất nên bố trí giờ học
như sau:
- GV nên sắp xếp dạy bài lý thuyết bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật trước 2 bài thực hành
5 và 6 để học sinh nhận biết và thông hiểu được hình dạng kích thước của một tế bào
thực vật cũng như các thành phần, bào quan trong tế bào. Thực hành sau khi học lý
thuyết, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc định hình, nhận xét tế bào quan sát được dưới
kính hiển vi.
- GV nên bố trí bài thực hành 5 + 6 ở 2 tiết liền nhau, sau khi biết cách sử dụng kính
lúp, kính hiển vi các em được thực hành quan sát tế bào ngay mà không sợ quên cách
sử dụng kính.
- Ở bài thực hành 6: Ngoài những mẫu vật là biểu bì vảy hành, cà chua giáo viên nên
cho HS quan sát thêm các loại tế bào khác như tế bào mặt dưới lá lẻ bạn, lá thài lài tía,
biểu bì hành tím,… để thấy được sự đa dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc của
tế bào.

Hình 1. HS quan sát tế bào thực vật dưới kính hiển vi


3.2. Các bài thực hành 16, 20, 22, 23, 31, 32, 36, 42 - Sinh học 7
Các bài thực hành này đều có thời lượng 2 tiết nên GV nên bố trí ở 2 tiết liền
nhau. Việc này vừa giúp tiết kiệm kinh phí chuẩn bị mẫu vật, vừa giữ được độ tươi của
mẫu vật để dễ dàng quan sát các hệ cơ quan cũng như các em HS dễ tiếp thu kiến thức
hơn khi được học liền mạch kiến thức quan sát cấu tạo ngoài rồi đến cấu tạo trong.
- Bài 16: Mổ và quan sát giun đất thực hiện trong 2 tiết. Giun đất ngoài tự nhiên có
kích thước nhỏ, nên mua giun được nuôi để có kích thước to, dễ mổ và quan sát.

Hình 2. Giun đất nuôi Hình 3. Giun đất ngoài tự nhiên Hình 4. Mẫu mổ giun đất của HS
116

- Bài 20: Quan sát một số thân mềm: thực hiện trong 2 tiết liên tục. Mua hoặc bắt một
số thân mềm có sẵn ở địa phương như: ốc sên, ốc bươu, nghêu, sò, mực,… Lưu ý: nên
chọn những con có kích thước lớn để dễ quan sát cấu tạo ngoài.
Nếu có quá ít mẫu vật thì nội dung quan sát cấu tạo ngoài rất ngắn, GV có thể cho HS
mổ và quan sát cấu tạo trong của mực ống.

Hình 5. HS quan sát cấu tạo ngoài của Hình 6. HS mổ và quan sát cấu tạo
mực ống, ốc sên trong của mực
- Bài 22, 23: Quan sát cấu tạo ngoài tôm sông, mổ và quan sát tôm sông thực hiện
trong 2 tiết liên tục. Chọn mua những con có kích thước lớn để dễ quan sát cấu tạo
ngoài cũng như dễ dàng mổ để quan sát cấu tạo trong.

Hình 7. HS quan sát cấu Hình 8. Mẫu tách các Hình 9. HS mổ và quan
tạo ngoài tôm sông phần phụ của tôm sông sát cấu tạo trong
của HS tôm sông
- Bài 36: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ, kết hợp với
bài 35: Ếch đồng, cho HS thực hành liên tục trong 2 tiết.
+ 30 phút đầu quan sát cấu tạo ngoài của ếch đồng. HS sẽ hứng thú tìm tòi kiến thức
thông qua mẫu vật thật hơn là 1 tiết học lý thuyết.
117

+ Thời gian còn lại cho các em mổ và quan sát cấu tạo trong. Thay vì GV mổ sẵn để
các em quan sát thì chính tay các em mổ và quan sát sẽ kích thích sự hứng thú, tính tò
mò và đúng theo tiêu chí của thực hành là chính tay các em được cầm, nắm, thực hiện.
- Tương tự như vậy đối với Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ
câu, kết hợp với bài 41: Chim bồ câu và bài 43 Cấu tạo trong của chim bồ câu, cho HS
thực hành liên tục trong 3 tiết. Lưu ý: nếu chim bồ câu có kích thước lớn, gây khó
khăn cho HS trong việc mổ có thể sử dụng chim sẻ để thay thế.
+ 30 phút đầu quan sát cấu tạo ngoài chim sẻ. HS sẽ hứng thú tìm tòi kiến thức thông
qua mẫu vật thật hơn là 1 tiết học lý thuyết.
+ Thời gian còn lại cho các em mổ và quan sát cấu tạo trong. Thay vì GV mổ sẵn để
các em quan sát thì chính tay các em mổ và quan sát cấu tạo trong sẽ kích thích sự
hứng thú, tính tò mò và dễ dàng lĩnh hội kiến thức hơn.

Hình 10. HS mổ và quan sát cấu tạo trong Hình 11. Mẫu mổ
của ếch đồng ếch đồng của HS

Hình 12. HS quan sát cấu tạo ngoài của chim sẻ Hình 13. HS mổ và
quan sát cấu tạo trong
của chim sẻ
118

3.3. Các bài thực hành 51, 52, 56, 57, 62 - Sinh học 9
- Đối với loạt bài này nên thực hiện thành một dự án hoặc một chuyên đề: “Bảo vệ môi
trường”. Ý tưởng gợi ý:
Chia lớp học thành 2 nhóm:
+ Một nhóm đóng vai các nhà Sinh thái học đến nghiên cứu các khu vực bị ô nhiễm
gần nhà ở hoặc trường học. Nhiệm vụ: chụp hình, quay phim, phỏng vấn người dân địa
phương, tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó đưa ra phương hướng giải quyết (tập
huấn người dân, làm tờ rơi, poster, tuyên truyền bảo vệ môi trường,…).
+ Một nhóm đóng vai những người dân địa phương đang chịu tác hại của sự ô nhiễm
môi trường. Nhiệm vụ: tìm hiều thực trạng ô nhiễm khu vực nơi ở hoặc gần trường
học, phỏng vấn người dân, đánh giá những tác hại từ việc ô nhiễm, từ đó đưa ra các
phương hướng giải quyết.
Tại buổi “Hội nghị môi trường toàn quốc” Nhóm các nhà khoa học sẽ báo cáo những
gì nghiên cứu được, cùng với sự tham gia của người dân địa phương. Hai bên cùng
nhau thảo luận, tranh luận trên cơ sở luật bảo vệ môi trường để đi đến tiếng nói chung.
Thông qua hoạt động này, chính các em sẽ là người đi khảo sát thực địa, đi phỏng vấn,
tự tay chụp hình, quay phim,… hình thành niềm đam mê nghiên cứu khoa học, kích
thích tư duy phản biện, làm việc nhóm. Từ đó lĩnh hội kiến thức theo đúng phương
châm dạy và học thế kỷ XXI lấy học sinh làm trung tâm, GV chỉ là người hướng dẫn.

Hình 14. HS nghiên cứu thực trạng ô Hình 15. HS sắm vai báo cáo trong
nhiễm tại một số khu vực buổi “Hội nghị môi trường
gần trường học và nhà ở toàn quốc”
3.3. Bài 24 - Sinh học 10
- Bài 24: Lên men etilic và lactic nên kết hợp với bài 47: Làm sữa chua hoặc sữa đậu
nành (đậu tương) bằng phương pháp đơn giản và bài 45: Thực hành: chế biến xi rô từ
quả (Công nghệ 10) vì nội dung tương tự nhau. Nhằm mục đích có nhiều thời gian hơn
cho học sinh thực hành (3 tiết), thực hiện theo chủ trương tích hợp liên môn của Bộ
giáo dục và tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học.
119

Hình 16. HS thực hành làm sữa chua

Hình 17. Thành phẩm sữa chua Hình 18. Thành phẩm xi rô nho
3.4. Bài 7 và bài 13 - Sinh học 11
3.4.1. Lý do tổ chức buổi thực hành ngoài trời
Nhận thấy thí nghiệm thoát hơi nước cần phải có lá cây ở trên cây. Thí nghiệm phát
hiện diệp lục và carôtênôit có thể sử dụng mẫu vật lá cây còn xanh ngay trên cây hoặc
lá vàng rụng dưới gốc cây, chúng tôi tiến hành kết hợp 2 bài thực hành này thành 2 tiết
liên tục và thực hiện ngoài trời, vườn trường nơi có nhiều cây xanh. Cách tổ chức này
nhằm mục đích tận dụng ngay lá cây trong sân trường, vườn trường; giúp HS hòa nhập
với thiên nhiên, thấy được việc học Sinh học gắng liên với thực tiễn sự sống, không
như những kiến thức khô khan trong sách, từ đó hứng thú, say mê hơn trong việc lĩnh
hội kiến thức.
3.4.2. Sử dụng tinh thể CuSO4 thay dung dịch coban clorua 5%
Trong bài, chúng tôi sử dụng tinh thể CuSO4 ngậm nước có màu xanh lam thay cho
dung dịch coban clorua 5%. Vì:
- Giấy tẩm coban clorua khó làm khô bằng cách phơi hoặc sấy và dễ bắt lại hơi nước
trong không khí nếu bảo quản không đúng cách làm hỏng thí nghiệm.
- Tinh thể CuSO4 khi ngậm nước có màu xanh lam, khi mất nước có màu trắng, bảo
quản tinh thể CuSO4 mất nước cũng dễ hơn, chỉ cần đựng trong lọ đậy kín.
- Nhược điểm: Không xác định được diện tích đổi màu khi dùng tinh thể CuSO4.
120

Xử lý tinh thể CuSO4: Trước khi làm thí nghiệm, đun tinh thể CuSO4 ngậm nước có
màu xanh lam trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi mất màu xanh, cho vào lọ thủy tinh
hoặc lọ sứ đậy kín.
3.4.3. Tóm tắt các hoạt động chính trong buổi thực hành
- Hoạt động 1: HS làm thí nghiệm 1: Thoát hơi nước ở lá.

Hình 19. HS làm thí nghiệm 1: Thoát hơi nước ở lá


- Hoạt động 2: HS làm thí nghiệm 2: Phát hiện diệp lục và carôtênôit.

Hình 20. HS làm thí nghiệm 2: Phát hiện diệp lục và carôtênôit
- Hoạt động 3: HS làm thí nghiệm 3: Vai trò của phân bón.
121

Trong lúc chờ đợi kết quả thí nghiệm 1, 2 học sinh tiến hành làm thí nghiệm 3.

Hình 21. HS làm thí nghiệm 3: Vai trò của phân bón
- Hoạt động 4: HS quan sát, nhận xét kết quả thí nghiệm 1: Thoát hơi nước ở lá.

Hình 22. HS quan sát kết quả thí nghiệm 1: Thoát hơi nước ở lá

- Hoạt động 5: HS quan sát, nhận xét kết quả thí nghiệm 2: Phát hiện diệp lục và
carôtênôit.
- Hoạt động 6: HS quan sát trong 1 tuần để ghi lại kết quả thí nghiệm 3 và rút ra nhận
xét, kết luận và vai trò của phân bón đối với cây trồng.

Hình 23. HS quan sát kết quả thí nghiệm 2: Hình 24. HS quan sát kết quả thí
Phát hiện diệp lục và carôtênôit nghiệm 3: Vai trò của phân bón
122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga, Trịnh Thị Bích Ngọc,
Sinh học 6, Nxb Giáo dục 2014.
2. Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang, Sinh học 7, Nxb Giáo dục
2015.
3. Nguyễn Quang Vinh, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn, Sinh học 9,
Nxb Giáo dục 2014.
4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn
Ty, Sinh học 10, Nxb Giáo dục 2006.
5. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh, Sinh học 11, Nxb Giáo
dục 2015.
6. https://www.baomoi.com/quy-trinh-ren-ky-nang-thuc-hanh-trong-day-hoc-sinh-
hoc/c/19581886.epi, Quy trình rèn kĩ năng thực hành trong dạy học Sinh học, Truy
cập lúc 19h30' ngày 14/9/2017.
7. http://thptnghen.edu.vn/vi/news/Tin-tuc-Su-kien/Mot-so-kinh-nghiem-day-tiet-
thuc-hanh-mon-Sinh-hoc-THPT-270.html, Một số kinh nghiệm dạy tiết thực hành
môn Sinh học THPT, Truy cập lúc 20h30' ngày 14/9/2017.
123

ĐA DẠNG HÓA CÁC BÀI THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM PHẦN VI SINH
VẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN
Nguyễn Thiện Phú, Trần Thị Minh Định, Nguyễn Ngọc Phương
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
1. Đặt vấn đề
Thực hành, thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giúp học sinh hình
thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tư duy khoa học. Trong dạy học Sinh học, thực
hành, thí nghiệm có tác dụng giúp học sinh tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, các
quá trình, do đó, giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu. Trong chương trình Sinh học 10,
nội dung thực hành của phần Vi sinh vật gồm có 2 bài. Tuy nhiên, việc thiết kế các thí
nghiệm ở các bài còn đơn điệu, khó thực hiện và chưa tạo được nhiều hứng thú cho
học sinh. Vì vậy, việc đa dạng hóa các bài thực hành, thí nghiệm ở phần Vi sinh vật
thực sự cần thiết trong quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông hiện nay.
2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài thực hành phần Vi sinh vật trong chương trình Sinh học 10 (cơ bản):
+ Bài 24. Thực hành: Lên men êtilic và lên men lactic.
+ Bài 28. Thực hành: Quan sát hình thái một số nhóm vi sinh vật.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đa dạng hóa các bài thực hành phần Vi sinh vật trong chương trình Sinh học 10
(cơ bản).
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái niệm thực hành, thí nghiệm
Thực hành, thí nghiệm là do học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn
của giáo viên. Thực hành, thí nghiệm có thể được sử dụng để hình thành kiến thức mới
gọi là thực hành, thí nghiệm - nghiên cứu, hoặc sử dụng để củng cố hoàn thiện kiến
thức, rèn luyện kĩ năng gọi là thực hành, thí nghiệm - củng cố.
3.2. Đa dạng hóa các bài thực hành phần Vi sinh vật trong chương trình Sinh
học 10 (cơ bản)
3.2.1. Bài 24. Thực hành: Lên men êtilic và lên men lactic
3.2.1.1. Lên men êtilic
* Đề xuất 1: Đa dạng hóa thí nghiệm lên men rượu bằng cách thay đổi nguyên
liệu thí nghiệm
- Thí nghiệm trong sách giáo khoa (SGK) sử dụng bánh men và dung dịch đường
10%.
- Đề xuất thay đổi bánh men bằng nấm men khô và dung dịch đường 10% bằng
nước dứa có bổ sung tới 10% đường.
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Trong bánh men, ngoài nấm men còn có cả nấm mốc gây hạn chế quá trình lên
men rượu. Ngoài ra, nước đường 10% còn nghèo dinh dưỡng, pH = 6,5 - 7 không phải
là môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển. Khi tiếp xúc với môi trường này, nấm
124

men cần nhiều thời gian thích ứng để tổng hợp nên các chất cần thiết cho sinh trưởng,
phát triển và tiến hành lên men.
+ Khi sử dụng nấm men khô, quá trình lên men xảy ra mạnh hơn do nấm men ở
dạng thuần. Dịch lên men là nước chiết từ dứa bổ sung thêm đường có tác dụng cung
cấp thêm glucose, vitamin, các axit hữu cơ tạo nên pH axit thích hợp cho quá trình lên
men rượu.
* Đề xuất 2: Đa dạng hóa thí nghiệm lên men rượu bằng cách thay đổi dụng cụ
thí nghiệm
- Thí nghiệm trong SGK sử dụng ống nghiệm.
- Đề xuất thay đổi ống nghiệm bằng bình tam giác có ống thoát khí.
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Nếu làm theo SGK, giáo viên cần phải chuẩn bị trước từ 3 đến 4 giờ thì học
sinh mới có thể quan sát được hiện tượng.
+ Quá trình lên men xảy ra nhanh sau 15 phút, học sinh dễ quan sát.
+ Dụng cụ lên men đơn giản, luôn có trong phòng thí nghiệm.
* Đề xuất 3: Đa dạng hóa thí nghiệm lên men rượu bằng cách thay đổi nội dung
thực hành
- Đề xuất thay đổi:
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm bốc thăm chọn sản phẩm và tiến hành làm sản phẩm tại nhà:
nước hoa quả lên men, cơm rượu, bánh mì, rượu nếp than,…
+ Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trình bày các sản phẩm đã chuẩn bị (tối đa 15
phút), lần lượt theo thứ tự:
 Nước hoa quả lên men;
 Cơm rượu;
 Bánh mì;
 Rượu nếp than.
+ Sau khi mỗi nhóm trình bày, giáo viên có thể đặt các câu hỏi liên quan đến sản
phẩm của nhóm.
+ Mỗi nhóm lần lượt trình bày về sản phẩm của mình.
+ Các nhóm khác sau khi nghe trình bày sẽ đặt câu hỏi, nhận xét, chấm điểm cho
nhóm thuyết trình.
+ Nhóm trình bày lần lượt trả lời những câu hỏi do giáo viên và các nhóm khác
đặt ra
+ Các nhóm thử sản phẩm, chấm điểm và tổng hợp điểm.
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Học sinh biết cách làm nhiều sản phẩm của quá trình lên men lactic.
+ Thu hút học sinh hơn.
3.2.1.2. Lên men lactic
* Đề xuất 1: Đa dạng hóa thí nghiệm làm sữa chua bằng cách thay đổi nguyên
liệu thí nghiệm
125

- Thí nghiệm trong SGK sử dụng sữa đặc pha với nước nóng và nước lạnh.
- Đề xuất thay đổi nước lạnh bằng sữa tươi.
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Bề mặt sữa chua mịn hơn.
+ Vị chua, ngọt, béo.
+ Hương đặc trưng, có mùi thơm của sữa tươi.
* Đề xuất 2: Đa dạng hóa thí nghiệm làm sữa chua bằng cách thay đổi nguyên
liệu thí nghiệm
- Thí nghiệm trong SGK sử dụng men cái là sữa chua Vinamilk.
- Đề xuất thay đổi sữa chua Vinamilk bằng sữa chua uống Long Thành.
- Lí do đề xuất thay đổi: Quá trình lên men xảy ra nhanh hơn (khoảng 4 tiếng),
trong khi nếu sử dụng sữa chua Vinamilk làm men cái thì thời gian lên men khoảng 8 -
10 tiếng.
* Đề xuất 3: Đa dạng hóa thí nghiệm làm dưa cải chua bằng cách thay đổi
nguyên liệu thí nghiệm
- Thí nghiệm trong SGK sử dụng nồng độ muối 5 - 6 ‰.
- Đề xuất thay đổi nồng độ muối 5 - 6 ‰ bằng nồng độ muối 3 - 3,5 ‰.
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Nồng độ muối 5 - 6 ‰ làm cho phần cải non dễ bị hư, dưa chín màu hơi vàng,
nước đục, vị kém chua, mặn, ít thơm.
+ Nồng độ muối 3 - 3,5 ‰ giúp dưa chín vàng hấp dẫn, vị chua, thơm ngon.
* Đề xuất 4: Đa dạng hóa thí nghiệm lên men rượu bằng cách bổ sung nội dung
thực hành
- Đề xuất thay đổi:
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm bốc thăm chọn sản phẩm và tiến hành làm sản phẩm tại nhà:
sữa chua, dưa cải chua, tôm chua, kim chi,...
+ Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trình bày các sản phẩm đã chuẩn bị (tối đa 15
phút), lần lượt theo thứ tự:
 Sữa chua;
 Dưa cải chua;
 Tôm chua;
 Kim chi.
+ Sau khi mỗi nhóm trình bày, giáo viên có thể đặt các câu hỏi liên quan đến sản
phẩm của nhóm.
+ Mỗi nhóm lần lượt trình bày về sản phẩm của mình.
+ Các nhóm khác sau khi nghe trình bày sẽ đặt câu hỏi, nhận xét, chấm điểm cho
nhóm thuyết trình.
+ Nhóm trình bày lần lượt trả lời những câu hỏi do giáo viên và các nhóm khác
đặt ra.
+ Các nhóm thử sản phẩm, chấm điểm và tổng hợp điểm.
126

- Lí do đề xuất thay đổi:


+ Học sinh biết cách làm nhiều sản phẩm của quá trình lên men lactic.
+ Thu hút học sinh hơn.
3.2.1. Bài 28. Thực hành: Quan sát hình thái một số nhóm vi sinh vật
* Đề xuất 1: Đa dạng hóa thí nghiệm phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng
bằng cách thay đổi đối tượng thí nghiệm
- Thí nghiệm trong SGK quan sát vi khuẩn bựa răng.
- Đề xuất thay đổi: quan sát vi khuẩn lactic trong nước dưa cải, vi khuẩn axêtic
trong dấm ăn.
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Trong bựa răng có thể lẫn bã thức ăn nên làm cho học sinh dễ nhầm lẫn.
+ Quan sát vi sinh vật trong các sản phẩm thực tế thu hút học sinh hơn.
* Đề xuất 2: Đa dạng hóa thí nghiệm phát hiện tế bào nấm men bằng cách thay
đổi nguồn lấy mẫu thí nghiệm
- Thí nghiệm trong SGK quan sát tế bào nấm men trong váng dưa, váng cà.
- Đề xuất thay đổi: quan sát tế bào nấm men trong bia tươi, cơm rượu,...
- Lí do đề xuất thay đổi:
+ Khó lấy mẫu, số lượng nấm men nhiều, khó quan sát.
+ Quan sát vi sinh vật trong các sản phẩm thực tế thu hút học sinh hơn.
* Đề xuất 3: Đa dạng hóa thí nghiệm phát hiện tế bào nấm men bằng cách bổ
sung đối tượng thí nghiệm
- Thí nghiệm trong SGK quan sát tế bào nấm men trong váng dưa, váng cà.
- Đề xuất thay đổi: bổ sung quan sát đối tượng nấm mốc.
- Lí do đề xuất thay đổi: đa dạng hóa đối tượng vi sinh vật, giúp học sinh hứng
thú hơn.
4. Kết luận
Việc đa dạng hóa các bài thực hành ở phần Vi sinh vật trong chương trình lớp 10
có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Thông qua
việc đa dạng hóa nội dung, giúp cho các bài thực hành trở nên dễ thực hiện hơn, tạo
hứng thú học tập nhiều hơn ở học sinh, tạo cơ sở chứng minh học đi đôi với hành, lí
luận gắn với thực tiễn, kích thích tính tự lực, sáng tạo của học sinh, đặc biệt là sự say
mê yêu thích môn Sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chuyên đề bồi dưỡng Giáo viên Trung học phổ
thông môn Sinh học, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
2. Phan Đức Duy (2012), Rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thông qua bài tập
thực hành thí nghiệm Sinh học, Tạp chí Giáo dục, Số 294, kì 2 (5/2012), tr. 47- 49.
3. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 10, Sách giáo khoa, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Nhuận (2014), Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để tổ chức
dạy - học phần Sinh học Vi sinh vật 10, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
127

5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2006), Đa dạng hóa các bài thực hành trong chương trình
thí điểm phân ban (Ban KHTN - Bộ sách thứ 2), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
6. Đặng Thị Dạ Thủy (2012), Sử dụng bài tập thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài
liệu mới trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số
đặc biệt tháng 11(2012), tr. 107-109.
128

GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY THỰC HÀNH


Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC QUA BỒI DƯỠNG
VIÊN CHỨC PHỤ TRÁCH PHÒNG THÍ NGHIỆM SINH HỌC
Nguyễn Ngọc Phương, Phạm Văn Ngọt
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Chương trình Sinh học ở trường phổ thông trung học cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản về cấu tạo các dạng sống khác nhau từ những cơ thể đơn bào
có cấu tạo đơn giản nhất, chưa có nhân chính thức đến những cơ thể đa bào phức tạp
phân hóa thành các mô khác nhau, các cơ quan và hệ cơ quan; ngoài ra còn giúp các
em hiểu được các quá trình Sinh học, các quy luật vận động của các cơ thể sống. Sinh
học là một khoa học thực nghiệm đòi hỏi phải tiến hành thí nghiệm để phát hiện cấu
trúc mới, hiểu biết được các quá trình Sinh học diễn ra trong cơ thể sống. Trong dạy
học Sinh học, giáo viên sử dụng phương pháp thí nghiệm - thực hành khi nghiên cứu
các quá trình, quy luật, các hiện tượng Sinh học. Các bài thực hành trong chương trình
Sinh học ở trường phổ thông trung học (PTTH) có vai trò giúp học sinh củng cố những
kiến thức đã học, khơi dậy óc tò mò, ham hiểu biết của học sinh, phát triển hứng thú
học tập, nghiên cứu; giúp học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học; giúp học sinh
có điều kiện thuận lợi để kết hợp học tập với lao động sản xuất, với thực nghiệm và
nghiên cứu khoa học; phát triển ở học sinh nhiều kĩ năng quan trọng như: quan sát, thí
nghiệm, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp,… Để dạy tốt bài thực hành ở trường
PTTH, ngoài đội ngũ giáo viên dạy trực tiếp có phương pháp giảng dạy các bài thực
hành phù hợp thì đội ngũ viên chức làm công tác quản lý phòng thí nghiệm (PTN)
cũng có vai trò quan trọng: cùng với giáo viên tổ chức dạy tốt các bài thực hành, góp
phần rèn luyện học sinh kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, phát triển tư duy, lòng
say mê khoa học. Khoa Sinh học đã tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Lắp đặt, sử
dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học bộ môn Sinh học” cho các viên phụ
trách phòng thí nghiệm Sinh học ở trường phổ thông trung học khu vực phía Nam,
giúp các viên chức này hiểu rõ các thiết bị dùng cho việc giảng dạy các bài thực hành
môn Sinh học, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị dạy học.
1. Số lượng viên chức tham dự lớp bồi dưỡng
Từ năm 2012 đến nay, khoa Sinh học đã tổ chức bồi dưỡng cho viên chức phụ
trách PTN ở khu vực phía Nam như ở bảng 1.
Bảng 1. Số lượng viên chức phụ trách phòng thí nghiệm sinh học
tham dự lớp bồi dưỡng
STT Tỉnh Thời gian bồi dưỡng Đối tượng bồi dưỡng Số lượng
Viên chức làm công tác
1 Bình Dương 07/11 – 25/11/2012 thiết bị dạy học ở các 59
trường THCS
2 Bình Dương 25/10 – 9/11/2013 Các trường THPT 37
3 Bình Dương 24/10 – 16/11/2014 Các trường THPT 15
4 Bà Rịa – 12/9 – 05/10/2014 Các trường THCS & THPT 88
129

Vũng Tàu
5 Kiên Giang 24/10 – 25/10/2015 Các trường THCS & THPT 55
6 Tiền Giang 01/8 – 08/08/2016 Các trường THCS & THPT 82
7 Sóc Trăng 14/8 – 17/8/2016 Các trường THCS 37
8 Sóc Trăng 17/8 – 20/8/2016 Các trường THPT 42

2. Thực trạng đội ngũ viên chức phụ trách phòng thí nghiệm
Viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trách nhiệm:
a) Cùng tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn chuẩn bị thiết bị dạy học, hỗ trợ
hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm;
b) Cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị
dạy học theo chương trình môn học;
c) Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang thiết bị dạy học, các yêu cầu đảm bảo kĩ
thuật, an toàn sử dụng trong phòng học bộ môn để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa
chữa, mua sắm bổ sung;
d) Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Qua các lớp bồi dưỡng cho thấy viên chức phụ trách PTN Sinh học ở trường
THCS và THPT phần lớn là giáo viên Sinh học (65%), còn lại là những viên chức có
chuyên môn khác như Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân,… Ở những trường PTTH có
viên chức phụ trách PTN không có chuyên môn Sinh học, phần lớn có những hạn chế
như không biết nội dung của nội quy PTN Sinh học, không biết phần lớn tên gọi các
thiết bị và dụng cụ ở PTN, không biết pha hóa chất, không nắm được nội dung các bài
thực hành trong chương trình Sinh học ở bậc PTTH,... Điều này dẫn đến quản lý PTN
kém, phục vụ thực hành thí nghiệm Sinh học không hiệu quả, bảo quản thiết bị không
đúng quy cách.
3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất ở phòng thí nghiệm Sinh học
Thực trạng PTN ở trường PTTH còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, thể hiện
qua:
- Các trường PTTH ở thành phố trực thuộc tỉnh hay thị xã có phòng thực hành
Sinh học riêng biệt, nhưng nhiều trường ở các huyện thì chỉ là phòng thí nghiệm (hay
phòng học bộ môn) chung Hóa – Sinh.
- Nhiều PTN Sinh học ở trường PTTH không đủ thiết bị, dụng cụ và hóa chất:
kính hiển vi là thiết bị quan trọng và thường dùng trong giảng dạy thực hành nhưng
nhiều trường không đủ kính hiển vi, kính bị hư; các dụng cụ thủy tinh không đúng quy
cách, không đủ để dạy các bài thực hành; hóa chất thiếu: không đủ cồn, không có
formol, không có hóa chất nhuộm kép,…
4. Nội dung bồi dưỡng của chuyên đề
Chuyên đề bồi dưỡng cho viên chức phụ trách PTN gồm những nội dung sau:
130

Bảng 2. Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng cho viên chức
phụ trách phòng thí nghiệm
STT Tên bài Mục tiêu Nội dung
- Tính đặc thù của Sinh học: học
Vị trí viên chức
Biết rõ nhiệm vụ của sinh học thực hành
1 làm công tác thiết
người phụ trách PTN - Các loại hình thực hành môn
bị dạy học
Sinh học
- Biết được các loại máy - Các loại máy móc
có ở PTN Sinh học - Kính hiển vi: cấu tạo, sử dụng
Các loại máy
và bảo quản
2 móc ở PTN Sinh - Biết cách sửa chữa
- Thực hành: Thực hiện tiêu bản
học nhỏ và bảo quản máy hiển vi tạm thời và cố định,
móc quan sát
- Hiểu rõ các loại mô - Mô hình cho Sinh học 6, Sinh
hình dùng cho dạy các học 7, Sinh học 8 và Sinh học 9
Các loại mô hình bài thực hành môn Sinh - Mô hình cho Sinh học 10, Sinh
3 Cách tháo lắp và học. học 11 và Sinh học 12
bảo quản
- Biết cách lắp ráp và - Cách lắp ráp các loại mô hình
bảo quản - Bảo quản các loại mô hình
- Mẫu vật ngâm, mẫu khô: phân
loại, cách làm và bảo quản.
Hiểu rõ các loại mẫu vật
- Mẫu tươi sống, mẫu nhồi bông
và tiêu bản
Các loại mẫu vật - Tiêu bản làm sẵn: các loại tiêu
4 Biết làm và bảo quản
và tiêu bản bản hiển vi, cách làm, bảo quản.
mẫu ngâm, mẫu khô,
tiêu bản hiển vi - Thực hành: Thực hiện vài mẫu
ngâm động vật, mẫu khô thực vật
và tiêu bản hiển vi.
- Các loại dụng cụ thủy tinh
- Yêu cầu đối với dụng cụ thủy
Hiểu rõ các loại dụng cụ tinh dùng trong PTN
Dụng cụ PTN có ở PTN Sinh học - Rửa và bảo quản dung cụ thủy
5
Sinh học Biết cách lắp ráp và bảo tinh
quản - Thực hành: Các loại dụng cụ
thủy tinh: tên gọi, tính chất, độ
chính xác
Hiểu rõ các hóa chất - Hóa chất cơ bản: cách pha hóa
Hóa chất dùng dùng cho thực hành chất, bảo quản hóa chất
6 cho thực hành Sinh học - Thực hành: Pha một số dung
Sinh học Biết cách pha hóa chất dịch cho bài thực hành
và bảo quản - Chuẩn bị cho bài dạy thực hành
7 Quản lý PTN - Biết xây dựng nội quy - Nội quy PTN Sinh học
131

Sinh học PTN Sinh học. - Cách sắp xếp và bảo quản máy
- Biết quản lý tốt PTN móc, dụng cụ, mô hình, hóa chất
- Sơ cứu cần thiết trong PTN
- Phòng cháy và chữa cháy
5. Kết luận và đề nghị
Qua lớp học chuyên đề “Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy
học bộ môn Sinh học”, các viên chức làm công tác phụ trách PTN biết cách quản lý
PTN tốt hơn, biết chuẩn bị máy móc, dụng cu, hóa chất, mẫu vật,… cho giáo viên dạy
thực hành Sinh học.
Để dạy tốt thực hành thí nghiệm Sinh học ở trường PTTH, nhà nước cần đầu tư
xây dựng PTN đúng quy cách, trang bị đủ các thiết bị, hóa chất dùng cho giảng dạy
thực hành, có chế độ bồi dưỡng độc hại cho viên chức phụ trách PTN. Mặt khác, Sở
Giáo dục & Đào tạo, Ban Giám hiệu trường cần kiểm tra thường xuyên về kế hoạch
dạy thực hành của bộ môn Sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998 – 2005), Sách giáo khoa Sinh học lớp 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12, Nxb Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định Ban hành quy định về phòng học bộ
môn.
3. Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Ngọc Phương (2009), Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo
dưỡng các thiết bị dạy học Sinh học ở trường phổ thông trung học, Đại học Sư
phạm TP.HCM
4. Trần Kim Tiến (2007), Kĩ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm Hóa học, Nxb Trẻ.

PHỤ LỤC
GIỜ HỌC THỰC HÀNH CỦA GIÁO VIÊN Ở LỚP BỒI DƯỠNG
132
133

TỔ CHỨC DẠY CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH SINH HỌC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM CHO NGƯỜI HỌC
Lê Phan Quốc
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Bài viết với mong muốn trình bày được những vấn đề nổi bật về tổ chức dạy học
các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học trung học phổ thông. Sinh
viên Sư phạm Sinh học có thể tiếp cận ngay trên lớp học về cách thức cụ thể trong việc
thực hiện các thí nghiệm thực hành trong chương trình, cách thức tổ chức dạy học các
bài thí nghiệm thực hành theo định hướng tăng cường kĩ năng thực hành thí nghiệm.
1. Mở đầu
Thực hành là học sinh (HS) tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các thí
nghiệm, tập triển khai các quy trình kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
Thí nghiệm thực hành là tiến hành các thí nghiệm trong các bài thực hành, được
HS thực hiện, để các em hiểu rõ được mục đích thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm.
Thông qua việc tiến hành và quan sát thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Sinh học, HS
xác định được bản chất của hiện tượng, quá trình Sinh học.
Vai trò của thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học:
- Qua thí nghiệm thực hành, HS vận dụng được kiến thức vào những tình huống
khác nhau.
- Qua thí nghiệm thực hành, HS có điều kiện tự tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu
trúc với chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả, do đó
các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin tự giác, sâu sắc hơn.
- Thực hành có liên quan đến nhiều giác quan, do đó bắt buộc HS phải suy nghĩ,
tìm tòi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn.
- Thực hành là phương pháp có ưu thế nhất để rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo ứng
dụng tri thức vào đời sống. Thực hành có điều kiện nhất để thực hiện nguyên lí giáo
dục lí thuyết gắn với thực tiễn.
- Qua thí nghiệm thực hành tập dượt cho HS các phương pháp nghiên cứu Sinh
học, Nông học như quan sát, thí nghiệm [1], [2]...
Để rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho HS, giáo viên (GV) cần phải thực hiện các
thí nghiệm ở trên lớp bằng cách biểu diễn, làm mẫu, từ đó HS bắt chước, làm theo
hoặc các bài hướng dẫn trước. Việc rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cần phải có thời
gian và nên phát huy thế mạnh của các nhóm HS. Song song với việc làm thí nghiệm
là rèn luyện các kĩ năng liên quan: đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm, thay đổi đối
tượng và điều kiện thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm bằng cách so sánh với đối
chứng, kiểm tra giả thuyết và cuối cùng là rút ra kết luận.
Đặt thí nghiệm là khâu quan trọng của thí nghiệm thực hành. Cần tổ chức sao
cho HS được trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu, chủ động thay đổi các
điều kiện thí nghiệm, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm. Tổ chức thí nghiệm thực hành
134

như vậy sẽ có tác dụng lớn về mặt trí dục, đặc biệt có tác dụng giáo dục khoa học kĩ
thuật [1], [2], [3], [4].
2. Nội dung
- Kiến Thời gian
B1:Mục tiêu thức
- Kĩ năng

B4:
- Dụng cụ Hoạt động
Cách
B2:Chuẩn và thiết bị thầy
thức
SGK bị - Hóa chất tổ
- Mẫu vật chức
dạy Hoạt động
học trò
- Từng
B3:Cách bước
tiến hành - Từng
Kiểm tra -
thao tác
đánh giá
Hình 1.. Sơ đồ các bước chuẩn bị tổ chức dạy bài thí nghiệm thực hành
Giải thích chi tiết các mục trên sơ đồ:
- Bước 1 (B1): Mục tiêu - Phần này trước hết phải bám sát vào nội dung các thí
nghiệm thực hành trong sách giáo khoa (SGK). Phải đề cập được 2 vấn đề chính trong
mục tiêu là về kiến thức và kĩ năng. Đặc biệt vai trò của các bài thí nghiệm thực hành
đó là đặt nặng phần kĩ năng để HS có cơ hội rèn luyện, tập dượt các thao tác... Để
chính xác các nội dung và cách xác lập có thể tham khảo thêm thông tin trong sách
giáo viên (SGV) đi kèm.
- Bước 2 (B2): Chuẩn bị - Trong bước này là các phần chuẩn bị cơ bản cho một
tiến hành thí nghiệm thực hành bao gồm: dụng cụ và thiết bị, hóa chất, mẫu vật. Bước
này trước hết cần bám sát SGK và SGV, tuy nhiên tùy tình hình cơ sở vật chất và điều
kiện thí nghiệm mà GV có thể linh động điều chỉnh sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo
mục tiêu của bài thực hành. Đặc biệt, trong phần này để chuẩn bị tốt ngoài việc có sẵn
các yêu cầu phù hợp với thí nghiệm thì GV phải quan tâm tới những vấn đề khác như:
+ Trong chuẩn bị dụng cụ và thiết bị ngoài việc sử dụng, cần quan tâm tới công
tác bảo quản để có thể sử dụng được lâu dài cho nhiều lớp, nhiều năm học khác nhau;
+ Trong chuẩn bị hóa chất là cách sử dụng, cách pha và cách bảo quản sao cho
tiết kiệm được hóa chất, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng những hóa chất dễ
cháy nổ, những hóa chất độc hại;
+ Trong chuẩn bị mẫu vật lưu ý nguồn cung có thể mua hoặc nuôi, trồng; lưu ý
khai thác triệt để các nguồn cung cấp tại chỗ (tại địa phương).
- Bước 3 (B3): Cách tiến hành - Được phân tích rõ từng bước, từng thao tác, bám
sát với phần chuẩn bị để tiến hành thí nghiệm phù hợp. Trình bày ngắn gọn, hợp lí để
người thực hiện dễ dàng thực hiện từng bước, từng thao tác. Tạo các bản in sẵn về quy
135

trình thực hiện theo từng bước, từng thao tác cấp phát trước cho HS hay để tại bàn thí
nghiệm (trong khay thí nghiệm của mỗi nhóm). Tiến hành ghi hình các hướng dẫn thí
nghiệm thực hành theo từng bước, từng thao tác và chia sẻ trước cho người học để
nghiên cứu trước khi thực hiện tại lớp.
- Bước 4 (B4): Cách thức tổ chức dạy học - Sau khi phân tích 3 bước trên, GV
căn cứ vào đó để xây dựng cách thức tổ chức dạy học.
+ Về thời gian: cần lưu ý tăng cường lượng thời gian cho HS có thể tiến hành các
thí nghiệm ngay tại phòng thí nghiệm, đảm bảo cho các HS đều được thực hiện các
thao tác, các yêu cầu, để thực hiện được có thể tiến hành cải tiến các khâu hướng dẫn
của GV, các khâu tổ chức…;
+ Về hoạt động thầy: phải đảm bảo bám sát lớp để tổ chức đánh giá chính xác
các kết quả, quá trình thực hiện, ý thức, thái độ của HS ngay tại lớp học. GV nên tránh
các trường hợp quá quan tâm hoặc không quan tâm đến một, một số nhóm nào đó, ổn
định tổ chức, nhắc nhở kịp thời các thao tác sai của HS để tránh những rủi ro trong
phòng thí nghiệm.
+ Về hoạt động trò: phải đảm bảo được việc rèn luyện các kĩ năng cá nhân, phối
hợp, hợp tác với các thành viên khác trong nhóm và trong lớp. HS phải đảm bảo có
khả năng tự đánh giá bản thân và đánh giá kết quả của các HS khác, tích cực tham gia
thực hiện các thí nghiệm, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, điều khiển của GV.
+ Về kiểm tra – đánh giá: thể hiện không chỉ trong bài thu hoạch của HS mà còn
trong quá trình HS thực hiện các thao tác tại phòng thí nghiệm. GV cần xây dựng công
cụ để kết hợp giữa đánh giá thành phần với đánh giá tổng thể, kết hợp giữa đánh giá
thường xuyên với đánh giá cuối cùng, chuẩn bị sẵn các công cụ đánh giá phù hợp với
từng bài, từng nội dung cụ thể.
3. Một số ví dụ
3.1. Bài 7: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định
và trên tiêu bản tạm thời
Mục tiêu:
- Quan sát được bộ nhiễm sắc thể (NST) dưới kính hiển vi.
- Xác định được một số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định.
- Rèn kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi.
- Xác định được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.
Các lưu ý và phương án khác nhau khi tiến hành bài thực hành này tại trường
trung học phổ thông:
- Đối với phần quan sát tiêu bản cố định: cần xem xét kĩ mẫu trước, xác định các
vị trí có những biến đổi bất thường trên NST để tiết kiệm thời gian quan sát của HS.
Nếu thực hiện phần này, chủ yếu chỉ rèn cho HS kĩ năng quan sát kính hiển vi (mà kĩ
năng này HS đã được thực hiện nhiều ở chương trình Sinh học trung học cơ sở và Sinh
học lớp 10) nên có thể giảm phần này. Hơn nữa, việc quan sát mẫu và tìm kết quả
chính xác sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian.
- Trong phần chuẩn bị: cần cụ thể hóa số lượng các chất cần dùng, dụng cụ và
thiết bị cho từng nhóm HS thực hành cụ thể. Phần thuốc nhuộm ooxêin axetic có thể
thay thế bằng carmin axetic (lưu ý cách pha thuốc nhuộm). Phần chuẩn bị mẫu vật
phải là châu chấu đực trưởng thành, châu chấu có thể mua ở các địa điểm bán thức ăn
136

nuôi chim. Hoặc GV có thể linh động tổ chức cho HS bắt châu chấu ở đồng (lưu ý các
tập tính của châu chấu để bắt hiệu quả) vừa có mẫu thực hiện vừa giúp địa phương
tiêu diệt côn trùng gây hại mùa màng.
- Trong cách thức tiến hành: khi phân biệt châu chấu trưởng thành cần lưu ý,
châu chấu thuộc nhóm sinh vật phát triển vòng đời qua biến thái không hoàn toàn, nên
con trưởng thành có đôi cánh dài và phủ toàn bộ phần bụng. Khi phân biệt châu chấu
đực và châu chấu cái cần lưu ý ngoài những đặc điểm như mình thon, bụng nhỏ, đầu
nhọn, có sọc đen, GV cần giúp HS phân biệt thông qua đặc điểm hình thái ngoài của
cơ quan sinh dục mà quan trọng và chính xác hơn đó là: gai giao cấu ở con đực và
máng đẻ ở con cái. Trong phần giải phẫu để tách lấy túi tinh hoàn có chứa các ống
sinh tinh thì cần lưu ý nó có màu trắng đục và tạo thành chùm, tuy nhiên cũng có vài
thành phần có màu giống như thế, nên có thể cho HS nhận diện bằng cách quan sát
phần gần mỡ màu vàng giúp dễ quan sát và nhận biết hơn. Cần phải tách mẫu thật sạch
để không lẫn các thành phần khác sẽ khó tiến hành trong phần nhuộm mẫu và ép mẫu.
Khi ép mẫu cần tiến hành đều tay, với số lượng ít, chỉ khoảng 1 - 2 ống sinh tinh.
- Trong trường hợp tách, nhuộm, ép mẫu khó thì GV có thể chủ động chuẩn bị
sẵn cho HS quan sát kết quả. Hoặc chỉ cho HS quan sát hình thái của một vài NST,
chứ không cần phải đếm, phân biệt được toàn bộ số NST trong bộ NST của chấu chấu
đực.
- Về cách thức tổ chức dạy học: thời gian là vấn đề quan trọng, vì tiết học ngắn
(45 phút) mà phần hao hụt về ổn định, vệ sinh đã tốn một ít thời gian nên cần tranh thủ
thực hiện để HS có nhiều thời gian thực hiện các hoạt động nhất. GV có thể chủ động
giảm thiểu thời gian bằng cách cho HS tự chuẩn bị một số phần ở nhà trước như:
chuẩn bị mẫu vật, mẫu bài tường trình, sơ đồ chỗ ngồi, chia nhóm…. GV còn có thể
hướng dẫn cách tiến hành thông qua việc chuẩn bị tài liệu hướng dẫn từng thao tác
thực hành tại mỗi khay của từng nhóm để HS tiện theo dõi từng bước và tiến hành
theo. GV chỉ nhắc nhở một số lưu ý về dụng cụ (đặc biệt các dụng cụ dễ vỡ như lam
kính, lamen). Trong hoạt động của HS nên tổ chức cho các em làm việc cá nhân phối
hợp với làm việc nhóm nếu trong trường hợp thiếu dụng cụ, thiếu mẫu vật hoặc những
thao tác có thể dùng chung cho cả nhóm. Trong hoạt động của GV cần phải bao quát
toàn bộ các nhóm, tránh quá tập trung nhiều vào một nhóm nào đó, để GV kịp thời
nhắc nhở các em, nhắc nhở các nhóm cần tránh những thao tác không chính xác hoặc
hướng dẫn các thao tác khó cho các em.
- Về bài tường trình và kiểm tra – đánh giá: GV cần tập trung nhiều hơn vào các
kĩ thuật, các thao tác của các em để cho điểm. Đánh giá ý thức, thái độ của HS đối với
giờ thực hành, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng và chi tiết về phần cơ sở
khoa học cho giải thích ý nghĩa của việc thực hiện các thao tác, các câu hỏi liên quan
trực tiếp đến việc tiến hành thí nghiệm. Trong bài thu hoạch tránh những câu hỏi,
những phần giải thích còn đặt nặng về lí thuyết sẽ làm cho bài thực hành thêm nặng nề
và căng thẳng.
Bảng 1. Ví dụ về công cụ đánh giá
Stt Họ và Lớp, Trật tự, Bước 1 Bước 2 … Ghi
tên nhóm vệ sinh chú
137

3.2. Bài 14: Lai giống


Mục tiêu:
- Quan sát và nhận biết được sự đa hình trong di truyền một số tính trạng ở thực
vật và ở động vật.
- Theo dõi sự di truyền một số tính trạng ở sinh vật.
- Tiến hành lai và quan sát kết quả một số tính trạng ở thực vật.
Các lưu ý và phương án khác nhau khi tiến hành bài thực hành này tại trường
trung học phổ thông:
- Đây chủ yếu là các thí nghiệm thực hành dài ngày, có những đối tương thí
nghiệm đến vài tháng cho nên việc chuẩn bị của GV là hết sức quan trọng và cẩn thận
có tính toán thật kĩ lưỡng. Những lần đầu khi tiến hành đặt thí nghiệm GV chắc chắn
sẽ gặp không ít khó khăn. GV cần phải kiên trì và thực hiện để rút kinh nghiệm cho
bản thân trong những điều kiện cụ thể phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường, phù hợp với điều kiện thời tiết nơi đang sinh sống.
- Về phần thực vật: GV có thể tiến hành lai trên cây cà chua hoặc có thể tiến
hành trên cây ngô vì ở ngô màu hạt sẽ giúp cho kết quả thí nghiệm dễ dàng quan sát.
Ngoài ra GV cũng có thể cho HS tiến hành trồng cây, cụ thể là hoa để quan sát sự đa
hình. GV có thể phát động chủ đề trồng hoa cho mỗi lớp với một khoảng đất được quy
định, mỗi lớp chỉ chọn cho mình một loại hoa nhưng khi có hoa thì lớp nào chọn và
trồng được vườn hoa có nhiều màu sắc nhất thì lớp đó sẽ chiến thắng. Cách tổ chức
này giống như dạy học theo dự án, tổ chức theo hoạt động đó vừa cho HS quan sát
được kết quả của nhiều hoa, vừa tạo được cảnh quan trong sân trường.
- Về phần động vật: GV có thể cho HS quan sát các sự đa hình của một số vật
nuôi (chó, mèo…) xung quanh HS hay ở địa phương về một số tính trạng dễ nhận biết
bên ngoài như màu lông, hình dạng đuôi…. Hoặc GV có thể cho HS tiến hành thí
nghiệm nuôi ruồi giấm, để quan sát hình dạng ngoài về một số tính trạng như: màu
mắt, màu thân, độ dài cánh… (đây là những tính trạng mà HS đã học trong phần lí
thuyết về di truyền ở cấp độ tế bào).
- Cần lưu ý trong bài có hướng dẫn phần xử lí kết quả bằng thống kê toán học
đây là phần liên môn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu Sinh học cũng như một số
khoa học khác liên quan đến thống kê. Tuy nhiên, do việc thống kê mẫu không có độ
tin cậy cao, nên GV có thể chỉ giới thiệu với HS về các cơ sở này để HS có thể tự đọc
hoặc nghiên cứu thêm sau này.
4. Kết luận và kiến nghị
Nội dung của bài viết mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học các
bài thí nghiệm thực hành Sinh học trung học phổ thông theo định hướng phát huy kĩ
năng của người học. Kĩ năng thí nghiệm thực hành chính là một trong những kĩ năng
chuyên biệt cần có đối với người học môn Sinh học để hình thành và phát triển các
năng lực chuyên biệt cho môn học.
Để chuẩn bị và tiến hành một bài thí nghiệm thực hành đạt hiệu quả cao và đi
theo đúng định hướng phát triển kĩ năng thí nghiệm cho người học đòi hỏi sinh viên
ngành Sư phạm Sinh học phải chuẩn bị rất nhiều. Sinh viên phải chuẩn bị không chỉ về
cách tiến hành thí nghiệm thực hành, mà phải cả cách tổ chức dạy học thí nghiệm thực
hành.
138

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại
cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Thị Mai Khuê, Đào Đại Thắng, Huỳnh Thị Thúy Diễm (2000), Lí luận dạy
học Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Lê Phan Quốc (2007), Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh học
10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Phan Quốc (2011), Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh học
11 trung học phổ thông, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở, Trường Đại học Sư
phạm Tp.HCM, Tp.HCM.
139

NÂNG CAO KĨ NĂNG GIẢI PHẪU, QUAN SÁT ẾCH ĐỒNG


TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7
Tống Xuân Tám
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU THỰC HÀNH
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Biết được những đặc điểm chung về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của Ếch
đồng nói riêng và lớp Lưỡng cư nói chung.
- Giải thích được những đặc điểm cấu tạo của Ếch đồng nói riêng và lớp Lưỡng
cư nói chung thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. Mức độ thích
nghi với môi trường cạn chưa cao: da đảm nhiệm một phần chức năng hô hấp (vì diện
tích phổi chưa rộng để cung cấp đủ oxi cho cơ thể); tim có 3 ngăn, nên máu đi nuôi cơ
thể là máu pha; mắt có mí động; có lỗ mũi trong; chi kiểu 5 ngón, đặc trưng cho động
vật có xương sống ở cạn nhưng còn yếu, chưa đủ sức nâng thân lên khỏi mặt đất…
Ngoài ra, còn có những đặc điểm liên quan đến đời sống ở nước như: da ẩm, màng bơi
ở chân sau.
- So sánh được những đặc điểm tiến hoá hơn của Ếch đồng nói riêng và lớp
Lưỡng cư nói chung so với lớp Cá sụn, Cá xương.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng mổ đúng kĩ thuật, trình bày đầy đủ và có hệ thống các bộ
phận theo từng hệ cơ quan trên mẫu vật đã mổ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu giữa mẫu vật thật với hình vẽ và
mô hình nhằm xác định chính xác tên, vị trí và mô tả đúng các nội quan.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình chính xác, cân đối và đẹp các chi tiết cấu tạo trên
mẫu vật thật, tiêu bản hiển vi ứng với kiến thức đã học.
2. Yêu cầu thực hành
a. Giải phẫu và trình bày mẫu mổ
- Không làm thủng, rách, đứt các bộ phận được giải phẫu và những nội quan nằm
bên dưới hay bên cạnh; đảm bảo mối liên hệ về mặt vị trí tự nhiên, mối liên hệ cấu tạo
đối với các bộ phận khác có liên quan.
- Trình bày mẫu mổ được đẹp, các nội quan được rõ; thấy được các mối quan hệ
giữa các bộ phận của một nội quan mà không làm che lấp những nội quan khác.
b. Quan sát
- Cấu tạo ngoài: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các
phần đầu, thân và các chi của Ếch đồng.
- Cấu tạo trong: xác định tên, vị trí, phân biệt và mô tả các bộ phận thuộc các hệ
tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh (chỉ quan sát
não bộ) của Ếch đồng; lưu ý đến những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở dưới
nước vừa ở trên cạn; cần phân biệt những đặc điểm riêng chỉ có ở Ếch đồng.
II. THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT, HÌNH ẢNH VÀ MẪU VẬT
1. Thiết bị
140

- Bộ đồ mổ: dao mổ mũi nhọn, kéo mũi nhọn, kẹp, kềm bấm xương, kim mũi
mác, kim mũi nhọn, đinh ghim (kim gút).
- Khay mổ, ván mổ (tấm mổ cao su).
- Khăn lau.
- Bông thấm nước.
- Kính lúp 2 mắt, kính hiển vi.
- Lam kính.
- Đĩa đồng hồ hoặc đĩa thủy tinh (petri).
2. Mẫu vật
- Ếch đồng cần được mua trước, nên chọn con trưởng thành, có cả đực và cái,
nhốt trong túi vải, túi lưới, bao tải, hoặc thùng. Chú ý cần giữ ẩm cho Ếch bằng cách
các dụng cụ đựng phải luôn luôn ẩm ướt; không nhốt Ếch quá chặt, cần phải có một
khoảng trống cho Ếch hoạt động.
- Một hoặc hai học sinh giải phẫu một con Ếch đồng còn sống.
III. PHƯƠNG PHÁP BẮT VÀ CHỌC TỦY ẾCH
1. Bắt Ếch
Để Ếch không bị tuột khỏi tay, nên dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chặt từ
phía lưng, lồng tay qua 2 bên xương sống ở phần bụng của Ếch, tay còn lại kéo thẳng 2
chi sau của Ếch.
2. Chọc tủy Ếch
Để tiện quan sát và mổ, cần làm liệt Ếch bằng một trong hai cách sau đây:
a.Cách 1 (dùng hoá chất)
Ếch vào bình kín có bông tẩm ete hoặc clorôfooc, đậy kín, để trong 5 - 10 phút.
b.Cách 2 (chọc tủy)
- Dùng kim mũi nhọn để chọc tủy Ếch, làm cho Ếch vẫn sống trong thời gian giải
phẫu. Tuy nhiên, để mổ não sạch đẹp không nên dùng cách hủy tủy vì sẽ làm cho máu
chảy ra che khuất não khó thấy.
- Cách hủy: đặt Ếch nằm sấp trong
lòng bàn tay, ngón tay trỏ khẽ kéo đầu
Ếch gập về phía bụng. Tay còn lại, dùng
kim mũi nhọn dò tìm nơi tiếp giáp giữa
xương đầu và đốt sống cổ - điểm A (A là
đỉnh của tam giác đều mà đáy là đường
nối 2 bờ sau của mắt Ếch). Ấn kim sâu 3 -
5 mm vào vị trí của điểm A xoay vòng
kim qua lại vài vòng rồi đẩy mũi kim dọc
ống tủy sống xuôi về phía dọc xương sống Hình 1. Vị trí hủy tủy ếch đồng
khoảng 3 - 4 cm, xoay nhiều lần cây kim
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
chọc tủy, khi thấy Ếch như mềm ra, 2 chi
sau buông thỏng (khẽ lắc không thấy chi
co lên) là được. Nếu Ếch còn tự co chi sau
lên được thì phải chọc lại (hình 1).
141

IV. QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI


Ếch đồng không có đuôi, đầu không phân biệt hẳn với thân vì cổ không rõ ràng,
thân ngắn và rộng, cơ thể được chia làm 3 phần (hình 2):
1. Đầu
a. Bên ngoài
- Từ mút mõm đến khớp giữa sọ và đốt sống đầu tiên.
- Đầu tương đối dẹp và rộng, cử động được theo chiều lên xuống.
- Miệng rộng đến mang tai, luôn khép kín vì liên quan đến hô hấp của Ếch.
- Gần mút mõm có 2
lỗ mũi ngoài nhỏ, bên trong
hốc mũi có van mũi luôn
đóng mở khi Ếch thở, ứng
với nhịp nâng lên hạ xuống
của thềm miệng.
- Mắt lớn và lồi, có 3
mí: mí trên, mí dưới và
màng nháy. Khi nhắm, mí
trên che hết phần ngoài của
cầu mắt.
- Giữa 2 mắt có 1
chấm nhỏ màu sáng là cơ
quan đỉnh. Hình 2. Cấu tạo ngoài của ếch đồng
- Màng nhĩ ở phía sau (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
mắt, hình tròn che phía
ngoài xoang tai giữa; Ếch
chưa có lỗ tai ngoài.
* Ở trường hợp con đực, mặt ngoài của
góc hàm dưới (nơi gần mép miệng) hai bên có
màng mỏng gọi là túi kêu, giữ vai trò cộng
hưởng, làm tiếng kêu to và vang xa hơn so với Túi
Ếch cái (con cái không có túi này). Vào mùa kêu
sinh sản (đầu hè), túi kêu là phần da nhăn
nheo, phồng to và rõ hơn (hình 3). Hình 3. Túi kêu ở ếch đực
b. Xoang miệng (theo Trần Thanh Tòng, 2000))
Dùng cán dao mổ tách hàm dưới khỏi hàm trên và lấy ngón tay trỏ giữ chặt lấy
hàm dưới cho miệng mở rộng ra sẽ thấy:
- Hàm trên: trên rìa xương hàm có đính nhiều răng nhỏ, đỉnh răng hướng vào
trong để giữ mồi, 2 hàng răng xương lá mía trước 2 lỗ mũi trong (thông với 2 lỗ mũi
ngoài), dùng kim gạt nhẹ hoặc dùng ngón tay sờ vào sẽ cảm nhận được. Dùng kẹp nhổ
lấy 1 chiếc răng hàm trên, để trên lam kính, rồi quan sát dưới kính lúp 2 mắt hoặc kính
hiển vi ở vật kính 4x.
+ 2 khối cầu của nhỡn cầu (cầu mắt) lộ vào trong có thể sử dụng trong sự nuốt
mồi bằng cách thụt vào xoang miệng để đẩy thức ăn vào thực quản.
142

+ Gần thực quản có 2 lỗ Eustache. Dùng kim mũi nhọn chọc nhẹ vào lỗ Eustache
thấy thông xoang miệng với xoang tai giữa, qua lỗ này có thể nhìn thấy mặt trong của
màng nhĩ.
+ Giữa 2 lỗ Eustache là lối dẫn vào thực quản. Thực quản nằm sau khe thanh
quản.
- Hàm dưới: không có răng, thềm miệng có lưỡi mềm, màu trắng, dính và luôn
gập vào phía trong họng, dùng để bắt mồi. Dùng kim mũi nhọn gạt đầu lưỡi ra để thấy
gốc lưỡi có 1 đầu đính vào phần ngoài của thềm miệng, 1 đầu tự do, đầu lưỡi chẻ đôi
hình chữ V nông.
- Phía trong sau lưỡi có khe thanh quản hẹp (khí môn) được đậy bởi 2 sụn hạt
cau. Khi Ếch còn sống, khe thanh quản luôn đóng mở theo nhịp thở và thường thấy bọt
khí bị đẩy từ trong ra. Dùng kim mũi mác luồn vào khe thanh quản rồi xoay ngang kim
sẽ thấy rõ lỗ thanh quản hơn.
- Ở con đực, góc hàm dưới có 2 lỗ nhỏ thông với túi kêu (hình 4).

Hình 4. Cấu tạo xoang miệng ếch đực


(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
2. Thân
- Ngắn, được phủ bởi da trần, luôn ẩm ướt, có nhiều chất nhầy. Mặt lưng màu
sẫm, có những gờ dọc ngắn, những mảng màu hoặc những chấm hoa văn. Mặt bụng,
da có màu sáng trắng nhiều hơn. Da Ếch không gắn chặt vào cơ thể hoàn toàn mà chỉ
dính ở những chỗ nhất định tạo thành những túi nhỏ (túi bạch huyết).
- Do Ếch không có xương sườn, nên hai bên thân và bụng mềm.
- Cuối thân là lỗ huyệt. Lỗ huyệt nằm thiên về phía lưng, là nơi thoát của phân
(chất thải từ ống tiêu hoá), nước tiểu (chất thải từ cơ quan bài tiết), tinh trùng hoặc
trứng (sản phẩm của cơ quan sinh dục) (hình 2).
* Quan sát cấu tạo da Ếch
- Dùng kéo cắt 1 miếng da nhỏ ở phần lưng Ếch, đặt miếng da đó lên lam kính
sao cho mặt trên của da nằm ở phía trên, dùng kim mũi nhọn dàn đều miếng da, rồi
quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 4x, 10x và 40x.
- Dưới vật kính 40x ta thấy rõ da Ếch để nguyên gồm có các tế bào (hình 5):
143

+ Tế bào biểu bì: hình đa giác


xếp cạnh nhau.
+ Tế bào sắc tố: là những tế bào TB biểu
phân nhánh có chứa sắc tố, khi các tế bì
bào này co giãn sẽ làm cho da Ếch đổi TB sắc
màu.
tố
+ Tế bào tiết chất nhầy: dạng TB tiết chất
hình cầu, làm cho da luôn luôn ẩm nhầy
ướt, đóng vai trò quan trọng trong sự Hình 5. Cấu tạo da ếch để nguyên
hô hấp của da. (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
3. Chi
- 2 chi trước ngắn và nhỏ, chỉ dùng để đỡ phần trước cơ thể kể cả khi nhảy; gồm
các phần: cánh tay, ống tay, cổ - bàn (ranh giới giữa phần cổ tay và bàn tay khó phân
biệt). Có 4 ngón rời, đầu ngón tù, màng bơi không phát triển. Khi Ếch ngồi, đầu ngón
hơi hướng vào bên trong và phía trước. Ở Ếch đực, gốc ngón cái phình to gọi là “chai
tay”, phát triển trong mùa sinh sản, dùng để giữ chặt Ếch cái khi giao hợp (Ếch cái
không có chai này) (hình 6).
- 2 chi sau dài, to, khoẻ hơn hẳn 2
chi trước, thường xếp hình chữ Z để tạo
đà bật khi Ếch nhảy hoặc bơi. Chi sau
gồm: phần đùi lớn, phần ống chân dài, cổ
chân, phân biệt rõ với bàn chân. Có 5
Chai
ngón chân, mỗi ngón có từ 2 đến 4 đốt
dài, có màng bơi dính liền giữa các ngón tay
tạo thành chân bơi (màng chỉ phủ nửa
ngón chân). Mặt dưới ngón có các u khớp. Hình 6. Chi trước ếch đực
Chi của Ếch mang đặc điểm chung của
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
chi động vật có xương sống ở cạn, đồng
thời thích nghi với kiểu vận chuyển nhảy
(hình 2).
V. QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG
1. Phương pháp giải phẫu
a. Cắt da và quan sát
- Đặt Ếch nằm ngửa trên khay mổ,
kéo thẳng 2 chi trước và 2 chi sau, rồi
ghim chặt 4 bàn chân xướng tấm cao su
trong khay mổ (hình 7).
- Đổ nước ngập con Ếch để giải
phẫu lộ rõ các nội quan bên trong.
- Một tay dùng kẹp nâng da bụng ở
phần trước lỗ huyệt (điểm B), tay còn lại Hình 7. Vị trí cắt da ếch đồng
dùng kéo cắt thủng da bụng. (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
- Một tay luồn mũi kéo vào khoảng
144

giữa lớp da và lớp cơ ở điểm B, tay còn


lại dùng kẹp, kẹp lớp da lên, cắt da theo
các đường 1, 2 và 3 (hình 7).
* Chú ý: luôn luôn hướng mũi kéo
lên trên trong khi cắt da.
- Khoảng trống giữa da và cơ là vị
trí của các túi bạch huyết, ranh giới các
túi được xác định bởi những đường da
nối trực tiếp với cơ (hình 8).
- Lật mặt trong của da Ếch lên ta
thấy có rất nhiều mạch máu nhỏ, màu
đỏ, phân nhánh chằng chịt, vì da Ếch là
nơi thực hiện chức năng hô hấp.
- Quan sát cơ ở mặt bụng thấy Ếch
chưa có lồng ngực; có nhiều bắp cơ lớn
ở phần đùi.
A B
b. Cắt cơ và xương
- Dùng kéo cắt bỏ phần cơ bụng
theo đường ABC (hình 9), điểm A cách Hình 8. Sự sắp xếp các túi bạch huyết ở ếch
huyệt 1,5 - 2 cm. Chú ý luôn luôn hướng đồng (theo Trần Hồng Việt và cs, 2004)
mũi kéo lên trên trong khi cắt để không A. Nhìn trên b. Nhìn dưới
đâm thủng các cơ quan bên dưới.
- Cắt bỏ cơ ngực và xương theo
đường BD, CE, DE (hình 9).
- Khi cắt dọc xương ức, cần thận
trọng để mũi kéo không làm thủng tim
hoặc đứt các động mạch hay tĩnh mạch ở
vùng này. Nới rộng ghim ở chi trước
sang 2 bên.
- Khi thấy rõ bàng quang, cắt bỏ
phần cơ còn lại ở đỉnh hướng về phía
huyệt.
2. Quan sát hệ cơ quan tại vị trí ban
đầu (hình 10)
- Tim: nằm trong bao tim (ở chính
giữa ngực), bao tim màu ánh bạc.
Thường sau khi mổ tim vẫn còn đập.
- Phổi: màu hồng, nhọn ở chóp,
nằm ở hai bên tim, sát xương sống, trong
phổi có nhiều ô nhỏ hình tổ ong. Hình 9. Vị trí cắt thịt, xương ếch đồng
- Gan: màu nâu thẫm hay hơi vàng, (theo Trần Thanh Tòng, 2000)
nằm ở bên phải dạ dày, chia làm 3 thùy;
thùy giữa nhỏ chứa túi mật màu xanh
145

đen, ống dẫn mật đổ vào đầu ruột non.


- Dạ dày: dưới thùy gan trái, màu trắng, hơi cong, nối liền với ruột tá (tá tràng).
- Tụy tạng: màu trắng hoặc vàng đất, nằm cạnh ruột tá (tá tràng), dính với ống
dẫn mật ở vùng ruột tá (tá tràng), gồm nhiều thùy có ống dẫn đổ vào ruột non.
- Tỳ tạng: có các hạt màu đỏ, dính với ruột tá (tá tràng).
- Ống dẫn tiểu (ống Vôn - Wolff): màu trắng, thành ống mỏng, chạy ven bờ ngoài
của mỗi thận, đổ vào xoang huyệt theo lỗ riêng.
- Tuyến trên thận (tuyến thượng thận): là 1 dải vàng cam hoặc trắng ngà, nằm
ngoằn ngoèo trên quả thận.
- Hệ sinh dục của Ếch:
+ Ếch đực: tinh hoàn (dịch hoàn)
hình quả trứng, dài khoảng 1 cm, màu
vàng nhạt hoặc trắng ngà, nằm trên quả
thận, chứa tinh dịch.
* Chú ý: ở con đực ống dẫn tinh
không thấy vì tinh dịch và nước tiểu đổ
chung vào ống dẫn niệu - sinh dục.
+ Ếch cái: buồng trứng (noãn sào)
chứa nhiều trứng có dạng hạt, kích thước
và màu sắc của chúng tuỳ theo lứa tuổi và
tuỳ theo mùa, túi màu vàng xanh ở Ếch
non, túi chứa nhiều trứng màu trắng đen ở
Ếch trưởng thành. Ống dẫn trứng lớn,
màu trắng, dài ngoằn ngoèo, phần đầu
ống dẫn trứng là vòi Fallope, ở gần phổi,
cuối ống đổ vào huyệt.
Hình 10. Hệ cơ quan ếch đồng tại vị trí
ban đầu
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
- Thể mỡ: phía trên tinh hoàn (dịch hoàn) hoặc buồng trứng (noãn sào) có thể mỡ
màu vàng hoặc trắng ngà, có tua hình ngón tay hoặc hình búi, gồm nhiều dải ngắn kích
thước khác nhau, khối lượng và màu sắc cũng thay đổi theo mùa. Mùa sinh sản thể mỡ
teo lại, có màu vàng thẫm, ngoài mùa sinh sản thể mỡ lớn, chứa nhiều chất dự trữ.
3. Cách gỡ và trình bày riêng các hệ cơ quan
a. Cách gỡ
- Một tay dùng kẹp, kẹp vào bao tim ở phầm mỏm của tâm thất, nâng nhẹ lên, lợi
dụng khi tâm thất co lại thì tay còn lại dùng kéo mũi nhọn cắt thủng màng bao tim.
Dùng kim mũi nhọn và kéo cắt bỏ màng bao tim để thấy rõ tim.
- Sau khi quan sát xong hệ tuần hoàn, dùng kéo cắt đứt mạch máu giữa tim và
gan.
- Cắt đứt mạch máu giữa gan và thận.
146

- Tỳ tạng (lá lách) có các hạt màu đỏ, là cơ quan tạo huyết cầu, nằm gần với gan
và tụy tạng, dính với tá tràng, không thuộc hệ tiêu hoá, cũng để tại vị trí lúc ban đầu
của nó (không cắt rời tỳ tạng với tá tràng).
- Tháo dọc theo ống tiêu hoá và các cơ quan bên dưới dạ dày từ ruột thẳng (trực
tràng) tới cách tá tràng 5 cm thì dừng lại.
- Rạch đứt lớp da trắng ở vòm miệng (hàm trên) dưới 2 lỗ Eustache, làm cho thực
quản không gắn với hàm trên. Cắt 2 mép miệng để hàm dưới không gắn với hàm trên.
- Đem hàm dưới ra khỏi hàm trên: tim, phổi, ống tiêu hoá dính với hàm dưới để
bên tay phải người quan sát. (Chú ý: tỳ tạng dính với vùng dưới của tá tràng).
- Tách gan khỏi dạ dày, chỉ để dính với ruột tá (tá tràng) bằng ống chính dẫn mật.
- Để tụy tạng cùng dính với ống chính dẫn mật ở ruột tá (tá tràng).
- Dùng dao mổ chẻ đôi xương tiếp hợp đai mông để thấy rõ huyệt.
- Hệ niệu sinh dục để nguyên ở vị trí ban đầu.
b. Trình bày riêng các hệ cơ quan
Trình bày riêng các hệ cơ quan như: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài
tiết, hệ sinh dục (hình 11, hình 12).

Hình 11. Cấu tạo trong của ếch cái


(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
147

Hình 12. Hệ niệu sinh dục của ếch đực


(theo Trần Thanh Tòng, 2000)

4. Quan sát chi tiết các hệ cơ quan


a. Hệ tiêu hoá
* Ống tiêu hoá: cũng chia thành 5 phần như Cá sụn, Cá xương.
 Miệng
- Khe miệng rộng dẫn tới một khoang miệng lớn giúp cho con vật có thể đớp và
nuốt được mồi to.
- Răng nhỏ, hình nón, có đỉnh hướng về phía sau, được gắn trên xương trước hàm
(xương gian hàm), xương hàm trên và trên xương khẩu cái hoặc xương lá mía (riêng ở
lớp Lưỡng cư mới có xương là mía). Hàm dưới không có răng. Răng giống nhau (lớp
men ở ngoài, lớp ngà ở dưới), khi gãy được thay thế bằng răng khác và chỉ có vai trò
giữ mồi trước khi nuốt.
- Nhỡn cầu (cầu mắt) rất lớn, nằm trong ổ mắt, chỉ ngăn cách với xoang miệng
bằng một màng nhầy mỏng. Nhỡn cầu cũng có vai trò trong động tác nuốt thức ăn.
Nhỡn cầu có một hệ cơ riêng nên khi Ếch nuốt mồi, nhờ sự co cơ đặc biệt, nhỡn cầu có
thể được kéo thụt vào trong xoang miệng, đẩy thức ăn vào trong thực quản. Sự tham
gia của mắt vào động tác nuốt mồi chỉ thấy ở Lưỡng cư.
- Lưỡi Ếch được phát triển hoàn chỉnh, được cấu tạo bởi khối cơ riêng rất đặc
trưng cho động vật có xương sống ở cạn. Lưỡi Ếch được cấu tạo từ hai mầm, mầm sau
ứng với lưỡi của cá, còn mầm trước rất giàu tuyến. Khác với cá, lưỡi của Ếch có hệ cơ
riêng làm lưỡi cử động được. Gốc lưỡi có 1 đầu đính vào phần ngoài của thềm miệng,
1đầu tự do, đầu lưỡi chẻ đôi hình chữ V nông, dính và luôn gập vào phía trong họng.
Do đó, lưỡi có thể bật ra ngoài xa để bắt mồi. Đặc biệt, mặt lưỡi có chất dính do tuyến
trên lưỡi tiết ra, có thể dính các côn trùng nhỏ dùng làm thức ăn.
 Hầu
Khoang miệng thông với hầu, không thủng thành các đôi khe mang thông sang 2
bên như ở cá.
 Thực quản
- Thực quản ngắn và rộng, nằm sau khe thanh quản, tiếp theo sau hầu.
- Thực quản có tiêm mao ở mặt trong, giúp cho việc chuyển thức ăn xuống dạ
dày được tốt hơn.
148

- Thành thực quản có tuyến nhầy và có tuyến vị như ở trong thành của dạ dày,
tuyến vị vừa tiết axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin.
 Dạ dày
- Dạ dày tiếp nối với thực quản, thành có nhiều tuyến nhầy và tuyến vị tiết dịch
tiêu hoá.
- Dạ dày uốn cong, đã phân hoá rõ rệt, có cơ vòng, cơ dọc phát triển, cơ vòng
thắt phần hạ vị, chưa có cơ thượng vị. Dạ dày có thành cơ khá dày và tạo thành bờ
cong lớn ở bên ngoài, bờ cong bé ở bên trong. Cuối dạ dày đã phân hoá thành lỗ hạ vị,
thành có cơ trơn phân biệt rõ với ruột.
- Dạ dày đổ vào ruột tá (tá tràng).
- Dạ dày vừa là nơi tiêu hoá cơ học và hoá học vừa là nơi dự trữ thức ăn. Do đó,
dạ dày thường căng đầy thức ăn thành một khối lớn là do ở chỗ thực quản và dạ dày
của Ếch vừa lớn vừa có khả năng co dãn cao.
 Ruột
- Ruột được phân cách với dạ dày bằng sự có mặt của một van bên trong
- Ruột đã phân hoá, cuộn khúc nhiều vòng.
- So với ruột cá, ruột của Ếch trưởng thành thường ngắn hơn (gấp từ 2 - 4 lần
chiều dài thân).
- Ruột non có phần đầu hơi cong ở gần dạ dày gọi là ruột tá (tá tràng). Ruột non
(ruột trước) và ruột già (ruột giữa) không phân biệt rõ rệt.
- Trực tràng (ruột sau) phân biệt rõ ràng với ruột già (ruột giữa). Trực tràng là
phần cuối của ruột, phình to, là nơi hấp thụ lại nước, thường chứa phân, đổ vào xoang
huyệt.
* Tuyến tiêu hoá
 Tuyến miệng: Khác với cá, trong xoang miệng Ếch còn có nhiều tuyến nhầy
nhỏ được coi là tuyến nước bọt. Tuy nó không có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn, chỉ
tẩm ướt, làm trơn thức ăn để dễ nuốt, nhưng đây là đặc điểm xuất hiện đầu tiên ở Ếch
nhái, nhóm Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, thể hiện sự thích nghi đối với điều
kiện sống khô ráo của môi trường cạn.
 Tuyến thực quản: Thành thực quản có tuyến nhầy và có tuyến vị như ở trong
thành của dạ dày, chủ yếu làm trơn thức ăn để dễ nuốt. Tuyến vị vừa tiết axit
chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin. Pepsin và axit trong thực quản tuy thấm vào thức ăn,
song chỉ khi thức ăn xuống đến dạ dày mới có tác dụng tiêu hoá.
 Tuyến dạ dày: Thành dạ dày có nhiều tuyến nhầy và tuyến vị. Tuyến vị vừa
tiết axit chlohydric (HCl) vừa tiết pepsin, tiêu hoá hoá học các chất prôtit, axit có tác
dụng làm mềm và làm nở thức ăn, đồng thời kích thích pepsin hoạt động mạnh.
 Tuyến gan: Gan của Ếch có 3 thùy, thùy giữa đổ mật vào túi mật. Mật tích trữ
ở túi mật theo ống dẫn mật đổ vào tá tràng. Chức năng của mật giống ở Cá xương.
 Tuyến tụy: Tụy của Ếch không còn phân tán như ở cá mà có cấu tạo thành
khối. Tụy tiết dịch tiêu hoá hoá học prôtit, lipit vào tá tràng.
 Tuyến ruột: Xen kẽ trong lớp niêm mạc ruột, chất tiết có tác dụng tiêu hoá tiếp
thức ăn từ dạ dày đưa xuống. Thức ăn còn lại ở ruột được tiếp tục tiêu hoá nhờ dịch
tụy (trypsin, amylaza, lipaza) và mật đi từ túi mật đổ vào.
149

Chất dự trữ được tích lại trong các mô. Đặc biệt, glucogen được tích trong gan,
còn mỡ tích trong thể mỡ màu vàng nằm trên hai tuyến sinh dục.
b. Hệ hô hấp
- Ếch là loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước nên hệ hô hấp khác
so với cá, để thích nghi với những điều kiện sống mới.
- Ở giai đoạn ấu trùng hô hấp bằng mang; ở giai đoạn trưởng thành, Ếch hô hấp
bằng phổi và qua da.
* Hô hấp bằng phổi
- Đường hô hấp bắt đầu từ lỗ mũi ngoài qua lỗ mũi trong vào xoang miệng; tiếp
theo là khe thanh khí quản (khí môn) được giới hạn bởi 2 sụn hạt cau. Sụn hạt cau làm
khe họng mở rộng ra nhờ có các cơ đặc biệt. Khí quản rất ngắn, chưa có cấu tạo bằng
vòng sụn, thông trực tiếp với phổi.
- Ở Ếch đực, thềm miệng còn có một đôi lỗ thông với 2 túi thanh âm (túi kêu).
Túi thanh âm là cơ quan cộng hưởng quan trọng.
- Phổi màu hồng, nằm ở hai bên tim, có cấu tạo đơn giản, do bong bóng bơi phức
tạp dần thành phổi.
- Phổi gồm 2 túi nhỏ, có thành mỏng, mặt trong có nhiều nếp nhăn (vách ngăn)
tạo thành những phế nang đơn giản, tựa như những lỗ tổ ong nhỏ, nên diện tích hô hấp
bé không đủ cung cấp O2 và thải CO2. Vì thế, sự hô hấp bằng phổi được bổ sung thêm
bằng hô hấp qua da.
* Chú ý: Nếu phổi xẹp có thể làm phổi phồng to bằng cách luồn ống nhựa nhỏ
qua khe thanh quản rồi thổi trực tiếp hoặc bơm hơi vào; nếu phổi chứa đầy khí căng
phồng thì dùng kim mũi nhọn chọc thủng một lỗ nhỏ bất kì trên phổi sẽ thấy phổi xẹp
nhanh. Sở dĩ như vậy vì số lượng phế nang ở phổi Ếch chưa nhiều.
* Hô hấp bằng da
- Dưới da có mạng mao mạch rất phát triển, lấy O2 hoà tan. Thường thì da hô hấp
chiếm khoảng 50 - 60% cường độ hô hấp của Ếch. Như vậy, Ếch nửa hô hấp bằng
phổi, nửa hô hấp bằng da. Nếu cắt phổi thì Ếch không chết nhưng nếu rửa da hết chất
nhầy thì Ếch sẽ chết.
* Hô hấp bằng miệng hầu
- Ngoài ra, Ếch còn hô hấp bằng miệng hầu. Biểu bì lót trong xoang miệng và
hầu có mạng mao mạch dày đặc đóng góp vào quá trình trao đổi khí.
- Sự hô hấp bằng miệng hầu gắn liền với động tác hô hấp đặc biệt ở Ếch. Do
thiếu lồng ngực nên Ếch thở bằng thềm miệng “nuốt khí”. Khi thềm miệng hạ xuống,
thể tích tăng, áp suất giảm trong khoang miệng, O2 đẩy van mũi vào miệng; thềm
miệng nâng lên, thể tích giảm, áp suất tăng làm van mũi đóng lại, đẩy khí qua khe
họng vào phổi.
- Không khí từ phổi tống ra ngoài nhờ tác dụng của cơ bụng và sự đàn hồi của
thành phổi. Ếch chưa có cơ hô hấp tách riêng cơ quan tiêu hoá.
c. Hệ tuần hoàn
* Tim
- Tim của Ếch gồm có 3 ngăn: 1 tâm thất có thành dày, màu đỏ hoặc hồng và 2
tâm nhĩ có thành mỏng, có vách ngăn hoàn toàn, màu đỏ thẫm hơn. Tâm nhĩ trái có
150

máu đỏ tươi, còn tâm nhĩ phải có máu pha. Từ 2 tâm nhĩ (trái và phải), máu cùng về
tâm thất. Vì Ếch chỉ có 1 tâm thất nên tâm thất chứa máu pha.
- Xoang tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
* Hệ động mạch (hình 13)
- Giữa 2 tâm nhĩ có côn động mạch (nón động mạch) màu trắng xám. Côn động
mạch xuất phát từ nửa phải của tâm thất, trong có van xoắn, lên phía trước chia thành
2 nhánh trái và phải có hình chữ V. Từ 2 nhánh này phát đi 3 đôi động mạch:
- Một đôi động mạch cảnh (động mạch cổ) dẫn máu lên đầu ứng với đôi cung
động mạch mang thứ 3 của cá (đôi cung động mạch mang thứ 1 và thứ 2 của cá đã bị
tiêu biến). Mỗi động mạch cảnh có động mạch cảnh trong dẫn máu tới não và vùng
đầu và động mạch cảnh ngoài (động mạch dưới lưỡi) dẫn máu đến thềm miệng.
- Một đôi động mạch da - phổi, ứng với đôi cung mang thứ 4 của cá, dẫn máu
tĩnh mạch (máu đỏ thẫm, nhiều CO2) đến phổi, phân thành mao mạch trong phổi.
Trước khi đi tới phổi từ mỗi nhánh của động mạch phổi phát ra một động mạch da, sẽ
phân thành mạng mao mạch dưới da (chỉ có ở Ếch nhái) dẫn máu tới da để trao đổi
khí.
- Một đôi cung chủ động mạch, ứng với đôi cung động mạch mang thứ 2 của cá,
phân nhánh thành 2 động mạch dưới đòn dẫn máu động mạch ra đai vai và chi trước, 2
cung chủ động mạch trái và phải gặp nhau ở phía sau tim làm thành 1 động mạch chủ
lưng, nằm dọc cột sống. Từ động mạch chủ lưng lần lượt phát ra các động mạch tới
các nội quan: động mạch mạc treo ruột dẫn máu đến gan, dạ dày, ruột, tụy, tỳ tạng;
động mạch niệu - sinh dục; động mạch thận và sau đó chia thành động mạch chậu
chung. Từ động mạch chậu chung lại chia thành 2 đôi động mạch: 1 đôi động mạch
đùi phía trong và 1 đôi động mạch ngồi (động mạch hông) phía ngoài mang máu tới 2
chi sau.
- Do tim Ếch có 3 ngăn nên máu ở tâm thất là máu pha trộn giữa máu động mạch
(giàu O2) và máu tĩnh mạch (nghèo O2). Vì thế, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Hình 13. Hệ động mạch ở ếch (theo Charles F. Lytle, 1998)


151

* Hệ tĩnh mạch (hình 14)


- Hệ tĩnh mạch có màu đỏ thẫm và thành ống mỏng hơn so với động mạch.
- Lật tâm thất lên trên sẽ thấy phía dưới tim có xoang tĩnh mạch nhận máu đỏ
thẫm từ 2 tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đổ vào tâm nhĩ phải.

Hình 14. Hệ tĩnh mạch ở ếch (theo Charles F. lytle, 1998)


- Máu ở đầu theo tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ), máu ở chi trước theo tĩnh mạch
dưới đòn, máu ở da theo tĩnh mạch da; cả 3 tĩnh mạch này đều đổ vào tĩnh mạch chủ
trước (chủ trên) của mỗi bên (trái hoặc phải), rồi cả 2 tĩnh mạch chủ trước cùng đổ về
xoang tĩnh mạch trước khi đổ vào tâm nhĩ phải.
- Vì da là cơ quan hô hấp nên máu từ da về đỏ tươi, do đó máu ở tĩnh mạch chủ
trước và tâm nhĩ phải có pha một phần.
- Máu từ phổi sau khi thải CO2 nhận O2 trở thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch
phổi về tâm nhĩ trái. Như vậy, từ khi xuất hiện 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn, thì
tâm nhĩ trái luôn luôn chứa máu đỏ tươi do nhận máu từ cơ quan hô hấp trở về.
- Máu từ chi sau theo tĩnh mạch đùi rồi nhập với tĩnh mạch ngồi thành tĩnh mạch
chậu, sau đó qua tĩnh mạch cửa thận vào thận, phân thành hệ gánh thận. Mặt khác,
một phần máu từ chi sau (trái và phải) nhập thành tĩnh mạch bụng, qua tĩnh mạch cửa
gan vào gan. Máu từ ruột cũng đổ vào gan, mao mạch máu trong gan phân thành hệ
gánh gan. Từ gan, máu theo tĩnh mạch gan vào tĩnh mạch chủ sau. Từ thận, máu theo
tĩnh mạch thận cũng đổ vào tĩnh mạch chủ sau, rồi qua xoang tĩnh mạch vào tâm nhĩ
phải. Vì Ếch thiếu tĩnh mạch chính sau nên không hình thành ống Cuvier như ở cá.
- Từ 2 tâm nhĩ (trái và phải), máu cùng về tâm thất, nên ở tâm thất là máu pha.
Tuy nhiên, do bên trong tâm thất có các mấu lồi cơ, nên mức độ pha không đều, nửa
152

trái của tâm thất chứa máu ít CO2 hơn nửa phải. Mặt khác, do côn động mạch xuất
phát từ nửa phải của tâm thất, nên khi tâm thất co, máu từ nửa phải sẽ vào đôi động
mạch da - phổi; máu ở khoảng giữa tâm thất vào đôi động mạch chủ để đến chi trước
và phần sau cơ thể, còn từ nửa trái của tâm thất (máu giàu O2 hơn) sẽ vào động mạch
cảnh để lên đầu.
d. Hệ bài tiết
- Nước tiểu từ thận theo ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi mới đổ vào bóng đái
(bàng quang). Bóng đái có thành mỏng, dung tích lớn, khi bóng đái đầy, nước tiểu sẽ
qua lỗ huyệt ra ngoài.
- Ở Ếch đực, ống dẫn niệu sinh dục chung; ở Ếch cái ống dẫn niệu và ống dẫn
trứng đi riêng.
- Tuyến trên thận (tuyến thượng thận): là 1 dải vàng cam hoặc trắng ngà, nằm
ngoằn ngoèo trên quả thận, là tuyến nội tiết, tiết ra hormon tham gia vào sự điều hoà
trao đổi nước. Hormon này có thể làm thay đổi tính thấm nước của da, của thành bóng
đái và thay đổi cường độ lọc của thận và khả năng hấp thụ lại các ion muối của các
ống thận.
e. Hệ sinh dục
Để tiện quan sát, dùng kéo cắt bớt màng treo ruột, rồi gạt cơ quan tiêu hoá về
một bên cơ thể.
- Ếch đực: có 2 tinh hoàn (dịch hoàn) hình quả trứng, dài khoảng 1 cm, màu
vàng nhạt hoặc trắng ngà, nằm trên quả thận, tạo ra tinh dịch. Dùng kẹp nâng nhẹ tinh
hoàn lên sẽ thấy nhiều ống dẫn tinh rất nhỏ (phó dịch hoàn) từ tinh hoàn qua thận vào
ống Wolff. Vì ống Wolff vừa dẫn tinh trùng vừa dẫn sản phẩm của cơ quan bài tiết,
nên gọi là ống dẫn niệu - sinh dục.
- Ếch cái: có 2 buồng trứng (noãn sào) phân thành nhiều túi nhỏ, chứa nhiều
trứng có dạng hạt, kích thước và màu sắc của chúng thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và tuỳ
theo mùa, túi màu vàng xanh ở Ếch non, túi chứa nhiều trứng màu trắng đen ở Ếch
trưởng thành. Mùa sinh sản, buồng trứng chiếm phần lớn xoang bụng. Ống dẫn trứng
hay noãn quản (ống Muller) lớn, màu trắng, dài ngoằn ngoèo, nằm 2 bên xoang bụng,
phần đầu ống dẫn trứng loe ra có dạng hình phễu là vòi Fallope, gắn với màng bao
tim, ở gần phổi, cử động của bao tim làm miệng phễu co giãn hút trứng từ xoang bụng
vào ống dẫn trứng. Phần cuối ống dẫn trứng có chỗ phình ra được gọi là tử cung và đổ
vào xoang huyệt.
- Thể mỡ: nằm phía trên tinh hoàn (dịch hoàn) hoặc buồng trứng (noãn sào), màu
vàng hoặc trắng ngà, có tua hình ngón tay hoặc hình búi, mềm, gồm nhiều dải ngắn
kích thước khác nhau, chứa mỡ và nhiều chất dự trữ dùng để nuôi tinh hoàn hoặc
buồng trứng, khối lượng và màu sắc của thể mỡ cũng thay đổi theo mùa. Mùa sinh sản
(mùa hè) thể mỡ teo nhỏ lại, có màu vàng thẫm, là vì chất dự trữ của nó đã được sử
dụng trong quá trình sinh tinh và sinh trứng; ngoài mùa sinh sản (mùa đông) thể mỡ
lớn.
5. Giải phẫu và quan sát hệ thần kinh
Chỉ tiến hành giải phẫu, quan sát não bộ và dây thần kinh tủy sống.
a. Giải phẫu
153

- Sau khi quan sát xong các nội quan, tiến hành cắt bỏ hết các nội quan vừa quan
sát ở trên, tháo các kim gút, đổ nước trong khay mổ, rửa sạch Ếch, rồi tiến hành mổ
não.
- Dùng dao hoặc kéo lột hết da ở phía trên đầu của Ếch, dùng kềm bấm xương
lách vào cạnh trước của 2 hốc mắt, lần lượt bấm các xương ở vùng trán ngược về phía
sau. Vì sọ Ếch vừa nhỏ lại vừa cứng nên phải hết sức cẩn thận, cắt từ từ từng mẫu
xương nhỏ. Chú ý, mũi kềm bấm xương luôn luôn hướng lên trên trong quá trình mổ
não để không làm nát não.
- Khi thấy não bắt đầu lộ ra, tiếp tục dùng kềm cắt bỏ hết các xương ở 2 bên não
và giải phẫu tiếp về phía sau để lộ phần đầu của tủy sống.
- Khi đã để lộ ra đủ các phần của não và một phần của tủy sống, thì dùng bông
gòn thấm một ít cồn 900 nhỏ vài giọt vào não để não co lại không bị nát và tiến hành
quan sát não ở mặt trên.
- Sau khi quan sát não ở mặt trên, cắt đứt tủy sống, cắt đứt các dây thần kinh
nhưng không cắt đứt đôi dây thần kinh thị giác khỏi 2 mắt, nghiêng đầu Ếch xuống
dưới, dùng kim mũi nhọn luồn vào phía dưới tủy sống khẽ gạt úp não ra khỏi hộp sọ,
bỏ não vào đĩa petri (hoặc đĩa đồng hồ) có nước để quan sát mặt dưới não.
b. Quan sát não bộ (hình 15, hình 16)
* Mặt trên não
- Não trước: chiếm gần nửa chiều dài bộ não và gồm 2 bán cầu não đối xứng, có
rãnh liên bán cầu. Phía trước 2 bán cầu não là 2 thùy khứu giác còn dính với nhau. Từ
2 thùy này, xuất phát 2 dây thần kinh khứu giác chạy đến 2 mũi (dây não số I).
- Não trung gian: bị phần sau của 2 bán cầu não trước và phần trước của 2 thùy
thị giác (não giữa) che khuất, chỉ để lại một phần mấu não trên (tuyến tùng quả).
- Não giữa: gồm 2 khối hình cầu tương đối lớn, đối xứng và nằm kề nhau, gọi là
2 thùy thị giác (mấu não sinh đôi) nhỏ hơn ở cá.
- Não sau (tiểu não): nhỏ, dẹp, nằm sau 2 thùy thị giác, chỉ là 1 nếp thần kinh ở
phía trước hành tủy; do vậy, rất khó phân biệt tiểu não với hành tủy. Vì Ếch vận
chuyển chậm và đơn giản nên tiểu não kém phát triển.
- Não tủy (hành tủy): màu trắng hơi hồng, nhỏ dần về phía sau và nối với tủy
sống. Mặt lưng của hành tủy có não thất IV (hố trám).
* Mặt dưới não:
- Khác với mặt trên, ở mặt dưới ta nhìn thấy não trung gian nổi rõ. Não trung
gian che khuất phần lớn não giữa và một phần của não trước.
- Từ trước ra sau ta thấy: giao thoa thị giác (đôi dây thần kinh thị giác bắt chéo -
dây não số II), phễu não và mấu não dưới (tuyến yên) có hình bầu dục.
- Từ não bộ phát đi 10 đôi dây thần kinh não.
154

Hình 15. Não bộ ếch đồng (theo Charles F. lytle, 1998)


a. Mặt trên b. Mặt dưới

Hình 16. Não bộ ếch đồng (mặt trên)


(theo Charles F. lytle, 1998)
155

c. Quan sát tủy sống


Từ tủy sống xuất phát 10 đôi dây thần kinh tủy màu trắng, toả ra 2 bên cột sống:
- Đôi dây I: dây dưới lưỡi.
- Đôi dây II và III: tạo thành tùng tay, phát nhánh đến chi trước.
- Đôi dây IV, V, VI là những đôi dây ngực.
- Đôi dây VII, VIII, IX, X: làm thành tùng hông, phát nhánh đến vùng hông và
chi sau.
Ngoài các cơ quan trên, còn thấy những khối màu trắng nằm xen giữa các mấu
ngang của các đốt sống phần thân, đó là những tuyến canxi.

Hình 17. Tủy sống và các đôi dây thần kinh tủy của ếch đồng
(theo Trần Thanh Tòng, 2000)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vũ Khôi (2012), Động vật học có xương sống, Tái bản lần thứ 5, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 319 tr.
2. Trần Thanh Tòng (2000), Thực tập Động vật có xương sống, Nxb Đại học Quốc gia,
TP.HCM, 168 tr.
3. Trần Hồng Việt (Chủ biên), Nguyễn Hữu Dực, Lê Nguyên Ngật (2004), Thực hành
Động vật có xương sống, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 306 tr.
4. Trần Hồng Việt, Trần Hồng Hải (2015), Giáo trình Động vật học - Phần Động vật
có xương sống, Tập I, Cá, Lưỡng thê, Bò sát, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,
Hà Nội, 440 tr.
5. Nguyễn Quang Vinh (Tổng Chủ biên), Trần Kiên (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang
(2010), Sinh học 7, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 208 tr.
6. Charles F. Lytle (2000), General Zoology Laboratory Guide, Thirteenth Edition, Mc
Graw Hill, Higher Education.
7. Stephen A. Miller and John P. Harley (1996), Zoology, Printed in The United States
of America by Times Mirror Higher Education Group, Inc., 2460 Kerper Boulevard,
Dubuque IA 52001, 752 pp.
156

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM


HIỆN TƯỢNG CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
Tống Xuân Tám
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Trần Hoàng Đương
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Tp. Hồ Chí Minh

1. Mở đầu
Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục, nhiều phương pháp dạy học mới được đưa vào
ứng dụng với mục đích làm cho việc dạy và học ngày càng trở nên hứng thú và hiệu
quả đối với học sinh. Luật giáo dục 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa X, kì họp thứ 10 quy định: “Hoạt động giáo dục phải được thực
hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội”.
Đặc thù của môn Sinh học là môn khoa học của sự sống nên đa phần kiến thức
liên quan đến thực tiễn và có tính ứng dụng cao. Vì vậy, để học sinh (HS) chuyển từ
học tập thụ động sang học tập chủ động, để giáo viên (GV) phát triển các phương pháp
dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm nên trong hoạt động dạy học cần bổ sung thêm
những hoạt động tìm tòi khám phá, qua đó HS có thể tiếp nhận tri thức một cách chủ
động. Mặt khác, trong quá trình dạy học theo hướng đổi mới, GV không chỉ đơn thuần
là người cung cấp kiến thức mà còn đóng vai trò định hướng nhằm mục đích phát triển
năng lực cho HS, vì vậy cần chú trọng vào kĩ năng thực hành thí nghiệm trong hoạt
động dạy học.
Ngoài ra, hiện nay chưa có nhiều nguồn tài liệu chính thống hướng dẫn cụ thể
cho từng bài thực hành tương ứng với nội dung trong sách giáo khoa (SGK), dẫn đến
việc giảng dạy các bài thực hành của GV còn gặp nhiều khó khan; đặc biệt, ở những
vùng sâu vùng xa GV chưa có cơ hội tiếp cận với những phương pháp mới. Bên cạnh
đó, nội dung thực hành trong SGK vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều thí nghiệm
khác nhau cho từng nội dung.
Xuất phát từ những lí do trên, bài báo này nhằm giới thiệu một trong số các bài
thực hành ở chương trình Sinh học 10 cơ bản với nội dung: “Hướng dẫn thực hành thí
nghiệm: Hiện tượng co và phản co nguyên sinh” dựa trên nội dung bài 12 “Thực hành:
Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh” trong SGK Sinh học 10 (cơ bản), giúp giáo
viên có thêm những lựa chọn để tự mình xây dựng được các nội dung thực hành phù
hợp với nội dung bài học, tiết kiệm thời gian, giúp học sinh tăng cường tính tự học cao
hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Phương pháp
2.1. Phương pháp tiến hành
Các thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình của một thí nghiệm và được
lặp lại từ 3 lần trở lên để khẳng định tính chính xác. Quá trình thực hiện được tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích các thí nghiệm được nêu trong SGK về các yếu tố trong điều
kiện thí nghiệm, phương pháp thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
157

Bước 2: Phát hiện những hạn chế, khó khăn trong thí nghiệm, đề xuất những nội
dung thí nghiệm tương ứng.
Bước 3: Tiến hành các thí nghiệm theo các nội dung mới được đề xuất, trên cơ sở
đó thu hoạch kết quả để làm tư liệu cho việc viết tài liệu hướng dẫn.
2.2. Quy trình thực hiện thí nghiệm
Quy trình thực hiện thí nghiệm gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương tiện và đối tượng thí nghiệm.
Bước 2: Thực hiện thí nghiệm.
Bước 3: Quan sát và theo dõi thí nghiệm.
Bước 4: Đưa ra kết luận từ kết quả của thí nghiệm.
Bước 4: Nêu nhận xét, giải thích kết quả của thí nghiệm.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Mục tiêu thí nghiệm
- Quan sát được hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật, hiện
tượng tan bào và teo bào ở tế bào động vật.
- Giải thích được nguyên nhân và cơ chế vận chuyển nước qua màng tế bào.
Thông qua đó, củng cố kiến thức về trao đổi chất qua màng tế bào.
- Rèn luyện được kĩ năng thiết kế và phân tích được thí nghiệm, kĩ năng vận
dụng kiến thức vào việc giải thích các vấn đề trong tự nhiện và ứng dụng trong thực
tiễn cuộc sống.
3.2. Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị cho mỗi nhóm từ 4 - 5 HS.
3.2.1. Mẫu vật
- Củ hành khô.
- Thân cây hành tây hoặc hành ta.
- Ếch sống.
3.2.2. Dụng cụ
- Kính hiển vi với vật kính 10×, 40×: 1 cái.
- Lam kính, lamen: mỗi loại 2 cái.
- Kim mũi mác: 1 cái.
- Lưỡi dao cạo: 1 cái.
- Giấy thấm: 2 cái.
- Pipet: 1 cái.
3.2.3. Hóa chất
- Nước cất.
- Dung dịch NaCl 0,6% và 20% (hoặc dung dịch đường saccarôzơ 20%).
3.3. Tiến hành thí nghiệm
3.3.1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào vảy hành khô
Các bước tiến hành và giải thích
- Bước 1 (1 phút): Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì vảy hành.
- Bước 2 (1 phút): Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính. Sau đó, đặt miếng biểu bì
lên lam kính có sẵn giọt nước, phủ mẫu bằng lamen.
158

- Bước 3 (2 phút): Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 lần.
Dưới kính hiển vi sẽ thấy tiêu bản gồm các tế bào xếp sát nhau. Ở mỗi tế bào quan sát
thấy các cấu trúc tế bào gồm màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. Các không bào
trong tế bào tương đối lớn, chiếm phần lớn thể tích của tế bào.
- Bước 4 (4 phút): Gây co nguyên sinh tế bào trên tiêu bản đã quan sát bằng cách
nhỏ một giọt nước muối NaCl 20% vào mép cạnh lamen cho đến khi nước được thay
thế hoàn toàn bằng dung dịch muối.
- Bước 5 (2 phút): Quan sát tế bào sau khi thêm dung dịch muối sẽ thấy màng tế
bào dẩn tách khỏi vách tế bào, thể tích của chất nguyên sinh bị thu hẹp do có hiện
tượng co lại. Đó là hiện tượng co nguyên sinh.
- Bước 6 (4 phút): Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí quan sát hiện tượng co nguyên
sinh, nhỏ một vài giọt nước cất hoặc dung dịch muối NaCl 0,6% từ vị trí đã nhỏ nước
muối NaCl 20%. Dùng giấy thấm hút bỏ dung dịch nước muối NaCl 20% ở mép
lamen phía đối diện, quan sát thấy có hiện tượng ngược lại với hiện tượng co nguyên
sinh, thể tích của chất nguyên sinh và không bào dần dần mở rộng về vị trí ban đầu.
Đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.

Hình 1. Thí nghiệm co nguyên sinh


A – Tế bào ở trạng thái bình thường, B – Tế bào co nguyên sinh

Hiện tượng co và phản co nguyên sinh chỉ thấy ở những tế bào sống, nếu tế bào
chết sẽ không quan sát thấy hiện tượng phản co nguyên sinh.
3.3.2. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thân hành tươi
Các bước tiến hành
- Bước 1 (1 phút): Dùng lưỡi dao cạo cắt một đoạn thân hành.
- Bước 2 (1 phút): Dùng lưỡi dao bổ dọc thân hành làm đôi, sau đó bóc tách các
lá hành.
- Bước 3 (1 phút): Bóc lớp biểu bì trong của lá hành giữa và đặt lên lam kính.
- Bước 4 (2 phút): Dùng 2 miếng lamen đặt lên 2 đầu của miếng biểu bì vảy hành
và nhỏ vào giữa một giọt dung dịch đường saccarôzơ 20%, dùng lamen thứ ba đậy lên
mẫu.
- Bước 5 (10 - 20 phút): Quan sát dưới kính hiển vi ngay ở thời điểm sau khi nhỏ
dung dịch đường, sau 10 phút và sau 20 phút để thấy hiện tượng co nguyên sinh.
- Bước 6 (10 phút): Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí quan sát hiện tượng co nguyên
sinh, nhỏ một vài giọt nước cất từ vị trí đã nhỏ dung dịch đường saccarôzơ 20%. Dùng
159

giấy thấm hút bỏ dung dịch đường saccarôzơ 20% ở mép lamen phía đối diện, quan sát
thấy có hiện tượng ngược lại với hiện tượng co nguyên sinh, thể tích của chất nguyên
sinh và không bào dần dần mở rộng về vị trí ban đầu. Đó là hiện tượng phản co
nguyên sinh.
3.3.3. Thí nghiệm gây hiện tượng teo bào ở tế bào động vật
Tế bào động vật có màng sinh chất mỏng ở phía ngoài cùng, khi để trong dung
dịch ưu trương sẽ có những biến đổi khác so với tế bào thực vật.
Các bước tiến hành
- Bước 1 (1 phút): Nhỏ một giọt máu ếch trong dung dịch đẳng trương NaCl
0,65% lên lam kính, đậy lamen và đưa tiêu bản lên kính hiển vi.
- Bước 2 (3 phút): Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
Ở vật kính 10×, thấy rất nhiều tế bào hồng câu trôi lơ lửng trong huyết tương của
máu, tế bào hồng cầu có hình tròn và nằm rải rác.
Ở vật kính 40×, thấy hồng cầu ếch là những tế bào có hình dĩa. Quan sát sự thay
đổi hình dạng của các hồng cầu này khi để chúng trong dung dịch có áp suất thẩm thấu
khác nhau.

Hình 2. Tế bào hồng cầu máu ếch

- Bước 3 (5 phút): Sau khi đã xác định hình dạng của tế bào hồng cầu, lấy pipet
hút và nhỏ một giọt dung dịch ưu trương NaCl 20% vào một bên mép lamen. Ở mép
lamen phía đối diện, đặt mảnh giấy thấm để hút dung dịch đẳng trương.
Hiện tượng quan sát được tương tự như thí nghiệm trên tế bào vỏ hành. Tuy
nhiên, trong trường hợp này tế bào hồng cầu chuyển từ hình dạng tròn đều dần dần
sang nhăn nheo, mép nhăn hình răng cưa rồi co rúm lại. Đó là hiện tượng teo bào ở
hồng cầu.
3.3.4. Thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào động vật
Tế bào động vật có màng sinh chất mỏng ở phía ngoài cùng, khi để trong dung
dịch ưu trương sẽ có những biến đổi khác so với tế bào thực vật.
Các bước tiến hành
- Bước 1 (1 phút): Nhỏ một giọt máu ếch trong dung dịch đẳng trương NaCl
0,65% lên lam kính, đậy lamen và đưa tiêu bản lên kính hiển vi.
- Bước 2 (3 phút): Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
160

- Bước 3 (5 phút): Sau khi đã xác định hình dạng và số lượng của tế bào hồng
cầu, lấy pipet hút và nhỏ một giọt nước cất vào một bên mép lamen. Ở mép lamen phía
đối diện, đặt mảnh giấy thấm để hút dung dịch đẳng trương.
Quan sát dưới kính hiển bị ở bội giác 40× có thể thấy số lượng tế bào hồng cầu
trong máu ít dần. Nguyên nhân do nước từ môi trường nhược trương đã thấm qua
màng đi vào tế bào làm tế bào hồng cầu bị trương lên, căng phồng rồi vỡ ra. Đó là hiện
tượng tan bào.
4. Cơ sở khoa học của thí nghiệm
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào gọi là sự thẩm thấu. Nước
và các chất hòa tan trong nước thẩm thấu qua màng tế bào theo cơ chế vận chuyển thụ
động. Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần
tiêu tốn năng lượng. Nguyên lí vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các chất từ
nơi có nồng độ cao dến nơi có nồng độ thấp.
Hướng thẩm thấu của tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ các chất trong
và ngoài màng. Trong môi trường ưu trương (nồng độ chất tan ngoài tế bào cao hơn
trong tế bào), nước từ trong tế bào thầm thấu ra ngoài màng gây hiện tượng co nguyên
sinh ở tế bào thực vật hay hiện tượng teo bào ở tế bào động vật. Trong môi trường
nhược trương (nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp hơn trong tế bào), nước từ môi
trường thẩm thấu vào bên trong tế bào gây hiện tượng ngược lại gọi là phản co nguyên
sinh ở tế bào thực vật hay hiện tượng tan bào ở tế bào động vật. Ở tế bào thực vật
không có hiện tượng tan bào là do có thành xenlulôzơ bao bọc.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
- Xây dựng được tài liệu hướng dẫn thực hành 4 thí nghiệm dựa trên nội dung bài
12 “Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh” trong SGK Sinh học 10 (cơ
bản).
5.2. Kiến nghị
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm các thí nghiệm nêu trên để xác định các chỉ
tiêu về tính hiệu quả.
- Tiếp tục xây dựng thêm các thí nghiệm khác cho chương trình Sinh học trung
học phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại
cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn
Ty (2010), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn
Ty (2010), Sinh học 10 sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Viết, 2016, Giáo trình thực hành Sinh học tế bào, Nxb Đại học Sư
phạm.
161

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Lê Thị Hồng Tím
TTGD nghề nghiệp - GD thường xuyên Thủ Thừa, tỉnh Long An
Nguyễn Huỳnh Như
Trường THPT Thủ Khoa Thừa, tỉnh Long An
1. Đặt vấn đề
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Sinh học nói riêng ở
trường phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013; Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hòa
trong xu thế chung, nhiểu giáo viên có tâm huyết cũng trăn trở làm sao để những tiết
dạy học sinh tiếp thu được những kiến thức mà giáo viên truyền tải và cảm thấy hào
hứng khi học, nhất là các tiết thực hành. Theo cảm nhận khách quan, do môn Sinh học
gần gũi với cuộc sống, do đó, trong các tiết thực hành, học sinh rất hào hứng. Vì sau
những tiết lí thuyết trừu tượng, học sinh muốn biết thực tiễn những kiến thức đó được
vận dụng như thế nào trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, những tiết thực hành không được chú trọng nhiều do không có
trong các kiến thức thi tốt nghiệp, không có sự quan tâm cũng như sự hỗ trợ của Ban
Giám hiệu. Phòng thực hành có bộ phận phụ trách chung chung cho các môn Lí, Hóa,
Sinh. Họ chỉ có nhiệm vụ giữ chìa khóa, giáo viên bộ môn nào có nhu cầu mượn
phòng thực hành thì đăng kí vào sổ mượn thiết bị, xong thì trả phòng. Họ không biết
trong phòng thực hành đó có các loại hóa chất nào hay trang thiết bị gì cho riêng từng
bộ môn, thậm chí vật dụng, thiết bị hay hóa chất,… ở vị trí nào cũng không biết. Nếu
giáo viên bộ môn nào muốn dạy tiết thực hành thì dành thời gian khoảng 1 tuần để vào
dọn dẹp vệ sinh vì nó rất bẩn do không có ai dọn dẹp vì sợ mất mát, làm hư hỏng,…
Tiếp theo là giáo viên bộ môn phải vào tìm xem có đúng và đủ các trang thiết bị, dụng
cụ, hóa chất theo yêu cầu của bài thực hành không? Có đủ cho các nhóm không?
Thêm vào đó những hóa chất, dụng cụ cần thì không có, những thứ không cần thì
lại có. Nếu cần thiết làm thực hành, giáo viên bộ môn tự pha hóa chất để tự phục vụ
cho tiết dạy của mình. Tỉ lệ, liều lượng hóa chất như thế nào là đúng thì giáo viên bộ
môn tự tra cứu trong các tài liệu hay tham khảo ở những đồng nghiệp bộ môn khác.
Thậm chí trong thời gian dài vẫn chưa bổ sung những hóa chất đã hết, mặc dù mỗi đầu
năm học Ban Giám hiệu và bộ phận phụ trách thiết bị cũng có tham khảo ý kiến, đề
nghị của những giáo viên bộ môn phụ trách phòng thực hành cần bổ sung, mua thêm
vật dụng, hóa chất, thiết bị cần cho bộ môn.
Còn kính hiển vi thì có cũng như không vì nó quá cũ, hư không sử dụng được.
Trang thiệt bị bảo hộ hầu như không có, trong khi học sinh thì hay nghịch phá, đùa
giỡn, thích tự tìm hiểu, do đó rất nguy hiểm.
Thêm nữa là, cơ sở vật chất không được nâng cấp, sửa chữa kịp thời nhất là hệ
thống bồn vệ sinh: có van thì mở không được, có van mở được thì đường ống bị nghẹt,
nước tù đọng lâu ngày, gây mùi hôi khó chịu, làm cho tiết thực hành như là một sự tra
162

tấn mùi, rất nặng nề, khó chịu cho người dạy và người học, làm cho tinh thần ham
thích khám phá của học sinh không còn hứng thú nữa.
Hơn nữa, trung bình mỗi lớp là 40 học sinh, các em rất năng động, tay chân rất
táy máy, nhanh nhẹn, chỉ có một giáo viên bộ môn quản lí lớp, chỉ cần sơ suất một
chút là sẽ xảy ra điều đáng tiếc, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng không lường trước
được. Nếu có chuyện xảy ra, thì người chịu hoàn toàn trách nhiệm là giáo viên bộ
môn. Nếu có hư hỏng, mất mát đồ dùng, dụng cụ trong phòng thực hành thì giáo viên
bộ môn đó, ngày đó phải có nhiệm vụ bồi thường. Điều này làm cho giáo viên bộ môn
ngán ngại, không còn nhiệt huyết dạy tiết thực hành nữa.
Còn lí do nữa khi dạy tiết thực hành rất vất vả và mệt đó là, khu vực phòng thực
hành cách xa dãy phòng học, do đó, để học sinh di chuyển từ phòng học sang phòng
thực hành để làm thực hành thì phải mất khoảng 15 phút mới ổn định được lớp học.
Như vậy, chỉ còn 30 phút để dạy, hướng dẫn và làm thực hành thì không đủ thời gian
để hoàn thành tiết học. Thái độ phục vụ của người quản lí phòng thực hành: họ rất
phiền khi giáo viên bộ môn mượn phòng thực hành vì họ sợ phải dọn dẹp, vệ sinh lại
cho sạch sẽ, ngăn nắp khi Ban Giám hiệu đi kiểm tra.
Với những thực trạng đó, chúng tôi xin chia sẻ một tiết dạy thực hành Sinh học
10 mà tôi thấy có hiệu quả nhằm “phát triển năng lực thực hành thí nghiệm trong dạy
học Sinh học”.
2. Biện pháp thực hiện
Chia sẻ tiết dạy Bài 24. Thực hành lên men êtilic và lactic trong Sinh học 10:
Bước 1: Giáo viên bộ môn chuẩn bị trước giáo án, nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội
dung cần thực hành của bài. Sau đó, xây dựng các phương án khác nhau cho từng lớp,
vì mỗi lớp có khả năng tiếp thu khác nhau, đối tượng học sinh khác nhau.
- Giáo viên bộ môn chuẩn bị kĩ các câu hỏi có liên quan đến kiến thức của bài,
giải thích cho học sinh hiểu tại sao thao tác đó ta phải làm như vậy.
- Giáo viên có thể làm trước ở nhà để tìm xem những thao tác nào là thành công,
còn nếu thất bại thì tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu? Sai ở thao tác nào?
Vì một tiết học rất ngắn, nên có nhiều kinh nghiệm để hạn chế các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả thì tiết học mới có hiệu quả.
Bước 2: Đăng kí mượn phòng thực hành cho bộ phận thiết bị xếp lịch.
- Giáo viên bộ môn chuẩn bị trước phòng thực hành như: dọn dẹp, vệ sinh, chuẩn
bị dụng cụ, phân chia khu vực cho mỗi nhóm.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về giá trị của các sản phẩm lên men tác động lên đời
sống con người để học sinh cảm thấy bài thực hành có ý nghĩa thực tiễn, thông dụng
trong cuộc sống, rất gần gũi mà trong các tiết lí thuyết lại thấy khô khan, xa vời, khó
hiểu.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị vật dụng, nguyên liệu cần thiết cho bài
thực hành (khi phòng thực hành không có).
- Giáo viên bộ môn chia nhóm cho học sinh khoảng 3 - 4 học sinh/1 nhóm (trong
đó có 1 nhóm trưởng để phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm). Mỗi
nhóm chuẩn bị một bài báo cáo để giáo viên chấm điểm.
163

- Dặn dò học sinh trong 5 phút đổi tiết di chuyển khẩn trương xuống phòng thực
hành và nhanh chóng ổn định nhóm, lớp để kịp tiến độ của tiết học.
Bước 4: Tiến hành tiết học:
- Giáo viên bộ môn dành 10 phút để hướng dẫn các thao tác cần làm.
- Công bố thang điểm cần đạt cho bài thực hành của nhóm như: vệ sinh, làm việc
nhóm, trật tự, có chuẩn bị vật dụng, nguyên liệu đầy đủ.
- Giới thiệu một vài hình ảnh qua máy chiếu về lợi ích của các sản phẩm lên men
như: tốt cho sức khỏe, ăn sữa chua làm đẹp da, sản phẩm muối chua giúp ăn ngon
miệng hơn, làm rượu thuốc. Ngoài ra, nó còn đem lại lợi ích kinh tế, đặc trưng cho
vùng, miền.
- Do các sản phẩm lên men cần nhiều thời gian ủ để có kết quả do đó quy định
thời gian nộp mẫu thực hành của mỗi nhóm. Trong thời gian đó, đại diện mỗi nhóm
thường xuyên kiểm tra xem các mẫu có dấu hiệu của không thành công không. Nếu có
thì phải làm lại để có sản phẩm đạt nộp để chấm điểm.
- Đưa ra các câu hỏi giúp học sinh củng cố kiến thức về lí thuyết bài học trước, kĩ
năng làm việc nhóm, ý nghĩa của tiết thực hành, ứng dụng trong thực tiễn.
Ví dụ:
- Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
- Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
- Vì sao trong sữa chua có vi sinh vật mà không gây hại cho sức khỏe con người?
- Có người cho là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em như
thế nào?
- Bài báo cáo ghi rõ kết quả và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
- Các học sinh bắt đầu thao tác thực hành.
- Giáo viên bộ môn quan sát bao quát lớp, theo dõi kiểm tra kĩ từng nhóm nếu có
thao tác nào sai uốn nắn kịp thời, nhắc nhở, xử lí những học sinh làm ảnh hưởng đến
tiết thực hành,…
- Sau khi thực hành xong nhắc nhở học sinh dọn dẹp vệ sinh khu vực nhóm mình
làm, vệ sinh phòng thực hành trước khi ra.
- Các mẫu để lại phòng thực hành cho nó khách quan và có đánh dấu kí hiệu
nhóm.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học, tự rút kinh nghiệm để những tiết
sau khắc phục tốt hơn những tồn tại của tiết này, để tiết học sau tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Đánh giá, chấm điểm cho từng nhóm.
3. Kết luận
Tiết học giúp học sinh có các kĩ năng: làm việc nhóm; tự giải quyết vấn đề; kĩ
năng sống như có tính tập thể, có tinh thần trách nhiệm cho việc làm của mình, yêu
thích đi học hơn vì được trải nghiệm, khám phá; kích thích tính tìm tòi, năng động
trong mỗi cá nhân; biết quý trọng thành quả lao động; có tính kĩ luật; có ý thức giữ gìn
vệ sinh; cần có sự quan tâm, hỗ trợ các trang thiế bị cần có cho các tiết thực hành tử
Ban Giám hiệu để giáo viên thuận lợi hơn trong mỗi tiết dạy; cần có lớp tập huấn cho
tất cả giáo viên sử dụng thiết bị cũng như các thao tác thực hành.
164

KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI, LAI


CÁ CẢNH TRONG DẠY VÀ HỌC BÀI 14: THỰC HÀNH LAI GIỐNG,
SINH HỌC 12 (CƠ BẢN)
Đỗ Thành Trí
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc dạy và học các bài thực hành môn sinh học chương trình phổ
thông nói chung, chương trình sinh học 12 nói riêng trong nhà trường chưa được coi
trọng đúng mức. Mục tiêu dạy và học môn sinh học cũng như các môn khác chủ yếu
theo nhu cầu trước mắt của học sinh, phụ huynh, giáo viên là để thi tốt nghiệp, có được
điểm cao để xét tuyển sinh đại học. Mục tiêu đó làm cho việc dạy và học nặng về
truyền thụ kiến thức, mà đó chỉ là một phần trong các yếu tố cấu thành nên năng lực
mà mỗi học sinh cần phải có. Và cũng vì mục tiêu đó, người học có rất ít thời gian để
tự nghiên cứu, tìm hiểu. Phần lớn chỉ đơn thuần nhận thông tin một chiều từ giáo viên,
tiếp thu một cách thụ động hoặc lĩnh hội kiến thức đã được giáo viên giảng dạy,
nghiên cứu thay vì học sinh tự tìm tòi nghiên cứu để nâng cao kiến thức.
Theo nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông với mục tiêu đổi mới: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục
phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển
nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về
phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của
mỗi học sinh. Mục tiêu đó đã cho thấy định hướng của chương trình giáo dục phổ
thông mới là phải: phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tạo môi trường học
tập và rèn luyện để tích lũy kiến thức vững chắc; vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời
sống và tự học suốt đời; định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; xây dựng và phát
triển hài hòa các mối quan hệ xã hội.
Việc dạy thực hành môn sinh học trong nhà trường hiện nay chủ yếu đi sau việc
học lí thuyết, mục đích bổ trợ cho việc học lí thuyết. Nên các nội dung thực hành
thường không được chú ý thực hiện hoặc không được đầu tư chuẩn bị đúng mức. Bên
cạnh đó, các yếu tố khách quan như: thiết bị thí nghiệm của các nhà trường không đầy
đủ, xuống cấp, chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu giáo viên chuyên trách chuẩn bị cho
các nội dung thí nghiệm. Trong các phòng thí nghiệm thực hành môn sinh học, giáo
viên được phân công phụ trách phòng thí nghiệm thường là với vai trò kiêm nhiệm. Do
đó, việc chuẩn bị cho các nội dung thực hành thường không được đảm bảo. Trong khi
đó, đây lại là giờ học được các em học sinh yêu thích, chờ đợi nhất khi học bộ môn
này.
Hiện trạng dạy và học bài 14: Thực hành lai giống, sinh học 12 (cơ bản)
Đây là thí nghiệm diễn ra trong thời gian dài, tốn nhiều thời gian dù làm trên đối
tượng thực vật hay động vật (lai cá). Nếu chọn lai cá thời gian chuẩn bị phải tiến hành
từ trước: nuôi, cách li cá đực cái từ 20 ngày tuổi. Sau đó, cá được 3-5 tháng tuổi mới
có thể tiến hành lai. Sau khi lai, thời gian cần cho một lứa đẻ là 30 đến 40 ngày. Thời
gian để cá con biểu hiện các đặc điểm có thể quan sát được (màu sắc, chấm trên thân,
165

chiều dài vây lưng,...) cũng phải cần thêm khoảng 2-3 tháng. Như vậy, thời gian cho
một thế hệ lai tối thiểu cần khoảng 7 tháng từ lúc chuẩn bị cho tới lúc có kết quả lai ở
thế hệ thứ nhất.
Ngoài vấn đề thời gian, việc lai cá còn tốn nhiều công sức, phải theo dõi thường
xuyên, hàng ngày.Việc đó có thể giải quyết bằng việc chia nhóm học sinh để tiến hành
công việc (tốt nhất là mỗi nhóm có 3-4 học sinh). Tuy nhiên, quá trình nuôi, theo dõi
cần sự cẩn thận, điều mà không phải mỗi học sinh đều có thể làm được.
Vì những lí do trên, bài thực hành 14 này thường không được tiến hành thực hiện
hoặc nếu thực hiện thì chủ yếu áp dụng trên đối tượng thực vật.
Do đó, một quy trình nuôi, lai cá đơn giản, tốn ít công chăm sóc, theo dõi là cần
thiết để có thể tiến hành việc dạy – học thực hành bài 14 trên đối tượng động vật.

2. Kinh nghiệm về phương pháp nuôi, lai cá cảnh trong dạy và học bài 14: Thực
hành lai giống, sinh học 12 (cơ bản)
2.1. Quy trình tiến hành
Các bước chính, quan trọng trong tiến trình thực hiện:
Chuẩn bị chậu nuôi, nước nuôi cá

Chọn loài cá để nuôi, lai

Nuôi cách li cá cái với cá đực

Chọn cặp cá đực, cái đem lai

Cách li cá bố, cá mẹ với cá con

Nuôi, quan sát, đếm các kiểu hình của cá con

Phân tích thống kê

2.2. Chuẩn bị chậu nuôi, nước nuôi cá


Đối với các loài cá có kích thước nhỏ như khổng tước (cá bảy màu), cá
kiếm,...lượng nước cần khoảng 3-5 lít nước cho một cặp cá, nên các chậu nuôi cá hình
tròn bán kính 10 cm, cao 15 cm là đủ.
Nước máy được cho vào các chậu, thùng lớn để tự nhiên sục khí khoảng 4 ngày
để bay hơi bớt clo trong nước máy. Đối với các loại nước khác tùy vào tính chất lí hóa
mà xử lí trước khi nuôi cá.
Địa điểm đặt chậu nuôi cá: Nuôi ở nơi thoáng khí có ánh sáng mặt trời yếu hoặc
ánh sáng tán xạ, tốt nhất là dưới ánh sáng mặt trời đã đi qua tấm lợp lấy sáng để giảm
ánh sáng làm tăng nhiệt độ nước. Nhiệt độ thích hợp là 20 – 25°C, nhiệt độ môi trường
không khí có thể cao hơn nhưng nếu quá trình thoát hơi nước tốt vẫn có thể đảm bảo
166

nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ môi trường tới 8°C. Do đó, các chậu các đặt ở nơi
thoáng khí, nước cần được bổ sung vào các chậu nuôi trong suốt quá trình nuôi.
Trong quá trình tiến hành chúng tôi đã thiết kế thành công chậu nuôi hạn chế
việc thay nước bể nuôi cá, giảm tối đa công chăm sóc. Hệ thống được trình bày dưới
dạng sơ đồ ở Hình 1 và 2.

Hình 1. Sơ đồ thiết kế chậu nuôi cá

Hình 2. Tấm nhựa có đục lỗ


* Phương pháp thả cá và cách cho ăn
- Phương pháp thả cá vào chậu nuôi: Cá mua về trong các túi nhỏ được cho vào
chậu ngâm một thời gian sau đó mở túi để cá tự bơi ra ngoài môi trường mới, khi tiến
hành như vậy giúp cho cá không bị sốc khi môi trường thay đổi.
- Cách cho ăn: thức ăn được chọn là thức ăn chuyên dành cho cá cảnh (loại hạn
chế gây đục nước). Để xác định lượng thức ăn phù hợp cho cá, thức ăn được cho vào
hồ với số lượng phù hợp tùy vào kích thước, số lượng cá, sau 5 phút vớt ra lượng thức
ăn dư, xác định lượng thức ăn cho mỗi lần ăn của cá cho các lần sau. Cá được cho ăn
1-2 lần/ngày vào lúc sáng (khoảng 8 giờ) và lúc trưa (khoảng 12).
Có thể bổ sung các loại thức ăn khác như giun đỏ, rận nước, bọ nước, bọ gậy. Số
lượng và chất lượng thức ăn ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cá.
2.3. Chọn loài cá để nuôi, lai
Các loài cá có thể được chọn nuôi:
- Cá Khổng tước (Lebistes reticulatus Peters).
- Cá Kiếm (Xiphophorus helleri Hakel).
- Cá Mún (Platypoecilus maculatus Gunther).
167

- Hăcmôni (Mollienisia velifera Regan).


Tuy nhiên, trong số các loài cá trên loài dễ nuôi và cho kết quả lai nhanh nhất là
cá khổng tước (cá bảy màu). Loài cá này có thể được tìm thấy ở hầu hết các địa điểm
bán cá cảnh, giá thành thấp hơn các loại còn lại, đặc điểm giao phối, sinh sản thuận
tiện cho việc tiến hành lai.
* Cá khổng tước (Lebistes reticulatus Peters): cá đực trưởng thành dài 3 cm,
mình thon dài, có màu sắc đa dạng tùy dòng, với những chấm màu xanh, đen đỏ, với
số lượng thay đổi, nằm sau nắp mang hoặc đường bên. Cá cái trưởng thành dài 5 cm,
mình to hơn, màu xám ôliu.
Cách phân biệt đực/cái: Cá con được một tuần đã có thể phân biệt đực cái bằng
vây hậu môn. Ở con đực, khoảng cách giữa vây bụng và vây hậu môn ngắn hơn ở con
cái và vây hậu môn của con đực nhọn hơn. Khi cá càng lớn lên thì hai vây này càng
tiến lại gần nhau và đến khi cá trưởng thành thì ở con đực vây hậu môn nằm kẹp giữa
2 vây bụng. Vây hậu môn cá đực của loài trên biến thành cơ quan giao cấu. Tia vây
thứ 3, 4, 5 của vây này có những rảnh nhỏ đưa tinh dịch vào huyệt cá cái.
Đặc điểm sinh học: các loài cá trên là nhóm cá xương đẻ con điển hình. Chúng
có chân sinh dục nên thụ tinh trong. Đến mùa sinh sản, thường là từ tháng 3 đến tháng
10, cá có hoạt động ghép đôi. Cá được đuổi theo cá cái, lúc cá cái dừng lại thì cá đực
quay chân sinh dục về phía trước và đưa vào huyệt con cái. Động tác này chỉ xảy ra
trong vài giây.
Con cái có thể trữ tinh trùng trong huyệt do đó có thể liên tiếp đẻ 5-6 lứa chỉ sau
một lần thụ tinh. Đặc điểm này cần hết sức được chú ý khi bố trí các thí nghiệm lai.
Phôi phát triển trong huyệt cá cái trong vòng một tháng. Gần ngày cá đẻ, dưới bụng cá
mẹ, trước lỗ huyệt xuất hiện một vệt đen gọi là vệt có chửa, càng ngày càng to, thẫm.
Các thường đẻ vào buổi sáng từ 8 -11 giờ, cá con mới đẻ đã có khả năng sống độc lập,
bơi và tự kiếm ăn, có đủ bộ phận của cá trưởng thành. Lúc cá sắp đẻ, nên cách li cá
đực và cho cá cái vào một cái lồng con, đề phòng cá bố và cả cá mẹ có thể ăn con vừa
mới đẻ.
Cá con được một vài tuần đã phân hóa rõ đực cái. Được 3 đến 5 tháng tuổi (tùy
loài) cá bắt đầu đẻ, cứ 30 đến 40 ngày đẻ một lứa tùy thời tiết và chế độ ăn. Mỗi cá đẻ
từ 30 đến 250 con/một lứa tùy tuổi cá mẹ và tùy loài.
Khi mua cá nên chọn các cá thể chưa trưởng thành dựa vào kích thước và màu
sắc cá, chọn cá nhỏ, trên thân, đuôi chưa có màu sặc sỡ.
2.4. Nuôi cách li cá cái với cá đực
Những loài cá đẻ con có thể giao phối một lần mà đẻ mấy lứa, do đó khi bố trí thí
nghiệm phải bảo đảm con cái chưa giao phối lần nào.
Cá khổng tước cũng vậy. Do đó, tốt nhất là cách li đực cái từ 20 ngày tuổi. Tuy
nhiên, khi mua mới thì khó xác định được ngày tuổi nên có thể dựa vào kích thước,
màu sắc cá để chọn các cá thể chưa trưởng thành.
168

Hình 3. Cá đực (a) và cái (b) trưởng thành

Hình 4. Cá khổng tước chưa trưởng thành, 20 ngày tuổi


Khi cá được 3 tháng tuổi, ghép các cặp đực cái theo yêu cầu từng thí nghiệm, để
chúng giao phối tự nhiên. Mỗi công thức lai nên bố trí vài cặp song song để phòng cá
bị chết, ảnh hưởng tới thí nghiệm.
2.5. Chọn cặp cá đực, cái đem lai
Đối với cá khổng tước, khi cá được 3 tháng tuổi, ghép các cặp đực cái. Tiến hành
lai giống theo các công thức lai sau:
- Khổng tước đực có chấm màu x khổng tước cái không có chấm màu.
- Khổng tước đực có vệt màu đỏ ở trước gốc đuôi và chấm màu xanh sau nắp
mang x khổng tước cái không có các đặc điểm trên.
- Khổng tước đực có vây lưng hình dải dài x khổng tước cái không có đặc điểm
này (do gen nằm trên NST Y quy định).
- Khổng tước cái có một vệt tím trên đuôi x khổng tước đực không có đặc điểm
này.
Bằng thực nghiệm, người ta đã xác định được rằng mỗi tính trạng trên do một
gen quy định.
Tùy điều kiện thực nghiệm mà thực hiện đầy đủ hoặc một số công thức lai nêu
trên. Trước hết phải xác định được kết quả F1, có điều kiện thì sẽ theo dõi tiếp ở F2.
2.6. Cách li cá bố, cá mẹ với cá con
Gần ngày cá đẻ, dưới bụng cá mẹ, trước lỗ huyệt xuất hiện một vệt đen gọi là vệt
có chửa, càng ngày càng to, thẫm. Các thường đẻ vào buổi sáng từ 8 -11 giờ, cá con
mới đẻ đã có khả năng sống độc lập, bơi và tự kiếm ăn, có đủ bộ phận của cá trưởng
thành. Lúc cá sắp đẻ, nên cách li cá đực và cho cá cái vào một cái lồng con, đề phòng
cá bố và cả cá mẹ có thể ăn con vừa mới đẻ. Sau đó, cá mẹ nên được chuyển sang một
chậu nuôi khác.
2.7. Nuôi, quan sát, đếm các kiểu hình của cá con
169

Cá con được một vài tuần đã phân hóa rõ đực cái. Tuy nhiên, các tính trạng như
màu sắc xanh, đỏ hoặc tím, vây lưng dài/ngắn,... thường chỉ có thể nhìn thấy khi cá lớn
đến một kích thước nhất định hoặc đã trưởng thành.
Theo dõi con lai về tốc độ sinh trưởng, phát triển, tỉ lệ tử vong, thời gian biểu
hiện tính trạng định nghiên cứu, tỉ lệ biểu hiện tính trạng đó ở mỗi thế hệ.
2.8. Phân tích thống kê
Các số liệu được tập hợp trên cùng một cặp của cùng một công thức lai, trên hai
lứa đẻ của mỗi thế hệ. Kết quả của mỗi công thức được tính bằng tỉ số trung bình và số
% của mỗi lứa đẻ với số lượng đủ lớn.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn thực hiện kiểm định Chi bình phương
(Chi Square test) trong sách giáo khoa, kiểm định lại kết quả lai thu được. Việc tính
này có thể làm thủ công hoặc các phần mềm tính phổ biến như MS Excel.

3. Một số kết quả thực hiện nuôi, lai cá cảnh trong dạy và học bài 14: Thực hành
lai giống, sinh học 12 (cơ bản)
3.1. Kết quả xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) của nước trong các chậu
nuôi cá để đánh giá chất lượng nước
Trong quá trình nuôi, lai cá, các tài liệu thường hướng dẫn cần định kì thay nước,
dùng vòi cao su hút các thức ăn thừa và cặn bẩn ở đáy bình. Tuy nhiên, việc đó đòi hỏi
nhiều công lao động, theo dõi thường xuyên, hoặc có thể ảnh hưởng tới cá nếu như
thay không đúng cách ví dụ như lúc cá chửa, khi thay nước cần làm nhẹ nhàng và
tránh làm cho nước thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Với thiết kế chậu nuôi như trình bày ở trên đã giúp việc hạn chế thay nước cho
chậu nuôi cá, giảm công chăm sóc trong suốt quá trình nuôi đáng kể nhưng không ảnh
hưởng đến sức sống của cá trong suốt quá trình thí nghiệm kéo dài khoảng 7 tháng.
Để đánh giá chất lượng nước, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với 6 chậu nuôi
cá:
+ Ba chậu cá nuôi thí nghiệm: được thiết kế như mô tả ở Hình 1.
+ Ba chậu cá nuôi đối chứng: không có tấm nhựa có đục lỗ ở dưới.
Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng cá vàng (cá ba đuôi) là loại cá có kích
thước lớn để thu nhận kết quả được rõ và nhanh hơn.
Các chậu cá được quan sát hàng ngày để kiểm tra mức độ đục của nước cũng như
sức khỏe của cá. Mẫu nước khi quan sát thấy có sự khác nhau rõ về mức độ đục giữa 2
nghiệm thức sẽ được đo COD để so sánh chất lượng nước. Các mẫu nước được thu từ
chậu nuôi vào chai nhựa và gửi phân tích tại công ty sắc kí Hải Đăng.
Các mẫu được đo COD theo nguyên tắc: Đun hồi lưu mẫu thử với lượng kali
dicromat đã biết trước khi có mặt thuỷ ngân (II) sunfat và xúc tác bạc trong axit
sunfuric đặc trong khoảng thời gian nhất định, trong quá trình đó một phần dicromat bị
khử do sự có mặt các chất có khả năng bị oxy hoá. Chuẩn độ lượng dicromat còn lại
với sắt (II) amoni sunfat. Tính toán giá trị COD từ lượng dicromat bị khử, 1 đương
lượng dicromat (Cr2O7-2) tương đương với 8 gam oxy (O2) [6].
a. Kết quả quan sát: phân cá ở đáy chậu ngày càng nhiều và có hiện tượng lọt
xuống dưới tấm nhựa đục lỗ, theo quan sát cho thấy tấm nhựa giúp ngăn cách phân cá
170

phía bên dưới ít bị dao động hơn nên phân cá ít bị vỡ nhỏ ra hơn, giúp nước lâu bị đục
hơn.
Đến ngày thứ 20, mức độ đục khác nhau giữa các chậu đối chứng và thí nghiệm
có sự khác nhau rõ rệt có thể nhìn thấy được (Hình 5). Các mẫu nước được lấy để đo
DO và phân tích COD.

Hình 5. Các chậu nuôi cá sau 20 ngày. a1, a2: chậu không có tấm nhựa dưới đáy;
b1,b2: chậu có tấm nhựa dưới đáy
b. Kết quả đo COD mẫu nước trong các chậu cá
Kết quả phân tích COD các mẫu nước (3 mẫu đối chứng và 3 mẫu thí nghiệm)
cho thấy có sự tăng COD trong các mẫu thí nghiệm (Bảng 1) tuy nhiên sự khác nhau
này không có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 1). Và COD của các mẫu nước sau 20 ngày
nuôi so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì cao hơn so với
hạng nước A1 (COD </=15 mg/l, dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp
dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2) nhưng
thấp hơn nhiều so với hạng nước B1 (COD </=30 mg/l).
Bảng 1. Tóm tắt kết quả đo COD
Số mẫu Trung bình (±Variance)(mg/l)
Đối chứng 3 20,67 ± 1,33
Thí nghiệm 3 21,33 ± 1,33
Như vậy, tấm nhựa đục lỗ nằm ở đáy đã có các tác dụng sau:
+ làm giảm lượng cặn lơ lửng trong nước nên làm cho nước trong hơn sau 20
ngày thí nghiệm và có thể nhìn thấy được sự sai khác giữa hai nghiệm thức. Điều này
có ý nghĩa lớn trong việc nuôi cá về mặt thẩm mĩ.
+ không làm giảm đáng kể oxi hòa tan trong nước nên không ảnh hưởng đến cá
nuôi.
+ làm tăng nhẹ COD trong nước, điều này có thể được giải thích là do môi
trường nước tuy giảm lượng cặn lơ lửng làm nước trong hơn nhưng lại làm tăng lượng
chất hữu cơ hòa tan nên làm tăng giá trị COD.
171

3.2. Kết quả xác định lượng oxi hòa tan trong nước (DO) của các chậu nuôi
cá để đánh giá chất lượng nước
a. Phương pháp đo DO
Lấy lần lượt các mẫu nước khác nhau vào bình thủy tinh với cùng một dung tích
(250ml). Sau mỗi lần đo, tráng bình và rửa ống bằng nước cất.
- Nhúng đầu đo nồng độ oxi hòa tan vào trong nước cần đo.
- Khởi động máy đo DO (SCHOTT).
- Nhấn nút AR, tiếp đó nhấn tiếp nút RUN/ENTER để bắt đầu đo nồng độ, ghi
nhận số liệu khi biểu tượng AR trên màn hình ngừng nhấp nháy. Trên màn hình sẽ
xuất hiện hai thông số: nồng độ oxi hòa tan trong nước đang được đo (đơn vị: mg/l) và
nhiệt độ của nước (đơn vị: °C).
- Đo 4 lần/mẫu và ghi nhận số liệu để phân tích thống kê.

Hình 6. Máy đo DO (SCHOTT)


b. Kết quả đo DO mẫu nước trong các chậu cá
Kết quả đo oxi hòa tan các mẫu nước cho thấy các mẫu nước trong chậu nuôi cá
là 3,735 mg/l, đối chứng là 3,86 mg/l. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa
thống kê khi phân tích ANOVA (kết quả thống kê thể hiện trong Phụ lục 2).
Như vậy, lượng oxi trong các chậu cá là tương đối thấp so với mức 8,4 mg/l ở
25°C. Tuy nhiên, theo quan sát, lượng oxi vẫn đảm bảo cung cấp đủ cho cá.
3.3. Kết quả nuôi lai cá khổng tước
Đối với cá khổng tước có kich thước nhỏ hơn, lượng chất thải hữu cơ ít hơn
nhiều nên qua thời gian nuôi dài nước vẫn trong, xuất hiện nhiều tảo trong chậu nuôi
giúp cân bằng môi trường nước tốt hơn.
Qua một số lần đo lượng oxi hòa tan trong nước cho thấy đảm bảo cho cá dù qua
thời gian dài không thay nước trong chậu (Hình 7).

Hình 7. Chậu nuôi cá khổng tước sau 3 tháng nuôi


172

Hình 8. Kết quả lai cá khổng tước đực có vây lưng hình dải dài (a) x khổng tước
cái (b) không có đặc điểm này (do gen nằm trên NST Y quy định) với số cá con
thu được (c) là 33 (chưa xác định được kiểu hình cá con)
4. Những hạn chế trong quá trình thực hiện
Những hạn chế còn tồn tại:
- Quy trình trên chủ yếu mới áp dụng trên đối tượng là cá khổng tước, chưa có
điều kiện thực hiện trên các loài cá khác.
- Việc theo dõi các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi còn chưa xuyên
suốt, chưa đầy đủ các chỉ tiêu môi trường khi nuôi với cách trên nên chưa thể đánh giá
hết ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sinh sản của cá.
5. Kết luận
Việc thực hiện dạy – học bài 14: Thực hành lai giống, đòi hỏi nhiều bước trong
khâu chuẩn bị cho đến khâu tiến hành, thu nhận kết quả. Vì vậy, bài viết này được
thực hiện giải quyết các vấn đề:
- Cung cấp một quy trình chi tiết để thực hiện thí nghiệm khi dạy bài 14.
- Cung cấp một số cải tiến trong việc nuôi, lai cá để việc dạy – học bài 14 có
thể thực hiện được, tiết kiệm công chăm sóc trong suốt quá trình.
Việc nuôi lai cá theo phương pháp như trên đã bước đầu cho thấy kết quả và có
thể áp dụng để nuôi lai cá khi thực hiện dạy học bài 14: Thực hành lai giống, SGK 12
cơ bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2017), Sách giáo khoa Sinh học 12 (cơ bản).
[2]. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2016), Sách giáo khoa Sinh học 12 (nâng
cao).
[3]. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
[4]. Quốc hội (2014), Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông.
[5]. Bùi Minh Tâm (2009), Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá cảnh, Trường Đại
học Cần Thơ.
[6]. http://moitruongviet.edu.vn/huong-dan-phan-tich-cod
173

Phụ lục 1
Anova: Single Factor

SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
ĐC 3 62 20,66667 1,333333
TN 3 64 21,33333 1,333333

ANOVA
Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 0,666667 1 0,666667 0,5 0,518519 7,708647
Within Groups 5,333333 4 1,333333

Total 6 5
Phụ lục 2
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Column 1 12 46,32 3,86 0,068309
Column 2 12 44,82 3,735 0,010336

ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 0,09375 1 0,09375 2,384117 0,136838 4,30095
Within Groups 0,8651 22 0,039323

Total 0,95885 23
174

CHIA SẺ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC


MÔN SINH HỌC QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Nguyễn Minh Trung
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Tp. Hồ Chí Minh

1. Mở đầu
Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội cần
phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Muốn
đào tạo học sinh phát triển toàn diện phải kết hợp trang bị lí thuyết và trải nghiệm thực
nghiệm, thực hành.
Với mục tiêu giáo dục hiện nay, một yêu cầu lớn đặt ra trong quá trình dạy học
với học sinh phổ thông nói chung là luôn phải phát hiện, nuôi dưỡng và phát huy hứng
thú của các em đối với môn học. Môn Sinh học là môn học gắn liền với thực tiễn, nếu
không lựa chọn phương pháp thích hợp sẽ trở nên “lý thuyết giáo điều”, khiến học sinh
khó tiếp thu và không hứng thú với môn học. Việc bồi dưỡng lòng say mê hứng thú
đối với học Sinh học được thực hiện trước hết là thông qua các giờ dạy chính khóa
trên lớp, với sự đổi mới về hình thức dạy học, kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên nếu chỉ
có những giờ học chính khóa thì chưa đủ vì vốn dĩ Sinh học là gắn liền với thực tiễn
nên hình thức thực hành – hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết để khơi dậy niềm đam
mê, hứng thú của học sinh.
Với việc dạy học tích cực theo xu hướng hiện đại: kiến thức lý thuyết phải đi đôi
với thực hành, trong nhiều hình thức thực hành khác nhau như giáo viên tổ chức làm
thí nghiệm, dạy học theo dự án,… thì hoạt động ngoại khóa là một hình thức thực hành
đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kĩ năng và kinh
nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Thế
nhưng trong những năm qua, hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông chưa được
chú ý thực hiện, nếu có thì cũng chỉ mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả.
Hoạt động ngoại khóa bản thân nó đã rất phong phú sinh động, nhất là khi nó
được tổ chức một cách nghiêm túc, sáng tạo bởi một tập thể bộ môn tâm huyết, có
năng lực với nghề và với học sinh, từ đó phát huy được niềm say mê, yêu thích, hứng
thú của học sinh đối với môn học, bồi dưỡng thêm năng khiếu, sự sáng tạo của học
sinh cũng như vai trò chủ thể, sự tự tin của học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, kết hợp với thực tế đã áp dụng hoạt động ngoại
khóa trong giảng dạy bộ môn Sinh học trong thời gian qua, chúng tôi thấy đã mang lại
những hiệu quả thiết thực. Mặt khác, cũng là vận dụng quan điểm đổi mới trong
phương pháp dạy học tích cực, hướng vào phát triển năng lực của học sinh trong bộ
môn Sinh học nói riêng và các bộ môn khác nói chung, chúng tôi đề xuất thêm một
cách làm để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện đại thông qua bài chia sẻ: “Nâng
cao hứng thú học Sinh học qua hoạt động ngoại khóa”.
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan điểm về hoạt động ngoại khóa
175

Hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết
hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong
nhà trường với thực tế xã hội.
Mục tiêu của hình thức này nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua
các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời
sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn…
Tháng 12/2015, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ giáo dục
trung học của Bộ giáo dục trong chuyên đề bàn về đổi mới giáo dục, có nói về một hạn
chế của phương pháp dạy hiện nay: Đúng là có đổi mới, nhưng mới chỉ là đổi mới về
cách sử dụng phương tiện dạy học, từ bảng sang máy chiếu, từ hình dung tưởng tượng
đến quan sát trực quan bằng hình ảnh minh họa sinh động, còn cơ bản vẫn là dạy theo
cách cũ. Và cụ thể, một giáo viên Sinh học đã soạn công phu và giảng bài “Quần thể
vi sinh vật” với rất nhiều hình ảnh, bảng biểu nhưng cuối cùng học sinh vẫn không
biết quần thể vi sinh vật một cách thực tiễn, học sinh cũng không biết muối dưa, không
hiểu vì sao để lâu dưa bị khú… đó là một bất cập mà chúng ta đều trải qua trong quá
trình giảng dạy và chỉ có “Học đi đôi với hành” mới mang lại hiệu quả như mong
muốn. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa chính là hình thức tối ưu nhất có thể đem đến một
sự thực hành thú vị cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
Tác dụng của hoạt động ngoại khóa được khẳng định ở chỗ nó gắn kết được giữa
lí thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của học sinh được liên kết, được mở
rộng và củng cố sâu hơn.
2.1.2. Quan điểm đổi mới về dạy học tích cực
Phương pháp dạy học truyền thống lấy hoạt động giảng dạy của giáo viên làm
trung tâm, giáo viên nói những điều mình hiểu, mình biết cho học sinh phải nghe, phải
ghi chép. Phương pháp dạy học hiện đại lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung
tâm, giáo viên có vai trò hướng dẫn chỉ đạo học sinh tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Ưu
điểm lớn nhất của phương pháp này là học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy
hình tượng, tư duy logic và kĩ năng lập luận bảo vệ ý kiến quan điểm của mình. Học
sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động học. Giáo viên không chỉ có kiến
thức chuyên môn vững mà còn cần có năng lực sư phạm tốt, khéo léo trong việc xử lí
tình huống phát sinh trong giờ học.
Với hình thức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm, giáo viên không chỉ
kiểm tra kiến thức như với hình thức cũ thông qua những câu hỏi khảo bài, viết giấy
mà còn kiểm tra được các kĩ năng, thao tác, tư duy logic và các kiến thức liên môn,
đồng thời khơi gợi niềm đam mê với môn học, với nghiên cứu khoa học, tăng niềm tin
vào khoa học và giúp học sinh yêu thiên nhiên môi trường hơn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Giải pháp cũ
Một tiết học chính khóa thông thường: Giáo viên soạn giáo án, hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. Trên lớp, giáo viên đóng vai trò
chủ đạo trong giờ dạy, học sinh lắng nghe và ghi bài. Giáo viên thường đặt nặng mục
tiêu dạy hết bài, đúng giờ, đúng chương trình hơn mục tiêu hình thành năng lực tổ
chức hoạt động giáo dục cho học sinh. Các đề thi, kiểm tra được ra theo hướng nặng
về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
Phương pháp cũ tồn tại những hạn chế:
176

 Đối với học sinh:


 Kiến thức bị giới hạn trong một vấn đề của bài học, không thể hệ thống các
liên kiến nội tại và liên môn.
 Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập
còn lúng túng, khó khăn.
 Chưa phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động trong học tập do sự áp đặt
trong cách truyền thụ cũng như trong quá trình kiểm tra với phần phải tái hiện kiến
thức.
 Không phát huy được khả năng tự chủ, trình diễn trước đám đông, thiếu sự tự
tin và mạnh dạn.
 Đối với giáo viên
 Bài giảng trở nên khô khan, giáo điều, lý thuyết suông, không có tính thực
tiễn cao.
 Giáo viên không có cơ hội để tổ chức các hoạt động ngoại khóa dẫn đến
thiếu sự năng động, sáng tạo và linh hoạt trong công tác giáo dục.
 Giáo viên chưa có điều kiện bộc lộ hết nghiệp vụ sư phạm của mình, không
có điều kiện làm việc chung với cả tổ nhóm để nâng cao hiệu quả chuyên môn cũng
như trao đổi rút kinh nghiệm.
2.2.2. Giải pháp mới cải tiến: tổ chức hoạt động ngoại khóa
Mục đích: Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Lấy hoạt
động của học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình sang hoạt
động đối thoại, giao tiếp với học sinh.
Hoạt động ngoại khóa có thể đáp ứng được mục đích của phương pháp giáo dục
mới. Với không gian mở, học sinh làm chủ mọi tình huống, được thực hiện, trải
nghiệm thực tế sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách thuận lợi, dễ dàng và
hứng thú nhất.
3. Nội dung thực hiện
Giáo viên chuẩn bị:
 Dự định khối lớp, số lượng học sinh tham gia, chi phí tham gia.
 Dự kiến thời gian, địa điểm chính thức tổ chức hoạt động.
 Báo cáo cấp lãnh đạo, bàn bạc trao đổi và xin ý kiến đóng góp của tổ chuyên
môn để cùng góp ý trao đổi nội dung, các câu hỏi và cùng đến dự để rút kinh nghiệm.
 Soạn bộ câu hỏi định hướng bám sát các kiến thức đã học, khơi được kiến thức
khái quát và cụ thể.
Thông qua chuyến tham quan và trải nghiệm tại Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao TP.HCM tại huyện Củ Chi, chúng tôi mong muốn thực hiện được:
 Minh họa sinh động các kiến thức đã được trình bày trong sách giáo khoa, từ
đó khơi dậy niềm đam mê khoa học và hứng thú học tập ở học sinh.
 Học sinh có thể trải nghiệm, thao tác các công đoạn trong nông nghiệp công
nghệ cao.
 Thông qua chuyến đi sẽ giới thiệu cho học sinh những kỹ thuật tiên tiến đã và
đang được áp dụng trong nền nông nghiệp thế giới và nước nhà, giúp các em có cái
nhìn khách quan về những thuận lợi và khó khăn khi vận hành một quy trình lý thuyết
trong thực tế. Qua đó, buổi ngoại khóa sẽ góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai
177

cho các em để khi trưởng thành các em có thể góp phần xây dựng và phát triển nền
nông nghiệp nước nhà.
Nội dung tổ chức ngoại khóa cụ thể:
1. Đối tượng tham gia: học sinh các khối lớp, đặc biệt các lớp chuyên Sinh.
2. Thời gian tổ chức: từ 7g00 đến 18g00 ngày 18/12/2016.
3. Hình thức tổ chức: tham quan, học tập, trải nghiệm tại Khu Nông nghiệp Công
nghệ cao TP.HCM tại huyện Củ Chi.
4. Chi phí tham gia: 350.000 VNĐ/học sinh.
5. Yêu cầu sau chuyến học tập ngoại khóa:
- Hiểu được cơ sở khoa học của trồng cây trong nhà màng, nhà kính, trồng cây
trên các loại giá thể.
- Hiểu và thao tác được quy trình nuôi cây mô hoa lan trong phòng thí nghiệm.
- Thực hiện được các thao tác cơ bản trồng lan con ngoài vườn.
- Hiểu được các thức trồng cây thủy canh, khí canh từ đó phân tích các ưu và
khuyết điểm của các loại mô hình.
- Phân tích các ưu khuyết điểm và thực hiện được cách thức trồng rau hữu cơ.
- Thực hiện được cấy phôi, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nấm bào ngư.
6. Thành phần các giáo viên tham gia:
- Giáo viên bộ môn Sinh học.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Một số giáo viên các bộ môn khác.
7. Đối tác hỗ trợ tổ chức:
- Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM.
- Công ty du lịch Sadaco.
8. Đề xuất hỗ trợ: Ban giám hiệu nhà trường.
9. Ban tổ chức
Một số hình ảnh học sinh trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM tham
gia chuyến học tập ngoại khóa tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM.

Hình 1. Học sinh tham quan và học tập trồng cây


trong nhà màng
178

Hình 2: Học sinh thực hiện nuôi cấy mô hoa lan

Hình 3: Học sinh thực hiện chuyển lan ra vườn

Hình 4: Học sinh thực hiện cấy phôi nấm bào ngư xám

Hình 5: Học sinh trồng rau hữu cơ


179

4. Kết luận
 Việc áp dụng hình thức thực hành thông qua hoạt động ngoại khóa giúp khắc
phục được các hạn chế mà các phương pháp khác không thể thực hiện được.
 Với hình thức thực hành hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển được
các kĩ năng cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mới.
 Học sinh nhận thức được mối liên hệ lý thuyết và thực tiễn từ đó hứng thú tìm
hiểu các kiến thức tích cực, chủ động hơn.
 Tạo được hứng thú trong học tập, niềm đam mê khoa học và giúp các em có
thể định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.
5. Kiến nghị
 Cần nhân rộng hình thức thực hành hoạt động ngoại khóa.
 Tích hợp liên môn với các tổ bộ môn như Công nghệ, Địa lý, Hóa học,…
 Bồi dưỡng giáo viên để có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lí luận dạy học Sinh học phần đại
cương, Nxb Giáo dục.
2. Intel (2008), Chương trình Dạy học của Intel – Khóa học cơ bản, Phiên bản 10.1
dành cho giáo viên cốt cán.
3. http://ahtp.hochiminhcity.gov.vn/web/trang-chu/gioi-thieu/gioi-thieu-chung
180

THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ


THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Ở TRƯỜNG THPT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phạm Đình Văn
Trường Đại học Đồng Tháp
Lê Minh Đức
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng công tác thực hành, thí nghiệm trong
dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông (THPT) khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Qua đó, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thực hành, thí nghiệm trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT khu vực
ĐBSCL, như: tăng cường phối hợp giữa giáo viên (GV), nhà trường và các cấp lãnh
đạo; phát huy tính sáng tạo, chủ động của GV trong công tác thực hành, thí nghiệm
môn Sinh học ở trường THPT.
1. Đặt vấn đề
Công tác thực hành, thí nghiệm trong dạy học có vai trò rất quan trọng, nó là cầu
nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Học qua thực hành, thí nghiệm không những người học
khám phá, phát hiện ra tri thức một cách chủ động, tự lực, sáng tạo mà còn rèn luyện
được các kĩ năng bộ môn, kĩ năng tư duy tích cực. Qua đó, góp phần hình thành năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phục vụ cuộc sống hằng ngày cũng như việc
định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Trong chương trình giáo dục hiện hành, các môn khoa học tự nhiên từ bậc tiểu
học đến trung học phổ thông đã có nhiều bài học thực hành, thí nghiệm. Từ bậc trung
học cơ sở trở lên, hầu hết các trường đều có các phòng thực hành, được trang bị các
loại máy móc, thiết bị cơ bản phục vụ cho công tác thực hành, thí nghiệm. Tuy nhiên,
nhìn chung nền giáo dục của nước ta vẫn còn mang tính hàn lâm, chưa chú trọng đúng
mức phần thực hành, thí nghiệm. Nghị quyết số 29-NQ/TW đã nhận định “Hệ thống
giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo
dục, đào tạo; còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành,…”.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu rõ mục tiêu của
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung
phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…”.
Điều đó được thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (ban hành ngày
27 tháng 7 năm 2017): “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm
chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản,
thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức
để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”.
Sinh học là một trong những môn học thuộc khoa học thực nghiệm, đối tượng
nghiên cứu của nó là thế giới sống, do đó con đường hiệu quả nhất để hình thành kiến
thức cho HS là qua thực hành, thí nghiệm. Vì vậy, trong quá trình dạy học môn Sinh
181

học không thể thiếu các bài thực hành, thí nghiệm. Tuy nhiên, hiệu quả, chất lượng
dạy học phần thực hành, thí nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cơ sở vật chất,
trang thiết bị, máy móc của phòng thí nghiệm; điều kiện tự nhiên ở địa phương;…
ĐBSCL là một trong những vùng có hệ sinh thái phong phú, đa dạng có nhiều thuận
lợi cho quá trình học tập môn Sinh học cho HS. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho
thực hành, thí nghiệm của các trường phổ thông ở vùng ĐBSCL vẫn còn thiếu thốn, vì
vậy, công tác thực hành, thí nghiệm ở đây gặp khá nhiều khó khăn.
2. Thực trạng dạy học thực hành, thí nghiệm trong môn Sinh học bậc THPT ở
vùng ĐBSCL
2.1. Chương trình thực hành, thí nghiệm trong chương trình môn Sinh học
THPT
Trong chương trình môn Sinh học ở bậc THPT có 16 bài thực hành, thí nghiệm,
chiếm tỉ lệ 12,40% trên tổng số 129 bài học, trong đó có 14 thí nghiệm, còn lại là các
bài thực hành quan sát mẫu vật, xem phim, tranh ảnh, làm tiêu bản,... Như vậy, số tiết
thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa là rất hạn chế, mặt khác hầu
hết các bài thực hành được bố trí ở cuối chương chỉ mang tính chất củng cố, minh họa
cho các kiến thức lí thuyết đã học.
Bảng 1. Tỉ lệ bài thực hành, thí nghiệm trong chương trình Sinh học ở bậc THPT
Môn Số bài thực hành Tỉ lệ %
Sinh học 10 5/33 15,00%
Sinh học 11 8/48 16,07%
Sinh học 12 3/48 06,25%
Tổng cộng 16/129 12,40%
2.2. Thực trạng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình môn Sinh học ở
trường THPT ở ĐBSCL
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng giảng dạy các bài thực hành, thí
nghiệm môn Sinh học ở 20 trường THPT của một số tỉnh khu vực ĐBSCL (tỉnh Đồng
Tháp, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Vĩnh Long). Kết quả đạt được như sau:
2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn về công
tác thực hành thí nghiệm.
- Đa số GV bộ môn có nhiều kinh nghiệm, thực hiện khá tốt, đảm bảo tương đối
đầy đủ các tiết thực hành thí nghiệm. Nhiều trường có cán bộ chuyên trách hỗ trợ
chuẩn bị phòng thực hành, bảo trì, bảo quản thiết bị thực hành, chuẩn bị hóa chất, mẫu
vật,… GV và cán bộ chuyên trách thỉnh thoảng được tập huấn kĩ về tổ chức các bài
thực hành.
- HS chủ động, hăng hái, hứng thú tham gia tiết thực hành, tích cực chuẩn bị mẫu
vật, thí nghiệm của một số bài thực hành. Đa số HS có kĩ năng thực hành, thí nghiệm
khá tốt, có tinh thần trách nhiệm khi tham gia thực hành, có ý thức bảo quản các thiết
bị thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn trong thực hành, thí
nghiệm.
182

- Các bài thực hành đều nằm trong phân phối chương trình, có nhiều nội dung
gắn liền với thực tiễn, hấp dẫn, thu hút HS tham gia. Các bài thực hành hầu hết được
bố trí sau giờ học lí thuyết, nội dung đơn giản nên HS dễ hiểu hơn. Hình thức tổ chức
thực hành phong phú, đa dạng nên không gây nhàm chán cho HS.
- Hầu hết các trường THPT đều có phòng thực hành được trang bị cơ bản về thiết
bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất và một số tiêu bản, tranh ảnh,… Một số trường có
trang bị máy chiếu, màn hình LCD ở các phòng học nên có thể khắc phục các bài thực
hành không thể trực tiếp thực hiện được.
2.2.2. Khó khăn
- Một số GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và kĩ năng tổ chức thực hành. Một số
trường GV chuyên môn kiêm nhiệm công tác thiết bị trường học, công việc nhiều,
thiếu thời gian nên chưa làm tốt công tác chuẩn bị thực hành, sắp xếp, bảo trì, bảo
quản thiết bị thực hành.
- Một số HS chưa tích cực tham gia thực hành, chưa đảm bảo an toàn và không
giữ gìn vệ sinh phòng học.
- Các bài thực hành xem phim chưa được trang bị nguồn phim chính thống, chủ
yếu là các phim GV và HS sưu tầm nên chưa đáp ứng đầy đủ nội dung thực hành
- Một số trường, phòng thí nghiệm dùng chung cho 3 bộ môn Lí - Hóa - Sinh nên
việc sắp xếp chuẩn bị gặp nhiều khó khăn, gây chồng chéo lịch thực hành. Một số
trường, phòng thực hành xuống cấp, chật hẹp nên sử dụng không hiệu quả.
- Nhiều trường sử dụng kính hiển vi quang học, vật kính mờ, bị nấm mốc, rất khó
quan sát ở vật kính 40. Số lượng kính hiển vi ít, nhiều HS phải dùng chung nên nhiều
em không có điều kiện để quan sát.
- Một số thiết bị đã được Sở Giáo dục và Đào tạo trang cấp khá lâu nên trong quá
trình sử dụng có dấu hiệu xuống cấp (kính hiển vi, bộ tiêu bản NST người) không quan
sát được. Thiếu kinh phí trong việc mua sắm một số dụng cụ và hóa chất thực hành
(thuốc nhuộm NST).
- Một bài thí nghiệm còn cần thời gian dài nên phải bố trí trái buổi hoặc hướng
dẫn HS tự làm rồi nộp lại
- Có những bài thực hành rất khó thực hiện, cần độ chính xác cao nếu không sẽ
không thành công.
- Nhiều trường thiếu một số hóa chất, dụng cụ, máy móc cần thiết cho việc thực
hành, như carmin, coban clorua, ống thủy tinh hình chữ U, huyết áp kế điện tử,…
- Phòng thực hành không có micro nên khó khăn trong việc quản lí lớp học.
Bảng 2. Tỉ lệ các bài thực hành, thí nghiệm không thực hiện được trong giảng dạy
môn Sinh học ở bậc THPT
Không thực hiện được
TT Tên bài
% Lí do không thực hiện được
MÔN SINH 10
Thực hành co phản co nguyên 2/20
1 Kính hiển vi thiếu hoặc bị mờ
sinh 10 %
183

3/20 Yêu cầu HS tự làm ở nhà và nộp


Thí nghiệm về enzim catalaza
15% báo cáo.
2 Thí nghiệm sử dụng enzim 13/20 Không kịp thời gian
trong quả dứa để tách chiết
ADN 65% Khó tiến hành

Thiếu kính hiển vi, kính hiển vi


Quan sát các kì phân bào của 10/20 nhòe, nhìn không rõ
3 quá trình nguyên phân ở tế
50% Không kịp thời gian
bào rễ hành
Thiếu carmin
Thực hành lên men êtilic và 2/20 Yêu cầu HS về nhà tự làm và báo
4
lactic 10% cáo.
Thiếu kính hiển vi, kính hiển vi
7/20
5 Quan sát một số vi sinh vật nhòe, nhìn không rõ
35%
Chỉ cho HS quan sát hình ảnh
MÔN SINH 11
So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 7/20 Thiếu dung dịch coban clorua
hai mặt của lá 35% Khó tiến hành
1
Nghiên cứu vai trò của phân bón 7/20 Bài thực hành khó, đòi hỏi
NPK 35% nhiều thời gian
Thí nghiệm phát hiện diệp lục 0%
2
Thí nghiệm phát hiện carotenoit 0%
Phát hiện hô hấp ở thực vật qua 4/20
Thiếu dụng cụ thí nghiệm
sự thải CO2 20%
3
Phát hiện hô hấp ở thực vật qua 3/20
Thiếu dụng cụ thí nghiệm
sự hút O2 15%
Không có huyết áp kế điện tử.
Đo bằng huyết áp kế đồng hồ
Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở 5/20 nghe không rõ do môi trường
4
người 25% ồn ào
Chỉ thực hành đếm nhịp tim
và đo thân nhiệt
3/20
5 Hướng động Thiếu dụng cụ thực hành
15%
1/20 Không có phim chuẩn do Bộ
6 Xem phim về tập tính động vật
10% Giáo dục và Đào tạo cung cấp
Xem phim về sinh trưởng phát 1/20 Không có phim chuẩn do Bộ
7
triển ở động vật 10% Giáo dục và Đào tạo cung cấp
184

Thực hành nhân giống vô tính ở 2/20 Yêu cầu HS tự làm ở nhà và
8
thực vật 10% mang đến lớp báo cáo
MÔN SINH 12
Thiếu kính hiển vi
Tiêu bản cố định khó quan sát
Thực hành quan sát các dạng đột 11/20 Tiêu bản tạm thời khó làm
1 biến số lượng NST trên tiêu bản
cố định và tiêu bản tạm thời 55% Kính hiển vi cũ quá, không
nhìn rõ
Chỉ giới thiệu bằng hình
Giảm tải, thay bằng tiết bài
tập
20/20
2 Thực hành: Lai giống Không có điều kiện làm thí
100%
nghiệm lai giống, khó theo
dõi, mất thời gian
Không có điều kiện đi thực
tế, chỉ giới thiệu cách làm cho
HS
Thực hành quản lí và sử dụng 13/20
3 Giảm tải
bền vững tài nguyên thiên nhiên 65%
Cuối học kì 2, HS bận chuẩn
bị thi THPT quốc gia và đại
học
Qua bảng thống kê trên chúng tôi thấy, có nhiều bài thực hành, thí nghiệm không
được tiến hành (số bài thực hành, thí nghiệm có tỉ lệ không tiến hành chiếm từ 50% trở
lên là 5 bài, chiếm từ 20 đến 50% là 5 bài). Lí do không thực hiện được chủ yếu là
thiếu hóa chất, dụng cụ; kính hiển vi thiếu hoặc bị hư hỏng; tiêu bản cố định mờ không
nhìn thấy rõ; khó thực hiện, mất nhiều thời gian.
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm trong dạy học Sinh
học ở vùng ĐBSCL
3.1. Tăng cường phối hợp giữa GV, nhà trường và các cấp lãnh đạo trong công
tác thực hành, thí nghiệm môn Sinh học ở trường THPT
Mục tiêu: đánh giá được thực trạng công tác thực hành, thí nghiệm trong dạy học
môn Sinh học ở trường THPT để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cách tiến hành:
- Vào cuối năm học nhà trường cần đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, công tác
dạy học thực hành, thí nghiệm. Nhà trường yêu cầu GV giảng dạy, cán bộ thực hành
báo cáo về cơ sở vật chất: tình trạng thừa, thiếu, hư hỏng và nhu cầu của nhà trường;
về công tác dạy học thực hành, thí nghiệm: nội dung bài thực hành, cách tiến hành, kĩ
năng thực hành của GV và HS,…
- Nhà trường lập báo cáo đánh giá thực trạng, những đề nghị, đề xuất gửi Sở
Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và báo cáo, đề xuất với Bộ
Giáo dục và Đào tạo để có hướng giải quyết kịp thời cho năm học mới.
185

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường THPT tổ chức các hội nghị,
hội thảo, hội thi về thực hành, thí nghiệm cho GV và HS.
3.2. Phát huy tính sáng tạo, chủ động của GV trong công tác thực hành, thí
nghiệm môn Sinh học ở trường THPT
Mục tiêu:
- Tổ chức được các bài thực hành có trong chương trình môn Sinh học trong điều
kiện có thể của nhà trường.
- Tạo được môi trường học tập tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS trong giờ
thực hành môn Sinh học.
Cách tiến hành:
- Thay đổi mẫu vật, đối tượng thực hành phù hợp với địa phương: ví dụ đối với
thí nghiệm co và phản co nguyên sinh (Bài 12, Sinh học 10) có thể thay thế mẫu vật lá
thài lài tía bằng một số mẫu khác như hành tím, lá lẻ bạn, rong đuôi chồn.
- Thay đổi hóa chất, dụng cụ:
+ Ví dụ 1: Đối với thí nghiệm về enzim catalaza (Bài 15, Sinh học 10), có thể
thay thế H2O2 trong phòng thí nghiệm bằng dụng dung dịch oxy già 3%, nhỏ vào mỗi
lát khoai tây từ 2 - 3 giọt dung dịch.

Hình 1. Kết quả thí nghiệm về enzim catalase


A: lát khoai sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm;
B: lát khoai sống cho vào tủ lạnh 30 phút;
C: lát khoai đã luộc chín
+ Ví dụ 2: Đối với bài thực hành quan sát các kì phân bào của quá trình nguyên
phân ở tế bào rễ hành (Bài 20, Sinh học 10) hoặc bài thực hành quan sát các dạng đột
biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời (Bài 7, Sinh học 12): do
thuốc nhuộm carmine hoặc orcein đắt tiền, khó pha chế nên có thể thay thế bằng thuốc
nhuộm xanh methylene 1% pha trong dung dịch axit axêtic 5% để nhuộm rễ hành
trong 3 phút. Cách pha: cân 1 g xanh methylene nguyên chất, cho dung dịch axit axêtic
5% đến khi đủ 100 ml, khuấy đều và lọc qua giấy lọc, bảo quản trong lọ màu.
186

Hình 2. Nguyên phân ở hành tím nhuộm xanh methylene 1% (X400)


Ngoài ra, để giảm bớt thời gian thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời, có thể làm
mềm rễ hành bằng cách ngâm mẫu rễ trong HCl 2N (5 phút) thay vì ngâm trong HCl
1N (30 phút) để tiết kiệm thời gian, đảm bảo cho thí nghiệm thành công trong 1 tiết 45
phút.
+ Ví dụ 3. Đối với thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt của lá (Bài
7, Sinh học 11): Nếu không có hóa chất coban clorua, có thể dùng cặp gỗ kẹp ép hai
bản kính vào hai mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Sau thời gian 3 phút, quan sát và
so sánh số lượng hơi nước ở hai bản kính.

Hình 3. Thí nghiệm thoát hơi nước ở lá (khi không có giấy thấm coban clorua)
+ Ví dụ 4. Đối với thí nghiệm Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự thải CO2 (Bài
14, Sinh học 11). Thí nghiệm thường không thành công do lượng đậu đặt trong bình ít,
thời gian cho đậu nảy mầm vào bình ngắn, đậu chưa hô hấp thải CO2 nhiều. Có thể
khắc phục bằng cách cân khối lượng đậu nảy mầm từ 70 g - 100 g; cho đậu vào bình
thủy tinh và nút chặt từ 2 - 3 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm.

Hình 4. Thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự thải CO2
A Ống thí nghiệm B. Ống đối chứng
187

- Tăng cường sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các giờ dạy thực
hành: Sử dụng sơ đồ tư duy để báo cáo kết quả thực hành. Sử dụng các kĩ thuật khăn
trải bàn, bể cá, động não,… để tổ chức thảo luận.
- Đa dạng hóa và kết hợp các hình thức tổ chức bài thực hành: tổ chức ở phòng
thực hành, ở vườn trường, ở nhà, ở các cơ sở sản xuất, nghề nghiệp ở địa phương.
- Phân cấp quản lí cho các nhóm trưởng nhằm đảm bảo cho giờ học thực hành,
thí nghiệm diễn ra nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
- Tăng cường đánh giá các nội dung kiến thức, kĩ năng thực hành, thí nghiệm
môn Sinh học. Đưa nội dung bài thực hành vào các bài kiểm tra giữa kì, thi cuối kì,
cuối năm học.

4. Kết luận
Thực hành, thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập môn Sinh
học. Qua thực hành, HS tìm tòi, khám phá kiến thức thức mới, củng cố phát triển, khắc
sâu các kiến thức đã học, đồng thời phát triển được tư duy khoa học, rèn luyện các kĩ
năng thực hành, gắn liền lí thuyết với thực tiễn. Tuy nhiên, công tác thực hành, thí
nghiệm trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT khu vực ĐBSCL còn gặp rất
nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều bài thực hành không thực hiện được hoặc chỉ làm một
phần, cho HS tự làm ở nhà,… Do đó, các cấp, các ngành giáo dục cần quan tâm đầu tư
cơ sở vật chất, thiết bị, hóa chất,… phục vụ công tác thực hành cho các trường THPT
khu vực ĐBSCL. Sở Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên rà soát, tìm hiểu thực
trạng công tác thực hành để có chỉ đạo, sự hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, nhà trường và
GV bộ môn cần chủ động khắc phục khó khăn, đưa ra các ý tưởng cải tiến, thay đổi
nội dung, mẫu vật, hóa chất,… nhằm nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm môn
Sinh học ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (2002), Lí luận dạy học Sinh học, Phần đại cương, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
2. Darlington, C.D., La Cour L.F. (1942), The handling of chromosomes, Allen and
Unwin, London.
3. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2007), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2007), Sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2007), Sinh học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Ngô Văn Hưng (2012), “Thực tiễn giảng dạy thực hành Sinh học ở trường phổ
thông Việt Nam: những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển”, Kỉ yếu Hội
thảo quốc gia về giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông Việt Nam, Hải Phòng, tr.
26-31.
7. Phạm Văn Nhã (2012), “Một số góp ý về việc trang bị kĩ năng thực hành, thí
nghiệm cho giáo viên Sinh học phổ thông”, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về giảng dạy
Sinh học ở trường phổ thông Việt Nam, Hải Phòng, tr. 73-79.
8. Đào Như Phú (1998), Thí nghiệm thực hành Sinh học ở trường trung học phổ
thông, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
188

9. Nguyễn Quang Vinh, Đào Như Phú (2002), Hướng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh
học 9 bằng các thiết bị tự làm (Phần giải phẫu sinh lí người), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
10. Vũ Văn Vụ và cộng sự (2011), Tài liệu thí nghiệm thực hành ở trường THPT: môn
Sinh học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Chương trình phát triển giáo dục trung học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo.

You might also like