You are on page 1of 14

SỰ BIẾN ĐỔI NGỮ NGHĨA CỦA TỪ “PHẢI”

(TRÊN CƠ SỞ CỨ LIỆU TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA 1651


VÀ TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT 2013)

TS Đoàn Thị Thu Hà

Tóm tắt: Nghiên cứu sự biến đổi từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt từ lâu đã thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà Việt ngữ học với những mức độ nông sâu khác nhau. Bài báo cáo này là một
nghiên cứu trường hợp, lấy từ “phải” làm đối tượng khảo sát. Cứ liệu được lựa chọn là ngữ nghĩa
của từ “phải” được miêu tả trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651 và Từ điển tiếng Việt 2013. Kết quả
của việc so sánh đối chiếu ngữ nghĩa từ “phải” trong hai cuốn từ điển cho thấy, từ này đã có sự
biến đổi mạnh mẽ về ngữ nghĩa cũng như cách dùng.
1. Mở đầu
Ngôn ngữ là một sinh thể, nó vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trên mọi bình
diện. Trong đó, có thể nói, từ vựng là địa hạt thể hiện rõ ràng, đậm nét nhất những tính chất này.
Bài báo cáo tham gia Hội thảo khoa học giáo viên này đi theo hướng nghiên cứu sự biến đổi từ
vựng ngữ nghĩa tiếng Việt trong phạm vi hẹp. Trong một chừng mực nào đó có thể xem đây là
một nghiên cứu trường hợp, lấy từ “phải” làm đối tượng khảo sát. Cứ liệu được chúng tôi lựa chọn
khảo sát là những miêu tả ngữ nghĩa của từ “phải” trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651 được dịch
sang tiếng Việt năm 1991 và Từ điển tiếng Việt 2013. Thông qua việc so sánh đối chiếu nghĩa của
từ “phải” trong hai cuốn từ điển, một đại diện cho tiếng Việt giai đoạn sơ khai của chữ Quốc ngữ
(thế kỷ XVII), một đại diện cho tiếng Việt hiện đại ngày nay, chúng tôi mong muốn góp thêm một
mảnh ghép nhỏ vào bức tranh toàn cảnh nghiên cứu sự phát triển từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
hiện đang có. Những kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho
giáo viên của Bộ môn khi dạy và sinh viên các khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Hà Nội khi
học học phần Nhập môn Việt ngữ học.
2. Khái quát về Từ điển Việt - Bồ - La 1651
Cách gọi Từ điển Việt - Bồ - La thực ra là cách gọi ngắn gọn và “dân dã” của tác phẩm
Dictionarium Annamiticum - Lusitanum et Latinum của A.de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ),
được xuất bản lần đầu ở Rome vào ngày mồng 5 tháng Hai năm 1651. Trong phần đầu của từ điển
này (mục Cùng độc giả), A.de Rhodes cho biết:
Ngoài những điều mà tôi học được từ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà
tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-Kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina,
người Bồ-đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé của chúng tôi, là thày dạy tiếng, người thứ nhất
trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương
ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một

1
Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn
mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng Annam, ông sau bằng tiếng Bồ-đào, nhưng
cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các
Hồng y rất đáng tôn, vì ngoài những tiện lợi khác, nó còn giúp ích cho chính người bản xứ học tiếng
La-tinh. (Từ điển Việt - Bồ - La, Bản dịch, 1991, tr. 3).

Lời thuật của A.de Rhodes cho thấy công trình này không phải là sản phẩm của cá nhân ông,
ông cũng phải là người đầu tiên sáng tạo chữ Quốc ngữ như nhiều người đời sau vẫn cho là vậy.
Dù hiện vẫn còn những tranh luận chưa ngã ngũ về vấn đề công - tội của A.de Rhodes đối với xứ
sở này nhưng không ai có thể phủ nhận công lao to lớn của ông trong việc quy phạm hóa, hệ thống
hóa và cho chữ Quốc ngữ thể thức, diện mạo như chúng ta đã thấy trong Từ điển Việt - Bồ - La.
Về giá trị của công trình này, trong Lời nói đầu của Từ điển Việt - Bồ - La (1991, tr. ii), Viện Khoa
học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Nó là quyển từ điển đối dịch đầu tiên lấy từ Việt làm mục từ. Và cho đến nửa cuối thế kỷ XIX, nó vẫn
là quyển từ điển duy nhất phản ánh được một lượng lớn sắc thái văn hóa vật chất và tinh thần của
người Việt Nam, thông qua việc giải nghĩa các mục từ (…) Nó là công trình khoa học nghiêm túc
được biên soạn theo lối từ điển châu Âu thời kỳ Phục hưng. Các từ ngữ khó hiểu được giải thích tỉ mỉ,
kèm theo những ví dụ thuyết minh.

3. Khái quát về Từ điển tiếng Việt 2013


Từ điển tiếng Việt 2013 là công trình của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) đã được tái bản
lần thứ năm, có sửa chữa những sai sót của bản in trước, thay đổi, bổ sung các ví dụ mới, nghĩa
mới phù hợp với thực tế hiện nay. Quyển từ điển này gồm 41.420 mục từ, nhiều phụ lục phong
phú và có cả một số tranh ảnh minh họa.
4. Biến đổi ngữ nghĩa và khả năng kết hợp của từ “phải” trong Từ điển Việt - Bồ - La
1651 và Từ điển tiếng Việt 2013
Trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651, mục từ PHẢI được giải nghĩa qua tiếng Bồ Đào Nha và
tiếng Latinh từ trang 590 đến trang 592. Phần giải nghĩa này đã được tập thể các nhà nghiên cứu
Đỗ Quang Chính, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt dưới sự chỉ đạo của Viện Khoa học xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh phiên dịch sang tiếng Việt ở trang 179 của phần dịch.
Để tiện cho việc theo dõi sự biến đổi nghĩa của từ “phải” cũng như cách dùng từ này trong
Từ điển Việt - Bồ - La 1651 so với tiếng Việt hiện nay, chúng tôi sẽ lập bảng đưa tất cả các biểu
thức ngôn ngữ có chứa từ “phải” thu thập được trong bản dịch vào cột 2 (từ trái sang) của bảng.
Cột 1 sẽ ghi số thứ tự của các biểu thức và số trang của bản dịch mà ở đó miêu tả nghĩa của các
biểu thức này. Ngoài những biểu thức được lấy làm ví dụ minh họa cho mục từ PHẢI, chúng tôi
còn tìm lọc tất cả các biểu thức có chứa yếu tố “phải” vốn xuất hiện ở những mục từ khác trong từ
điển để có cái nhìn toàn diện về khả năng kết hợp của từ này. Cột 3 sẽ là nội dung phần dịch nghĩa

2
sang tiếng Việt; cột 4 cho biết các biểu thức ngôn ngữ này còn được dùng trong tiếng Việt ngày
nay hay không (biểu thị bằng dấu nhân (x)). Cột cuối cùng của bảng cung cấp cách diễn đạt tương
đương trong tiếng Việt hiện nay cho những biểu thức ngôn ngữ trong cột 2 cùng ghi chú về sự biến
đổi sắc thái nghĩa (nếu có) cho các kết hợp có chứa từ “phải” trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651
hiện vẫn còn được sử dụng.
Bảng 1: Ngữ nghĩa của từ “phải” trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651

Biểu Nghĩa hiện tồn


thức ngôn Giải Cách diễn
nghĩa trong hay không còn hiện
ngữ chứa từ
Từ điển Việt - tồn đạt tương đương
STT “phải” trong
Từ điển Việt Bồ - La 1651 trong tiếng Việt
- Bồ - La Hiện Không hiện nay
1651 tồn hiện tồn

Chảng Chẳng (hoặc


1 Không như
phải <chẳng x không hoặc chả)
[tr.179] phải> vậy.
phải (hoặc đúng)

2 Phải mlẽ Hợp với lý


x
[tr.179] <phải lẽ> lẽ. x

Mlầm
3 phải thịt Vì lầm lẫn
x
[tr.179] <nhầm phải mà ăn thịt.
thịt>

4 Bị đắm
Phải tàu
tàu. x Bị đắm tàu
[tr.179]

Thuyền bị
5 Phải biẻn Bị đắm
đắm ngoài khơi x
[tr.179] <phải biển> biển. ngoài biển

Thuyèn
phải cạn phải Thuyền bị Thuyền bị
6
đá <thuyền mắc cạn hay x mắc cạn, bị va
[tr.179] phải cạn phải đụng phải đá.
phải đá
đá>

7 Phải Nước làm


nước hại nó. x Bị đuối nước
[tr.179]

3
8 Gió làm ĐN Bị trúng
Phải gió x
[tr.179] hại nó. gió

9 Phải nằm
Phải liệt trên giường vì x Bị liệt
[tr.179] đau ốm.

Thường nói
Bị vạ
Nghĩa mở
10 Bất hạnh
Phải vạ vì bị tố cáo và bị x rộng hơn: Ai đó
[tr.179] kết án. chịu sự tác động
của việc không
hay, không có lợi
cho bản thân.

11 Phải sấm Bị sét


x Bị sét đánh
[tr.179] sét đánh.

Phải nào Bị tai nạn/


12 Có bị tai
chang <phải x vấn đề nào
[tr.179] nào chăng> nạn gì không?
chăng?

Chảng có Chẳng/
13 phải nao Chẳng bị
x không bị (tai nạn/
[tr.179] <chẳng có tai nạn nào cả.
phải nao> vấn đề) gì

Chảng có
14 phải nào Chẳng can Chẳng có
x
[tr.179] <chẳng có hệ gì hết. can hệ gì
phải nào>

15 Chảng có Chẳng can Chẳng có


x
[tr.179] phải sao hệ gì hết. can hệ gì

16 Trúng
Phải bia x Trúng bia
[tr.179] đích.

4
Chuyển
nghĩa sắc thái tiêu
cực sang tích cực:
Bị lôi kéo
17 Phải làõ đến người khác Cảm thấy
x
[tr.179] ai vì tình yêu xác yêu một cách khó
thịt.
cưỡng lại nổi (nói
về tình yêu nam
nữ).

18 Chạm đích Thường nói


Bắn phải x
[tr.35] trong khi bắn. Bắn trúng

19 Phải bùa Còn nói Bị


Bị bùa x
[tr.43] phép bùa phép

20 Phải Hoàn toàn Đúng hoàn


chốc như thế. x
[tr.60] toàn

21 Dùng “rồi”
Phải la Đúng vậy. x
[tr.131] thay cho “la”

22 Chạm phải
Nhai phải
Phải sạn sạn trong khi x
[tr.201] nhai sạn

23 Phải Vấp phải (Bị) giẫm


x
[tr.201] sành mảnh sành. phải sành

24 Vấp chân (Bị) giẫm


Phải sỏi x
[tr.201] vào đá. phải sỏi

Mặt sưng
25 Bị sơn ăn
Phải sơn lên vì hơi nước x
[tr.201] sơn mới, lở sơn. mặt

Tội ai phải Thường nói


chịu khiến bị Bị tai vạ
26 Phải tai tước đoạt hết tài
x
[tr.201] vạ sản, bị như vậy Nghĩa mở
hoặc sai hoặc rộng hơn: Ai đó
đúng.
chịu sự tác động

5
của việc rất không
có lợi cho bản
thân.

27 Thậm Rất hợp


x
[tr.215] phải với lý lẽ.

28 Thuốc làm
Phải Bị dùng
hại, uống phải x
[tr.226] thuốc nhầm thuốc
thuốc độc.

Chết trong
29 cuộc xung đột
Phải trận x Bị chết trận
[tr.236] hay trong chiến
trận.

Thứ bệnh
giống bệnh đau
30 xóc lan ra khắp
Phải tru᷄́
thân thể, và có x
[tr.238] <phải trúng> thể chết, thường
phát sinh bởi
ngã bệnh lại.

Xem xét cách giải nghĩa và các ví dụ trong mục từ “phải” cũng như các mục từ khác có biểu
thức ngôn ngữ chứa từ “phải” trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651, có thể thấy tiếng Việt vào thế kỷ
XVII, từ “phải” mang những nghĩa chính sau đây:
(i) (Đúng) như vậy (trong biểu thức ngôn ngữ 1, 20, 21);
(ii) Hợp với lý lẽ (trong biểu thức ngôn ngữ 2);
(iii) Vì rủi ro mà mắc vào một vật gì (trong các biểu thức ngôn ngữ từ 3 đến 13, 19, 22 đến
29);
(iv) Can hệ (trong biểu thức ngôn ngữ 14, 15);
(v) Trúng, chạm đích (trong biểu thức ngôn ngữ 16)
Trong đó, ba nghĩa đầu vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay, hai nghĩa sau không còn. Nghĩa
thứ hai được tách ra làm hai nghĩa, tương đương với nghĩa số 2 (chịu tác động không hay, không
có lợi ◊ phải vạ lây ◊ phải gió độc ◊ làm gì mà như đỉa phải vôi thế!) và 3 ([do một hoạt động nào
đó mà] gặp, chịu tác động của một cái không hay ◊ đạp phải mìn ◊ mua phải hàng giả) của động
từ “phải” trong Từ điển tiếng Việt 2013 (tr. 983).

6
Điều đáng chú ý ở đây là trong số ngữ liệu minh họa cho cách dùng từ “phải” có đến 17/30
biểu thức (phải tàu, phải biẻn <phải biển>, thuyèn phải cạn phải đá <thuyền phải cạn phải đá>,
phải nước, phải gió, phải liệt, phải vạ, phảị sấm sét, phải nào chang <phải nào chăng>, chảng có
phải nao <chẳng có phải nao>, phải bùa phép, phải sành, phải sỏi, phải sơn, phải tai vạ, phải
thuốc, phải trận) trong đó từ “phải” được dùng với nghĩa “Vì rủi ro mà mắc vào một vật gì”. Theo
quan sát của chúng tôi, cách diễn đạt tương đương cho các biểu thức ngôn ngữ này trong tiếng
Việt hiện nay là dùng từ “bị” thay cho “phải”. Sự kiện này đã khiến chúng tôi quay lại tìm hiểu
nghĩa của từ “bị” trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651 và phát hiện ra rằng, tiếng Việt thế kỷ XVII,
từ “bị” được dùng hạn chế hơn nhiều so với từ “phải”. Bằng chứng là ngữ liệu minh họa cho mục
từ “bị” chỉ duy nhất có hai ví dụ mà thôi, cụ thể như sau:

BỊ: Cái bị. Lếy bị đi ăn mày: Mang bị để xin ăn.


BỊ PHỮ BA: Bão táp ở biển. (Từ điển Việt - Bồ - La 1651, Bản dịch, tr. 38).

Như vậy, có thể khẳng định, tiếng Việt thế kỷ XVII, từ “phải” được sử dụng phổ biến hơn
rất nhiều so với từ “bị”. Nghĩa biểu thị chủ thể vì lý do nào đó mà phải chịu điều bất lợi đối với
mình như nghĩa của từ “bị” trong tiếng Việt ngày nay chưa thực sự được định hình. Nghĩa này, ở
góc độ nào đó, có thể nói, thuộc về từ “phải” (như đã thấy ở cột cuối cùng trong Bảng 1). Theo
thời gian, tình hình này đã thay đổi, gánh nặng ngữ nghĩa này đã được san sang cho từ “bị”,
theo đó, thay vì dùng biểu thức ngôn ngữ phải tàu, phải liệt… thì ngày nay tiếng Việt dùng các
biểu thức ngôn ngữ bị đắm tàu và bị liệt. Về khả năng kết hợp, dễ nhận thấy, từ “phải” trong giai
đoạn này chủ yếu kết hợp với danh từ (lẽ, tàu, biển, nước, gió, đá, sành, sỏi, sơn, sấm sét, tai vạ,
bùa phép, thuốc, trận), chỉ có hai trường hợp yếu tố đứng sau “phải” là động từ/ tính từ (liệt, cạn).
Với ngữ liệu về từ “phải” trong trong Từ điển tiếng Việt 2013, chúng tôi cũng lập bảng và
đưa tất cả các biểu thức ngôn ngữ có chứa từ “phải” vào cột 2 (từ trái sang) của bảng. Cột 1 sẽ ghi
số thứ tự của các biểu thức ngôn ngữ có chứa từ “phải” và số trang từ điển mà ở đó miêu tả nghĩa
của các biểu thức này. Cột 3 là phần giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt 2013 ứng với các ví dụ minh
họa ở cột 2. Đối chiếu phần giải nghĩa này với phần giải nghĩa của từ “phải” trong Từ điển Việt -
Bồ - La 1651 trong Bảng 1, chúng tôi đánh dấu nhân (x) cho những nghĩa mới trong cột cuối cùng
của bảng như dưới đây.

Bảng 2: Ngữ nghĩa của từ “phải” trong Từ điển tiếng Việt 2013

7
STT Biểu thức ngôn ngữ có Giải nghĩa trong Nghĩa mới của
chứa từ “phải” trong Từ Từ điển tiếng Việt 2013 từ “phải” trong Từ
điển tiếng Việt 2013 điển tiếng Việt 2013
so với nghĩa của từ
“phải” trong Từ điển
Việt - Bồ - La 1651

1 ◊ ốm thì phải uống thuốc □ đg 1 ở trong điều


kiện bắt buộc, không thể
[tr.983] x
không làm, không thể
2 ◊ phải làm cho xong khác.

[tr.983]

3 ◊ “Cách sông nên phải


[tr.983] lụy đò, Tối trời nên phải lụy o
bán dầu.” (Cd)

4 ◊ phải vạ lây □ đg 2 chịu tác động


không hay, không có lợi.
[tr.983]

5 ◊ phải gió độc


[tr.983]

6 ◊ làm gì mà như đỉa phải


[tr.983] vôi thế!

7 ◊ đạp phải mìn □ đg 3 [do một hoạt


động nào đó mà] gặp,
[tr.983]
chịu tác động của một cái
8 ◊ mua phải hàng giả không hay.

[tr.983]

9 ◊ chết đuổi vớ phải bọt


[tr.983] (tng)

8
10 ◊ phải hôm mưa gió, □ đg 4 gặp lúc hoặc
[tr.983] không đi đâu được hoàn cảnh nào đó. x

11 ◊ phải lúc khác thì mày


[tr.983] chết với tao!

12 ◊ rẽ sang phải. không □ t 1 ở cùng một


[tr.983] được vượt bên phải phía với tay thường dùng x
để cầm bút, cầm dụng cụ
13 ◊ thuận tay phải lao động; đối lập với trái.

[tr.983]

14 ◊ mặt phải của tấm vải. □ t 2 [mặt] được coi


là chính, thường được
[tr.983] x
bày ra ngoài [thường nói
về hàng dệt]; đối lập với
trái

15 ◊ chiều không phải lối □ t 1 đúng với, phù


hợp với
[tr.983]

16 ◊ bán phải giá, không đắt


[tr.983] không rẻ.

17 ◊ lẽ phải □ t 2 đúng, phù hợp


với đạo lí, với những điều
[tr.983]
nên làm
18 ◊ nói chí phải
[tr.983]

19 ◊ nói phải củ cải cũng


[tr.983] nghe (tng)

20 ◊ nói như vậy là không □ t 3 đúng, hợp với


[tr.983] phải sự thật

9
21 ◊ Thực vàng chẳng phải
[tr.983] thau đâu. Đừng đem thử lửa
mà đau lòng vàng.” (Cd)

22 ◊ phải nó chịu nghe mình □ k [kng] từ dùng


[tr.983] thì đâu đến nỗi. nêu lên một giả thiết, xem x
với giả thiết ấy thì cái gì
xảy ra [nhằm so sánh
đánh giá về điều trái lại
đã xảy ra trong thực tế].

23 Phải biết [kng] tổ hợp biểu thị


ý nhấn mạnh một sự thật
[tr.983] ◊ ngon phải biết x
và một mức độ cao mà
24 ◊ nó mà mặc áo này thì dường như người đối
[tr.983] đẹp phải biết.
thoại khó có thể hình
dung được.

25 Phải cái [kng] tổ hợp biểu thị


[tr.983] ◊ thông minh nhưng phải điều sắp nêu ra là một x
điều hạn chế đáng tiếc,
cái hơi ẩu.
đáng phàn nàn.

26 Phải cái tội [kng] như chỉ mỗi


[tr.983] ◊ Cô ta đẹp nhưng phải tội x
cái tội hơi lười. chỉ có một điều đáng
tiếc [làm hạn chế cái hay,
cái tốt vừa nói đến]

27 Phải chăng □ t [kng] vừa phải,


có thể chấp nhận được.
[tr.983] ◊ giá cả phải chăng x

28 ◊ ăn nói phải chăng.


[tr.983]

29 ◊ phải chăng buồn quá □ 1 tổ hợp biểu thị


nhận định có phần dè dặt,
[tr.983] mà sinh bệnh? x

10
30 ◊ phải chăng nó đã đi rồi chưa chắc chắn của người
nói, được nêu ra dưới
[tr.983] nên không đến. dạng như muốn hỏi người
đối thoại.

31 ◊ phải chăng anh không □ 2 tổ hợp biểu thị ý


hỏi mỉa mai về một điều
[tr.983] biết gì cả? x
nào đó mà biết là người
đối thoại cũng phải thấy
là vô lí và khó trả lời.

32 Phải chi k [kng] như giá như


[tr.983] ◊ phải chi anh nghe tôi dùng để nêu một giả x
thì đâu đến nỗi. thiết, thường là thuận lợi,
trái với thực tế, cho thấy
với giả thiết đó thì sự việc
xảy ra đã hoặc sẽ khác đi.

33 Phải gió đg 1 [kng] bị trúng


[tr.984] ◊ người run lên như phải gió.
gió!

34 ◊ đồ phải gió! đg 2 [thgt] tiếng x


dùng để rủa một cách nhẹ
[tr.984]
nhàng.
35 ◊ phải gió cái nhà anh
[tr.984] này, cứ đùa mãi thế!

36 Phải lòng đg [kng] cảm thấy


yêu một cách khó cưỡng
[tr.984] ◊ hai người phải lòng
lại nổi [nói về tình yêu
nhau.
nam nữ].

37 Phải quấy dt [ph] phải trái,


[tr.984] ◊ nói phải quấy cho nó đúng sai. x
nghe ra

11
38 ◊ chưa rõ phải quấy ra
[tr.984] làm sao.

39 Phải tội đg mắc tội với thần


[tr.984] ◊ vu oan cho người ta là linh, tổ tiên hay với ai đó x
và sẽ phải chịu trừng phạt
phải tội.
về sau này, theo quan
niệm cũ.

40 ◊ con bé nhanh nhẹn, [kng] như chỉ mỗi


[tr.984] phải tội hơi lắm lời. tội x
chỉ có một điều đáng
tiếc [làm hạn chế cái hay,
cái tốt vừa nói đến].

41 Phải trái t phải hay trái, đúng


[tr.984] ◊ phân biệt phải trái. hay sai về mặt cần phân x
biệt rạch ròi.
chưa rõ phải trái thế nào.

42 Phải tội mà/ Phải vạ mà [kng] tổ hợp biểu thị


[tr.984] ◊ mưa gió thế này, ai điều sắp nêu ra là không x
phải tội mà đi. ĐN phải vạ mà. nên làm, vì cho rằng có
làm thì cũng chỉ mang lấy
sự vất vả chứ chẳng có lợi
gì.

Nhìn vào Bảng 2, chúng tôi ghi nhận được 18 nghĩa mới của “phải”. Thực tiễn hành ngôn
tiếng Việt cho thấy, hiện nay cách dùng “phải” như một động từ tình thái với nghĩa “ở trong điều
kiện bắt buộc, không thể không làm, không thể khác” vốn không thấy được nói đến trong Từ điển
Việt - Bồ - La 1651 là cách dùng phổ biến. Đây là nghĩa thứ nhất của động từ “phải” bên cạnh
nghĩa 2 “chịu tác động không hay, không có lợi” và nghĩa 3 “[do một hoạt động nào đó mà] gặp,
chịu tác động của một cái không hay” - những nghĩa vốn đã được miêu tả trong Từ điển Việt - Bồ
- La 1651. Nhìn vào Bảng 2, có thể nói, nghĩa của từ “phải” đã được mở rộng đáng kể so với nghĩa
của từ này trong tiếng Việt thế kỷ XVII.
Về khả năng kết hợp, từ “phải” trong tiếng Việt ngày nay cũng đã mở rộng phạm vi kết hợp
hơn nhiều so với khả năng kết hợp của từ “phải” trong tiếng Việt thế kỷ XVII. Theo đó, yếu tố
đứng sau từ “phải” không chỉ có danh từ/ cụm danh từ (vạ lây, gió độc, vôi, mìn, hàng giả, hôm

12
mưa gió, lúc khác) mà còn có động từ/ cụm động từ (uống thuốc, làm cho xong, lụy đò, o bán
dầu…). Mặc dù trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651, từ “phải” chưa được dán nhãn từ loại, nhưng
căn cứ vào các biểu thức ngôn ngữ có chứa từ “phải” được lấy làm ví dụ minh họa, có thể thấy,
tiếng Việt thời kỳ này, từ “phải” chủ yếu hoạt động như một động từ, có nghĩa tương ứng nghĩa 2
và 3 của động từ “phải” trong Từ điển tiếng Việt 2013 như đã dẫn ở trên. Đến Từ điển tiếng Việt
2013, từ “phải” đã có thêm chức năng của kết từ với nghĩa “nêu lên một giả thiết, xem với giả thiết
ấy thì cái gì xảy ra [nhằm so sánh đánh giá về điều trái lại đã xảy ra trong thực tế]”, ví dụ: Phải nó
chịu nghe mình thì đâu đến nỗi (Từ điển tiếng Việt 2013, tr. 983). Bên cạnh nghĩa “đúng”, “hợp
lý lẽ” như đã có trong Từ điển Việt - Bồ - La 1651, nghĩa của tính từ “phải” cũng được mở rộng
hơn, xuất hiện thêm nhiều đặc ngữ mới trong đó có “phải” là yếu tố cấu thành, chẳng hạn như phải
biết, phải cái, phải cái tội, phải chăng, phải chi, phải quấy…
5. Kết luận
Ba thế kỷ rưỡi đã qua kể từ thời điểm ra đời của Từ điển Việt - Bồ - La 1651, nhiều từ ngữ
trong công trình này đến nay đã trở thành “hiện vật” trong bảo tàng tiếng Việt. Nhìn về quá khứ
và xem xét hiện tại để thấy từ vựng tiếng Việt nói chung, từ “phải” nói riêng đã vận động và biến
đổi như thế nào là mục đích mà bài báo cáo này hướng tới. Cái nhìn hồi quy về từ “phải” đưa
chúng ta đi ngược thời gian trở về với tiếng Việt thế kỷ XVII. Những kết quả nghiên cứu của bài
viết này cho thấy từ ngữ nghĩa của từ “phải” đã thay đổi nhiều. Sự phát triển ngữ nghĩa của từ
“phải” cũng như rất nhiều từ ngữ khác đều đi theo hai hướng: mở rộng và thu hẹp. Kết quả định
lượng đã chỉ rằng, từ “phải” trong tiếng Việt thế kỷ XXI đã có thêm 18 nghĩa mới so với nghĩa của
từ “phải” ở thế kỷ XVII, đồng thời cũng có những nghĩa hiện nay đã mai một. Điểm đặc biệt đáng
chú ý là nghiên cứu này cũng gợi mở một nhận định về sự “lên ngôi” của từ “bị”. Nhiều biểu thức
ngôn ngữ ở thế kỷ XVII dùng từ “phải” thì nay, yếu tố thay thế cho nó là từ “bị”. Trong khuôn khổ
một bài báo cáo cho hội thảo khoa học cấp đơn vị, chúng tôi chưa thể khảo sát cả sự biến đổi ngữ
nghĩa của từ “bị” để có thêm minh chứng khẳng định mạnh mẽ hơn cho nhận định nêu trên. Vấn
đề này chúng tôi sẽ trở lại trong những bài viết khác trong tương lai với dự định phục hiện con
đường phát triển ngữ nghĩa của từ “phải” từ thế kỷ XV đến ngày nay.
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
cd: ca dao
đt: động từ
ĐN: đồng nghĩa
k: kết từ
kng: khẩu ngữ
t: tính từ

13
tng: thành ngữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rhodes A.D. (1651). Từ điển Annam-Lusitan-Latinh (Thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La).
Bản dịch của nhóm phiên dịch Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính. Viện Khoa học
xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
2. VIETLEX Trung tâm Từ điển học (2013). Từ điển tiếng Việt 2013. In lần thứ năm, có sửa
chữa và bổ sung. Nhà xuất bản Đà Nẵng.

14

You might also like