You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


---------***--------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


Môn học: Chính sách thương mại quốc tế

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO


LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM (EVFTA) ĐẾN XUẤT
KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Lớp tín chỉ: TMA301(GD1-HK2-2223).5


Giảng viên hướng dẫn: Ths. Vũ Hoàng Việt
Nhóm thực hiện: Nhóm 02

Mức độ hoàn
STT Họ và tên Mã sinh viên
thành công việc
1 Phan Dương Trà My 2114210080 100%
2 Hoàng Thị Ngọc Thảo 2114110282 100%
3 Ngô Thị Hồng Thảo 2114110297 100%

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


I

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục ................................................................................................................... I
Danh mục bảng biểu ............................................................................................ II
Tóm tắt ................................................................................................................ III
1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3
2.1. Các lý thuyết đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Tự do đối
với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa .......................................................... 3
2.1.1. Lý thuyết chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại ................ 3
2.1.2. Mô hình lực hấp dẫn ............................................................................. 3
2.1.3. Lý thuyết tác động của thuế đến phúc lợi các nước nhỏ ....................... 3
2.1.4. Lý thuyết cân bằng cục bộ..................................................................... 4
2.1.5. Lý thuyết về cân bằng tổng thể.............................................................. 5
2.1.6. Mô hình SMART .................................................................................... 5
2.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA với hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.................................................................... 6
3. Hiệp định EVFTA và tình hình xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt Nam... 8
3.1. Hiệp định EVFTA ....................................................................................... 8
3.2. Tình hình xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt Nam .................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 12
4.1. Mô hình SMART ....................................................................................... 12
4.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 13
5. Kết quả ............................................................................................................. 15
5.1. Tác động tạo lập thương mại .................................................................... 16
5.2. Tác động chuyển hướng thương mại ....................................................... 17
6. Kết luận ............................................................................................................ 20
6.1. Kết luận về tác động từ EVFTA ............................................................... 20
6.2. Hàm ý chính sách ...................................................................................... 21
6.2.1. Hàm ý chính sách đối với chính phủ ................................................... 21
6.2.2. Hàm ý chính sách đối với doanh nghiệp ............................................. 22
6.3. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 23
II

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Hình vẽ
Hình 2.1. Lý thuyết cân bằng cục bộ ...................................................................... 4
Hình 3.1 Trị giá xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện .................... 10
Bảng
Bảng 4.1 Thuế áp dụng cho từng mặt hàng .......................................................... 13
Bảng 4.2. Tên mặt hàng thuộc 5 phân nhóm HS-6 được chọn ............................. 14
Bảng 5.1 Tình hình xuất khẩu thiết bị điện tử sau khi EVFTA có hiệu lực ........ 15
Bảng 5.2 Giá trị tạo lập thương mại tính theo từng phân nhóm hàng................... 16
Bảng 5.3 Giá trị chuyển hướng thương mại tính theo từng phân nhóm hàng ...... 17
Bảng 5.4 Top 10 nước giảm xuất khẩu mặt hàng thuộc phân nhóm .................... 18
Bảng 6.1 Tổng tác động từ EVFTA ...................................................................... 20
III

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, mặt hàng điện tử đã đóng góp một phần đáng
kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và xu hướng này có thể được tạo điều
kiện thuận lợi nhờ các Hiệp định Thương mại tự do Quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xem xét tác động của Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) đối với xuất khẩu
thiết bị điện tử từ Việt Nam sang EU và đưa ra một số hàm ý chính sách cho cả
chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng mô hình SMART để
ước lượng sự chuyển biến trong xuất khẩu thiết bị điện tử dưới tác động của
EVFTA. Kết quả cho thấy EVFTA tác động tích cực tới xuất khẩu thiết bị điện tử
từ Việt Nam sang thị trường EU với hiệu ứng chuyến hướng thương mại lấn át
hiệu ứng tạo lập thương mại. Vì vậy, cả chính phủ và doanh nghiệp cần triển khai
các biện pháp phù hợp để tận dụng lợi thế từ hiệp định thương mại này.
ABSTRACT
In recent years, electronics production has contributed to a significant part
of Vietnam's exports and this trend can be greatly facilitated by the International
Free Trade Agreements Vietnam has signed. This study attempts to examine the
impact of the European Union - Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) on
electronic equipment exports from Vietnam to the EU and draw some policy
implications for both the Vietnamese government and businesses. The study
applied the SMART model to estimate the transformation of electronic equipment
products exports under the influence of EVFTA. The results reveal that EVFTA
positively affects the export of electronic equipment products from Vietnam to
the EU market, with trade diversion dominating trade creation effects. Therefore,
both the government and businesses need to implement appropriate measures to
take advantage of this trade agreement.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Thị trường xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu là một trong những
mối quan hệ kinh tế và thương mại quan trọng nhất của Việt Nam với các nước
phát triển trong khu vực. Theo Thống kê Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm
2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu đạt hơn 41 tỷ USD,
tăng trưởng 9,5% so với năm trước đó (Linh Sơn, 2021). Theo số liệu thống kê từ
Eurostat, năm 2021, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến EU đạt 43,2 tỷ
Euro, tăng 16,1% so với năm 2020 (Bộ Công thương, 2021). Trong đó, thiết bị
điện tử là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến thị
trường Châu Âu.
Sự tăng trưởng này là do ảnh hưởng một phần lớn của Hiệp định Thương
mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), một bước tiến quan trọng trong quan
hệ đối tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và EU. Hiệp định Thương mại tự
do giữa Liên minh châu u và Việt Nam (EVFTA) được ký kết vào ngày 30 tháng
6 năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020 (Bộ Công
Thương, 2020). Việc ký kết EVFTA diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt
với nhiều thách thức kinh tế, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại
dịch COVID-19. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai
bên, bao gồm tăng cường quan hệ kinh tế, đầu tư và thương mại giữa EU và Việt
Nam, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, tăng cường bảo vệ môi trường và
quyền lao động.
Hiện tại, ngành xuất khẩu thiết bị điện tử từ Việt Nam sang Châu Âu đang
có những chuyển biến tích cực và tiềm năng để phát triển trong tương lai. Theo số
liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thiết bị
điện tử của Việt Nam đạt 50,82 tỷ USD, tăng 14,03% so với năm 2020 và chiếm
trên 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (Thủy Trần, 2022).
Trong đó, Châu Âu là thị trường tiêu thụ đứng thứ hai với tổng giá trị xuất khẩu
đạt 787,45 triệu USD (An Nghiệp, 2022). Các sản phẩm thiết bị điện tử chủ lực

1
được xuất khẩu từ Việt Nam sang Châu Âu bao gồm điện thoại di động, máy tính
bảng, máy ảnh, thiết bị viễn thông và các thiết bị điện tử khác.
Mục tiêu của nghiên cứu này là chỉ ra tác động mang tính định lượng của
EVFTA đối với xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt Nam sang thị trường EU. Nội
dung nghiên cứu tập trung phân tích về tác động tạo lập thương mại và tác động
chuyển hướng thương mại của EVFTA đến xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt
Nam sang thị trường EU bằng mô hình SMART.
Trong khi có nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm chỉ ra tác động của Hiệp
định EVFTA đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng,
cụ thể hơn là một số mặt hàng chủ lực trong giao dịch giữa hai bên, các nghiên
cứu đánh giá tác động của Hiệp định này đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng
thiết bị điện tử sang thị trường EU của Việt Nam còn hạn chế. Xuất phát từ thực
tiễn này, nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra những phân tích mang tính hệ
thống dựa trên cơ sở khoa học, từ đó đánh giá các tác động của Hiệp định
EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện tử sang thị trường
Châu Âu của Việt Nam. Từ đó, nhóm đưa ra những hàm ý và đề xuất cho chính
phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng tối đa những cơ hội mà
Hiệp định mang lại.

2
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các lý thuyết đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Tự do đối với
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
2.1.1. Lý thuyết chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại
Theo Jacob Viner (1950), tạo lập thương mại được hiểu là khi lượng hàng
hóa được sản xuất trong nước giảm xuống và được thay thế bằng hàng hóa nhập
khẩu từ các nước trong FTA. Tiêu dùng trong nước được đáp ứng bằng hàng hóa
nhập khẩu. Điều này xảy ra khi hàng hóa được sản xuất trong nước kém hiệu quả
trong khi nước đối tác trong FTA có khả năng sản xuất với hiệu quả cao hơn, do
đó việc nhập khẩu làm giảm giá thành sản phẩm. Chuyển hướng thương mại diễn
ra việc khối lượng hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc FTA
giảm xuống và được thay thế bằng hàng hóa được sản xuất bởi các quốc gia thuộc
FTA. Tổng chi phí hàng hóa trở nên rẻ tương đối dưới tác động của thuế quan
thấp (Jacob Viner, 1950). Có thể thấy, thông qua tác động tạo lập thương mại và
chuyển hướng thương mại, chi phí sản xuất hàng hóa trở nên rẻ hơn so với khi
các quốc gia không tham gia vào FTA.
2.1.2. Mô hình lực hấp dẫn
Tinbergen (1962) xây dựng mô hình đánh giá tác động của Thương mại Tự
do dựa trên quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa hai quốc gia. Trong đó mô
hình cơ bản giữa hai nền kinh tế i, j được biểu diễn theo công thức:
𝑌𝑖 𝑌𝑗
𝐹𝑖𝑗 = 𝐶
𝐷𝑖𝑗
Trong đó, Fij là trao đổi thương mại giữa quốc gia i và j, Yi và Yj lần lượt
là GDP của quốc gia i và j; Dij là khoảng cách giữa hai quốc gia; C là hằng số.
2.1.3. Lý thuyết tác động của thuế đến phúc lợi các nước nhỏ
Phân tích về tác động của thuế quan đến phúc lợi các nền kinh tế trên thế
giới, Steve M. Suranovic (2010) cho rằng có sự đối lập giữa các quốc gia lớn và
quốc gia nhỏ. Cụ thể, đối với các quốc gia nhỏ, khi áp dụng thuế nhập khẩu, phúc
lợi nền kinh tế giảm, mức thuế càng tăng cao thì phúc lợi giảm càng lớn. Ngoài

3
ra, thuế quan góp phần phân phối lại thu nhập giữa người sản xuất, người nhận
chi tiêu của chính phủ và người tiêu dùng trong đó thặng dư tiêu dùng ngày càng
giảm hoặc gây ra thâm hụt tiêu dùng nếu thuế ngày càng tăng.
2.1.4. Lý thuyết cân bằng cục bộ
Trong cuốn “Principles of Economics”, Marshall (1890) phân tích mối
quan hệ giữa cung-cầu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi từ đó xác định
giá cả của một loại hàng hóa. Tuy nhiên, việc xác định giá cả thông qua đường
cung và đường cầu và bỏ qua tác động của các yếu tố bên ngoài đặc biệt là giá cả
các hàng hóa liên quan được coi là một lỗ hổng trong lý thuyết này
Hình 2.1. Lý thuyết cân bằng cục bộ

Trong đó:
D: đường cầu nước nhập khẩu
S: đường cung nước nhập khẩu
Pa: Giá nhập khẩu của nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA
Pb: Giá nhập khẩu của nước nằm ngoài FTA
Pbt: Giá nhập khẩu sau thuế của nước nằm ngoài FTA
Trước khi tham gia FTA, nhu cầu tiêu dùng trong nước là Qd1 và khả
năng sản xuất trong nước là Qs1. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu trong nước cần
phải nhập khẩu (Qd1-Qs1) hàng hóa từ nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi tham gia
FTA và được nhận ưu đãi thuế quan, nhu cầu tiêu dùng trong nước di chuyển tăng
từ Qd1 sang Qd2 do giá cả hàng hóa giảm dưới tác động của việc giảm thuế quan.

4
Trong khi đó, sản xuất trong nước di chuyển giảm từ Qs1 về Qs2. (Qd2-Qs2) là
số lượng hàng hóa cần phải nhập khẩu để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Để thấy rõ hơn tác động của FTA, cần quan tâm đến các vấn đề về thặng dư tiêu
dùng, thặng dư sản xuất, tổn thất xã hội theo lý thuyết của Marshall. Hình trên
cho thấy khi tham gia vào FTA, thặng dư sản xuất là a, thặng dư tiêu dùng là tổng
a+b+c+d. Nếu không tham gia FTA tổn thất do thuế gây ra là c+e.
2.1.5. Lý thuyết về cân bằng tổng thể
Nếu như Marshall chỉ xem xét ảnh hưởng của giá cả đến cầu của chính
hàng hóa đó thì Walras (1874) cân nhắc đến cả giá cả các hàng hóa liên quan khi
phân tích cung-cầu hàng hóa. Ông cho rằng giá cả một hàng hóa chỉ cân bằng khi
giá cả thị trường của tất cả các hàng hóa đạt trạng thái cân bằng. Ví dụ, sự thiếu
hụt thép không chỉ dẫn đến sự tăng lên trong giá cả của thép mà còn ảnh hưởng
đến các ngành sản xuất yêu cầu loại vật liệu này. Tuy nhiên, việc phân tích tác
động của FTA đối với xuất nhập khẩu dựa trên lý thuyết của Walras tương đối
khó khăn do lượng dữ liệu được yêu cầu là tương đối lớn.
2.1.6. Mô hình SMART
Trong mô hình SMART, đường cầu của thị trường dựa trên giả định
Armington rằng hàng hóa được phân biệt theo quốc gia xuất xứ của chúng, nghĩa
là hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia này không thể là một sự thay thế hoàn hảo
cho hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác (Armington, 1969). Mô hình
SMART cũng giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện trong một
quá gồm hai giai đoạn bao gồm phân bổ chi tiêu của họ theo hàng hóa và theo
quốc gia. Mô hình cho phép đánh giá tác động của một FTA ở mức sản phẩm
được phân tách nhiều (Admed, 2010), cụ thể đến cấp độ 6 chữ số HS. Mô hình
SMART có những hạn chế riêng khi phân tích tác động của các chính sách
thương mại khi bỏ qua tương tác kinh tế giữa các khu vực khác nhau trong một
nền kinh tế, những hạn chế về nguồn lực như lao động, đất đai và vốn, sự di
chuyển nguồn lực giữa các ngành trong nền kinh tế (Karingi, 2005).

5
2.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA với hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Nguyễn Bình Dương (2016) đã phân tích tác động của EVFTA đối với
thương mại song phương của Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình Lực hấp dẫn
và phân tích dữ liệu bảng, nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt giảm thuế quan trong
khuôn khổ FTA sẽ có tác động tích cực đến thương mại song phương giữa Việt
Nam và EU.
Võ Thanh Thu và cộng sự (2018) đã thực hiện phân tích với mô hình
WITS-SMART và dự đoán một số sản phẩm may mặc có thể ảnh hưởng nhiều
khi EVFTA hoàn toàn có hiệu lực, đồng thời chỉ ra xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 42% so với năm gốc (2016). Các nghiên cứu
của Nguyễn Tiến Hoàng (2020 & 2021) cũng áp dụng mô hình SMART để ước
lượng tác động của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng nông sản và thủy sản Việt
Nam. Kết quả cho thấy EVFTA có tác động tích cực đến xuất khẩu cả hai mặt
hàng trên. Trong đó, đối với sản phẩm nông sản, tổng giá trị xuất khẩu tăng hơn
37.532 triệu USD cùng hiệu ứng chuyển hướng thương mại lấn át, gấp 1,5 lần
hiệu ứng tạo lập thương mại.
Nghiên cứu về tác động của Hiệp định EVFTA với xuất khẩu hàng dệt
may từ Việt Nam đến Vương quốc Anh với dữ liệu trong giai đoạn 2010 - 2019,
Hà Văn Hội và Nguyễn Tiến Minh (2022) đã sử dụng mô hình SMART kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệp định này có
tác động tích cực, góp phần tăng sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
đến Anh. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam có thể chỉ
kéo dài ngắn hạn, khi Anh kí kết hiệp định thương mại với các quốc gia khác
trong tương lai. Hà Công Anh Bảo (2016) sử dụng mô hình SMART để đánh giá
các tác động thương mại từ thuế ưu đãi kết hợp phân tích mô hình hồi quy với dữ
liệu thu thập từ phỏng vấn các doanh nghiệp để kiểm định tác động xuất phát từ
những yêu cầu của thị trường EU đối với sản phầm gỗ của Việt Nam sau khi
EVFTA được kí kết.

6
Nhóm nghiên cứu của Phan Thu Trang (2023) đánh giá tác động của
EVFTA đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản thông qua phân tích
số liệu thống kê thứ cấp về chính sách cắt giảm thuế với từng mặt hàng nông sản
và sự thay đổi sản lượng xuất khẩu được ghi nhận trong năm 2021 so với 2020.
Nghiên cứu đưa ra kết luận hiệp định FTA thế hệ mới này đã giúp tăng kim ngạch
xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản.
Paul Baker (2014) thông qua việc sử dụng mô hình cân bằng tổng thể
(CGE) kết hợp mô hình cân bằng cục bộ đã ước tính một số tác động có thể phát
sinh và dự báo tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng 7-8% đến năm 2025. Xuất
khẩu của Việt Nam đến thị trường EU có thể tăng khoảng 50% đến năm 2020 và
còn tăng hơn nữa đến năm 2025
Sau thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào năm 2020, nhiều nghiên
cứu đã được tiến hành để đánh giá tác động của hiệp định này đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam đến thị trường EU. Tuy nhiên, mô hình được đa phần các
nghiên cứu sử dụng là mô hình SMART và không có nhiều nghiên cứu xem xét
tác động của EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện tử, một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ năm 2019 đến nay.

7
3. HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THIẾT BỊ
ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM
3.1. Hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một Free Trade
Agreement thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA được
coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích
cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).
Một là, Hiệp định cho phép các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường EU được giảm hoặc miễn thuế quan. Theo đó, EU cam kết xóa bỏ tới
85,6% dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực (Bộ Công Thương, 2022). Đối
với khoảng 0,8% số dòng thuế còn lại sẽ được áp dụng hạn ngạch thuế quan với
thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Hai là, Hiệp định EVFTA bảo vệ các nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ của các
sản phẩm của EU và Việt Nam. Điều này giúp các doanh nghiệp đảm bảo quyền
sở hữu trí tuệ và ngăn chặn việc sao chép sản phẩm giả mạo.
Ba là, EVFTA tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp EU và Việt
Nam trong việc đầu tư, bao gồm quy định về đầu tư, bảo vệ đầu tư và giải quyết
tranh chấp đầu tư. Tính đến tháng 20/7/2021, có 25 nước EU đầu tư vào Việt
Nam với 2.229 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,2 tỷ USD, chiếm 5,6%
tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Đầu tư của EU đã có mặt tại 55 tỉnh, thành
phố của Việt Nam (Đặng Linh, 2021).
Bốn là, Hiệp định thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tổ chức
nghiên cứu và các cơ quan chức năng của hai bên trong các lĩnh vực kỹ thuật và
khoa học. The EU – Viet Nam Energy Facility do Liên minh Châu u và Bộ Hợp
tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) đồng tài trợ trong khuôn khổ Giai
đoạn II của Dự án Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng do Deutsche
Gesellschaft für Internationale thực hiện hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương
Việt Nam (Delegation of the European Union to Vietnam,2020) Một phần trong

8
khoản phân bổ tài trợ dự kiến trị giá 346 triệu euro của EU hỗ trợ ngành năng
lượng tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020, đây là khoản đóng góp tài trợ
lớn nhất do EU cung cấp cho đến nay để hỗ trợ năng lượng bền vững trên thế giới
(GIZ, 2021).
Năm là, Hiệp định EVFTA có quy định rất nghiêm ngặt về các chuẩn mực
lao động và môi trường, giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp của cả hai bên đều
tuân thủ các quy định này. Theo Hiệp định, Việt Nam phải cải thiện điều kiện làm
việc và đảm bảo quyền lợi của người lao động, trong khi EU cam kết giúp Việt
Nam nâng cao chuẩn mực môi trường.
Sáu là, Hiệp định EVFTA cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại trong trường hợp các vấn đề phát sinh, giúp các doanh nghiệp của cả
hai bên giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Nghị viện Châu Âu đã phê
chuẩn hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
EVIPA xây dựng cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực thay thế cho cơ chế
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo vụ việc trong hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã kí với các nước thành viên EU (Trần Thị Hải An,
2020)
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh châu Âu
(EVFTA) chính là kết quả của chặng đường dài nỗ lực, cố gắng và quyết tâm
chính trị rất cao của Đảng, Quốc hội và chính phủ với mục tiêu nâng mối quan hệ
thương mại song phương Việt Nam – Châu Âu lên một tầm cao mới nói riêng và
thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung, góp phần
vào công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước.
3.2. Tình hình xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt Nam
Theo Công văn 3699/TCHQ-TXNK năm 2022 (Tổng cục Hải Quan,
2022), thiết bị điện tử là những thiết bị có cấu tạo cơ bản bao gồm các linh kiện
bán dẫn và các mạch điện tử tích hợp, hoạt động theo các nguyên lý điều khiển
của mạch điện tử. Trong hệ thống mã HS, mặt hàng thiết bị điện tử thuộc chương
85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm

9
thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện
của các loại máy trên. Chi tiết các mặt hàng thuộc chương HS 85 được liệt kê
trong phần Phụ lục.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử luôn nằm trong nhóm
những ngành chủ lực, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và là thước đo
sự phát triển công nghệ - kỹ thuật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, nhóm hàng điện thoại và linh kiện đã trở thành nhóm hàng có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất kể từ năm 2013 (Tổng cục thống kê, 2022a). Ngoài ra, mặt
hàng điện tử, máy tính và linh kiện cũng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu và có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đến tăng trưởng chung
của xuất khẩu cả nước (Tổng cục thống kê, 2022b).
Hình 3.1 Trị giá xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện
2011-2022

Nguồn: Tổng cục thống kê


Trong giai đoạn 2011 - 2020, trị giá xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính
và linh kiện tăng liên tục, từ 4,7 tỷ USD lên 51,0 tỷ USD. Năm 2019, kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện đạt 36,3 tỷ USD, chính
thức vượt mặt hàng dệt may (đạt kim ngạch 32,8 tỷ USD) trở thành mặt hàng xuất
khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2021). Đến năm 2020, mặc
dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19 nhưng nhóm hàng này
vẫn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, ước tính trị giá xuất đạt 44,6 tỷ USD,

10
chiếm tỷ trọng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, vượt xa hàng dệt may cả về giá
trị, tốc độ tăng và tỷ trọng (Tổng cục thống kê, 2021). Đến Quý I năm 2022, trị
giá xuất khẩu của nhóm hàng này ước tính đạt 13,2 tỷ USD, tăng 10,1% so với
cùng kỳ 2021, xuất khẩu chủ yếu tới các thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc
(Tổng cục thống kê, 2022b).
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và là điểm đến đầu
tiên của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2018, EU nhập khẩu 13,12 tỷ
USD điện thoại từ Việt Nam, chiếm một phần ba giá trị xuất khẩu điện thoại toàn
cầu của Việt Nam (Delegation of the European Union to Viet Nam, 2018).
Trong năm 2022, điện thoại các loại và linh kiện xếp vị trí đầu tiên trong
các mặt hàng xuất khẩu sang EU với tổng trị giá 6,5 tỉ USD, chiếm 13,87% trong
tổng giá trị. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường EU chỉ thấp hơn tới thị
trường Trung Quốc (16,26 tỉ USD) và thị trường Hoa Kì (11,88 tỉ USD). Ngoài
ra, mặt hàng máy tính và linh kiện trở thành mặt hàng có trị giá xuất khẩu sang
EU lớn thứ hai với 6,35 tỷ USD, chiếm 13,56% tổng giá trị (Tổng cục thống kê,
2023). Có thể thấy trong thời gian gần đây, thị trường EU đang dần trở thành thị
trường xuất khẩu chủ yếu cho mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt
Nam.

11
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mô hình SMART
Ba mô hình được sử dụng rộng rãi trong đánh giá tác động của FTA đến
tình hình xuất nhập khẩu các quốc gia được cho là mô hình lực hấp dẫn, mô hình
cân bằng tổng thể và mô hình SMART. Mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen
(1962) xác định giá trị xuất khẩu thông qua các yếu tố quyết định tổng cung, tổng
cầu và khả năng tiếp cận thị trường của từng quốc gia được đặc trưng bởi GDP,
khoảng cách giữa hai quốc gia, thuế.... Tuy nhiên, mô hình không xét đến tác
động của các hàng rào cũng như hỗ trợ do FTA trực tiếp mang lại như các hàng
rào kỹ thuật, thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì
vậy việc sử dụng mô hình SMART chỉ có ý nghĩa phân tích tác động thuế trong
khi với mặt hàng thiết bị điện tử, tác động về thuế của EVFTA là không nhiều khi
mà trước đó đa phần các mặt hàng thuộc nhóm này đều được hưởng khoản thuế
0% do MFN và SPS mang lại. Trong khi đó mô hình cân bằng tổng thể CGE
được coi là mô hình hoàn hảo để đánh giá tác động của FTA tuy nhiên việc sử
dụng mô hình này đòi hỏi nguồn dữ liệu tương đối lớn về tất cả các nước liên
quan ở cấp độ vĩ mô và ngành.
Mô hình SMART dựa trên giả thiết hàng hóa của quốc gia này không thể
được thay thế hoàn hảo bằng hàng hóa của quốc gia khác giúp đánh giá sự khác
biệt của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu 27. Ngoài ra,
việc sử dụng mô hình SMART cho phép đánh giá hiệu ứng tạo lập thương mại,
chuyển dịch thương mại và sự thay đổi doanh thu thuế quan trước và sau khi
EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, những sự thay đổi được chỉ ra do sự thay đổi trực
tiếp từ thuế trong khi như đã phân tích mặt hàng thiết bị điện tử không có sự thay
đổi nhiều về thuế trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Do đó, mô hình
SMART chỉ có ý nghĩa phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp do thuế tạo ra.
Dựa trên mô hình nghiên cứu SMART, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như
sau:
H1: Thuế tác động mạnh đến hiệu ứng tạo lập thương mại

12
H2: Thuế tác động nhẹ đến hiệu ứng chuyển dịch thương mại
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu đầu vào được sử dụng để chạy mô hình SMART liên quan đến trị
giá giao dịch thương mại của một số mặt hàng thiết bị điện tử xuất khẩu từ
Việt Nam sang EU, mức thuế quan đang được áp dụng cùng với kịch bản
cắt giảm thuế quan về 0%. Dữ liệu đã nếu trên được SMART hỗ trợ trích
xuất tự động từ các nguồn liên kết: Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại
tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN’s COMTRADE), Trade Map, thuế
MFN được thu thập từ UNCTAD, cơ sở dữ liệu về hội nhập của WTO
(WTO’s IDB). Đồng thời nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại HS của Tổ chức
Hải quan thế giới để lựa chọn ngẫu nhiên 5 mã hàng thuộc nhóm thiết bị điện tử.
Trong đó, 2 phân nhóm HS-6 không có sự thay đổi về thuế bao gồm HS 851712,
851762 và 3 phân nhóm HS-6 có sự thay đổi về thuế bao gồm HS 852859,
852871, 852872.
Nhằm đánh giá cả tác động của chính sách thuế và phi thuế, nhóm nghiên
cứu lựa chọn ngẫu nhiên năm mã hàng hóa thuộc cả hai nhóm: Nhóm hàng hóa
có sự thay đổi về thuế và nhóm hàng hóa không có sự thay đổi về thuế. Cụ thể:
Bảng 4.1 Thuế áp dụng cho từng mặt hàng

Mã HS Thuế trước EVFTA (2019) Thuế sau EVFTA (2021)

851712 0% 0%

851762 0% 0%
852859 9.8% (GSP) 7% (EVFTA)

852871 0% - 5.3% (GSP) 0% - 1.8% (EVFTA)


852872 9.8% (GSP) 9.3% (EVFTA)
Nguồn: Market Access Map (2022)

13
Bảng 4.2. Tên mặt hàng thuộc 5 phân nhóm HS-6 được chọn

Mã HS Tên mặt hàng


851712 Điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác

851762 Máy tiếp nhận, chuyển đổi và truyền hoặc tái tạo giọng nói, hình ảnh
hoặc dữ liệu khác, bao gồm cả. thiết bị chuyển mạch và định tuyến
(không bao gồm bộ điện thoại, điện thoại dùng cho mạng di động
hoặc mạng không dây khác)

852859 Màn hình, không gắn với thiết bị thu truyền hình (không bao gồm ống
tia âm cực và loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu dùng trong máy xử lý dữ
liệu tự động thuộc nhóm 8471)
852871 Thiết bị thu dùng cho truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu
sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh,
không được thiết kế để gắn với màn hình hoặc màn hình video
852872 Thiết bị thu dùng cho ti vi, màu, có hoặc không gắn với máy thu sóng
vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh, được
thiết kế để tích hợp với màn hình hoặc màn hình video

14
5. KẾT QUẢ
Nhìn chung, dưới tác động của hiệp định EVFTA mô hình SMART cho
thấy giá trị xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt Nam sang Châu Âu có mức tăng
trưởng khá cao với tốc độ trung bình đạt 13,2%. Cam kết cắt giảm thuế quan đối
với thiết bị điện tử xuất khẩu có tác động đáng kể đến giá trị xuất khẩu, cụ thể
được thống kê tại bảng sau:
Bảng 5.1 Tình hình xuất khẩu thiết bị điện tử sau khi EVFTA có hiệu lực

Tỷ trọng
Giá trị xuất
Mã Giá trị xuất Giá trị xuất trong tổng Tăng
khẩu thay
HS khẩu trước khẩu sau xuất khẩu trưởng
đổi
thay đổi

851712 11.941.264 11.941.264 0 0 0%

851762 2.317.649,75 2.317.649,75 0 0 0%

852859 5.912,358 6.881,033 968,675 5,9% 16,4%


852871 221.107,297 224.888,203 3.780,903 23,2% 1,7%

852872 53.977,871 65.554,945 11.577,076 70,9% 21,4%

Tổng 16,326.654 100% 39.5%


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô hình SMART
Nhìn chung, nhóm HS 852871 vẫn là một trong số nhóm hàng thiết bị điện
tử xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, tỷ trọng
trong tổng xuất khẩu thay đổi là không nhiều dù tốc độ tăng trưởng khá cao. Có
thể thấy, nhóm HS 852859 chịu tác động mạnh mẽ nhất của cam kết thuế suất khi
có tỷ trọng thay đổi chiếm 70,9% đồng thời có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong
ba nhóm hàng được nghiên cứu. Hai nhóm hàng HS 851712 và 851762 không
cho thấy sự thay đổi về giá trị xuất khẩu, nguyên nhân là hai nhóm này vốn đã
được hưởng mức thuế ưu đãi 0% từ trước khi Hiệp định có hiệu lực. Xét về tốc
độ tăng trưởng, nhóm HS 852872 mặc dù chiếm tỷ trọng trong tổng xuất khẩu
thay đổi sau nhóm HS 852871 song lại là nhóm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất,

15
đạt 21,4% và gấp 12,6 lần tốc độ tăng trưởng của nhóm HS 852871. Nguyên nhân
chủ yếu do ban đầu mức thuế áp dụng cho nhóm HS 852871 là lớn nhất, trung
bình 9,3%. Do đó, khi cắt giảm thuế, nhóm HS 852871 có cơ hội gia tăng kim
ngạch cũng như giá trị xuất khẩu cho Việt Nam.
Ngoài ra, có thể thấy dưới tác động của thuế cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
cũng dần có sự thay đổi. Cụ thể, trước đó nhóm HS 852871 là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực với giá trị xuất khẩu là lớn nhất tuy nhiên lại có tỷ trọng trong tổng
xuất khẩu thay đổi nhỏ hơn 3 lần so với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của nhóm
HS 852872. Có thể thấy, cơ cấu xuất khẩu đang dần dịch chuyển sang nhóm hàng
HS 852872 với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu thay đổi lên tới 70,9%.
5.1. Tác động tạo lập thương mại
Tác động tạo lập thương mại có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hàng
thiết bị điện tử xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.
Bảng 5.2 Giá trị tạo lập thương mại tính theo từng phân nhóm hàng

Tỷ trọng
Tạo lập Giá trị tạo
Mã Kim ngạch xuất trong tổng
thương mại lập/Giá trị xuất
HS khẩu (1.000 USD) giá trị tạo
(1.000 USD) khẩu thay đổi
lập
851712 11.941.264,00 0 - 0%
851762 2.317.649,75 0 - 0%

852859 5.912,35 403,80 41,7% 5,9%

852871 221.107,30 1.650,10 43,7% 24,1%

852872 53.977,87 4.797,89 41,4% 70%

Tổng: 14.539.911,28 6.851,80 42% 100%


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô hinh SMART
Theo bảng 5.2, sự thay đổi về giá trị tạo lập thương mại chủ yếu thuộc
nhóm HS 852872 với 70%, tương đương với 4,8 triệu USD, theo sau là nhóm HS
852871 với 24,1% (nhỏ hơn gần 3 lần). Nguyên nhân có thể thấy là do giá trị xuất

16
khẩu thay đổi của nhóm hàng này tăng lên nhanh chóng, cơ cấu xuất khẩu chuyển
dịch từ nhóm HS 852871 - nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang nhóm HS 852872.
Trong khi đó, nhóm HS 851712 và HS 851762 có giá trị tạo lập thương mại bằng
0 do không có sự thay đổi về thuế trước và sau khi Hiệp định có hiệu lực.
5.2. Tác động chuyển hướng thương mại
Thông qua kết quả mô hình SMART, giá trị chuyển hướng thương mại
được tạo ra bởi việc cắt giảm thuế quan về 0% của 5 mặt hàng thiết bị điện tử
được chọn cụ thể như sau:
Bảng 5.3 Giá trị chuyển hướng thương mại tính theo từng phân nhóm hàng

Giá trị xuất Tỷ trọng


Chuyển hướng Giá trị chuyển
Mã khẩu thay đổi trong tổng giá
thương mại hướng/Giá trị xuất
HS trị chuyển
(1.000 USD) khẩu thay đổi
hướng

851712 0 0 - -

851762 0 0 - -

852859 968,675 564,88 58,3% 6%

852871 3.780,903 2.130,80 56,4% 22,5%

852872 11.577,076 6.779,18 58,6% 71,5%

Tổng: 16.326,654 9.474,86 58% 100%


Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên kết quả mô hình SMART
Số liệu từ mô phỏng chỉ ra tác động chuyển hướng thương mại có tổng giá
trị 9,47 triệu USD, gấp khoảng 1,38 lần tổng giá trị tác động tạo lập thương mại
(6,85 triệu USD). Điều này cho thấy, sau hiệp định EVFTA, mặt hàng thiết bị
điện tử từ Việt Nam được xuất khẩu nhiều hơn sang EU bởi giá tương đối của
hàng hòa Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn những nước xuất khẩu khác nhờ
việc cắt giảm thuế quan.
Mặt hàng HS 852872 có giá trị chuyển hướng thương mại lớn nhất với
6,78 triệu USD, chiếm 71,5% tổng tác động chuyển hướng thương mại. Có thể
thấy đây là mặt hàng có giá trị gia tăng xuất khẩu và tính cạnh tranh tăng đáng kể

17
nhất nhờ việc áp dụng mức thuế 0%. Tương tự kết quả về giá trị tạo lập thương
mại, 2 mã HS 851712 và 851262 không nhận được tác động chuyển hướng
thương mại do không có sự thay đổi về mức thuế trước và sau EVFTA.
Trong khi Việt Nam được lợi khi xuất khẩu thiết bị điện tử sang thị trường
EU, các quốc gia khác không nằm trong hiệp định EVFTA sẽ phải chịu giảm giá
trị xuất khẩu sang EU do dòng thương mại bị chuyển hướng. Bảng 5.4 dưới đây
cung cấp danh sách 10 nước ngoài EVFTA chịu thiệt hại nhiều nhất về giá trị
xuất khẩu mặt hàng HS 852872 (mã HS có giá trị tạo lập thương mại và chuyển
hướng thương mại):
Bảng 5.4 Top 10 nước giảm xuất khẩu mặt hàng thuộc phân nhóm
HS 852872 sang EU nhiều nhất

Xuất khẩu trước Xuất khẩu sau Thay đổi


Nước
EVFTA (1.000 USD) EVFTA (1.000 USD) (1.000 USD)

Trung Quốc 1.144.534,75 1.141.294,00 -3.240,75

Thổ Nhĩ Kỳ 739.357,06 737.412,75 -1.944,30

Malaysia 322.150,50 321.269,03 -881,48

Hàn Quốc 70.308,11 70.117,54 -190,57

Hồng Kông 12.807,50 12.772,70 -34,80

Nhật Bản 11.752,09 11.720,16 -31,93

Na Uy 10.285,25 10.257,32 -27,93

Cộng hòa Bắc


9.936,28 9.909,30 -26,99
Macedonia

Đài Loan 8.799,01 8.775,10 -23,91

Mỹ 8.769,47 8.745,64 -23,82


Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên kết quả mô hình SMART

18
Đối với mặt hàng thuộc mã HS 852872, Trung Quốc là nước nước chịu tác
động lớn nhất từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực với giá trị xuất khẩu sang EU
giảm 3,24 triệu USD mặc dù đây là một trong số những đối tác thương mại lớn
nhất của EU. Tháng 12 năm 2020, Trung Quốc và EU đã kết thúc đàm phán và
đạt được Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) nhằm tăng cường quan hệ thương
mại (European Commission, 2020) và trong năm 2022, Trung Quốc là đối tác lớn
nhất của EU về phương diện nhập khẩu hàng hóa với 20,8% tổng giá trị nhập
khẩu của EU đến từ Trung Quốc (Eurostat, 2023). Việc giảm xuất khẩu của
Trung Quốc cũng cho thấy mặt hàng thuộc phân nhóm HS 852872 của Việt Nam
có giá cạnh tranh hơn so với hàng của Trung Quốc vì bản chất tác động chuyển
hướng thương mại cho biết việc xuất khẩu gia tăng của một quốc gia là do sự rẻ
hơn một cách tương đối với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường nhập khẩu (Nguyễn Tiến Hoàng, 2020).
Kết quả từ mô hình SMART cũng chứng tỏ giả thuyết H1 và H2 về khía
cạnh thuế có tác động tạo ra hiệu ứng tạo lập thương mại và chuyển hướng
thương mại với mặt hàng thiết bị điện tử xuất khẩu sang Châu Âu. Tuy nhiên hiệu
ứng chuyển hướng thương mại có giá trị lớn hơn (gấp 1,38 lần) tạo lập thương
mại, trái với giả thuyết đã đề ra về việc thuế tác động mạnh đến hiệu ứng tạo lập
thương mại (H1) và tác động nhẹ đến chuyển hướng thương mại (H2).

19
6. KẾT LUẬN
6.1. Kết luận về tác động từ EVFTA
Từ kết quả mô hình SMART, ta có thể kết luận Hiệp định EVFTA có ảnh
hưởng tích cực đối với việc xuất khẩu thiết bị điện tử sang EU bằng việc giúp
tăng tổng giá trị xuất khẩu lên 16,33 triệu USD.
Hiệu ứng Thương mại xảy ra nhiều nhất ở hai phân nhóm hàng sau: HS
852872 - Thiết bị thu dùng cho tivi, màu, có hoặc không gắn với máy thu sóng vô
tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh, được thiết kế để tích
hợp với màn hình hoặc màn hình video và HS 852871- Thiết bị thu dùng cho
truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc
tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh, không được thiết kế để gắn với màn hình hoặc
màn hình video. Một phát hiện quan trọng khác đó chính là hiệu ứng chuyển
hướng thương mại lớn hơn tạo lập thương mại, chiếm 58,03% tổng tác động.
Điều này cho thấy rằng xuất khẩu thiết bị điện tử sang EU sẽ tăng khi thuế quan
được dỡ bỏ, điều này xuất phát từ việc giá thiết bị điện tử Việt Nam tương đối
thấp hơn so với giá của các nước xuất khẩu thiết bị điện tử hiệu quả khác.
Bảng 6.1 Tổng tác động từ EVFTA

Trị giá Tỉ trọng trong


Hiệu ứng
(1.000 USD) tổng tác động

Tạo lập thương mại 6.851,8 41,96%

Chuyển hướng thương mại 9.474,86 58,03%

Tổng giá trị xuất khẩu thay


16.326,66 100%
đổi (Tổng tác động)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô hình SMART
Hiêụ ứng Tạo lập thương mại chiếm 41,96 %, chỉ thấp hơn chuyển hướng
thương mại 16,07%. Tăng trưởng xuất khẩu sang EU do tác động tạo lập thương
mại cho thấy Việt Nam có lợi thế so sánh về sản xuất thiết bị điện tử so với các

20
nước thành viên EU, do đó, tập trung vào những mặt hàng có lợi thế sẽ giúp Việt
Nam gia tăng xuất khẩu.
Tuy nhiên hiệu ứng chuyển hướng thương mại lớn hơn trong hầu hết các
mã hàng xuất khẩu tác giả đã chọn có thể gây ra một số rủi ro tiềm tàng cho Việt
Nam trong dài hạn. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng xuất khẩu không đến từ
lợi thế trong nước hay phân bổ nguồn lực hiệu quả mà đến từ giá tương đối thấp
hơn do cắt giảm thuế quan. Hầu hết các mặt hàng linh kiện điện tử của Việt Nam
xuất khẩu sang EU đã được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) áp dụng kể từ
ngày 01/01/2014 trước khi có hiệp định EVFTA (Trương Đình Tuyển, 2014). Do
đó, ngay khi EVFTA có hiệu lực sẽ không ảnh hưởng đến các mặt hàng thuộc
nhóm này và Việt Nam được phép chuyển đổi từ GSP sang EVFTA trong vòng 7
năm (Bảo Ngọc, 2020). Vì vậy ta phải biết cách để tận dụng lợi thế của EVFTA,
đặc biệt lưu ý các vấn đề quy tắc xuất xứ, thương mại và phát triển bền vững bởi
nó không chỉ ở việc cắt giảm thuế mà thị trường Châu Âu vốn khắt khe và
nghiêm ngặt, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn đối với thiết bị điện
tử lại càng cao, phức tạp hơn.
Hơn nữa, Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ bị các nước trong
Liên minh áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Thị trường nhập khẩu có
xu hướng sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ để
bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Và EU là thị trường có “truyền thống” áp dụng
các công cụ này. Đối với Việt Nam, EU đã điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương
mại trong giai đoạn 1998 cho đến nay (Bộ Công Thương, 2022).
6.2. Hàm ý chính sách
6.2.1. Hàm ý chính sách đối với chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức của
các doanh nghiệp trong việc nhận biết và ứng dụng các ưu đãi mà Hiệp định
EVFTA mang lại. Thực tế, trong số các doanh nghiệp từng ít nhất được hưởng ưu
đãi thuế quan với 1 lô hàng, có tới trên 34% doanh nghiệp cho biết là nhờ hàng
hóa, quy trình sản xuất của họ may mắn đã đáp ứng các quy tắc xuất xứ FTA mà

21
không phải là do chủ động chuyển đổi để đáp ứng các điều kiện về xuất xứ này
(VCCI, 2022).. Ưu đãi thuế quan góp phần tạo mức giá cạnh tranh cho hàng hóa
Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Vì vậy, việc nhận thức về các
chính sách thuế ưu đãi là cần thiết giúp thúc đẩy giá trị gia tăng, nâng cao năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Thứ hai, chính phủ cần có những bước đệm để chuẩn bị tốt hơn cho việc
thực thi hiệp định. Để tận dụng tối đa FTA, chúng ta nên cải cách luật hiện hành
liên quan tới những cam kết trong FTA để có những bước tính toán phù hợp.
Trong một vài tình huống, Việt Nam có thể yêu cầu hỗ trợ từ EU về hỗ trợ kỹ
thuật hoặc đầu tư để giúp các doanh nghiệp hiểu và đáp ứng những yêu cầu kỹ
thuật của EU. Ngoài ra, nước ta cần xây dựng hàng rào kỹ thuật hiệu quả để hạn
chế nhập khẩu những công nghệ lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp góp phần tăng
chất lượng hàng xuất khẩu. Những tiêu chuẩn Châu Âu về kỹ thuật, môi trường
hay an toàn thực phẩm được áp dụng bình đẳng đối với tất cả các quốc gia xuất
khẩu sang thị trường EU, vì vậy, hiệp định thương mại song phương không thể
hoàn toàn yêu cầu EU giảm những tiêu chí chất lượng của mình. Do đó, chính
phủ cần tận dụng sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các doanh nghiệp hoặc tổ chức
EU để nâng cao chất lượng hàng Việt Nam và gia tăng sản lượng xuất khẩu. Để
giải quyết vấn đề này, chính phủ cần kêu gọi đầu tư mạnh từ EU để xây dựng các
khu liên doanh hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nước ngoài. Và từ
đó các sản phẩm của nước ta có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặt
khác, chính phủ nên thu hút các nước có công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản trị
để đầu tư vào Việt Nam giúp gia tăng chất lượng hàng Việt Nam.
6.2.2. Hàm ý chính sách đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nắm vững thị trường có cầu nhập khẩu
mặt hàng mình cung ứng. Thực tế các thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam có
được từ thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Châu Âu chủ yếu mang tính
hàn lâm, ít thông tin mang tính thực tiễn như văn hóa kinh doanh, tập quán tiêu

22
dùng, thị hiếu người bản xứ đối với từng mặt hàng cụ thể. Trong bối cảnh có
nhiều thay đổi trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được các
thông tin thực tiễn này để đảm bảo chuyên môn hóa trong sản xuất, từ đó gia tăng
sức cạnh tranh với các quốc gia khác.
Thứ hai, mặc dù việc ký kết hiệp định EVFTA đã giảm thuế cho các mặt
hàng điện tử xuống mức 0% tuy nhiên thị trường EU tương đối nghiêm khắc đối
với các vấn đề về kỹ thuật và sở hữu trí tuệ. Do đó, các doanh nghiệp cần ngày
càng nâng cao công nghệ, đội ngũ công nhân lành nghề và giải quyết các vấn đề
liên quan đến luật sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sẵn sàng chấp nhận,
làm quen với cái mới cũng như thích ứng với nó để phát triển thông qua các biện
pháp như điều chỉnh sản xuất, chất lượng dịch vụ phù hợp với sự phát triển và
thay đổi không ngừng của thế giới.
Cuối cùng, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân sự pháp lý đáp
ứng một số yêu cầu chuyên môn như: am hiểu pháp luật thương mại quốc tế nói
chung, đặc biệt là hiểu rõ về các cam kết của Hiệp định EVFTA. Đồng thời, nắm
rõ các thông tin liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp của mình, bao gồm: mặt
hàng thế mạnh của doanh nghiệp, thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đó và lựa chọn
liên quan tới mức thuế ưu đãi nhất.
6.3. Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù các hàm ý chính sách hữu ích đã được rút ra, nghiên cứu vẫn tồn
tại những khuyết điểm cần khắc phục.
Thứ nhất, mô hình SMART chưa phản ánh được tất cả các yếu tố liên quan
ảnh hưởng của EVFTA đến xuất khẩu thiết bị điện tử. Nó chỉ tập trung vào những
mục tiêu cụ thể và đo lường được. Tuy nhiên, để đánh giá ảnh hưởng của EVFTA
đến xuất khẩu thiết bị điện tử, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như thị
trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, giá cả, chất lượng sản phẩm, v.v.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu không thể đánh giá được sự phức tạp và tương
tác giữa các yếu tố qua mô hình SMART ví dụ như tác động của EVFTA đến

23
mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thiết bị điện tử trong khu vực và các nhà
sản xuất từ các khu vực khác.
Thứ ba, mô hình SMART chỉ đo lường được kết quả ngay lập tức và
không đánh giá được tác động dài hạn của EVFTA đến xuất khẩu thiết bị điện tử,
chẳng hạn như tác động của EVFTA đến năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng
sản phẩm, tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ.
Thứ tư, nhóm nghiên cứu chưa phân tích được ảnh hưởng của EVFTA đến
xuất khẩu thiết bị điện tử của Việt Nam sang EU bằng phương pháp định tính để
làm rõ các cam kết về hàng rào phi thuế và thuận lợi thương mại từ đó đánh giá
một cách khách quan và toàn diện nhất.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Admed S. (2010). India – ASEAN free trade agreement: A sectoral analysis.
Baker, P., Vanzetti, D. & Huong, P.T.L. (2014) “Sustainable Impact Assessment:
EU-Vietnam FTA” MUTRAP.
Bao, H. C. A. (2016) The Panorama for Vietnam's Timber Industry with
Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and
Challenges. SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper
Series 2016/05. DOI: http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2794840
Duong, N.B. (2016). Vietnam-EU Free Trade Agreement: Impact and Policy
Implications for Vietnam. SECO/WTI Academic Cooperation Project
Working Paper Series 2016/07.
Gandolfo, G. (2010). International Trade Theory and Policy. Springer Berlin,
Heidelberg. DOI: https://doi.org/10.1007/978-3-642-37314-5
Hoi, H.V., & Minh, N.T. (2022). Assessing the impact of EVFTA on Vietnam's
textile and garment exports to the UK. International Journal of
Professional Business Review
7(2), e0426. DOI: https://doi.org/10.26668/businessreview/2022.v7i2.0426
Jacob, V., & Oslington, P.(ed.). (1950). The Customs Union Issue. Oxford
Academic. DOI:
https://doi.org/10.1093/acprof:osobl/9780199756124.001.0001
Karingi, S., Lang, R., Oulmane, N., Perez, R., Jallab, M.S., & Hammouda, H.B.
(2005). Economics and welfare impacts of the EU – Africa economic
partnership agreements. African Trade Policy Center, Addis Ababa.
Marshall, A. (1890). Principles of Economics. Econlib Books.
Nguyễn Tiến Hoàng & Phạm Văn Phúc Tân. (2020). Tác động của Hiệp định
EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế - Số 125.
Hoang N.T., & Ngan, T.T. (2021). Impacts of EVFTA on the exportation of
Vietnamese agricultural products to the EU market. Journal of
International Economics and Management, 21(1), 1-23.
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.021.1.0020
Paul, S.A. (1969). A Theory of Demand for Products Distinguished by Place of
Production. Staff Papers – International Monetary Fund, 16, 159-178.
Tinbergen, J. (1962). Shaping the World Economy: Suggestions for an
International Economic Policy. New York: The Twentieth Century Fund.
Trang, P. T., Hiep, T. X., Tho, D. T., Tuan, T. T., & Nguyen, T. C. (2023).
Impact of the EU: Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) on
Agricultural Product Export Enterprises in Vietnam. Academic Journal of
Interdisciplinary Studies, 12(1), 117. DOI: https://doi.org/10.36941/ajis-
2023-0010
Trần Thị Hải An. (2020). Tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp theo hiệp định
bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA). Tạp chí Nhân lực Khoa học
xã hội, sô 8-2020.
Vo, T. T., Le, Q. H., & Hoang, T. H. (2018). Effects of EVFTA on Vietnam’s
apparel exports:
An application of WITS-SMART simulation model. Journal of Asian
Business and Economic Studies, 25(S02), 04–28.
Walras, L. (1954). Elements of Pure Economics. 1874. Translated from the
French by William Jaffé.
Delegation of the European Union to Viet Nam. (2018). Guide to the EU-
Vietnam free trade and investment agreements.
Delegation of the European Union to Vietnam. (2020). Technical Assistance for
the Implementation of the EU-Vietnam Energy Facility (EVEF).
European Commission. (2020). EU and China reach agreement in principle on
investment. Retrieved
from: https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_20_2541
Eurostat - Statistics Explained. (2023). China-EU - international trade in goods
statistics. Retrieved from:
https://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/index.php?title=China-EU_-
_international_trade_in_goods_statistics
GIZ. (2021). The EU-Vietnam Energy Facility
Trung tâm WTO (2017) Văn kiện Hiệp định EVFTA, Trung tâm WTO. Retrieved
from https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-
evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong
Bộ Công thương. (2021). Tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu sau
hơn 01 năm thực thi EVFTA. Truy xuất từ: https://moit.gov.vn/bao-ve-
nen-tang-tu-tuong-cua-dang/tang-truong-xuat-khau-sang-thi-truong-chau-
au-sau-hon-01-nam-thuc-thi-evfta.html
Bộ Công Thương (2022) Các hoạt động thực tiễn điều tra áp dụng phòng vệ
thương mại của EU, Bộ Công Thương Việt Nam. Bộ Công Thương. Truy
xuất từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-hoat-dong-
thuc-tien-dieu-tra-ap-dung-phong-ve-thuong-mai-cua-eu.html
General Statistics Office. (2021). Electronic goods, computers and their parts are
firmly at second place in the main goods for exportation of Viet Nam.
Retrieved from: https://www.gso.gov.vn/en/data-and-
statistics/2021/05/electronic-goods-computers-and-their-parts-are-firmly-
at-second-place-in-the-main-goods-for-exportation-of-viet-nam/
Tổng cục Hải Quan. (2022). Công văn 3699/TCHQ-TXNK năm 2022.
Tổng cục thống kê. (2023). Số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2022. Truy
xuất từ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/03/so-
lieu-xuat-nhap-khau-cac-thang-nam-2022/
Tổng cục thống kê. (2022a). Điện thoại và linh kiện vững vàng ở vị trí số 1 trong
nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Truy xuất
từ: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2022/12/dien-thoai-va-linh-
kien-vung-vang-o-vi-tri-so-1-trong-nhom-cac-mat-hang-xuat-khau-chu-
luc-cua-viet-nam/
Tổng cục thống kê. (2022b). Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng cao,
động lực và kỳ vọng trong năm 2022. Truy xuất
từ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/xuat-
khau-dien-tu-may-tinh-va-linh-kien-tang-cao-dong-luc-va-ky-vong-trong-
nam-2022/
An Nghiệp. (2022). Xuất nhập khẩu điện thoại và linh kiện chiếm tỷ trọng cao,
bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Truy xuất
từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/anh-huong-boi-dich-
covid-19-hoat-dong-xuat-nhap-khau-dien-thoai-va-linh-kien-chiem-ty-
trong-cao.html
Bảo Ngọc. (2020) Quy tắc xuất xứ trong EVFTA: Hiểu đúng, hưởng lợi lớn,
Công Thương. Truy xuất từ :https://congthuong.vn/quy-tac-xuat-xu-
trong-evfta-hieu-dung-huong-loi-lon-140093.html
Linh Sơn. (2021). Một số tài liệu tổng quan về Hiệp định EVFTA. Truy xuất
từ: http://skhcn.laichau.gov.vn/mot-so-tai-lieu-tong-quan-ve-hiep-dinh-
evfta/
Thủy Trần. (2022). Xuất nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam
vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI. Truy xuất
từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/xuat-nhap-khau-
may-tinh-va-linh-kien-dien-tu-cua-viet-nam-van-phu-thuoc-vao-doanh-
nghiep-fdi.html
Trương Đình Tuyển. (2014). Đánh giá về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP. Ý nghĩa đối với doanh nghiệp Việt Nam. Truy xuất từ:
https://sngv.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=1397
PHỤ LỤC
Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và
tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ
phận và phụ kiện của các loại máy trên

Phần mở
Mô tả
đầu mã HS
8501 Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện).
8502 Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay.
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại máy thuộc nhóm
8503
85.01 hoặc 85.02.
8504 Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (ví dụ, bộ chỉnh lưu) và cuộn cảm.
Nam châm điện; nam châm vĩnh cửu và các mặt hàng được dùng làm nam
châm vĩnh cửu sau khi từ hóa; bàn cặp, giá kẹp và các dụng cụ để giữ khác,
8505 hoạt động bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu; các khớp nối,
khớp ly hợp và phanh hoạt động bằng điện từ; đầu nâng hoạt động bằng
điện từ.
8506 Pin và bộ pin.
Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, hình chữ nhật hoặc hình khác (kể
8507
cả hình vuông).
8508 Máy hút bụi.
Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện, trừ máy hút bụi của nhóm
8509
85.08.
8510 Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện.
Thiết bị đánh lửa hoặc khởi động bằng điện loại dùng cho động cơ đốt
trong đốt cháy bằng tia lửa điện hoặc bằng sức nén (ví dụ, magneto,
dynamo magneto, bobin đánh lửa, bugi và nến đánh lửa (glow plugs), động
8511
cơ khởi động); máy phát điện (ví dụ, máy phát điện một chiều, máy phát
điện xoay chiều) và thiết bị ngắt mạch loại được sử dụng cùng các động cơ
nêu trên.
Thiết bị chiếu sáng hoặc thiết bị tín hiệu bằng điện (trừ loại thuộc nhóm
8512 85.39), cái gạt nước, gạt sương và gạt tuyết trên kính chắn, loại dùng cho
xe đạp hoặc xe có động cơ.
8513 Đèn điện xách tay, được thiết kế để hoạt động bằng nguồn năng lượng
riêng của nó (ví dụ, pin khô, ắc qui, magneto), trừ thiết bị chiếu sáng thuộc
nhóm 85.12.
Lò luyện, nung và lò sấy điện dùng trong công nghiệp, hoặc trong phòng
thí nghiệm (kể cả các loại hoạt động bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện
8514
môi); các thiết bị khác dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí
nghiệm để xử lý nhiệt vật liệu bằng cảm ứng điện hoặc tổn hao điện môi.
Máy và dụng cụ hàn các loại dùng điện (kể cả khí ga nung nóng bằng
điện), dùng chùm tia laser hoặc chùm tia sáng khác, chùm phôtông, siêu
8515
âm, chùm electron, xung từ hoặc hồ quang, có hoặc không có khả năng cắt;
máy, dụng cụ dùng điện để xì nóng kim loại hoặc gốm kim loại.
Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng kiểu
nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất;
8516 dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp
uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng
khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.
Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks)
hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền và
nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối
8517
mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc
mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền và thu của nhóm 84.43, 85.25,
85.27 hoặc 85.28.
Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe
có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc
8518
không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc
nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện.
8519 Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh.
8521 Máy ghi hoặc tái tạo video, có hoặc không gắn bộ phận thu tín hiệu video.
Bộ phận và đồ phụ trợ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị của nhóm
8522
85.19 hoặc 85.21.
Đĩa, băng, các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn (các thiết bị bán dẫn không
mất dữ liệu khi không có nguồn điện cung cấp), “thẻ thông minh” và các
8523 phương tiện lưu giữ thông tin khác để ghi âm hoặc ghi các hiện tượng
khác, đã hoặc chưa ghi, kể cả bản khuôn mẫu và bản gốc để sản xuất ghi
đĩa, nhưng không bao gồm các sản phẩm của Chương 37.
Thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc
8525
không gắn với thiết bị thu hoặc ghi hoặc tái tạo âm thanh; camera truyền
hình, camera số và camera ghi hình ảnh nền.
Ra đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển
8526
từ xa bằng vô tuyến.
Máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến, có hoặc không kết hợp với
8527
thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ trong cùng một khối.
Màn hình và máy chiếu, không gắn với máy thu dùng trong truyền hình;
8528 máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh
sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh.
Bộ phận chuyên dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm
8529
từ 85.25 đến 85.28.
Thiết bị điện phát tín hiệu thông tin, bảo đảm an toàn hoặc điều khiển giao
8530 thông, dùng cho đường sắt, đường xe điện, đường bộ, đường sông, điểm
dừng đỗ, cảng hoặc sân bay (trừ loại thuộc nhóm 86.08).
Thiết bị phát tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh (ví dụ, chuông, còi báo, bảng
8531 chỉ báo, báo động chống trộm hoặc báo cháy), trừ các thiết bị thuộc nhóm
85.12 hoặc 85.30.
Tụ điện, loại có điện dung cố định, biến đổi hoặc điều chỉnh được (theo
8532
mức định trước).
8533 Điện trở (kể cả biến trở và chiết áp), trừ điện trở nung nóng.
8534 Mạch in.
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu
nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống
8535
sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm, hộp đấu nối) dùng
cho điện áp trên 1.000 V.
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu
nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, rơ le, công tắc, chi tiết đóng
8536 ngắt mạch, cầu chì, bộ triệt xung điện, phích cắm, đui đèn và các đầu nối
khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp không quá 1.000V; đầu nối dùng cho
sợi quang, bó sợi hoặc cáp quang.
Bảng, panen, giá đỡ, bàn tủ và các loại hộp khác, được lắp với hai hay
nhiều thiết bị thuộc nhóm 85.35 hoặc 85.36, dùng để điều khiển hoặc phân
8537 phối điện, kể cả các loại trên có lắp các dụng cụ hay thiết bị thuộc Chương
90, và các thiết bị điều khiển số, trừ các thiết bị chuyển mạch thuộc nhóm
85.17.
Bộ phận chuyên dùng hay chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc nhóm 85.35,
8538
85.36 hoặc 85.37.
Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện, kể cả đèn pha gắn kín và đèn tia
8539
cực tím hoặc tia hồng ngoại; đèn hồ quang.
Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện tử, ca tốt lạnh hoặc ca tốt quang
điện (ví dụ, đèn điện tử và ống đèn chân không hoặc nạp khí hoặc hơi, đèn
8540
và ống điện tử chỉnh lưu hồ quang thuỷ ngân, ống điện tử dùng tia âm cực,
ống điện tử camera truyền hình).
Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang,
8541 kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc
thành bảng; điốt phát sáng; tinh thể áp điện đã lắp ráp hoàn chỉnh.
8542 Mạch điện tử tích hợp.
Máy và thiết bị điện, có chức năng riêng, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi
8543
khác trong Chương này.
Dây, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) cách điện (kể cả loại đã tráng men cách
điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn cách điện khác, đã hoặc chưa gắn
8544
với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt
từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.
Điện cực than, chổi than, carbon cho chế tạo bóng đèn, carbon cho chế tạo
8545 pin, ắc qui và các sản phẩm khác làm bằng graphit hoặc carbon khác, có
hoặc không có thành phần kim loại, dùng cho kỹ thuật điện.
8546 Cách điện làm bằng vật liệu bất kỳ.
Phụ kiện cách điện dùng cho máy điện, dụng cụ điện hay thiết bị điện,
được làm hoàn toàn bằng vật liệu cách điện trừ một số phụ kiện thứ yếu
8547 bằng kim loại (ví dụ, phần ống có ren) đã làm sẵn khi đúc chủ yếu để lắp,
trừ cách điện thuộc nhóm 85.46; ống dẫn dây điện và các khớp nối của
chúng, bằng kim loại cơ bản được lót lớp vật liệu cách điện.
Phế liệu và phế thải của các loại pin, ắc qui; các loại pin và ắc qui điện đã
8548 sử dụng hết; các bộ phận điện của máy móc hay thiết bị, chưa được chi tiết
hay ghi ở nơi khác trong Chương này.

You might also like