You are on page 1of 59

CHƯƠNG 3

LUẬT HIẾN PHÁP


LUẬT HÀNH CHÍNH

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


I. LUẬT HIẾN PHÁP.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.1. KHÁI NIỆM

Ngành Luật Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan điểm xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an
ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.1. KHÁI NIỆM

Vị trí của ngành Luật


Hiến pháp trong hệ thống
pháp luật Việt Nam?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.1. KHÁI NIỆM

Tại sao nói Hiến pháp:

- là luật cơ bản của nước


CHXHCN VN?

- có hiệu lực pháp lý cao nhất?


NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
• Mọi công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật

cho phép.

• HIẾN PHÁP 2013: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những

ngành nghề mà pháp luật không cấm

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Đối tượng điều chỉnh


của ngành luật Hiến
pháp là gì?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan
trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa -
xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động
của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Phương pháp điều


chỉnh

Phương pháp cho Phương pháp cấm


Phương pháp bắt buộc
phép đoán

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.3. NGUỒN CỦA LUẬT HIẾN PHÁP

Hiến pháp năm 2013


Hiến pháp, Luật, Nghị
quyết do Quốc hội ban
hành
Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật
quốc tịch...

NGUỒN
Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Văn bản dưới luật Văn bản do Chinh phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành;

Một số Nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013

Từ CMT8 (1945) đến


nay nước ta có bao nhiêu
bản Hiến pháp? Kể tên.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013

Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta có 5 bản Hiến


pháp: 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013

− Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 gồm lời nói đầu và
120 Điều chia thành 11 chương:

• 03 chương đầu Hiến pháp quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục
và khoa học công nghệ; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

• Chương IV quy định về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;


• Chương V đến chương X quy định về bộ máy nhà nước;

• Chương XI quy định về hiệu lực của Hiến pháp.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.1. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

−Nguyên tắc tổ chức quyền lực chính trị:

“Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”

(Điều 2 – Hiến pháp 2013).

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.1. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Mục tiêu của Nhà nước: Bảo đảm không ngừng phát huy
quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.1. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Hệ thống chính trị bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam, trong đó Đảng Cộng sản Việt
Nam là hạt nhân chính trị lãnh đạo và Nhà nước là trụ cột của hệ thống
chính trị.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
1.4.1. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Đường lối đối ngoại: Hiến pháp 2013 quy định đường
lối đối ngoại rộng mở, theo đó Nhà nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình,
hữu nghị, mở rộng giao lưu, hợp tác với tất cả các nước
trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội
khác nhau; trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ khác nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
1.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

− Các quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định trong Hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi
quyền và nghĩa vụ khác của công dân được quy định trong các ngành luật khác.

− Nguyên tắc cơ bản khi xác định quyền và nghĩa vụ của công dân là: “Mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật” (khoản 1 Điều 16 HP 2013)

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

Theo Hiến pháp


2013, công dân có
những quyền cơ
bản nào?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

Tự do dân
chủ và tự Chính trị
do cá nhân

Quyền

Lao động,
học tập, VH-KT-XH
quyền nhân
thân.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

Theo Hiến pháp 2013,


công dân có những
nghĩa vụ cơ bản nào?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.

Nghĩa vụ

Tôn trọng Hiến


Bảo vệ Tổ quốc Đóng thuế
pháp, pháp luật

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.3. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

− Chính sách xã hội: An sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, sức khỏe công đồng, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, việc làm, thất nghiệp, chính sách ưu đãi, chính sách nhà ở...

− Chính sách văn hóa: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam,
tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại; phát
huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân (Điều 60).

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.3. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chính sách giáo dục:“Giáo dục và đạo tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu
của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân;
đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có
đạo đức, có ý chí vươn lên, góp phần cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. (Điều 61)

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.3. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chính sách khoa học và công nghệ: Cùng với giáo dục, phát triển khoa học công nghệ
cũng được coi là quốc sách hàng đầu. Chú trọng xây dựng nền khoa học công nghệ tiên
tiến. Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ quốc gia (Điều
62).

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.4. CHẾ ĐỘ KINH TẾ

• Khái niệm: Chế độ kinh tế được hiểu là một hệ thống những nguyên tắc, những quy
định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu
chính trị, kinh tế - xã hội nhất định; nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản
chất của nhà nước, của chế độ xã hội.

• Mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước ta:Làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.4. CHẾ ĐỘ KINH TẾ

• Phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước ta: Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc

tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ

môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.5. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

Các hình thức sở hữu

Tập thể Toàn dân Tư nhân

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.5. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

− Thành phần kinh tế nhà nước được hình thành trên cơ sở sở hữu nhà nước là chủ yếu. Đây
là những đơn vị kinh tế mà toàn bộ vốn hoặc phần lớn vốn do Nhà nước đầu tư.

− Thành phần kinh tế tập thể - hợp tác xã: Kinh tế tập thể được hình thành và phát triển trên
cơ sở chế độ sở hữu tập thể là chủ yếu. Kinh tế tập thể là một hình thức tổ chức kinh tế
của những người lao động sản xuất nhỏ, dựa trên sự liên kết kinh tế dựa theo nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.5. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân: Thành phần kinh tế cá thể, tiểu
chủ, tư bản tư nhân hình thành dựa trên sở hữu tư nhân. Là kinh tế của những người không
phải là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên hợp tác xã, có vốn, tư
liệu sản xuất, kỹ thuật chuyên môn và sức lao động đứng ra sản xuất kinh doanh dưới hình
thức hộ cá thể, hộ tiểu thủ công nghiệp, xưởng, cửa hàng, xí nghiệp...

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


1.4.5. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế do cá nhân, tổ
chức nước ngoài bỏ vốn đầu tư.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
II. LUẬT HÀNH CHÍNH.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.1. KHÁI NIỆM

Luật hành chính điều chỉnh


những gì?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.1. KHÁI NIỆM

− Luật Hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động

quản lý hành chính Nhà nước.

− Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể

các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ

chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ


quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp
Nhóm 1
hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội

Các quan hệ quản lý hành chính hình thành trong quá


Đối tượng trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế
Nhóm 2
điều chỉnh độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ
chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các


cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực
Nhóm 3
hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong
một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

− Phương pháp điều chỉnh: phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “Quyền

lực – Phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt

buộc và bên kia là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

−Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp

luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa

vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Quan hệ pháp luật


hành chính có
những đặc điểm đặc
trưng nào?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên luôn gắn với hoạt động
chấp hành, điều hành của quản lý nhà nước

Có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên
nào

ĐẶC ĐIỂM Luôn có ít nhất một bên mang quyền lực nhà nước

bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ
không phải trước bên kia

Phần lớn các tranh chấp được giải quyết theo thủ tục
NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
hành chính
2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

−Thành phần của quan hệ pháp luật hành chính:

Chủ thể: các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể theo quy
định của pháp luật hành chính mà họ tham gia

Khách thể: những lợi ích vật chất, tinh thần phát sinh trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước

Nội dung: quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

• Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu
cầu hàng ngày của nhân dân.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

−Các hình thức quản lý nhà nước:


• Thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý: Văn bản có tính chất chủ
đạo; Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản cá biệt; Văn bản hành chính
thông thường; Các hình thức quản lý mang tính pháp lý khác
• Thực hiện những hoạt động ít mang tính pháp lý: Hình thức hội nghị; Hình
thức hoạt động điều hành bằng các phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại;

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

• Các hình thức quản lý mang tính pháp lý khác:


• Hoạt động cấp các loại giấy phép.
• Hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận. - Trưng dụng, trưng mua.
• Công chứng, chứng thực.
• Phòng ngừa, ngăn chặn hành chính.
• Xử phạt vi phạm hành chính.
• Các biện pháp xử lý hành chính khác: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
• Tài trợ: là việc Nhà nước hỗ trợ cho một tổ chức, nhóm đối tượng hoặc cá nhân để họ
thực hiện một nhiệm vụ hoặc thỏa mãn nhu cầu nhất định thông qua các hình thức
như: trợ giá, trợ cấp, miễn, giảm thuế.
• Cung cấp dịch vụ công: là hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và
nghĩa vụ của công dân, tổ chức do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc ủy
quyền cho tổ chức phi nhà nước thực hiện.
NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

CÁC PHƯƠNG PHÁP


QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Nhóm thứ nhất là những phương pháp quản lý chung được


các cơ quan quản lý hành chính nhà nước vận dụng.

Tâm lý – xã
Kế hoạch hoá Thống kê Sinh lý học
hội

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Nhóm thứ hai là những phương pháp đặc thù mà các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước vận dụng.

Thuyết phục Cưỡng chế Hành chính Kinh tế

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

−Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào?

Chính phủ

Bộ,
Cơ quan ngang bộ

UBND các cấp


NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
2.4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Cơ quan hành chính có chức năng quản lý hành chính nhà


nước, thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên mỗi
lĩnh vực của đời sống xã hội;

Đặc điểm của các cơ Mỗi cơ quan hành chính có một phạm vi thẩm quyền nhất
quan hành chính nhà định giới hạn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước
nước: do pháp luật quy định;

Chỉ cơ quan hành chính mới có hệ thống các đơn vị cơ sở


trực thuộc.
NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ
2.5. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ


chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm Thế nào là vi
phạm hành
các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước chính?
mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.5. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

− Mặt khách quan: Có hành vi xâm hại các quy tắc quản lý hành chính nhà nước và bị pháp
luật hành chính ngăn cấm;

− Hậu quả và mối liên hệ nhân quả: Không nhất thiết trong mọi trường hợp phải có hậu
quả xảy ra.

− Mặt chủ quan: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của chủ thể vi phạm; Trong một số trường hợp
cần xem xét yếu tố mục đích của chủ thể.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.5. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

− Khách thể: Khách thể là trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính
bảo vệ.

− Chủ thể:

• Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm trong trường hợp thực hiện lỗi
cố ý;

• Người từ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp;

• Cơ quan, tổ chức, các đơn vị kinh tế...;


• Cá nhân, tổ chức nước ngoài.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.6. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

Xử phạt vi
phạm hành
chính là gì?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.6. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
Việc xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền;

Việc xử phạt phải đúng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
Nguyên tắc

Chỉ xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính;

Việc xử phạt phải tiến hành kịp thời, khách quan, công bằng;

Một hành vi chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi thì xử phạt theo từng
hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều bị xử phạt;

Không xử phạt hành chính trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng hoặc
chủ thể mắc bệnh tâm thần.
2.6. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

Xử phạt vi phạm hành chính


gồm những hình thức nào?

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


2.6. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

− Các hình phạt chính:

− Cảnh cáo;

− Phạt tiền;

− Trục xuất.

− Các hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu giấy tờ/giấy phép…

− Thẩm quyền xử phạt: rộng

− Thời hiệu xử phạt: 1- 2 năm.

NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ


NCS/ThS. Trần Nguyễn Quang Hạ

You might also like