You are on page 1of 2

PHIẾU ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – GIỮA HK2 – NĂM HỌC 2022-2023

Bài 5. Pháp luật và kỉ luật


1) Khái niệm
- Pháp luật là các QUY TẮC XỬ SỰ chung có tính BẮT BUỘC do NHÀ NƯỚC ban hành, được
NHÀ NƯỚC bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, THUYẾT PHỤC, CƯỠNG CHẾ
- Kỉ luật là những quy định chung của một CỘNG ĐỒNG hoặc TỔ CHỨC XÃ HỘI yêu cầu mọi người
phải tuân theo nhằm đảm bảo sự THỐNG NHẤT hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
2) Ý nghĩa:
- Giúp mọi người có CHUẨN MỰC CHUNG để RÈN LUYỆN và THỐNG NHẤT
- Bảo vệ QUYỀN LỢI của mọi người.
- Góp phần TẠO ĐIỀU KIỆN cho mỗi cá nhân và toàn xã hội PHÁT TRIỂN theo một ĐỊNH
HƯỚNG chung
3) Mối quan hệ giữa kỉ luật và pháp luật: Kỉ luật của tập thể phải TUÂN THEO những quy định
của pháp luật, KHÔNG ĐƯỢC TRÁI với pháp luật.
4) Cách rèn luyện:
Học sinh cần THƯỜNG XUYÊN và TỰ GIÁC thực hiện đúng những qui định của nhà trường,
cộng đồng và nhà nước.
5) Ca dao - Tục ngữ:
+ Đất có LỀ, quê có THÓI/ + Phép VUA thua LỆ làng/+ Muốn tròn phải có khuôn, Muốn vuông
phải có thước/ + Luật pháp bất vị thân/ + Thương em anh để trong lòng, Việc quan anh cứ phép
công anh làm
Bài 20. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
1) Khái niệm: Hiến pháp là LUẬT CƠ BẢN của nhà nước có HIỆU LỰC PHÁP LÍ cao nhất trong
hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được XÂY DỰNG BAN HÀNH
trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, KHÔNG ĐƯỢC TRÁI với Hiến pháp.
2) Nội dung Hiến pháp:
Quy định những vấn đề NỀN TẢNG, những NGUYÊN TẮC mang tính ĐỊNH HƯỚNG của đường
lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước: chế độ CHÍNH TRỊ, kinh tế, văn hoá, xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
3) Hiến pháp do QUỐC HỘI xây dựng theo TRÌNH TỰ, THỦ TỤC đặc biệt, được quy định trong HP.
4) Mọi công dân phải NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH Hiến pháp, pháp luật.
5) Lịch sử các bản Hiến pháp Việt Nam: Đến nay đã có 5 bản HP (1946, 1959, 1980, 1992, 2013)
+HP 1946: Hiến pháp của nhà nuớc DÂN TỘC, DÂN CHỦ, nhân dân.
Thông qua ngày: 9/11/1946
+ HP 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh THỐNG NHẤT
Đất nước. Thông qua ngày: 31/12/1959
+ HP 1980: Hiến pháp của thời kỳ QUÁ ĐỘ lên CNXH trên phạm vi cả nước
Thông qua ngày: 18/12/1980
+ HP 19992: Hiến pháp của thời kỳ ĐỔI MỚI.
Thông qua ngày: 15/4/1992 Gồm 12 chương 147 điều. Mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, XÃ HỘI
CÔNG BẰNG, dân chủ, văn minh. Quyền con người quy định tại chương 5
+ HP hiện hành (2013): Hiến pháp của thời kì ĐỔI MỚI, hội nhập và PHÁT TRIỂN
Sửa đổi, bổ sung ngày: 28/11/2013 Có hiệu lực từ: 01/01/2014 gồm 11 chương 120 điều. Mục
tiêu: Dân giàu, nước mạnh, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, văn minh. Quyền con người quy định tại
chương 2. Nét mới so với HP trước: Đưa cơ quan KIỂM TOÁN vào Hiến pháp; thêm Hội đồng
BẦU CỬ Quốc gia.
Bài 21. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
1) Khái niệm:
Là các qui tắc XỬ SỰ CHUNG có tính BẮT BUỘC do NHÀ NƯỚC ban hành, được NHÀ NƯỚC
bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp GIÁO DỤC, thuyết phục, CƯỠNG CHẾ
2) Đặc điểm của pháp luật:
a) Tính QUY PHẠM PHỔ BIẾN : Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người
trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến
b) Tính CHẶT CHẼ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản
pháp luật.
c) Tính BẮT BUỘC: Pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải xử lý theo qui định.
3) Bản chất của pháp luật:
Pháp luật VN thể hiện ý chí của giai cấp CÔNG NHÂN và NHÂN DÂN LAO ĐỘNG dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản VN, thể hiện quyền LÀM CHỦ của nhân dân VN trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục)
4) Vai trò của pháp luật: Là CÔNG CỤ để thực hiện QUẢN LÍ nhà nước, QUẢN LÍ kinh tế, văn
hóa xã hội; GIỮ VỮNG an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là PHƯƠNG TIỆN phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
5) Một số Luật:
* Hiến pháp 2013:
Điều 119 nêu khái niệm Hiến pháp, mọi văn bản pháp luật khác phải PHÙ HỢP với Hiến pháp.
Điều 37: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Điều 30: Quy định về quyền KHIẾU NẠI TỐ CÁO
* Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
Điều 11: Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Điều 12: Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Điều 16: Quyền được học tập.
* Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 2: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
* Bộ luật Hình sự năm 1999
Điều 132 (trích): Người nào trả thủ người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
3 NĂM hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Điều 189. Tội hủy hoại rừng (trích) nhớ 3 mức phạt:
- Hậu quả nghiêm trọng… từ 6 THÁNG đến 5 năm. - Hậu quả rất nghiêm trọng… từ 3 NĂM
đến 10 năm. - Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… từ 7 NĂM đến 15 năm

You might also like