You are on page 1of 46

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC TÀI


LIỆU VỀ VỊ THUỐC NGỌC TRÚC

Họ và tên: TRỊNH THỊ HÀ


Mã sinh viên: 205201A086
Tổ: 4
Lớp: D3AK7
Khóa :2020-2025

HÀ NỘI-2023
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC TÀI


LIỆU VỀ VỊ THUỐC NGỌC TRÚC
TRỊNH THỊ HÀ
Mã sinh viên: 205201A086

Người hướng dẫn:


TS. Nguyễn Văn Quân

Nơi thực hiện:


Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

HÀ NỘI-2023
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây đề tài: “PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC TÀI
LIỆU VỀ VỊ THUỐC NGỌC TRÚC” là bài viết của cá nhân em và
được sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Văn Quân.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực các số liệu, kết
quả trình bày trong báo cáo trong đề tài của mình.

Hà Nội,2 tháng 4 năm 2023

Sinh viên

Trịnh Thị Hà
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hoàn thành bài tập, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ quý
Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè.

Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến Thầy TS. Nguyễn Văn Quân – Bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, đã giúp đỡ và
hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian làm bài Tiểu Luận, tạo cho em
những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề. Nhờ đó mà nhóm em
hoàn thành bài Tiểu Luận của mình.

Với điều kiện và vốn kiến thức có hạn, trình độ bản thân còn có những hạn
chế nhất định nên bài này không thể tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy em
rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để chúng em nâng cao kiến
thức của bản thân, phục vụ tốt quá trình công tác sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 2tháng 4 năm


2023

Sinh Viên

Trịnh Thị Hà
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN......................................................................................3

1.1 Cơ sở khoa học......................................................................................................................3

1.1.1.Tên gọi và danh pháp khoa học .................................................................3

1.1.2. Phân loại khoa học (Scientific classification)[1]........................................3

1.2. Đặc điểm hình thái , thực vật..........................................................................................5

1.2.1. Đặc điểm hình thái.....................................................................................5

1.2.2. Mô tả thực vật............................................................................................5

1.2.3. Nguồn gốc và phân bố...............................................................................6

1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản.............................................7

1.2.5 . Cách trồng................................................................................................8

1.3 Thành phần hóa học............................................................................................................9

1.3.1.Các hợp chất flavonoid...............................................................................9

1.3.2.Các hợp chất Saponin steroid...................................................................10

1.3.3.Các hợp chất Ankaloit..............................................................................11

1.3.4.Lipid.............................................................................................................11

1.3.5. Quinone.................................................................................................. 12

1.3.6.Polysacarit..................................................................................................12

1.4 . Công dụng của cây Ngọc trúc.....................................................................................13


1.4.1. Tác dụng trong y học cổ truyền...............................................................13

1.4.2.Tác dụng trong y học hiện đại...................................................................13

1.5. Một số bài thuốc dân gian từ cây Ngọc trúc............................................................14

1.6 . Tác dụng dược lý.............................................................................................................18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................21

2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................21

2.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................................21

2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................................21

2.4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu................................................................21

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................21

2.4.2. Phương tiện nghiên cứu.............................................................................23

2.5. Hạn chế trong nghiên cứu..............................................................................................24

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................24


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................25

3.1. Ngọc trúc trong y học cổ truyền.................................................................................25

3.2 Ngọc trúc trong y học hiện đại......................................................................................30

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................32

4.1. Kết luận...............................................................................................................................32

4.2 . Kiến nghị.............................................................................................................................32


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

YHCT Y học cổ truyền


YHHĐ Y học hiện đại
TFP Tổng flavonid của Polygonatum
odoratum
TCM Y học cổ truyền Trung Quốc
STZ streptozotocin
APG Asparagaceae
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Phân loại khoa học của cây Ngọc Trúc......................................3

Bảng 2. Acid béo phân lập từ thân rễ P.Odoratum..................................11

Bảng 3. Các polysacarit hòa tan kiềm với phân tử

trong các chế phẩm....................................................................13

Bảng 4. Kết quả nghiên cứu ngọc trúc trong YHCT...............................25

Bảng 5. Kết quả nghiên cứu ngọc trúc trong YHHĐ..............................29


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cây Măng Tây( Asparagus officinalis)........................................4

Hình 1.2 Bộ phận cây Ngọc Trúc ..............................................................5

Hình 1.3. Lá cây Ngọc Trúc ........................................................................6

Hình 1.4 Hoa cây Ngọc Trúc .......................................................................6

Hình 1.5 Quả cây Ngọc trúc........................................................................6

Hình 1.6. Cấu trúc của một số flavonoid phân lập từ loài P. Odoratum....10
Hình 1.7. Cấu trúc của một số Saponin steroid phân lập từ P.odoratum...10

Hình 1.8. Cấu trúc của một số hợp chất Ankaloit phân lập
từ loài P. Odoratum.....................................................................11

Hình 1.9. Ngọc trúc khi đã phơi khô .........................................................17

Hình 1.10 . CARDOCORZ NẠP KHÍ có chứa vị thuốc ngọc trúc


dùng cho người hẹp hở van tim, bị suy tim nhẹ và vừa..............20
ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm
thức ăn, vật liệu xây dựng, chất đốt, thức ăn gia súc hay làm đồ gia dụng
và đặc biệt dùng làm thuốc chữa bệnh. Khi đó, người ta chỉ biết sử dụng
cây cỏ hoang dại để làm thuốc trị một số bệnh thông thường như cảm,sốt,
đau đầu,bệnh ngoài da . Phần lớn các cây thuốc Việt Nam chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ, nhất là về thành phần hóa học, tác dụng sinh
học và hàm lượng các hoạt chất do đó chưa có được các cơ sở khoa học để
tạo được các sản phẩm ứng dụng mới trong các lĩnh vực dược phẩm, thực
phẩm và nông nghiệp.. Về sau, mới đi sâu tìm hiểu về cây cỏ để chữa bệnh
nan y về thận ,gan, tim mạch.....Cho đến nay, mặc dù khoa học hiện đại
phát triển theo hướng sử dụng hóa chất làm thuốc để chữa trị thì cây cỏ
làm thuốc vẫn là một vai trò quan trọng trong nền YHCT và là nguồn
nguyên liệu quý cho nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ các hợp
chất tự nhiên.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có địa
hình thay đổi từ Bắc vào Nam , nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm
phân bố không đều đã tạo nên kiểu thảm thực vật quan trọng với nguồn
thiên nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại, trong đó có nguồn tài
nguyên cây thuốc dược liệu rất phong phú và đa dạng.Theo thống kê của
Viện Dược Liệu (Bộ Y Tế), tính đến cuối năm 2007 đã ghi nhận và thống
kê được ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật có gái trị làm thuốc, trong đó có
khoảng 3.000 loài cây mọc tự nhiên(hơn 90%),đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu ban đàu để sản xuất thuốc
dùng trong nước và xuất khẩu. Trong số đó có cây NgọcTrúc(Polygonatum
odoratum Mill) là một loại cây có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhiều

1
nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng nó có các khả năng như để chữa miệng
khô khát, ho khan, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, hư lao, khó tiêu,
kém ăn, tiểu nhắt, di tinh, dùng làm thuốc bổ trong trường hợp cơ thể suy
nhược, và thuốc phòng các bệnh ở phụ nữ sau khi sinh..... Với mong muốn
tìm hiểu về vị thuốc cây Ngọc Trúc , chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân
Tích Tổng Quan Các Tài Liệu Về Vị Thuốc Ngọc Trúc”. Do đó, tiểu
luận có những nhiệm vụ, mục tiêu sau:

1. Tổng quan về vị thuốc Ngọc Trúc


2. Tìm hiểu tác dụng và một số bài thuốc có vị thuốc Ngọc Trúc
trong YHCT và YHHĐ

Từ kết quả nghiên cứu em hi vọng sẽ làm nổi bật được sự quan trọng
của dược liệu ngũ gia bì trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại,
góp phần cải thiện sức khoẻ và nâng cao đời sống của bệnh nhân.

2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở khoa học[1,2,3,4,5]

1.1.1.Tên gọi và danh pháp khoa học [1]

- Tên tiếng anh : Solomon's Seal.


- Tên khoa học : Polygonatum odoratum (Mill.) Druce
- Tên đồng nghĩa: Polygonatum officinale All.
- Họ: Asparagaceae
- Tên gọi khác : Nữ Ủy

1.1.2. Phân loại khoa học (Scientific classification)[1]

Bộ(ordo) Măng tây (Asparagales)


Họ (familia) Măng tây(Asparagaceae)
Chi ( Genus ) Hoàng tinh(Polygonatum)
Loài (species) P. odoratum
Các phân loài Có nhiều phân loài
(Subspecies )

Bảng 1. Phân loại khoa học của cây Ngọc Trúc

- Họ Măng tây(Asparagaceae) : Hệ thống APG II năm 2003 công


nhận họ này và đặt nó trong bộ Măng tây (Asparagales), thuộc nhánh
monocots. APG II cũng có 2 tùy chọn để định nghĩa họ này:

* Asparagaceae sensu lato (nghĩa rộng), bao gồm tất cả các loài thực
vật được liệt kê trong tùy chọn thứ hai dưới đây.
* Asparagaceae sensu stricto (nghĩa hẹp), bao gồm chỉ 2 chi (là
Asparagus và chi Hemiphylacus), với tổng số khoảng 165-295 loài.

3
Chỉ có rất ít các ấn bản chấp nhận định nghĩa rộng của APG II cho
họ Asparagaceae, còn phần lớn chỉ công nhận định nghĩa hẹp cũng
như công nhận các họ tách riêng ra như trên đây.

- Họ Măng Tây rất đặc trưng bởi ở đây có diệp chi (cành hình lá). Là cây
dây leo bé hay cây bụi nhỏ. Lá dạng kim dài hay ngắn mọc cụm 2-5 cái
một chỗ hoặc dạng bản dài.Hoa thường đơn tính, thường mọc trên diệp chi,
mẫu 3 (P3+3A3+3G3). Có 6 cánh hoa, 6 nhị và nhụy lép. Hoa cái có bầu
trên.Quả nạc hình cầu.

- Thế giới có 4 chi và 320 loài, phân bố ở vùng Nhiệt đới, Cận nhiệt đới và
Ôn đới, nhiều nhất là ở Địa Trung Hải, ở Trung Á và Tây Á.Ở Việt Nam
có 1 chi và 6 loài.Phân loại: Họ này trước đây để trong họ Liliaceae. Như
vậy nó có quan hệ với Liliaceae và các họ lân cận.

- Giá trị kinh tế: Nhiều loài làm cảnh và làm thuốc (Asparagus
cochinchinensis, A. officinalis).

Hình 1.1. Cây Măng Tây

( Asparagus officinalis)

-Chi Hoàng Tinh(Polygonatum): Hoàng tinh, hoàng tinh hoa


đỏ hay củ cơm nếp (tên khoa học: Polygonatum) là một chi thực vật có

4
hoa chứa khoảng hơn 200 loài.Nhiều loài của chi này có thân rễ(dạng củ)
được dùng làm dược liệu trong Đông y, chẳng hạn như hoàng tinh
(Polygonatum sibiricum), điền hoàng tinh (Polygonatum kingianum). Mỗi
loài có đặc điểm khác nhau nhưng quan trọng nhất, nhiều lợi ích nhất là

P. odoratum.

- Loài Ngọc Trúc(P. odoratum): là một loài thực vật có hoa thuộc chi
Hoàng tinh (Polygonatum). Đây là một loài cây trồng được dùng làm thuốc
cũng như trồng làm cảnh trong các vườn cây.

1.2. Đặc điểm hình thái , thực vật

1.2.1. Đặc điểm hình thái[1]

- Ngọc Trúc là cây ưa khí hậu ẩm, mát, khả năng chịu hạn kém, ưa
bóng râm, kỵ ánh sáng, phát triển tốt trong đất ẩm, nhiều mùn nhưng tiêu
nước tốt.

1.2.2. Mô tả thực vật[1]

- Thân cây mọc thẳng góc với mặt đất, cao 30–90 cm, thường không
phân nhánh.

5
Hình 1.2 Bộ phận cây Ngọc Trúc

- Lá hình trứng, mạng gân song song dễ thấy, màu xanh lục (đến mùa
thu chuyển sang màu vàng) đầu lá màu trắng, dài 15–30 cm.

Hình 1.3. Lá cây Ngọc Trúc


- Mỗi cụm hoa mang 2 hoa lưỡng tính màu trắng hình chuông, có mùi
thơm, mọc chúc xuống đất. Quả có màu xanh đen hay đỏ. Cây ra hoa
từ tháng 5 đến tháng 7, quả chín vào mùa thu. Hoa tự thụ phấn hoặc
thụ phấn nhờ côn trùng. Cũng có thể sinh sản vô tính bằng thân rễ
vào mùa xuân.

Hình 1.4 Hoa cây Ngọc Trúc Hình 1.5 Quả cây Ngọc trúc

6
1.2.3. Nguồn gốc và phân bố[1]

- Nguồn gốc : Ngọc trúc là thực vật thân thảo lưu niên (sống nhiều
năm), có nguồn gốc từ Trung Quốc.

- Phân bố :
 Ngọc trúc có ở Châu Âu, Đông Bắc và Tây Châu Á, mọc nhiều ở các
tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và là một trong ba loài
Hoàng tinh bản địa ở Anh
.
 Ở Việt Nam, Ngọc trúc mọc hoang ở các vùng núi cao, ẩm và mát
như Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu), Đồng
Văn (Hà Giang) và cũng được trồng trong các gia đình
người Hmông ở Phó Bảng (Hà Giang). Ở nước ta cùng có loài thực
vật tên là Ngọc trúc hoàng tinh (Disporopsis aspera) thuộc họ Hoàng
tinh (Convallariaceae). Tuy nhiên tác dụng của 2 dược liệu này hoàn
toàn khác nhau, vì vậy cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản [6]

- Bộ phận dùng làm thuốc : Thân rễ – Rhizoma Polygonati Odorati,


thường gọi là Ngọc trúc. Lá – Ngọc trúc diệp
- Thu hái : Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa xuân hoặc
mùa thu
- Chế biến: Sau khi hái về, đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch tạp chất và đất
cát. Sau đó lấy ra phơi cho hơi khô, rồi lăn cho mềm và tiếp tục phơi/
sấy cho khô hoàn toàn.
Ngoài ra, có thể bào chế dược liệu ngọc trúc theo những cách sau:

7
 Đem ủ thân rễ trong vòng 1 ngày đêm, thực hiện tương tự trong vòng
2 – 3 lần cho đến khi dược liệu có màu đen. Sau đó cắt thành khúc
dài khoảng 2 – 3cm.

 Dùng thân rễ phơi khô, thái vát thành từng phiến dài 3 -5cm và bảo
quản, dùng dần.
 Dùng khoảng 10kg thân rễ đồ trong vòng 8 giờ cho chín mềm. Sau
đó thái thành từng khúc, thêm khoảng 1.5ml rượu vào rồi chưng
trong vòng 4 giờ đồng hồ là dùng được.
 Dùng ngọc trúc nguyên phiến đem tẩm với mật ong theo tỷ lệ 10:1
trong 30 phút rồi sao với nhỏ cho đến khi dược liệu có màu vàng, sờ
vào không dính tay và có mùi thơm là được.
- Bảo quản : Sau khi được phơi khô, chỉ cần cất giữ ở những nơi khô
ráo để tránh ẩm mốc. Đồng thời nên bọc kỹ để tránh côn trùng tấn
công.

1.2.5 . Cách trồng[3]

- Ngọc trúc được nhân giống bằng mầm của thân rễ. Thời vụ trồng chủ yếu
là mùa xuân. Các mùa khác cũng trồng được trừ mùa đông giá lạnh.Ngọc
trúc là cây thuốc khá dễ trồng.

- Ngọc trúc ưa đất nhẹ. Đất được làm tươi xốp, để ải, lên thành luống cao
20 – 25 cm, rộng 78 – 80 cm. Mỗi hecta cần bón lót 10 -15 tấn phân
chuồng (1 – 1,5 kg cho mỗi hốc). Mỗi hốc trồng một mầm với khoảng cách
30×30 cm. Có thể trồng theo cách lệch nanh sấu. Thời gian đầu, cần tưới
đủ ẩm, làm cỏ khi cần. Cây đã lớn có khả năng lấn át cỏ dại.

8
- Các năm sau vào mùa xuân, cây lại đâm chồi. Cần vun xới, làm cỏ kết
hợp với bón thúc bằng phân chuồng, nước giải, nước phân . Ngọn trúc ít bị
sâu bệnh. Thân rễ thu hoạch vào mùa đông.

1.3 Thành phần hóa học

Trong thân và rễ của Ngọc Trúc có chứa flavonoid, polisaccarit, chất nhầy,
glycosid tim , saponin và quinine gluconate. Ngoài ra, loại dược liệu này
còn chứa các thành phần như: glycosid convalla marin và
convallaria, vitamin A và tinh bột,...

1.3.1. Các hợp chất flavonoid[7,8,9]

Flavonoid có mặt trong hầu hết các bộ phân của các loài thực vật bậc cao,
đặc biệt là hoa, tạo cho hoa những màu sắc rực rỡ thu hút các loại côn
trùng giúp cho sự thụ phấn của cây. Flavonoid là nhóm hợp chất phenol có
cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm
2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon, là nhóm hợp
chất tự nhiên thường gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật. Phần lớn
chúng có màu vàng, ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc
không màu.

9
5,4'-Dihydroxy-7-methoxy Chrysoeriol
-6-methylflavonoid

5, 7, 4'-trihydroxy
isoflavone
Tectorid in

Hình 1.6. Cấu trúc của một số flavonoid phân lập từ loài P. odoratum
1.3.2. Các hợp chất Saponin steroid[18]
Saponin steroid được hình thành do sự ngưng tụ của sapogenin
steroid và đường. Khung carbon của sapogenin steroid được tạo
thành từ 27 nguyên tử carbon và dựa trên spirostane.

(25S)-spirost-5-en-3β-ol-
3-O-β-D-glucopyranosyl-(l2)
timosaponin H-[β-D-xylopyranosyl-
1

(l3)]-β-D-glucopyranosyl-

10
(l4)-β-D-galactopyranoside

Hình 1.7. Cấu trúc của một số Saponin steroid phân lập từ P.odoratum
1.3.3. Các hợp chất Ankaloit

Các ankaloit là các hợp chất hữu cơ kiềm chứa nitơ trong tự nhiên
(chủ yếu ở thực vật, nhưng một số cũng tồn tại ở động vật). Chúng có
cấu trúc vòng phức tạp và nitơ thường được chứa trong vòng. Nó có
hoạt tính sinh học đáng kể và là một trong những thành phần hiệu quả
nhất trong y học thảo dược Trung Quốc.

11
N-trans-feruloyltyramine N-trans-feruloyloctopamine

Hình 1.8. Cấu trúc của một số hợp chất Ankaloit phân lập
từ loài P. Odoratum
1.3.4. Lipid

Một số axit béo phân lập được từ P. Odoratum được hệ thống lại ở bảng
dưới đây:

Bảng 2. Acid béo phân lập từ thân rễ P.Odoratum


AXIT BÉO HÀM LƯỢNG (%)
Axit Myristic 1,8
Axit Plamitic 15,9
Axit Stearic 2,1
Axit Arachidic 1,3
Axit Behenic 1,3

1.3.5. Quinone

Ubiquinones có cấu trúc benzoquinone có thể tham gia vào quá trình
oxy hóa khử in vivo và là một họ coenzyme được coi là coenzyme Q
trong các phản ứng oxy hóa sinh học. Nó có giá trị y tế điều trị đáng
kể và có thể được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp
và ung thư.
1.3.6. Polysacarit[10,11,12]

12
Polysacarit là một trong những thành phần hoạt chất chính của
Polygonatum. Do sự phức tạp của cấu trúc và trọng lượng phân tử
tương đối lớn của Polygonatum Polysacarit, có tương đối ít nghiên
cứu về cấu trúc hóa học. Polysacarit chiết xuất nước nóng của
polysacarit từ P. odoratum bao gồm mannose, glucosamine,

rhamnose, glucose, galactose và arabinose. Các nghiên cứu tập trung


vào nghiên cứu chiết xuất polysacarit hòa tan trung tính từ P.
odoratum, sử dụng chiết xuất nước nóng hoặc chiết xuất nước nóng
được hỗ trợ bởi các công nghệ vật lý như lò vi sóng và siêu âm, để tối
ưu hóa năng suất của polysacarit Kim và cộng sự báo cáo rằng
polysacarit chiết xuất kiềm từ basidiomycetes Hàn Quốc bao gồm bốn
loại monosacarit và hiển thị hoạt tính chống ung thư. Liu và cộng sự
báo cáo rằng tỷ lệ chiết xuất polysacarit bằng cách thủy phân kiềm
nhẹ từ Ganoderma lucidum cao hơn đáng kể so với chiết xuất nước
nóng. Trong nghiên cứu hiện tại, một thử nghiệm trực giao đã được
thực hiện để tối ưu hóa việc chiết xuất polysacarit hòa tan kiềm từ P.
odoratum. Các thông số tối ưu là nồng độ NaOH 0,3 M, nhiệt độ 80 °
C, tỷ lệ NaOH so với chất rắn gấp 10 lần và thời gian chiết xuất 4 giờ
và năng suất thực tế là 17,28%.

rhamnose 31,78
mannose 31,89,
xylose 11,11
arabinose 1,00

Bảng 3. Các polysacarit hòa tan kiềm với tỷ lệ

phân tử trong các chế phẩm

13
Như vậy: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy,
thành phần hoá học trong loài P. Odoratum rất đa dạng và phong
phú, góp phần tạo cơ sở khoa học lý giải cho việc sử dụng cây này để
chữa bệnh trong y học cổ truyền.

1.4 . Công dụng của cây Ngọc trúc[7]


Tác dụng của ngọc trúc đối với sức khỏe người dùng đã được kiểm
chứng qua các ghi chép của y học cổ truyền. Ngoài ra, một số nghiên cứu
của y học hiện đại cũng đã chỉ ra được công dụng của thảo dược này. Cụ
thể như sau:

1.4.1. Tác dụng trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, vị thuốc ngọc trúc có tính ngọt, hơi hàn và
được quy vào hai kinh Phế và Vị. Với tính vị như trên, dược liệu có
tác dụng như sau:

 Công dụng: Tư âm, dương vị, nhuận phế, chỉ phát, nhuận táo, trừ
phiền, sinh tân.
 Chủ trị các bệnh lý: Ho nhiều dẫn tới sốt, phong thấp, táo nhiệt, đái
dắt, phế âm hư, vị âm hư, suy nhược, tiểu nhiều lần, di tinh, mồ hôi
ra nhiều, mồ hôi trộm.

1.4.2.Tác dụng trong y học hiện đại

Một số nghiên cứu của Tây y đã chỉ ra các dưỡng chất có trong vị
thuốc
này như: Vitamin A, chất nhầy, tinh bột, conballa marin, quercitol,
convallaria. Các thành phần có hiệu quả điều trị bệnh như sau:

 Hoạt chất Convallaria giúp hạ áp, tẩy mạnh và kích thích thận.
 Có hiệu quả nhuận tràng, ức chế tăng đường huyết.
 Một số thí nghiệm đã kiểm chứng khả năng điều trị bệnh thiếu máu
cơ tim từ các dưỡng chất của dược liệu.

14
 Tăng cường khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy tim mạch, từ đó
tác động và làm chậm quá trình hình thành xơ vữa động mạch và hạ
lipid huyết.

1.5. Một số bài thuốc dân gian từ cây Ngọc trúc[7]


 Điều trị chứng âm hư phát sốt, ho khan, miệng khô, họng
ráo: chuẩn bị các nguyên liệu với số lượng như sau: Ngọc Trúc
16g, Mạch môn, Sa sâm mỗi vị 12g, Cam thảo dây 8g. Sắc các
nguyên liệu này với nước và uống hằng ngày.

 Điều trị đau mắt đỏ, hoa mắt: Ngọc Trúc 12g; Sinh địa, Huyền
sâm, Thảo quyết minh sao, Cúc hoa, mỗi vị 10g; Bạc hà 2g. Nấu các
nguyên liệu này vào nồi đủ to để xông hơi. Trước khi xông, chắt một
ít nước ra để uống.

 Điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: Đảng sâm 12g, Ngọc
Trúc 20g. Bỏ vào ấm và sắc thành cao. Cao này chia làm 2 phần
uống trong một ngày.

 Điều trị bệnh thấp tim: Ngọc Trúc được phối hợp với Kỷ tử, Long
nhãn nhục, Mạch đông, Sinh khương, Đại táo. Sắc lấy nước uống
hằng ngày.

 Điều trị chứng ngoại cảm ở bệnh nhân âm hư: chuẩn bị các
nguyên liệu với số lượng như sau: Ngọc Trúc 12g, Hành tươi 3 củ,
Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g, Chích thảo 2g, Bạch vị 4g,
Táo 2 quả. Sắc lấy nước uống.

 Điều trị viêm phế quản kéo dài, lao phổi, ho do phế táo: kết hợp
Ngọc Trúc với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc. Sắc lấy nước uống.

15
 Điều trị bệnh phổi và dạ dày khô nóng, tân dịch khô, miệng khát,
ăn nhiều nhưng nhanh đói: sa sâm 16g, sinh địa 20g, Ngọc Trúc
12g, mạch đông 12g. Sắc các nguyên liệu này với nước uống.

- Chủ trị chứng ho lao phế táo, vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu
khát.Trong nhân dân, Ngọc trúc được coi là vị thuốc bổ, dùng trong
trường hợp cơ thể suy nhược, mồ hôi ra nhiều, đi tiểu nhiều lần, di tinh
Ngoài các bài thuốc trên, dược liệu còn được chế biến thành các món ăn
để chữa bệnh. Ngọc Trúc có thể được nấu thành các món ăn như: nhựa
mận vịt ngọc trúc, thịt lợn hầm ngọc trúc, tim lợn tiềm ngọc trúc, cháo
ngọc trúc, thịt dê hầm ngọc trúc,..

 Vịt hầm ngọc trúc chữa chứng suy nhược, táo bón, teo niêm mạc
dạ dày và tiểu đường

 Chuẩn bị: Vịt 1 con, hành tây 1 củ, ngọc trúc 50g, gừng tươi 6g, sa
sâm 50g.
 Thực hiện: Làm sạch vịt, sau đó cho vào nồi nấu với ngọc trúc và sa
sâm. Đun lửa lớn cho sôi sau đó hạ lửa và ninh nhừ trong vòng 1 giờ
đồng hồ. Cuối cùng bỏ bã, dùng nước thêm gia vị vào và uống khi
còn ấm.

 Món thịt lợn hầm ngọc trúc chữa chứng ho khan kéo dài

 Chuẩn bị: Khoảng 200g thịt lợn cắt miếng và 15 – 30g ngọc trúc.
 Thực hiện: Làm sạch thịt lợn,sau đó cho vào nồi .Đun lửa lớn sau đó
hạ nửa và hầm cho nhừ, sau đó bỏ bã và thêm gia vị vào ăn.

16
 Tim lợn tiềm ngọc trúc trị lao phổi, tiểu đường và bệnh mạch
vành

 Chuẩn bị: Gừng tươi và hành sống mỗi thứ 10g, ngọc trúc 50g và tim
lợn 500g.
 Thực hiện: Đem dược liệu nấu lấy nước, sau đó bỏ bã. Thêm nước,
cho gia vị (ớt, hành và gừng) và tim lợn vào. Đun cho tim mềm nhừ
và nước cạn dần. Cuối cùng thêm gia vị vào và đun cho thành canh
đặc. Dùng ăn hàng ngày.

 Thịt dê hầm ngọc trục trị chứng mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, âm
hư huyết hư, người đang bị bệnh nặng và phụ nữ sau sinh

 Chuẩn bị: Thịt dê nạc 200g và ngọc trúc 20g.


 Thực hiện: Đem hầm cách thủy với 1 ít muối. Sau khi chín, nêm
thêm gia vị và ăn khi còn nóng.

 Cháo ngọc trúc chữa chứng miệng khô rát họng và ho khan kéo
dài

 Chuẩn bị: Gạo tẻ 80 – 100g và ngọc trúc 30g.


 Thực hiện: Đem dược liệu nấu lấy nước, bỏ bã và thêm gạo vào nấu
thành cháo. Khi gạo chín nhừ, thêm đường vào và ăn hàng ngày.

17
Hình 1.9. Ngọc trúc khi đã phơi khô

- Lưu ý khi sử dụng:


Cách sử dụng ngọc trúc ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả mà dược liệu
này mang lại. Dù là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe những
người dùng vẫn phải lưu ý những vấn đề sau đây khi áp dụng những
bài thuốc từ cây ngọc trúc.

 Đối tượng tỳ hư, đờm thấp ứ trệ và dương suy âm thịnh không nên
sử dụng các bài thuốc có chứa dược liệu.
 Bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc đầy trướng bụng không nên dùng ngọc
trúc.
 Khi sắc thuốc hoặc chế biến món ăn từ dược liệu, người bệnh hạn
chế sử dụng nồi và vật dụng chế biến bằng kim loại. Điều này sẽ
làm giảm dược tính của dược liệu và ảnh hưởng tới quá trình điều
trị bệnh.
 Người bệnh không được phép tự ý kết hợp vị thuốc này với các loại
thảo dược khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
 Không sử dụng song song thuốc Tây y cùng dược liệu, tránh
trường hợp những phản ứng phụ có thể xảy ra.

18
1.6 . Tác dụng dược lý

- Trên thế giới, P. odoratum được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác
nhau, các tác dụng này được quan tâm tìm hiểu bởi nhiều nhà nghiên cứu
trên khắp thế giới. Nhiều nghiên cứu tác dụng sinh học đã được tiến hành
nhằm giải nghĩa tác dụng chữa bệnh này. Dưới đây là kết quả công bố mà
chúng tôi thu thập được.

 Tác dụng giảm tiểu đường[14,15]

Tổng flavonid của Polygonatum odoratum đã được thử nghiệm về hoạt


tính chống tiểu đường ở chuột mắc tiểu đường do streptozotocin và chuột
mắc bệnh tiểu đường do alloxan gây ra. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
TFP được chiết xuất bởi 70% ethanol và được tinh chế bằng nhựa lưới vĩ
mô. Các thí nghiệm được thiết kế để phát hiện hoạt động chống tiểu đường
của TFP bằng cách xác định đường huyết (BG) bằng cách sử dụng máy đo
glucose một chạm và nồng độ insulin bằng cách sử dụng bộ xét
nghiệm miễn dịch phóng xạ ở chuột mắc bệnh tiểu đường. TFP có tác dụng
có lợi trong việc điều hòa đường huyết. Dùng hàng ngày với 50-200 mg /
kg trọng lượng cơ thể của TFP trong 9 ngày có thể làm giảm đáng kể tăng
đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường do STZ gây ra. Dùng ngày thứ
ba mươi với TFP (50-200 mg / kg trọng lượng cơ thể) cũng làm giảm đáng
kể lượng đường trong máu lúc đói ở chuột mắc bệnh tiểu đường do alloxan
gây ra.

 Tác dụng giảm béo phì

Polysacarit có thể làm giảm các đặc điểm của bệnh béo phì ở chuột được
cho ăn với chế độ nhiều chất béo iên quan đến việc điều chế hệ vi sinh
đường ruột.Giúp điều chỉnh sự biểu hiện của các gen liên quan đến sự biệt
hóa tế bào mỡ và lipolysis và điều chỉnh giảm các gen liên quan đến tổng

19
hợp lipid , với những thay đổi tương ứng trong biểu hiện protein PPARγ và
FABP4.

 Tác dụng chống oxy hóa[21]

Các hoạt động chống oxy hóa chiết xuất từ thân rễ P.odoratum.

Các chiết xuất flavonoid thô và homoisoflavanone đều có hoạt tính


chống oxy hóa đáng kể và giảm sức mạnh nhưng không ảnh hưởng đến
gốc hydroxyl.

 Tác dụng lợi tiểu

Các nghiên cứu cho thấy Asparagine có trong cây Ngọc Trúc có tác dụng
lợi tiểu

 Tác dụng chống ung thư[20]

Y học cổ truyền Trung Quốc rất quan trọng trong việc cung cấp thuốc
chống khối u. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại tác nhân
TCM có thể kiểm soát sự phát triển của khối u, tăng cường chức năng miễn
dịch của cơ thể và tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc hóa trị liệu. Ở
phụ nữ, ung thư biểu mô vú là loại khối u phổ biến nhất và là nguyên nhân
phổ biến thứ hai gây tử vong do ung thư. Polygonatum odoratum (P.
odoratum) thường được sử dụng trong TCM. Mục đích của nghiên cứu này
là điều tra tác dụng của chiết xuất P. odoratum đối với sự tăng sinh và
apoptosis của các tế bào ung thư vú MDA-MB-231. Sự tăng sinh tế bào
được đánh giá bằng cách sử dụng MTT và xét nghiệm hình thành khuẩn

lạc. Homoisoflavone-1 có nguồn gốc từ Ngọc Trúc hoạt động như một chất
ức chế ung thư. Nó có thể là một phương pháp trị liệu mới giúp chống
lại ung thư phổi không tế bào nhỏ.

20
 Tác dụng cường tim
Theo các nghiên cứu gần đây, nước thuốc sắc, chiết xuất cồn liều nhỏ thử
nghiệm trên tim ếch cô lập có tác dụng cường tim; khi dùng với Hoàng kỳ
giúp cải thiện điện tâm đồ và thiếu máu cơ tim.

Hình 1.10 . CARDOCORZ NẠP KHÍ có chứa vị thuốc ngọc trúc dùng cho
người hẹp hở van tim, bị suy tim nhẹ và vừa.

21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng lựa chọn: cây thuốc Ngọc trúc

2.2. Địa điểm nghiên cứu


- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

- Một số địa điểm khác có liên quan.

2.3. Thời gian nghiên cứu


- Được thực hiện từ ngày 14 tháng 03 năm 2023 đến hết ngày 02
tháng 4 năm 2023.

2.4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp mô tả hồi cứu: Mô tả về tài liệu, tên bài thuốc, vị thuốc.

+ Tra cứu tài liệu: Dược học cổ truyền, Dược liệu học, Dược điển Việt
Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Từ điển cây thuốc
Việt Nam, ….

+ Tra cứu các trang web: Y học dân gian, Wikiduoclieu.org, Từ điểm
dược liệu và cây thuốc, duocdienvietnam.com, thuocbietduoc.com.vn,
camnangcaytrong.com.vn …

- Phương pháp thống kê, phân tích để tập hợp vị thuốc theo

+ Nhóm tài liệu


+ bài thuốc
+ nhóm tác dụng dược lý
+ Nhóm thuốc YHCT

22
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

+ Tổng hợp được các vấn đề chuyên môn của sinh viên về dược liệu, cụ
thể Thường truật.

+ Đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá nhận thức sinh viên về đối tượng
cần nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu. (làm phiếu khảo sát điều tra)

+ Sử dụng phiếu khảo sát đối với các sinh viên ngành dược đã được tìm
hiểu và tiếp xúc với đề tài. Các câu hỏi thể hiện rõ được đề tài nghiên
cứu.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết:


+ Phân loại: sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic
chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học
có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển. Các tài liệu
thu thập được sẽ đưa vào các mục, các tiêu chí khác nhau về vị thuốc
Ngọc trúc như đặc điểm về dược liệu, các tác dụng, các bài thuốc có
chứa Ngọc trúc,…
+ Hệ thống hoá: sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở
một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được toàn
diện và sâu sắc hơn.
- Phương pháp lịch sử:
Tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến đổi của đối
tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng. Phương pháp
này dùng để phân tích các tài liệu nghiên cứu đã có sẵn về vị thuốc
Ngọc trúc từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Các tài

23
liệu liên quan đến vị thuốc trong các khoảng thời gian khác nhau cho
thấy rõ sự phát triển trong nghiên cứu, tìm kiếm những điều mới,
những sự phát triển mới để đem lại các sản phẩm mới hữu ích hơn.

- Phương pháp mô tả cắt ngang.

2.4.2. Phương tiện nghiên cứu

- Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin về vị thuốc, bài thuốc.
- Bảng thu thập thông tin về vị thuốc trong các tài liệu.
- Sử dụng điện thoại, máy ảnh để thu thập thông tin về vị thuốc, bài
thuốc.
- Sổ ghi chép các bài thuốc.
- Giáo trình, sách, sách online.

2.4.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước:


Bước 1: Xác định mục tiêu đề tài
Bước 2: Thu thập tài liệu nghiên cứu
Bước 3: Liệt kê, phân loại nội dung trong mỗi tài liệu
Bước 4: Tổng hợp các thông tin theo mục
Bước 5: Kết quả nghiên cứu
Bước 6: Kết luận, kiến nghị

2.5. Hạn chế của đề tài


- Dọ thời gian nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận chưa tìm hiểu được đầy
đủ các bài thuốc về Ngũ gia bì cũng như các nghiên cứu mới về vị thuốc
này.

24
- Đề tài được thực hiện theo phương pháp tổng hợp lý thuyết. Vì vậy các
kết quả thu được phụ thuộc vào thông tin ghi chép lại trong các tài liệu cũ,
sách thì sẽ thiếu tính cập nhật.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành trên các tài liệu lưu trữ một cách độc lập,
trung thực.

- Nghiên cúu được tiến hành theo đúng các nguyên tắc về đạo đức y
học

- Nghiên cứu được sự thông qua và cho phép bởi khoa Dược, phòng
Kế hoạch tổng hợp của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ngọc trúc trong y học cổ truyền


Ngọc trúc trong YHCT
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn.
Tính vị,quy kinh, công Quy vào kinh Phế và Vị.
năng Có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân chỉ
khát, dưỡng vị; bổ tim, giảm lipid huyết, lợi
tiểu.
Dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược,
sốt về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu,
Tác Dụng tiểu dắt, phong thấp, đau lưng, trị vết
thương. Người bị dương suy, âm thịnh, tỳ
hư, đờm thấp ứ trệ không được dùng.
-Theo Đông Y:
 Công dụng: Nhuận táo, tư âm, sinh tân,
dương vị, nhuận phế, chỉ khát, trừ
phiền
 Chủ trị: Mồ hôi trộm hư hao gây sốt,
ho nhiều phát sốt, táo nhiệt, phong
thấp, miệng khát, đái dắt, vị âm hư,
Tác dụng dược lý phế âm hư, di tinh, tiểu nhiều lần, suy
nhược, ra mồ hôi nhiều.
 Ngọc trúc cũng được kết hợp 1 số bài
thuốc dân gian khác trong chữa bệnh.

26
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
 Convallarin trong ngọc trúc có tác
dụng hạ áp, tẩy mạnh và kích thích
thận.
 Dùng liều lượng lớn có thể ngưng hô
hấp.
 Dược liệu có tác dụng nhuận tràng và
ức chế tăng đường huyết trên chuột
cống thực nghiệm.
 Chiết xuất cồn liều nhỏ và nước sắc từ
ngọc trúc có tác dụng cường tim ở tim
ếch cô lập. Phối hợp với hoàng
kỳ nhận thấy tác dụng cải thiện điện
tâm đồ ở bệnh thiếu máu cơ tim.
 Dược liệu có thể tăng cường khả năng
chịu đựng tình trạng thiếu oxy của tim
mạch, làm chậm hình thành xơ vữa
động mạch và hạ lipit huyết.

Sau khi hái về, đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch


tạp chất và đất cát. Sau đó lấy ra phơi cho
Dạng bào chế hơi khô, rồi lăn cho mềm và tiếp tục phơi/
sấy cho khô hoàn toàn.

Một số bài thuốc của cị -Cao Sâm Trúc


- Gia giảm Ngọc trúc thang
thuốc Ngọc trúc
- Thang ích vị
- Thang sa sâm mạch đông
- Chữa mắt đau đỏ, thấy hoa đen, mù tối

27
- Chữa âm hư phát sốt, ho khô, miệng khô
họng ráo
- Trị bệnh thấp tim

Bảng 4. Kết quả nghiên cứu ngọc trúc trong YHCT

 Nhận xét:

Kết quả cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đó.

 Một số bài thuốc trong YHCT:


 Bài thuốc Cao Sâm Trúc
- Thành phần:
+ Đảng Sâm : 12g
+ Ngọc trúc : 20g
- Cách dùng:
Sắc thành cao, uống chia 2 lần/ ngày
- Chủ trị :Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực
 Bài thuốc Gia giảm Ngọc trúc thang
- Thành phần:
+ Ngọc trúc 12g
+ Hành tươi 3 củ
+ Cát cánh 6g
+ Đạm đậu xị 16g
+ Bạc hà 4g ( cho sau)
+ Chích thảo 2g
+ Bạch vị 4g
+ Táo 2 quả

28
- Cách dùng: Sắc thành nước uống
- Chủ trị : Trị chứng ngoại cảm ( có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh
nhân vốn âm hư

 Bài thuốc Thang ích vị

- Thành phần :
+ sa sâm 16g
+ sinh địa 20g
+ ngọc trúc 12g
+ mạch đông 12g
- Cách dùng : Sắc uống
- Chủ trị : Trị sốt cao cuối kỳ còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát
 Bài thuốc Thang sa sâm mạch đông:
- Thành phần:
+ sa sâm 12g
+ mạch môn 12g
+ ngọc trúc 12g
+ thiên hoa phấn 12g
+ tang diệp 12g
+ cam thảo 4g
- Cách dùng : Sắc uống
- Chủ trị : Trị chứng phổi khô nóng sinh ho, họng khô, đờm đặc
không khạc ra được. Ghi chú: Người dương suy, âm thịnh, tỳ hư đờm
thấp ứ trệ không được dùng.

 Chữa mắt đau đỏ, thấy hoa đen, mù tối:

- Thành phần:

29
+ Ngọc trúc 12g
+ Sinh địa 10g
+ Huyền sâm 10g
+ Thảo quyết minh sao 10g
+ Cúc hoa 10g
+ Bạc hà 2g

- Cách dùng :

 Sơ chế và làm sạch các dược liệu đã chuẩn bị trước khi sắc lấy thuốc.
 Đun thuốc nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp.
 Chia thuốc thành hai phần, một phần để uống và phần còn lại để xông
mắt. Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc này cho tới khi tình
trạng đau mắt đỏ suy giảm và khỏi hẳn.

 Hỗ trợ điều trị thấp tim


- Thành phần:
+ Ngọc trúc 12g
+ cam thảo 12g
+ đương quy 12g
+ tân cửu 12g
- Cách dùng:

+ Sơ chế sạch sẽ ngọc trúc, đương quy, cam thảo và tân cửu trước khi
sử dụng.
+ Cho dược liệu vào ấm và đun cùng 600ml nước, đun nhỏ lửa cho tới
khi các dưỡng chất ngấm dần ra thuốc thì tắt bếp và sử dụng.
+ Người bệnh sắc thuốc và sử dụng liên tục trong 7 đến 14 ngày để
thấy được hiệu quả điều trị bệnh.

3.2 Ngọc trúc trong y học hiện đại

Ngọc Trúc trong YHHĐ


-Trong thân rễ ngọc trúc, có thể tìm thấy nhiều

30
dưỡng chất khác nhau, chẳng hạn như:

 glucosit convallamarin

 azetidin axit cacboxylic,

Thành phần hóa học  các flavonoit như vitextin, vitextin 2-


glucose

 saponarin

 axit chelidonuc

 các nguyên tố như Ca, P, K, Mg, Mn, Si.

 Ngoài ra còn có chất nhầy adonaran,


polygonym-fructan-O, A, B, C, D., và các
steroit saponin, polyfurosit.

-Hoạt chất Asparagine trong dược liệu ngọc trúc


có tác dụng lợi tiểu.
-Polysacarit là thành phần hoạt tính sinh học
chính của vị thuốc ngọc trúc giúp cải thiện khả
năng miễn dịch và được sử dụng trong điều trị
Tác dụng
bệnh tim mạch, bệnh thấp khớp và bệnh tiểu
đường.
-Homoisoflavanone-1 được chiết xuất từ dược
liệu hoạt động như một chất ức chế ung thư và có
khả năng trở thành một phương pháp điều trị mới

31
cho bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
-Bổ sung Polysacarit được chiết xuất từ vị thuốc
ngọc trúc làm giảm bớt các đặc điểm béo phì dựa
trên thí nghiệm ở chuột ăn nhiều chất béo. Đồng
thời, liên quan đến điều hòa của hệ vi sinh vật
đường ruột.
-Chiết xuất từ ngọc trúc có khả năng ức chế sự
tăng sinh và gây ra apoptosis của các tế bào ung
thư vú MDA-MB-231.

Dạng bào chế Viên nén


Chế phẩm CARDOCORZ NẠP KHÍ

Bảng 5. Kết quả nghiên cứu ngọc trúc trong YHHĐ

 Nhận xét:
- Kết quả nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu
trước đó.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

- Vị thuốc Ngọc trúc có tính mát, vị ngọt, vào hai kinh Phế, Vị, có tác
dụng tư âm nhuận phế, sinh tân chỉ khát, dưỡng vị; bổ tim, giảm
lipid huyết, lợi tiểu. Công năng này được thể hiện rõ trong bài ở các
bài thuốc dân gian.
- Các bài thuốc dân gian là sự kết hợp của các vị thuốc trong dân gian,
trong đó cho thấy rõ được vai trò của vị thuốc Ngọc trúc dùng trong
trường hợp cơ thể suy nhược, sốt về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó
tiêu, tiểu dắt, phong thấp, đau lưng, trị vết thương.

32
- Ngày nay, các hoạt chất và thành phần hóa học của cây Ngọc trúc đã
được tìm ra và kết hợp với nhiều hoạt chất khác để làm nỏi bật rõ
công dụng của nó.

4.2 . Kiến nghị

- Ngọc trúc là một vị thuốc quý có nhiều công dụng,vì vậy cần được
bảo tồn không nên thu hái một cách tùy ý và phát triển nguồn dược
liệu này.
- Mong muốn tìm ra nhiều công dụng hữu ích khác của vị thuốc Ngọc
trúc.
- Tương lai có thể nghiên cứu nhiều cách phối hợp vị thuốc Ngọc trúc
với các vị thuốc khác trong dân gian để tạothanhf nhứng bài thuốc có
thể chữa được các chứng bệnh khác hiện nay.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngọc trúc – Wikipedia tiếng Việt


2. https://thaythuocvietnam.vn/tac-dung-chua-benh-cua-ngoc-truc/
3. https://tracuuduoclieu.vn/ngoc-truc.html
4. Viện Dược liệu (2003), Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, NXB khoa học và kỹ thuật
5. Bộ môn Dược liệu tập 1, nhà xuất bản Y học
6. Ngọc Trúc - Vị Thuốc Chữa Bệnh Được Nhiều Người Săn Lùng
(thuocdantoc.org)
7. https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/ngoc-truc

Tiếng Anh

8. Shu, Xiao-Shun, et al. "Antihyperglycemic effects of total flavonoids from


Polygonatum odoratum in STZ and alloxan-induced diabetic rats." Journal
of ethnopharmacology 124.3 (2009): 539-543.
9. Shu, X. S., Lv, J. H., Tao, J., Li, G. M., Li, H. D., & Ma, N. (2009).
Antihyperglycemic effects of total flavonoids from Polygonatum odoratum
in STZ and alloxan-induced diabetic rats. Journal of
ethnopharmacology, 124(3), 539-543.
10. SHU, Xiao-Shun, et al. Antihyperglycemic effects of total flavonoids
from Polygonatum odoratum in STZ and alloxan-induced diabetic
rats. Journal of ethnopharmacology, 2009, 124.3: 539-543.
11. Wang, Yan, et al. "Polygonatum odoratum polysaccharides modulate
gut microbiota and mitigate experimentally induced obesity in
rats." International Journal of Molec ular Sciences 19.11 (2018): 3587.
12. Wang, Y., Fei, Y., Liu, L., Xiao, Y., Pang, Y., Kang, J., & Wang, Z.
(2018). Polygonatum odoratum polysaccharides modulate gut microbiota
and mitigate experimentally induced obesity in rats. International Journal
of Molecular Sciences, 19(11), 3587.
13. WANG, Yan, et al. Polygonatum odoratum polysaccharides modulate gut
microbiota and mitigate experimentally induced obesity in
rats. International Journal of Molecular Sciences, 2018, 19.11: 3587.
14. Choi, Soo Bong, and Sunmin Park. "A steroidal glycoside from
Polygonatum odoratum (Mill.) Druce. improves insulin resistance but does
not alter insulin secretion in 90% pancreatectomized rats." Bioscience,
biotechnology, and biochemistry 66.10 (2002): 2036-2043.
15. Choi, S. B., & Park, S. (2002). A steroidal glycoside from Polygonatum
odoratum (Mill.) Druce. improves insulin resistance but does not alter
insulin secretion in 90% pancreatectomized rats. Bioscience, biotechnology,
and biochemistry, 66(10), 2036-2043.
16. Chen, Y., Yin, L., Zhang, X., Wang, Y., Chen, Q., Jin, C., ... & Wang, J.
(2014). Optimization of alkaline extraction and bioactivities of
polysaccharides from rhizome of Polygonatum odoratum. BioMed Research
International, 2014.
17. CHEN, Yong, et al. Optimization of alkaline extraction and bioactivities of
polysaccharides from rhizome of Polygonatum odoratum. BioMed Research
International, 2014, 2014.
18. Quan, Ling-Tong, Shao-Chen Wang, and Jing Zhang. "Chemical
constituents from Polygonatum odoratum." Biochemical Systematics and
Ecology 58 (2015): 281-284.
19. Wang, Dongmei, et al. "Steroidal saponins from the rhizomes of
Polygonatum odoratum." Natural Product Research 23.10 (2009): 940-947.
20. Tai, Yu, et al. "Effect of Polygonatum odoratum extract on human breast
cancer MDA-MB-231 cell proliferation and apoptosis." Experimental and
Therapeutic Medicine 12.4 (2016): 2681-2687.
21. Wang, Dongmei, et al. "Antioxidant activities of different extracts and
homoisoflavanones isolated from the Polygonatum odoratum." Natural
Product Research 27.12 (2013): 1111-1114.

You might also like