You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG BÁCH KHOA

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VỊ TRÍ VÀ MẶT BẰNG

ỨNG DỤNG CÂN BẰNG CHUYỀN


VÀO QUY TRÌNH SẢN XUẤT ÁO
POLO

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm 10


Th.S Võ Thị Kim Cúc Bùi Uyên Nhi (MSSV: B2011653)
Quách Thị Xuân Đào (MSSV: B2011619)
Ngành: Quản lí Công nghiệp – K46

Tháng 9/2023
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt CBHD: Th.S Võ Thị Kim Cúc
bằng
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trường Bách Khoa, Đại học
Cần Thơ đã tận tình truyền đạt nhiều kiến thức cho chúng em. Những kiến thức này
không những giúp chúng em hoàn thành được các đồ án mà còn là nền tảng vững chắc
cho chúng em áp dụng vào thực tế sau khi ra trường đi làm.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Kim Cúc đã nhiệt tình, tận
tâm hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án “Ứng dụng cân bằng chuyền
vào quy trình sản xuất áo polo”. Trong quá trình duyệt đồ án Cô luôn luôn tận tâm, cẩn
thận chi tiết trong những câu từ, rèn luyện cho chúng em được sự tỉ mỉ và những thói
quen tốt. Làm cho đồ án của chúng em có nội dung hay, thể thức đẹp, tạo khuôn mẫu cho
bài luận văn tốt nghiệp sau này của chúng em.
Chúng em cũng vô cùng biết ơn người thân và gia đình đã tạo cơ hội cho chúng
em học tập. Cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa, là động lực cho chúng em phấn đấu
học tập.
Đồng thời, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn, các anh chị khóa
trên đã luôn bên cạnh giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ động viên tinh thần cho chúng em những
lúc khó khăn trong quá trình học tập, cùng nhau trao dồi vốn kiến thức để hoàn thành tốt
đồ án này.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 9 năm 2023

Bùi Uyên Nhi


Quách Thị Xuân Đào

Quách Thị Xuân Đào B2011619 1


Bùi Uyên Nhi B2011653
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt CBHD: Th.S Võ Thị Kim Cúc
bằng

TÓM TẮT

Đồ án “Ứng dụng cân bằng chuyền vào sản xuất áo polo” được thực hiện nhằm
ứng dụng những kiến thức đã học về thiết kế mặt bằng khiến cho việc tiếp thu của chúng
em trở nên dễ dàng và thực tế hơn.
Đồ án thực hiện từng bước qua khảo sát, thăm dò về mặt bằng sản lượng của dây
chuyền sản xuất. Chúng em sử dụng ba phương pháp cân bằng chuyền: công việc có thời
gian dài nhất, công việc theo sau nhiều nhất và công việc theo vị trí trọng số.
Thông qua tính toán các kết quả hiệu suất của ba phương pháp thì từ đó đưa ra so
sánh, đánh giá phương pháp nào là tối ưu nhất sau khi thực hiện cân bằng dây chuyền.
Đồng thời tiến hành triển khai vẽ mặt bằng của dây chuyền sản xuất cho phương pháp tối
ưu nhất.

Quách Thị Xuân Đào B2011619 2


Bùi Uyên Nhi B2011653
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt CBHD: Th.S Võ Thị Kim Cúc
bằng
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, nền công nghiệp dệt may
trở thành một trong những ngành mang đến nhiều lợi ích cho đất nước ta, thúc đẩy kinh
tế phát triển và đem lại việc làm cho hàng triệu người dân trong nước. Vì vậy cần chú
trọng thúc đẩy phát triển thêm để chiếm được lợi thế này. Thống kê của Vitas cho thấy,
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt
14,422 tỷ USD. Tính riêng tháng 5/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam ước đạt 2,780 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 5
tháng năm 2023 đạt 8,782 tỷ USD. Ngành dệt may, với hơn 13.000 doanh nghiệp, là lĩnh
vực xuất khẩu hàng đầu của cả nước.
Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may và có lực lượng lao
động trong ngành khoảng trên 2 triệu người, trong đó 1,3 triệu người làm việc trực tiếp.
Dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm
2015, dệt may giữ vững ngôi vị thứ 2, đạt kim ngạch 27 tỷ USD, tăng trên 10% so với
năm 2014. Năm 2018 và 2019, sản xuất và xuất khẩu dệt may vẫn tiếp tục tăng, kim
ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt May đạt 30,5 và 32,8 tỷ USD. Các năm 2020,2021, các
con số tương ứng là 29,8 - 32,8 tỷ USD. Năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt
37,5 tỷ USD, đứng thứ 3 về quy mô, sau Trung Quốc và Bangladesh. Tuy nhiên, xét về
tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đứng thứ hai sau Bangladesh, với mức tăng 10,5-11%.
Xu Hướng Phát Triển Ngành Dệt May Việt Nam Trong Giai Đoạn Hội Nhập Kinh
Tế Trong thời gian gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã và đang nắm bắt rất tốt xu thế
sản xuất của thế giới. Bên cạnh những cố gắng để giữ vững thị trường xuất khẩu lớn như
châu Âu, Mỹ và các nước Đông Á, chúng ta còn vươn mình đến những thị trường khác
với cơ hội phát triển lâu dài.Tuy nhiên ngành dệt may hiện đang bộc lộ sự mất cân đối
giữa các công đoạn sản xuất trong dây chuyền, tuy mạnh về khâu gia công xuất khẩu
nhưng lại yếu và thiếu tập trung ở khâu dệt nhuộm. Khoảng 70% các sản phẩm dệt may
của Việt Nam là hàng gia công, sử dụng vải và các nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ
Trung Quốc, Hàn Quốc. Việc gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ các nước
khác cũng đang có xu hướng gia tăng.
Chính vì thế, để nâng cao vị thế của ngành Dệt may, các tập đoàn, xí nghiệp may
mặc tại Việt Nam bên cạnh đầu tư tiếp cận công nghệ tân tiến thay thế cho công nghệ sản
xuất cũ, kém hiệu quả còn cần phải cải tiến, đề xuất các giải pháp cân bằng dây chuyền
sản xuất, cải thiện tiến bộ nhằm tăng thời gian sản xuất khả dụng, giảm thời gian ngừng
hoạt động không mong muốn, tối ưu hóa tốc độ sản xuất và ngăn chặn các sự cố nhỏ,
giảm thiểu chất thải sản phẩm bằng cách phát hiện sớm các vấn đề trong quy trình sản
xuất, giảm các trường hợp loại bỏ sai hoặc loại bỏ sản phẩm lỗi để đạt được năng suất tối
ưu, tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí nhưng vẫn đạt được chất lượng cao. Bên cạnh đó,
hàng loạt những nguyên nhân tạo nên những lãng phí như hàng loạt thao tác thừa của
công nhân, thời gian rảnh rỗi của công nhân khá nhiều, hoặc phân công công việc cho
công nhân chưa hợp lý đều gây ra sự mất cân bằng dây chuyền trong sản xuất. Từ những
vấn đề đã nêu, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Sử dụng cân bằng chuyền vào
dây chuyền sản xuất áo polo''.

Quách Thị Xuân Đào B2011619 3


Bùi Uyên Nhi B2011653
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt CBHD: Th.S Võ Thị Kim Cúc
bằng
1.2 Mục tiêu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Cân đối chuyền máy áo polo bằng phương pháp cân bằng chuyền tại Công ty TNHH Sản
xuất Thương mại VINCENT.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Ứng dụng các kiến thức cân bằng chuyền vào quy trình sản xuất áo polo
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất của chuyền may áo polo và xác định qui mô của dây
chuyền sản xuất ở công ty.
- Tính toán, xử lý số liệu và cân bằng được dây chuyền sản xuất.
- Đưa ra phương pháp tối ưu nhất và áp dụng vào cân bằng chuyền sản xuất.
- Xây dựng mô hình mô phỏng quy trình may áo polo bằng phần mềm Arena.
1.3 Phương pháp thực hiện
- Tham khảo, thu thập dữ liệu liên quan đến cân bằng dây chuyền thông qua tài liệu,
internet, sách báo.
- Khảo sát quy trình sản xuất áo polo của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại
VINCENT.
- Sử dụng phương pháp công việc theo vị trí trọng số (Ranked positional weight –
RPW), phương pháp công việc có thời gian dài nhất (Longest task time – LTT) và
phương pháp công việc theo sau nhiều nhất (Most following tasks – MFT) để cân
bằng chuyền. So sánh hiệu suất của dây chuyền giữa các phương pháp.
- Sử dụng phần mềm Arena để mô phỏng dây chuyền sau cân bằng chuyền và đánh
giá kết quả mô hình.
1.4 Phạm vi thực hiện
- Ứng dụng cân bằng chuyền vào quy trình sản xuất áo polo tại Công ty TNHH Sản
xuất Thương hại VINCENT.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023.
- Địa điểm: 60/19 Lâm Thị Hố, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ
Chí Minh.

1.5 Nội dung chính


Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Trường hợp nghiên cứu
Chương IV: Kết luận và kiến nghị

Quách Thị Xuân Đào B2011619 4


Bùi Uyên Nhi B2011653

You might also like