You are on page 1of 7

Câu hỏi tính chất giấy

1. Xeo nhiều lớp nhằm mục đích gì?


A. Tăng khả năng kháng thoát nước
B. Tận dụng các loại xơ sợi
C. Cải thiện chất lượng trong sản xuất giấy nhiều lớp
D. Cả 3 phương án trên
2. Để thay đổi định lượng giấy, người ta thường điều chỉnh yếu tố gì?
A. Giảm tốc độ chạy máy
B. Tăng hàm lượng độn
C. Thay đổi độ mở mối phun
D. Cả 3 đáp án trên
3. Loại máy xeo lâu đời và vẫn còn được sử dụng rộng rãi để sản xuất
giấy cactong là?
A. Máy xeo lưới dài
B. Máy xeo lưới đôi
C. Máy xeo tròn
D. Máy xeo lưỡi liềm
4. Trong quá trình hình thành tấm giấy ướt, huyền phù bột loãng tích tụ
lại trên bề mặt lưới theo cách nào?
A. Lọc
B. Cô đặc
C. Cả Avà B đúng
D. Cả A và B sai
5. Nguyên liệu chính sản xuất giấy cactong và bao bì gồm?
A. Xơ sợi gỗ mềm, gỗ cứng và xơ sợi tái chế, tổng hợp
B. Xơ sợi phi gỗ và xơ sợi gỗ cứng
C. Xơ sợi tái sinh và xơ sợi gỗ cứng
D. Xơ sợi gỗ, xơ sợi phi gỗ, xơ sợi tái chế và tổng hợp
6.
7.Đâu là tính chất đúng của giấy làm từ nguyên liệu phi gỗ?
A. Xơ sợi phi gỗ chứa ít xơ sợi mịn so với gỗ mềm
B. Sử dụng xơ sợi phi gỗ giúp dễ dàng cho quá trình loại bỏ nước trong
quá trình sản xuất
C. Giấy làm từ nguyên liệu phi gỗ có độ bền khá cao
D. Giấy làm từ nguyên liêụ phi gỗ có độ bền thấp nhưng độ xốp cao
8. Đâu là ý đúng khi nói về xơ sợi tái sinh?
A. Xơ sợi tái sinh có tính chất giống với xơ sợi nguyên nguyên thủy
B. Xơ sợi tái sinh từ bột hóa trương nở tốt và cứng hơn bột nguyên thủy
C. Xơ sợi tái sinh từ bột cơ học bị thay đổi ít hơn so với xơ sợi tái sinh từ
bột hóa
9. Đâu không phải là đặc tính của xơ sợi?
A. Dễ uốn, dễ biến dạng
B. Tan ít trong nước
C. Có khả năng hút nước cao
D. Khi xơ sợi biến dạng vẫn giữ được độ bền
10. Mục đích của quá trình tráng phủ giấy bìa là gì?
A. Tăng độ dày cho giấy bìa
B. Ổn định độ trắng cho giấy bìa
C. Nâng cao tính mỹ quan, độ nhẵn, độ trắng và khả năng in ấn
D. Cả A và C
11. Tính chất nào của bột giấy ảnh hưởng đến độ bền hóa?
A. Độ cứng của xơ sợi
B. Liên kết giữa các xơ sợi
C. Sự định hướng của xơ sợi
D. Cả 3 phương án trên
12. Định lượng giấy ảnh hưởng lớn nhất đến tính chất nào của tờ giấy?
A. Độ bền kéo
B. Độ đục
C. Độ bền uốn
D. Độ bền nén
13. Trong phương pháp đo độ bóng của bề mặt giấy, góc tới và góc phản
xạ hợp với phương pháp tuyến bao nhiêu độ?
A. 65 B. 75 C. 30 D. 45
14. Trong phương pháp đo độ cứng uốn, độ cứng uốn tuân theo phương
trình nào sau đây:
A. S= E.I/b B. S= E.h3/12 C. S= E.h4/12 D. Avà B đều đúng
Trong đó: S là độ cứng uốn
E là modun đàn hồi
I là momen quán tính
h là chiều dài của mẫu
B là độ rộng của mẫu
15. Giấy có tỷ trọng cao hơn thì chỉ số bền uốn sẽ như thế nào?
A. Cao hơn
B. Thấp hơn
C. Giữ nguyên
D. Không xác định vì là 2 chỉ số riêng biệt
16. Những tính chất nào ảnh hưởng đến độ bền uốn?
A. Độ cứng (mềm) của xơ sợi
B. Liên kết giữa các xơ sợi
C. Độ cứng của xơ sợi và liên kết giữa các xơ sợi
D. Độ dày của giấy, liên kết giữa các xơ sợi và độ cứng của chúng
17. Gia keo bề mặt ảnh hưởng gì đến tính chất của giấy?
A. Không ảnh hưởng gì
B. Tăng độ bền uốn
C. Tăng độ bền kéo
D. Tăng độ dày của giấy
18. Khi độ dài xơ sợi giảm thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ bền kéo giảm nhiều hơn độ bền nén
B. Độ bền kéo tăng, độ bền nén giảm
C. Độ bền nén giảm nhiều hơn độ bền kéo
D. Độ bền nén tăng, độ bền kéo giảm
19. Xơ sợi tái sinh tử bột hóa học có tính chất gì?
A. Khả năng trương nở kém
B. Cứng
C. Độ bền xơ sợi ít bị ảnh hưởng
D. Cả 3 đáp án trên
20. Phương pháp nào làm tăng độ bền uốn?
A. Tăng độ dày, độ xốp của giấy
B. Tạo giấy có nhiều lớp
C. Tạo lớp mặt có modun đàn hồi cao hơn lớp giữa
D. Cả A, B, C đều đúng
21. Định lượng của tờ giấy là gì?
A. Khối lượng của tờ giấy (g)
B. Diện tích tờ giấy (m2)
C. Thương số giữa khối lượng và diện tích của tờ giấy (g/m2)
D. Thương số giữa diện tích và khối lượng của tờ giấy (m2/g)
22. Độ ẩm ảnh hưởng thế nào tới độ bền cơ lý (độ chịu kéo, độ chịu gấp)
của tờ giấy?
A. Độ bền cơ lý tăng khi độ ẩm tăng
B. Độ bền cơ lý giảm khi độ ẩm tăng
C. Độ ẩm của giấy tăng ở mức độ thấp độ bền cơ lý của giấy sẽ tăng lên
D. Độ ẩm không ảnh hưởng tới độ bền cơ lý
23. Độ dày của giấy phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Thành phần bột giấy chuẩn bị lên lưới
B. Quá trình xử lý xơ sợi
C. Các thông số công nghệ của máy xeo
D. Cả 3 đáp án A, B, C
24. Hai tờ giấy có cùng định hướng, tờ giấy có độ dày thấp hơn là do?
A. Được làm từ bột sợi ngắn và nghiền kĩ hơn
B. Giấy được ép chặt hơn trong quá trình xeo giấy
C. Cả A, B đều đúng
D. Đáp án khác
25. Độ trắng của giấy in là
A. Độ trắng của xơ sợi tạo ra tờ giấy
B. Độ trắng của chất phụ gia vào trong tờ giấy
C. Độ trắng tổng hợp của xơ sợi, độn, phụ gia
D. Đáp án khác
26. Công thức L= 106.P/15.q dùng để đo đại lượng nào?
A. Chiều dài đứt
B. Lực kéo đứt
C. Độ bền xé
D. Đo một chỉ số khác
27. Trong máy đo để xác định chiều dài đứt, máy đo hiển thị thông số
nào?
A. Chiều dài đứt
B. Lực kéo
C. Lực kéo đứt
D. Cả 3 đáp án A,B,C đều đúng
28.
29.
30. Độ chịu bục là thông số quan trọng của loại giấy nào sau đây
A. Giấy in viết
B. Giấy Tisue
C. Giấy bao gói xi măng
D. Giấy báo
31. Độ chịu bục của giấy phụ thuộc vào các yếu tố?
A. Độ nghiền
B. Chiều dài xơ sợi
C. Sự liên kết giữa các xơ sợi
D. Đáp án khác
32. Độ chịu gấp của tờ giấy phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Chiều dài và độ bền của xơ sợi
B. Sự mềm mại của tờ giấy
C. Đọ bền liên kết xơ sợi
D. Cả 3 đáp án A,B,C đúng
33. So sánh độ bền xé và khả năng rách của tờ giấy?
A. Bằng nhau
B. Độ bền xé lớn hơn
C. Khả năng kháng rách bền
D. Tùy thuộc vào từng loại giấy
34. Giấy in có độ bền nằm trong khoảng nào?
A. 1-3%
B. 2-5%
C. 3-10%
D. 15-20%
35. Tại sao một số chỉ tiêu cơ lí như chiều dài đứt, chỉ số độ bền xé của
tờ giấy theo chiều dọc lại lớn hơn theo chiều ngang?
A. Do có sự phối trộn giữa các xơ sợi
B. Do sự sắp xếp của xơ sợi theo chiều dọc và ngang trên máy xeo
C. Do bổ sung thêm chất độn trong quá trình sản xuất
D. Do quá trình gia keo
36. Từ một loại bột giấy có thể tạo ra một sản phẩm giấy, để sản xuất ra
từng loại giấy cụ thể cần điều kiện gì?
A. Có công đoạn chuẩn bị bột riêng và điều kiện công nghệ cụ thể cho
từng loại giấy
B. Có công đoạn nghiền khác nhau cho từng loại giấy
C. Có công đoạn chuẩn bị bột khác nhau
D. Cả A,B,C đều sai
37. Mục đích của quá trình đánh tơi bột giấy là
A. Nghiền nát bột giấy
B. Chuyển bột giấy từ dạng rắn thành dạng lỏng
C. Phân tán xơ sợi thành huyền phù bột mà không cắt ngắn xơ sợi
D. Phân tán xơ sợi thành huyền phù bột và cắt ngắn xơ sợi để làm đều bột
38. Mục đíc của bể chứa bột sau đánh tơi thủy lực là
A. Để phối trộn bột sau nghiền thủy lực
B. Đảm bảo thời gian cho bột trương nở
C. Để điều chỉnh nồng độ bột
D. Đáp án khác
39. Tác động của quá trình nghiền bột giấy?
A. Cắt ngắn và làm mềm xơ sợi
B. Tạo thành xơ sợi nhỏ hơn
C. Phân tơ, chổi hóa xơ sợi
D. Cả 3 đáp án A,B,C đều đúng
40. Khi độ nghiền SR tăng lên thì
A. Độ kháng thoát nước tăng
B. Độ kháng thoát nước giảm
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
41. Ảnh hưởng của độ nghiền SR tới độ bền kéo
A. Độ bền kéo tăng khi độ nghiền tăng
B. Độ bền kéo tăng khi độ nghiền tăng trong một khoảng, sau đó giảm
khi độ nghiền tăng
C. Độ bền kéo giảm khi độ nghiền tăng
D. Đáp án khác
42. Độ bền xé của tờ giấy tốt nhất khi nghiền bột tới độ nghiền bao
nhiêu?
A. 30-35o SR
B. 35-40o SR
C. 40-45o SR
D. Cả 3 Đáp án trên đều sai
43. Độ chịu bục của tờ giấy tốt nhất khi nghiền bột tới độ nghiền bao
nhiêu?
A. 30-40o SR
B. 50-60o SR
C. 40-50o SR
D. Đáp án khác
44. Khi sản xuất giấy in viết cấp A, cần nghiền bột tới độ nghiền:
A. 30-32o SR
B. 33-37o SR
C. Trên 40o SR
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
45. Môi trường nghiền bột giấy in viết tốt nhất
A. pH=9-10
B. pH=8-8,5
C. pH=7
D. pH<7
46. Quá trình gia keo nội bộ có ảnh hưởng gì tới tính chất của giấy?
A. Tăng khả năng liên kết của xơ sợi do đó tăng độ bền cơ lý của tờ giấy
B. Giảm độ xốp, độ thấu khí của tờ giấy
C. Đáp án A,B đúng
D. Đáp án A,B sai
47. Bổ sung chất độn vào bột giấy với mục đích
A. Giảm giá thành sản phẩm giấy
B. Tăng độ trắng cho giấy
C. Tăng độ đục cho tờ giấy
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
48. Keo tăng bền ẩm thường được bổ sung vào những loại giấy nào?
A. Giấy in, giấy khăn ăn, giấy cactong
B. Giấy khăn ăn, giấy vệ sinh nhà bếp, giấy in viết
C. Giấy vệ sinh nhà bếp, giấy khăn ăn, giấy vệ sinh
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
49. Quá trình ép ướt ảnh hưởng toiws tính chất nào cả tờ giấy?
A. Tăng độ nhẵn, độ chặt, độ đồng đều của tờ giấy
B. Tăng độ thoát nước của giấy
C. A, B đều đúng
D. A đúng, B sai
50. Quá trình sấy ảnh hưởng tới tính chất nào của tờ giấy?
A. Định lượng
B. Độ bền cơ lý
C. Khả năng thấm hút
D. Độ trắng
51. Qúa trình gia keo bề mặt ảnh hưởng tới tính chất nào của tờ giấy?
A. Độ nhẵn, độ bền bề mặt
B. Độ trắng của giấy
C. A và B đúng
D. A đúng, B sai
52. Quá trình ép quang ảnh hưởng tới tính chất nào của tờ giấy
A. Độ chặt của tờ giấy
B. Độ bền cơ lý của tờ giấy
C. Độ nhẵn bề mặt của tờ giấy
D. Cả 3 đáp án trên
53. Để khối lượng riêng của tờ giấy đồng đều ở các vị trí trên tờ giấy cần:
A. Phân bố đồng đều các thành phần tạo nên tờ giấy
B. Độ dày phải đồng đều ở các vị trí
C. Cả A, B đều đúng
D. A sai, B đúng
54. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ trắng của tờ giấy
A. Độ trắng của bột giấy và chất độn
B. Phẩm màu
C. Chất tăng trắng
D. Cả 3 đáp án trên

You might also like