You are on page 1of 6

TRẮC NGHIỆM

Chọn câu trả lời sai:

1. Hiện tượng bột vón cục (cohesion) là do:


a) Sự tích tĩnh điện giữa các hạt;
b) Các cầu ẩm giữa các hạt;
c) Năng lượng bề mặt tự do của hạt;
d) a, b, c đều có thể xảy ra.
2. Trong sản xuất, đo góc nghỉ (a) của hạt để:
a) Đánh giá sự đồng nhất giữa các lô mẻ sản xuất;
b) Đánh giá lực cố kết bên trong của hạt;
c) Đánh giá ma sát giữa các hạt;
d) Để biết ma sát của hạt.
3. Tốc độ chảy của hạt ảnh hưởng đến:
a) Khối lượng trung bình của viên;
b) Độ cứng của viên;
c) Độ đồng đều khối lượng viên;
d) Độ mài mòn viên.

* Chọn câu trả lời đúng:

4. Xác định thể tích hạt được nhồi vào cối khi dập viên ta sử dụng khái niệm:
a) Thể tích thực của hạt; c) Thể tích hạt;
b) Thể tích khối; d) Thể tích tương đối;
5. Đánh giá tỷ trọng của hạt trước khi dập viên bằng:
a) Tỷ trọng thực; c) Tỷ trọng hạt;
b) Tỷ trọng khối; d) Tỷ trọng tương đối;
6. Khái niệm nào không phải là biến dạng:
a) Biến dạng nén; b) Biến dạng trượt;
c) Biến dạng kéo; d) Ứng suất biến dạng.
7. Độ ẩm tối ưu còn lại trong cốm dùng cho dập viên là:
a) 0,02%; c) 2,0%;
b) 5,0%; d) Tuỳ theo mặt hàng cụ thể.
8. Trong kỹ thuật tạo hạt ẩm, trạng thái liên kết hạt tối ưu là:
a) Trạng thái dao động; c) Trạng thái dây;
b) Trạng thái mao dẫn; d) Trạng thái giọt.
9. Đặc tính nào của hạt không ảnh hưởng đến tiến trình dập viên:
a) Phân bố cỡ hạt; c) Đường kính trung bình của hạt;
b) Tính chảy của hạt; d) Độ xốp của hạt.
10. Độ bền của hạt thích hơp cho tiến trình dập viên:
a) Hạt khô dòn; c) Hạt rắn chắc;
b) Hạt dẻo; d) Hạt có độ xốp và độ bể vỡ cần thiết.
11. Viên dập ra bị nứt mặt là do tác động của:
a) Biến dạng trong quá trình nén;
b) Biến dạng đàn hồi;
c) Do ứng suất mới xuất hiện trong quá trình xả nén và đẩy viên ra;
d) Do chất lượng hạt không đạt.
12. Lớp “da” vật liệu ở bề mặt bên cạnh viên tác động xấu đến:
a) Độ mài mòn; c) Độ cứng;
b) Độ tan rã; d) Độ chênh lệch khối lượng.
13. Tá dược Aerosil có tác dụng:
a) Giảm ma sát trượt giữa các hạt;
b) Giảm ma sát giữa viên và thành cối;
c) Có tác dụng trong tất cả các hiện tượng do ma sát gây ra khi dập viên;
d) Là một tá dược trơn đa năng.
14. Căn cứ vào cường độ trượt, tá dược trơn nào là tốt nhất:
a) Acid stearic; c) Calci stearat;
b) Magie stearat; d) Talc.
15. Hiện tượng bong mặt viên là do:
a) Bẫy không khí trong viên;
b) Do nhiều hạt mịn;
c) Do cỡ hạt quá thô;
d) Do các hạt sắp xếp kém.
16. Hiện tượng bám dính (adhesion) của bột mịn nguyên liệu trên bề mặt phễu đựng hạt của
máy dập viên thể hiện:
a) Hạt quá dính;
b) Hạt chưa đủ tá dược trơn;
c) Do tác động của năng lượng tự do bề mặt của hạt;
d) Do độ ẩm của hạt.
17. Góc nghỉ của bột phản ánh:
a) Ảnh hưởng của lực cố kết bên trong hạt;
b) Độ trơn chảy của hạt;
c) Kết quả ma sát bên ngoài của hạt;
d) Cả a và c.
18. Tốc độ chảy của hạt phản ánh:
a) Ảnh hưởng của dải phân bố cỡ hạt;
b) Ma sát giữa các hạt;
c) Hình dáng hạt;
d) Cả a, b, c.
19. Viên nén Vitamin C 500mg, sau một thời gian tồn trữ, viên bị ngả màu vàng ở mặt cạnh
viên. Nguyên nhân là do:
a) Nguyên liệu không đạt yêu cầu chất lượng;
b) Phương pháp pha chế không thích hợp;
c) Do chày cối không đạt tiêu chuẩn;
d) Do chế độ bảo quản không tốt.
20. Khi thay đổi nguồn cung cấp một dược chất trong một công thức viên nào đó cần:
a) Xem xét hình dạng kết tinh của dược chất;
b) Xác định tỷ trọng khối của dược chất;
c) Xác định lại độ tan của dược chất;
d) Thẩm định lại toàn bộ quy trình chế biến sản phẩm.
21. Avicel là:
a) Tá dược độn;
b) Tá dược rã;
c) Tá dược dính;
d) Tá dược đa năng.
22. Tá dược nào sau đây thích hợp cho kỹ thuật dập viên trực tiếp:
a) Tinh bột mỳ;
b) Lactose monohydrat;
c) Avicel PH 102;
d) Aerosil.
23. Những hoạt chất nào sau đây không cần sử dụng kỹ thuật xát hạt khô:
a) PenicilinV Kali;
b) Aspirin;
c) Vitamin C;
d) Paracetamol.
24. Trong kỹ thuật tạo hạt ướt, trạng thái liên kết hạt tối ưu là:
a) Trạng thái dao động;
b) Trạng thái dây;
c) Trạng thái mao dẫn;
d) Trạng thái giọt.
25. Đặc tính nào của hạt không ảnh hưởng đến tiến trình dập viên
a) Phân bố cỡ hạt;
b) Đường kính trung bình của hạt;
c) Tính chảy của hạt;
d) Độ xốp của hạt.
26. Trong quá trình nén dập, yếu tố nào khó xác định nhất
a) Ma sát giữa các hạt vật liệu;
b) Dải phân bố cỡ hạt vật liệu;
c) Tính biến dạng của cấu trúc vật liệu;
d) Độ ẩm của vật liệu.
27. Trong quá trình tạo hạt ướt cần kiểm soát
a) Lượng dung môi đưa vào;
b) Thời gian tạo hạt;
c) Trạng thái phát triển của hạt ẩm;
d) Loại chất dính sử dụng tạo hạt.

28. Viên nén có khối lượng trung bình là 120mg, số viên cần lấy để xác định độ mài mòn nên là:
a) 10 viên; b) 20 viên;
c) 30 viên; d) 40 viên; e) 50 viên.
29. Dạng thuốc viên nén không cần thử độ hoà tan:
a) Viên cho tác dụng tại chỗ trong đường tiêu hoá;
b) Viên chứa dược chất rất dễ tan;
c) Viên bao tan trong ruột;
d) Viên phóng thích dược chất kéo dài;
e) Tất cả các dạng trên đều không cần thử.
30. Tính chất nào của dược chất ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh khả dụng của thuốc
a) Độ tinh khiết; b) Hàm ẩm;
c) Độ tan; d) Kích thước hạt và phân bố kích thước hạt;
e) Màu, mùi, vị.
31. Biện pháp nào tốt nhất nên áp dụng để làm tăng sinh khả dụng của thuốc viên nén chứa dược
chất khó tan:
a) Dùng tá dược siêu rã;
b) Nghiền dược chất đến dạng siêu mịn;
c) Nén viên đến độ cứng vừa phải;
d) Chia lượng tá dược rã thành hai phần khi phối hợp;
e) Không có biện pháp nào phù hợp.
32. Nguyên nhân có thể gây nên độ cứng không đồng đều của các viên trong cùng một lô:
a) Lượng tá được dính sử dụng quá nhiều;
b) Phân tán tá dược dính không đều;
c) Sau khi tưới tá dược dính, thời gian nhào trộn quá dài;
d) Tá dược dính có khả năng kết dính quá cao;
e) Không câu nào đúng.
33. Tính chất nào của hạt cần thiết cho viên có độ cứng cao:
a) Phân bố kích thước hạt không quá rộng;
b) Hạt phải cứng;
c) Hạt phải có thể biến dạng được khi có một lực nén tác động;
d) Hạt có độ ẩm trong phạm vi cho phép.
34. Tính chất nào của hạt giúp cho viên đạt độ đồng đều khối lượng
a) Phân bố kích thước hạt không quá rộng;
b) Hạt phải cứng;
c) Hạt phải có thể biến dạng được khi có một lực nén tác động;
d. Hạt có độ ẩm trong phạm vi cho phép.
35. Tính chất nào của hạt giúp cho viên đạt độ mài mòn
a) Phân bố kích thước hạt không quá rộng;
b) Hạt phải cứng;
c) Hạt phải có thể biến dạng được khi có một lực nén tác động;
d. Hạt có độ ẩm phù hợp.
36. Hạt điều chế bằng phương pháp nào có độ xốp cao nhất
a) Ép khối ẩm qua rây, sấy, sửa hạt.
b) Xát hạt trên máy xát hạt cao tốc;
c) Tạo hạt bằng máy tầng sôi;
d) Tất cả các phương pháp trên.
37. Năng suất (viên/phút) của máy dập viên xoay tròn phụ thuộc vào:
a) Cấu tạo của bộ cối chày và số lượng cối chày;
b) Số lượng cối chày và tốc độ quay của mâm mang chày cối;
c) Số lượng cối chày và khối lượng của viên;
d) Khối lượng của viên nén và điện áp;
e) Tất cả các yếu tố trên.
38. Phương pháp dập viên trực tiếp:
a) Chỉ áp dụng dập viên đơn chất: KCl, NaCl, KBr;
b) Chỉ dành cho những viên có hàm lượng hoạt chất lớn;
c) Áp dụng được với những viên có hàm lượng hoạt chất trung bình và nhỏ kết hợp với tá
dược dập thẳng;
d) Chỉ thích hợp cho những hoạt chất có tinh thể hình kim.
39. Trong xát hạt ướt điều kiện sấy cốm là:
a) 100oC;
b) Sấy đến khối lượng không đổi;
c) Sấy vừa phải, ở nhiệt độ 50 ÷ 60oC và thời gian sấy tuỳ từng loại sản phẩm;
d) Sấy ở 40oC trong 5 giờ.
40. Tính chất nào của hạt làm viên dính chày
a) Hạt quá cứng;
b) Hạt có kích thước quá nhỏ;
c) Hạt thiếu tá dược trơn;
d) Hạt có lưu tính kém.
42. Nêu qui trình sản xuất viên nén.
43. Tại sao cần xát hạt trước khi dập viên nén.
44. Chu trình làm việc của máy dập viên tâm sai.

You might also like