You are on page 1of 9

1. Một số kiểu giàn.

A. Kiểu chữ I:
Ưu điểm:
-Thi công đơn giản, tiết kiệm vật liệu.
-Mật độ trồng cao, năng suất trên cùng một
diện tích có thể cao hơn các kiểu giàn khác.
-Cây quang hợp tốt hơn, không bị cạnh tranh
ánh sáng lẫn nhau.
-Dễ dàng quản lý sâu bệnh, tiện cho chăm sóc,
thu hoạch quả.
Chất lượng quả cao (Quả loại 1 từ 80-90%)
Có thể xen canh các loại rau màu giữa các hàng,
tận dụng tối đa diện tích canh tác. Tăng thu
nhập, đồng thời góp phần cải tạo đất (nếu xen
canh các loại cây họ đậu).
Nhược điểm:
-Việc di chuyển giữa các hàng bị hạn chế.
-Ngoài ra chưa thấy thêm nhược điểm gì từ
cách làm giàn kiểu thẳng đứng này.
-Loại cây trồng thích hợp: đậu que ,đậu đũa.
B. Kiểu chữ A:
Ưu điểm:
-Đón nắng trực tiếp được cả hai bên.
-Dễ dựng, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm:
-Lối đi giữa các hàng bị thu hẹp, chật chội.
-Loại cây trồng thích hợp: cà chua,đậu que,đậu
đũa,...
C. Kiểu chữ X:
Ưu điểm:
-Tăng mật độ, tăng năng suất.
Nhược điểm:
-Nông dân tốn rất nhiều công để buộc cố định
ngọn, nhánh vào giàn dóc vì chúng có đặc điểm
bò lan, cần chỗ vịn. Vì thế cây cứ bò đến đâu thì
cần phải đi buộc vào giàn đến đó. Nếu không
buộc được vào giàn ở mỗi đoạn thì ngọn dưa bí
bò dài sẽ tuột khỏi giàn chữ X.
-Loại cây trồng thích hợp: dưa, bí, cà chua,...
D. Kiểu mái bằng,giàn phủ nóc:
Ưu điểm:
-Phù hợp với khu đất bằng phẳng, mảnh đất
vuông vắn.
-Dễ thi công, không cần tính toán phức tạp.
Nhược điểm:
-Khi cây phủ giàn sẽ che đi nhiều ánh sáng,
phần bên dưới dàn khó xen canh loại cây khác.
-Khó chăm sóc, khó xử lý bệnh (Do giàn ở trên
đầu, phần bên trên giàn hầu như không xử lý
thuốc được).
-Chất lượng quả bị ảnh hưởng nhiều.
-Dàn dễ sập nếu thi công không cẩn thận, vật
liệu thi công không chắc chắn, khi sập giàn sẽ
ảnh hưởng nguyên cả giàn.
-Loại cây trồng thích hợp:bầu, bí, mướp,khổ
qua,..
2.Quy trình làm giàn.
A.Kiểu giăng giàn đứng (chữ L):
Bước 1: Cắm các cọc song song nhau, mỗi cọc
cách nhau 2-3m. giăng dây vào nóc trên các cọc
và phía dưới mép cọc để tạo khung sườn cho
giàn.
Bước 2: Tiến hành giăng lưới cho giàn, buộc các
góc lưới và dây chằng liên kết trên và dưới cột.
Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên
kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.
B.Làm giàn kiểu chữ A.
Bước 1: Dùng những cọc tre cắm xuống đất tạo
khung sườn hình chữ A cho giàn. Khung sườn
được kết chặt với nhau bằng dây chì hoặc kẽm.
Bước 2: Dùng tấm lưới đã chuẩn bị trước vắt
lên xà ngang trên khung hình chữ A. Kéo căng
ra và trải tấm lưới giàn đều ra hai bên.
Bước 3:Dùng dây buộc chặt, cố định lưới.
C.Dựng giàn chữ X:
Bước 1:Mỗi chữ X cách nhau 2,5m cắm 2 cọc
chéo, nút chéo cao 2m và các cọc chéo được
nối nhau bằng hàng cọc được buộc trên đỉnh.
Bước 2: Sau đó, dùng lưới cước, mắt lưới rộng
20cm x 20cm phủ đều lên 2 bên hàng cọc cắm
chéo.
D.Dựng giàn phủ nóc:
Bước 1: Cắm các cọc xuống đất theo kiểu hình 2
chữ II, mỗi cọc song song với nhau và cách nhau
khoảng 2 – 3m.
Bước 2: Giăng giây vào nóc trên của các cọc và
phía dưới mép chân cọc tạo khung sườn cho
giàn.
Bước 3: Tiến hành giăng lưới làm giàn dây leo,
buộc các góc lưới vào các dây chằng liên kết
trên – dưới cột của khung sườn của giàn. Cột cố
định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên,
các mối cột cách nhau 0,5m.
Bước 4: Dùng lưới làm giàn dây leo lớn kéo trải
căng ra như trải bạt che nắng để phủ nóc cho
giàn.

You might also like