You are on page 1of 1

Vì sao trong quá trình học, SV cần vận dụng mối

quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn. Cho


ví dụ minh hoạ.

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc
con người, trên cơ sở thực tiễn. Mọi hiểu biết của con người dù
gián tiếp hay trực tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Từ sự vận
động và phát triển của xã hội, con người ngày càng hoàn thiện
các giác quan; năng lực tư duy không ngừng củng cố từ đó nhận
thức thế giới một cách dễ dàng. Qua hoạt động thực tiễn, bộ não
của con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan
ngày càng hoàn thiện hơn. Trái lại, thực tiễn mà không có những
lý luận khoa học, tư duy nhận thức đúng đắn sẽ trở nên sai lệch.
Vì vậy, để trở thành phiên bản hoàn thiện của chính mình, sinh
viên cần nhìn nhận thực tiễn một cách khách quan có chọn lọc
để mở rộng nhận thức của bản thân. Ngoài ra, nhận thức đúng
đắn và sâu sắc cũng là tư liệu phân tích, tổng hợp cho những
hoạt động thực tiễn trong thế giới khách quan.
Ví dụ:
“Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích.
Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Trước khi vận
dụng,sinh viên phải vững lý thuyết. Giỏi lý thuyết vẫn chưa đủ.
Nếu không ứng dụng vào cuộc sống thì những gì học được cũng
vô ích. Sinh viên năng động nên tham gia hoạt động nhóm câu
lạc bộ, các diễn đàn của khoa/ hội để trau dồi kĩ năng sống, kỹ
năng quản lý sắp xếp, giúp nhận thức của bản thân dễ hoà nhập
và biến đổi phù hợp trong thực tiễn đời sống.

You might also like