You are on page 1of 12

CHIẾN LƯỢC COOL JAPAN: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHÊ

Nguyễn Võ Huyền Dung1

Tóm tắt: Trong quả trình giao lưu và hội nhập vãn hỏa toàn cầu, Nhật Bán là một trong những quốc gia
ỷ thức rát rõ việc sừ dụng và phát huy nguôn lực vãn hóa đê khăng định và nâng cao vị thê trong khu vực
cũng như trên thế giới. Năm 2012, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bán đã cụ thế hóa nhiệm
vụ này băng cách triên khai Chiến lược Cool dapan, qua đỏ thúc đáy mạnh mẽ hơn nữa việc phô biên văn
hóa dại chúng Nhặt Bàn thông qua các chính sách, kế hoạch cụ thê, tăng cường xuất kháu những giá trị
tinh hoa van hỏa nghệ thuật, âm thực, thời trang... từ đó góp phán mờ rộng tám ành hường cùa vãn hóa
Nhật Bản ra nước ngoài. Nói cách khác, Chiên lược Cool dapan là một trong những bài toán chiên thuật
của chính phù Nhật Bán khi một mặt vừa kích thích được nền kình tế phát triển, mặt khác vừa gia tăng
được sức mạnh mêm — một trong những yêu tô quan trọng giúp Nhật Bàn duy trì được vị thê trong quan hệ
quôc tê. Bài viẻt trước hổt giới thiệu khái quát vê Chiên lược Cool dapan, sau dó tập trung phân tích tính
hiệu quà cũng như những hạn chê của chiên lược này và cuối cùng dưa ra những dánh giá, nhận xét vê vai
trò cùa Cool dapan trong chiên lược tông thê cùa chính quyên Thủ tưởng Shinzo Abe nhàm khăng dinh và
nâng cao vị thê của Nhật Bản trong và ngoài khu vực.

Từ khỏa: Chiến lược Cool dapan, Nhật Bàn, văn hóa, hiệu quả, hạn chế.

COOL JAPAN STRATEGY: EFFECTIVENESS AND LIMITATIONS

Ahstrací: In the gỉobal process of cultural exchange and integration, dapan is one of the best countries
that understand the ìmportance of promoting cuỉtural resources to confirm and enhance its national
roỉe regìonaỉỉy as well as globally. In 2012, Japan’s Mìnìstry of Economy, Trade and Industry launched
the Cool dapan Strategy which aìmed at spreading Japanese popular culture through specific polìcìes,
plans; /urther promoting the export of cultural values, art, cuisine, /ashion...; partly contributing to the
expansion ofdapanese culture abroad. In other words, Cool dapan Strategy has been tactìcally designed
to be, on one hand, the driver of the economìc groxvth; on the other hand, the key element to increase the
dapan ’s soft power whìch is obviously one of ìmportant factors helping Japan to promote its positìons ìn
the international relatìons. The artìclefirst introduces an overviexv ofthe Cool dapan strategy, then/ocuses
on analyiìng ìts effecỉìveness and limitations andfinally provides some assessments and comments on the
role ofCool Japan in Prìme Minister Shìnzo Abe s overaỉl strategy to affirm and enhance Japan 's positìon
regionally & globally.

Key words: Cool dapan strategy, dapan, culture, effectiveness, limitations.

1 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nang.


Email: nvhdung@ufl.udn.vn
104 NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGŨ, NGÔN NGỮ & QUỐC TẾHỌC TẠI VIỆT NAM

1.ĐẶT VẤN ĐÊ

Ke từ những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, khi thế giới bước vào thời kì toàn cầu hóa
cũng là lúc các nước bắt đầu chú trọng hơn đến các chính sách văn hóa. Nhật Bản - một quốc gia
vốn được biết đến như một cường quốc kinh tế thì giờ đây, sau một thời gian suy thoái kéo dài từ
sự sụp đổ của kinh tế bong bóng đến khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1998), mặc dù đã có
khởi sắc trở lại từ năm 2002 đến 2007, kinh tế Nhật Bản lại tiếp tục bước vào giai đoạn suy thoái
nghiêm trọng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009). Chỉ từ cuối
năm 2009, kinh tế Nhật Bản mới có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên sự phục hồi và phát triển kinh
tế này được cho là không bền vững khi có sự đóng góp không nhỏ của tỉ lệ gia tăng xuất khẩu
của Nhật Bản sang các nước khác, trong đó thị trường Trung Quốc lại chiếm một thị phần rất lớn.
Trước tình hình đó, không lâu sau khi nhậm chức vào tháng 12/2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã
đưa ra chính sách Abenomics với sự kết hợp của ba chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chiến
lược tăng trưởng như ba mũi tên chiến lược nhằm giúp nền kinh tế nước này hồi sinh và tái khẳng
định vị trí trên trường quốc tế.

Ý tưởng về Cool Japan được cho là lấy cảm hứng từ chính sách Cool Britannia cùa nước Anh,
sau đó xuất phát từ một bài viết có tựa đề "Japan’s Gross National Cool” (Japan's GNC - Chỉ số
văn hóa thú vị trong nền kinh tế quốc dần Nhật Bản) cùa nhà báo người Mỹ Douglas McGray viết
cho Tạp chí Foreign Policy năm 2002 (Douglas, 2002). Theo đó, Douglas đã sử dụng cụm từ GNC
thay cho GNP (Gross National Product - tổng sản lượng quốc gia) khi ông đã phân tích và chứng
minh được tiềm năng trở thành siêu cường văn hóa của Nhật Bản, cụ thể xuất khẩu vãn hóa của
Nhật Bản đã tăng từ 500 tỷ yên vào năm 1992 lên 1.5 nghìn tỷ yên vào năm 2002 trong khi đó, tổng
lượng xuất khẩu chỉ tăng 21% cùng kỳ (W. David, 2005). Thuật ngữ “Cool Japan” sau đó đã lần
đầu tiên chính thức được nhắc đến trong Sách Xanh của Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm 2004. Tuy
nhiên, phải đến cuối năm 2012, nhận thức rõ giá trị và tiềm năng của nguồn lực văn hóa là một yếu
tố quan trọng trong công cuộc hồi phục kinh tế, thông qua sự mở rộng xuất khẩu và ảnh hưởng của
các sản phâm văn hóa, nghệ thuật, thời trang, âm thực (công nghiệp sáng tạo) ở nước ngoài đê gia
tăng thêm sức mạnh mềm quốc gia, Thủ tướng Shinzo Abe đã đề ra Chiến lược Cool Japan (Nhật
Bản thú vị) dưới sự chỉ đạo của ủy ban Tái thiết kinh tế Nhật Bản như một phần trong chính sách
phục hồi kinh tế Abenomics. Có thể nói, việc nâng tầm Chiến lược Cool Japan như một chiến lược
ngoại giao đã giúp cho Nhật Bản đạt được những thành công nhất định trong quá trình thúc đẩy
quyền lực mềm của minh trong khu vực và trên thế giới.

Ngày nay, khi hợp tác và đấu tranh vẫn đang là xu hướng chính trong quá trình hội nhập quốc
tế, quan hệ quốc tế vẫn đang trong quá trình vận động phức tạp, cục diện khu vực và thể giới vẫn
đang ờ giai đoạn định hình thì sức mạnh truyền thống - sức mạnh cứng được xem là chưa đủ để
đảm bảo và duy trì được vai trò và vị thế quốc gia. Nói cách khác, bên cạnh sức mạnh cứng, sức
mạnh mềm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh tổng hợp cùa một quốc
gia. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao các nước vừa và nhỏ, mặc dù không thật mạnh
về kinh tế hay quân sự nhưng bằng những chiến lược ngoại giao văn hóa thông minh và hiệu quả,
đà dần khẳng định được vị the và tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Đối với trường hợp Nhật
Bản, dẫu đang là một cường quốc đứng thứ ba trên thế giới về kinh tế nhưng trên các diễn đàn
chính trị, vai trò của Nhật Bản vẫn chưa thật sự rõ nét. Vì vậy, việc nghiên cứu những chính sách,
CHIẾN LƯỢC COOL JAPAN: HIỆU QUÀ VÀ HẠN CHẾ 105

chiến lược nhằm nâng cao vị thế của Nhật Bản, mà cụ thể ở đây là chiến lược Cool Japan sẽ trực
tiếp góp phần phát huy tính hiệu quả, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, từ đó gián tiếp góp
phần thúc đẩy sức mạnh mềm của Nhật Bản. Do đó, để có cái nhìn cụ the và chính xác, bài viết
lần lượt xem xét chiến lược Cool lapan từ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra ban đầu đến thực tiễn hoạt
động dựa trên việc tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu cụ thể; từ đó chứng minh tính hiệu quả
cùa chiến lược. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đặt chiến lược Cool lapan nói riêng và Nhật Bản
nói chung trong tình hình và bối cảnh chung của khu vực và thế giới đê chỉ ra những điếm hạn chế
cần điều chỉnh và khắc phục, hướng đến hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra ban đầu
dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.

2. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÉ sức MẠNH MÉM

Khái niệm “sức mạnh” hay “quyền lực” được cho là đã được đề cập đến bởi nhiều tác già như
Hans J.Morgenthau (Truth and Power, 1970), Klaus Korr (Power and Wealth, 1973) hay Ray s.
Cline (World power assessment, 1975) nhưng trong các tác phẩm này, khái niệm “sức mạnh” chủ
yếu là một sức mạnh tổng hợp bao gồm lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, kinh tế, quân sự,
quan hệ đối ngoại, văn hóa, khoa học công nghệ... Do đó, khái niệm về “sức mạnh mềm” trong
các tài liệu này còn rất sơ lược. Chỉ đến năm 1990, trong cuốn sách có tựa đề Bound to Lead: The
Changing Nature of American Power, Giáo sư Đại học Havard Joseph s. Nye đã khái quát sức
mạnh mềm một cách đầy đủ hơn và rõ ràng hơn. Sau đó, khái niệm sức mạnh mềm được ông phát
triển thêm vào năm 2004, trong cuốn Soft Power. The Means to Success in World Politics. Theo
Joseph s. Nye, “sức mạnh mềm là khả năng đạt được điều mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay
vì ép buộc. Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tường chính trị và các chính sách của một
quốc gia” (Nye, 2004). Năm 2008, lý luận về sức mạnh mềm tiếp tục được Joseph s. Nye bổ sung
trong cuốn The Poxvers to Lead và hoàn thiện hơn vào năm 2011 trong cuốn sách thứ 4 của ông
về sức mạnh mềm: The Future of Power. Sức mạnh mềm lúc này được định nghĩa đầy đủ là “khả
năng ảnh hưởng tới người khác thông qua các công cụ kết hợp hợp tác về khung chương trình nghị
sự, thuyết phục và gợi ra sức thu hút tích cực để có được những kết quả mong đợi” (Nye, 2011).
Có thể nói mặc dù khái niệm sức mạnh mềm được giới thiệu bời Joseph s. Nye sau đó đã được sử
dụng rộng rãi và mở rộng dưới nhiều quan điểm khác nhau của nhiều học giả khác nhau trên thế
giới nhưng cốt lõi vẫn dựa trên những luận thuyết cơ bản mà Joseph s. Nye đã đề ra. Do đó, cho
đến nay, nhũng công trình này vẫn được xem là những nguồn tài liệu cơ bản nhất và đầy đủ nhất
về sức mạnh mềm.

Dựa trên nền tảng cơ bản về khái niệm sức mạnh mềm của Joseph Nye, trong những năm qua,
Nhật Bản đã phát triển sức mạnh mềm quốc gia bằng sự kết hợp của các yếu tổ văn hóa, kinh tế và
chính sách ngoại giao mà trong đó ngoại giao văn hóa là một thế mạnh. Có thể nói mục tiẻu đong
thòi cũng là lợi ích lớn nhất của Nhật Bản khi đẩy mạnh việc phổ biến, quảng bá văn hóa, đó chính
là thông qua văn hóa để phát triển kinh tế và gia tăng ảnh hưởng chính trị. Đồng thời, sự phát triển
ổn định về kinh tế và sự nâng tầm vị thế về chính trị cũng sẽ là những chất xúc tác tạo điều kiện
thuận lợi cho văn hóa mở rộng và thăng hoa. Nói cách khác, việc thúc đẩy sức mạnh mềm của Nhật
Bản sẽ không chỉ tạo dựng nên hình ảnh một nước Nhật với những nét văn hóa đặc sắc, được yêu
men trên toàn cẩu mà còn thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm văn
106 NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGŨ, NGÔN NGŨ & QUỐC TÊ HỌC TẠI VIỆT NAM

hóa, nghệ thuật phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ, từ đó làm động lực giúp nền
kinh tể Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng cảm tình của
người dân trên thế giới, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng hướng tới việc đảm nhận những vai trò
lãnh đạo lớn hcm trong khu vực và trên the giới. Điều này sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối
với quốc gia này. Mối quan hệ giữa văn hóa - chính trị - kinh tể, vì vậy, sẽ tạo thành một vòng tròn
liên kết chặt chẽ, là nền tảng vững chắc, bên cạnh những yếu tổ chủ quan và khách quan khác, cho
quá trình gia tăng sức mạnh mềm của Nhật Bản trong khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á - khu
vực có vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và là trung tâm trong chiến
lược của hầu hết các nước lớn trong đó có Nhật Bản.

3. CHIẾN LƯỢC COOUAPAN

3.1. Mục tiêu

Chiến lược Cool Japan là một phần trong nỗ lực nhằm phổ biến sức hấp dẫn và lôi cuốn của
mình đối với thế giới, là sự kết hợp thông qua tăng trường kinh tế toàn cầu để kích thích sự tăng
trưởng kinh tể quốc gia. Nói cách khác, mục tiêu của Chiến lược Cool Japan không chỉ là thông
qua sự thúc đẩy văn hóa truyền thống, đẩy mạnh ngành công nghiệp sáng tạo ra nước ngoài để
phố biến hơn nữa văn hóa Nhật Bản đến thế giới mà còn qua đó gián tiếp làm gia tăng khả năng
tiêu thụ trong nước. Có thể thấy mục tiêu cùa Chiến lược Cool Japan khá phù hợp với định hướng
cùa chính sách đổi ngoại Nhật Bản từ những năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi chính
phủ Nhật Bản lúc bấy giờ đã rất chú trọng việc giao lưu văn hóa dối với khu vực Đông Nam Á
nói riêng và thế giới nói chung. Mặc dù vậy, tại thời điểm sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc
chính phủ Nhật Bản tăng cường giao lưu văn hóa được cho là chủ yếu nhằm xóa bỏ những ác cảm,
những hình ảnh không đẹp về một Nhật Bản phát xít và khôi phục quan hệ quốc tế với thế giới
trong bối cảnh Nhật Bản còn đang bị hạn chế cả về kinh tế lẫn chính trị. Tuy nhiên, có thể nói chủ
trương tăng cường giao lưu văn hóa, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa thông qua các chương trình,
chính sách viện trợ, hợp tác luôn được chính phủ Nhật Bản ưu tiên qua các thời kỳ phát triên của
đất nước và rõ ràng đã ít nhiều góp phần duy trì vị trí, vai trò của Nhật Bản trong khu vực cũng
như trên thế giới.

Việc chính quyền Abe đề ra Chiến lược Cool Japan là một quyết định hợp thời khi quyền lực
mềm đang dần chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế còn văn hóa, giá trị quốc gia và chính sách
ngoại giao - ba yếu tố chính làm nên sức hấp dẫn của quyền lực mềm (Nye, 2004) - lại vốn là
những tiềm năng và thế mạnh của Nhật Bản. Do đó, có thể nói, những mục tiêu đã đề ra của Chiến
lược Cool Japan sẽ không chỉ giúp Nhật Bản, một mặt vừa gia tăng tầm ảnh hưởng, tăng sức hấp
dẫn - sức mạnh mềm quốc gia, mặt khác vừa phát triển kinh tế từ đó góp phần nâng cao giá trị của
Nhật Bản trong quan hệ quốc tế.

3.2. Nhiệm vụ

Trong bài diễn văn của Bộ trưởng phụ trách Chiến lược Cool Japan vào tháng 08 năm 2014
đã nêu rõ nhiệm vụ hàng đầu của Chiến lược Cool Japan là “Nhật Bản, một quốc gia cung cấp giải
pháp sáng tạo cho các thử thách của thế giới” (Cool Japan’s Mission, 2018). Neu như trước đây
Nhật Bản đã rất thành công trong việc xây dựng một xã hội tư bản với nền kinh tể phát triển cao
CHIẾN LƯỢC COOL JAPAN: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ 107

thì giờ đây đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội như già hóa dân số, môi trường, năng
lượng. Rõ ràng đầy là những vấn đề không riêng gì Nhật Bản mà các nước phát triển khác cũng
đang phải đối mặt, trong khi các nước đang phát triển cũng không tránh khỏi những áp lực phát
sinh từ gia tăng dân số, ô nhiễm, lạm phát.. .Trong bối cảnh đó, việc một đất nước với sự phát triển
kỹ thuật, công nghệ và sáng tạo hàng đầu như Nhật Bản dựa trên nền tảng một quốc gia luôn đề
cao các giá trị đạo đức, nhân văn đề ra nhiệm vụ này càng cho thấy mong muốn chứng minh giá
trị của Nhật Bản đối với thế giới.

Trong một báo cáo của Hội đồng xúc tiến hoạt động Cool Japan năm 2014 (Cool Japan
Proposal, 2018), muốn hoàn thành được nhiệm vụ nêu trên, Nhật Bản cần phải thực hiện ba bước
cụ thể, đó là:

(i) í/ỉỉíc đây sự phát triển trong nước;

(ii) liên kết Nhật Bán với các nước khác;

(iii) trở thành một Nhật Bùn giúp đỡ thế giới.

Theo đó cụ thế: Thứ nhất, Nhật Bản cần tăng cường khả năng giao tiếp chủ động với thế giới;
gỡ bỏ được những rào cán đối với sự sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận thử thách; hỗ trợ những nỗ
lực hợp tác mà không bị giới hạn bời cấu trúc phân cấp. Thứ hai, Nhật Bản cần phát triển một hình
ảnh Nhật Bản tốt đẹp hon với thế giới; tăng tính lưu động của các sản phẩm văn hóa và thông tin
của Nhật Bản trong cộng động quốc tế; chấp nhận các quan điểm nước ngoài để tìm ra sức hấp dẫn
thật sự của Nhật Bản. Cuối cùng, Nhật Bản cần cá nhân hóa những vấn đề mà Nhật Bản và the giới
đang phải đối mặt; thúc đẩy các ngành công nghiệp mà qua đó Nhật Bản có thế đóng góp cho thế
giới, thông qua giải quyết các vấn đề như môi trường, tỉ lệ sinh giảm và già hóa dân số; cung cấp
thông tin của triết lý Nhật Bản xưa về tính bền vững và hài hòa.

Như vậy, việc triển khai nhiệm vụ Chiến lược Cool Japan qua ba bước cụ the nêu trên cho
thay quá trình thực hiện nhiệm vụ của Chiến lược Cool Japan là một quá trình dài hạn, được tiến
hành từ việc tự xây dựng nội lực, sức hấp dẫn quốc gia đến việc mờ rộng sức hút, lan tỏa ra ngoài
và dùng chính sự ngưỡng mộ của thế giới để khẳng định sức hấp dẫn cùa mình, từ đó bằng những
giá trị và khả năng của mình để giúp đỡ thế giới trong việc giải quyết các vấn đề chung của nhân
loại, hướng đen một xã hội phát triển bền vững, hài hòa và thịnh vượng.

3.3. Hành động

Với những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, Chiến lược Cool Japan được xem là một chiến lược
huy động được cả sức mạnh của giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa đại chúng đặc biệt là sức
mạnh của ngành công nghiệp văn hóa - công nghiệp sáng tạo. Theo đó, công nghiệp sáng tạo sẽ là
nguồn lực chính với các công cụ chủ lực bao gồm nhiều lĩnh vực như truyện tranh (manga), hoạt
hình (anime), thời trang (cosplay), ấm thực... Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của Chiến lược này,
Quỹ Cool Japan (Cool Japan Fund) đã được thành lập vào năm 2013, hoạt động trong thời hạn 20
năm; tổng số vốn ban đầu là 60 tỷ yên với sự kết họp nguồn vốn của cả chính phủ Nhật Bản (50
tỷ yên) và các doanh nghiệp và cơ sở tài chính tư nhân (10 tỷ yên) nhàm hỗ trợ các công ty, doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến vãn hóa và hồ trợ quản
108 NGHIÊN CỨU VÀ GIÀNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ & GUỐC ĨẾHỌC TẠI VIỆT NAM

lý và phát triển các dự án. Thống kê đến tháng 9/2019, tổng số vốn của Quỹ đã được nâng lên đến
86,3 tỷ yên trong đó chính phủ góp 75,6 tỷ yên, các doanh nghiệp tư nhân góp 10,7 tỷ yên (METI,
2014). Trong 5 năm từ 09/2014 đến 09/2019, Quỹ Cool Japan đã đầu tư cho 41 dự án, trải rộng
trong nhiều lĩnh vực từ truyền thông và nội dung, thực phẩm và dịch vụ đến du lịch và chăm sóc
sức khỏe, phong cách sống (Hình l)1.

Hình 1. Thống kê dự án được đẩu tư bời Quỹ Cool Japan theo lĩnh vực

Năm 2014, Sáng kiến Cool Japan (Cool Japan Initiative) cũng đã được đề ra, qua đó Bộ Kinh
tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chịu trách nhiệm liên kết Sáng kiến Cool .ĩapan với các
doanh nghiệp tư nhân (chủ yếu là ngành công nghiệp sáng tạo) và mở rộng quy mô các doanh
nghiệp này ra nước ngoài. Dựa trên thống kê và dự báo của tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới - AT
Kearney về quy mô thị trường ngành công nghiệp sáng tạo của Nhật Bản năm 2009 là 463.9 nghìn
tỷ yên nhưng con số này được dự báo sẽ tăng lên gan gấp đôi, đạt khoảng 932.4 nghìn tỷ yên vào
năm 2020. Trong một khảo sát khác với quy mô khoảng 5000 người ở độ tuổi trên 18 ở các nước
Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản thì có đến 36% cho rằng Nhật Bản là đất nước sáng tạo nhât, xếp
23.Đó là những con số cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp sáng tạo ở
thứ hai là Mỹ với 26%1
Nhật Bản và Sáng kiến Cool Japan hoàn toàn có cơ sở đê phát triển hơn nữa ngành này.

Theo thống kê của Văn phòng Nội các chính phủ Nhật Bản về tổng số các sự kiện Cool .ĩapan
đã được tổ chức ở trong và ngoài nước thì chỉ trong năm 2016 (04/2016 - 03/2017) đã có 36 sự
kiện được tổ chức trong nước, 91 sự kiện được tổ chức ở chầu Á, 103 sự kiện được tô chức ở Mỹ
và châu Âu, 42 sự kiện được tổ chức ở các khu vực khác. Nội dung của các sự kiện này cũng rất đa
dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực từ tông hợp chung đen du lịch, văn hóa truyền thống, thực phẩm,
truyền thông giải trí, thời trang, thiết kế và một số lĩnh vực khác (Bảng l)-\

1 Cool Japan Fund. https://www.cj-fund.co.jp/en/about/company.html


2 CooUapanlnitiative,2014.http://www.meti.go.jp/policy/mono_info_service/mono/creative/file/1406CoolJapanInitiative .
pdf.
3 Cabinet Office, 2016. Cool Japan Event Calendar. Government of Japan. http://www.cao.go.jp/cooljapan/event/
pdf7siryou_2016_english.pdf
CHIẾN LƯỢC COOL J APAN: HIỆU QUÀ VÀ HẠN CHẾ 109

Bảng 1. Bảng thống kê các sự kiện Cool Japan từ 04/2016 đến 03/2017

Quốc gia/Khu vực


Trong nước Châu Á Mỹ &Châu Âu Khác
Tháng 4 01 03 05 0
Tháng 5 01 13 09 05
Tháng 6 03 06 08 04
Tháng 7 03 07 08 06
Tháng 8 0 05 07 04
Tháng 9 06 08 12 07
Tháng 10 13 12 10 06
Tháng 11 03 13 07 05
Tháng 12 01 03 01 01
Tháng 01 01 03 12 01
Tháng 02 02 08 12 02
Tháng 03 02 10 12 01
Tổng 36 91 103 42

Bên cạnh đó, một trong những chính sách của Chiến lược Cool Japan nhàm chia sẻ và đẩy
mạnh sức lan tỏa của nét đẹp văn hóa Nhật Bản đó là chủ trương thực hiện các chiến dịch, các
chương trình, các cuộc thi liên quan đến văn hóa Nhật và bình chọn ra các nhân vật tiêu biểu làm
Đại sứ Cool Japan. Cũng theo thống kê của Văn phòng Nội các Chính phủ Nhật Bản, tính đến
tháng 11/2018 đã có 45 Đại sứ Cool Japan được bình chọn, trong đó có 17 người gốc Nhật, 08
người gốc Mỹ, 04 gốc người Anh, 03 người gốc Ý và còn lại chủ yếu đến từ các quốc gia chầu
Âu, châu Á (Cabinet Office, 2019). Các Đại sứ Cool .ỉapan được bình chọn đến từ nhiều lĩnh vực
khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất là lĩnh vực ẩm thực và nhà hàng, du lịch. Điều này cũng
đã chứng minh được sức lan tỏa cũng như mức độ yêu thích đối với ẩm thực và thiên nhiên của
Nhật Bản, những đặc trưng văn hóa đã và đang sẽ thúc đẩy hơn nữa sự thành công của Chiến lược
Cool Japan.

Có thể nói, dưới sự quản lý của chính phủ Nhật Bản, cùng với sự hồ trợ đẳc lực của các tổ
chức như Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation - JF), Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch
Nhật Bản (Japan External Trade Organization - JETRO), Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản
(Japan National Tourism Organization - JNTO)..., Chiến lược Cool Japan đã có những hoạt động
thiết thực và tích cực, với quy mô và số lượng lớn từ trong nước ra nước ngoài, với tính chất và nội
dung đa dạng, phong phủ, từ đó góp phần tận dụng và phát huy tối đa sức lan tỏa cùa Cool Japan.

4. HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHIÊN LƯỢC COOL JAPAN

4.1. Hiệu quả

Ke từ khi đi vào hoạt động, chính quyền Thủ tướng Abe cùng với chính sách Abenomics được
đánh giá là đã hoạt động khá hiệu quả khi đã cải thiện đáng kể các vấn đề về kinh tế. Theo tổng
hợp của JETRO qua Báo cáo tài chính 2017 của Bộ Tài chính Nhật Bản thì tỷ lệ Tống sản phẩm
quốc nội GDP của Nhật đã tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2017 (riêng năm 2014 bị sụt giảm
do điều chỉnh thuế tiêu thụ); phần trăm lợi nhuận của các doanh nghiệp ở tất cả các ngành công
110 NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ & QUỐC TÊ HỌC TẠI VIỆT NAM

nghiệp tăng đến 20 nghìn tỷ yên từ năm 2012 đến năm 2015. Bên cạnh thành công bước đầu cùa
chính sách Abenomics đánh dấu sự tái sinh của nền kinh tế Nhật Bản thì hiệu quả của chính sách
ngoại giao văn hóa mà cụ the là với Chiến lược Cool Japan cũng đã được ghi nhận với những thay
đổi tích cực trong quá trình thúc đẩy phát triển văn hóa Nhật Bản.

Bàn về vai trò của văn hóa trong sức mạnh mềm, Joseph Nye đã từng viết: “Khi văn hóa một
quốc gia bao gồm các giá trị phổ quát và các chính sách thúc đẩy các giá trị và lợi ích mà các nước
khác chia sẻ, nó sẽ làm gia tăng khả năng đạt được các kết quả mà nó mong muốn nhờ vào quan
hệ giữa sức hấp dẫn và nhiệm vụ mà nó tạo ra”. (Nye, 2004). Văn hóa Nhật Bản bên cạnh những
nét riêng độc đáo nhưng lại được ưa chuông toàn cầu, từ những giá trị về vật chất đến tinh thần,
từ những sản phẩm hữu hình đến những giá trị đạo đức, bản lĩnh của Nhật Bản đều mang tính phổ
quát. Thêm vào đó, các chính sách thúc đẩy văn hóa của Nhật Bản đã góp phẩn nâng cao và phổ
biến các giá trị này ra nước ngoài, thu hút được đông đảo sự quan tâm, chia sẻ của cộng động quốc
tế. Đó là nhũng cơ sờ cho thấy các chính sách, các kế hoạch hành động của Chiến lược Cool Japan
đã đạt được thành công đáng kể và dần hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra.

Chiến lược Cool Japan rõ ràng không những đã đẩy mạnh được sức hút của văn hóa truyền
thống, văn hóa đại chúng thông qua ngành công nghiệp sáng tạo mà còn phát triển kinh tế, tăng
khả năng sản xuất và tiêu thụ các sản phâm văn hóa, công nghệ, thời trang, ẩm thực.. .ở cả trong
và ngoài nước. Theo báo cáo về ngành công nghiệp hoạt hình năm 2017 của Hiệp hội Hoạt hình
Nhật Bản (The Association of Japanese Animation - AJA), doanh thu của ngành này đã tăng dần
đều trong những năm qua, đặc biệt là kể từ năm 2012 đến nay. Cụ thể năm 2016, doanh thu của
ngành này đã đạt 2000.9 triệu yên, tăng 109.9% so với năm 2015 (1820.7 triệu yên) - một con số
cho thấy dấu hiệu tăng trưởng rất tích cực của ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản. (Hình 2)'.

Đơn vị: triệu yên

Hình 2. Doanh thu của ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bàn từ 2002 đến 2016

Cùng với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp sáng tạo thì việc phổ biến và tăng cường xuất
khẩu các sản phẩm văn hóa ra thị trường nước ngoài cũng đã làm gia tăng sự yêu thích, quan tâm
và mong muốn được trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống, các hoạt động giải trí đặc sắc

1 The Association of Japanese Animation, 2017. Anime Industry Report 2017 Summary. http://aja.gr.jp/english/
japan-anime-data
CHIÊN LƯỢC COOUAPAN: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ 111

bên cạnh việc chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên phong phú ở Nhật Bản. Nói cách khác, chính
điều này đã làm tăng tỉ lệ du khách quốc tế đến Nhật Bản trong những năm qua, tì lệ thuận với sự
gia tăng của giá trị tiêu thụ. Cũng theo tổng hợp của JNTO qua điều tra của Cục Du lịch Nhật Bản
về sổ lượng khách quốc tế đến Nhật Bản và giá trị tiêu thụ từ 2011 đến 2016 đã có sự tăng trưởng
rất tích cực và dự báo đến 2020, số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản sẽ đạt mốc 4000 triệu khách
với giá trị tiêu thụ là 8 nghìn tỷ yên (Hình 3)1.

Hình 3. Sô lưựng khách quốc tế đến Nhật Bản và giá trị tiêu thụ từ 2011 đến 2020

Ngoài những hiệu quả về kinh tế thì Chiến lược Cool Japan được cho là cũng đã rất thành
công trong việc tạo dựng một hình ảnh nước Nhật “thân thiện”, “thú vị” và gia tăng cảm tình của
cộng đồng quốc tế đối với Nhật Bản, từ đó gián tiếp gia tăng sức mạnh mềm của Nhật Bản trong
quan hệ quốc tế. Theo Báo cáo năm 2019 của Portland - usc Center on Public Diplomacy thì Nhật
Bản tiếp tục là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào bảng xếp hạng 10 nước có quyền lực mềm nhiều
nhất năm 2019 (Bảng 2)2.

Bảng 2. xếp hạng 10 nước có quyền lực mềm nhiều nhất năm 2019

Xếp hạng Quốc gia Điểm


1 Pháp 80.28
2 Anh 79.47
3 Đức 78.62
4 Thụy Điển 77.41
5 Mỹ 77.40
6 Thụy Sĩ 77.04
7 Canada 75.89
8 Nhật Bản 75.71
9 Úc 73.16
10 Hà Lan 72.03

1 Japan Extemal Trade Organization, 2016. Why Japan? 5 reasons to invest in .ỉapan. https://www.jetro.go.jp/en/
invest/whyjapan/ch 1 .html
2 Portland, 2019. The Sofí Power 30. A Global Ranking of Soft Power 2019, usc Center on Public Diplomacy.
https://softpower30.coin/wp-content/uploads/2019/10/The-Soft-Power-30-Report-2019-l .pdf
112 NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGŨ, NGÔN NGỮ & QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM

Việc Nhật Bản duy trì được thành tích thuộc nhóm 10 quốc gia có quyền lực mềm nhất trên
thế giới liên tục từ năm 2015 đến nay được xem là một thành công đáng kể của quốc gia này trong
nỗ lực cải thiện hình ảnh và tăng cường tầm ảnh hưởng cả ve kinh tế lẫn chính trị trong khu vực
cũng như trên thế giới. Nói cách khác, cùng với các chính sách ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh
tế; các chưomg trình hoạt động của Chiến lược Cool Japan cũng đã đạt được những hiệu quả nhất
định, góp phần hỗ trợ Nhật Bản khẳng định và nâng cao vai trò và vị trí của mình, từ đó hướng đến
một hình ảnh cường quốc toàn diện, một quốc gia mạnh từ nội lực kinh tế, quân sự nhưng vẫn đề
cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, đề cao các giá trị hướng tới sự phát triển bền vững toàn cầu.
Đó cũng chính là một trong nhũng định hướng trong chiến lược phát triên quôc gia cùa Thủ tướng
Abe kể từ những năm đầu cầm quyền.

4.2. Hạn ché

Mặc dù Chiến lược Cool Japan được đánh giá là tưong đối hiệu quả nhưng bên cạnh đó, trong
quá trình thực hiện, Chiến lược này vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, làm hạn chế khả năng
hoàn thành mục tiêu đã đề ra ban đầu.

Thứ nhất, mặc dù cho đến nay Thủ tướng Shinzo Abe đã nắm quyên 7 năm liên tiếp và là Thủ
tướng Nhật Bản lầu năm nhất với nhiệm kỳ dự kiến đến tháng 9/2021 nhưng chính quyền Thủ
tướng Abe đã có những thời điếm phải đối đầu với nhiều sóng gió khiến cho uy tín bị sụt giảm
nghiêm trọng. Theo kết quả thăm dò dư luận của các Hãng Thông tấn Nhật JNN hay NHK. vào cuối
năm 2017 đầu 2018, tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Abe đã có những thời điểm tụt xuống dưới mức 40%,
một tỷ lệ thấp kỷ lục trong các đời Thù tướng Nhật kể từ năm 2000 đến nay (Isabel & Takashi,
2018). Chính những vụ bê bối cả trong hoạt động của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, trong nội bộ
chính phủ lẫn đời tư của Thủ tướng đã không chỉ ảnh hưởng đến Thủ tướng mà còn ảnh hưởng đến
hình ảnh của nước Nhật khi quốc gia này vẫn đang trong quá trình xây dựng hình ảnh một đất nước
hòa bình, thân thiện, ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị. Nói cách khác, một mặt chính sách ngoại
giao văn hóa Nhật Bản nói chung và Chiến lược Cool .ĩapan nói riêng đang nồ lực tạo dựng niềm
tin trong cộng đồng quốc tế thông qua việc quảng bá những giá trị tốt đẹp nhất của Nhật Bản thì
mặt khác, việc chính phủ cầm quyền bộc lộ những bất ổn rõ ràng sẽ khiến Chiến lược Cool Japan
gặp nhiều bất lợi trong quá trình triển khai.

Thứ hai, tuy chính phủ Nhật Bản đã có những động thái và nồ lực trong việc xóa bỏ ác cảm và
những hình ảnh không mấy tốt đẹp, nhưng sự đền bù cho những tội ác liên quan đến chiến tranh mà
binh lính Nhật đã gây ra ở các nước tùng là thuộc địa của Nhật Bản dường vần là chưa đủ. Do đó,
Chiến lược Cool Japan có thể đã rất thành công ở các nước Đông Nam Á khi trong các cuộc điều
tra về cảm tình của người dân đối với Nhật Bản thì tỉ lệ tích cực đang ngày càng tăng lên nhưng
đổi với một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc... thì Chiến lược Cool Japan vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn trong việc chinh phục người dân ở các quốc gia này. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc mong muốn trờ thành một quốc gia có các giá trị văn hóa có tính phố quát, được yêu
chuộng toàn cầu trong nồ lực trở thành một nước Nhật giúp đỡ thế giới sẽ không dễ mà đạt được.

Thứ ba, Chiến lược Cool Japan là một chiến lược nhàm gián tiếp thúc đẩy sức mạnh mềm của
Nhật Bản. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên the giới cũng nhận thức
rất rõ sức mạnh của quyền lực mềm hiện nay trong quan hệ quốc tế, do đó cũng đều đã có nhũng
CHIẾN LƯỢC COOL JAPAN: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ 113

chiến lược và kế hoạch hành động riêng nhằm duy trì và khẳng định vị trí của mình trong khu vực
và trên trường quốc tế. Làn sóng Hàn lưu (Hallyu) của Hàn Quốc, Học viện Khổng Tử của Trung
Quốc hay hàng loạt những nỗ lực phát triển ngoại giao văn hóa gần đây của Ân Độ rõ ràng hoàn
toàn có khả năng chi phối thị trường các sản phẩm văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Nhật Bản,
từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mở rộng và tăng cường sức hút, khả năng xuất khẩu ra
nước ngoài các giá trị văn hóa như đã đề ra trong mục tiêu của Chiến lược Cool Japan.

Có thể nói Chiến lược Cool Japan sau gần 7 năm triển khai thực hiện đã đem lại những kết quả
tích cực cả về kinh tế và chính trị cho Nhật Bản nhưng vẫn còn đó những khó khăn mà hiện nay
Chiến lược này đang phải đối mặt và không dễ đê có thể khắc phục được. Nhũng khó khăn xuất
phát từ cả những yểu tố khách quan lẫn chủ quan khiến chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe một
mặt buộc phải có những điều chỉnh, cải tổ nham cải thiện tình hình, mặt khác cũng cần có những
sự tính toán kịp thời thích ứng với những chuyển biến mới trong khu vực và trên thế giới.

5. KẾT LUẬN

Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã được biết đến với những nét đặc trưng riêng biệt, và khá phổ biến
trên thế giới qua những kênh văn hóa nghệ thuật như truyện tranh manga, phim hoạt hình anime
hay ẩm thực, thời trang. Có thể nói, chính phủ Nhật Bản đã sớm nhận ra sức mạnh của văn hóa và
mong muốn thông qua việc tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa, giáo dục, nghệ thuật để gia tăng
tầm ảnh hưởng - gia tăng sức mạnh mềm quốc gia.

Chiến lược Cool Japan là một trong những chiến lược nằm trong Chính sách Abenomics của
Thủ tướng Shinzo Abe vừa nhằm mở rộng sức lan tỏa của “Cool Japan” ra nước ngoài vừa thúc
đẩy sức tiêu thụ trong nước. Cho đến nay, Chiến lược này được xem là đã thành công đáng kể với
những kết quả tích cực đã đạt được. Mặc dù vẫn còn đó những khó khăn và thách thức với chính
quyền Thủ tưóng Shinzo Abe nhung rõ ràng những nỗ lực và cải cách dưới thời của Thủ tướng
Shinzo Abe đã đem lại những dấu hiệu hồi sinh cho kinh tế Nhật Bản và hình ảnh một đất nước
Nhật Bản hòa bình, thân thiện, thú vị - một Nhật Bản thật sự “cool” ít nhiều cũng đã được cộng
đồng quốc tế ghi nhận. Đó hẳn là những gì mà Chiến lược Cool Japan đã và đang nhắm đến trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ sau cùng là “Nhật Bản, một quốc gia cung cấp giải pháp sáng tạo cho
các thử thách của thế giới” (Cabinet Office, 2018).

Cùng với những giá trị văn hóa truyền thống, sức mạnh của văn hóa đại chúng cùng ngành
công nghiệp sáng tạo, ưu thế của một nền giáo dục tiên tiến với sự phổ biến của tiếng Nhật ngày
càng được mở rộng, sức hấp dẫn của Nhật Bản vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá
trình thúc đẩy sức mạnh mềm của Nhật Bản. Mặc dù chủ trương giao lưu văn hóa, khuyến khích
nền công nghiệp văn hóa phát triển vẫn được cho là một trong những trụ cột của chính sách ngoại
giao văn hóa của Nhật Bản, bên cạnh những nỗ lực phát triển kinh tế thì chính phủ Nhật Bàn cần
có nhũng điều chỉnh nhất định trong các chính sách về kinh tế, văn hóa nham vừa gìn giữ được nền
văn hóa trong nước vừa phù họp với bối cảnh khu vực và the giới trong thời đại mới - thời đại công
nghệ 4.0. Sự kiện Thế vận hội Mùa hè 2020 được tổ chức tại Tokyo sẽ là một trong những điểm
nhấn quan trọng, một cơ hội thuận lợi cho chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe tận dụng triệt đế để
khẳng định dấu ấn cùa Chiến lược Cool .lapan thông qua các chương trình thu hút khách du lịch;
các chiến dịch quảng cáo về một Nhật Bản với công nghệ vừa hiện đại, tiên tiến vừa thân thiện với
114 NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ & QUỐC TÊ HỌC TẠI VIỆT NAM

môi trường; các chương trình lễ hội văn hóa, thể thao, ẩm thực, dịch vụ với tinh thần Omotenashi
đặc trưng... Có thê nói thành công của Thế vận hội Mùa hè 2020 sẽ góp phần khăng định thành
công của Chiến lược Cool Japan trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa đen chính trị, qua đó một
lần nữa khẳng định tính hiệu quả và xuyên suốt cùa chiến lược phát triến quốc gia của chính quyền
Thủ tướng Shinzo Abe từ những năm đầu cầm quyền./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cabinet Oíĩìce. (2016). CooUapan Event Calendar 2016. Govemment of Japan http://www.cao.go.jp/
cooljapan/event/pdf/siryou_20 16_english.pdf. Truy cập ngày 25/09/2019.

2. Cabinet Oíĩìce. (2018). Cooỉ Japan Proposal. CooUapan Movement Promotion Council. Govemment
of Japan. http://www.cao.go.jp/cool_japan/english/pdf/published_document3.pdf . Truy cập ngày
30/09/2019.

3. Cabinet Office. (2015). Cool Japan Strategy Public - Private Collaboration Initiative. Cool Japan
Strategy Promotion Council. Govemment of Japan. http://www.cao.go.jp/cool_japan/english/pdf/
published_document2.pdf. Truy cập ngày 30/09/2019.

4. Cabinet Oíĩìce. (2018). Declaration of Cooỉ Japan 5 Mission. Govemment of Japan. http://www.cao.
go.jp/cool_japan/english/pdf/published_document4.pdf. Truy cập ngày 10/10/2019.

5. Douglas McGray. (2002). Japan’s Gross National Cooì. Foreign Policy 130. https://foreignpolicy.
com/2009/ll/ll/japans-gross-national-cool/. Truy cập ngày 30/10/2019.

6. Isabel Reynolds & Takashi Hirokawa. (2018). Japan's Abe apoỉogizes again as scandals deepend
mistrust. Bloomberg. https://www.bloomberg.com/news/articles/20 18-04-09/japan-s-abe-apologizes-
again-as-records-scandals-deepen-mistrust . Truy cập ngày 05/11/2019.

7. Joseph Nye. (2004). Soft Power: The Means to Success in World Polỉtics. New York: Public Aíìầirs.

8. Joseph Nye. (2011). The Future of Power. Read How You Want. Large Print 16 pt edition.

9. Ministry of Economy, Tradeand Industry. (2012). CooUapan Strategy. http://www.meti.go.jp/english/


policy/mono_info_service/creative_industries/pdf/12 1016_01a.pdf. Truy cập ngày 08/11/2019.

10. Ministry ofEconomy,Tradeand Industry. (2014). CooUapanlnitiatives. http://www.meti.go.jp/policy/


mono_info_service/mono/creative/file/1406CoolJapanInitiative.pdf. Truy cập ngày 08/11/2019.

11. Phạm Hồng Thái. (2015). Sự phát triên cùa công nghiệp văn hỏa ờ Nhật Bán và Hàn Quốc. NXB
Khoa học Xã hội.

12. Takatoshi Ito, Hugh Patric, David E. Weinstein. (2005). Reviving Japan's Economy: Problems and
Prescription. Massachusetts Institute of Technology, USA.

13. w. David Marx. (2005). Gross National Cooỉ: A dapanese Response. http://neojaponisme.
com/2005/06/04/gross-national-cool-a-japanese-response/. Truy cập ngày 05/12/2019.

You might also like