You are on page 1of 3

I.

LONG TERM ORIENTATION (LTO)


1. Định hướng dài hạn – LTO cao
I.1 Định nghĩa
Đặc điểm của văn hóa quốc gia chú trọng đến tương lai, tiết kiệm và kiên trì. Định hướng dài
hạn là khi bạn tập trung vào tương lai. Sẵn sàng trì hoãn những thành công ngắn hạn về mặt
vật chất, xã hội hoặc thậm chí là sự hài lòng về mặt cảm xúc ngắn hạn để chuẩn bị cho tương
lai.
Thường chú trọng vào quá trình dài hạn, quan tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải
quyết vấn đề, các giá trị gắn kết là tiết kiệm và kiên trì, quý trọng sự bền bỉ, sắp xếp các mối
quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, quan trọng việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội và
tránh bị “mất mặt” trước đám đông, coi trọng kết quả cuối cùng hơn là sự thật, họ thường lấy
kết quả biện hộ cho phương tiện (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước Châu Á).
Trong khi đó nước có định hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển.

I.2 Đặc điểm văn hóa định hướng dài dạn


Văn hóa định hướng dài hạn nổi bật với tầm nhìn xa và sự kiên nhẫn. Họ linh hoạt, thích nghi
tốt với hoàn cảnh, đặt niềm tin vào tương lai và luôn nỗ lực cho mục tiêu dài hạn. Họ coi
trọng các mối quan hệ, sắp xếp theo địa vị, và có quan điểm tương đối về đạo đức. Nổi tiếng
với tinh thần tiết kiệm, siêng năng, kiên trì, chính vì lẽ đó, những nước mang văn hóa định
hướng dài hạn thường có xu hướng cống hiến hết mình để đạt được thành công, góp phần tạo
nên sự phát triển của đất nước.

2. Định hướng ngắn hạn – LTO thấp


2.1 Định nghĩa
Đặc điểm văn hóa quốc gia chú trọng đến hiện tại, tôn trọng truyền thống và thực hiện các
nghĩa vụ đối với xã hội. Biểu thị định hướng ngắn hạn những truyền thống được trân trọng
gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao, thực hiện nghĩa vụ xã hội và giữ thể diện, thích
hưởng thụ, trưng diện hơn là dành dụm.
Nhấn mạnh vào kết quả tức thời thay vì trông đợi vào sự kiên nhẫn. Quan hệ xã hội mang
tính sòng phẳng, ngang hàng, không phụ thuộc vào thân phận hay đẳng cấp. Coi trọng sự thật
hơn là kết quả cuối cùng, thường làm điều đúng với thời điểm hiện tại thay vì lo lắng về
tương lai (Mỹ, Châu Âu). Một nước nghèo, nếu giữ định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc
phát triển kinh tế.
2.1 Đặc điểm văn hóa định hướng ngắn hạn
Nền văn hóa định hướng ngắn hạn đề cao sự ổn định và tôn trọng truyền thống. Người theo
văn hóa này ưa thích sự an toàn, quen thuộc và có xu hướng bảo thủ. Họ đặt trọng tâm vào
quá khứ và hiện tại, ít quan tâm đến tương lai xa. Nổi bật với việc tôn trọng giá trị và phong
tục tập quán truyền thống, chú trọng vào việc tận hưởng cuộc sống hiện tại, ít ràng buộc trong
các mối quan hệ xã hội, có quy tắc đạo đức rõ ràng, thích hưởng thụ và mong muốn đạt được
thành công nhanh chóng. Nền văn hóa này có thể dẫn đến việc ít đầu tư cho tương lai và thiếu
kiên nhẫn, nhưng cũng tạo ra sự ổn định và an toàn trong xã hội.
3. Ứng dụng
 Định hướng dài hạn: East Asian, Eastern & Central Europe
 Định hướng ngắn hạn: USA, Australia, Latin America, African & Muslim Countries
Các nước Đông Á có điểm định hướng dài hạn khá lớn, ví dụ như Trung Quốc là 86, Hong
Kong là 93 và Nhật Bản là 100 điểm. Nhật Bản là một trong những quốc gia có định hướng
dài hạn nhất. Họ khuyến khích tiết kiệm và nỗ lực trong giáo dục hiện đại như là một cách
chuẩn bị cho tương lai. Trong kinh doanh, người Nhật có định hướng dài hạn về tỷ lệ đầu tư
R&D liên tục trong thời điểm khó khăn về kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư cao hơn, ưu tiên tăng
trưởng thị phần ổn định chứ không phải lợi nhuận hàng quý, mục tiêu trước mắt,… Tất cả chỉ
nhằm đáp ứng độ bền vững của công ty.
=> Ta có thể thấy định hướng dài hạn vô cùng quan trọng đối với các quốc gia.

Theo phân tích của Hofstede, Hoa Kỳ và Anh Quốc là 2 quốc gia có điểm LTO thấp cho thấy
bạn có thể mong muốn bất kì điều gì liên quan tới sáng tạo và ý tưởng mới lạ. Mô hình này
hàm ý rằng người dân ở Mỹ và Anh không đánh giá cao các giá trị truyền thống như nhiều
nơi khác và sẵn sàng giúp bạn thực hiện các kế hoạch sáng tạo miễn là họ được tham gia.

Việt Nam đạt điểm 57, có thể định nghĩa rằng Việt Nam là một nước khá thực tế. Trong các
xã hội có định hướng thực tế, người ta tin rằng sự thật phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối
cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng thích ứng với truyền thống một cách dễ dàng để thay
đổi điều kiện, một xu hướng mạnh mẽ để tiết kiệm và đầu tư, sự tiết kiệm và kiên trì để đạt
được kết quả.

Đàm phán với văn hoá LTO cao Đàm phán với văn hoá LTO thấp
+ Cư xử một cách khiêm tốn, nên đề cập tới + Người đàm phán nên nêu lên lý do của
tiết kiệm và giáo dục vì đây được coi là cuộc đàm phán, vì điều này thường được
những giá trị tích cực. chú trọng, thể hiện niềm tin mạnh mẽ cho
+ Người đàm phán nên nói lên mục tiêu dài đối tác.
hạn của cuộc thương lượng là cái gì và cách + Giá trị và quyền lợi được nhấn mạnh.
làm như thế nào. + Người đàm phán ít sẵn sàng thỏa hiệp vì
+ Tránh nói quá nhiều về bản thân, nhấn điều này sẽ được coi là điểm yếu.
mạnh đến nghĩa vụ. + Nịnh hót để được trao quyền.
+ Mọi người sẵn sàng thỏa hiệp hơn, nhưng
điều này có thể không phải lúc nào cũng rõ
ràng đối với người ngoài.

II. LONG TERM ORIENTATION OF JAPAN – 100

Nhật Bàn với 100 điểm là một trong những xã hội định hướng dài hạn nhất. Cuộc sống đối
với họ chỉ là một khoảnh khắc rất ngắn trong lịch sử của loài người. Sống làm việc hết sức
mình là tất cả những gì con người có thể làm. Nếu một người Nhật thấy mất định hướng, mất
khả năng làm việc hoặc vô dụng đối với xã hội, họ thường tìm cách kết thúc cuộc sống của
mình. Đây là lý do Nhật có số vụ tự tử cao nhất thế giới.

Mọi người sống cuộc sống của họ, hướng tới đức hạnh và danh dự cao như là một phần
thưởng hơn là tin một vị Chúa toàn năng hứa hẹn cho họ lên thiên đàng. Tại các công ty Nhật
Bản, bạn thấy định hướng dài hạn ở tỷ lệ đầu tư vào R&D luôn ở mức cao ngay cả trong thời
điểm kinh tế khó khăn, tỷ lệ vốn tự có cao hơn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định hơn là
lợi nhuận hàng quý, v.v. Tất cả đều phục vụ cho sự bền vững của các công ty. Ý tưởng đằng
sau nó là các công ty không ở đây để kiếm tiền hàng quý cho các cổ đông mà để phục vụ các
bên liên quan và xã hội nói chung trong nhiều thế hệ mai sau
1. Phân tích bằng sơ đồ PESTEL
1.1. Yếu tố Chính trị (Political)

Sau Thế chiến II, Nhật Bản trải qua một giai đoạn hồi phục kinh tế đáng kinh ngạc dưới sự hỗ
trợ của cộng đồng quốc tế. Quá trình này yêu cầu hiển thị, thời gian đầu tư dài và quản lý
hiệu quả tài nguyên. Việc vượt qua cơn khủng hoảng này đã đưa ra ý thức về tính cần thiết
của tầm nhìn dài hạn. Chính vì lẽ đó, Chính phủ Nhật Bản đề cao phát triển bền vững, đầu tư
vào giáo dục, khoa học công nghệ, tập trung tạo ra tài sản có giá trị ổn định và cơ sở hạ tầng
cho thế hệ tương lai

1.2 Yếu tố Kinh tế (Economic)


Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, với tốc độ tăng trưởng ổn định trong
nhiều thập kỷ. Điều này tạo niềm tin vào tương lai và khuyến khích đầu tư dài hạn. Bên cạnh
đó, Nhật Bản đang đối mặt với vấn đề dân số già, thúc đẩy chính phủ và doanh nghiệp tập
trung vào các giải pháp cho tương lai như tự động hóa, robot và trí tuệ nhân tạo.
1.3 Yếu tố Xã hội (Social)

Văn hóa Định hướng dài hạn cũng có thể hiện thực cách người Nhật xử lý học hỏi và kiến
thức. Họ thường đề cao giáo dục và học hỏi không chi để đạt được thành công ngay lập tức,
mà còn để phát triển kỹ năng và kiến thức trong tương lai. Sự kết nối giữa công việc học hỏi
và kiến thức là một phần quan trọng cần được xác định về thời hạn đề đảm bảo sự phát triển
cá nhân và chung của xã hội. Văn hóa Nhật Bản đề cao sự kiên nhẫn, tiết kiệm và hy sinh cho
mục tiêu chung, tạo nền tảng cho tư duy dài hạn.

1.4 Yếu tố Công nghệ (Technology)


Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong đổi mới sáng tạo, đầu tư mạnh vào khoa học công nghệ để
phát triển các ngành công nghiệp mới và nâng cao năng suất. Song, Nhật Bản còn ứng dụng
công nghệ vào nhiều lĩnh vực như giao thông, y tế, giáo dục, giúp cải thiện chất lượng cuộc
sống và tạo nền tảng cho phát triển bền vững.
1.5 Yếu tố Môi trường (Environmental)
Ý thức tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cao: Nhật Bản là một quốc gia đảo núi, có
diện tích thu hẹp và tài nguyên tài nguyên tự nhiên có giới hạn. Điều này đã thúc đẩy tinh
thần tiết kiệm và tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả, đồng thời thúc đây việc tạo ra các kế
hoạch và chiến lược dài hạn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu: Khí hậu và môi trường khắc nghiệt của Nhật Bản đã tạo ra sự cần thiết
phải thiết lập kế hoạch và chuẩn bị cho các mùa và điều kiện khác nhau. Việc quản lý tài
nguyên và cân bằng đối với môi trường cũng có thể hiện ra giới hạn định hướng của người
Nhật.
1.6 Yếu tố Pháp luật (Legal)
Hệ thống pháp luật Nhật Bản ổn định và minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh
và đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đổi
mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển và công nghệ mới.

You might also like