You are on page 1of 15

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Bài 3.1:
Tại công ty ABC, có tài liệu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
trong tháng 1 như sau: (Biết: Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép đối với
công nhân sản xuất) (Đơn vị tính: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ TK 334: 120.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N

1/ Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ cho người lao động kỳ trước bằng chuyển
khoản.
2/ Tính ra tiền lương và các khoản phải trả trong tháng:
Lương Lương Thưởng thi
Bộ phận chính phép đua Cộng
1. Bộ phận quản lý DN
45.000 2.000 2.000 49.000
2. Bộ phận bán hàng
15.000 1.500 1.000 17.500
3. Phân xưởng sản xuất 1
105.000 11.000 5.000 121.000
- Nhân viên quản lý
11.500 - 1.000 12.500
- Công nhân sản xuất
93.500 11.000 4.000 108.500
4. Phân xưởng sản xuất 2
92.000 8.000 4.000 104.000
- Nhân viên quản lý
10.000 - 1.000 11.000
- Công nhân sản xuất
82.000 8.000 3.000 93.000
Tổng cộng 257.000 22.500 12.000 291.500
3/ Bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong kỳ là 6.000, trong đó:
- Bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng 1 là 3.000;
- Bảo hiểm của nhân viên bán hàng là 1.000;
- Bảo hiểm của nhân viên quản lý DN là 2.000.
4/ Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5/ Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản
lý cấp trên theo tỷ lệ quy định.
6/ Khấu trừ vào lương của người lao động trong kỳ số tạm ứng chưa thanh toán của
nhân viên bán hàng: 8.000.
7/ Chi tiêu kinh phí công đoàn tại cơ sở cho việc thăm hỏi nhân viên ốm đau bằng
tiền mặt: 2.500.
8/ Thanh toán 80% lương và các khoản khác trong tháng 1/N cho người lao động
bằng TGNH.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương trong tháng 1/N?
3. Giả sử DN có trích trước lương phép cho công nhân sản xuất, hãy điều chỉnh bút
toán có liên quan?
Bài 3.2:
Trích tài liệu về lương và các khoản trích nộp theo tại một doanh nghiệp sản xuất
mang tính thời vụ tháng 12/N như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản
- TK 334 (Dư Có): 40.000
- TK 338 (Dư Có): 65.000
+ TK 3382: 4.000
+ TK 3383: 48.000
+ TK 3384: 9.000
+ TK 3386: 4.000
- TK 335 (Dư có): 8.000
- TK 138 (1388): 4.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
1. Trả tiền lương còn nợ đầu kỳ bằng tiền mặt cho công nhân viên 34.000, số
còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
2. Tính ra số tiền lương còn phả trả công nhân viên trong tháng:
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 80.000, Sản phẩm B: 90.000
(Trong đó lương chính: 80.000; lương phép: 10.000); sản phẩm C: 50.000; công nhân sửa
chữa tài sản cố định tự làm: 6.000;
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: 20.000.
- Lương nhân viên bán hàng: 40.000.
- Lương viên quản lý doanh nghiệp: 50.000.
3. Trích các khoản bảo hiểm theo lương theo tỷ lệ quy định.
4. Chi tiền mặt tạm ứng tiền lương kỳ 1 cho cán bộ nhân viên: 50% số lương
phải trả và chi tiền thưởng thường xuyên cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A:
5.000, Sản phẩm B: 7.000, Sản phẩm C: 3.000; nhân viên quản lý phân xưởng: 2.000;
nhân viên bán hàng: 1.000 và nhân viên quản lý doanh nghiệp 2.000.
5. Tính ra số BHXH phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A:
3.000; nhân viên quản lý doanh nghiệp: 2.000.
6. Nộp KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT còn nợ tháng trước và số đã trích trong
tháng theo tỷ lệ quy định bằng tiền gửi ngân hàng.
7. Thanh toán số lương còn lại và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên
bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sơ đồ tài khoản?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12/N?
3. Cho biết các chỉ tiêu sau đây và dựa vào tài khoản nào để xác định: Các
khoản phải trả công nhân viên đầu kỳ, trong kỳ và cuối kỳ; và cuối kỳ; số đã nộp trong
kỳ?
Bài 3.3:
Tình hình thanh toán với công nhân viên tại một doanh nghiệp trong tháng 10/N
(đơn vị tính: 1.000 đồng):
1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ: 210.000:
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 70.000, phân
xưởng sản xuất chính số 2: 50.000, phân xưởng sản xuất phụ: 30.000;
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 12.000; số 2: 10.000 và nhân
viên quản lý phân xưởng phụ: 8.000;
- Nhân viên bán hàng: 10.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 20.000.
2. Tính ra tổng số BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là
10.000, trong đó:
- Công nhân viên trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 2.000;
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 2: 1.000;
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 3.000;
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 4.000.
3. Tính ra tổng số tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả công nhân viên trong kỳ
36.000, trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 12.000;
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 2: 8.000;
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất phụ: 3.000;
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính 1: 3.000;
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 2: 2.000;
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 6.000.
4. Trích BHXH, BHYT và BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản.
5. Nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản.
6. Các khoản khấu trừ vào lương cả công nhân viên.
- Thu hồi tạm ứng thừa của nhân viên quản lý doanh nghiệp: 8.000;
- Công nhân sản xuất phân xưởng chính số 1 bồi thường vật chất: 3.000;
7. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán cho công nhân viên:
- Lương: Thanh toán 90% số còn phải trả;
- BHXH: Thanh toán 100%;
- Tiền thưởng: Thanh toán 100%.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ
T?
2. Để xác định các khoản còn phải thanh toán cho công nhân viên cuối kỳ, kế
toán dựa vào số liệu trên tài khoản nào? Hãy trình bày nội dung và kết cấu của tài khoản
đó?
Bài 3.4:
Có tài liệu về lương và các khoản trích theo lương tại một doanh nghiệp thời vụ
trong tháng 1/N như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
I. Tiền lương còn nợ công nhân viên trong tháng: 50.000
II. Các khoản nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N
1. Rút tiền gửi ngân hàng về chuẩn bị tiền lương 50.000.
2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho công nhân viên: 45.000 bằng tiền mặt số còn lại
đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng:
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trả theo sản phẩm trực tiếp không
hạn chế (biết đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm là 125, số lượng sản phẩm
hoàn thành nhập kho 3.000, sản phẩm), tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
trong thời gian nghỉ phép 20.000;
- Lương công nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất, trả theo tỷ lệ 10% trên tổng
số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất;
- Lương nhân viên bán hàng: 25.000;
- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 40.000.
4. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất
theo tỷ lệ 1% tiền lương chính tháng.
5. Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
theo tỷ lệ quy định.
6. Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản.
7. Tiền thưởng thi đua phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 15.000, nhân viên
quản lý phân xưởng là 3.000 và nhân viên quản lý doanh nghiệp: 5.000.
8. Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân trực tiếp sản xuất 7.000, nhân viên quản lý
doanh nghiệp: 3.000
9. Thanh toán 80% tiền lương, 100% thưởng và bảo hiểm xã hội người lao động
được hưởng trong kỳ bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 1/N?
Bài 3.5:
Tại công ty M, có tài liệu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
tháng 12 như sau: (Biết: Công ty có trích trước tiền lương nghỉ phép đối với công nhân
sản xuất) (Đơn vị tính: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 334: 120.000
- TK 335 (trích trước lương phép): 10.000. Trong đó của CNSX PX1: 6.000, CNSX
PX2: 4.000.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N

1/ Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ cho người lao động kỳ trước bằng chuyển
khoản 100.000. Số còn lại tạm giữ do người lao động đi vắng chưa lĩnh.
2/ Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cho công nhân trực tiếp sản xuất
1.500. Trong đó, CNSX phân xưởng 1: 800; CNSX phân xưởng 2: 700.
3/ Tính ra tiền lương và các khoản phải trả trong tháng:
Bộ phận Lương chính Lương phép Ăn ca BHXH Cộng
5. Bộ phận quản lý DN 1.000
35.000 2.000 - 38.000
6. Bộ phận bán hàng 2.000
12.000 2.000 - 16.000
7. Phân xưởng SX 1 2.000
90.000 8.000 20.000 120.000
Nhân viên quản lý 2.000
9.000 - 1.000 12.000
Công nhân sản xuất -
81.000 8.000 19.000 108.000
8. Phân xưởng SX2 -
75.000 6.000 15.000 96.000
Nhân viên quản lý -
8.000 - 1.000 9.000
Công nhân sản xuất -
67.000 6.000 14.000 87.000
Tổng cộng 212.000 18.000 35.000 5.000 270.000
4/ Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5/ Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý
cấp trên theo quy định sau khi bù trừ BHXH người lao động được hưởng trong kỳ.
6/ Khấu trừ vào lương của người lao động số thuế TNCN trong tháng: 3.000.
7/ Chi tiêu liên hoan tại công ty từ kinh phí công đoàn bằng tiền mặt: 10.000.
8/ Thanh toán toàn bộ lương và các khoản khác trong tháng 12/N cho người lao động
bằng TGNH.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/N?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương trong tháng 12/N?
3. Cuối năm, điều chỉnh số lương phép trích trước so với lương phép thực tế của
công nhân sản xuất?
Bài 3.6:
Tại công ty K có trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX, tháng 12/N có tình hình về
các khoản phải trả NLĐ và trích theo lương như sau: (ĐVT: 1.000.000 đồng)
I. Số dư đầu tháng: TK 334: 18.
- NLĐ làm việc theo hợp đồng thời gian làm việc 20 ngày/tháng.
- Tiền lương nhân viên bán hàng nhận thêm thưởng theo doanh số bán hàng.
- Công nhân sản xuất hưởng thêm lương theo sản phẩm.
- Mức lương và phụ cấp cố định trên hợp đồng lao động được dùng để đăng ký đóng
BHXH.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/N:
1. Chi tiền mặt trả lương còn nợ NLĐ đầu kỳ.
2. Ghi nhận theo bảng thanh toán tiền lương tháng 12:
Lương thời gian Lương Lương Phụ cấp
Họ và tên Hợp Số Số sản nghỉ hàng Cộng
đồng công tiền phẩm phép tháng
I.Bộ phận QLDN 34
Nguyễn Minh Anh 12 20 12 2 14
Lê Hải Nam 10 14 7 1 2 10
Trần Minh Tú 9 20 9 1 10
II. Bộ phận BH 6
Phạm Hương 3 20 3 3
Mạc Anh Vỹ 3 20 3 3
III. Phân xưởng SX 32
1. Nhân viên QL 11
Mai Văn Thành 10 18 9 2 11
2. Công nhân SX 13
SPA
Phạm Hùng 2 20 2 3 5
Lê Sơn 2 20 2 6 8
3. Công nhân SX 8
SP B
Đình Chiến 2 20 1 2 3
Lý Minh Hải 2 20 2 3 5
CỘNG 55 50 14 1 7 72
3. Trích bảng thanh toán tiền thưởng hoàn thành nhiệm vụ (có tính chất lương) tháng
12:
- Bộ phận QLDN: 3
- Bộ phận bán hàng: 11
- Nhân viên QLPX: 2
- Công nhân SX SP A: 3
- Công nhân SX SP B: 3
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Nộp các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Số thuế TNCN phải khấu trừ vào lương NLĐ tháng 12: 1.
7. Trừ lương tháng 12 của nhân viên Phạm Hương 0,5 (Bồi thường làm hỏng tủ kính
bán hàng trị giá 0,5).
8. Chuyển khoản trả lương và các khoản khác cho NLĐ trong tháng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các NVKT phát sinh?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH?
Bài 3.7:
Có tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại một doanh nghiệp không
trích theo lương phép cho công nhân sản xuất như sau (ĐVT: 1000 đồng):
I. Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng 1/N: 30.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N:
1. Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ kỳ trước cho người lao động bằng tiền gửi
ngân hàng.
2. Tính ra tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động trong tháng:
Lương Lương Thưởng
Bộ phận BHXH Cộng
chính phép thi đua
1. Phân xưởng 1 68.000 5.000 8.000 2.000 83.000
- CNTTSX 60.000 5.000 5.000 2.000 72.000
- NVQLPX 8.000 - 3.000 - 11.000
2. Phân xưởng 2 132.000 3.000 10.000 5.000 150.000
- CNTTSX 120.000 3.000 6.000 2.000 131.000
- NVQLPX 12.000 - 4.000 3.000 19.000
3. Bộ phận QLDN 10.000 2.000 3.000 2.000 17.000
4. Bộ phận bán hàng 20.000 1.000 3.000 1.000 25.000
Cộng 230.000 11.000 24.000 10.000 275.000
3. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định (34,0%)
4. Các khoản khác khấu trừ vào lương của người lao động:
- Tạm ứng: 15.000;
- Phải thu khác: 6.000.
5. Nộp KPCĐ, và các khoản bảo hiểm lên cấp trên bằng chuyển khoản sau khi bù trừ
BHXH cho người lao động được hưởng trong kỳ.
6. Thanh toán 100% lương, thưởng và bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng
bẳng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh tình hình trên vào TK
334?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng.
3. Giả sử DN có trích trước lương phép cho người lao động, hãy điều chỉnh các bút
toán liên quan?
Bài 3.8:
Trích tài liệu hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Hải
Lâm trong tháng 10/N (ĐVT: 1.000đ)
I. Trích số liệu trên một số tài khoản:
TK 111 TK 334 TK 335
xxx 20.000 0
20.000 (1) (1) 20.000 96.000 (2) (2) 16.000
48.000 (5) 8.000 (4) 3.000 (3)
(5) 48.000
(2) 2.000
TK 3382 TK 3383 TK 3384
3.000 0
(4) 8.000

TK 622 (PX1) TK 622 (PX2) TK 627


(2)30.000 (2) 20.000 (2) 16.000
(3) 2.000 (3) 1.000

TK 3388 TK 3386 TK 642


0 0 (2) 14.000
2.000 (6)
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo đúng tỷ lệ quy định (34%).
2. Nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm theo tỷ lệ quy định cho cơ quan quản lý bằng
chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Trình bày nội dung kinh tế nêu trên?
2. Tiếp tục phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài 3.9:
Công ty Nam Thanh có trích trước lương phép có tài liệu về tiền lương và các khoản
trích theo lương trong tháng 1/N như sau (ĐVT: 1.000 đồng):

I. Tiền lương còn nợ công nhân viên đầu tháng: 60.000

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:

1. Trả lương còn nợ kỳ trước cho công nhân viên: 50.000 bằng tiền gửi ngân hàng, số
còn lại đơn vị tạm lĩnh vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.

2. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng:


- Lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trả theo sản phẩm trực tiếp không
hạn chế (biết đơn giá tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm là 25), số lượng sản phẩm hoàn
thành nhập kho là 3.000 chiếc, tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong thời
gian nghỉ phép là 5.000.

- Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản phẩm, trả theo tỷ lệ 12% trên tổng số
lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (không tính tiền lương nghỉ phép).

- Lương nhân viên bán hàng: 15.000.

- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 20.000.

3. Trích BHYT, KPCĐ, BHXH, BHTN theo tỷ lệ quy định.

4. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm theo tỷ lệ quy định.

5. Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX sản phẩm theo tỷ lệ 2% tiền lương
chính.

6. Tiền thưởng thi đua phải trả cho các bộ phận như sau:

- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 10.000;

- Nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000;

- Bộ phận bán hàng: 7.000;

- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5.000.

7. Chi mua thuốc, vật tư y tế từ nguồn BHYT để lại tại đơn vị là 5.000 bằng tiền mặt.

8. Thanh toán 80% lương và 100% các khoản khác trong tháng 1/N cho người lao
động bằng tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 1/N.


Bài 3.10:
Tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Duy Nam
không trích trước tiền lương phép tháng 1/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng).
1. Tính ra tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
Bộ phận Lương chính Lương phép Tiền ăn ca Cộng
1. Phân xưởng 1: 108.000 9.000 16.000 117.000
- Công nhân 100.000 9.000 16.000 109.000
- Cán bộ quản lý 8.000 - - 8.000
2. Phân xưởng 2: 130.000 4.000 20.000 134.000
- Công nhân 120.000 4.000 20.000 124.000
- Cán bộ quản lý 10.000 - - 10.000
3. BP bán hàng 12.000 1.000 13.000
4. BP QLDN 15.000 1.000 16.000
Cộng 265.000 15.000 36.000 316.000
2. Các khoản khác của người lao động trong tháng:
- Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng 18.000, trong đó:
 Công nhân trực tiếp sản xuất PX 1: 1.600, PX 2: 3.000;
 Cán bộ quản lý PX 1: 2.000, PX 2: 3.000;
 Nhân viên bán hàng: 1.000;
 Nhân viên quản lý DN: 2.000.
- Bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng là 5.000, trong đó:
 Bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất tại PX 1: 3.000;
 Bảo hiểm của nhân viên bán hàng: 2.000.
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4. Các khoản khác khấu trừ vào lương người lao động:
- Tạm ứng thừa của nhân viên bán hàng: 5.000
- Bồi thường vật chất của cán bộ QLPX: 8.000.
5. Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cho cơ quan quản lý bằng
chuyển khoản sau khi bù trừ BHXH người lao động được hưởng trong kỳ.
6. Chi tiêu kinh phí công đoàn cho việc hiếu hỷ tại DN bằng tiền mặt 8.000.
7. Thanh toán toàn bộ lương và các khoản khác cho người lao động trong kỳ bằng
tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 1/N?
3. Giả sử DN có trích trước lương phép cho người lao động, hãy điều chỉnh các bút
toán có liên quan?

You might also like