You are on page 1of 4

ĐỀ THI KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

Cao học K29R


Thời gian: 90 phút
I. Trả lời các câu hỏi đúng/sai sau đây (2 đ)
1. Cơ cấu dân số vàng là cứ 1 người trong độ tuổi phụ thuộc thì có từ 2 người trở lên trong độ tuổi
lao động
A. True B. False
2. Một người phụ nữ trong độ tuổi lao động làm công việc giúp việc được xếp vào nhóm “không
nằm trong lực lượng lao động”.
A. True B. False
3. Vốn nhân lực là kiến thức mà con người tích luỹ được.
A. True B. False
4. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng thuộc một nghề, một
chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình.
A. True B. False
5. Hàng hóa sức lao động có tính đồng nhất cao đối với lao động có cùng kỹ năng, trình độ đào
tạo.
A. True B. False
6. Mức tiền công giới hạn là mức lương tối thiểu theo quy định nhà nước.
A. True B. False
7. Khi ảnh hưởng thay thế trội hơn ảnh hưởng thu nhập, tiền lương tăng sẽ làm tăng số giờ làm
việc.
A. True B. False
8. Khi cung lao động ít co giãn, sự thay đổi của tiền lương chỉ làm thay đổi rất nhỏ về số giờ làm
việc.
A. True B. False
9. Tăng cường độ lao động là giảm giá trị của một đơn vị hàng hóa.
A. True B. False
10. Hao phí lao động vật hóa nêu rõ hiệu quả lao động cá nhân.
A. True B. False
II. Chọn 01 đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi sau đây (2 đ)
1. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hạ thấp cả chi phí lao động sống và lao động quá khứ sẽ làm
tăng:
A. Năng suất lao động xã hội
B. Chi phí lao động quá khứ
C. Chi phí sản xuất ra sản phẩm
D. Chất lượng sản phẩm
2. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là:
A. Đều làm cho giá trị sản phẩm tăng lên trong 1 đơn vị thời gian.
B. Đều làm cho giá cả sản phẩm tăng lên trong 1 đơn vị thời gian.
C. Đều làm tăng chất lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian.
D. Đều làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian.
3. Chỉ tiêu năng suất lao động nào không thể so sánh kết quả của những người sản xuất những sản
phẩm khác nhau?
A. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật.
B. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị.
C. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng lượng lao động hao phí.
D. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật và giá trị.
4. Đường cung lao động cá nhân được xác định:
A. Là một đường thẳng dốc lên
B. Là một đường thẳng dốc xuống
C. Là một đường cong dốc lên và cong về phía sau
D. Là một đường nằm ngang
5. Khi ảnh hưởng thu nhập trội hơn ảnh hưởng thay thế, giảm tiền lương sẽ làm:
A. Giảm số giờ làm việc

B. Tăng số giờ làm việc

C. Số giờ làm việc không đổi

D. Người lao động quyết định nghỉ việc

6. Đặc điểm của tiền lương danh nghĩa là:


A. Biến động liên tục
B. Không đổi

C. Ít thay đổi

D. Phụ thuộc vào chỉ số giá cả

7. Chức năng tích lũy của tiền lương được Nhà nước qui định bắt buộc thực hiện thông qua hoạt
động:
A. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

B. Gửi tiết kiệm

C. Đóng Thuế thu nhập cá nhân

D. Mua trái phiếu chính phủ

8. Điều nào sau đây không phải là chi phí của thất nghiệp ?

A. Sự ức chế về tinh thần.


B. Kĩ năng lao động bị xói mòn khi thất nghiệp kéo dài.

C. Bạn có nhiều thời gian để nâng cao trình độ chuyên môn và tìm kiếm các thông tin về việc
làm mới.

D. Giảm sút sản lượng và thu nhập.

9. Nhược điểm của hình thức đào tạo “Tham gia các lớp cạnh doanh nghiệp” là:

A. Đào tạo không gắn với công việc thực tế

B. Không được trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất

C. Học viên học lý thuyết không có hệ thống


D. Thời gian đào tạo dài

10. Ưu điểm của hình thức đào tạo “Kèm cặp trong sản xuất” là:

A. Học viên học lý thuyết có hệ thống

B. Giảng viên có kiến thức chuyên sâu về cả lý thuyết và thực hành

C. Thời gian đào tạo ngắn


D. Học viên học lý thuyết tương đối có hệ thống

III. Giải bài tập sau đây (4 đ)

1. Để chế tạo ra sản phẩm X phải trải qua 3 công đoạn và đòi hỏi cấp bậc công việc như sau:

- Công đoạn 1: Cấp bậc công việc bậc II


- Công đoạn 2: Cấp bậc công việc bậc V

- Công đoạn 3: Cấp bậc công việc bậc VI

Mức sản lượng là 3 sản phẩm/ giờ.

Một tổ gồm 3 công nhân A, B, C có cấp bậc là II, V, VI được bố trí vào làm các công đoạn
tương ứng 1, 2, 3. Trong một tháng thời gian làm việc thực tế của công nhân A là 190 giờ, công
nhân B là 210 giờ, và công nhân C là 180 giờ, cả tổ làm được 750 sản phẩm X.

Hãy chia lương cho các công nhân trên theo phương pháp thời gian – hệ số, biết KII =1,45,
KV = 2,00; KVI = 2,15. Doanh nghiệp qui định trong tháng chỉ nghỉ ngày chủ nhật và thời gian
làm việc là 8 giờ/ ngày. Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp là 4.500.000 đồng/ tháng.

Tính tiền lương thực lĩnh của các công nhân?

IV. Giải các bài tập sau đây (2 đ)


1. Trong năm báo cáo, xí nghiệp có 700 máy, số ca làm việc thực tế là:

300 máy làm việc 3 ca

200 máy làm việc 2 ca

200 máy làm việc 1 ca

Dự kiến thời kỳ kế hoạch có 900 máy trong đó bố trí :

400 máy làm việc 3 ca


300 máy làm việc 2 ca

200 máy làm việc 1 ca

Dự kiến năng suất lao động tăng 20%

Biết rằng, số công nhân hiện có là 1500 người

Vậy số công nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất là?
2. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2019 của một xí nghiệp như sau:

- Sản phẩm A: Sản xuất ra 25.000 sản phẩm với giá bán 15.000đ/SP

- Sản phẩm B: Sản xuất ra 34.000 sản phẩm với với giá bán 10.000đ/SP

- Sản phẩm C: Sản xuất ra 18.000 sản phẩm với giá bán 25.000đ/SP

Biết số lao động trong năm 2019 của doanh nghiệp là 300 người. Tính năng suất lao động theo
chỉ tiêu hiện vật A,B,C và theo giá trị.

You might also like