You are on page 1of 10

TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

Chương 2
Câu 1. Tỉ lệ thất nghiệp là 5% cho biết:
A. Trong 100 người dân thì có 5 người không có việc làm
B. Trong 100 người thuộc lực lượng lao động thì có 5 người không vó việc làm
C. Trong toàn bộ dân số thì có 5 người không có việc làm
D. Trong toàn bộ lực lượng lao động thì có 5 người không có việc làm
Câu 2. Đường đẳng dụng tiếp xúc với đường biên lựa chọn của hộ gia đình tại giữa đường ngân
sách của người Chồng thì:
A. Chồng chuyên môn hóa thời gian cho thị trường lao động; Vợ chuyên môn hóa thời gian
cho làm việc nhà.
B. Chồng chuyên môn hóa cho thị trường lao động; Vợ phân bổ thời gian một phần làm việc
nhà và 1 phần cho thị trường lao động.
C. Chồng phân bổ thời gian một phần làm việc nhà và 1 phần cho thị trường lao động; Vợ
phân bổ thời gian một phần làm việc nhà và 1 phần cho thị trường lao động.
D. Chồng phân bổ thời gian một phần làm việc nhà và 1 phần cho thị trường lao động; Vợ
chuyên môn hóa thời gian làm việc nhà.
Câu 3. Đường ngân sách càng dốc thể hiện:
A. Mức tiền lương của người lao động càng thấp
B. Mức tiền lương của người lao động càng cao
C. Mức nghỉ ngơi của người lao động càng thấp
D. Mức nghỉ ngơi của người lao động càng cao
Câu 4. Dân số Việt Nam tính đến ngày 13/09/2022 là 99,1 tr người. Lực lượng lao động 6 tháng
đầu năm 2022 là 51,4 tr người. Lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2022 là 50,3 tr người
(nguồn: Tổng cục thống kê 2022). Hỏi số lao động thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 của Việt
Nam là bao nhiêu:
A. 1,1 tr người
B. 11 tr người
C. 47,7 tr người
D. 48,8 tr người
Câu 5. Điểm thụ hưởng của người lao động càng cao thì:
A. Thu nhập phi lao động của người lao động càng thấp
B. Thu nhập phi lao động của người lao động càng cao
C. Thu nhập lao động của người lao động càng thấp
D. Thu nhập lao động của người lao động càng cao
Câu 6. Hữu dụng biên nghỉ ngơi của người lao động (MU_L) là 198, cho biết:
A. Trong điều kiện chi tiêu không đổi, khi người lao động chi tiêu thêm 1 đồng thì hữu dụng
của người lao động giảm đi 198 đơn vị
B. Trong điều kiện chi tiêu không đổi, khi người lao động chi tiêu thêm 1 đồng thì hữu dụng
của người lao động tăng thêm 198 đơn vị
C. Trong điều kiện chi tiêu không đổi, khi người lao động nghỉ ngơi thêm 1 giờ thì hữu dụng
của người lao động tăng thêm 198 đơn vị
D. Trong điều kiện chi tiêu không đổi, khi người lao động nghỉ ngơi thêm 1 giờ thì hữu dụng
của người lao động giảm đi 198 đơn vị
Câu 7. Nếu tiền lương trên thị trường lao động thấp hơn mức lương duy trì thì:
A. Người lao động sẽ làm việc như trước
B. Người lao động sẽ làm việc ít hơn
C. Người lao động sẽ nghỉ ngơi ít hơn
D. Người lao động sẽ không tham gia làm việc
Câu 8. Mức lương duy trì là mức lương:
A. Đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của người lao động
B. Đảm bảo cho người lao động có cùng mức hữu dụng dù làm việc hay không làm việc
C. Đảm bảo cho việc chi tiêu của người lao động
D. Đảm bảo tương xứng với công sức của người lao động
Câu 9. Bà Tư năm nay 32 tuổi, có ức khỏe bình thường. Bà Tư do có nguồn thu nhập từ việc cho
thuê phòng trọ, nhà nghỉ nên Bà Tư không muốn đi làm cho bất kỳ ai. Vậy bà Tư thuộc đối
tượng nào sau đây:
A. Người thất nghiệp
B. Người nằm trong lực lượng lao động
C. Người nằm ngoài lực lượng lao động
D. Người có việc làm
Câu 10. Phát biêu nào sau đây đúng:
A. Việc làm là những hoạt động tạo ra thu nhập cho cá nhân tham gia cung ứng sức lao động
không cần đáp ứng theo pháp luật.
B. Việc làm là những hoạt động tạo ra thu nhập cho cá nhân tham gia cung ứng sức lao động
được pháp luật cho phép.
C. Việc làm là những hoạt động tạo ra thu nhập cho cá nhân tham gia cung ứng sức lao động
được người sử dụng lao động chấp thuận.
D. Không câu nào đúng
Câu 11. Nếu người lao động xem nghỉ ngơi là hàng hóa thông thường, khi thu nhập phi lao động
tăng thì:
A. Người lao động sẽ làm việc nhiều hơn
B. Người lao động sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn
C. Người lao động sẽ nghỉ ngơi ít hơn
D. Người lao động sẽ làm việc như trước
Câu 12. Đường đẳng dụng tiếp xúc với đường biên lựa chọn của hộ gia đình tại giữa đường ngân
sách của người Vợ thì:
A. Chồng chuyên môn hóa thời gian cho thị trường lao động; Vợ chuyên môn hóa thời gian
cho làm việc nhà.
B. Chồng chuyên môn hóa cho thị trường lao động; Vợ phân bổ thời gian một phần làm việc
nhà và 1 phần cho thị trường lao động.
C. Chồng phân bổ thời gian một phần làm việc nhà và 1 phần cho thị trường lao động; Vợ
phân bổ thời gian một phần làm việc nhà và 1 phần cho thị trường lao động.
D. Chồng phân bổ thời gian một phần làm việc nhà và 1 phần cho thị trường lao động; Vợ
chuyên môn hóa thời gian làm việc nhà.
Câu 13. Dân số Việt Nam tính đến ngày 13/09/2022 là 99,1 tr người. Lực lượng lao động 6 tháng
đầu năm 2022 là 51,4 tr người. Lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2022 là 50,3 tr người
(nguồn: Tổng cục thống kê 2022). Hỏi tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu:
A. 1,11%
B. 2,14%
C. 3,21%
D. 21,4%
Câu 14. Đường ngân sách của người lao động thể hiện:
A. Giới hạn về thời gian của người lao động
B. Giới hạn về thu nhập của người lao động
C. Giới hạn về thời gian và thu nhập của người lao động
D. Giới hạn về hữu dụng của người lao động
Câu 15. Ông A năm nay 68 tuổi và không tham gia làm việc, theo quy định pháp luật hiện nay
(năm 2022) thì ông A thuộc đối tượng nào sau đây:
A. Người thất nghiệp
B. Người nằm trong lực lượng lao động
C. Người nằm ngoài lực lượng lao động
D. Người bị mất việc tạm thời
Câu 16. Hữu dụng biên tiêu dùng của người lao động (MU_C) là 152 cho biết:
A. Trong điều kiện thu nhập không đổi, khi người lao động chi tiêu thêm 1 đồng thì hữu
dụng của người lao động giảm đi 152 đơn vị.
B. Trong điều kiện thu nhập không đổi, khi người lao động chi tiêu thêm 1 đồng thì hữu
dụng của người lao động tăng thêm 152 đơn vị.
C. Trong điều kiện nghỉ ngơi không đổi, khi người lao động chi tiêu thêm 1 đồng thì hữu
dụng của người lao động tăng thêm 152 đơn vị.
D. Trong điều kiện nghỉ ngơi không đổi, khi người lao động chi tiêu thêm 1 đồng thì hữu
dụng của người lao động giảm đi 152 đơn vị.
Câu 17. Độ dốc của đường ngân sách và đường đẳng dụng bằng nhau hàm ý:
A. Một đồng chi thêm cho nghỉ ngơi tạo ra mức hữu dụng thấp hơn so với một đồng chi
thêm cho hàng hóa tiêu dùng.
B. Một đồng chi thêm cho nghỉ ngơi tạo ra mức hữu dụng bằng với một đồng chi thêm cho
hàng hóa tiêu dùng.
C. Một đồng chi thêm cho nghỉ ngơi tạo ra mức hữu dụng cao hơn so với một đồng chi thêm
cho hàng hóa tiêu dùng.
D. Không cho biết điều gì
Câu 18. Người lao động sẽ chọn phân bổ tối ưu giữa nghỉ ngơi và làm việc tại:
A. Điểm mà đường ngân sách cắt với đường đẳng dụng
B. Điểm mà đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng dụng
C. Điểm thu hưởng
D. Điểm chính giữ của đường ngân sách
Câu 19. Dân số Việt Nam tính đến ngày 13/09/2022 là 99,1 tr người. Lực lượng lao động 6 tháng
đầu năm 2022 là 51,4 tr người. Lao động có việc làm 6 tháng đầu năm 2022 là 50,3 tr người
(nguồn: Tổng cục thống kê 2022). Hỏi tỷ lệ người có việc làm là bao nhiêu?
A. 48,13%
B. 49,24%
C. 50,76%
D. 51,87%
Câu 20. Nếu người lao động xem nghỉ ngơi là hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập phi lao động tăng
thì:
A. Người lao động sẽ làm việc nhiều hơn
B. Người lao động sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn
C. Người lao động sẽ nghỉ ngơi ít hơn
D. Người lao động sẽ làm việc như trước
Chương 3
Câu 1. Nếu người lao động đang rất cần tiền để chi tiêu, khi tiền lương tăng lên thì người lao
động có xu hướng?
A. Làm việc nhiều hơn
B. Làm việc ít hơn
C. Nghỉ ngơi như trước
D. Làm việc và nghỉ ngơi không đổi
Câu 2. Nếu người lao động có tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập, khi tiền lương tăng
lên thì người lao động có xu hướng?
A. Làm việc nhiều hơn
B. Làm việc ít hơn
C. Nghỉ ngơi như trước
D. Làm việc và nghỉ ngơi không đổi
Câu 3. Xét 2 người lao động X và Y có thu nhập chủ yếu từ làm việc. Người lao động X không cần
nhiều tiền để chăm lo cho ai khác ngoài bản thân, trong khi đó Y lại rất cần tiền để chi tiêu cho
cuộc sống và chăm lo cho nhiều người trong gia đình thì?
A. X sẽ làm việc nhiều hơn Ý
B. X sẽ làm việc ít hơn Y
C. X và Y làm việc như nhau
D. Không câu nào đúng
Câu 4. Nếu người lao động có tác động thu nhập lớn hơn tác động thay thế, khi tiền lương tăng
lên thì người lao động có xu hướng?
A. Làm việc nhiều hơn
B. Làm việc ít hơn
C. Nghỉ ngơi như trước
D. Làm việc và nghỉ ngơi không đổi
Câu 5. Nếu tiền lương ở giai đoạn II lớn hơn giai đoạn I thì người lao động sẽ?
A. Làm việc nhiều ở giai đoạn I và làm việc ít ở giai đoạn II
B. Làm việc nhiều ở giai đoạn II và làm việc ít ở giai đoạn I
C. Nghỉ ngơi nhiều ở giai đoạn II và nghỉ ngơi ít ở giai đoạn I
D. Nghỉ ngơi ở giai đoạn II bằng với giai đoạn 1
Câu 6. Theo phân tích trong mô hình lao động theo thời gian thì trong cuộc đời người lao động
sẽ?
A. Làm việc nhiều giờ trong khoảng thời gian có mức lương thấp và làm việc ít giờ trong
khoảng thời gian có mức lương cao.
B. Làm việc ít giờ trong khoảng thời gian có mức lương thấp và làm việc nhiều giờ trong
khoảng thời gian có mức lương cao.
C. Làm việc như nhau không phụ thuộc vào mức lương
D. Không câu nào đúng
Câu 7. Trong mô hình phân tích nếu lương hưu của người lao động tăng lên thì người lao động
sẽ có xu hướng?
A. Nghỉ hưu trễ hơn
B. Nghỉ hưu sớm hơn
C. Nghỉ hưu theo độ tuổi quy định
D. Nghỉ hưu không thay đổi
Chương 4
Câu 1. Tại mức sử dụng lao động là 12 người, tổng sản phẩm tạo ra là 60 sản phẩm. Năng suất
trung bình của lao động APE = 5 cho biết?
A. Tại mức sử dụng lao động bất kỳ, bình quân 12 lao động sản xuất được 1 sản phẩm.
B. Tại mức sử dụng lao động bất kỳ, bình quân 1 lao động sản xuất được 5 sản phẩm.
C. Tại mức sử dụng 12 lao động, bình quân 12 lao động sản xuất được 1 sản phẩm.
D. Tại mức sử dụng 12 lao động, bình quân 1 lao động sản xuất được 5 sản phẩm.
Câu 2. Tại mức sử dụng lao động là 5 người, tổng sản phẩm tạo ra là 55 sản phẩm. Năng suất
trung bình của lao động APE = 11 cho biết?
A. Tại mức sử dụng lao động bất kỳ, bình quân 11 lao động sản xuất được 1 sản phẩm.
B. Tại mức sử dụng lao động bất kỳ, bình quân 1 lao động sản xuất được 11 sản phẩm.
C. Tại mức sử dụng 5 lao động, bình quân 11 lao động sản xuất được 1 sản phẩm.
D. Tại mức sử dụng 5 lao động, bình quân 1 lao động sản xuất được 11 sản phẩm.
Câu 3. Đường cầu lao động của Doanh nghiệp là?
A. Đường VMP_E nằm dưới đường VAP_E
B. VMP_E nằm trên đường VAP_E
C. Đường VAP_E nằm dưới đường VMP_E
D. Đường VAP_E nằm trên đường VMP_E
Câu 4. Trong ngắn hạn, để tối đa hóa lợi nhuận thì Doanh nghiệp sẽ thuê mướn số lượng lao
động thỏa?
A. VMP_E< w; và VMP_E đang giảm dần
B. VMP_E= w; và VMP_E đang giảm dần
C. VMP_E< w; và VMP_E đang tăng dần
D. VMP_E= w; và VMP_E đang tăng dần
Câu 5. Năng suất biên của lao động MPE = 15 cho biết?
A. Trong điều kiện vốn không đổi, khi sử dụng thêm 15 lao động thì sản lượng tăng thêm 1
sản phẩm.
B. Trong điều kiện vốn không đổi, khi sử dụng thêm 1 lao động thì sản lượng tăng thêm 15
sản phẩm.
C. Trong điều kiện thu nhập không đổi, khi sử dụng thêm 15 lao động thì sản lượng tăng
thêm 1 sản phẩm.
D. Trong điều kiện thu nhập không đổi, khi sử dụng thêm 1 lao động thì sản lượng giảm đi
15 sản phẩm.
Câu 6. Một Doanh nghiệp có hàm sản xuất như sau: Q = -2/3.E^3 + 5.E^2 +120.E. Trong đó, Q là
sản lương đầu ra (Kg) và E là lao động (người). Nếu, giá bán của sản phẩm Py =5.000 đ/kg; Giá
thuê mướn lao động w= 100.000đ/ngày công. Lợi nhuận tối đa của DN là bao nhiêu?
A. 2.166.667 đ
B. 3.166.667 đ
C. 4.166.667 đ
D. 5.166.667 đ
Câu 7. Trong ngắn hạn, nếu giá trị năng suất cận biên lao động tăng lên thì?
A. Đường cầu lao động dịch chuyển sang phải
B. Đường cầu lao động dịch chuyển sang trái
C. Đường cung lao động dịch chuyển sang phải
D. Đường cung lao động dịch chuyển sang trái
Câu 8. Một Doanh nghiệp có hàm sản xuất như sau: Q = -0,5.E^3 + 3.E^2 +159.E. Trong đó, Q là
sản lượng đầu ra (Kg) và E là lao động (người). Nếu, giá bán của sản phẩm Py =8.000 đ/kg; Giá
thuê mướn lao động w= 120.000đ/ngày công. Hãy cho biết Doanh nghiệp nên sử dụng bao
nhiêu lao động để đạt lợi nhuận tối đa?
A. 10 lao động
B. 11 lao động
C. 12 lao động
D. 13 lao động
Câu 9. Trong ngắn hạn, khi giá trị năng suất cận biên lao động cao hơn mức lương thị trường
(VMP_E> w), để tối ưu hóa lợi nhuận thì Doanh nghiệp sẽ tiến hành?
A. Tăng số lượng lao động
B. Giảm số lượng lao động
C. Tăng số lượng vốn
D. Giảm số lượng vốn
Câu 10. Một Doanh nghiệp có hàm sản xuất như sau: Q = -0,5.E^3 + 3.E^2 +159.E. Trong đó, Q
là sản lượng đầu ra (Kg) và E là lao động (người). Nếu, giá bán của sản phẩm Py =8.000 đ/kg; Giả
thuê mướn lao động w= 120.000đ/ngày công. Sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa cho
Doanh nghiệp?
A. 1206 kg
B. 1376 kg
C. 1476 kg
D. 1506 kg
Câu 11. Trong ngắn hạn, nếu giá trị năng suất cận biên lao động tăng lên thì?
A. Số lượng lao động sẽ được DN thuê mướn nhiều hơn
B. Số lượng lao động sẽ được DN thuê mướn ít hơn
C. Số lượng vốn sẽ được DN sử dụng nhiều hơn
D. Số lượng vốn sẽ được DN sử dụng ít hơn
Câu 12.Trong điều kiện vốn, tiền lương, năng suất lao động không đổi, khi giá sản phẩm đầu ra
tăng thì DN sẽ có xu hướng?
A. Giữ nguyên số lượng lao động
B. Giảm số lượng lao động
C. Tăng số lượng lao động
D. Không thể xác định
Câu 13. Một Doanh nghiệp có hàm sản xuất như sau: Q = -2/3.E^3 + 5.E^2+120.E. Trong đó, Q là
sản lượng đầu ra (Kg) và E là lao động (người). Nếu, giá bán của sản phẩm Py =5.000 đ/kg; Giá
thuê mướn lao động w= 100.000đ/ngày công. Hãy cho biết Doanh nghiệp nên sử dụng bao
nhiêu lao động để đạt lợi nhuận tối đa?
A. 5 lao động
B. 10 lao động
C. 15 lao động
D. 100 lao động
Chương 5
Câu 1: Trong thị trường lao động cạnh tranh
a) Người lao động thứ E* có mức lương cao hơn những người lao động khác
b) Người lao động thứ E* có mức lương thấp hơn những người lao động khác
c) Người lao động thứ E* có mức lương bằng những người lao động khác
d) Người lao động thứ E* có mức lương tối thiểu đảm bảo cuộc sống
Câu 2 : Chính sách tiền lương tối thiểu có hiệu lực
a) Mức tiền lương quy định cao hơn mức tiền lương cân bằng của thị trường
b) Mức tiền lương quy định bằng mức tiền lương cân bằng của thị trường
c) Mức tiền lương quy định thấp hơn mức tiền lương cân bằng của thị trường
d) Mức tiền lương quy định đảm bảo mức sống cho người lao động
Câu 3 : Trong thị trường lao động không cạnh tranh,
a) Người lao động thứ E* có mức lương bằng những người lao động khác
b) Người lao động thứ E* có mức lương thấp hơn những người lao động khác
c) Người lao động thứ E* có mức lương cao hơn những người lao động khác
d) Người lao động thứ E* có mức lương tối thiểu đảm bảo cuộc sống
Câu 4 : Giả sử hàm số cung lao động trong thị trường cạnh tranh có dạng ES = -120 + w; và
đường cầu lao động có dạng ED = 900 – 3w. Nếu chính phủ qui định mức lương tối thiểu là 270.
Có thêm bao nhiêu lao động nữa muốn có việc làm ở mức lương tối thiểu?
a) 0 lao động
b) 15 lao động
c) 25 lao động
d) 35 lao động
Câu 5 : Chính sách tiền lương tối thiểu
a) Đảm bảo cho tất cả các lao động đang: làm việc có được mức lương cao hơn
b) Đảm bảo cho 1 phần lao động đang làm việc có được mức lương cao hơn
c) Đảm bảo cho tất cả người lao động đều có việc làm
d) Đảm bảo lợi ích cho Doanh nghiệp sử dụng lao động
Câu 6 : Trong thị trường lao động không cạnh tranh,
a) Tiền lương của người lao động là như nhau
b) Tiền lương của người lao động là khác nhau
c) Tiền lương của người lao động không thay đổi theo thời gian
d) Tiền lương của người lao động không thay đổi theo năng suất công việc
Câu 7 : Trong thị trường lao động cạnh tranh với chi phí di chuyển là đáng kể, mức lương của
người lao động ở khu vực X là Px và khu vực Y là Py. Xu hướng người lao động di chuyển sẽ
dừng lại khi
a) Chênh lệch tiền lương giữa 2 khu vực cao hơn chi phí di chuyển
b) lệch tiền lương giữa 2 khu vực bằng chi phí di chuyển
c) Chênh lệch tiền lương giữa 2 khu vực thấp hơn chi phí di chuyển
d) Chênh lệch tiền lương giữa 2 khu vực gấp đôi chi phí di chuyển
Câu 8 : Giả sử hàm số cung lao động trong thị trường cạnh tranh có dạng ES = -120+ w; và
đường cầu lao động có dạng ED = 900 – 3w. Nếu chính phủ qui định mức lương tối thiểu là 270.
Có bao nhiêu lao động sẽ bị mất việc?
a) 0 lao động
b) 45 lao động
c) 60 lao động
Câu 9 : Trong thị trường lao động cạnh tranh, tác động của chính sách tiền lương tối thiểu có
hiệu lực làm cho
a) Số người có việc làm tăng
b) Số người thất nghiệp tăng
c) Tiền lương của người lao động giảm
d) Tiền lương của người lao động đảm bảo mức sống
Câu 10 : Giả sử hàm số cung lao động trong thị trường cạnh tranh có dạng ES = -120 + w; và
đường cầu lao động có dạng ED = 900 – 3w. Nếu chính phủ qui định mức lương tối thiểu là 270.
Tỉ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?
a) 0,00 %
b) 20,25%
c) 40,00%
d) 40,25%
Câu 11 : Trong thị trường lao động cạnh tranh với chi phí di chuyển là không đáng kể, mức
lương của người lao động ở khu vực X là Px và khu vực Y là Py. Nếu Px > Py thì xu hướng xảy
ra là
a) Xí nghiệp sẽ di chuyển từ khu vực X sang khu vực Y
b) Xí nghiệp sẽ di chuyển từ khu vực Y sang khu vực X
c) Xí nghiệp ở khu vực Y sẽ di chuyển
d) Không cầu nào đúng
Câu 12 : Trong thị trường lao động cạnh tranh với chi phí di chuyển là không đáng kể, mức
lương của người lao động ở khu vực X là Px và khu vực Y là Py. Nếu Px > Py thì xu hướng xảy
ra là
a) Người lao động sẽ di chuyển từ khu vực X sang khu vực Y
b) Người lao động sẽ di chuyển từ khu vực Y sang khu vực X
c) Người lao động ở khu vực X sẽ di chuyển
d) Người lao động ở khu vực Y sẽ không di chuyển

You might also like