You are on page 1of 10

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10 – SCĐ

CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ HÓA HỌC


Biên soạn và giảng dạy: Ths. Trần Thanh Bình
MỚI
0977111382 | Trần Thanh Bình

Học sinh: …………………………………………………………….…………….


Lớp: ………………. Trường .…………………………………………………….
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý


Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST
Đơn vị của hằng số tốc độ phụ thuộc vào bậc phản ứng:
 Đối với phản ứng bậc 0, hằng số tốc độ có đơn vị mol mỗi giây (M / s) hoặc mol mỗi lít mỗi
giây (mol·L−1·s−1)
 Đối với phản ứng bậc một, hằng số tốc độ có đơn vị mỗi giây của s-1
 Đối với phản ứng bậc hai, hằng số tốc độ có đơn vị lít trên mol mỗi giây (L · mol−1·S−1)
hoặc (M−1·s−1)
 Đối với phản ứng bậc ba, hằng số tốc độ có đơn vị bình phương lít trên bình phương mol
mỗi giây (L2· mol−2·s−1) hoặc (M−2·s−1)

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 2
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG


Bài 1: Liên kết hóa học
Bài 2: Phản ứng hạt nhân
Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học
Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

Bài 3
NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


I. Năng lượng hoạt hóa
- Khái niệm: Năng lượng hoạt hóa (kí hiệu Ea) là năng lượng tối thiểu mà các chất phản ứng cần
phải có để phản ứng có thể xảy ra.
- Để phản ứng hóa học xảy ra, các phân tử phải va chạm vào nhau. Các va chạm tạo ra sản phẩm
gọi là va chạm hiệu quả. Số va chạm hiệu quả càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn và ngược
lại.
- Năng lượng hoạt hóa càng lớn thì số va chạm hiệu quả càng nhỏ nên tốc độ phản ứng càng nhỏ
và ngược lại năng lượng hoạt hóa càng nhỏ thì tốc độ phản ứng càng lớn.
II. Ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Theo biểu thức định luật tác dụng khối lượng thì tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với hằng số tốc độ
(k) ⇒ có thể thông qua sự thay đổi hằng số tốc độ (k) để đánh giá sự thay đổi của tốc độ phản
ứng.
- Phương trình kinh nghiệm Arrhenius biểu diễn mối liên hệ giữa nhiệt độ, năng lượng hoạt hóa

với hằng số tốc độ phản ứng: , trong đó:


• k: hằng số tốc độ của phản ứng • R: hằng số khí lí tưởng (R = 8,314 J/(mol.K))
• A: hằng số đặc trưng cho mỗi phản ứng • T: nhiệt độ theo thang Kelvin: T(K) = to (C) + 273
• e = 2,7183 (cơ số logarit tự nhiên) • Ea: năng lượng hoạt hóa, đơn vị J/mol
⇒ Khi Ea càng nhỏ hoặc T càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn và ngược lại.
- Tại nhiệt độ T1 và T2 tương ứng với hằng số tốc độ k1 và k2, phương trình Arrhenius được viết

như sau: hay


III. Chất xúc tác
- Khái niệm: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về chất và
lượng khi kết thúc phản ứng.
- Vai trò của chất xúc tác:
+ Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa
của phản ứng từ đó làm tăng tốc độ phản ứng.
+ Chất xúc tác có tính chọn lọc, mỗi chất xúc

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 3
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN


♦ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Điền các từ hoặc cụm từ sau vào chỗ trống thích hợp:
hiệu quả lớn tốc độ phản ứng tăng tối thiểu
nhỏ Ea năng lượng hoạt hóa chọn lọc giảm

(a) Năng lượng hoạt hóa (kí hiệu (1) ………) là năng lượng (2) ………………. mà các chất phản
ứng cần phải có để phản ứng có thể xảy ra.
- Trong các phản ứng, va chạm tạo ra sản phẩm gọi là va chạm (3) …………... Số va chạm hiệu quả
càng lớn thì tốc độ phản ứng càng (4) ………….
- Năng lượng hoạt hóa càng lớn thì số va cham hiệu quả càng (5) ………. nên tốc độ phản ứng càng
(6)…………...
(b) Phương trình kinh nghiệm Arrhenius biểu diễn mối liên hệ giữa nhiệt độ, (7) …………………..
với hằng số tốc độ phản ứng

- Từ phương trình Arrhenius: ta suy ra khi Ea càng (8) ……….. hoặc nhiệt độ càng (9)
…….. thì tốc độ phản ứng càng lớn và ngược lại.
(c) Chất xúc tác là chất làm (10) ……… tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về chất và lượng
khi kết thúc phản ứng.
- Chất xúc tác làm (11) ………… năng lượng hoạt hóa của phản ứng từ đó làm tăng (12)
…………...
- Chất xúc tác có tính (13) …………
Câu 2. [CTST – CĐHT] Cho giản đồ năng lượng của các phản ứng:

(a) Hãy biểu diễn năng lượng hoạt hoá trên giản đồ năng lượng của phản ứng trong từng trường hợp.
(b) Giản đồ năng lượng nào biểu diễn ảnh hưởng của xúc tác đến năng lượng hoạt hoá của phản
ứng?
Câu 3. [CD - CĐHT] Vì sao trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, người ra thường sử dụng chất xúc
tác? Hãy kể tên một số quá trình sản xuất hóa chất và chất xúc tác được sử dụng mà em biết?
Câu 4. [CD - CĐHT] Giả sử hai phản ứng hóa học khác nhau có cùng E a diễn ra ở cùng nhiệt độ.
Vậy hằng số tốc độ k có luôn bằng nhau không?
BÀI TOÁN SỬ DỤNG CÔNG THỨC ARRHENIUS
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Phương trình Arrhenius: , trong đó:


• k: hằng số tốc độ của phản ứng • R: hằng số khí lí tưởng (R = 8,314 J/(mol.K))
• A: hằng số đặc trưng cho mỗi phản ứng • T: nhiệt độ theo thang Kelvin: T(K) = to (C) + 273
• e = 2,7183 (cơ số logarit tự nhiên) • Ea: năng lượng hoạt hóa, đơn vị J/mol
Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 4
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

- Tại nhiệt độ T1 và T2 tương ứng với hằng số tốc độ k1 và k2, phương trình Arrhenius được viết như

sau: hay (Chú ý: )


Câu 5. Tìm x hoặc a trong các trường hợp sau (biết e = 2,7183)
(a) lnx = 2 (e) ea = 25
(b) lnx = 2,5 (g) ea = 100
(c) lnx = 8,15 (h) ea = 1024
(d) lnx = 10,5 (i) ea = 5000
Dạng 1: Bài toán tính hằng số tốc độ phản ứng
Câu 6. [KNTT - CĐHT] Cho phản ứng: 2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g) , năng lượng hoạt hóa của
phản ứng là 100 kJ/mol. Ở 350 K hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10 -6 L/(mol.s). Tính hằng số tốc
độ phản ứng ở 400 K.
Câu 7. [CTST – CĐHT] Tìm hằng số tốc độ phản ứng k ở 273 K của phản ứng phân hủy

N2O5(g) N2O4(g) + O2(g)


Biết rằng ở 300 K, năng lượng hoạt hoá là 111 kJ/mol và hằng số tốc độ phản ứng là 10-10 s-1
Câu 8. [KNTT - CĐHT] Thực nghiệm cho biết phản ứng: 2N 2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g), ở 450C có
hằng số tốc độ phản ứng là 8,17.10-3 s-1. Ea = 103,5 kJ/mol. Tính hằng số tốc độ phản ứng tại 650C.
Dạng 2: Bài toán tính năng lượng hoạt hóa
Câu 9. [CTST – CĐHT] Cho hằng số tốc độ của một phản ứng là 11 M -1.s-1 tại nhiệt độ 345 K và
hằng số thực nghiệm Arrhenius là 20 M-1.s-1 .Tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng trên.
Câu 10. [KNTT - CĐHT] Tính năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết rằng khi nhiệt độ tăng
từ 300 K lên 310 K thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần.
Câu 11. Xét phản ứng sau ở 3270C: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)
Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng 167 kJ/mol. Khi có mặt chất xúc tác tốc độ phản ứng
tăng lên 2,5.109 lần. Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi có mặt chất xúc tác. Nhận xét về
kết quả tính được.
Dạng 3: Bài toán so sánh tốc độ phản ứng
Câu 12. [CD - CĐHT] Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2 (g) SO3 (g). Biết Ea = 114 kJ mol-1.
(a) Hãy so sánh tốc độ phân hủy ở 25oC và 450oC.
(b) Nếu sử dụng xúc tác là hỗn hợp V2O5, TiO2 thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 84kJ mol-1.
Hãy so sánh tốc độ phản ứng khi có và không có xúc tác ở nhiệt độ 4500C.
Câu 13. [KNTT - CĐHT] Một phản ứng xảy ra ở 500 0C, năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi
không có xúc tác và khi có xúc tác lần lượt là 55,4 kJ/mol và 13,5 kJ/mol. Chứng minh rằng chất xúc
tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 14. [CD - CĐHT] Một phản ứng hóa học có Ea = 100kJ mol-1 nhưng diễn ra ở hai nhiệt là 250C
và 350C. So sánh tốc độ của phản ứng trong hai trường hợp này.
Câu 15. [CD - CĐHT ] Cho phản ứng: 2NO2(g)  2NO(g) + O2 (g)
So sánh tốc độ phân hủy ở nhiệt độ 25 0C (nhiệt độ thường) và 8000C (nhiệt độ ống xả khí thải động
cơ đốt trong). Biết Ea = 114 kJ mol-1.

♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 16. Một phản ứng diễn ra ở một nhiệt độ không đổi, khi thêm chất xúc tác, tốc độ phản ứng
tăng lên do năng lượng hoạt hóa bị thay đổi. Vậy chất xúc tác làm tăng hay giảm năng lượng hoạt
hóa của phản ứng?
Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 5
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

Câu 17. [CD - CĐHT] Thực hiện hai thí nghiệm hòa tan đá vôi vào dung dịch HCl 1M ở cùng một
nhiệt độ.
Thí nghiệm 1: cho 0,5 gam đá vôi dạng bột vào 10 mL HCl 1 M.
Thí nghiệm 2: cho 0,5 gam đá vôi dạng viên vào 10 mL HCl 1M.
(a) Tốc độ phản ứng ở thí nghiệm nào nhanh hơn? Giải thích.
(b) Năng lượng hoạt hóa của hai phản ứng bằng nhau hay khác nhau?
Câu 18. [KNTT - CĐHT] Sự suy giảm tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone (O 3) đã gây ra mối lo
ngại về việc gia tăng nguy cơ ung thư da, cháy nắng, mù mắt và đục thủy tinh thể,… Tầng ozone
ngăn chặn hầu hết các bước sóng có hại của tia cực tím (UV) đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. Các
phân tử ozone bị phá hủy qua hai giai đoạn:
Cl + O3 → ClO + O2
và ClO + O3 → Cl + 2O2.
Chất xúc tác trong quá trình này là chất nào? Giải thích.
Câu 19. [CTST - CĐHT] Trong công nghiệp hoá chất, người ta sử dụng chất xúc tác để tăng tốc
độ của phản ứng, như phản ứng tổng hợp SO 3 từ SO2 và O2 dùng xúc tác V2O5. Hãy kể tên một số
xúc tác cho các phản ứng mà em biết.
Câu 20. [CTST - CĐHT] Tại sao muốn cá, thịt mau mềm, người ta thường chế biến kèm với
những lát dứa (thơm) hoặc thêm một ít nước ép của dứa?
Câu 21. Nghiên cứu phản ứng I2(g) + H2(g) → 2HI(g). Cho thấy hằng số tốc độ phản ứng ở 418K
là 1,12.10-5 M-1.s-1 và ở 737K là 18,54.10-5 M-1.s-1.
(a) Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
(b) Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 633,2K.
Câu 22. Xác định bằng thực nghiệm hằng số tốc độ phản ứng phân hủy N2O5 có kết quả:
Nhiệt độ (0C) 0 25 35 45 55 65
-15 -1
k.10 .s 0,0787 3,46 13,5 47,44 250 577,8
Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Câu 23. [CD - CĐHT] Cho phản ứng: C2H4(g) + H2(g) C2H6(g).
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi có xúc tác Pd là 35kJ mol -1. Hãy so sánh sự thay đổi tốc độ
phản ứng khi có xúc tác Pd ở nhiệt độ 300K và 475K.
Câu 24. [CTST – CĐHT] Phản ứng tổng hợp SO3 trong dây chuyền sản xuất sulfuric acid:
2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ từ 350 °C lên 450 °C. Biết năng lượng hoạt
hoá của phản ứng là 314 kJ/mol
Câu 25. [CD - CĐHT] Một phản ứng hóa học diễn ra ở nhiệt độ không đổi là 25 0C, nhưng ở hai
trường hợp có năng lượng hoạt hóa khác nhau: khi không có xúc tác E a(1) = 100kJ mol-1 và khi có
xúc tác Ea(2) = 50kJ mol-1. So sánh tốc độ của phản ứng trong hai trường hợp này.
Câu 26. Dung dịch hydro peroxide (công thức H2O2) hay còn gọi là nước oxy già được dùng trong y
tế. Khi sử dụng oxy già rửa vết thương hở, dung dịch oxy già giải phóng ra oxygen để loại bỏ các
mảnh vụn của mô và mủ bệnh ra khỏi vết thương. Phản ứng phân hủy H 2O2 có năng lượng hoạt hóa
bằng 75,312 kJ.mol-1, biết khi có mặt chất xúc tác men trong vết thương thì phản ứng phân hủy H 2O2
có năng lượng hoạt hóa bằng 8,368 kJ mol -1. Vậy khi có mặt chất xúc tác men thì tốc độ phản ứng
tăng lên bao nhiêu lần. Biết rằng phản ứng thực hiện ở 250C.

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Năng lượng hoạt hóa là:

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 6
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

A. Năng lượng tối thiểu mà các chất phản ứng cần có để phản ứng hóa học xảy ra.
B. Năng lượng tối đa mà các chất phản ứng cần có để phản ứng hóa học xảy ra.
C. Năng lượng thu được khi xảy ra phản ứng hóa học.
D. Năng lượng cần cung cấp cho các chất phản ứng để phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 2. Để phản ứng hóa học xảy ra thì các chất phải va chạm vào nhau, các va chạm gây ra phản
ứng gọi là
A. va chạm có ích. B. va chạm hiệu quả.
C. va chạm không hiệu quả. D. va chạm có hại.
Câu 3. Trong một phản ứng, khi năng lượng hoạt hóa càng nhỏ thì
A. số va chạm hiệu quả càng nhỏ. B. tốc độ phản ứng càng nhỏ.
C. số va chạm hiệu quả càng lớn. D. tốc độ phản ứng không đổi.
Câu 4. Phương trình Arrhenius biểu diễn mối liên hệ giữa nhiệt độ, năng lượng hoạt hóa với hằng số
tốc độ phản ứng là

A. B. C. . D.
Câu 5. Hằng số R trong phương trình Arrhenius có giá trị là
A. 8,314 kJ.mol-1K-1. B. 0,082 kJ.mol-1K-1.
C. 8,314 J.mol-1K-1. D. 0,082 J.mol-1K-1.
Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Năng lượng hoạt hóa càng lớn tốc độ phản ứng càng lớn.
B. Năng lượng hoạt hóa càng nhỏ tốc độ phản ứng càng lớn.
C. Năng lượng hoạt hóa không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng hóa học.
D. Năng lượng hoạt hóa càng nhỏ thì tốc độ phản ứng càng nhỏ.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 8. Ảnh hưởng của chất xúc tác đối với năng lượng hoạt hoá của phản ứng như hình vẽ dưới
đây.

Chất xúc tác làm năng lượng hoạt hoá của phản ứng biến đổi như thế nào?
A. Tăng. B. Giảm
C. Không ảnh hưởng D. Tăng hoặc giảm tùy lượng chất xúc tác.
Câu 9. Phương pháp nào sau đây được sử dụng để làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa
học?

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 7
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

A. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. B. Tăng diện tích bề mặt chất tham gia.
C. Giảm nồng độ của các chất tham gia. D. Thêm xúc tác vào hệ phản ứng.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 10. Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Chất xúc tác làm tăng năng lượng hoạt hóa nên tốc độ phản ứng tăng.
B. Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa nên tốc độ phản ứng giảm.
C. Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa nên tốc độ phản ứng tăng.
D. Chất xúc tác không làm thay đổi năng lượng hoạt hóa nên tốc độ phản ứng không đổi.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu mà chất phản ứng cần phải có để phản ứng có thể
xảy ra.
B. Khi năng lượng hoạt hóa lớn, hằng số tốc độ k nhỏ, tốc độ của phản ứng nhanh.
C. Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, những vẫn được bảo toàn về khối lượng
và chất khi kết thúc phản ứng.
D. Chất xúc tác có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hóa để tăng tốc độ của phản ứng.
Câu 12. Cho sơ đồ biểu diễn năng lượng hoạt hóa E a và nhiệt tạo thành tương ứng cho hai
phản ứng (1) và (2):

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Khi hai phản ứng đã kết thúc thì giá trị của hai phản ứng đều khác nhau hoàn toàn.
B. Khi năng lượng cần cho hai phản ứng đạt trị số Ea (1), Ea (2) thì hai phản ứng mới bắt đầu xảy
ra.
C. Phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt do năng lượng hoạt hóa thấp hơn so với phản ứng (1).
D. Phản ứng (1) dễ xảy ra hơn phản ứng (2) do năng lượng hoạt hóa của phản ứng (1) cao hơn
(2).
Câu 13. Thực hiện hai thí nghiệm hoà tan đá vôi vào dung dịch HCl 1M ở cùng một nhiệt độ.
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 gam đá vôi dạng bột vào 10 ml HCl 1M.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 gam đá vôi dạng viên vào 10 ml HCl 1M.
Năng lượng hoạt hoá của hai phản ứng là
A. bằng nhau B. thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2
C. không xác định D. thí nghiệm 2 lớn hơn thí nghiệm 1
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 14. Khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 30oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần, năng lượng hoạt hóa
của phản ứng là bao nhiêu?
A. 65,9KJ. B. 81,09KJ. C. 89,50KJ. D. 99,50KJ.
Câu 15. Cho phản ứng A → B ở 25 C hằng số tốc độ của phản ứng là k. Khi tăng nhiệt độ lên 35 oC
o

thì hằng số tốc độ phản ứng tăng gấp đôi. Tính năng lượng hoạt hóa (kJ/mol) của phản ứng:
A. 45. B. -48. C. -52,8. D. 52,8.

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 8
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

Câu 16. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 43,05 kJ/mol. Tính xem tốc độ của phản ứng ở
30oC lớn hơn tốc độ phản ứng ở 5oC bao nhiêu lần?
A. 4,65 lần. B. 6,45 lần. C. 5,46 lần. D. 5,64 lần.
Câu 17. Đối với nhiều phản ứng tốc độ sẽ tăng gấp đôi mỗi khi nhiệt độ tăng lên 10 oC. Giả thiết
rằng phản ứng đã cho xảy ra ở 305K và 315K. Hãy xác định năng lượng hoạt hóa.
A. 55366 J. B. 55366 cal. C. 56356 J. D. 28133 cal.
Câu 18. Hãy tính năng lượng hoạt hóa Ea cho phản ứng sau N2O5 (k) 2NO2(k) +1/2 O2(k). Cho biết
hằng số tốc độ k ở 25°C là 3,46.10-5/s và k ở 55°C là 1,5.10-3/s.
A. 105102 J. B. 102105 J. C. 100215 J. D. 98520 J.
o o
Câu 19. Một phản ứng tiến hành ở 20 C kết thúc sau 40s. Hỏi ở 60 C phản ứng kết thúc sau bao lâu?
Biết năng lượng hoạt hoá của phản ứng là 125,4 kJ.mol-1.
A. 0,5825 (s). B. 0,8250 (s). C. 0,0525 (s). D. 0,0825 (s).
2
Câu 20. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 4,82.10 cal/mol. Nếu ở 275K phản ứng có hằng
số tốc độ là 8,82.10-5, thì ở 567K hằng số tốc độ là:
A. 6,25. B. 1,39.10-4. C. 5,17.102. D. 36.10-3.
Câu 21. Cho phản ứng: CO + NO2 → CO2 + NO có hằng số tốc độ phản ứng ở 425oC và 525oC lần
lượt là 1,3 mol-1.l.s-1 và 23 mol-1.l.s-1. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng trên là
A. 133kJ. B. 130kJ. C. 53kJ. D. 100kJ.
Câu 22. Nếu tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần khi tăng nhiệt độ lên 10 độ tại 300K thì năng lượng hoạt
hóa của phản ứng gần nhất với giá trị
A. 152 kJ/mol. B. 37 kJ/mol. C. 232 kJ/mol. D. 85 kJ/mol.
Câu 23. Một phản ứng xảy ra ở 500oC, năng lượng hoạt hóa khi không có xúc tác và khi có xúc tác
lần lượt là 55,4 kJ/mol và 13,5 kJ/mol. Vậy khi có xúc tác tốc độ phản ứng tăng lên gần
A. 1,5 lần. B. 678 lần. C. 23 lần. D. 23846 lần.
Câu 24. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 43,05 kJ/mol. Vậy tốc độ của phản ứng ở 30 oC lớn
hơn tốc độ phản ứng ở 5oC
A. 5,82 lần. B. 4,65 lần. C. 2,0 lần. D. 1,2 lần.
Câu 25. Trong quá trình làm sữa chua có công đoạn ủ sữa chua, mục đích làm cho hỗn hợp sữa
nhanh lên men; nhiệt độ trong quá trình ủ sữa chua phải cao hơn nhiệt độ thường. Biết phản ứng hóa
học xảy ra trong quá trình ủ sữa chua có năng lượng hoạt hóa 43,05 kJmol -1. Tốc độ của phản ứng
thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng từ 25oC lên 60oC?
A. Tăng 1,83 lần. B. Tăng 6,21 lần. C. Tăng 120 lần. D. Tăng 1 lần.
Câu 26. Phản ứng phân huỷ H2O2 là phản ứng bậc nhất. Năng lượng hoạt hóa Ea = 75,312 kJ/mol.
Khi có mặt men (enzyme) xúc tác trong vết thương, năng lượng hoạt hóa chỉ còn là 8,368 kJ/mol.
Nếu ở 200C, khi có mặt men xúc tác thì vận tốc phản ứng tăng lên bao nhiêu lần so với khi không có
xúc tác?
A. 7,2.105 lần. B. 1,5 lần. C. 8,61.1011 lần. D. 8,61 lần.
Câu 27. Hằng số tốc độ của phản ứng: CH 3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH. Ở 9,4oC
là k = 2,37 (s-1) và ở 14,4oC là k = 3,204 (s-1). Vậy khi k = 15 (s-1) thì ở nhiệt độ nào?
A. 32,04oC B. 18,68oC C. 23,15oC D. 43,05oC
Câu 28. Xác định bằng thực nghiệm hằng số tốc độ phản ứng phân hủy N2O5 có kết quả:
Nhiệt độ (0C) 0 25 35 45 55 65
-5 -1
k.10 .s 0,0787 3,60 14,01 49,94 164,7 506,52
8 8
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng là

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 9
Ths.Trần Thanh Bình
SĐT: 0977.111.382

A. 108,4 kJ/mol. B. 104,8 kJ/mol. C. 102,2 kJ/mol. D. 103,5 kJ/mol.

Bộ lông làm đẹp con công – Học vấn làm đẹp con người 10

You might also like