You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bộ môn Phụ Sản

BẢNG KIỂM KỸ NĂNG LÂM SÀNG

KHÁM CHUYỂN DẠ

ĐÁNH GIÁ
CÁC BƯỚC NHIỆM VỤ Không Làm
Làm chưa
làm thuần
thuần thục
thục
1. Chào hỏi sản phụ, giới thiệu bản thân.
2. Chuẩn bị dụng cụ: Thước dây, ống nghe tim
thai, đồng hồ kim dây, bộ đo huyết áp, găng tay,
dầu parapin
3. Hỏi bệnh: tiền sử, các dấu hiệu chuyển dạ
4. Khám toàn thân, bộ phận
5. Hướng dẫn bệnh nhân nằm đúng tư thế, bộc lộ
vùng bụng. Sát khuẩn tay nhanh
6. Nhìn hình dạng tử cung: hình trứng hay bè
ngang
Đo bề cao tử cung – vòng bụng
7. Đo BCTC:
- Xác định điểm giữa bờ trên khớp vệ.
- Xác định đáy tử cung (điểm cao nhất của tử
cung)
- Đặt thước đo đúng vị trí, xác định đúng số đo
BCTC.
8. Đo vòng bụng
- Dùng thước dây đo vòng bụng, ngang qua rốn,
vuông góc với cột sống.
9. Tính tuổi thai theo công thức
10. Ước lượng cân nặng thai theo:
- Công thức cổ điển
- Công thức Mc Donald
Nghe tim thai
11. Xác định mỏm vai, ngoài cơn co tử cung, đặt
ống nghe tim thai vuông góc với thành bụng, ở vị
trí mỏm vai.
12. Nghe nhịp tim thai:
+ Đặt tai của bạn gần và chặt vào ống nghe tim
thai.
+ Chuyển dụng cụ nghe tim thai đến chỗ tim thai
nghe rõ nhất.
+ Bắt mạch của mẹ ở cổ tay cùng một lúc để
tránh nhầm nhịp tim thai với mạch của mẹ.
13.. Bỏ tay ra khỏi ống nghe tim thai và nghe tim
thai.
+ Nghe trong đúng 1 phút
14. Nhận định kết quả nghe tim thai: bình thường
hay bất thường. Giải thích kết quả thăm khám
cho sản phụ. Sát khuẩn tay nhanh
Đo cơn cơn co tử cung
15. Đặt tay lên đáy tử cung đo trong 10 phút
- Xác định: tần số cơn co, thời gian mỗi cơn co
và khoảng nghỉ giữa hai cơn co tử cung
Xác định ngôi, thế của thai
16. Sờ nắn cực trên của tử cung để xác định đầu
hay mông
17. Sờ nắn từng bên của tử cung để tìm diện lưng
thai nhi
18. Nắn cực dưới của tử cung bằng một tay
- Dùng bàn tay phải nắn cực dưới của tử cung ở
trên khớp vệ để cảm nhận phần thai ở cực dưới
 phân biệt với phần thai ở đáy tử cung
Xác định độ lọt ngôi chỏm
19. Nắn cực dưới tử cung bằng hai tay: cảm nhận
đầu ở trên khớp mu bằng 2 tay
+ Làm xem có dấu hiệu lúc lắc
+ Xem các đầu ngón tay của hai bàn tay có hội tụ
được hay không
20. Xác định bướu chẩm và bướu trán của đầu,
nắn thấy cả 2 bướu hay chỉ còn 1 bướu hoặc
không thấy bướu nào
+ Nếu còn sờ thấy cả hai bướu: So sánh vị trí của
bướu chẩm và bướu trán: bướu chẩm nằm
cao/bằng hay thấp hơn bướu trán.
21. Xác định vị trí từ ổ tim thai đến điểm giữa bờ
trên khớp vệ
22. Làm nghiệm pháp 5 ngón tay:
Số ngón tay tiếp xúc được với diện đầu còn ở
trên khớp vệ:
+ cả 5 ngón: đầu cao
+ 4 ngón: đầu chúc
+ 3 ngón: đầu chặt
+ 2 ngón: đầu lọt cao
+ 1 ngón: đầu lọt vừa
+ không sờ thấy diện đầu trên khớp vệ: đầu lọt
thấp
Khám trong
23. Đánh giá độ xoá mở cổ tử cung
24. Đánh giá sự thành lập đầu ối
25. Xác định ngôi, thế, kiểu thế
26. Xác định độ lọt ngôi chỏm
KẾT LUẬN:
- Tử cung: hình trứng hay bè ngang
- BCTC/ VB: xác định tuổi thai và trọng lượng
thai
- Tim thai: tần số trong 1 phút, đều hay không
- CCTC: tần số, thời gian mỗi cơn co, thời gian
nghỉ giữa 2 cơn co
- Độ xoá mở CTC
- Đầu ối
- Ngôi thế, kiểu thế
- Độ lọt ngôi chỏm

You might also like