You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI


cd

KINH DOANH QUỐC TẾ 1

ĐỀ TÀI:
DOANH NGHIỆP IKEA
TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5


Mã lớp học phần : 2331101070704
Giảng viên phụ trách : ThS. Trần Thị Lan Nhung
Thời gian thực hiện : Học kì 3/2023

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023.


Nhóm 5 Trang
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ..............................................4
I. GIỚI THIỆU VỀ IKEA.................................................................................................................5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của IKEA:............................................................................5
1.2 Cơ cấu tổ chức của IKEA...........................................................................................................7
1.3 Mục tiêu cốt lõi mở rộng kinh doanh mà IKEA theo đuổi hiện nay:.....................................8
1.4 Tình hình kinh doanh..................................................................................................................8
1.5. Vị trí thương hiệu.......................................................................................................................9
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ DOANH NGHIỆP IKEA.............................10
2.1 Môi trường vĩ mô.......................................................................................................................10
2.1.1 Môi trường kinh tế...............................................................................................................................10
2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật..........................................................................................................10
2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội..................................................................................................................11
2.1.4 Công nghệ............................................................................................................................................11
2.2 Môi trường ngành......................................................................................................................11
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại..................................................................................................................11
2.2.2 Khách hàng..........................................................................................................................................12
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn..................................................................................................................12
2.2.4 Nhà cung cấp.......................................................................................................................................12
2.3 Phân tích doanh nghiệp.............................................................................................................12
2.3.1 Hoạt động cung ứng nội bộ.................................................................................................................12
2.3.2 Hoạt động sản xuất..............................................................................................................................12
2.3.3 Hoạt động cung ứng đầu ra.................................................................................................................13
2.3.4 Hoạt động Marketing và bán hàng......................................................................................................13
2.4 Thị hiếu, nhu cầu của khách hàng...........................................................................................13
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IKEA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ...........................15
3.1 Chiến lược toàn cầu...................................................................................................................15
3.1.1 Chiến lược chi phí thấp - Phương châm của tổ chức...........................................................................15
3.1.2 Chiến lược thương hiệu của IKEA......................................................................................................15
3.1.3 Chiến lược phân phối.....................................................................................................................16
3.2 Chiến lược xuyên quốc gia......................................................................................................16
3.2.1 Chiến lược Marketing của công ty tại thị trường Mỹ....................................................................17
IV. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA IKEA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.......................17
4.1 Các phương thức thâm nhập thị trường của IKEA........................................................17
V. NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA IKEA....................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23

Nhóm 5 Trang
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ


1 Hà Khánh Linh Soạn nội dung Mục IV, Hoàn thành 100%
Thiết kế powerpoint
2 Phạm Thị Tú Nguyên Soạn nội dung Mục III, Hoàn thành 100%
Thuyết trình
3 Trần Khánh Linh Soạn nội dung Mục V, Hoàn thành 100%
Tổng hợp Word
4 Phùng Thị Kim Dung Soạn nội dung Mục I, Hoàn thành 100%
Tổng hợp Word
5 Phan Thị Minh Thư Soạn nội dung Mục II, Hoàn thành 100%
Thuyết trình
6 Nguyễn Bảo Ngọc Soạn nội dung Mục II, Hoàn thành 100%
Thiết kế powerpoint
7 Nguyễn Ngọc Phương Linh Soạn nội dung Mục I, Hoàn thành 100%
Thuyết trình

Nhóm 5 Trang
I. GIỚI THIỆU VỀ IKEA

IKEA (viết tắt của Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một doanh nghiệp tư
nhân của Thuỵ Điển. Hiện nay, đây chính là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất ở
trên thế giới, chuyên về thiết kế sản phẩm nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện
nhà ở.

Kệ sách Billy
Klippan Sofa

Những sản phẩm của IKEA chủ trương thiết kế theo lối tối giản, phù hợp với tinh
thần của hãng nội thất số 1 thế giới “Design for everyone”. Thương hiệu này có cả
những sản phẩm cao cấp nhưng vẫn tập trung chính vào những thiết kế có thể
chạm đến tất cả người tiêu dùng, vậy nên khách hàng có thể lựa chọn một món đồ
ưng ý phù hợp với túi tiền cho gia đình mình. Trong nhiều năm, thương hiệu này
luôn có tên trong top 50 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình
chọn. Với chiến lược gần như không đổi trong suốt bao nhiêu năm: “Sản phẩm đơn
giản nhưng có phong cách tinh tế, trang nhã; chức năng luôn được cải tiến phù hợp
với cuộc sống; giá thành rẻ và tiện lợi: IKEA đã khẳng định vị trí số 1 của mình
trong làng nội thất thế giới.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của IKEA:


 Ý nghĩa của cái tên IKEA:
Cái tên IKEA được ghép lại từ những chữ cái
đầu tiên của người sáng lập ra công ty, cùng
nơi đặt xưởng đầu tiên tại một thị trấn ở Thuỵ
Điển. Chữ I và K được lấy từ tên của Ingvar
Kamprad; chữ E là từ Elmtaryd, nơi đặt

Nhóm 5 Trang
xưởng chế tạo đầu tiên của IKEA; và cuối cùng là chữ A, được lấy từ Agunnaryd,
một thị trấn ở Thuỵ Điển.

 Lịch sử hình thành và phát triển:

Ingvar Kamprad thành lập IKEA


vào năm 1943, lúc mới 17 tuổi. Ban
đầu công ty chỉ bán những sản phẩm
nhỏ như khung ảnh, đồng hồ, ví và cho
đặt hàng qua thư. Năm 1947, lần đầu
tiên Kamprad đưa đồ nội thất bằng gỗ
vào nhóm sản phẩm chính của hệ thống
vào cửa hàng. Năm 1951, ông quyết
định dừng việc bán những sản phẩm
khác, tập trung sản xuất và kinh doanh
đồ nội thất giá rẻ. Năm 1958, Kamprad
mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên và trở
thành cửa hàng trưng bày lớn nhất Bắc
Âu. Năm 1963, ông mở cửa hàng bên
ngoài Thụy Điển tại thủ đô Oslo của Nauy, từ đó,
việc kinh doanh không ngừng mở rộng.
Hơn bảy thập niên qua, IKEA đã chinh phục châu Âu, Bắc Mỹ, Úc. Giờ đây, nó đã
có mặt ở Nga và Trung Quốc. Năm 2019, theo nhật báo The Age (Úc), có khoảng
400 triệu người tham quan các cửa hàng IKEA trên thế giới. Ngoài ra, có gần 10%
“người dân châu Âu đang ngủ trên những chiếc giường mang nhãn hiệu IKEA”.
Người ta thường nói đùa với nhau rằng:” Mỗi năm, số lượng bản sao của catalog
do IKEA phát hành còn nhiều hơn cả số sách Kinh Thánh”. Chỉ bao nhiêu đấy thôi
thì chúng ta cũng phần nào hiểu được độ phủ sóng và tầm ảnh hưởng của IKEA
như thế nào?
 Châm ngôn và triết lý kinh doanh của IKEA:
Để có được thời khắc huy hoàng ngày hôm nay, IKEA đã cố gắng thay đổi bản
thân và nâng cấp bản thân mình để tiếp cận khách hàng của mình nhiều hơn và góp
phần thỏa mãn nhu cầu ham muốn của khách hàng.
 Triết lý về giá: Một trong những bí quyết thành công của IKEA là lấy giá cả
làm tiêu chí và lập ra quy trình sản xuất hiệu quả nhất. Tại IKEA, giá cả
quyết định sản phẩm chứ không phải ngược lại.
 Triết lý về Quan điểm luôn hướng về Khách hàng: Ingvar Kamprad
không chỉ hướng đến những người có thu nhập cao mà còn hướng đến

Nhóm 5 Trang
những người có thu nhập tầm trung nhưng muốn mang đến những gì tốt nhất
cho cuộc sống của mình. Đó là lý do vì sao IKEA không chỉ bán những đồ
nội thất xa xỉ mà còn bán những mặt hàng có giá phù hợp đối với người lao
động.
 Bên cạnh đó, Ông cũng tuân thủ những nguyên tắc như: Bảo vệ môi trường,
có những chính sách phù hợp và khuyến khích nhân viên của mình.

“Ông chủ Kamprad được biết đến là đại diện cho cuộc sống, sự sung túc với “giá
cả phải chăng”. Ông luôn sử dụng tàu điện ngầm để đi làm, còn khi ông lái xe thì
đó là chiếc Volvo cũ kỹ. Mọi người còn đồn đại rằng, ông từ chối không uống soda
với cái giá đắt đỏ ở trong quầy bar khách sạn, nơi ông đang ở, mà ra ngoài đi tìm
cửa hàng gần nhất để mua. Thế nhưng ai cũng biết IKEA là công ty có truyền
thống làm từ thiện, luôn tài trợ các hoạt động ở địa phương, cũng như ủng hộ cho
quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác”. (Theo Brandsvietnam)

1.2 Cơ cấu tổ chức của IKEA


Nó được sở hữu bởi 1 tổ chức đăng ký tại Hà Lan - IngKa Holding BV, được kiểm
soát bởi gia đình Kamprad. IngKa Holding BV là công ty mẹ của tất cả các công ty
tập đoàn IKEA gồm những công ty được quản lý bởi 1 ban kiểm soát, chủ tịch là
Goran Grosskopf. Mặc dù đã về hưu nhưng IngVan vẫn làm việc như một cố vấn
cấp cao, trong khi con trai ông Mathias nằm trong Ban Kiểm Soát.
Các công ty thương mại điều hành các cửa hàng của IKEA, cũng như các chức
năng mua bán và cung cấp. IKEA tại Thụy Điển có trách nhiệm thiết kế và phát
triển các sản phẩm trong dòng sản phẩm của IKEA. INGKA Holding BV không
phải là một công ty độc lập mà thuộc sở hữu của Quỹ Stichting INGKA – một Quỹ
hoạt động phi lợi nhuận và được miễn thuế, được Kamprad thành lập năm 1982 &
Leiden, Hà Lan.
Trong khi hầu hết các cửa hàng được quản lý bởi tổ chức INGKA Holding BV và
Stichting INGKA thì thương hiệu IKEA được sở hữu bởi một công ty tại Delft, Hà
Lan — Inter IKEA Systems BV. Mỗi cửa hàng IKEA được quản lý bởi INGKA
Holding BV phải trả phí nhượng quyền bằng 3% doanh thu cho Inter IKEA
Systems BV.

Nhóm 5 Trang
1.3 Mục tiêu cốt lõi mở rộng kinh doanh mà IKEA theo đuổi hiện nay:
- Mở Rộng Toàn Cầu: Họ liên tục mở các cửa hàng mới ở các thị trường mới
và mở rộng sự hiện diện của mình tại các thị trường hiện có. Đặc biệt là sử
dụng Mô Hình Nhượng Quyền để thích ứng với điều kiện địa phương và tận
dụng sự hiểu biết địa phương từ các đối tác địa phương.
- Chú Trọng vào Thị Trường Phát Triển Nhanh
- Chú Trọng vào Thương Mại Điện Tử
- Phát Triển Dòng Sản Phẩm và Dịch Vụ: IKEA không chỉ tập trung vào nội
thất, mà còn mở rộng dòng sản phẩm của mình để bao gồm các sản phẩm và
dịch vụ khác như nấu ăn, trang trí, và năng lượng tái tạo.
- Chú Trọng vào Bền Vững: IKEA đặt mục tiêu bền vững và thân thiện với
môi trường trong các chiến lược kinh doanh của mình.
1.4 Tình hình kinh doanh
Hiện nay, IKEA có mặt tại hơn 50 quốc gia với doanh thu hàng năm hơn 40 tỷ
euro.

Nhóm 5 Trang
Doanh thu của IKEA qua các năm (đơn vị: tỷ EURO):

DOANH THU TẬP ĐOÀN IKEA


44.6

41.9
41.3
39.6
38.8
38.3

2017 2018 2019 2020 2021 2022

ĐƠN VỊ TÍNH: đỒNG EURO

Doanh thu IKEA trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 41,3 tỉ EURO đánh dấu một cột
mốc lớn cho IKEA.
Năm 2020 doanh số bán hàng của IKEA sụt giảm do Covid-19. Năm 2021 việc mở
lại các cửa hàng, cải thiện thương mại điện tử và mối quan tâm mới đối với nội thất
gia đình đã đưa doanh số bán hàng của IKEA vượt qua kết quả năm tài chính 2019
với doanh thu là 41,9 EURO. Cuối năm 2022, thống kê tổng doanh số bán lẻ đạt
44,6 tỷ EURO. So với năm năm 2021, doanh số bán lẻ tăng 6,5%, vẫn tăng bất
chấp trong tình hình nửa cuối năm 2022, doanh số bán hàng bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi chiến tranh Nga-Ukraina, cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát.
Hiện tại, IKEA vẫn đang trên đà phát triển, doanh số bán hàng vẫn tăng ổn định.
Tuy nhiên, họ vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì nguồn
cung cấp sản phẩm cho khách, giá cả nguyên liệu đầu và những yếu tố khác như
đối thủ cạnh tranh, sự biến đổi hành vi người tiêu dùng.
1.5. Vị trí thương hiệu
IKEA có vị trí thương hiệu mạnh mẽ, nổi tiếng khắp thế giới. thương hiệu. Dưới
đây là một số điểm mạnh về vị trí thương hiệu của IKEA
(1) Giá trị và Tiện ích: Giá cả hợp lí đi đôi với chất lượng tốt, luân chuyển
hàng hóa dễ dàng
(2) Thiết kế và Sáng tạo: Nổi tiếng với việc cung cấp sản phẩm thiết kế hiện
đại, sang trọng, đơn giản và thông minh.
(3) Trải nghiệm Mua sắm: tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và thú vị với
các khu vực trưng bày và các phòng trưng bày mẫu.

Nhóm 5 Trang
(4) Bền vững và Trách nhiệm Xã hội: IKEA đặt ra mục tiêu lớn về bền vững,
bao gồm việc sử dụng nguồn cung cấp gỗ bền vững và giảm lượng chất
thải, thực hiện các chiến dịch và các chương trình hỗ trợ xã hội.
(5) Tầm ảnh hưởng Toàn cầu: mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã trở
thành một thương hiệu quốc tế với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ.

II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ DOANH NGHIỆP IKEA

2.1 Môi trường vĩ mô


2.1.1 Môi trường kinh tế
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Mỹ là cường quốc số 1 thế giới với độ tăng
trưởng và phát triển vượt bậc. Năm 1984, tăng trưởng GDP thực của quốc gia ở
mức cao +7,2%.

Bên cạnh đó, quốc gia này còn xuất hiện cơ cấu dịch chuyển các nhà máy sản xuất
trước kia đặt tại Mỹ tới các quốc gia đang phát triển. Đây là một thị trường tiềm
năng với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tiêu dùng.
2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Đây được xem là điểm mạnh của Mỹ so với nhiều đất nước khác
Các công ty đều được đối xử bình đẳng tại Hoa Kỳ và phải tuân theo cùng một nền
luật pháp, quy tắc và các thủ tục để triển khai việc kinh doanh. Các nhà đầu tư

Nhóm 5 Trang
nước ngoài được hưởng lợi từ một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch...
Việc bắt đầu một doanh nghiệp ở Mỹ tương đối dễ dàng vì những quy định rất đơn
giản, gọn nhẹ về thủ tục đăng ký kinh doanh. Nhà nước thiết lập cơ chế xin giấy
phép và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát
chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỹ có cơ cấu chính trị phức tạp và khác biệt so với các nước, cũng như sự phân
quyền trong nhiều cơ quan và thể chế. Hệ thống đa nguyên đa đảng, chính trị được
xây dựng dựa trên kiểm tra và cân bằng để đảm bảo rằng không ai có quá nhiều
quyền lực với những đặc điểm Chính quyền chịu trách nhiệm trước công dân, tính
tự do dân chủ cao => Mỹ vẫn luôn được đánh giá là thiên đường đầu tư cho các
nhà đầu tư quốc tế nói chung và IKEA nói riêng.
2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Mỹ là một tập hợp chủng quốc nên lối sống của người Mỹ cũng là sự kết hợp nhiều
phong cách sống từ các nền văn hóa khác nhau. Người Mỹ rất chuộng mua các mặt
hàng tại siêu thị, hệ thống bán lẻ và họ tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng mà cửa
hàng mang đến. Họ đổ và chi mạnh mua sắm trong các dịp sale lớn như Black
Friday, Lễ Phục sinh, Lễ tạ ơn… Xu hướng tiêu dùng của người dân là việc lựa
chọn vật dụng có kích thước lớn, đồ dùng làm ra càng nhiều thì chức năng phải
càng tốt và phụ nữ thường là người quan tâm và ra quyết định mua sắm nhiều hơn.
2.1.4 Công nghệ
Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Họ bùng lên phát triển
một cách mạnh mẽ với hàng loạt sự kiện về trí tuệ như Internet băng thông, công
nghệ Adobe Flash, ID tần số vô tuyến sử dụng rộng rãi ở các điểm bán lẻ,..trở
thành cơ hội và thách thức mang tính thời đại đối với sự phát triển và tồn tại của
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không đáp ứng được những biến đổi về xu hướng
công nghệ dễ trở nên thụt lùi trong lựa chọn của người tiêu dùng.

2.2 Môi trường ngành


2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Tại Mĩ nói riêng, sự cạnh tranh giữa các công ty hiện có ngày càng gay gắt. IKEA
phải đối mặt với cả cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Phần lớn các siêu thị lớn như
Walmart, Target,.. đều bán một số loại đồ nội thất. Ngoài ra, có những đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của IKEA tại thị trường Mĩ như American woodmark, Ashley
Furniture, Rooms to Go,.... Hơn nữa, ở mỗi quốc gia mà IKEA hoạt động, công ty
còn đối mặt với sự cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương đã có tên tuổi vững
chắc trên thị trường cùng với các nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ như Wayfair,
Amazon, EBay và Alibaba…

Nhóm 5 Trang
2.2.2 Khách hàng
Khả năng thương lượng của người mua cao vì có hàng trăm nhà sản xuất và bán lẻ
nội thất ở cấp địa phương và quốc tế đang bán thành công sản phẩm. Người mua
có nhiều sự lựa chọn từ các thương hiệu khác nhau, chi phí chuyển đổi của người
mua thấp, làm tăng khả năng thương lượng của người mua.
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Mối đe dọa của ngành sản xuất đồ nội thất và thiết bị gia dụng mới tại thị trường
lớn như Mĩ nói chung là rất lớn. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý hoặc quy định để
gia nhập ngành và các rào cản về kiến thức là không đáng kể, đi kèm một số lí do
sau:
 Những người tham gia thị trường mới sẽ không thể hưởng lợi từ quy mô
kinh tế ở mức độ tương tự như IKEA, ít nhất là trong giai đoạn đầu hoạt
động.
 Những công ty mới gia nhập ngành nội thất và thiết bị gia dụng toàn cầu sẽ
khó tiếp cận với các kênh phân phối tương tự như IKEA.
 Thị trường nội thất và thiết bị gia dụng toàn cầu đã bão hoà cao dẫn đến việc
các doanh nghiệp mới khó có khả năng gia nhập thị trường này.
2.2.4 Nhà cung cấp
IKEA có khoảng 1000 nhà cung cấp tại hơn 50 thị trường. Việc thiếu sự khác biệt
giữa các sản phẩm do các nhà cung cấp phân phối làm tăng khả năng thương lượng
của IKEA. Hơn nữa, có rất nhiều nhà cung cấp mà IKEA là khách hàng chính hoặc
duy nhất. Cùng với việc mua các sản phẩm và vật tư với giá thấp, IKEA thực hiện
khả năng thương lượng tuyệt vời của mình để áp đặt các chương trình CSR (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp) đối với các nhà cung cấp của mình

2.3 Phân tích doanh nghiệp


2.3.1 Hoạt động cung ứng nội bộ
Bằng cách ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp đáng tin cậy, IKEA có thể
thu mua nguyên vật liệu thô ở mức giá phải chăng nhất để phục vụ sản xuất. IKEA
xây dựng một hệ thống cung ứng có khả năng quản lý hơn 10.000 sản phẩm cùng
một lúc.
2.3.2 Hoạt động sản xuất
IKEA sản xuất hàng hóa thông qua các chi nhánh sản xuất thuộc sở hữu của mình.
Việc sản xuất được thuê ngoài, giúp họ tập trung kinh doanh vào các hoạt động cốt

Nhóm 5 Trang
lõi khác. Việc tích hợp dây chuyền tiên tiến và trang thiết bị sử dụng các công nghệ
hiện đại giúp IKEA tạo ra một quy trình sản xuất vô cùng hiệu quả.
2.3.3 Hoạt động cung ứng đầu ra
Hoạt động cung ứng đầu ra liên quan đến việc lưu kho và phân phối các sản phẩm
từ cửa hàng đến khách hàng. IKEA vận chuyển khoảng 20% sản phẩm đến cửa
hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp, phần còn lại được vận chuyển đến các trung
tâm phân phối đặt tại các địa điểm quan trọng trên toàn cầu. Khách hàng của IKEA
có thể chọn lấy sản phẩm từ cửa hàng. Để giảm thiểu chi phí, công ty không cung
cấp giao hàng miễn phí và IKEA giao hàng trực tiếp cho khách hàng mà không qua
bất kỳ trung gian.

2.3.4 Hoạt động Marketing và bán hàng


IKEA tập trung vào chiến lược truyền thông tích hợp giữa marketing và chiến lược
chi phí lợi thế cạnh tranh, cung cấp môi trường thân thiện để khách hàng có thể đến
xem xét kỹ sản phẩm trước khi quyết định mua hàng và không dựa hoàn toàn vào
quảng cáo.

2.4 Thị hiếu, nhu cầu của khách hàng


IKEA rất quan tâm đến yếu tố này. Hiểu được nỗi đau của khách hàng bằng việc
nghiên cứu thị trường như IKEA tung ra sản phẩm gương đứng Knapper có giá

Nhóm 5 Trang
treo quần áo hoặc đồ trang sức phía sau nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn
trang phục cho ngày mai từ tối hôm trước.
Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu khác cho thấy rằng ngày nhiều người có xu
hướng di chuyển đến thành phố và sinh sống trong không gian chật hẹp. Ngay lúc
này, IKEA mở rộng phát triển các sản phẩm đa năng tiết kiệm không gian như đèn
bàn có thể gập gọn hay những chiếc kệ đầu giường giấu dây sạc điện thoại một
cách tinh tế.
Đặc biệt, IKEA là công ty đầu tiên đưa hình ảnh đồng tính nam lên poster quảng
cáo.
Nếu bạn sống ở vùng Scandinavia hay ở Anh, bạn có thể mua một ngôi nhà IKEA

[Boklok House là sản phẩm "nhà đóng góp" đầu tiên mà IKEA sản xuất năm
1996.]
IKEA có bán nguyên một căn nhà được đóng gói sẵn trong thùng, bạn chỉ cần mua
về và dựng nó lên. Giá cả tương đương với những căn nhà bình thường
Ước tính cứ 10 người châu Âu thì có 1 người nằm ngủ trên giường của IKEA. Có
thể thấy, IKEA đã tạo ấn tượng tích cực vào tâm trí khách hàng.

Nhóm 5 Trang
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IKEA TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

3.1 Chiến lược toàn cầu


IKEA mở rộng sang thị trường Mỹ vào năm 1985. Tại đây, mức độ cạnh tranh cao
hơn nhiều so với thị trường châu Âu bởi có nhiều đối thủ hơn, vì thế IKEA đã áp
dụng chiến lược kinh doanh toàn cầu - sự tích hợp nhiều chiến lược nhỏ phối
hợp với nhau định hướng xây dựng và phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
cho công ty.
3.1.1 Chiến lược chi phí thấp - Phương châm của tổ chức
Không giống với các đối thủ cạnh tranh, IKEA cung cấp những sản phẩm nội thất
với giá cả phải chăng, phục vụ về cơ bản là những khách hàng có mối quan tâm
hàng đầu là giá cả. Xác định rõ ràng, chính xác thị trường, giá cả sẽ quyết định sản
phẩm.
 Cắt giảm chi phí từ trong thiết kế: IKEA ấn định giá cả cho những sản
phẩm khi nó còn nằm trên bản thiết kế. Điều này giúp IKEA có thể kiểm
soát toàn bộ quá trình sản xuất để luôn bảo đảm rằng thành quả đầu ra ở
mức giá đã định sẵn ban đầu, nằm trong tầm khả năng chi trả của khách
hàng, mang tính bền vững, thiết kế và chức năng vận hành ổn.
 Cắt giảm chi phí từ hoạt động sản xuất và vận chuyển: IKEA chỉ tập trung
nguồn lực xây dựng, thiết kế các mẫu sản phẩm nội thất, còn hầu hết công
việc sản xuất được công ty thuê ngoài. IKEA tìm những nguồn cung ứng giá
rẻ và chất lượng từ khắp nơi trên thế giới. Họ rất quan tâm đến nguồn cung
ứng. Nhà cung cấp của IKEA được một hợp đồng dài hạn, tư vấn kỹ thuật,
và cho thuê thiết bị từ công ty. Đổi lại IKEA yêu cầu một hợp đồng độc
quyền và giá thấp. Nhà thiết kế và các đối tác cung ứng sẽ phải phối hợp
nhịp nhàng, kiểm soát để cho chất lượng với chi phí thấp. Chiến lược này
cho phép IKEA theo kịp đối thủ của mình về chất lượng
 Các khâu cắt giảm khác (chi phí quản lý hàng tồn kho, lựa chọn điểm
bán…)
3.1.2 Chiến lược thương hiệu của IKEA
Sự nổi bật sẽ không tính cho đến trước năm 1956 – lúc ông Ingvar Kamprad đã quá
chán nản khi phải lao vào cuộc chiến về giá với các đối thủ cạnh tranh. Ông cùng
với các cộng sự muốn tạo ra sự khác biệt trong chiến lược thương hiệu của IKEA,
và đó chính là lý do ra đời của khái niệm Flatpack – Đóng gói phẳng.

Nhóm 5 Trang
Đóng gói phẳng nghĩa là thay vì lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm nội thất tại xưởng,
đội ngũ IKEA sẽ đóng gói từng phần của sản phẩm vào những chiếc hộp bằng
phẳng. Người giao hàng và người nhận hàng đều thuận lợi hơn khi vận chuyển hay
mang vác sản phẩm, những chiếc hộp của IKEA giống như những chiếc túi xách
và vali nhiều hơn. Sau khi nhận hàng, người dùng sẽ tự lắp ráp và hoàn thiện sản
phẩm ngay trong không gian sinh hoạt của mình. Điều này không chỉ mang lại giá
trị cho khách hàng nhờ sự thuận tiện, mà còn tiết kiệm chi phí vận hành và sản xuất
cho chính thương hiệu IKEA. Bên cạnh đó, điều này còn mang lại cảm giác thích
thú và thỏa mãn khi được tự tay hoàn thiện một món đồ và sản phẩm bất kỳ nào
đó.
Nhờ tối ưu được chi phí sản xuất từ chiến lược đóng gói phẳng, IKEA cũng tự tin
hơn trong việc cung cấp các sản phẩm giá tốt, xây dựng và ứng dụng hiệu quả
chiến lược giá tối ưu để thoát khỏi cuộc chiến về giá không lối thoát với đối thủ
cạnh tranh.
3.1.3 Chiến lược phân phối
Khách hàng của IKEA có thể tự mang sản phẩm về nhà và tự lắp ráp chúng. Không
định hướng vận chuyển và lắp đặt, IKEA lại đặc biệt chú trọng về dịch vụ. IKEA
có những bãi đậu xe thuận tiện, những khu vực mua sắm rộng lớn để khách hàng
có thể mua sắm một cách thoải mái nhất. Khách hàng không có xe, IKEA sẵn sàng
cho thuê xe. Ôtô của khách quá nhỏ, IKEA có ngay xe to để chở.

3.2 Chiến lược xuyên quốc gia


Đến năm 1996, IKEA có 26 cửa hàng tại Mỹ nhưng doanh số không mấy nổi bật.
chủ tịch IKEA vào thời điểm đó cảnh báo rằng IKEA đang trong trạng thái khủng
hoảng.

Nhóm 5 Trang
Khách hàng Hoa Kỳ thích sử dụng những sản phẩm nội thất lớn hơn so hơn kích
cỡ mà IKEA sản xuất lâu nay. Màn cửa mà IKEA cung cấp cho thị trường này
không vừa với cửa sổ của đại đa số các hộ gia đình Mỹ - đó là một sai lầm mà quản
lý cấp cao IKEA nói đùa rằng: “Người Mỹ không thể hạ thấp trần nhà của họ để
vừa với màn cửa của chúng ta.”
Cơ chế tự phục vụ, tự lắp ráp tại IKEA cũng khiến không ít người Mỹ phải lúng
túng. Hàng loạt những vấn đề nở rộ lên ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp. Từ
thất bại trên, những năm sau đó, IKEA thay đổi từ chiến lược toàn cầu sang chiến
lược xuyên quốc gia. Những công ty con tại Mỹ được trao nhiều quyền tự quyết
hơn để ứng phó kịp thời hiệu quả với môi trường kinh doanh địa phương.
3.2.1 Chiến lược Marketing của công ty tại thị trường Mỹ
IKEA tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, làm việc với các chuyên
gia danh tiếng. Họ tận dụng những nội dung truyền thông như TVC “Lamp” năm
2002 là một big hit trong 30s có thể làm mềm đi trái tim của triệu người xem,
những cái thông điệp marketing được gửi gắm vào cuối phim. Họ còn tạo ra các
chiến dịch độc đáo, tận dụng những influence, hỗ trợ chi phí cho những bộ phim để
quảng bá sản phẩm và thương hiệu
Ngoài ra, IKEA tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường như
thường xuyên đóng góp để cứu trẻ em và tổ chức từ thiện UNICEF, đầu tư vào dự
án sản xuất điện từ năng lượng gió.

IV. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA IKEA VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

4.1 Các phương thức thâm nhập thị trường của IKEA
- FDI: Đầu tư trực tiếp
Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích
nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh
này
- Hợp đồng nhượng quyền
là một phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài trong đó một công ty
(nhà sản xuất độc quyền) cung cấp cho một công ty khác (đại lí đặc quyền)
một tài sản vô hình cùng với sự hỗ trợ trong một thời gian dài. Để đổi lại,
nhà sản xuất độc quyền thường nhận được tiền thù lao.
- Liên doanh
Là những chiếc lược liên doanh hợp tác với các công ty địa phương của
quốc gia sở tại để phát triển mở thị trường.

Nhóm 5 Trang
4.2 IKEA thâm nhập thị trường Mỹ
Từ năm 1985-1990, IKEA mở 6 cửa hàng ở Bắc Mỹ, đầu tư vào Mỹ thông qua
hình thức FDI: triển khai mô hình kinh doanh độc đáo của mình và duy trì tính
nhất quán trong cách bố trí cửa hàng, cung cấp sản phẩm mang phong cách Thụy
Điển và chiến lược giá cả. Tuy nhiên, Phương thức này không đạt được những gì
mong đợi, các cửa hàng đã không mang lại lợi nhuận nhanh chóng. Thay vào đó,
từ năm 1990, hoạt động của IKEA ở Bắc Mỹ rõ ràng đã gặp rắc rối:
 Sự thay đổi bất lợi của tỷ giá hối đoái. (Năm 1985, tỷ giá là 1 USD = 5,8
kronar Thụy Điển; cho đến năm 1990, tỷ giá là 1 USD = 8,6 kronar Thụy
Điển. Với tỷ giá hối đoái này, đối với người tiêu dùng Mỹ, nhiều sản phẩm
nhập khẩu từ Thụy Điển dường như không được xem là đắt tiền).
 IKEA phải cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn như các nhà bán lẻ Wal-
Mart, Target, Ethan Allen.
 Phần lớn người Mỹ thường thích thay đổi đồ dùng của họ thường xuyên và họ
không thể nào chấp nhận sử dụng IKEA, vì nó quá bền. Ngoài ra họ không
thích dạng đóng gói phẳng của IKEA (Flat-pack furniture).
 Thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ rất khác so với thị hiếu người Châu Âu.
Nhưng IKEA vẫn giữ nguyên thiết kế, kích thước, màu sắc sản phẩm của thị
trường Thụy Điển để cung ứng tại thị trường Mỹ và không có sự thay đổi nào
phù hợp với thói quen của người dân Mỹ.

 IKEA đã đưa các sản phẩm từ giường ngủ đến tủ đồ được thiết kế theo đơn
vị centimet trong khi người Mỹ đang sử dụng kích cỡ loại king/queen - size.

 Kích thước của các sản phẩm không phù hợp (Ly quá nhỏ đối với người Mỹ
- những người có thói quen thêm đá vào tất cả mọi thứ. Người Mỹ mua
những chiếc bình hoa của IKEA và sử dụng chúng như ly uống nước; Kiểu
khăn tắm IKEA như kiểu ở Châu Âu, nó quá nhỏ và mỏng; Tủ bếp IKEA
quá hẹp cho các đĩa đựng pizza cỡ lớn).

 IKEA quan tâm quá nhiều đến tiết kiệm chi phí, đồng nhất về sản phẩm mà
lại không cải tiến phù hợp với người tiêu dùng nên đã không được người Mỹ
chấp nhận.

 Về cơ chế tự phục vụ, tự lắp ráp của IKEA khiến không ít người Mỹ phải
lúng túng, họ quen với việc được phục vụ và chăm sóc tận nơi và phong
cách bày trí cửa hàng. Họ không có thói quen xếp hàng lâu để thanh toán
như những người châu Âu.

Nhóm 5 Trang
Sự khác biệt quá lớn về văn hóa và con người ở Mỹ tạo nên nhiều áp lực về yêu
cầu địa phương khiến IKEA tưởng chừng gục ngã. Hãng đã không mở thêm bất cứ
một cửa hàng mới nào trong giai đoạn 1993 – 1999. Nhưng sau đó, IKEA đã tái
nghiên cứu thị trường một cách mạnh mẽ để phát triển sản phẩm sao cho phù hợp
với đặc điểm thị trường Mỹ. Chiến lược xuyên quốc gia từ đây ra đời.
Trong thời gian này, IKEA hợp tác với các nhà bán lẻ lâu đời của Mỹ như The
Swedwood Group và Topps để thành lập liên doanh. Những quan hệ đối tác này đã
giúp định hướng thị trường phức tạp của Hoa Kỳ, tận dụng chuyên môn địa
phương và tiếp cận mạng lưới phân phối. Và xuyên suốt quá trình hoạt động, IKEA
ở Mỹ được điều hành bởi Tập đoàn Ingka, công ty quản lý quyền sở hữu, mở rộng,
vận hành, phân phối và chuỗi cung ứng của các cửa hàng IKEA trong nước bằng
hình thức hợp đồng nhượng quyền .Các phương thức thâm nhập này giúp thúc đẩy
sự hiểu biết của đối tác địa phương về thị trường và tạo điều kiện mở rộng nhanh
hơn. Ở mặt khác, chiến lược được triển khai như sau:
- IKEA điều chỉnh thiết kế, kích thước, tập trung thay đổi sản phẩm. Ngoài việc
đảm bảo những sản phẩm mạnh, truyền thống nhất của mình, IKEA còn phát
triển sản phẩm mới - sử dụng từ các nguyên liệu có thể tái tạo được hoặc phải
mới hoàn toàn để đáp ứng, thích nghi với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Họ cho ra mắt những mẫu nội thất mới với thiết kế đẹp mắt, tính ứng dụng cao
nhưng vẫn giữ mức giá thấp. Việc cắt giảm đội ngũ nhân sự, tinh gọn bộ máy
làm việc giúp cắt giảm chi phí được dồn vào sản phẩm; lựa chọn địa điểm phân
phối để marketing sản phẩm, xây dựng mạng lưới phân phối cùng hình thức
phân phối trực tiếp giúp giảm tối thiểu chi phí trung gian để đem sản phẩm tới
người tiêu dùng.

- Thực hiện nhiều khảo sát để kiểm tra thói quen văn hóa người dân Mỹ. IKEA
vạch ra một kế hoạch mới gồm ba bước hướng dẫn khách hàng cách mua sắm
tại IKEA và thiết lập các hệ thống thanh toán nhanh hơn. Máy tính tiền mới đã
được lắp đặt để tăng tốc thanh toán lên 20 phần trăm, với mục tiêu là loại trừ
việc phải xếp hàng dài chờ thanh toán. Việc sắp xếp bố trí cửa hàng cũng đã
được thay đổi để phù hợp hơn với tính thẩm mỹ của người Mỹ.

- Biết rằng người Mỹ không quen tự lắp ráp đồ dùng cho mình, thay vì lắp sẵn
cho khách hàng, IKEA đưa ra những bản hướng dẫn chi tiết hơn và cung cấp
dịch vụ tự lắp ráp. Đồng thời, Nhân sự thiết kế đã chấp nhận hi sinh một số chi
tiết mà họ đặc biệt yêu thích trên sản phẩm, để đổi lấy sự thực dụng và giản
đơn cho cả đội ngũ gia công lẫn khách mua hàng.

Nhóm 5 Trang
- Lợi thế kinh tế theo quy mô - sử dụng nguồn lực địa phương, IKEA đã triển
khai chiến lược này trong 8 năm kế tiếp và đã mở một chuỗi các cửa hàng trên
khắp nước Mỹ.

- IKEA tích cực thực hiện các quảng cáo, chiến dịch người nổi tiếng, phối hợp
với hãng quảng cáo Deutsch có trụ sở tại New York, đã phát triển ra một khẩu
hiệu rất có ấn tượng, kết hợp được cảm xúc dành cho gia đình theo triết lý của
công ty: " Một đất nước rộng lớn. Phải có ai đó trang bị nội thất cho nó chứ".
- Vào năm 2011, IKEA đã liên doanh với American Centers Inc. để phát triển và
vận hành các trung tâm mua sắm gần các cửa hàng IKEA.
Các năm sau, khoảng doanh thu của IKEA tại thị trường Mỹ tăng lên đáng kể.
Theo báo IKEA, năm 2019, IKEA đã có hơn 50 cửa hàng tại Mỹ và đang tiếp tục
mở rộng mạng lưới bán hàng của mình, sự hiện diện thương hiệu được tăng cường
tại các khu vực khác nhau và đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương. Có thể
thấy, phương thức thâm nhập và các chiến lược mà IKEA sử dụng đã có tác động
tích cực và làm cho IKEA thành công đứng vững trên thị trường khó tính Mỹ.
Hiện nay, nâng cao cạnh tranh trong hình thức bán lẻ đa kênh - tức là nhà
bán lẻ phải đồng thời bán trực tuyến lẫn bán thực địa, đang dần trở nên phổ biến do
sự bùng nổ của thói quen mua sắm trực tuyến kể từ khi đại dịch covid bắt đầu.
Tương tự như Amazon và Walmart, Ikea cũng không phải là ngoại lệ. Nổi tiếng
với những showroom và các căn hộ mẫu được giám tuyển chỉn chu tại các cửa
hàng hàng đầu, Ikea cho tích hợp triển khai những công cụ để người dùng có thể
“ướm” thử các món đồ nội thất vào không gian nhà bằng công nghệ thực tế ảo.
Đây là một phương án mới và hoàn toàn khả thi với thời đại công nghệ mà IKEA
rất xem trọng, giúp họ chinh phục được cả những khách hàng kỹ tính nhất và thu
được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Nhóm 5 Trang
Đi theo định hướng này, Ikea quyết định đầu tư mạnh với số tiền 2,2 tỷ USD cho
thị trường Mỹ. Ikea sẽ mở chín cửa hàng “Plan & Order”. Tại đây, khách hàng
được chuyên gia tư vấn, lựa chọn những món đồ phù hợp với không gian nhà ở của
họ. Sau khi tham khảo, khách hàng sẽ quyết định có đặt hàng hay không. Nếu có
thì Ikea giao thẳng hàng từ kho về nhà khách. Còn các món đồ tại những cửa hàng
này chỉ dùng cho mục đích trưng bày, không để bán. Cũng là một phần trong nỗ
lực này, Ikea dự kiến mở thêm 8 cửa hàng mới bên cạnh 51 cửa hàng đã mở ở Mỹ,
và sẽ bổ sung 900 địa điểm nhận hàng mới vào hệ thống của mình. Điều này giúp
khách hàng lấy hàng thuận tiện hơn.

Ngoài ra, IKEA cũng đã thực hiện các vụ mua lại chiến lược. Công ty mua lại
Scandinavian Design, chuỗi nội thất cao cấp của Mỹ với 7 cửa hàng, giúp IKEA
tạo dựng được sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường nội thất.

V. NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA IKEA


Trong thời đại ngày nay, cạnh tranh không còn bó hẹp trong phạm vi quốc
gia mà lan rộng ra toàn cầu. Do đó, các MNC- công ty đa quốc gia muốn tồn tại và
phát triển bắt buộc phải tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành và phải cố
gắng duy trì, phát triển nó. Chính vì điều đó, ta mới thấy được tầm quan trọng của
chiến lược mà một công ty đa quốc gia lựa chọn. Ngay từ đầu, IKEA đã đặt ra mục
tiêu cho mình là tạo ra những sản phẩm giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chính

Nhóm 5 Trang
điều đó làm nên lợi thế cạnh tranh cho IKEA. Và chiến lược toàn cầu đã phát huy
lợi thế đó.
Đầu tiên, chiến lược toàn cầu cho phép IKEA có thể tận dụng sản phẩm và
năng lực cốt lõi của mình trong việc thiết kế, sản xuất, tiếp thị sản phẩm của mình
ra toàn thế giới, tận dụng sức mạnh mua sắm hàng loạt để tiết kiệm chi phí và tối
ưu hóa quy trình kinh doanh. Điều này giúp thành lập giá cả cạnh tranh và đảm bảo
sự nhất quán trong sản phẩm và dịch vụ của họ trên toàn cầu. Tuy chiến lược này
lại thất bại tại Hoa Kỳ. Có thể nói, chiến lược toàn cầu của IKEA là đúng nhưng
chưa phù hợp vì còn bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố như văn hóa, thị trường và
quy định địa phương khác cần được xem xét. Bởi lẽ, IKEA tập trung quá nhiều đến
việc tiết kiệm chi phí và vẫn giữ nguyên thiết kế, kích thước, màu sắc sản phẩm
của thị trường Thụy Điển để cung ứng tại Mỹ mà không cải tiến phù hợp với thói
quen, thị hiếu của người tiêu dùng nên đã không được người Mỹ chấp nhận. Ấy
mới thấy rằng, sản phẩm tốt giá rẻ thôi là chưa đủ mà điều quan trọng là phải đáp
ứng được nhu cầu địa phương, một điều mà hầu hết các MNC đang quan tâm.
Do vậy, IKEA đã quyết định theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia và đã thỏa
mãn tất cả các nhu cầu đó (giảm áp lực chi phí cao, phục vụ được số đông khách
hàng với nhu cầu và thị hiếu khác nhau). IKEA đã tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt
hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh trong thị trường Mỹ. Nó đem lại sức hiệu
quả và mang đến cho IKEA nhiều thành công trong việc xâm nhập thị trường mới
và cả doanh thu tăng lên đáng kể, vì Mỹ là một trong những thị trường đông dân
nhất thế giới. Sự lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia của IKEA là hoàn toàn đúng
đắn và phù hợp với phần lớn hướng đến mục tiêu, đáp ứng được sự thỏa mãn nhu
cầu người tiêu dùng theo mức giá rẻ trên thị trường địa lý để thích nghi với địa
phương. Nó giúp cho IKEA đã đạt được vị thế trở thành tập đoàn bán lẻ đồ nội thất
lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, thật không dễ dàng để theo đuổi chiến lược
này mà không gặp khó khăn trong khi thực hiện mục tiêu đã đặt ra, mâu thuẫn giữa
những yêu cầu khác nhau cũng là một thách thức để cản trở vượt qua trong việc
triển khai chiến lược này. Bên cạnh đó, các phương thức thâm nhập thị trường cần
có sự kết hợp và tận dụng linh hoạt.
Điều này rút ra cho chúng ta một bài học kinh nghiệm là: Tùy thuộc vào
điều kiện thực tế, chúng ta cần phải lựa chọn một chiến lược thật sự phù hợp đối
với sản phẩm, đối với điều kiện cạnh tranh ngành. Cần linh hoạt, nhạy bén thay đổi
chiến lược nếu xét thấy đạt hiệu quả và lợi ích mang lại cao hơn. Những điểm đạt ở
chiến lược cũ thì chúng ta nên phát huy, những điểm chưa đạt thì cần khắc phục
triệt để. Đáng chú ý hơn, ngoài việc kinh doanh, MNC còn phải chú trọng đến các
hoạt động xã hội, giảm các tác động đến môi trường và đặc biệt quan tâm đến sức

Nhóm 5 Trang
khỏe người tiêu dùng. Đáp ứng những điều đó, MNC mới có thể duy trì sự phát
triển bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các phương thức thâm nhập vào thị trường quốc tế của IKEA và bài học cho
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát.
https://123docz.net/document/10076503-cac-phuong-thuc-tham-nhap-vao-
thi-truong-quoc-te-cua-ikea-va-bai-hoc-cho-cong-ty-co-phan-noi-that-hoa-
phat.htm
2. IKEA đầu tư 2,2 tỷ đô để phát triển bán lẻ đa kênh tại Mỹ
https://vneconomy.vn/ikea-dau-tu-2-2-ty-do-de-phat-trien-ban-le-da-kenh-
tai-my.htm
3. IKEA ENTRY MODES
https://123docz.net/document/10190267-ikea-entry-modes-cac-hinh-thuc-
xam-nhap-thi-truong-cua-ikea.htm
4. Tiểu luận Quản trị kinh doanh Quốc tế IKEA – Nhà bán lẻ toàn cầu.
https://text.123docz.net/document/2981713-tieu-luan-quan-tri-kinh-doanh-
quoc-te-ikea-nha-ban-le-toan-cau.htm?
fbclid=IwAR0SSlu7lcz5lQXeu8EIIgt0lu12ntrt9OkmMBevOmkcAEfX3XS
xNojlEu0
5. Số liệu tình hình kinh doanh IKEA qua các năm
https://www.statista.com/statistics/264433/annual-sales-of-ikea-worldwide
https://www.inter.ikea.com/en/performance/fy22-year-in-review
6. Cơ cấu tổ chức IKEA
https://en.wikipedia.org/wiki/Inter_IKEA_Holding

Nhóm 5 Trang

You might also like