You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

__________

BÀI TẬP NHÓM

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu và chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp IKEA

Lớp học phần: Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế(222)_02

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Bích Ngọc (A)

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

1. Nguyễn Thị Hương Giang (C) - 11201100

2. Nguyễn Thị Ngọc Mai - 11202463

3. Lê Trung Anh - 11204332

4. Lê Hoàng Thái - 11203510

5. Nguyễn Tiến Đạt - 11200752

Hà Nội, 2023
Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................3


1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TOÀN CẦU CỦA IKEA..............................................................................................4
1.1. Tổng Quan Về IKEA.........................................................................................4
1.2. Lịch sử hình thành công ty...............................................................................5
1.3 Triết lý kinh doanh.............................................................................................6
1.3.1. Quan điểm hướng đến khách hàng...........................................................6
1.3.2. Triết lý về giá...............................................................................................7
1.3.3. Chú trọng trách nhiệm , các chuẩn mực..................................................7
1.4. Các lĩnh vực hoạt động của IKEA...................................................................8
1.5. Chiến lược toàn cầu hóa của IKEA.................................................................9
1.5.1. Đặc điểm của chiến lược toàn cầu hóa của công ty IKEA....................10
1.5.2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm.........................................................................10
1.5.3. Chí phí thấp.............................................................................................11
1.6. Chiến lược xuyên quốc gia của IKEA............................................................12
1.6.1. Cung ứng....................................................................................................13
1.6.2. Sản xuất......................................................................................................13
1.6.3. Phân phối....................................................................................................13
2. KHÁI QUÁT CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA IKEA..........................15
2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng..............................................................................15
2.2. Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu..............................................................15
2.3. Chuỗi cung ứng IKEA....................................................................................15
2.3.1. Nguyên vật liệu...........................................................................................15
2.3.2. Sản xuất......................................................................................................17
2.3.3. Quảng cáo...................................................................................................17
2.3.4. Phân phối....................................................................................................18
2.3.5. Vận chuyển.................................................................................................18
3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU............................................................................19
3.1. Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu.................................................................19
3.1.1 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của IKEA....................19
3.2. Chức năng quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu...............................................24
3.2.1 Chiến lược mua hàng toàn cầu.................................................................24
3.2.2 Chiến lược sản xuất toàn cầu................................................................24
3.2.3 Chiến lược vận chuyển toàn cầu...........................................................25
3.3.4 Chiến lược phân phối toàn cầu.............................................................26
3.3.5 Dịch vụ hậu mãi:....................................................................................26
4. MỘT SỐ GIẢP PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ TOÀN CẦU CỦA IKEA...............27
4.1. Vấn đề tồn tại của chuỗi.................................................................................27
4.2. Giải pháp..........................................................................................................27
KẾT LUẬN..................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO :.......................................................................................30
LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến trình hội
nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi,
hoạt động giao tiếp của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại
ngày càng phát triển mở rộng mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh
mẽ, đặc biệt là sự hình thành tồn tại và phát triển của các liên kết thương mại trong
phạm vi khu vực và toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ qua đã
đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ kinh doanh quốc tế.
Tình hình này làm cho các quốc gia không thể bó hẹp phạm vi kinh doanh trong nước
mà phải tham gia vào hoạt kinh doanh khu vực và toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp so với bên ngoài.

Thực tế hoạt động kinh doanh của các quốc gia trên thế giới hiện nay đã cho thấy rõ
xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của kinh doanh quốc tế đối với sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước hay doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh quốc tế đã trở
thành một lãnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Kinh
doanh quốc tế ngày nay không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán và thể hiện sự
phụ thuộc tất yếu của các doanh nghiệp vào sự phân công lao động quốc tế. Vì vậy,
Quản trị kinh doanh quốc tế được coi là một tiền đề, một nhân tố để phát triển kinh tế
trên cơ sở lựa chọn tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng hoạt động của việc quản trị kinh doanh
quốc tế của IKEA để thấy được điều này.
1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TOÀN CẦU CỦA IKEA

1.1. Tổng Quan Về IKEA

IKEA là tập đoàn chuyên kinh doanh đồ gỗ của nhà tỉ phú Thụy Điển Ingvar
Kamprad. Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA ngày nay trở thành một tập đoàn đa
quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 43 nước khác nhau và
có khoảng 127,000 nhân viên. Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỷ euro. Cách
mà IKEA đã trở thành một thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ là một câu chuyện
thần kỳ. Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn
rất phát đạt phục vụ hơn 470 triệu khách hàng, IKEA thực sự là gã khổng lồ đáng nể
nhất trong ngành bán lẻ.

1.2. Lịch sử hình thành công ty

Người sáng lập IKEA là Ingvar Kampard. Ông sinh năm 1926 ở miền Nam Thụy
Điển và lớn lên ở một trang trại có tên là Elmtaryd cạnh ngôi làng nhỏ ở Agunnaryd.

Máu kinh doanh bẩm sinh thể hiện rất rõ ở Kampard từ khi ông còn rất nhỏ. Lúc
chưa được 10 tuổi, Kampard đã phát hiện rằng có thể mua đồng hồ với số lượng lớn ở
Stockholm và bán lại ở thị trấn của mình với giá cao hơn để kiếm một khoản tiền lời
nhỏ.Sau đó, Kampard dùng số tiền này để đầu tư mở rộng ra nhiều mặt hàng, từ cá
cho đến những trái châu để trang trí cây thông vào dịp lễ Giáng sinh. Năm 1943, khi
Kamprad 17 tuổi, ông được cha thưởng cho một món tiền vì thành tích tốt trong học
tập. Kampard đã dùng số tiền này để thành lập một công ty nhỏ và đặt tên là IKEA.
Hai chữ đầu là viết tắt của tên Ingvar Kampard, còn hai chữ sau là viết tắt của nông
trại và ngôi làng mà Kampard đã sinh ra và lớn lên.

IKEA kinh doanh thêm các mặt hàng ví da, đồng hồ, đồ trang sức và vớ... Năm năm
sau khi thành lập công ty, Kampard đã quyết định đưa vào hoạt động dịch vụ nhận
đơn đặt hàng bằng thư và giao hàng theo các xe tài giao sửa, chạy nhiều chuyển mỗi
ngày trong vùng,

Năm 1947, lần đầu tiên Kamprad đưa đồ gỗ và nhóm sản phẩm chính của hệ thống
cửa hàng của IKEA.Việc khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất địa phương cho
phép ông giữ được mức giá bán thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này.
IKEA đã đạt được thành công rực rỡ ở mặt hàng đồ nội thất và chính thành công này
đã tạo ra một cuộc cách mạng không chỉ đối với IKEA mà còn với cả ngành kinh
doanh đồ nội thất nói chung.

Năm 1951, Kamprad quyết định không theo đuổi những mặt báng khác mà chỉ dồn
hết sự tập trung vào đồ gỗ.

Năm 1953, IKEA mở phòng trưng bày đồ gỗ đầu tiên ở Almbult dưới áp lực rất lớn
của đối thủ cạnh tranh. Lúc này, công ty đang ở trong cuộc chiến về giá với đối thủ
chính, vì thế, phòng trưng bày này giúp cho người tiêu dùng tiếp xúc gần hơn với sản
phẩm đồ gỗ của công ty, bởi họ nhìn thấy được, chạm vào được, cảm thấy và tin
tưởng được vào chất lượng trước khi quyết định mua hàng. Lần đầu tiên trong ngành
kinh doanh đồ nội thất ở Thụy Điển, khách hàng có thể xem tận mắt thấy sản phẩm
trước khi mua hàng.

Năm 1963, cửa hàng đầu tiên bên ngoài Thụy Điển được khai trương tại Asker, một
đô thị bên ngoài Oslo của Na Uy.

Đến năm 1969, IKEA mở rộng sang Đan Mạch.

Sang những năm 1970, IKEA tiếp tục xâm nhập những thị trường khác của Châu
Âu, với các cửa hàng đầu tiên bên ngoài vùng Scandinavia khai mạc tại Thụy Sĩ
(1973), tiếp theo là Đức (1974), Pháp, Nga, Canada, đến Úc, Hồng Kông. Do số người
đến tham quan các cửa hàng vào dịp khai trương ngày càng đông, Kampard đã quyết
định thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong cửa hàng cho phép khách hàng có thể
thoải mái xem hàng.

Hiện nay, IKEA là nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình hàng đầu thế giới với hơn 127,000
ngàn công nhân làm việc ở hơn 200 nhà máy trên toàn cầu, đại doanh thu hàng năm
trên 10 tỉ USD, trong đó, năm 2012 mở thêm 11 cửa hàng mới tại 9 quốc gia. Cho đến
tháng 9/2014, IKEA đã có 351 cửa hàng tại 43 quốc gia trên toàn thế giới.
1.3 Triết lý kinh doanh

1.3.1. Quan điểm hướng đến khách hàng

1. Triết lý của công ty chính là “Hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày cho tất cả
mọi người" (to create a better everyday life for the many people). Đây cũng là tầm
nhìn của IKEA cho đến tận hôm nay. Kamprad cho rằng ở tất cả các quốc gia và hệ
thống xã hội một lực lượng lớn nguồn lực chi phục vụ một nhóm nhỏ người, cũng như
trong kinh doanh có quá nhiều sản phẩm mới và thiết kế đẹp nhưng lại chẳng đến
được tay của phần lớn mọi người.

2. Người sáng lập công ty. ông Kamprad thường nhắc nhở nhân viên của mình rằng
mặt hàng tốt nhất ở IKEA chính là việc cả người mua lẫn người bán đều không thiệt
thời, mà cả hai đều nhận được điều gì đó.

3. Tiết kiệm cho khách hàng. Với phương châm tiết kiệm cho khách hàng, vì khách
hàng, mô hình IKEA đã được thiết kế để cho khách hàng có thể tự lựa chọn, tự vận
chuyển và lắp ráp đồ gỗ của mình tại nhà. Để làm được việc đó, IKEA mất rất nhiều
công thiết kế lắp ráp các bộ phận đồ gỗ một cách dễ dàng, thuận tiện nhất cho mọi
khách hàng bình thường.

1.3.2. Triết lý về giá

1. Nguyên tắc cơ bản là "cung cấp những sản phẩm hoàn thiện về mặt thiết kế và
tình năng ở mức giá thấp đến mức phần lớn người ta bề mua được”. Theo đuổi triết lí
này IKEA đã thực sự tạo ra lãnh địa bắt khả xâm phạm cho mình.

2. Ngoài ra công ty còn luôn tuân theo một quy tắc: giảm lượng hàng bán ra 1% số
kéo theo giảm doanh thu 10%. Vì thế, tổng lượng hàng hóa bao giới cũng đóng vai trò
quan trọng đối với IKEA. Vì thế, công ty luôn kiểm soát chặt chẽ được chi phí ở tất cả
các phân đoạn trong hoạt động kinh doanh.

1.3.3. Chú trọng trách nhiệm , các chuẩn mực

1. Ý thức bảo vệ môi trường

IKEA đặc biệt chú trọng việc xây dựng luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường. Chính
vì vậy IKEA luôn từ chối sử dụng các sản phẩm có hoá chất, các loại gỗ từ rừng nhiệt
đới đang bị xâm hại. Tập đoàn IKEA là một trong những nhà tài trợ lớn cho các dự án
bảo vệ môi trường và chống bóc lột sức lao động trẻ em ở các nước đang phát triển.
2. Các giá trị văn hóa

Kamprad chủ trương xây dựng một tổ chức không phân cấp, không quan liêu - tất cả
nhân viên của IKEA đều là cộng sự của nhau (Co-workers), IKEA thưởng tổ chức
những tuần lễ không bàn giấy (Antibureaucray Weeks), mà thời gian đó tất cả các nhà
quản lý đều sẽ làm việc tại cửa hàng. Kamprad cũng đề cao yếu tố tình cảm trong việc
quản lý. Ông cho rằng "tình cảm và kinh doanh không thể loại trừ nhau”

Đơn giản lại là một từ khóa quan trọng nữa trong ngôi nhà IKEA. Ở IKEA các giám
đốc và đồng sự làm việc chung với nhau. Kamprad cho rằng "đơn giản và khiêm tốn
sẽ hình thành tính cách của chúng ta trong các mối quan hệ với nhau, với nhà cung
cấp và với khách hàng của chúng ta”.

1.4. Các lĩnh vực hoạt động của IKEA

Hiện nay, có mặt trên 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, từ Bắc Mỹ
đến châu Âu, châu Á, châu Úc và Trung Đông , IKEA phân phối hầu hết các sản
phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ, giường, đồ dùng ăn uống... và đặc biệt hiện nay, IKEA
chuyên cung cấp sản phẩm dành cho trẻ em.
MỘT SỐ SẢN PHẨM

Để khách hàng có thể được thuận tiện trong quá trình mua sắm, ngay tại các cửa
hàng lớn, IKEA còn mở thêm dịch vụ nhà hàng phục vụ ăn uống, chỗ nghĩ ngơi và cả
khu vui chơi cho trẻ em.

Sản phẩm của IKEA đa dạng theo nhiều cách. Về công dụng, IKEA có tất cả các sản
phẩm từ cây trồng, nội thất phòng khách cho tới đồ chơi và tất cả những vật dụng
trong bếp. Về mặt phong cách, những sản phẩm nhỏ này hoàn toàn có thể tạo cho
không gian nhà của bạn một phong cách lãng mạn. Tuy nhiên, thông thưởng sản phẩm
của IKEA là thiết kế cho số đông, nghĩa là kết hợp giữa phong cách và chức năng của
nó, nên không quan trọng là bạn thích phong cách nào, sản phẩm của IKEA là dành
cho tất cả mọi người

1.5. Chiến lược toàn cầu hóa của IKEA


1.5.1. Đặc điểm của chiến lược toàn cầu hóa của công ty IKEA

Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty IKEA có thể được xác định có tính năng cao
với chiến lược toàn cầu:

- IKEA có thể duy trì kiểm soát tập trung về các hoạt động chức năng đồng thời tận
dụng được lợi thế chi phí thấp và chất lượng cao nhờ các nhà cung cấp quốc tế .

- Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình hậu cần, tập đoàn đã kết hợp các quy trình thu
mua và phân phối sản phẩm.

Khi IKEA tiếp tục mở rộng ra thị trường nước ngoài thì sự quan trọng của định
hướng chiến lược tập trung sẽ tăng lên:

- Sự quốc tế hóa nhanh chóng gây nên một loạt các thách thức đổi với trụ sở chính ở
Thuỵ Điển như ngày càng khó đáp ứng nhu cầu quốc gia và bản sắc văn hóa, tác động
của khuynh hướng nhân khẩu học đã buộc IKEA mở rộng chính chiến lược tập trung
để ứng phó với sự biến đổi của các nhóm người ở các quốc gia…

- Các mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp được đảm bảo với chấtlượng cao,
chuyển giao công nghệ, mở rộng quy mô và ngăn chặn các nhà cung cấp tiềm năng
liên kết với các đối thủ cạnh tranh tại địa phương.

Nếu không có hệ thống hậu cần tập trung thì IKEA có thể dẫn đến tình trạng thiếu
hàng trầm trọng và tổn thất lớn trong doanh số bán hàng.

1.5.2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm

IKEA đã cải thiện chuỗi giá trị của mình bằng cách tập trung hợp tác với các nhà
cung cấp và khách hàng. Doanh nghiệp nhấn mạnh vào việc kiểm soát tập trung và
tiêu chuẩn hóa các sản phẩm của mình.

Để duy trì vai trò của chi phí trên thị trường, hiệu quả sản xuất nội bộ phải lớn hơn
so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy các nhà cung cấp thường nằm ở các quốc gia có chi
phí lao động thấp, gần các khu nguyên vật liệu và dễ dàng để đến các nơi phân phối
sản phẩm. Những nhà cung cấp sản xuất ra những sản phẩm có tiêu chuẩn hóa cao
dành cho thị trường toàn cầu, giúp doanh nghiệp có được lợi thế trên thị trường. Vai
trò của IKEA không chỉ là hoạt động trên toàn cầu và thiết kế sản phẩm mà họ còn
nghiên cứu để tìm ra một sự kết hợp hiệu quả với chi phi thấp, tiêu chuẩn hóa, công
nghệ và chất lượng.

Một chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm cũng không có nghĩa là hoàn toàn thiếu yếu
tố văn hóa trong đó. Doanh nghiệp khá nhanh trong việc đáp ứng thị hiếu và sở thích
của tiêu dùng trên toàn cầu. Các cửa hàng bán lẻ trên thế giới không những mang
nhiều sản phẩm truyền thống của IKEA mà đã được thế giới chấp nhận, mà họ còn
chú trọng đến các dòng sản phẩm ưu đãi để thu hút khách hàng địa phương

Bên cạnh đó IKEA đã thay đổi cách tiếp cận chuỗi giá trị bằng cách kết hợp khách
hàng trong quá trình này và một hệ thống giá trị 2 chiều giữa khách hàng, nhà cung
cấp và trụ sở của IKEA. Trong chiến lược tìm nguồn cung ứng toàn cầu, khách hàng
chính là nhà cung cấp thời gian, lao động, thông tin và vận chuyển. Mặt khác các nhà
cung cấp cũng là khách hàng, tiếp nhận hỗ trợ kĩ thuật từ trụ sở của công ty IKEA
thông qua các dịch vụ kinh doanh khác nhau. Công ty muốn khách hàng hiểu rõ vai
trò của họ không phải chỉ la để tiêu thụ giá trị sản phẩm mà còn là để chính họ tạo ra
nó.

1.5.3. Chí phí thấp

Để tạo ra một sản phẩm chất lượng cao với giá thấp thì bạn cần phải phát triển các
phương pháp kết hợp giữa chi phí hiệu quả và sự sáng tạo. Đó là lý do tại sao IKEA
đã tạo ra sự khác biệt. Giá thấp chính là nền tảng của tầm nhìn IKEA cũng như các
khái niệm, ý tưởng kinh doanh của họ. Để cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất
lượng tốt với chi phí thấp thì công ty phải có khả năng cung cấp nguyên liệu tốt với
chi phi thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm. Trụ sở chính chọn lọc cẩn thận các nhà cung
cấp với sự hỗ trợ kĩ thuật, thiết bị cho thuê và các kĩ năng cần thiết để sản xuất ra
những sản phẩm chất lượng cao. Mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp không chỉ
giúp sản xuất ra những sản phẩm cao cấp mà còn làm gia tăng giá trị nội bộ cho chính
các nhà cung cấp. Ngoài ra, chuỗi giá trị này còn tạo ra sự khác biệt giữa Ikea và các
đối thủ cạnh tranh. Nhưng làm thế nào mà họ luôn cung cấp sản phẩm với giá rẻ như
vậy?

Lý do mà họ luôn cung cấp sản phẩm với giá rẻ:

- Tái chế (Recycling): Phòng thu hồi có trách nhiệm phân loại và tái chế tất cả các vật
liệu mà có khả năng tái chế, kể cả bao bì hỏng tại các cửa hàng cũng những nguyên
liệu mà thu được từ khách hàng từ các thùng quyên góp tái chế.

- AS-IS: đây là một ban trực thuộc phòng thu hồi tái chế. Các sản phẩm mà không phù
hợp để bán tại các cửa hàng bán lẻ (mẫu sàn, đồ trả lại, hàng hóa bị hỏng trong khi
đang vận chuyển…) sẽ được bày bán tại các phòng AS-IS, những thứ đó tạo ra doanh
thu mà nếu không sử dụng có thể gây lãng phí. Phòng phục hồi cũng bồi thường
những phần bị hỏng của các sản phẩm, đồng thời cũng có những phụ tùng thay thế nếu
khách hàng có nhu cầu.

- Giảm chất thải (Waste Reduction): Các nhà thiết kế và kĩ sư của Ikea cố gắng giảm
lượng vật liệu và lãng phí trong sản xuất. Ngoài ra, các sản phẩm bỏ đi cũng sẽ được
sử dụng để tạo ra những sản phẩm mới, điều đó làm giảm chi phi tổng thể trên một
đơn vị sản phẩm.

- Bán hàng tự động (Automatic selling): mặc dù các cửa hàng của Ikea đều trưng bày
các đồ nội thất đã được sắp xếp sẵn như một phòng ăn, phòng ngủ … hoàn chỉnh.,
nhưng Ikea cũng là một nhà kho được thiết kế để tối đa hóa sự tự phục vụ của khách
hàng cũng như tối thiểu hóa sự phụ thuộc vào nhân viên. Tiết kiệm chi phi từ lương
giảm, chi phí đào tạo, chi phi bảo dưỡng, bảo hiểm…

- Tiết kiệm (Thriftiness): tính tiết kiệm là rất quan trọng mà được đánh giá cao bởi
Kamprad. Các cửa hàng bán lẻ khuyến khích nhân viên bật đèn khi ở văn phòng, tắt
máy tính và giảm thiểu tất cả mức tiêu thụ năng lượng tổng thể bằng cách sử dụng
bóng đèn compact huỳnh quang.

- Thiết kế trong nhà (In-house design): Hầu như tất cả các sản phẩm của Ikea đều
được thiết kể bởi đội ngũ nhân viên trong phòng nghiên cứu, những người mà thành
thạo trong việc thiết kế sản phẩm tại một mức chi phí nhất định. Thiết kế trong nhà
cũng có nghĩa là sẽ không phải trả tiền hoa hồng cho những thiết kế đó.

- Quy mô nền kinh tế (Economies of Scale): Ikea sử dụng một loạt các quy mô kinh tế
để đảm bảo hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất và giảm chi phí nguyên vật liệu
thông qua việc mua với số lượng lớn. Do các đơn đặt hàng với quy mô lớn như vậy,
họ có thể yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu với mức giá thấp hơn nhiều so với bán
lẻ.

- Vị tri chiến lược (Strategic Placement): các cửa hàng của Ikea đều đặt tại các vị tri
chiến lược với mật độ dân số cao để đảm bảo lưu thông hàng hóa như tại các tuyến
đường cao tốc, tuyến đường liên bang để tối đa hoa khả năng co thể nhìn thấy. Kế
hoạch mở rộng không chỉ tinh đến gần đường cao tốc mà còn phải gần với các nhà
kho phân phối, chính điều nay giảm thiểu các chi phí liên quan tới lưu kho.

- Tối thiểu bao bì (Minimal packaging): Các hộp các tông bìa cứng màu nâu lượn sóng
là lựa chọn của Ikea. Bởi vi nguyên liệu này rẻ, dễ tái chế và có thể chứa hầu hết các
sản phẩm. Một nhãn nhỏ được dán bên ngoài hộp để xac định sản phẩm bên trong.
Các tài liệu hướng dẫn bằng hình vẽ cũng tiết kiệm được chi phi dịch tài liệu sang
ngôn ngữ địa phương tại các cửa hàng bán lẻ của Ikea trên toàn thế giới.

1.6. Chiến lược xuyên quốc gia của IKEA

Là công ty đa quốc gia, IKEA cần phải hiểu rõ sự khác nhau về văn hóa, kinh tế,
chính trị, quy định chính phủ của các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa mỗi khu vực,
mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hoá, phong cách sống đặc trưng, do đó nhu cầu, thị
hiếu của người dân ở mỗi khu vực này là rất khác nhau. Nếu như người Mỹ và Trung
Quốc thích những món đồ trang trí nội thất sang trọng đồ sộ, người Nhật Bản lại thích
các sản phẩm nhỏ gọn, đa năng, ví dụ như là một cái ghế sofa có thể vừa là ghế vừa là
giường ngủ, một cái bàn có nhiều hộc tủ đựng đồ.Nếu như người Trung Quốc và Châu
u lại thích những đồ nội thất cầu kỳ thì người Nhật Bản lại thích những món đồ đơn
giản và tiện dụng. IKEA cần phải tôn trọng sự khác biệt và linh hoạt để thích ứng với
nhu cầu từng địa phương cần phải khai thác, nắm bắt được những khác biệt này để có
thể thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm thỏa mãn thị hiếu và nhu cầu của địa
phương. Có như vậy IKEA mới có thể thành công trên những thị trường này.

1.6.1. Cung ứng

Sản phẩm của IKEA được “sản xuất trên toàn thế giới” Khi IKEA tìm kiếm nhà cung
cấp để sản xuất sản phẩm của mình, mục đích là kiếm người sản xuất ra sản phẩm có
chức năng và thiết kế tốt với mức giá thấp nhất có thể.

- Theo thông tin từ IKEA, hiện tại họ có khoảng 22 phòng nghiên cứu và phát
triển sản phẩm trên toàn cầu. Các phòng nghiên cứu này được đặt tại các địa
điểm khác nhau trên thế giới, bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga và Anh. Mục
đích của các phòng nghiên cứu này là để tìm hiểu thị trường địa phương,
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có và đảm
bảo rằng các sản phẩm của IKEA đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên
toàn cầu.
- Văn phòng địa phương luôn gần nhà cung cấp Công việc tổ chức mua bán được
chia thành 4 đại lý, được hỗ trợ bời 43 văn phòng dịch vụ ngoại thương ở 33
quốc gia. Điều này có nghĩa rằng IKEA luôn gần với nhà cung cấp, đó cũng là
1 cách tạo nên mối quan hệ làm ăn kinh doanh tốt giữa các công ty.

1.6.2. Sản xuất

Trong hầu hết các hoạt động của IKEA, vấn đề tiết kiệm chi phí luôn được đặt lên
hàng đầu. Và một bí quyết rất quan trọng tạo nên thành công của IKEA về là giảm chi
phí là việc đóng gói từng phần. Hơn nữa, IKEA còn nhấn mạnh : “mục đích của họ
không chỉ đơn thuần là giữ cho giá thấp mà phải hạ nó xuống thấp, điều đó khiến
IKEA không lãng phí bất kỳ tài nguyên nào”. chất lượng sản phẩm : Chất lượng của
sản phẩm phải được thích hợp cho việc dự định sử dụng. Sản phẩm IKEA phải chịu sự
thử nghiệm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an
toàn quốc gia và quốc tế. Hệ thống điều kiện cho sự bền vững cung cấp một cách tiếp
cận chiến lược để cải thiện hiệu suất môi trường của công ty.

1.6.3. Phân phối


Ngày nay, IKEA có khoảng 1600 nhà cung cấp và 301 cửa hàng trên khắp thế giới
(trong đó 267 thuộc Tập đoàn IKEA và 34 cái khác được điều hành bởi các nhà
nhượng quyền) phân phối hơn 10.000 sản phẩm thông qua 27 kho trung tâm và các
trung tâm phân phối. Do đó, với IKEA, việc tiết kiệm trong khâu phân phối sẽ giúp họ
tiết kiệm một khoảng chi phí không hề nhỏ và cũng là khâu quan trọng làm nên thành
công của IKEA. Thấy được điều đó, IKEA thiết kế sao cho quảng đường từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng là ngắn nhất. Một điều dường như hết sức đơn giản nhưng
khi thực hiện lại là vô cùng khó khăn. Nhưng đối với IKEA, họ đã thực sự thành công.

Hơn nữa, với kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm, IKEA đã tạo một công thức cực kỳ
độc đáo và cũng rất hiệu quả.

Khối lượng lớn + Đóng gói từng phần = Chi phí thấp

Hiện nay, khoảng 60% sản phẩm của IKEA được vận chuyển bằng đường bộ, 20%
bằng đường sắt và 20% còn lại là vận chuyển bằng đường biển và rất hiếm khi IKEA
phải vận chuyển bằng đường không (dưới 1%). Và IKEA đang nhắm tới việc tăng tỷ
trọng số sản phẩm vận tải bằng đường sắt, do nó có chi phí rẻ hơn nhiều.
2. KHÁI QUÁT CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA IKEA

2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết các khâu đoạn từ ý tưởng sáng tạo, cung cấp
nguyên liệu, gia công chế biến, hoàn thiện sản phẩm cuối cùng, tổ chức phân phối đến
tay người tiêu dùng cuối cùng của một sản phẩm nào đó. Nói cách khác, chuỗi cung
ứng bao gồm tất cả các bước quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối, từ
nguồn cung cấp nguyên liệu đến quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ và
bán hàng cho khách hàng cuối cùng.

Các nhà cung cấp, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất, các công ty vận chuyển và các
nhà phân phối là những chủ thể tham gia chính yếu trong chuỗi cung ứng. Từ đó đảm
bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đến khách hàng cuối cùng đúng thời
gian, địa điểm, số lượng và chất lượng phù hợp với yêu cầu của họ.

2.2. Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng toàn cầu là một hệ thống liên kết các hoạt động sản xuất, cung cấp
và phân phối sản phẩm và dịch vụ trên phạm vi quốc tế, liên kết các đơn vị sản xuất và
phân phối ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nó bao gồm một loạt các hoạt
động từ khâu đầu vào, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ đến khâu tiêu thụ cuối cùng, trải
dài trên nhiều quốc gia và lãnh thổ.

Chuỗi cung ứng toàn cầu thường gồm các công ty sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận
chuyển, các bên tham gia trong chuỗi cung ứng từ nhiều quốc gia khác nhau cùng hợp
tác để 15 tận dụng các lợi thế về chi phí, quy mô, chất lượng và khả năng sản xuất. Từ
đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu.

2.3. Chuỗi cung ứng IKEA

2.3.1. Nguyên vật liệu

IKEA là một nhà bán lẻ với khối lượng rất cao - IKEA mua sản phẩm từ hơn 978
nhà cung cấp tại 50 quốc gia, và sử dụng 42 phòng dịch vụ thương mại trên toàn thế
giới để quản lý các mối quan hệ nhà cung cấp.

- Linh kiện bằng kim loại:

IKEA đã nhận ra rằng bằng cách sử dụng thép có độ bền cao trong sản phẩm nó có
thể nâng cao sự tiện dụng và an toàn của các thiết kế của mình, trong khi giảm trọng
lượng của các sản phẩm, giúp giảm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Các nhà
cung cấp bao gồm:
 Baoshan Iron & Steel Co, Ltd là một trong những tập đoàn sản xuất thép lớn
nhất thế giới, có trụ sở tại Trung Quốc. Trong năm 2012, thép không gỉ
Baosteel đã thông qua chứng nhận của IKEA Thuỵ Điển bắt đầu cung cấp thép
không gỉ cho IKEA. Lý do quan trọng nhất lựa chọn Baosteel là nhà cung cấp
của họ là giá rẻ, chất lượng tốt và mối quan tâm về bảo vệ môi trường.

 Steel Stone Company được thành lập vào năm 1999, tại Đài Loan và chủ yếu
sản xuất các loại hạt, bu lông và đinh vít cho tất cả các đồ nội thất. Lý do mà
IKEA chọn công ty là nhà cung cấp bởi vì có thể cung cấp, các sản phẩm chất
lượng cao với chi phí rẻ nhất, do chi phí thấp của lao động.

- Gỗ:

IKEA là nơi tiêu thụ gỗ lớn thứ 3 thế giới sau The Home Depot và Lowe’s. Công ty
tại Thuỵ Điển cần khoảng 1% nguồn cung cấp gỗ của thế giới để sản xuất các đồ nội
thất được bán trong 328 cửa hàng trên toàn cầu. Nhà cung cấp gỗ bao gồm:

 SWEDWOOD là công ty thuộc IKEA Group, có khoảng 15.500 nhân viên tại
40 văn phòng và nhà máy tạ 10 quốc gia. Gần đây có thêm Swedspan, trong đó
chủ yếu sản xuất ván lót cho SWEDWOOD, được tách ra từ SWEDWOOD

 Rừng ở Karelia và Việt Nam: Karelia là một khu vực có giá trị chất lượng cao
và các quyết định liên quan đến nguồn gỗ khu vực này cần được xem xét cẩn
thận. Mặt khác, Việt Nam thu hút IKEA bởi sự kết hợp của lao động chi phí
thấp và nguyên liệu rẻ.

- Vải dệt và da:

Hiện nay, nguồn cung ứng IKEA từ châu Á chiếm 32% nguồn cung ứng toàn cầu;
64% từ châu Âu và phần còn lại đến từ Mỹ. Riêng ở Nam Á, 70% tổng khối lượng dệt
may toàn châu Á, bao gồm thảm và khăn tắm. Nhà cung cấp bao gồm:

 Năm 2013, IKEA Greentech, một công ty đầu tư mạo hiểm của IKEA Group
công bố họ đã đầu tư vào DyeCoo Textile Systems, một công ty Hà Lan đã
phát triển các công nghệ về thuốc nhuộm thương mại đầu tiên sử dụng carbon
dioxide tái chế, công nghệ này tránh được lượng lớn nước và hoá chất sử dụng
trong quá trình nhuộm truyền thống.

 Được thành lập vào năm 1986, Royal Leather Industries là công ty sản xuất da.
Công ty này cung cấp da thành phẩm cho các sản phẩm của IKEA.

- Hoá chất:
IKEA hạn chế không sử dụng hoá chất và các chất có thể gây hại cho con người,
môi trường. Tất cả các sản phẩm của IKEA được thực hiện theo các hạn chế hoá chất
trong luật REACH của EU. Nhà cung cấp bao gồm:

 PARALLEL Ltd. Sevlievo chuyên sản xuất polyurethane. Công ty này nằm ở
Bulgaria

 Công ty Solrac Coatings sản xuất sơn hệ nước công nghệ cao, có trụ sở tại
Chiết Giang, Trung Quốc và các trụ sở ở Barcelona. Tây Ban Nha

2.3.2. Sản xuất

IKEA sản xuất hàng hóa thông qua các chi nhánh sản xuất thuộc sở hữu của
mình.IKEA có 390 cửa hàng trực thuộc công ty, còn lại là các cửa hàng nhượng
quyền.Các nhà máy của họ chiếm 12% lượng hàng công ty, phần còn lại thuộc về hơn
1000 nhà cung cấp khác

Việc sản xuất được thuê ngoài giúp IKEA tập trung kinh doanh vào các hoạt động
cốt lõi khác. Hầu hết các sản phẩm của IKEA được phát triển bởi IKEA Industry.
IKEA Industry gồm 40 đơn vị sản xuất ở 10 quốc gia: Trung Quốc, Pháp, Hungary,
Litva, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Slovakia, Thuỵ Điển và Hoa Kỳ.

Nguồn giá trị chính trong hoạt động sản xuất của IKEA liên quan đến lợi ích chi phí.
Cụ thể, bằng cách đặt khối lượng lớn các đơn vị sản xuất của mình ở Trung Quốc và
Đông Âu, công ty đã tiết kiệm đáng kể chi phí nhân lực. Hơn nữa, việc tích hợp dây
chuyền tiên tiến và trang thiết bị sử dụng các công nghệ hiện đại giúp IKEA tạo ra
một quy trình sản xuất vô cùng hiệu quả

2.3.3. Quảng cáo

Chiến dịch quảng cáo của IKEA bắt đầu bằng việc vượt qua rào cản về chi phí
quảng cáo cho IKEA.

IKEA lên kế hoạch phát triển một chuỗi 8 phong cách quảng cáo trên truyền hình để
mô tả những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của con người cùng với thị trưởng
đồ nội thất. Một quảng cáo mô tả một gia đình trẻ vừa mới mua nhà mới, hay một gia
đình Chiến lược kinh doanh toàn cầu của công ty IKEA mà có con vừa mới rời khỏi
nhà. Hay một quảng cáo về một người phụ nữ vừa ly dị và mua đổ nội thất cho cuộc
sống riêng mới của mình, IKEA thậm chí còn làm một quảng cáo mô tả một cặp vợ
chồng đồng tinh, hai người đàn ông nói về đồ nội thất của họ. Đó là một bước đi táo
bạo được đánh giá cao bởi các chuyên gia và những người quan sát khách quan. Chiến
dịch đã có một tác động tích cực lên hình ảnh và doanh thu bán hàng của IKEA.
Những quảng cáo này còn tạo nên một xu hướng mới cho tất cả các loại khách hàng.

2.3.4. Phân phối

Dịch vụ phân phối có chức năng như những người bán buôn cho IKEA, đảm bảo
khả năng lưu trữ địa phương cho các cửa hàng và mua các sản phẩm từ các nhà cung
cấp trên toàn thế giới. Sản phẩm được vận chuyển từ nhà cung cấp đến các trung tâm
phân phối, nơi chúng được bốc dỡ, lưu trữ trong kệ và sau đó được tải lên phương tiện
vận tải đường bộ khi đặt hàng ở các cửa hàng. Trong một số trường hợp, hàng hoá
được vận chuyển từ các nhà cung cấp cho các cửa hàng:

- Trung tâm phân phối: IKEA có 32 trung tâm phân phối phục vụ cửa hàng của hãng
trên toàn cầu, dưới đây là các trung tâm tiêu biểu:

 Erfurt (Đức): ở đây các mặt hàng được hợp nhất và thường xuyên vận chuyển
đến cửa hàng đồ nội thất IKEA khắp đất nước.

 Doncaster (Anh): trung tâm phân phối của IKEA ở miền trung nước Anh. Các
dịch vụ bao gồm: hậu cần, kho bãi, quy hoạch giao thông, chọn và kiểm soát
chất lượng.

 Bakersfield (USA): Đây là trung tâm phân phối nằm ở cửa ngõ vào California
Golden Empire, một khu vực trung tâm của IKEA

- Cửa hàng:

 Diện tích trung bình một cửa hàng IKEA là khoảng 27.800 mét vuông. Cửa
hàng bán tất cả các đồ nội thất và phụ kiến tạo nên một ngôi nhà. Không chỉ
dừng lại ở mặt hàng đồ gỗ nội thất mà IKEA còn thu lợi nhuận từ các dịch vụ
ăn uống và việc bán các hàng kèm theo như dụng cụ gia đình, bát đĩa, lọ hoa,
chăn màn,...

 Phân phối IKEA đóng hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ
nhằm giảm các công đoạn và chi phí trong chuỗi phân phối. IKEA bán hàng
qua chuỗi các cửa hàng bán lẻ của mình tại các quốc gia trên thế giới. Các cửa
hàng đều do IKEA quản lý và được thiết kế mang phong cách riêng. IKEA còn
có những bãi đậu xe thuận tiện, những khu vực mua sắm rộng lớn để khách
hàng mua sắm một cách thoải mái nhất.

2.3.5. Vận chuyển

IKEA đưa hàng tới khắp nơi trên thế giới mà giảm thiểu chi phí vận chuyển bằng
cách lựa chọn vị trí trung tâm phân phối, các cửa hàng ở các vị trí giao thông thuận lợi
và tìm đường gần nhất đến đó. Tiếp theo, họ vận chuyển hàng hoá đến các trung tâm
bằng tàu container và vận tải đường sắt. Các hàng hoá có thể sau đó được tiếp tục vận
chuyển đến các cửa hàng cá nhân. Tất cả các hoạt động phân phối của IKEA đều bằng
container, xe móc, xe kéo, không dùng vận tải hàng không vì chi phí quá cao.

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

3.1. Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

3.1.1 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của IKEA

- Nhà cung cấp: Cuối những năm 1990, IKEA có tới hơn 2000 nhà cung cấp, nhưng
đến năm 2009 số các nhà cung cấp của IKEA giảm còn 1400, và đến năm 2014, IKEA
duy trì 1005 nhà cung cấp. Nguyên nhân của xu hướng giảm số lượng nhà cung cấp
trong những năm gần đây là do sự chọn lọc ngày càng gắt gao hơn đối với nhà cung
cấp thông qua một loạt các hệ thống tiêu chuẩn khắt khe về giá cả, chất lượng và các
hoạt động môi trường của nhà cung cấp theo chiến lược bền vững mà IKEA đang thực
hiện. Số lượng nhà cung cấp giảm nhưng không đồng nghĩa với giảm khối lượng cung
ứng và sự đa dạng của nguồn cung ứng sản phẩm của IKEA. Điều này thể hiện rõ
thông qua số liệu kết quả kinh doanh đang diễn ra rất khả quan tại các thị trường lớn
trên thế giới, IKEA vẫn giữ vị trí hàng đầu.
Biểu đồ thể hiện số lượng nhà cung cấp của IKEA qua các năm

Công ty đã và đang sử dụng 42 văn phòng dịch vụ thương mại trên khắp thế giới để
quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. IKEA sẽ ký hợp đồng dài hạn với các nhà
cung cấp đáng tin cậy nhất để nhận được nguyên vật liệu với giá thấp nhất có thể. Bên
cạnh đó, IKEA khuyến khích các đối tác bán buôn của mình có ý thức về môi trường
bằng cách tạo lập một bộ quy tắc “Cách thức áp dụng của IKEA đối với mua sắm
hàng hóa, nguyên liệu và dịch vụ” (The IKEA Way on Purchasing Products, Materials
and Services), gọi tắt là IWAY, cho các nhà cung cấp của mình. Đây chính là điều
khiến bàn ghế của IKEA luôn phù hợp túi tiền của khách hàng và phù hợp với xu
hướng chuỗi cung ứng “xanh”.
Doanh thu từ 2001 đến 2018 của IKEA (đơn vị: triệu euro) – Nguồn: Statista

- Sản xuất: IKEA tập trung vào việc sản xuất những dòng sản phẩm mang tính bền
vững những sản phẩm cho phép người tiêu dùng tiết kiệm và tạo ra năng lượng, cắt
giảm sử dụng nước, giảm chất thải hoặc sống lành mạnh hơn.

IKEA tuân thủ nguyên tắc quản lý sản xuất với tên gọi là “Giảm số lần chạm trong
chuỗi cung ứng”. Theo nguyên tắc này, mỗi lần bàn tay của người lao động phải chạm
vào sản phẩm là một bước trong quy trình chuỗi cung ứng. Do đó IKEA thiết kế
những sản phẩm cho phép khách hàng tự lắp ráp và tích hợp, cắt giảm bớt các khâu
không cần thiết trong chuỗi cung ứng phải “chạm vào sản phẩm; từ đó giảm giá thành
sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

(Chi phí cho mỗi lần chạm có nghĩa là số lần ai đó chạm vào sản phẩm càng nhiều
trong quá trình vận chuyển, thì công ty càng phải gánh nhiều chi phí hơn, vì công ty
cần phải trả cho nhân viên thu mua và giao hàng. IKEA sử dụng chiến lược chi phí
cho mỗi lần chạm để khuyến khích khách hàng chọn sản phẩm trong cửa hàng và tự
mình kiểm tra, thay vì nhờ nhân viên trong kho hàng. Nhờ áp dụng chiến lược này,
khách hàng sẽ chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và giảm tỉ lệ trả lại
hàng hóa, qua đó giúp IKEA giảm được chi phí cho hoạt động thu hồi sản phẩm. )
- Vận chuyển: IKEA đã đưa ra các giải pháp như tối ưu hóa quá trình đặt hàng.

IKEA cũng tăng cường năng lực dự báo địa điểm và thời gian hàng hóa sẽ đi và đến,
cho phép kết hợp lô hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để gửi đến nhiều điểm đến
cuối cùng.

 Vận tải bền vững

IKEA luôn cung cấp dịch vụ đóng gói, vận tải và phân phối thông minh góp phần
giảm thiểu rác thải, khí thải CO2, bảo vệ môi trường và sức khỏe con ngườiTăng
cường sửdụng vận tải đường sắt và đường biển để giảm khí thải CO2 so với vận
tải đường bộ. Hay hợp tác với các nhà cung cấp vận tải để tăng sử dụng các
phương tiện vận tải hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng và phát triển các nguồn
nhiên liệu bền vững

Sử dụng các hình thức giao hàng trực tiếp từ nhà cung cấp đến cửa hàng cũng là
cách IKEA sử dụng để giảm chi phí vận chuyển và khí thải của phương triện vận tải

- Kho lưu trữ: Các kho IKEA được chia thành các cơ sở tự động cho hàng hóa lưu
lượng cao và các cơ sở thủ công cho hàng hóa lưu lượng thấp.

Các kho IKEA được chia thành các cơ sở cho hàng hóa lưu lượng cao và các cơ sở
cho hàng hóa lưu lượng thấp
Hàng hóa lưu lượng cao với 20% SKUS chiếm 80% khối lượng hàng tồn kho của
kho hàng IKEA. Những sản phẩm này có tốc độ bán nhanh chóng, có thể dễ dàng truy
cập để tự phục vụ và sử dụng theo dõi hàng tồn kho. Nếu các sản phẩm tại IKEA mà
khách hàng dễ dàng tìm thấy và lấy, chúng thuộc hàng hóa với lưu lượng cao. Hệ
thống lưu trữ và truy xuất tự động trong kho dành cho hàng hóa lưu lượng cao để
giảm thiểu costs-per-touch.

Ngược lại, hàng hóa lưu lượng thấp là những mặt hàng bán chậm hơn. Đây là sản
phẩm liên quan nhiều đến cost-per-touch. Nếu nhân viên di chuyển các mặt hàng này
sẽ làm tăng chi phí kho hàng IKEA. Quy trình thủ công sẽ được áp dụng đối với các
mặt hàng có lưu lượng thấp do có ít nhu cầu.

Cụ thể, hệ thống cơ sở tại IKEA tại Mỹ được phân bố như sau: Cơ sở Perryville hiện
đang xử lý các sản phẩm hàng hóa lưu lượng thấp cho toàn bộ nửa phía đông của Hoa
Kỳ. Trong khi đó, các DC khu vực, như Port Wentworth, có thể xử lý các sản phẩm
hàng hóa lưu lượng cao một cách nhanh chóng cho các cửa hàng lấy hàng từ DC này,
giảm thời gian vận chuyển và giảm tổng quãng đường cần đi để hỗ trợ các cửa hàng.

- Tiêu thụ: Theo dõi thường xuyên sự hài lòng của khách hàng là một phần không
thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của IKEA. Họ sẽ phân tích kỹ số lượng khách
hàng khiếu nại, sản phẩm bị trả lại, nhu cầu đối với sản phẩm nhất định và đề xuất của
khách hàng. Các đại diện của công ty thậm chí còn đến thăm nhà khách hàng của họ
để thu thập những phản hồi và ý tưởng về các sản phẩm mà khách hàng có thể đang
tìm kiếm. Những ý tưởng thu thập được sau đó được sử dụng làm điểm khởi đầu của
một quá trình thiết kế mới. Cuối cùng, các cửa hàng IKEA cung cấp cho du khách
những tiện ích bổ sung, chẳng hạn như khu vui chơi cho trẻ em cũng như khu ẩm thực
và cửa hàng nhỏ với các món ăn truyền thống của khu vực đó. Điều này khuyến khích
khách hàng đến thăm các cửa hàng trực tiếp ngay cả trong thời đại thương mại điện tử
và mua sắm trực tuyến.

- Quản lí: IKEA sử dụng hệ thống Min/Max Inventory Replenishment. Người quản
lý hoạt động logistics tại cửa hàng có thể xem cấp độ cửa hàng của họ thông qua hệ
thống kiểm kê. Hệ thống này sử dụng thông tin về các điểm tái đặt hàng tại từng cửa
hàng (vì các cửa hàng có thể khác nhau về mô hình bán hàng) nhằm duy trì mức tồn
kho. Đối với IKEA, các mức này thường được đặt theo hàng tồn kho cần thiết cho một
ngày trong kho hàng.

Hệ thống sẽ giúp công ty xác định điểm đặt hàng lại hoàn hảo và ngăn ngừa vấn đề
tồn kho quá mức. Theo đó, nhà quản lý sẽ biết những gì được bán và lượng hàng tồn
kho được đưa vào cửa hàng thông qua vận chuyển trực tiếp hoặc từ các trung tâm
phân phối là bao nhiêu. Sau đó, họ sử dụng thông tin này để dự báo doanh số bán hàng
trong vài ngày tới và đặt hàng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu dự báo. Nếu dữ liệu
bán hàng không khớp với số lượng mặt hàng dự kiến lẽ ra phải được bán vào ngày
hôm đó, người quản lý hoạt động logistics sẽ tiến hành nhập kho theo cách thủ công.

 Quản lý dự

IKEA sử dụng kỹ thuật phân loại hàng hóa dự trữ theo nguyên tắc Pareto 80/20 trên
cơ sở phân tích doanh thu tiêu thụ giá trị của mặt hàng. Thông thường, 20% sản phẩm
có dòng chảy cao chiếm 80% sản lượng bán của một cửa hàng. Các chiến lược này
đảm bảo rằng công ty có thể giữ cho chi phí bán hàng bị mất ở mức thấp nhất có thể
bằng cách duy trì hàng tồn kho sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, điểm tái đặt hàng được giám sát bởi người nhà quản trị logistics theo
“quy mô thối thiểu và tối đa”. Trong đó, quy mô lô hàng đặt tối thiểu là số lượng sản
phẩm nhỏ nhất phải có trước khi cần đặt hàng mới; ngược lại quy mô lô hàng đặt tối
đa là số lượng cao nhất của mỗi sản phẩm có thể được đặt cùng một lúc

3.2. Chức năng quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

3.2.1 Chiến lược mua hàng toàn cầu

IKEA quản trị nguyên liệu đầu vào một cách gắt gao đảm bảo các nguyên liệu họ sử
dụng tốt cho môi trường và người dân ở các nước cung cấp nguồn nguyên liệu ấy.
Việc tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm cho phép IKEA bảo vệ nguồn khách hàng và
duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên

Các tiêu chuẩn đặt ra cho nhà cung cấp và đối tác :

- Gỗ và Da: Tiêu chuẩn IWAY (IWAY Forestry Standard)

- Bông : Sáng kiến BCI (Better Cotton Initiative)

3.2.2 Chiến lược sản xuất toàn cầu

IKEA có một hệ thống quản trị sản xuất toàn cầu, chủ yếu tập trung vào việc tối ưu
hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu lượng chất thải và khí thải gây ô nhiễm. Các hoạt
động sản xuất của IKEA được chia thành các khu vực chính, bao gồm: châu Âu, châu
Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi khu vực có một số nhà máy sản xuất chuyên dụng, nơi
sản xuất các sản phẩm cho các thị trường khác nhau trên toàn cầu. IKEA đặt nhiều sự
chú trọng vào việc quản lý chuỗi cung ứng của mình, đảm bảo rằng các nhà sản xuất
của họ tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và môi trường cao nhất có thể. IKEA đặc biệt
quan tâm đến việc đảm bảo rằng nguồn gốc nguyên liệu của họ được quản lý tốt và
không ảnh hưởng đến môi trường.

Các tiêu chí IKEA đặt ra trong quá trình sản xuất :

- Có thể tái tạo và tái chế được


- Độ bền
- Hiệu quả
- Không hóa chất độc hại
- Tiết kiệm

3.2.3 Chiến lược vận chuyển toàn cầu

IKEA đưa hàng tới khắp nơi trên thế giới mà giảm thiểu chi phí vận chuyển bằng
cách lựa chọn vị trí trung tâm phân phối và cửa hàng ở các vị trí giao thông thuận lợi
và tìm đường gần nhất đến đó và vận chuyển bằng đường sắt, container. Các hàng hóa
có thể sau đó được tiếp tục vận chuyển đến các cửa hàng cá nhân. IKEA không dùng
vận tải hàng không vì chi phí quá cao.

- Quản trị logistic ngược của IKEA bao gồm các hoạt động như sau:

 Thu hồi sản phẩm từ khách hàng: IKEA có chính sách hoàn tiền và trao
đổi linh hoạt, cho phép khách hàng trả lại sản phẩm nếu không hài lòng
hoặc có vấn đề về chất lượng. Các sản phẩm này được thu hồi và chuyển
đến trung tâm xử lý.

 Kiểm tra sản phẩm: Tại trung tâm xử lý, các sản phẩm được kiểm tra để
đánh giá tình trạng và xác định liệu chúng có thể được tái sử dụng hay
không. Sửa chữa hoặc tái sử dụng sản phẩm: Nếu sản phẩm có thể được
sửa chữa, IKEA sẽ tiến hành việc này để tái sử dụng sản phẩm và giảm
thiểu lượng sản phẩm phải bị vứt bỏ. Nếu không thể sửa chữa, sản phẩm
có thể được tháo ra và sử dụng các bộ phận để tái sử dụng cho các sản
phẩm khác.

 Tái chế sản phẩm: Đối với các sản phẩm không thể tái sử dụng hoặc sửa
chữa, IKEA tiến hành tái chế để tối đa hóa việc tái sử dụng tài nguyên
và giảm thiểu lượng rác thải. Bán sản phẩm tái chế: Sản phẩm đã được
tái sử dụng hoặc tái chế được bán tại các cửa hàng IKEA với giá rẻ hơn
so với sản phẩm mới. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và
giúp IKEA giảm thiểu lượng sản phẩm bị lãng phí.
=>Tóm lại, quản trị logistic ngược của IKEA là một quá trình phức tạp
và liên quan đến nhiều bộ phận trong công ty. Tuy nhiên, nó giúp IKEA
tối đa hóa tài nguyên, giảm thiểu lượng rác thải và tăng tính bền vững
của hoạt động kinh doanh của mình.

3.3.4 Chiến lược phân phối toàn cầu

Thiết lập các cơ sở sản xuất địa phương: IKEA đã thiết lập các nhà máy sản xuất và
các cơ sở lắp ráp trên toàn cầu để sản xuất sản phẩm gần với nơi tiêu dùng, giảm thiểu
thời gian vận chuyển và chi phí vận chuyển. Tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển: IKEA
sử dụng mạng lưới vận chuyển đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đảm bảo
thời gian giao hàng nhanh nhất có thể.

Sử dụng hệ thống quản lý kho chuyên nghiệp: IKEA sử dụng các hệ thống quản lý
kho chuyên nghiệp để quản lý hàng hoá trong kho. Các hệ thống này giúp cho việc lưu
trữ và xử lý hàng hóa được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tiết
kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình phân phối.

3.3.5 Dịch vụ hậu mãi:

IKEA cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng trên toàn cầu, bao gồm bảo hành,
sửa chữa và đổi trả sản phẩm. Họ đảm bảo rằng khách hàng của mình được hỗ trợ một
cách nhanh chóng và chuyên nghiệp khi có vấn đề với sản phẩm của họ.
4. MỘT SỐ GIẢP PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ TOÀN CẦU CỦA IKEA

4.1. Vấn đề tồn tại của chuỗi

- Điều chỉnh định hướng chiến lược: sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của khách
hàng khiến IKEA cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với thị trường.
Việc thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng đòi hỏi công ty phải nhanh
chóng thích nghi để duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Quản lý chuỗi cung ứng : IKEA phải quản lý một chuỗi cung ứng quốc tế phức tạp ,
từ việc sản xuất tại các nhà máy ở nhiều quốc gia khác nhau đến việc vận chuyển và
phân phối sản phẩm đến các cửa hàng trên toàn thế giới. Điều này đòi hỏi họ phải đảm
bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp, tăng cường kiểm soát chất lượng và an
toàn sản phẩm, đảm bảo rằng các quy trình sản xuất và vận chuyển đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế

- Quản lý thông tin : Quản lý thông tin về hàng hóa và quá trình cung ứng có thể gặp
khó khăn đặc biệt khi có hàng ngàn nhà cung cấp và các đơn vị vận chuyển

- Vấn đề về môi trường : IKEA đã cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh bền
vững. Tuy nhiên , vấn đề về môi trường vẫn là một trong những thách thức lớn của
IKEA trong chuỗi cung ứng của công ty, đặc biệt là trong việc quản lý các loại vật
liệu như gỗ.

4.2. Giải pháp

- Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng : IKEA cần tăng cường quản lý và kiểm soát
chuỗi cung ứng của họ. Họ có thể đẩy mạnh việc đánh giá và chấm dứt hợp đồng với
các nhà cung cấp không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, môi trường và lao động của
họ. Đồng thời IKEA có thể tăng cường giám sát và đào tạo cho các nhà cung cấp để
đảm bảo rằng tất cả các quy trình sản xuất vận chuyển đáp ứng được các tiêu chuẩn
quốc tế.

- Tối ưu hóa quản lý thông tin : IKEA cần tối ưu hóa quản lý thông tin để giảm thiểu
sai sót trong quá trình cung ứng. Công ty có thể sử dụng các công nghệ thông tin để
quản lý hiệu quả đồng thời đào tạo nhân viên về quản lý thông tin để đảm bảo sự
chính xác và hiệu quả.

- Tăng cường quản lý môi trường : IKEA cần tăng cường quản lý môi trường. Công ty
có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững, giảm thiểu
lượng khí thải và chất thải, sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường
và đào tạo nhân viên về vấn đề môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên trên công nghệ mới: Công ty
cần sử dụng công nghệ mới để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Công nghệ mới như trí
tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT sẽ giúp công ty cải thiện quản lý sản xuất, quản lý kho,
và quản lý bán hàng.
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, các công ty đa quốc gia ngày càng lớn
mạnh các công ty ngày càng hoàn thiện các chiến lược kinh doanh toàn cầu của mình
để tạo ra những lợi ích của cuộc sống và lợi nhuận cao nhất. IKEA là tập đoàn chuyên
thiết kế đồ nội thất với chất lượng tốt, bền, đẹp, giá rẻ cho hầu hết mọi người mà vẫn
thu được lợi nhuận cao, có thị trường rộng lớn và gặt hái được nhiều thành công.
Những chiến lược, cách thức kinh doanh mà họ áp dụng thực sự là những bài học
đáng giá cho các doanh nghiệp khác.

Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng quốc tế của IKEA là rất ấn tượng. Họ đã phát
triển một mô hình chuỗi cung ứng tương đối đơn giản, hiệu quả và bền vững, cho
phép họ cung cấp sản phẩm với giá cả phải chăng mà vẫn đảm bảo chất lượng. Các
chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của IKEA bao gồm việc tối ưu hóa quy trình sản
xuất, đào tạo các nhà cung cấp đáng tin cậy, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý
và giám sát chuỗi cung ứng, và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận của công ty.
Ngoài ra, IKEA cũng đã đưa ra nhiều cam kết và chương trình về bảo vệ môi trường
và đạo đức kinh doanh, nhằm đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ hoạt động trong
một môi trường bền vững và có trách nhiệm xã hội. Với sự cam kết mạnh mẽ này,
IKEA đã được coi là một trong những công ty tiên phong trong việc quản lý chuỗi
cung ứng và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp.

Quản trị chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp phát triển đảm bảo sự thành công trong
hoạt động kinh doanh. Các phương pháp quản lý, ứng dụng công nghệ và thực tiễn áp
dụng trong quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu đã được IKEA áp dụng hiệu quả bắt kịp
và phát triển bền vững với môi trường và con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế - Đại học Kinh Tế Quốc Dân ( xuất
bản năm 2021 – chủ biên PGS.TS Tạ Văn Lợi ( chủ biên )
- https://www.ikea.com/us/en/
- https://about.ikea.com/en/about-us
- Bài tham khảo : https://tailieu.vn/doc/phat-trien-ben-vung-chuoi-cung-ung-bai-
hoc-tu-ikea-2456663.html
- Bài tham khảo Quản trị kinh doanh quốc tế :
https://www.tailieudaihoc.com/3doc/1527797.html

You might also like