You are on page 1of 26

MỤC LỤC

Phần 1 : Phân tích chung.......................................................................................................2


1.1. Tổng quan thương hiệu...............................................................................................2
1.2. Lý do lựa chọn thương hiệu........................................................................................2
II. Nghiên cứu tình hình.........................................................................................................4
2.1. Tình hình bên ngoài tổ chức (Theo mô hình PEST).................................................4
2.2.Tình hình bên trong tổ chức (Theo mô hình SWOT)................................................5
III. Xây dựng chiến lược truyền thông.................................................................................7
3.1 . Công chúng chính........................................................................................................7
3.1.1. Nhân khẩu học.........................................................................................................7
3.1.2. Tâm lý......................................................................................................................7
3.1.3. Hành vi....................................................................................................................8
3.1.4.Phân loại hành động của công chúng đối với đồ cũ.................................................8
3.1.5. Xu hướng mua và bán đồ second-hands...............................................................9
3.2 Phân tích các nhóm công chúng...................................................................................9
3.3 Những thách thức Chợ Tốt đang phải đối mặt:.......................................................11
3.4 Mục đích.......................................................................................................................11
3.5 Mục tiêu........................................................................................................................11
3.6. Insight – Big idea – Key message..............................................................................11
3.7. Chiến lược...................................................................................................................12
3.7.1 Chiến lược hành động.............................................................................................12
3.7.2 Chiến lược truyền thông.........................................................................................12
3.8 Chiến thuật..................................................................................................................14
3.8.1. Nội dung các key hook và supporting tactics........................................................16
3.8.2. Chiến thuật phương tiện truyền thông tin tức........................................................19
3.8.3. Chiến thuật phương tiện quảng cáo.......................................................................19
IV. Timeline............................................................................................................................20
V. Ngân sách..........................................................................................................................21
VI. Đánh giá hiệu quả...........................................................................................................22
6.1. Đánh giá chuẩn bị - Preparation evaluation............................................................22
6.2. Đánh giá thực hiện – Implementation evaluation...................................................22
6.3. Đánh giá tác động – Impact evaluation....................................................................23
VII. Đo lường hiệu quả.........................................................................................................23

1
Phần 1 : Phân tích chung
1.1. Tổng quan thương hiệu
Chợ Tốt là nền tảng recommerce hàng đầu Việt Nam, trực thuộc tập đoàn công nghệ kỳ lân
Carousell. Bằng việc mang đến nền tảng mua bán dễ dàng, tiện lợi, Chợ Tốt giúp thúc đẩy
mua bán, trao đổi hàng hóa đã qua sử dụng, giảm thiểu sự tiêu dùng quá mức và hướng đến
lối sống bền vững cho Việt Nam nói riêng và cho khu vực Đông Nam Á nói chung.
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2012, hiện nay với hơn 1,2 tỷ lượt xem trang, hơn 10
triệu người dùng hàng tháng và 3.6 triệu lượt giao dịch thành công. Chợ Tốt tự hào với độ
nhận diện cao khi nhắc đến nền tảng trực tuyến kết nối người mua và người bán ở đa dạng
ngành hàng, giữ vững vị thế là trang rao vặt trực tuyến hàng đầu Việt Nam.
Trong suốt thời gian hoạt động, Chợ Tốt luôn nỗ lực để trở thành nền tảng recommerce hàng
đầu trong lĩnh vực mua bán - trao đổi đồ qua sử dụng hoặc từng được sở hữu. Sau vòng gọi
vốn thành công, đưa Carousell trở thành kỳ lần mới của Châu Á vào cuối năm 2021, ông
Quek Siu Rui - CEO của tập đoàn cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là làm cho giao dịch
trên thị trường đồ cũ thuận tiện và đáng tin cậy như bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào
để đồ cũ có thể thực sự là lựa chọn hàng đầu”. Tại thị trường Việt Nam, Chợ Tốt đã thực
hiện mục tiêu này bằng cách: mở rộng nhận biết thương hiệu, gia tăng số lượng người dùng
mua bán đồ qua sử dụng, gắn kết người dùng thông qua sự yên tâm tin dùng, tính hiệu quả
và thanh khoản của nền tảng. Trong đó, bao gồm việc triển khai tính năng “Thanh toán đảm
bảo” với mong muốn bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch được thực hiện trên nền
tảng recommerce của hãng.
1.2. Lý do lựa chọn thương hiệu
Ngành thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ. Xu hướng này đã xuất
hiện từ trước đại dịch, nhưng sau đó nó đã tăng tốc theo cấp số nhân và ước tính sẽ tăng gấp
ba vào năm 2025, đạt tổng GMV hơn 300 tỷ USD. Phát triển song song với sự bùng nổ của
thương mại điện tử là sự gia tăng tiêu dùng quá mức và tình trạng khẩn cấp về môi trường
tương ứng.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2021, “A code red for
humanity”, đã kêu gọi hành động nhanh chóng để cắt giảm phát thải khí nhà kính với sự
nóng lên toàn cầu vượt khỏi tầm kiểm soát đến mức gần như không thể khắc phục được.
2
Ngành công nghiệp thời trang nhanh, với văn hóa mua hàng không ngừng nghỉ, đã sản sinh
ra khoảng 10% tổng lượng khí thải carbon thải ra trên toàn cầu. Hơn 79 nghìn tỷ lít nước
được tiêu thụ hàng năm để duy trì hoạt động sản xuất bông và các loại hàng dệt khác, và hơn
92 triệu tấn chất thải được tạo ra mỗi năm.
Không chỉ thời trang mới khuyến khích mua hàng tâm lý mua hàng, tiêu dùng điện tử cũng
là một ngành có tính chu kỳ khác: Một chiếc điện thoại sẽ trở nên lỗi thời ngay vào năm sau
khi một dòng máy mới được ra mắt. Chất thải điện tử toàn cầu được ước tính sẽ tăng gấp đôi
trong 30 đến 50 năm tới. Với mức tiêu thụ đồ điện tử tăng đột biến, châu Á liên tục tạo ra
lượng rác thải điện tử cao nhất trên toàn cầu. Theo báo cáo rác thải điện tử hàng năm mới
nhất của Đại học Liên hiệp quốc, châu Á đã tạo ra 24,9 megaton rác thải điện tử vào năm
2019.
Cả hai ngành công nghiệp này đều sản xuất các sản phẩm có tuổi thọ ngắn hơn nhằm duy trì
chủ nghĩa tiêu dùng. Các công ty điện tử tạo ra sự lỗi thời có kế hoạch và các ông lớn thời
trang tham gia vào thời trang cao cấp đã gây lãng phí. Hiện nay, các mặt hàng được sản xuất
và có nguồn gốc bền vững đang được đề xuất như một giải pháp tạm thời, nhưng cho dù sản
phẩm được sản xuất có trách nhiệm đến đâu thì việc ngừng mua mới là điều cấp thiết. Quá
nhiều sản phẩm đã được sản xuất và quá nhiều sản phẩm dư thừa sẽ bị lãng phí.
Vậy, đâu là giải pháp cho sự lãng phí này?
Câu trả lời là giảm nhu cầu về cái mới. Điều đó có nghĩa là mua đồ mới ít hơn, mua và bán
đồ cũ hoặc quyên góp hoặc bán lại những món đồ yêu thích của riêng bạn để những tuổi thọ
của chúng có thể được kéo dài.
Recommerce có thể là lời giải cho bài toán giảm nhu cầu về cái mới. Recommerce đề cập
đến việc bán và mua các sản phẩm đã qua sử dụng, bao gồm cả sản phẩm mới và đã qua sử
dụng. Điều này kéo dài vòng đời của sản phẩm, giảm tác động đến môi trường của sản phẩm
và giảm thiểu việc tiêu thụ quá mức.
Với mô hình circular commerce (thương mại tuần hoàn), các sàn recommerce của Carousell
group, cụ thể ở Việt Nam là Chợ Tốt khuyến khích lối tiêu dùng bền vững cho hành tinh và
bền vững về tài chính cho mỗi cá nhân. Với tinh thần ủng hộ lối sống bền vững và nền kinh
tế tuần hoàn, và nhận thấy tại thị trường Việt Nam xu hướng này còn nhiều vấn đề cần được

3
quyết qua các hoạt động truyền thông, em quyết định lựa chọn Chợ Tốt làm đề tài bài tập lớn
cho học phần này.
II. Nghiên cứu tình hình
2.1. Tình hình bên ngoài tổ chức (Theo mô hình PEST)
Political: Có thể dễ dàng nhận thấy thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang trở nên
sôi nổi hơn bao giờ hết. Tiềm năng là vậy, tuy nhiên ẩn sâu bên trong vẫn là những nguy cơ
về vấn đề bảo mật. Nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm rò rỉ, thất thoát dữ liệu, Việt
Nam đã có những điều luật rõ ràng về an ninh mạng, giúp đây trở thành một trong số ít
những quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ
thống pháp luật và quản lý thuế tại Việt Nam luôn được cập nhật và sửa đổi kịp thời, qua đó
nhanh chóng hoàn thiện giúp các doanh nghiệp ổn định kinh doanh. Với tình hình chính trị
ổn định tạo điều kiện thuận lợi giúp Chợ Tốt phát triển một cách bền vững trong tương lai.
Economic:
Trong năm 2020, dưới sự tác động của đại dịch COVID-19, nhu cầu mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng có dấu hiệu tăng. Cụ thể, theo báo cáo của Nielsen, số lượng người
dùng mua sắm online trong giai đoạn dịch diễn ra tăng 25%. Một trong những yếu tố thu hút
lượng lớn khách hàng mua sắm với số lượng khủng tại các sàn thương mại điện tử B2C là
những dịp siêu sale ngày đôi, sale sinh nhật với tỉ lệ khuyến mãi lên đến 70 – 80%.
Là một nền tảng re-commerce với những sản phẩm đã qua sử dụng nên Chợ Tốt sẽ không có
những ưu đãi giảm giá hấp dẫn như những đợt sóng siêu sale từ các sản thuơng mại điện tử.
Điều này đã khiến việc bán lại sản phẩm trên nền tảng khó tiếp cận được với khách hàng,
đặc biệt trong những mùa siêu sale.
Để giúp những sản phẩm cũ nhưng chất lượng tốt có thể đưa thương hiệu đến được với
nhiều khách hàng tiềm năng hơn, Chợ tiếp tục tận dụng hướng tiếp cận sáng tạo, hài hước
vốn có tăng nhận biết của người dùng về định vị nền tảng rao vặt trực tuyến – nơi người tiêu
dùng có thể bán và mua bất kì sản phẩm nào tại bất kì thời điểm nào trong năm với giá tốt.
Thói quen chi tiêu cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường kinh tế. Với sự ảnh hưởng từ
đại dịch Covid-19 trong suốt 3 năm vừa qua đã làm thay đổi đáng kể cách mà người tiêu
dùng mua sắm, chuyển phương thức mua sắm từ trực tiếp sang online trên các trang thương

4
mại điện tử. Với thay đổi này, đây là cơ hội tốt giúp Chợ Tốt tăng trưởng trong mùa dịch
bệnh.
Social:
Xét về thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Chợ Tốt là nền tảng được yêu thích nhất của
Best Innovation Award 2020 với hơn 47% số người bình chọn, Chợ Tốt đã vượt qua 4 đề cử
khác bao gồm Lazada (41%), Shopee (9,9%), Tiki (0,8%) và Sendo (0,8%).
Tuy nhiên, các mặt hàng được bày bán trên nền tảng này thường xuyên đặt nghi vấn về vấn
đề chất lượng. Vì vậy, So với các sàn recommerce khác: sự uy tín (tính năng thanh toán đảm
bảo). Nhằm tăng cường trải nghiệm an toàn trong giao dịch mua bán đồ cũ, Chợ Tốt ra mắt
tính năng “Thanh toán đảm bảo” với hệ thống thanh toán có vai trò của bên trung gian. Khi
thực hiện “Thanh toán đảm bảo”, số tiền người mua thanh toán sẽ được giữ đảm bảo an toàn
cho đến khi xác nhận giao dịch thành công. Thông qua việc kết hợp với các dịch vụ thanh
toán, bao gồm ví điện tử MoMo, Payoo và trong thời gian tới là đơn vị Ahamove cung cấp
giải pháp thanh toán khi nhận hàng, các giao dịch qua tính năng “Thanh toán đảm bảo” trên
Chợ Tốt sẽ được hoàn tiền 100% khi không nhận được hàng hoặc hàng không đúng như mô
tả. Đồng thời, Chợ Tốt hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp cho người mua và người bán dựa
trên quy định nền tảng và tiêu chí minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Technological:
Theo thống kê, người dân Việt Nam dành nhiều thời gian để xem truyền hình trực tuyến và
sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Theo đó, người Việt Nam mất trung bình 2 giờ 40 phút
và 2 giờ 21 phút mỗi ngày cho các hoạt động này. Tận dụng được lợi thế này, Chợ Tốt đã
tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo trên đa nền tảng nhằm thu hút thêm người dùng mới.
2.2.Tình hình bên trong tổ chức (Theo mô hình SWOT)
Strengths:
- Giao diện bắt mắt
+ giao diện thân thiện người dùng. Với thiết kế phẳng, tập trung vào hình ảnh, người dùng sẽ
dễ dàng thấy được hình ảnh và thông tin tiêu biểu của từng sản phẩm. Giúp nhanh chóng ra
quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm.
- Phân khúc sản phẩm đa dạng: gần như có thể +tìm thấy mọi thứ trên Chợ Tốt
- Miễn phí khi sử dụng
5
Weaknesses:
-Rủi ro về an toàn và giao dịch: Trong ngữ cảnh mua bán trực tuyến, vấn đề an toàn và giao
dịch có thể tác động đến niềm tin của người dùng, đặc biệt là trong việc giao dịch với người
dùng không quen biết
-Độ nhận diện thương hiệu thấp: Người dùng của Chợ Tốt phần lớn ở độ tuổi từ 25-
44, trong khi nhóm người dùng ở độ tuổi từ 18-24 chỉ chiếm một số lượng nhỏ (theo Chợ
Tốt). Với tinh thần đồng hành với người dùng trong mọi giai đoạn cuộc đời thông qua các
danh mục sản phẩm đa dạng hiện có trên nền tảng. Chợ Tốt mong muốn gia tăng sự tiếp cận
đến đối tượng người dùng trẻ, đặc biệt là tại các thành phố lớn nhằm giới thiệu cho nhóm
người dùng này về recommerce.
Opportunities:
Tâm lý muốn góp phần bảo vệ môi trường: Khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản
phẩm gắn mác thân thiện với môi trường và sẵn sàng trả giá cao (theo Euromonitor)
Áp lực tài chính: Theo báo cáo Kantar Worldpanel, tính đến quý 2/2023, hơn ¼ các hộ gia
đình đang gặp khó khăn về tài chính, và tiêu dùng ngoài nhà có xu hướng bị cắt giảm để tiết
kiệm hơn.
Vấn đề của công chúng là cơ hội cho Chợ Tốt thể hiện brand role của mình, người bạn đồng
hành trong mọi giai đoạn cuộc đời thông qua các danh mục sản phẩm đa dạng giá rẻ và DNA
của brand - truyền cảm hứng phát triển bền vững đến cộng đồng thông qua việc thúc đẩy
mua bán sản phẩm đã qua sử dụng.
Việc công chúng gặp khó khăn về tài chính, là cơ hội để Chợ Tốt khuyến khích họ rao bán
các món đồ không còn sử dụng trên Chợ Tốt để có thể nhận được một khoản thu nhập thêm.
Threats:
- Người tiêu dùng chưa có thói quen bán đồ cũ trên sàn thương mại điện tử
- Cạnh tranh cao: Chợ Tốt hiện phải cạnh tranh trực tiếp với nhiều sàn thương mại điện tử
bán đồ second-hands như muaban.net, docu.com bên cạnh đó là cạnh tranh gián tiếp với các
sàn thương mại điện tử khác như Tiki, Lazada, Shopee… Các trang bán hàng này chiếm thị
phần áp đảo Chợ Tốt, và có mức độ nhận diện công chúng rất cao với dày đặc các chương
trình khuyến mãi, ca nhạc và tài trợ khác nhau. Mặc dù các trang thương mại điện tử này có

6
thể không hoàn toàn đi theo mô hình C2C, nhưng nhìn chung, đây vẫn là các đối thủ cạnh
tranh đáng gờm với Chợ Tốt và thường xuyên được khách hàng đặt lên bàn cân so sánh.
Đối thủ cạnh tranh khác của Chợ Tốt chính là các hội, nhóm trao đổi, mua bán hàng hóa trên
các trang mạng xã hội như Instagram, Zalo, Facebook. Mặc dù không phải là một sàn
thương mại điện tử chính thống, nhưng các hội nhóm này vẫn cung cấp cho người dùng một
nền tảng để trao đổi, mua bán hàng hóa C2C - mô hình mà Chợ Tốt hướng đến. Vì vậy, đây
là một đối thủ cạnh tranh mà Chợ Tốt cần dè chừng.
điều này đặt ra thách thức đối với Chợ Tốt để duy trì và mở rộng thị trường của mình.
III. Xây dựng chiến lược truyền thông
3.1 . Công chúng chính
Những người trong độ tuổi 18 – 24.
Lý do lựa chọn: Do Chợ Tốt đang thấp độ nhận diện trong nhóm người tiêu dùng 18 – 24
tuổi. Như đã chỉ ra ở trên, người dùng trên Chợ Tốt phần lớn là trong độ tuổi 25 – 44 tuổi,
những người 18 – 24 chỉ chiếm một phần nhỏ.
3.1.1. Nhân khẩu học
- Độ tuổi: 18 - 24 tuổi
- Giới tính: nam, nữ, khác
- Vị trí địa lý: khắp cả nước, đặc biệt là nhóm công chúng sống tại thành phố.
Thu nhập và tầng lớp xã hội: sinh viên và người mới đi làm, có thu nhập thấp đến trung
bình. Những bạn trẻ là sinh viên, người mới đi làm, thường xuyên được bố mẹ và người
thân khuyên nhủ là chi tiêu tiết kiệm vì mới bắt đầu tự lập, tự cân bằng tài chính.
- Ý thức cộng đồng:
Nhóm công chúng mục tiêu có ý thức về vai trò của mình trong cộng đồng và khát khao
đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường sống. Họ mong muốn làm một phần của
một cộng đồng bền vững và hướng tới sự phát triển bền vững.
Những đội nhóm với mục tiêu lan tỏa lối sống “xanh” bằng cách tổ chức các sự kiện, thực
hiện các dự án: thu gom rác thải điện tử để tái chế (E-waste recycling), thu pin đổi cây,
workshop làm sản phẩm thủ công từ nguyên liệu tái chế,... , từ đó giúp người dân hiểu hơn
về tác hại của rác thải điện tử tới môi trường và khuyến khích tư tưởng, hành động sống
“xanh” qua những hành động cụ thể.
7
3.1.2. Tâm lý
Drivers:
Bảo vệ môi trường là động lực chính thúc đẩy việc mua hàng cũ. Ở Việt Nam, 50% người
được hỏi mua đồ cũ để giảm tác động đến môi trường và 23% vì lo ngại về biến đổi khí hậu
(The Carousell index 2022). Công chúng bị ảnh hưởng bởi niềm vui khi mua sắm sản phẩm
cũ, nhất là khi họ tìm kiếm được những món đồ chất lượng, giá rẻ và độc đáo.
Barrier:
Rào cản khi mua đồ second-hands: băn khoăn về chất lượng. Những người chưa
bao giờ mua hàng cũ, mối quan tâm hàng đầu của họ là chất lượng hàng hóa (68%). Một
tỷ lệ nhỏ (16%) trong nhóm người được hỏi này cho biết họ chưa bao giờ xem xét đồ cũ
trước đây (theo Carousell, 2022).
3.1.3. Hành vi
Tần suất mua sắm ngày càng cao: Hiện nay người tiêu dùng trung bình mua quần
áo nhiều hơn 60% so với đầu những năm 2000, tuy nhiên chúng ta lại mặc mỗi bộ quần áo
đó ít lần hơn trước khi vứt bỏ. Những món đồ này có thể tiếp tục vòng đời của nó bằng
cách chuyển sang thị trường đồ cũ để tạo nên những giá trị mới cho chính nó. Đây cũng là
một trong những hoạt động thân thiện với môi trường được nhiều người ủng hộ (Theo
McKinsey Sustainability, 2022).
Tạo thu nhập phụ là một trong những lý do chính khuyến khích mọi người bán hàng trên
Chợ Tốt. Bên cạnh lý do dọn dẹp (54%), tạo thu nhập phụ (36%) là một lý do phổ biến
khuyến khích người dùng bán lại những món đồ không cần thiết trên Chợ Tốt (theo iAB).
3.1.4.Phân loại hành động của công chúng đối với đồ cũ
Phân loại các món đồ cũ:
Awaiting (used/unused): Những đồ vật hiếm khi được sử dụng/chưa sử dụng nhưng được
dành riêng cho những nhu cầu/ dịp đặc biệt.
Memories: Những món đồ gắn bó với con người đánh dấu cột mốc/sự kiện trong cuộc đời
họ và trở thành vật kỷ niệm của họ.
Redundant (usable but no more using): thường được giữ ở nhà hoặc cho đi, ít khi bán ra.
Tương ứng với đó là các nhóm hành động của công chúng đối với đồ cũ:

8
Keep: Không vứt bỏ/vứt bỏ đồ đạc vì cảm thấy tiếc nuối và nghĩ rằng sẽ có thể cần đến vào
lúc nào đó.
Give away: đánh giá cao giá trị, lợi ích mà món đồ đó mang lại và muốn chuyển giao cho
người khác tiếp tục sử dụng.
Sell: để lấy lại một phần tiền mà họ đã tiêu dùng, hay nói cách khác là quy đổi giá trị còn
lại của những món đồ đó thành tiền.
Throw: những món đồ bị hỏng hoặc không thích (chủ yếu là do khả năng sử dụng của
chúng).
3.1.5. Xu hướng mua và bán đồ second-hands
Theo báo cáo the Carousell recommerce index 2022:
-Top 3 ngành hàng đồ đã qua sử dụng được bán nhiều nhất: đồ điện tử, đồ gia dụng và nội
thất, xe cộ.
-Top 3 ngành hàng đồ đã qua sử dụng được mua nhiều nhất: xe cộ, đồ điện tử, đồ gia dụng
và nội thất.
-Top 3 từ khóa tìm kiếm đồ cũ nhiều nhất: Loa, Laptop, Tivi.
Có thể thấy, người dùng của Chợ Tốt mới chỉ rao bán và mua những món đồ cũ có giá trị
cao như xe cộ, điện thoại, các món đồ cá nhân khác chưa được rao bán nhiều.
3.2 Phân tích các nhóm công chúng
Nhóm công Thông tin Vai trò Cách tác động
chúng
Nhân viên - Người lao động - Vị trí tác động trực tiếp tới -Các kênh truyền
trong doanh nghiệp sự phát triển doanh nghiệp - thông nội bộ - Môi
Cầu nối của doanh nghiệp trường làm việc lành
với các nhóm công chúng mạnh: có sự thẳng
khác thắn và chân thành
trong giao tiếp
-Chính sách đãi ngộ
xứng đáng

9
Cộng đồng -Nhóm quan tâm đến - (Có thể là) nguồn nhân lực -Các chiến dịch
đồ secondhands cho doanh nghiệp trong CSR
-Nhóm quan tâm đến tương -Giao tiếp với cộng
vấn đề ô nhiễm môi lai đồng
trường - (Có thể là) người tiêu dùng
tiềm năng của doanh
nghiệp
Người tiêu - Người bán đồ Ảnh hưởng đến tình trạng - Thấu hiểu mong
dùng second-hands trên hoạt động của doanh muốn/ nhu cầu của
Chợ Tốt nghiệp người tiêu dùng
- Người mua đồ
second-hands trên
Chợ Tốt
Giới truyền Phương tiện truyền -Ảnh hưởng đến hình ảnh Cung cấp thông tin
thông thông: báo chí, kênh của doanh nghiệp trong mắt viết bài, phỏng
truyền hình, trang tin công chúng vấn,...
tức mạng xã hội, -Tác động đến thái độ của
người có tầm ảnh các nhóm công chúng khác
hưởng,... đối với doanh nghiệp
Cổ đông, nhà -Các quỹ đầu tư Cung cấp tài chính cho -Giao tiếp với cổ
đầu tư & các -Các định chế tài doanh nghiệp đông, nhà đầu tư &
nhóm tài chính: Ngân hàng, các nhóm tài chính
chính công ty bảo hiểm,... qua thông cáo báo chí,
- Nhà phân tích đầu báo cáo thường niên,
tư phát biểu trong các sự
-Cổ đông doanh kiện quan trọng
nghiệp - Công khai & minh
bạch trong thông tin
Chính phủ Chính phủ quốc gia - Có ý nghĩa pháp lý - Tác - Vai trò công vụ
sở tại (Cụ thể trong động trực tiếp đến hoạt động (Public affairs)
10
trường hợp này là kinh doanh của doanh Vận động hành lang
Việt Nam nghiệp (Lobby)
3.3 Những thách thức Chợ Tốt đang phải đối mặt:
Độ nhận diện của Chợ Tốt trong nhóm người tiêu dùng trẻ (18 - 25) chưa cao.
Khách hàng hiện tại trên Chợ Tốt chủ yếu là những người từ 25 - 44. Những người này đã
gắn bó với Chợ Tốt từ khi họ còn là sinh viên (giao bán các món đồ giá trị thấp) đến nay họ
đã trưởng thành, có thu nhập ổn định và bắt đầu giao bán các món đồ giá trị cao hơn như
nhà cửa, xe cộ. Việc Chợ Tốt mất kết nối với nhóm người dùng trẻ (18-25) sẽ ảnh hưởng
đến công việc kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Trong tương lai, liệu nhóm
khách hàng này có coi Chợ Tốt như lựa chọn hàng đầu khi họ cần giao bán những món đồ
giá trị cao như nhà cửa, xe cộ? Do đó gia tăng độ nhận diện trong nhóm từ 18 – 25 tuổi là
việc làm cần thiết đối với Chợ Tốt hiện tại.
3.4 Mục đích
Thứ nhất, nâng cao nhận biết của công chúng về Chợ Tốt như một thương hiệu đồng
hành cùng công chúng trong mọi giai đoạn của cuộc đời.
Thứ hai, tăng số lượng người bán và mua hàng trên Chợ Tốt (mục đích nhiệm vụ).
3.5 Mục tiêu
Thứ nhất, tác động đến nhận thức, đặc biệt là tạo kiến thức cho 10.000.000 gen Z
(tại các thành phố lớn) về ý nghĩa của việc mua hàng second-hands trong việc bảo vệ môi
trường trong vòng 4 tháng.
Thứ hai, tác động đến chấp nhận, làm 5.000.000 gen Z nghĩ đến việc bán đồ cũ đã
qua sử dụng trên Chợ Tốt như sự lựa chọn đầu tiên 4 tháng.
Thứ ba, tác động đến sự chấp nhận, làm 5.000.000 gen Z nghĩ đến việc mua đồ
second-hands trên Chợ Tốt như sự lựa chọn đầu tiên khi cần mua đồ 4 tháng.
Thứ tư, tác động đến hành động, tuyển thêm 50.000 người dùng trên Chợ Tốt và
giao dịch thành công trong vòng 4 tháng.
3.6. Insight – Big idea – Key message
Insight: Tôi không bán đồ đạc của mình (có thể sử dụng được nhưng không còn sử
dụng/đồ thừa) vì tôi tin rằng sẽ không có ai mua chúng. Tuy nhiên tôi sẽ cân nhắc đến việc

11
này vì nó góp phần bảo vệ môi trường và giúp tôi có thêm một khoản thu nhập trong thời
buổi khó khăn này.
Big idea: “Cũ ta mới người”
Chơi chữ từ câu thành ngữ “cũ người mới ta”. Big idea “cũ ta mới người” mang ý nghĩa: có
thể món đồ này không có giá trị đối với bạn (“cũ ta”) nhưng đối với người khác nó có thể
vẫn còn giá trị sử dụng (“mới người”), vậy nên người ta sẽ mua món đồ đó nếu bạn rao
bán.
Key message: “Đồ cũ bán nhanh, đổi đời sống xanh”
3.7. Chiến lược
3.7.1 Chiến lược hành động
Strategic approach: Xoay chuyển, hướng dẫn và chỉ cho họ một góc suy nghĩ mới để:
-Thay đổi suy nghĩ của họ về hành động bán những món đồ cũ từ sẽ thất bại thành sẽ thành
công.
-Thay đổi nhận thức của họ về những món đồ dư thừa từ giá trị hiện tại, vô vọng thành
những món đồ mong muốn đối với ai đó.
-Tác động đến tâm lý muốn bảo vệ môi trường của công chúng: việc giao bán những món
đồ không còn sử dụng sẽ giúp họ sống bền vững cả về mặt tài chính và môi trường.
-Hợp tác/liên minh/liên kết với bên thứ ba có uy tín, tiếng nói trong lĩnh vực kinh tế tuần
hoàn và bảo vệ môi trường để tăng tính thuyết phục của chiến dịch.
3.7.2 Chiến lược truyền thông
Để tiếp cận công chúng mục tiêu một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả, đạt được
mục tiêu đặt ra Chợ Tốt sẽ áp dụng 2 mô hình truyền thông. Bao gồm thông tin và thuyết
phục:
Mô hình Nội dung

Thông Cung cấp thông tin cho công chúng mục tiêu biết đến chiến dịch “Cũ ta mới
tin người”. Mô hình mang tính chất thông báo và không có sự tham gia của công
chúng.

12
Thuyết - Thuyết phục nhóm công chúng mục tiêu tin tưởng và mua đồ điện tử đã
phục qua sử dụng trên Chợ Tốt, hứa hẹn đem đến một trải nghiệm mua hàng
vượt trội hơn các dịch vụ mua hàng khác.
- Tác động đến nhận thức của họ về việc mua đồ điện tử đã qua sử dụng
trên Chợ Tốt là một hình thức tiện lợi, nhanh chóng, đảm bảo uy tín.
- Lưu ý:
Cần lựa chọn thời gian và bối cảnh phù hợp để thực hiện mô hình truyền thông
thuyết phục.
Xác định từng nhóm đối tượng,
đưa ra những lý lẽ thuyết phục cho từng nhóm.
=> Giúp Chợ Tốt tạo ra được sự tin tưởng và thuyết phục thành công công
chúng

Chiến Mô hình Người truyền tải thông Hình thức thực hiện Cấu trúc thông
lược truyền thông điệp trong thông điệp điệp
hành
động
Hợp Thông tin + Người đứng đầu chiến Truyền thông bằng
tác với Thuyết phục dịch + Người truyền ngôn ngữ Thông điệp có
các tổ thông thuyết phục thể được thể
chức hiện dưới nhiều
Tổ Thông tin + Người đứng đầu chiến Truyền thông bằng hình thức khác
chức sự Thuyết phục dịch ngôn ngữ nhau. Tuy nhiên
kiện + phi ngôn ngữ cần đảm bảo”
- Thông điệp

13
Tài trợ Thông tin Người đứng đầu chiến Truyền thông bằng truyền tải rõ
dịch ngôn ngữ ràng, dễ hiểu -
Có thể thay đổi
cấu trúc linh
hoạt trong

3.8 Chiến thuật

DEPLOYMENT PLAN - CŨ TA MỚI NGƯỜI

Phase 1 ( 1tháng) Phase 2( 2tháng) Phase 3(1tháng)

Objectives Thay đổi nhận -Xây dựng hình ảnh -Đưa đồ second-hands
thức của mọi thương hiệu Chợ Tốt trở thành top of mind
người về về việc gắn với phát triển bền của khách hàng trẻ khi
giao bán đồ cũ từ vững bằng nhiều hoạt mua đồ
"sẽ thất bại" thành động ý nghĩa Duy trì thói quen mua đồ
"sẽ thành công" - Giáo dục thị trường: second-hands của khách
mua bán đồ cũ không hàng trên Chợ Tốt
chỉ góp phần bảo vệ
môi trường mà còn
giúp chúng ta có lối
sống bền vững hơn
về mặt tài chính

Message Đồ cũ bán nhanh, đổi đời sống xanh

Key hook  chuỗi viral Hội chợ "Cũ ta mới - Tiktok challenge “Dân
clips người" - Hợp tác/ sành chơi đồ”
liên minh/ liên kết

14
với Chương trình
phát triển Liên hợp
quốc (UNDP), Viện
chiến lược chính sách
và tài nguyên môi
trường, Chính phủ:
+ Tổ chức các hội
thảo tuyên truyền về
kinh tế tuần hoàn
+ Tổ chức các sự
kiện và truyền cảm
hứng về lối sống và
tiêu dùng bền vững.

Supporting  Book hot  CSR: “góp  Community


tactics fanpage- tính năng cây tạo sinh kế Group
mới: Chợ tốt super bền vững cho  PR articles/ báo
soi đồng bào vùng  Micro-influencers
 PR articles/ cao”
báo  PR articles
- Youtube ads  KOL
- Facebook ads
- KOL seeding

KPIs  Tuyển thêm  5000 giao dịch  20.000 giao dịch


25.000 thành công tại thành công trên
sellers trên hội chợ “cũ ta Chợ Tốt -
Chợ Tốt- mới người” Reach:4.000.000
15.000 giao  10.000 giao
dịch thành dịch thành

15
công trên công trên Chợ
Chợ Tốt Tốt
 Reach:  Reach:
4.000.000 3.000.000

Budget 335.000.000 VNĐ 590.000.000 VNĐ 165.000.000 VNĐ

3.8.1. Nội dung các key hook và supporting tactics


Viral clips
Brand personality: Hiện đại, tràn đầy sức trẻ, tươi vui, thân thiện, nhiệt huyết, lan tỏa năng
lượng tích cực.
Các clips sẽ được đăng tải trên fanpage & youtube của Chợ Tốt, cùng với đó là loạt PR posts
được đăng tải trên các fanpage như Thăng Fly Comics, Thỏ bảy màu, Bà già kêu ca theo một
cách vui vẻ và hài hước để làm nó trở nên viral.
Story 1: Bán thân!
Một anh đứng cầm bảng ghi chữ “Rao bán! Cần người nuôi, hứa sẽ ngoan”. Một chị lại gần
hỏi “Hàng second-hands?”
Anh: *gật
Mặt chị có vẻ suy nghĩ, mặt anh lo lắng.
Chị: Không sao! Còn dùng được! Mua!
Hai người vui vẻ nắm tay nhau đi, anh cười vô cùng hạnh phúc
Kết thúc đoạn 1, Logo Chợ Tốt + tagline “Bán tất, quá chất!” hiện lên cùng voiceover (Bạn
có thể bán mọi thứ tại Chợ Tốt).

Story 2: một anh lái chiếc xe hơi đang cười tình tứ với người yêu chạy ngang qua ven
đường bỗng phanh gấp lại, xuống xe hỏi mua một thứ. Anh xe hơi: Hàng second-hands?
*nhướn mày* Anh bán hàng: *mặt căng thẳng* Đúng ạ.
Anh xe hơi nhìn ý tứ sang chị người yêu đứng cạnh, chị bẽn lẽn cười.
Anh xe hơi: Không sao! Còn dùng được! Mua!

16
(Chuyển sang cảnh sau thấy anh xe hơi chở chị người yêu trên chiếc xe đạp cọc cạch cười
hạnh phúc “Lâu rồi mình không tận hưởng tư vị cuộc sống như này em nhỉ”. Đi một lúc té
sấp mặt).
Kết thúc đoạn 2, Logo Chợ Tốt + tagline “Bán tất, quá chất!” hiện lên cùng voiceover (Bạn
có thể bán mọi thứ tại Chợ Tốt).
Story 3: Bán tất!
Một người đàn ông có khuôn mặt khả nghi, lấm la lấm lét đứng ôm 1 bịch giấy. Một người
chạy lại mặt cũng căng thẳng không kém. Hai người mặt căng thẳng nhìn nhau.
Người đàn ông 2: Hàng… second-hands?
Người đàn ông 1: Đúng. Ông thực sự muốn mua? *căng thẳng*
*2 người nhìn nhau căng thẳng*
Người đàn ông 2: Không sao! Còn dùng được! Mua!
Sau đó Người đàn ông 2 lấy cái bịch từ người đàn ông kia, rút ra một đôi tất cũ, vui vẻ
mang lên chân mình.
Kết thúc đoạn 3, logo Chợ Tốt + tagline “Bán tất, quá chất!” hiện lên cùng voiceover (Bạn
có thể bán mọi thứ tại Chợ Tốt).
Tính năng mới – Chợ Tốt super soi button
Ra mắt tính năng mới – Chợ Tốt super soi button nhằm giúp người bán nắm được thông tin
hiện có bao nhiêu người muốn mua món đồ họ định bán, qua đó giúp đẩy lùi suy nghĩa “sẽ
không có ai muốn mua món đồ này của mình đâu”.
Cách thức sử dụng tính năng Chợ Tốt super soi button:
Bước 1: Scan món đồ bạn dự định bán
Bước 2: Chợ Tốt sẽ trả về kết quả số người muốn mua món đồ này (dựa trên Big
Data và dữ liệu của Chợ Tốt thu thập được).
Bước 3: Chợ Tốt đưa ra cho bạn mức giá khuyến nghị đối với món đồ bạn định bán.
Hội chợ “Cũ ta mới người”
Hội chợ “Cũ ta mới người” được thực hiện bởi Chợ Tốt với sự hợp tác cùng Chương trình
Phát triển Liên Hợp Quốc và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường.
Những món đồ cũ được kí gửi và sẽ được bán tại sự kiện.

17
Mục đích của sự kiện: thay đổi suy nghĩ của những công chúng mục tiêu từ món đồ này
“không thể bán được” thành “có thể bán được” và truyền thông về lối tiêu dùng bền vững.
Liên minh & liên kết
Hợp tác với chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP):
UNDP là một tổ chức Liên Hợp Quốc đóng vai trò như một cầu nối giữa các nước với tri
thức, kinh nghiệm và nguồn lực để giúp các nước xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn
đề liên quan đến năng lượng, ô nhiễm môi trường, công nghệ thông tin,...
Tại Việt Nam, UNDP đã thực hiện Dự án Hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia
về kinh tế tuần hoàn: Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, giảm lượng rác thải và tăng hiệu
quả nguồn lực.
Viện Chiến lược, Chính sách và tài nguyên môi trường:
Là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Viện tham gia vào dự án Hỗ trợ Việt
Nam xây dựng chiến lược quốc gia về kinh tế tuần hoàn do UNDP tài trợ và Bộ Tài nguyên
và Môi trường chủ trì. Bên cạnh đó Viện còn thực hiện nghiên cứu về các môi trường kinh
tế tuần hoàn trong ngành công nghiệp điện tử, nhựa, giấy,... nhằm đánh giá tiềm năng,
thách thức và lợi ích của việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các ngành công nghiệp này.
Hợp tác cùng UNDP và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhằm tổ
chức các sự kiện truyền cảm hứng về lối sống và tiêu dùng bền vững. Song song với đó là
tổ chức các hội thảo, đào tạo, tuyên truyền về kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích nâng cao
nhận thức, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường và khuyến khích sự tham gia hợp tác
của các bên liên quan trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn.
CSR “Góp cây tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao”
Với mỗi món đồ được bán đi tại hội chợ “Cũ ta mới người”, Chợ Tốt sẽ tặng 01
Cây giống măng Bát Độ cho đồng bào vùng cao thuộc xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La với mong muốn mang đến một điểm tựa tài chính bền vững cho người dân không
chỉ ở hiện tại mà còn về lâu dài.
Măng Bát Độ được thị trường ưa chuộng nhờ giàu dinh dưỡng, có độ giòn, ngọt, ít xơ.
Đồng thời, măng Bát Độ là cây dài ngày, không có sâu bệnh, dễ trồng, thu hoạch thường
xuyên. Tại xã Tân Xuân, từ năm 2019-2021, một dự án hỗ trợ của Chính phủ Úc đã thí
18
điểm trồng măng Bát Độ thành công, mang lại hiệu quả kinh tế kinh tế cao gấp 3 lần so với
trồng ngô, sắn, giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ nguồn nước.
Từ 30/11/2022 đến 15/01/2023, Chợ Tốt cùng người dùng hướng đến đóng góp 5.000 cây
giống cho 10 ha trong quý 1/2023, diện tích trồng măng này sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp
giống cho vụ sau. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều diện tích có thể khai thác để trồng cây giống
măng Bát Độ. Với mong muốn tạo ảnh hưởng tích cực nhất có thể lên đời sống của bà con
xã Tân Xuân, “Góp cây tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao” 2024 mong muốn sẽ
có thêm nhiều hộ gia đình nhận được cây giống và có nguồn “sinh kế bền vững”.
Tiktok challenge: Dân sành chơi đồ
Thể lệ: Tổ chức chuỗi challenge chia sẻ về những lần mua đồ giá hời, chất lượng tốt tại
Chợ Tốt ở nền tảng TikTok. Người tham dự sẽ có cơ hội nhận được voucher mua hàng trên
Chợ Tốt với tổng giải thưởng lên đến 100.000.000 VNĐ. Mỗi Tiktoker tham gia challenge
sẽ dẫn link giới thiệu đến category ứng với mặt hàng ở video.
Social community
Tạo ra một community về đồ cũ, để chia sẻ những câu chuyện xung quanh mua bán và sử
dụng và chia sẻ các clip ấn tượng của challenge. Các micro-influencers: Khoe săn được đồ
hời trên Chợ Tốt khi nghe review ở “Dân sành chơi đồ” kết hợp các social post: Liệu đồ cũ
có cổ lỗ sĩ?
3.8.2. Chiến thuật phương tiện truyền thông tin tức
Truyền thông trên các báo điện tử: Dantri, Thanhnien, VnExpress, Kenh14, Tuổi trẻ.
Truyền thông trên social media: Facebook, TikTok.
Các hướng khai thác:
- Chợ Tốt và những nỗ lực thúc đẩy lối tiêu dùng bền vững
- Theo dòng sự kiện “Chợ Tốt liên kết với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc nhằm
phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, “Chợ Tốt liên minh với Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường tổ chức hội thảo truyền cảm hứng về lối sống và tiêu dùng
bền vững cho giới trẻ”, Sự kiện “Cũ ta mới người”
- Chuỗi viral clips
- Chương trình CSR “Góp cây tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao” .
3.8.3. Chiến thuật phương tiện quảng cáo
19
Phương tiện giao thông: Dán các poster, print-ads lên các phương tiện công cộng, xe
taxi,...
Social Media:
- Chạy quảng cáo trên các mạng xã hội video như Youtube, Tiktok,...
- Đăng các quảng cáo trên các mạng xã hội hình ảnh như Facebook, Instagram,...
SEO: Tăng cường SEO trong công cụ tìm kiếm, mở rộng cụm từ khóa, tiếp cận các khách
hàng đang chủ động tìm kiếm sản phẩm.
Khuyến mãi:
- Tung các voucher khuyến mãi, giao hàng miễn phí tới các khách hàng mới sử dụng Chợ
Tốt.
- Có các ngày khuyến mãi, ngày freeship trong tháng để thúc đẩy người dùng mua bán
hàng hóa.
Gamification: Sử dụng các cơ chế game trong website để giữ chân người dùng
IV. Timeline

Phase 1 Phase 2 Phase 3


February March April May
Activities
W W WWW W W WW W W WWWWWWWW
W1
2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Viral clips
Hot fanpage
Tính năng
Phase 1
mới: Chợ Tốt
supper soi
button
Phase 2 Hội chợ "Cũ
ta mới người"

20
Chuỗi hội
thảo tuyên
truyền về
kinh tế tuần
hoàn
Chuỗi sự kiện
tuyền truyền
và truyền cảm
hứng về lối
sống và tiêu
dùng bền
vững
CSR "Góp cây
tạo sinh kế
bền vững
cho đồng
bào vùng
cao"
Challenge
Tiktok
Phase 3
Community
group
V. Ngân sách
Phase Hoạt động Ngân sách/đơn vị Tổng
Viral clip 70000000/clip 210.000.000
Booking hot fanpage 10000000/bài/page 30.000.000
1 PR articles/ book báo 3000000/bài 15.000.000
Ads 2900 VNĐ/click 30.000.000
KOL 50.000.000 50.000.000

21
Hội chợ 200.000.000
Chuỗi hội thảo về kinh tế tuần hoàn 30.000.000/1 hội thảo 90.000.000
Chuỗi hội thảo về tiêu dùng bền vững 30.000.000/ 1 hội thảo 90.000.000
2
CSR 100.000.000
KOL 50.000.000 50.000.000
PR articles/ book báo 3000000/bài 60.000.000
Tiktok challenge 100.000.000
3 Micro-influencers 50.000.000
PR article/ book báo 3.000.000/ bài 15.000.000

Chi phí dự kiến 1.090.000.000

Dự trù chi phí phát sinh 109000000


Tổng 1.199.000.000
VI. Đánh giá hiệu quả
6.1. Đánh giá chuẩn bị - Preparation evaluation
Thông tin cơ bản: đầy đủ các thông tin cơ bản được sử dụng để lập kế hoạch chương trình:
xác định các vấn đề, cơ hội, thấu hiểu thị trường insight của nhóm công chúng mục tiêu,
doanh nghiệp, bối cảnh hiện tại của ngành/doanh nghiệp, hồ sơ và chân dung khách hàng
(họ là ai, có đặc điểm như thế nào, suy nghĩ gì, hành động ra sao, các yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình đưa ra quyết định...)
Nội dung chương trình: kế hoạch hành động và tổ chức phù hợp với nội dung truyền thông
(big idea, key message) và phải phù hợp với khách hàng mục tiêu; thiết kế ấn phẩm đúng
với tính chất thương hiệu.
Thuyết trình chất lượng: ngắn gọn, rõ ý, đầy đủ thông tin.
6.2. Đánh giá thực hiện – Implementation evaluation
Gửi thông điệp: số thông điệp muốn truyền tải cho khách hàng và được thiết kế ra sao trong
sự kiện, đảm bảo tính nhất quán của thông điệp.
Đặt phương tiện: số thông điệp được đặt trên phương tiện truyền thông và sự kiện được
thực hiện.

22
Tiếp theo dựa vào cách tiếp cận số lượng người biết đến: sẽ sử dụng các công cụ insight,
social listening để đo lường. Mục đích là tính độ lan truyền của chiến dịch. Tính ra các chỉ
số như: Số lượng người thấy thông tin, số lượng người click vào bài, số lượng người tương
tác (reaction, comment, share), số người quan tâm, số người mua/ bán hàng trên Chợ Tốt và
tại hội chợ “Cũ ta mới người”.
Công chúng tiềm năng: số lượng công chúng tiềm năng chú ý đến thông điệp và chú ý đến
sự kiện (có thể tính bằng các chỉ số #REACH, #ENGAGEMENT, #CLICK đối với các
trang mạng xã hội như Facebook, Website).
Công chúng chú ý: số lượng công chúng chú ý đến thông điệp và chú ý đến sự kiện (có thể
tính bằng các chỉ số #REACH, #ENGAGEMENT, #CLICK đối với các trang mạng xã hội
như Facebook hay Instagram, Website)
6.3. Đánh giá tác động – Impact evaluation
Đánh giá theo mô hình kim tự tháp ngược của Macnamara Tầng dưới cùng (Tầng nhận
thức): sự chú ý của công chúng về thông điệp (công chúng hiểu thông điệp đến đâu, tối ưu
thông điệp, nguyên tắc của thông điệp là ngắn gọn - dễ hiểu - nhất quán - lặp lại.
Tầng thứ hai (Tầng thái độ): nếu số lượng thông tin được truyền đi tăng lên, thì thái độ tiêu
cực có tăng theo không? Xem xét việc thay đổi trong thái độ của công chúng rất quan
trọng. Tầng trên cùng (Tầng hành vi): mục tiêu của PR luôn gắn liền với mục tiêu của
doanh nghiệp, cho nên sau cuối mỗi chiến dịch đều là mong muốn tăng doanh thu từ sản
phẩm và dịch vụ. Thông điệp cần nhất quán để công chúng hiểu và thay đổi hành vi của họ
từ không quan tâm cho tới trực tiếp mua hàng.
Cụ thể đối với chiến dịch “Cũ ta mới người”:
Tác động đến nhận thức, đặc biệt là tạo kiến thức cho 10.000.000 gen Z (tại các thành phố
lớn) về ý nghĩa của việc mua hàng second-hands trong việc bảo vệ môi trường.
Tác động đến thái độ: tạo thái độ tích cực về thương hiệu Chợ Tốt và việc mua bán đồ
second-hands (make second-hands the first choice).
Tác động đến hành vi, tuyển thêm 50.000 người dùng trên Chợ Tốt và giao dịch thành công
trong vòng 4 tháng.
VII. Đo lường hiệu quả

23
STT Hoạt động Đo lường

1 Viral clips
Lượt tiếp cận 3.000.000 lượt

Lượt tương tác 300.000 lượt

Social buzz 300

2 Booking hot fanpage


Lượt tiếp cận 5.000.000

Social buzz 1000

3 Hội chợ “Cũ ta mới người”


Số lượt tiếp cận 3.000.000

Số người tham gia 100.000

Số đơn hàng thành công 5000

4 Chuỗi hội thảo về kinh tế tuần hoàn


Số lượt tiếp cận 100.000

Số người tham gia 1000

5 Chuỗi hội thảo về lối sống và tiêu dùng bền vững


Số lượt tiếp cận 500.000

Số người tham gia 5000

6 CSR “Góp cây tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao”
Số lượt tiếp cận 3.000.000

7 Tiktok challenge

24
Số lượt tiếp cận 4.000.000

Số lượt tham gia 10.000

8 Community group
Thành viên group (tính đến hết năm 2024) 100.000

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kantar Worldpannel Division InsightHandbook 2022

https://drive.google.com/file/d/1xPWV1ZfGoZI8bUjiw_t_CpyW-dbWf4UF/view?

usp=drive_link

[2] The Carousell Recommerce Index 2021 Report

https://drive.google.com/file/d/1y7AgjIbVcq8rIMEXl-h3k09OtB1KXEeD/view?

usp=drive_link

[3] The Carousell Recommerce Index 2022 Report https://drive.google.com/file/d/1v-

Q9BXDfOIp55MEUn2R-0fq0k6G6mIxg/view?usp=drive_link

26

You might also like