You are on page 1of 2

*CHUYÊN ĐỀ: XƠ GAN*

I.Định nghĩa:
Bệnh mạn tính, là hậu quả muộn của một quá trình phức tạp gây ra do sự tổn thương tế bào
gan lâu dài bởi nhiều nguyên nhân

II. Cơ chế bệnh sinh chính:


Tăng trưởng vách xơ hóa + tạo thông nối giữa mạch máu hướng tâm (Động mạch gan và tĩnh
mạch cửa) với mạch máu ly tâm (tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy gan) → máu không đi qua
gan → thiếu oxy gây hoại tử & tăng xơ hóa → vòng xoắn bệnh lý được thiết lập

**Phân độ xơ hóa gan theo Metavir:

- F0: Không xơ hóa


- F1: Xơ hóa nhẹ - xơ hóa khoảng cửa, không xơ hóa vách
- F2: Xơ hóa trung bình – xơ hóa khoảng cửa, xơ hóa vách nhẹ
- F3: Xơ hóa nặng, xơ hóa vách nhiều
- F4: Xơ gan

III. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN


1. Xơ gan do tăng áp tĩnh mạch cửa:
a.Triệu chứng cơ năng:
● Bụng trướng hơi
● Tiêu phân sệt
● Tiêu máu, nôn máu
b. Triệu chứng thực thể
+ Lách to (quan trọng nhất)
+ Bụng báng
+ Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ
+Giãn tĩnh mạch thực quản, tâm vị phình có thể vỡ, gây xuất huyết tiêu hóa trên
+Giãn tĩnh mạch trực tràng gây trĩ, có thể vỡ gây xuất huyết tiêu hóa dưới
2. Xơ gan do suy tế bào gan:
a.Triệu chứng cơ năng:
● Rối loạn giác ngủ
● Rối loạn đông máu: chảy máu mũi, nướu răng, xuất huyết dưới da,...
● Giảm ham muốn tình dục (ở nam), rối loạn kinh nguyệt (nữ)
● Rối loạn tiêu hóa: kém ăn, chậm tiêu nhất là thức ăn dầu mỡ
● Tổng trạng suy giảm
b.Triệu chứng thực thể
+ Phù (Do giảm albumin)
+ Lòng bàn tay son (Do tăng estrogen → tăng sinh mạng lưới mao mạch)
+ Sao mạch (Do ứ đọng chất giãn mạch)
+ Xuất huyết (Do giảm tiểu cầu, giảm các yếu tố đông máu)
+ Móng trắng, có sọc (Do giảm albumin)
+ Vàng da, vàng củng mạc (Giảm bắt bilirubin gián tiếp, giảm chuyển bilirubin gián tiếp →
trực tiếp, giảm bài xuất bilirubin trực tiếp xuống tá tràng)
IV. CẬN LÂM SÀNG
- Công thức máu:
+ Thiếu máu (hồng cầu to; đẳng sắc đẳng bào; hồng cầu nhỏ nhược sắc)
+ Bạch cầu giảm (Do cường lách), tăng (Do biến chứng nhiễm trùng)
+ Tiểu cầu giảm (Do cường lách, do ức chế tủy xương nếu nguyên nhân xơ gan do rượu)
- Xét nghiệm đông cầm máu:
+ PT, INR, aPTT tăng
+ Kohler Test: Vitamin K 10mg (IM) → nếu PT cải thiện ≥ 30% sau 24h → (+)
- Sinh hóa máu:
+ Bilirubin tăng.
● Bilirubin TP (bt: 0,8-1,2mg/dl), TT (bt: 0,2-0,4mg/dl), GT (bt 0,6-0,8mg/dl).
● Vàng da khi bilirubin TP > 2mg/dl
+ Phosphotase kiềm (ALP) tăng (bt: 25-85U/L). Cần CĐPB với tăng do các bệnh lý xương
● Nếu tăng 2-3 lần → Nghĩ xơ gan
● Nếu tăng 3-10 lần → Tắc mật (Rất nhạy)
+ 5’ nucleotidase tăng: Chuyên biệt ở gan hơn
+ GGT tăng (bt ở nam 50U/L, ở nữ 30U/L) → RLCN bài tiết trong xơ gan, gợi ý nguyên
nhân do rượu (Do thời gian bán hủy tăng ở những người uống rượu)
+ NH3 tăng (bt: 5-69mg/dL)
+ Albumin máu giảm (bt 35-55g/L), globulin máu tăng (bt 20-35g/L) => Chỉ số A/G <1
+ Đường huyết thường tăng & Na, ure giảm
+ AST, ALT tăng (bt: 40UI/L).
+ AFP tăng (bt <25UI/ml or 10ng/ml). Khi >500ng/ml Chẩn đoán ung thư gan thay cho sinh
thiết gan.
- Chẩn đoán hình ảnh:
+ Siêu âm gan: thường teo nhỏ, bờ không đều, gia tăng nốt, thô, không thuần nhất. Ngoài ra
còn thấy được lách to, báng bụng (khi dịch >100ml), TM cửa & TM lách giãn, tái lập TM
rốn, huyết khối TM cửa
+ CT-scan có cản quang: Ý nghĩa tương tự siêu âm
+ Fibroscan → đánh giá mức độ xơ hóa: F1-F3: viêm gan mạn / F4: xơ gan
+ Sinh thiết gan: trong trường hợp xơ gan còn bù để chẩn đoán mức độ viêm, hoại tử, giai
đoạn xơ hóa
+ Nghiệm pháp BSP

You might also like