You are on page 1of 44

Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

QUY ĐỊNH VỀ QLHĐB


TẠI VN

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 1


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

Quy tắc về bay, quản lý và ĐHB trong vùng trời VN

04

Thực hiện 03 01 Hoạt động


chuyến bay HK chung

02

Phối hợp QLHDB DD và QS


GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 2
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

Bảo đảm tĩnh không

05

06

Hệ thống văn bản pháp quy qui định và tài liệu


hướng dẫn
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 3
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Điều kiện hoạt động hàng không chung
❑ Hoạt động hàng không chung là hoạt động sử dụng tàu bay thực
hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục
vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học,
văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp
ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay
dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành
khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư.
❑ Hoạt động Hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện:
− Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết;
− Bảo đảm các điều kiện về ATHK, ANHK, bảo vệ môi trường và các
quy định khác của pháp luật;
− Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích
thương mại phải có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 4
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Quản lý hoạt động hàng không chung
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng
ký loại hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.
2. Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật VN thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích
thương mại phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh
doanh hàng không chung.
3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động hàng không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không
chung.
4. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng
không chung, Giấy phép kinh doanh hàng không chung phải nộp lệ
phí.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 5


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung
1. Vùng trời cho hoạt động hàng không chung bao gồm khu vực bay,
đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường bay ATS và
vùng trời sân bay.
2. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung có giới hạn
ngang, giới hạn cao và giới hạn thấp; các điểm ra, vào khu vực và các
điều kiện khai thác (nếu cần); có giới hạn cao không quá FL200 (6100
m) trừ trường hợp được CHKVN ấn định khác do yêu cầu hoạt động
bay, giới hạn thấp không nhỏ hơn 300 m so với chướng ngại vật cao
nhất trong khu vực bán kính 600 m có tâm là vị trí ước tính của tàu bay
trừ phần vùng trời quy định thực hiện vòng lượn, cất cánh, hạ cánh.
3. Khu vực bay phục vụ hàng không chung chỉ khai thác trong điều
kiện bay bằng mắt, vào ban ngày hoặc thời gian cụ thể khác theo quy
định của CHKVN và được ghi rõ trong phép bay liên quan.
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 6
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung
Thiết lập khu vực bay phục vụ hoạt động Hàng không chung
1. CHKVN chủ trì tổ chức xây dựng phương án thiết lập khu vực bay
phục vụ hoạt động hàng không chung và đề nghị Cục Tác chiến chủ
trì trình Tổng Tham mưu trưởng quyết định thiết lập khu vực bay này.

2. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung được nghiên
cứu, thiết lập hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các hoạt động bay IFR
hoạt động trên các đường bay, các phương thức đi, đến SB và các
khu vực bay chờ.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 7


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung
− Đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung là khu vực hoặc
một phần của khu vực có giới hạn về độ cao, chiều rộng và được
thiết lập dưới dạng hành lang mà tại đó được cung cấp đầy đủ hoặc
một phần DVKL cho hoạt động bay hàng không chung, nằm ngoài
khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung.

− CHKVN chủ trì tổ chức xây dựng phương án thiết lập đường bay
phục vụ hoạt động hàng không chung và đề nghị Cục Tác chiến
trình Tổng Tham mưu trưởng quyết định thiết lập.

− Đường bay phục vụ hàng không chung chỉ khai thác trong điều kiện
bay theo VFR, vào ban ngày hoặc thời gian cụ thể khác theo quy
định của CHKVN và được ghi rõ trong phép bay liên quan.
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 8
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung
3. Đường bay phục vụ hàng không chung được thiết lập trên cơ sở
được xem xét, đánh giá không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động
bay theo IFR trên các đường bay ATS, các phương thức đi, đến SB và
các khu vực bay chờ.

4. Đường bay phục vụ hàng không chung bao gồm: chi tiết về tên gọi;
điểm báo cáo (tọa độ hệ WGS-84 hoặc điểm báo cáo theo đường
hàng không liên quan nếu có), cự ly, hướng bay, độ cao giới hạn cao
và giới hạn thấp, độ cao an toàn tối thiểu của từng chặng bay, các giới
hạn khai thác bay khác (nếu có).

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 9


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Đường bay tiến nhập, rời khỏi khu vực bay phục
vụ hàng không chung
1. Đường bay tiến nhập, rời khỏi khu vực bay phục vụ hàng không
chung là phần đường bay phục vụ hàng không chung kết nối với khu
vực bay phục vụ hàng không chung.

2. Trừ trường hợp được phép của cơ sở ATS, tổ lái phải thực hiện
đúng đường bay tiến nhập, rời khởi khu vực bay phục vụ hàng không
chung.
CHKVN chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thiết
lập và công bố phương thức bay tiến nhập, phương thức rời từng khu
vực bay phục vụ hàng không chung cụ thể.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 10


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Điểm ra, vào khu vực bay phục vụ hàng không
chung
1. Điểm ra, vào khu vực bay phục vụ hàng không chung là điểm giao
cắt giữa trục đường bay tiến nhập, rời khỏi khu vực bay phục vụ hàng
không chung với ranh giới khu vực bay phục vụ hàng không chung.

2. Trừ trường hợp được phép của cơ sở ATS, tổ lái phải thực hiện tiến
nhập, rời khỏi khu vực bay phục vụ hàng không chung tại đúng điểm
ra, vào khu vực bay phục vụ hàng không chung.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 11


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Vùng trời hoạt động hàng không chung
1. Cục Tác chiến chủ trì trình Tổng tham mưu trưởng quyết định thiết
lập khu vực bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung
theo đề nghị của CHKVN.
2. Trên cơ sở quyết định nêu tại Khoản 1 trên, CHKVN công bố khu
vực bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung; quản lý
việc tổ chức điều hành và khai thác các hoạt động bay hàng không
chung; phê duyệt phương án khai thác và quản lý hoạt động bay,
phương thức bay, phương án khai thác khu vực bay phục vụ hoạt
động hàng không chung; chỉ định cơ sở ATS thích hợp.
3. Mọi hoạt động bay trong khu vực bay, đường bay phục vụ hoạt
động hàng không chung chịu sự chỉ huy, điều hành và chủ trì hiệp
đồng của cơ sở ATS được chỉ định.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 12


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Vùng trời hoạt động hàng không chung
Các TTQLĐHB khu vực có trách nhiệm thông báo, hiệp đồng về các
hoạt động bay quân sự và các hoạt động của các tàu bay công vụ
khác có ảnh hưởng đến vùng trời cho hoạt động hàng không chung
tới cơ sở ATS được chỉ định. Các cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ quản lý, điều hành bay có trách nhiệm tổ chức ký kết và thực hiện
theo văn bản hiệp đồng bảo đảm an toàn bay.
4. CHKVN chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng
không - Không quân xác định và công bố phương thức liên lạc chung
đối với hoạt động bay trong vùng trời cho khu vực bay, đường bay
phục vụ hoạt động hàng không chung.
Vùng trời phục vụ cho hoạt động hàng không chung (bao gồm
khu vực bay, đường bay phục vụ hàng không chung) là vùng
trời không lưu loại G, khai thác vào ban ngày hoặc thời gian
cụ thể khác theo quy định của CHKVN cho từng trường hợp.
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 13
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Tần số liên, lạc trong khu vực bay phục vụ hàng
không chung
− Liên lạc không địa cho hoạt động bay và quản lý, điều hành bay
trong khu vực bay phục vụ hàng không chung sử dụng VHF (gồm
01 tần số chính và 01 tần số dự phòng), liên lạc HF phù hợp với
khu vực hoạt động cụ thể. CHKVN ấn định chi tiết các tần số liên
lạc này.

− Cơ sở, bộ phận điều hành khu vực bay phục vụ hàng không chung
phải có kênh liên lạc với các cơ sở ĐHB có liên quan trong khu
vực.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 14


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Tần số liên, lạc trong khu vực bay phục vụ hàng
không chung
− Khi được thiết lập, bộ phận khai thác bay của người khai thác bay
hàng không chung trong khu vực bay phục vụ hàng không chung
phải có kênh liên lạc thoại trực tiếp với cơ sở điều hành bay trong
khu vực bay phục vụ Hàng không chung.

− Việc thiết lập mạng thông tin liên lạc; thiết bị chính, dự phòng; ghi,
lưu trữ tham số thông tin, liên lạc; nguồn điện chính, dự phòng;
khai thác và bảo dưỡng hệ thống thiết bị thực hiện theo quy định
tại Thông tư 19/2017.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 15


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Công bố thông tin phục vụ hoạt động hàng không
chung
− CHKVN chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay công bố thông tin về đường bay, khu vực bay,
phương thức bay phục vụ hàng không chung; các thông tin về bãi
cất cánh, hạ cánh trên mặt nước trong khu vực bay hàng không
chung; cơ sở ATS liên quan và tần số liên lạc, phương thức liên lạc
trong khu vực hàng không chung; các cơ sở ANS khác, các hạn
chế khai thác bay nếu có trong Tập thông tin phục vụ hoạt động
hàng không chung.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 16


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Quy định khác với hoạt động hàng không chung
− Các tàu bay hoạt động trên đường bay, trong khu vực bay phục vụ
hàng không chung tự đảm bảo phân cách với nhau cũng như đảm
bảo phân cách với địa hình và chướng ngại vật.
− Các cơ sở ATS có trách nhiệm theo dõi, nắm chắc và thông báo kịp
thời cho nhau về thời gian cất cánh, hạ cánh của tàu bay, thời gian
dự kiến bay qua, bay đến và những thay đổi, tình huống bất thường
xảy ra trong quá trình bay, những trường hợp vi phạm quy tắc, chế
độ bay, nguyên nhân và việc xử lý các tình huống bất trắc.
− Khi một tàu bay ở trong tình huống bất thường, khẩn cấp, cơ sở ATS
phối hợp với TTQLĐHB khu vực, người khai thác tàu bay để trợ giúp
kịp thời khi có yêu cầu theo khả năng thực tế; cung cấp các thông tin
chính xác để hỗ trợ cho việc điều khiển tàu bay hoạt động hàng
không chung một cách an toàn.
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 17
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Quy định khác với hoạt động hàng không chung
Thông báo tin tức hoạt động bay khác và hoạt động khác có ảnh
hưởng
Cơ sở điều hành bay thực hiện:
1. Trước chuyến bay: cung cấp tin tức về kế hoạch của hoạt động bay
trong khu vực (nếu có) có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động bay
hàng không chung.
2. Trong chuyến bay: cung cấp dịch vụ báo động khi nhận được thông
tin từ người khai thác tàu bay hoặc nhận biết được từ nguồn khác phù
hợp với quy định hiện hành.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 18


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Quy định khác với hoạt động hàng không chung
Thông báo tin tức thời tiết hỗ trợ hoạt động bay
1. Cơ sở điều hành bay cung cấp các thông tin thời tiết hiện có cho tổ
lái (hoặc người đại diện được ủy quyền của người khai thác tàu bay
và được CHKVN chấp thuận) thực hiện hoạt động hàng không chung
trước chuyến bay.
2. Đối với hoạt động bay hàng không chung trong vùng trời không có
kiểm soát, cơ sở điều hành bay cung cấp các thông tin thời tiết tại khu
vực hoạt động theo điều kiện thực tế và khi có yêu cầu của tổ lái hoặc
người đại diện được ủy quyền nêu trên.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 19


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

1. Hoạt động hàng không chung


Phương án khai thác bay hàng không chung

Sinh viên đọc thêm tại


điều 318 thông tư
19/2017/BGTVT

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 20


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Nguyên tắc
Nguyên tắc phối hợp QLHĐBDD và quân sự bao gồm:
a) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn và hiệu quả của
hoạt động hàng không dân dụng;
b) Tuân theo quy định của LHKDDVN khi hoạt động trong đường HK,
vùng trời SB dân dụng, khu vực bay phục vụ hoạt động HK chung
trong vùng trời VN và vùng thông báo bay do VN quản lý;
c) Thực hiện hoạt động nghiệp vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 21


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Nội dung phối hợp
− Tổ chức vùng trời, thiết lập đường HK và xây dựng phương thức
bay;
− Sử dụng vùng trời, QLHĐB dân dụng ngoài đường HK và vùng trời
sân bay;
− Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông báo tin tức về hoạt động
bay;
− Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
− Tìm kiếm cứu nạn;
− QLHĐB đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa hình,
quay phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử
dụng phương tiện liên lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay
và bay vào khu vực hạn chế bay.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 22


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Tổ chức vùng trời, xây dựng phương thức bay
phục vụ hoạt động bay quân sự ảnh hưởng đến
hoạt động bay dân dụng
Việc tổ chức vùng trời, xây dựng phương thức bay phục vụ cho hoạt
động quân sự ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng phải bảo đảm
hiệu quả việc sử dụng vùng trời, an toàn và sử dụng tối ưu, hệ thống
thiết bị bảo đảm hoạt động bay; có tính tới sự hài hòa giữa phát triển
kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; trên cơ sở thống nhất giữa
Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 23


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Phối hợp điều hành chuyến bay
1. Cơ sở điều hành bay dân dụng điều hành chuyến bay thực hiện
hoạt động hàng không dân dụng, chuyến bay khác do cơ quan cấp
phép bay ủy nhiệm bằng văn bản. Đơn vị thuộc hệ thống quản lý,
điều hành bay quân sự điều hành chuyến bay thực hiện hoạt động
bay quân sự.
2. Cơ quan cấp phép bay ủy nhiệm điều hành chuyến bay cho cơ sở
điều hành bay dân dụng hoặc đơn vị quản lý, điều hành bay quân sự
trên cơ sở năng lực điều hành của cơ sở hoặc đơn vị đó.
3. Khi có hoạt động bay hỗn hợp dân dụng và quân sự trong vùng trời
sân bay, việc chỉ huy điều hành được thực hiện từ một đài kiểm soát
tại SB để phối hợp kiểm soát đối với hoạt động bay dân dụng và công
tác chỉ huy đối với hoạt động bay quân sự tại khu vực sân bay.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 24


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Phối hợp điều hành chuyến bay
4. Khi có hoạt động bay hỗn hợp dân dụng và quân sự trong khu vực
bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung, việc chỉ huy
điều hành được thực hiện trên cơ sở phối hợp điều hành bay đối với
hoạt động bay dân dụng và công tác chỉ huy, điều hành bay đối với
hoạt động bay quân sự.
5. Khi huấn luyện bay trong vùng trời sân bay, cơ sở huấn luyện phải
bố trí người có năng lực chuyên môn phù hợp tại đài kiểm soát tại SB
để hỗ trợ công tác huấn luyện.
6. Việc điều hành tàu bay quân sự hoạt động trong đường hàng
không, vùng trời SB phải trên cơ sở hiệp đồng giữa cơ sở điều hành
bay dân dụng với đơn vị quản lý, điều hành bay quân sự.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 25


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Phối hợp điều hành chuyến bay
7. Việc chủ trì hiệp đồng điều hành hoạt động bay thực hiện như sau:
a) KSVKL chủ trì hiệp đồng đối với hoạt động bay trong đường hàng
không; khu vực bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
b) Chỉ huy bay quân sự chủ trì hiệp đồng đối với hoạt động bay ngoài
khu vực quy định tại Điểm a;
c) Đối với hoạt động bay trong vùng trời sân bay, thực hiện theo Quy
chế bay trong khu vực sân bay.
8. TT QLLKL có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan
đến các hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm trong phần vùng
thông báo bay trên biển quốc tế do VN quản lý và thông báo cho
TTQLĐHB quốc gia.
9. Việc điều hành chuyến bay thực hiện hoạt động bay đặc biệt tuân
thủ quy định của Điều này.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 26


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Phân cách giữa tàu bay dân dụng và quan sự
Phân cách bay giữa tàu bay quân sự và tàu bay dân dụng thực hiện
theo Quy chế không lưu hàng không dân dụng hoặc Quy tắc bay của
Bộ Quốc phòng, chọn tiêu chuẩn nào an toàn hơn.

Người chủ trì hiệp đồng có trách nhiệm lựa chọn tiêu chuẩn phân
cách giữa tàu bay quân sự và tàu bay dân dụng.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 27


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

2. Phối hợp QLHDB dân dụng và quân sự


Phối hợp sử dụng vùng trời và quản lý, điều hành
bay; sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không
dân dụng
1. Việc phối hợp sử dụng vùng trời và quản lý, điều hành bay thực
hiện trên cơ sở sử dụng vùng trời linh hoạt giữa các hoạt động bay
hàng không dân dụng và hoạt động bay quân sự.
2. CHKVN phối hợp với Cục Tác chiến giao nhiệm vụ sử dụng hỗn
hợp hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát, khí tượng hàng không,
thông báo tin tức hàng không cho đơn vị quản lý, điều hành bay dân
dụng và đơn vị quân đội liên quan.
3. Quân chủng Phòng không - Không quân và CHKVN thống nhất sử
dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 28


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

3. Thực hiện chuyến bay


1. Người chỉ huy tàu bay, đại diện của người khai thác tàu bay hoặc
người vận chuyển có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục đối với chuyến
bay theo quy định của pháp luật. Tàu bay chỉ được phép khởi hành khi
có huấn lệnh của cơ sở cung cấp DVKL tại CHK, SB và phải thực hiện
theo kế hoạch bay đã được chấp thuận theo quy định.
2. Tàu bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại VN phải:
a. Thực hiện đúng các qui tắc bay và phương thức bay qui định tại AIP
VN;
b.Thực hiện đúng nội dung của phép bay hay phép bay sửa đổi được
cấp;
c. Bay đúng đường hàng không, điểm vào, điểm ra và mực bay quy
định;
d. Duy trì liên lạc liên tục với cơ sở cung cấp DVKL VN;
e.Tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ sở cung cấp
DVKL VN;
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 29
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

3. Thực hiện chuyến bay


f. Chỉ được phép hạ cánh, cất cánh tại các CHK, SB được chỉ định
trong phép bay.
Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi KHB của mình, người chỉ huy
tàu bay thực hiện theo quy định của pháp luật VN.

3. Trường hợp tàu bay đang bay gặp phải tình thế khẩn cấp bất khả
kháng và muốn thay đổi đường bay hoặc hạ cánh khẩn cấp xuống SB
của VN thì người chỉ huy tàu bay phải báo cáo và xin phép cơ sở
cung cấp DVKL đang điều hành chuyến bay của VN, và phải được
phép của cơ sở cung cấp DVKL VN mới được thực hiện. Trong
trường hợp mất liên lạc, người chỉ huy tàu bay phải thực hiện đúng
theo phương thức mất liên lạc đã quy định.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 30


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

3. Thực hiện chuyến bay


4. Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy
ra một trong các trường hợp sau đây:
a. Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền,
an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy
định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b. Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu
bay, ATHK, ANHK, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện KHB, xin cấp
phép bay;
c. Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp ATHK, ANHK;
d. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 31


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

3. Thực hiện chuyến bay


5. Tàu bay có thể bị tạm giữ khi xảy ra các trường hợp sau đây:
a. Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;
b. Không khắc phục các vi phạm quy định tại mục 4 trên đây hoặc
không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;
c. Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác
tàu bay và vận chuyển hàng không;
d. Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành
khách, hành lý, hàng hoá chuyên chở trên tàu bay;
e. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 32


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

3. Thực hiện chuyến bay


6. Tàu bay có thể bị bay chặn hoặc bị bắt buộc hạ cánh xuống hoặc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế khác trong các trường hợp sau đây:
a. Vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay;
b. Vi phạm các qui định của Quy chế KL HKDD, qui định về QLHĐB
dân dụng, về quản lý và sử dụng vùng trời;
c. Không chấp hành lệnh của cơ sở cung cấp DVKL.

Người khai thác tàu bay phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu tàu bay đang gây thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thứ ba ở mặt đất trong lãnh
thổ Việt Nam hoặc của công dân, pháp nhân Việt Nam ở vùng biển
thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ở vùng đất, vùng nước
không thuộc chủ quyền và quyền tài phán của bất cứ nước nào.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 33


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

4. Quy tắc về bay, quản lý và điều hành bay


trong vùng trời VN

Sinh viên tự nghiên cứu


và thuyết trình

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 34


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

5. Bảo đảm tĩnh không


Định nghĩa
− Tĩnh không sân bay là phạm vi không gian xung quanh sân bay
mà trên nó không được có chướng ngại vật ảnh hưởng đến an
toàn cất, hạ cánh của tàu bay. Tĩnh không sân bay có các bề mặt
giới hạn chướng ngại vật phù hợp với cấp sân bay.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 35


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

5. Bảo đảm tĩnh không


Định nghĩa

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 36


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

5. Bảo đảm tĩnh không


Quy định
− Bảo đảm tĩnh không là việc bảo đảm để các chướng ngại vật tự
nhiên, nhân tạo không ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.

− Các chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an
toàn của hoạt động bay phải được Bộ Giao thông vận tải công bố.

− Các tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý, sử dụng các tòa nhà,
trang bị, thiết bị kỹ thuật, đường dây tải điện, thiết bị kỹ thuật vô
tuyến và các công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn bay phải
gắn các dấu hiệu, thiết bị nhận biết và thực hiện các thủ tục liên
quan theo quy định của pháp luật và tự chịu chi phí.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 37


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

5. Bảo đảm tĩnh không


Quy định
− Không được xây dựng các trường bắn trong phạm vi ba mươi
kilômét tính từ giới hạn của đường hàng không, trừ trường bắn
dành cho vũ khí nhẹ có quỹ đạo phẳng. Việc xây dựng trường bắn
không đối đất cố định hoặc tạm thời ở ngoài phạm vi ba mươi
kilômét tính từ giới hạn của đường hàng không, thì hướng bắn của
trường bắn không được cắt đường hàng không.

− Giới hạn chướng ngại vật của khu vực lân cận cảng hàng không,
sân bay, đài trạm hàng không được công bố công khai.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 38


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

5. Bảo đảm tĩnh không


Quy định
− Thủ tướng Chính phủ quy định về:
a) Việc gắn các dấu hiệu, thiết bị nhận biết các tòa nhà, trang bị, thiết
bị kỹ thuật, đường dây tải điện, thiết bị kỹ thuật vô tuyến và các công
trình khác có ảnh hưởng đến an toàn bay;
b) Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật trong khu vực sân bay;
c) Khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài,
trạm vô tuyến hàng không;
d) Quản lý và cấp phép sử dụng khoảng không vượt quá các bề mặt
giới hạn chướng ngại vật và các công trình có độ cao ảnh hưởng đến
an toàn bay.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 39


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

6. Hệ thống văn bản pháp quy qui định và tài


liệu hướng dẫn
Giới thiệu về tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành
của ICAO
Tổng cộng có 19 Phụ ước, trong đó có các Phụ ước liên quan
là:
Phụ ước 1: Giấy phép nhân viên HK
Phụ ước 2: Quy tắc bay
Phụ ước 3: Khí tượng HK
Phụ ước 4: Bản đồ hàng không
Phụ ước 5: Các đơn vị đo lường sử dụng cho các hoạt động
khai thác trên không và mặt đất.
Phụ ước 6: Hoạt động tàu bay (gồm 3 tập).
Phụ ước 7: Quốc tịch tàu bay và nhãn hiệu đăng ký.
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 40
Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

6. Hệ thống văn bản pháp quy qui định và tài


liệu hướng dẫn
Giới thiệu về tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành
của ICAO
Phụ ước 8: Khả năng hoạt động của tàu bay (Airworthiness
of Aircraft).
Phụ ước 9: Điều kiện hoạt động (Facilitation)
Phụ ước 10: Viễn thông hàng không (gồm 5 tập).
Phụ ước 11: Dịch vụ không lưu (ATS).
Phụ ước 12: Tìm kiếm, cứu nạn (SAR)
Phụ ước 13: Điều tra tai nạn/tiểu nạn.
Phụ ước 14: Sân bay
Phụ ước 15: Dịch vụ thông báo tin tức HK (AIS)

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 41


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

6. Hệ thống văn bản pháp quy qui định và tài


liệu hướng dẫn
Giới thiệu về tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành
của ICAO
Phụ ước 16: Bảo vệ môi trường (2 tập)
Phụ ước 17: An ninh
Phụ ước 18: Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm
Phụ ước 19: Quản lý an toàn

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 42


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

6. Hệ thống văn bản pháp quy qui định và tài


liệu hướng dẫn
Giới thiệu về tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành
của ICAO
Trong lĩnh vực ANS, tiếp theo các Phụ ước là các Tài liệu hướng
dẫn thực hiện, cụ thể có ba tài liệu chính:
- Phương thức không lưu (Doc.4444 -PANS-ATM)
- Phương thức khai thác bay (Doc.8168 -PANS-OPS)
- Phương thức về ký hiệu viết tắt (Doc.8400 -PANS-ABC)
Ngoài ra, đối với từng khu vực có các tài liệu sau: Doc.7030 – Các
phương thức bổ sung khu vực (Regional Supplementary
Procedures), Kế hoạch không vận cơ sở (BANP), Thực hiện các
dịch vụ và phương tiện không vận (FASID), các tài liệu hướng dẫn
và thông tin khác về ATM, CNS/ATM, v.v.

GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 43


Học viện Hàng Không VN – Khoa Không lưu

6. Hệ thống văn bản pháp quy qui định và tài


liệu hướng dẫn
Các văn bản quy định và tài liệu liên quan của VN
− Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày
29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014
− Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết về Quản lý hoạt động bay
− Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/06/2017 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về Quản lý và bảo đảm hoạt động
bay và Thông tư 09/2020/TT-BGTVT ngày 23/04/2020 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 19/2017/TT-BGTVT
− Thông tư 10/2018/TT-BGTVT Quy định về nhân viên hàng
không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không
GVHD: Nguyễn Ngọc Hoàng Quân 44

You might also like