You are on page 1of 29

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH


CEO
CHUYỂN ĐỔI SỐ THẾ NÀO?

Phương pháp luận ST-235

Hồ Tú Bảo Nguyễn Nhật Quang


Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán Viện Khoa học và Công nghệ VINASA
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số

2. Chuyển đổi số thế nào? Phương pháp luận ST-235


NỘI 3. Chuyển đổi số quốc gia và các lĩnh vực
DUNG
4. Chuyển đổi số địa phương và đô thị thông minh
CHÍNH
5. Chuyển đổi số doanh nghiệp

6. Phân tích kinh doanh


Sơ đồ chung của phương pháp luận ST-235
Mô hình hệ sinh thái thực-số của tổ chức
Tổ chức có thể là doanh nghiệp, bộ
ngành, địa phương hay cả quốc gia

 Ba nhóm hoạt động của tổ chức


 Sản phẩm-dịch vụ
 Quy trình hoạt động
 Quản trị-quản lý
 Dữ liệu và kết nối
 An ninh-an toàn
 Ba cấu phần của hệ thống
 Con người
 Thể chế
 Công nghệ

Tám hợp phần có quan hệ hữu cơ với nhau,


chuyển đổi số tác động đến cả tám hợp phần
Chuyển từ hệ thống thực sang hệ thực-số
Kết nối số và dữ liệu số tăng cường hệ thống thực

2 Chuyển đổi số
1
3

Hệ thống hiện trạng. Các phần tử kết nối Hệ thống thực - số gồm các cấu phần cũng là các
với nhau và kết nối với bên ngoài thông hệ thực-số kết nối với nhau, kết nối với bên ngoài
qua tương tác trên môi trường thực và với dữ liệu số trên thực và môi trường số
Hai nguyên lý của chuyển đổi số

 1. Chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống


 2. Chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo với dữ liệu và kết nối
Nguyên lý 1 của chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống

Phương thức hoạt


động thay đổi

Môi trường sống và


làm việc thay đổi
dẫn đến mục tiêu
thay đổi

Cấu trúc hệ thống


thay đổi
Thế nào là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống

 Thay đổi một cách hệ thống


 Môi trường hoạt động thay đổi thì cần thay đổi mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu
 Tất cả các hợp phần của hệ thống cần thay đổi trong khi vẫn phải hoạt động, không phải dỡ ra
lắp lại. Tính hệ thống phải được bảo toàn trong suốt quá trình chuyển đổi
 Khi hệ thống có các hệ thống con, các phân hệ đó cũng phải chuyển đổi thành các hệ thực số,
kết nối và chia sẻ, dùng chung dữ liệu với nhau
 Tự thay đổi
 Chuyển đổi số là hành động chủ động thay đổi để thích nghi và làm mới chính mình
 Sự chuyển đổi là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nỗ lực nội bộ là chính, không thể dựa vào
bên ngoài
 Thay đổi trong một quá trình
 Chuyển đổi số không có đích đến và không thể làm một lần là xong
Nguyên lý 2 của chuyển đổi số
Chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo với dữ liệu và kết nối
Đổi mới sáng tạo với dữ liệu và kết nối
 Chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo cách sống, cách làm việc
 Các tổ chức khác nhau cách thức chuyển đổi khác nhau ngay cả khi đích đến giống nhau
 Không có hình mẫu để học theo. Văn hóa đổi mới sáng tạo là hồn cốt của tổ chức số
 Thay đổi với dữ liệu và kết nối
 Dữ liệu nói ở đây là năng lực dữ liệu của tổ chức bao gồm năng lực thu thập, lưu trữ, bảo quản,
xử lý và phân phối dữ liệu
 Kết nối là tạo liên kết tin cậy giữa các chủ thể để trao đổi thông tin liên tục, không chỉ là kết nối
viễn thông hay internet
 Dữ liệu và kết nối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết nối nhiều hơn cho phép thu thập và lưu
chuyển dữ liệu nhiều hơn. Năng lực dữ liệu cao hơn làm cho kết nối hiệu quả hơn, tin cậy hơn,
thúc đẩy kết nối nhiều hơn, tạo ra hiệu ứng mạng lưới
 Năng lực dữ liệu và kết nối được tăng cường tạo ra các cơ hội đa dạng để thay đổi cách sống,
cách làm việc hiệu quả hơn
Kết nối số tăng cường cho kết nối truyền thống

Kết nối vật lý được bổ sung thêm kết nối


số với tốc độ cao hơn, không phụ thuộc
khoảng cách địa lý. Khả năng thu thập, truyền
tải, xử lý và tích lũy dữ liệu lớn hơn rất nhiều
Dữ liệu số
 Các nguồn dữ liệu
 Dữ liệu từ tương tác với môi trường xung quanh
 Dữ liệu từ các quy trình hoạt động
 Dữ liệu quản trị
 Dữ liệu từ các nguồn bên ngoài
 Loại hình dữ liệu
 Dữ liệu có cấu trúc (phiếu, biểu mẫu thống kê)
 Dữ liệu phi cấu trúc (sensors, camera, thu âm…)
 Năng lực dữ liệu
 Thu thập: Lắp đặt camera, sensors, các công cụ nhập dữ liệu tại mọi vị trí
công tác của con người, các công cụ quét dữ liệu từ internet
 Lưu trữ: Đám mây, máy chủ dữ liệu, hồ dữ liệu (data lakes), kho dữ liệu…
 Xử lý: Thống kê, báo cáo, phân tích kinh doanh (BA), AI trợ giúp ra quyết định
 Phân phối dữ liệu: Dashboard, thời gian thực
Chiến lược dữ liệu và kết nối

 Dữ liệu và kết nối không thể tự nhiên mà có, cũng không thể
đầu tư một lần là xong
 Việc nâng cao năng lực dữ liệu và năng lực kết nối đòi hỏi
một quá trình lâu dài và cần có một chiến lược để thực hiện
 Năng lực kết nối nâng lên đến đâu cần nâng cao năng lực thu
thập và xử lý dữ liệu đến đó. Ngược lại, khi năng lực dữ liệu
tăng lên cần tăng năng lực kết nối một cách tương ứng
 Chiến lược dữ liệu và chiến lược kết nối liên quan chặt chẽ
đến nhau và là một phần không thể tách rời chiến lược
chuyển đổi số nói chung. Năng lực dữ liệu và kết nối nâng
lên đến đâu đổi mới sáng tạo để nâng cao hoạt động đến đó
 Cần quan tâm thích đáng đến quản trị dữ liệu và kết nối. Có
thể có giám đốc dữ liệu (CDO – Chief Data Officer chuyên
trách hoặc kiêm nhiệm
An ninh, an toàn trong môi trường thực số

 Ngoài các yếu tố nguy cơ mất an ninh, an toàn


truyền thống, tổ chức số cần tính đến các yếu
tố an ninh mạng, an ninh kỹ thuật số (Cyber
security)
 An ninh, an toàn là yếu tố hàng đầu đối với các
tổ chức số và phải được đảm bảo ngay từ khâu
thiết kế hệ thống
 An ninh, an toàn không chỉ là vấn đề công nghệ
mà phải được đảm bảo bằng các giải pháp về
con người và định chế
 Công nghệ số có thể giúp tăng cường an ninh,
an toàn trước các nguy cơ truyền thống
Ba cặp nguyên tắc cần tuân thủ khi chuyển đổi số
Cặp nguyên tắc 1: Tổng thể và toàn diện

Tổng thể có nghĩa là mọi bộ phận, mọi thành viên của tổ chức đều
phải tham gia chuyển đổi
 Khi chuyển đổi số mô hình tổ chức tổng thể có thể cần thay đổi cho
phù hợp nhưng dù mô hình tổ chức thay đổi thế nào thì cũng cần
đặt hiệu suất tổng thể của tổ chức lên trên hết.
 Mỗi bộ phận cần chuyển đổi số bản thân mình và tham gia vào nỗ
lực chuyển đổi số chung
 Việc chuyển đổi từng bộ phận mà không có sự tham gia của các bộ
phận khác thì không phát huy được hiệu quả và trái với nguyên lý hệ
thống
 Những cá nhân, bộ phận không theo kịp tiến trình chuyển đổi sẽ
không có chỗ đứng trong tương lai
Toàn diện có nghĩa là tất cả các quy trình tương tác trong và ngoài đều
phải xem xét để chuyển đổi
 Tất cả các quy trình nghiệp vụ đều cần được chuyển đổi số
 Khi chuyển đổi số một quy trình cần sự tham gia của tất cả các bộ
phận liên quan trực tiếp và gián tiếp
Cặp nguyên tắc 2: Đồng bộ với đột phá

Đồng bộ có nghĩa là các bộ phận, các quy trình trong một tổ chức cần
thay đổi cùng với các bộ phận khác, quy trình khác trong một nỗ lực
chung và đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số bên ngoài
Đột phá có nghĩa là trong khi chuyển đổi trong tổng thể, toàn diện và
đồng bộ, cần xác định được các lĩnh vực, các bộ phận có thể tạo bứt phá,
đem lại giá trị cao và có tác động tích cực đối với các lĩnh vực, bộ phận
khác cần được ưu tiên tiến hành trước trong một lộ trình chung
Theo nguyên tắc Pareto, 80% lợi ích do 20% nỗ lực mang lại. Việc tìm ra
các điểm đột phá đòi hỏi đầu tư ít, lực cản thấp nhưng mang lại hiệu quả
cao, có sức lan tỏa lớn để đầu tư trước là rất quan trọng
 Cần có một bản thiết kế chung, một bộ quy chế, quy chuẩn chung
cho toàn hệ thống. Đảm bảo các phân hệ có khả năng kết nối một
cách hiệu quả với nhau như một hệ thống
 Cần khả năng kết nối với các nền tảng số có sẵn bên ngoài
 Cần khả năng kết nối với các hệ thống khác của cấp trên, của đối
tác
Cặp nguyên tắc 3: Chính chủ và lãnh đạo

 Chính chủ có nghĩa là chuyển đổi số của ai, của doanh nghiệp
nào thì chính người đó, nơi đó phải tự tìm hiểu, tự xây dựng đề
án và thực hiện các hoạt động chuyển đổi số của mình theo
một thiết kế chung và lộ trình chung. Có thể và cần học hỏi, có
thể nhờ tư vấn, nhưng cần tự mình làm
 Lãnh đạo có nghĩa là nếu lãnh đạo nhận thức sâu sắc, quyết
tâm rất cao, có chiến lược và lộ trình rõ ràng, truyền được cảm
hứng và nhiệm vụ đến mọi thành viên thì ở đó chuyển đổi số
mới có thể thành công. Ngược lại, không thể có chuyển đổi số.
Chuyển đổi số liên quan đến các thay đổi lớn về tổ chức, về
tương tác với bên ngoài cũng như các quy trình chủ chốt bên
trong, lãnh đạo cao nhất không thể ủy thác cho người khác
Năm nhóm vấn đề cần giải quyết đồng bộ

Kế hoạch cụ thể, phân Nhận thức


công chi tiết, đo lường
nỗ lực, Thưởng phạt Năng lực số
dựa trên kết quả
Văn hóa Đồng bộ,
Ưu tiên chuyển đổi số
bản thân hoạt động đồng bộ,
quản trị thực thi luôn luôn
Hành lang pháp lý đồng bộ!
Nền tảng dữ liệu
thống nhất Tiêu chuẩn,
quy chuẩn
Nền tảng kết nối
an toàn, tin cậy
Các định chế nội bộ
Nền tảng ứng của doanh nghiệp
dụng linh hoạt

Lựa chọn đúng ưu tiên. Xác định rõ mục tiêu,


Bắt đầu từ nền tảng định lượng hóa kỳ vọng Quản trị sự thay đổi một cách hiệu quả
quyết định thành bại của chuyển đổi số!
Chuyển đổi số con người

 Con người là động lực đồng thời cũng có thể là lực cản chính của
chuyển đổi số. Thống nhất nhận thức về tính tất yếu của chuyển
đổi số, về sự thay đổi nhanh chóng của môi trường hoạt động của
từng tổ chức, từng cá nhân dẫn đến nếu mỗi người không tự thay
đổi thì sẽ không có chỗ đứng trong tương lai. Nhận thức cần được
hỗ trợ bởi yếu tố thể chế và công nghệ
 Năng lực số cần được bổ sung, trau dồi hàng ngày và liên tục, học
thông qua thực tế công việc, học thông qua các khóa đào tạo. Việc
nâng cao năng lực số cho đội ngũ cũng cần hỗ trợ bởi thể chế và
công nghệ (Công nghệ phải dễ hiểu, dễ sử dụng nhất có thể, sử
dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến để nâng cao năng lực số)
 Việc xây dựng văn hóa tổ chức cần hài hòa giữa kế thừa văn hóa
đang có với việc xây dựng các yếu tố văn hóa mới phù hợp với môi
trường làm việc số. Có thể sử dụng kết nối số để xây dựng văn hóa
tổ chức, sử dụng các nền tảng công nghệ để triển khai đổi mới sáng
tạo, chẳng hạn Kaizen
Xây dựng thể chế số

 Đối với hành lang pháp lý và hệ thống tiêu chuẩn


quy chuẩn quốc gia, ngành cần chú ý theo dõi sát và
cập nhật kịp thời. Đồng thời có thể chủ động kiến
nghị thay đổi và sử dụng tốt các cơ chế thí điểm
(sand box)
 Đối với các sản phẩm, dịch vụ, dây chuyền công
nghệ mới cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
các định mức kinh tế-kỹ thuật nội bộ tương ứng,
một cách đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số
 Việc xây dựng thể chế số bắt đầu từ việc rà soát các
quy định, quy trình, mẫu biểu, cơ cấu tổ chức hiện
có, loại bỏ các thành phần gây cản trở đồng thời với
việc xây dựng và ban hành các quy định, chế độ mới,
tái tổ chức lại bộ máy
Đầu tư hạ tầng số

 Hạ tầng số phải được xây dựng chứ không thể chỉ bỏ


tiền mua về. Không có giải pháp vạn năng cho mọi tổ
chức
 Hạ tầng công nghệ số không thể đầu tư một lần là xong
mà phải xây dựng từng bước theo lộ trình chuyển đổi
số. Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn, tiến bộ công
nghệ diễn ra với tốc độ ngày càng cao, đầu tư đón đầu
xa quá sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực
 Kiến trúc hạ tầng số cần được ưu tiên xây dựng một
cách chuyên nghiệp, có tầm nhìn xa, đồng thời với việc
xây dựng các quy chế đầu tư, quản lý và một hệ thống
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ổn định.
Lộ trình chuyển đổi

 Các quy trình hoạt động trong một tổ chức có liên quan đến nhau
một cách chặt chẽ. Chuyển đổi số một lĩnh vực sẽ tạo ra thay đổi lớn
cho lĩnh vực khác do đó việc lựa chọn lộ trình phù hợp là rất quan
trọng đối với thành bại của chuyển đổi số
 Lộ trình cần linh hoạt. Có thể xây dựng đề án chuyển đổi số tổ chức
với tầm nhìn dài hạn nhưng phải tiến hành đồng bộ với môi trường
số bên ngoài và cập nhật lộ trình thường xuyên do công nghệ đang
tiến bộ rất nhanh

Việc xây dựng kiến trúc dữ liệu, hình thành nền tảng dữ liệu ban đầu
và xây dựng nền tảng kết nối cần được ưu tiên hàng đầu
Quản trị thực thi

 Ưu tiên chuyển đổi số bản thân công tác quản trị thực thi đối với
hoạt động hàng ngày (Hệ thống điều hành, hay còn được gọi là
hệ thống quản lý công việc) của mọi thành viên, mọi bộ phận
trong tổ chức.
 Bản thân việc chuyển đổi số cũng cần quản trị thực thi một cách
nghiêm túc, tốt nhất là dưới dạng các dự án với các mục tiêu, lợi
ích rõ ràng, có thể định lượng được
 Sau khi triển khai xong mỗi bước chuyển đổi số cần đánh giá
hiệu quả đối với hoạt động của tổ chức, rút kinh nghiệm cho các
bước tiếp theo
 Quá trình chuyển đổi số rất khó khăn và là vấn đề rất mới, cần
huy động nhiều người tham gia để cùng học hỏi trong thực tiễn.
Việc lập một tổ đặc nhiệm (Task force) về chuyển đổi số trong tổ
chức là một giải pháp tốt
Sơ đồ tổng thể chuyển đổi số tổ chức

BỐN BƯỚC
CHUYỂN ĐỔI SỐ TỔ CHỨC

1. Hiểu rõ hiện trạng, xây dựng tầm


nhìn, xác định đích theo các hợp
phần của hệ sinh thái thực-số
2. Lập kế hoạch chuyển đổi số để đạt
được mục tiêu
1. Tạo lập nền tảng dữ liệu và nền
tảng kết nối
2. Sử dụng dữ liệu để thông minh
hóa sản phẩm, sản xuất, quản trị
theo ba cặp nguyên tắc
3. Tiến hành giải quyết đồng bộ
năm nhóm vấn đề để đạt được
các mục tiêu trong bước 2
3. Triển khai kế hoạch, quản trị thực thi
4. Đánh giá hiệu quả từng bước đi, rút
kinh nghiệm và điều chỉnh cách làm
Bắt đầu từ đâu, khi nào và thế nào?

 Bắt đầu từ đâu?: Từ đây


 Bắt đầu khi nào?: Ngay bây giờ
 Nhận thức là khởi đầu của mọi khởi đầu. Chuyển đổi số không phải
làm thêm một việc phải làm mà là thêm một cách để làm, là một cách
đầu tư, không phải là một cách tiêu tiền
 Hiểu rõ hiện trạng của bạn, tốt nhất là xây dựng mô hình tổ chức hoạt
động hiện trạng, qua đó bạn sẽ học được nhiều điều
 Chuyển đổi là từng bước thay đổi, không phải đập đi làm lại. Cần lựa
chọn ưu tiên, không nhất thiết và cũng không nên chuyển đổi đồng
loạt. Việc gì dễ, ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao, có tác động lan
tỏa thì làm trước
 Hãy bắt đầu bằng việc thiết kế và xây dựng các nền tảng (Xây nhà từ
móng), làm việc nào dứt điểm việc đó, đo lường cẩn thận hiệu quả
trước khi bước tiếp
Khẩu quyết:
Sáng tạo, kiên trì, hiệu quả
Các câu hỏi thảo luận

 Hệ sinh thái thực số đóng vai trò gì trong phương pháp luận ST-235?
 Bạn hiểu thế nào là một hệ thống?
 Chuyển đổi số tổ chức là chuyển đổi những gì?
 Chuyển đổi một cách hệ thống có nghĩa là thế nào?
 Tại sao hệ thực-số lại thông minh hơn, hiệu quả hơn?
 Tại sao nói đổi mới sáng tạo là hồn cốt của tổ chức số?
 Các tổ chức truyền thống có sử dụng dữ liệu và kết nối không?
 Tại sao nói dữ liệu và kết nối là trung tâm của câu chuyện chuyển đổi số?
 Theo bạn khó khăn nào là lớn nhất khi chuyển đổi số?

You might also like