You are on page 1of 4

Cách tính số lòng khuôn (cavity) cần thiết

Nội Dung Chính

 Cavity là gì?
 Tính toán số lượng cavity thích hợp trên khuôn

 1/Giá khuôn:
 2/giá sản phẩm:
 Làm khuôn bao nhiêu cavity thì tốt nhất?
 Kết:

Chào mọi người, Trong suốt thời gian qua, Bill Nguyễn nhận được rất
nhiều câu hỏi của khách hàng có nhu cầu làm khuôn nhựa liên quan
đến vấn đề số lượng cavity (số lòng khuôn) trên khuôn. Trong bài
viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ cavity trong
khuôn nhựa và cách tính số cavity cần thiết để tối ưu chi phi làm
khuôn, chi phí sản phẩm.

Tính toán số lòng khuôn (cavity) trên khuôn

Cavity là gì?
Từ “Cavity” trong tiếng Anh có nghĩa là “khoang”. Nếu trong chuyên
ngành khuôn mẫu thì từ cavity được hiểu là số lõi trong khuôn hay số
lòng khuôn. Để cho các bạn chưa biết hiểu hơn về thuât ngữ này mình
sẽ nêu ra ví dụ sau: Một bộ khuôn 1 cavity là bộ khuôn đó được bố trí
1 lõi trên khuôn, có nghĩa là một chu kỳ ép phun thì khuôn chỉ ép ra
được một sản phẩm duy nhất. Một khuôn 4 cavity là khuôn được bố trí
4 lõi trên khuôn. Trong trường hợp này, một chu kỳ ép phun thì khuôn
đồng thời tạo ra 4 sản phẩm hoàn chỉnh. 4 sản phẩm này có thể khác
nhau hoặc giống nhau tùy thuộc vào chủ đích của người thiết kế
khuôn đó.

Tính toán số lượng cavity thích hợp trên


khuôn
Để tối ưu chi phí làm khuôn cũng như chi phí sản xuất gia công ép
nhựa. Trước khi làm một khuôn mới thì chúng ta nên tính toán số
lượng cavity cần thiết trên khuôn. Trong bài viết này mình sẽ liệt kê
ra các yếu tố liên quan để khách hàng và bạn đọc có thêm cơ sở để
lựa chọn.

1/Giá khuôn:

Khuôn 1 cavity chắc chắn giá sẽ rẻ hơn so với khuôn nhiều cavity. Số
lượng cavi càng nhiều thì kích thước khuôn và thời gian gia công, chi
phí linh kiện khuôn càng tăng lên đồng nghĩa với việc tăng giá thành
khuôn.

2/giá sản phẩm:

Khuôn nhiều cavi giá thành sản xuất tính theo một đơn vị sản phẩm sẽ
thấp hơn so với khuôn 1 cavi. Ví dụ: cùng một máy, một chu kỳ ép thì
khuôn 8 cavi sản xuất được 8 đơn vị sản phẩm 1 chu kỳ, nhiều hơn 8
lần so với khuôn 1 cavi. Làm khuôn nhiều cavity đồng nghĩa với việc
tăng năng suất, giảm lao động và giảm số lượng máy móc cần thiết…

Làm khuôn bao nhiêu cavity thì tốt nhất?


Đây là câu hỏi của nhiều khách khàng khi đặt mình thiết kế và làm
khuôn. Để có thể đưa ra được một con số chính xác thì mình thường
áp dụng công thức sau:

Công thức tính số lòng khuôn (cavity)


Cv= Q*N*C*/(24*3600*T)
Trong đó:

Cv: Số lượng cavity cần thiết

Q: Tổng số lượng sản xuất một lô hàng

N: Hệ số sản phẩm NG (phế phẩm), N=1/(1-n). với n là tỷ lệ % NG

C: Thời gian 1 chu kỳ ép phun.

T: Số ngày để hoàn thành tổng đơn hàng mà khách hàng mong


muốn.

(*)Lưu ý: Ở đây mình tính theo thời gian máy ép làm việc liên tục 24h
trong ngày. Nếu nhà xưởng chỉ làm việc 8h/ngày thì thay số 24 thành
8.

Ví dụ:

Khách hàng cần làm một lô hàng 100.000 sản phẩm trong 10 ngày.
Nhà xưởng mình làm việc liên tục 24/24h. Tỷ lệ NG là 2%, thời gian
một chu kỳ tối đa cho phép là 30s. Vậy nên làm khuôn bao nhiêu
cavity là được?

=> Áp dụng công thức trên ta có:

Số lượng cavity cần thiết trên khuôn là: Cv = [100.000*(1/(1-


0.02)*30]/(24*3600*10) = 3.54

Vậy ta sẽ chọn 4 cavity là thích hợp nhất.

Kết:
Trong bài viết này mình chỉ chia sẻ công thức theo lý thuyết tính toàn
thông số khuôn thôi nhé. Để chọn số lượng cavity chính xác thì các
bạn nên dựa theo kinh nghiệm bản thân, năng lực nhà xưởng, máy
móc, giá khuôn… vì nếu bạn làm theo công thức này và làm ra bộ
khuôn như tính toán nhưng máy ép không đáp ứng được thì không
khả thi để thực hiện. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bộ
phận ép nhựa để nắm được khả năng công nghệ của máy nhé. Trong
trường hợp mà máy móc không đáp ứng được thì tốt nhất nên thảo
luận với khách hàng để làm nhiều khuôn, chạy trên nhiều máy. Mình
không ưu tiên cách này lắm vì phát sinh nhiều chi phí tốn kém nên
chỉ áp dụng cách này vào các trường hợp bất khả kháng thôi nhé.

You might also like