You are on page 1of 72

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

KỸ THUẬT CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ENZYME AMYLASE TỪ CHỦNG VI


KHUẨN BACILLUS SUBTILIS VỚI NĂNG SUẤT 600 TẤN/ NĂM

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Thị Hạnh


2. Nguyễn Thị Thanh Ngân
3. Nguyễn Hồng Quyên

TP. HCM, THÁNG 04 NĂM 2021


BỘ CÔNG THƢƠNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

KỸ THUẬT CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ QUY TRÌNH SẢN XUẤT ENZYME AMYLASE TỪ CHỦNG VI


KHUẨN BACILLUS SUBTILIS VỚI NĂNG SUẤT 600 TẤN/ NĂM

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ HẠNH MSSV: 2008181042

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN MSSV: 2008180076

NGUYỄN HỒNG QUYÊN MSSV: 2008181141

Tp. Hcm, tháng 04 năm 2021


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

LỜI CẢM ƠN

Khoảng thời gian thực hiện đồ án Kỹ thuật các quá trình sinh học vừa qua,
nhóm chúng em đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên từ quý thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Công
nghệ sinh học đã tận tình dạy dỗ, cũng nhƣ trang bị nhiều kiến thức và định hƣớng
giúp chúng em vận dụng vào đồ án một cách hiệu quả nhất.

Chúng em xin cảm ơn bố mẹ và anh chị trong gia đình, cảm ơn mọi ngƣời luôn
động viên, tiếp thêm động lực cho con hoàn thành đồ án!

Cảm ơn các bạn sinh viên khóa 09DHSH đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ
nhóm vƣợt qua khó khăn, thử thách trong quá trình hoàn thành đồ án!

Ban Giám Hiệu nhà trƣờng và toàn thể quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học
trƣờng Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cảm ơn quý thầy
cô đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ nhóm chúng em để hoàn thành đồ án!
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Phƣơng Thùy–
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN, cô đã tận tình hƣớng dẫn chúng em trong suốt thời
gian làm đồ án, luôn quan tâm theo sát tiến độ thực hiện và chỉ dẫn tận tình cho nhóm,
động viên nhóm vƣợt qua những khó khăn trong tình hình dịch bệnh giúp nhóm có
động lực, cố gắng lấp đầy các kiến thức từ đó hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.

Do có sự giới hạn về kiến thức nên đồ án có thể sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy
nhóm chúng em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô để đề tài đƣợc hoàn
thiện hơn!

Một lần nữa nhóm chúng em xin đƣợc chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021


Nhóm sinh viên thực hiện

2
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

LỜI MỞ ĐẦU

Tinh bột cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế
độ dinh dƣỡng của loài ngƣời cũng nhƣ nhiều loài động vật khác. Cùng với sự tiến bộ
vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, ngành công nghệ sinh học cũng ngày càng phát triển,
song hành là sự phát triển của công nghệ enzyme. Với những đóng góp to lớn trong
các ngành công nghiệp, nông nghiệp và y dƣợc, công nghệ enzyme ngày càng trở
thành một trong các lĩnh vực chủ chốt đƣợc các nhà sản xuất hƣớng đến sản xuất ở
quy mô công nghiệp. Amylase là một trong những enzyme thủy phân các phân tử tinh
bột thành các polyme thành glucose đƣợc sử dụng trong công nghiệp. Amylases có
tiềm năng ứng dụng trong nhiều quy trình công nghiệp nhƣ thực phẩm, lên men và
công nghiệp dƣợc phẩm (1). Tinh bột là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn
của con ngƣời và là sản phẩm dự trữ chính của nhiều loại cây trồng quan trọng về kinh
tế nhƣ lúa mì, gạo, ngô, khoai mì và khoai tây. Các enzyme chuyển đổi tinh bột đƣợc
sử dụng trong sản xuất maltodextrin, tinh bột biến tính hoặc sirô glucose và fructose.
Một số lƣợng lớn các α-amylase của vi sinh vật có ứng dụng trong các lĩnh vực công
nghiệp khác nhau nhƣ thực phẩm, dệt may, công nghiệp giấy và chất tẩy rửa. Việc sản
xuất α-amylase là cần thiết để chuyển đổi tinh bột thành oligosaccharide.

Ngoài ra, amylase còn có nhiều ƣu điểm hơn khi sử dụng acid để thủy phân tinh bột
nhƣ năng lƣợng xúc tác thấp, tính ổn định nhiệt, độ pH, độ ổn định pH, không yêu cầu
cao về thiết bị sử dụng, giảm chi phí cho quá trình tinh sạch đƣờng (2). Trong đó
amylase đƣợc thu nhận từ malt với số lƣợng nhiều nhất, chủ yếu dùng trong sản xuất
bia. Bên cạnh đó việc ứng dụng enzyme amylase còn có trong sản xuất giấm, bột ngọt,
bánh kẹo, nƣớc trái cây… Ở Việt Nam bƣớc đầu đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng
enzyme amylase trong chế biến nông sản, thực phẩm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất
bia, rƣợu, chế biến tinh bột (3,4)

Hiện nay, α-amylase là một trong những enzyme đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực nhƣ công nghiệp thực phẩm, chăn nuôi thú y, chẩn đoán bệnh…Trong công
nghiệp thực phẩm, α-amylase đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua sự thủy
phân tinh bột, α-amylase tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng nhƣ dextrin,
maltose, glucose…

3
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Trƣớc đây, ngƣời ta thu nhận α-amylase từ malt là chủ yếu. Có nhiều nghiên cứu các
nguồn amylase có chất lƣợng cao và có thể sản xuất theo quy mô công nghiệp đồng
thời khắc phục những hạn chế của các phƣơng pháp sản xuất tạo enzyme amylase
năng suất cao. Việc sản xuất các α-amylase thƣờng đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng
quá trình lên men chìm với chủng Bacillus subtilis là nâng suất cao hơn so với các
nguồn từ động vật, thực vật (2) . Với nền công nghiệp phát triển mạnh kéo theo nhu
cầu về α-amylase tăng cao nên việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ trong nuôi cấy vi
sinh vật để thu dễ dàng hơn với lƣợng lớn α-amylase là rất cần thiết.

Từ những thực tế đã tìm hiểu ở trên nhóm em tiến hành nghiên cứu “Thiết kế quy
trình sản xuất enzyme amylase từ chủng vi khuẩn Bacillus subtilis với năng suất
600 tấn/năm”.

4
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 2

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3

MỤC LỤC ..................................................................................................................... 5

MỤC LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................ 8

MỤC LỤC BẢNG ......................................................................................................... 9

Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 10

1. Tổng quan về trực khuẩn Bacillus Subtilis ................................................ 10

1.1. Giới thiệu ................................................................................................. 10

1.2. Phân loại .................................................................................................. 10

1.3. Đặc điểm sinh học................................................................................... 11

2. Enzyme amylase ............................................................................................ 14

2.1. Giới thiệu về enzyme amylase ............................................................... 14

2.2. Phân loại .................................................................................................. 14

2.3. Đặc tính và cơ chế hoạt động của enzyme amylase ............................. 15

2.4. Nguồn thu nhận enzyme amylase ......................................................... 18

2.5. Phƣơng pháp tinh sạch Enzyme Amylase ............................................ 18

2.6. Ứng dụng của enzyme amylase ............................................................. 19

CHƢƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ .............................................................. 21

1. Sơ đồ quy trình công nghệ............................................................................ 21

2. Thuyết minh quy trình ................................................................................. 22

2.1. Phƣơng pháp nuôi cấy ........................................................................... 22

2.2. Phƣơng pháp lên men ............................................................................ 22

2.3. Nguyên liệu.............................................................................................. 22

2.4. Chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy .............................................................. 23

5
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

2.5. Quá trình nuôi cấy sản xuất enzyme .................................................... 24

2.6. Kỹ thuật ly tâm ....................................................................................... 26

2.7. Kỹ thuật lọc màng .................................................................................. 28

2.8. Kỹ thuật sấy ............................................................................................ 31

2.9. Phối trộn .................................................................................................. 33

2.10. Đóng gói ................................................................................................... 34

CHƢƠNG 3. CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG ................................ 35

1. Tính toán cân bằng vật chất từng giai đoạn ............................................... 35

1.1. Bao gói ..................................................................................................... 35

1.2. Quá trình sấy phun ................................................................................ 35

1.3. Quá trình lọc ........................................................................................... 36

1.4. Quá trình ly tâm ..................................................................................... 36

1.5. Quá trình lên men .................................................................................. 37

2. Sự thay đổi hoạt tính enzyme trong quy trình ........................................... 38

CHƢƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ ..................................................................... 38

1. Kế hoạch sản xuất ......................................................................................... 38

2. Tính toán hiết bị lên men ................................................................................... 40

2.1. Thiết bị nhân giống ...................................................................................... 40

2.2. Thiết bị nuôi cấy ..................................................................................... 40

2.3. Thiết kế cánh khuấy .................................................................................... 41

3. Tính toán thiết bị ly tâm ............................................................................... 45

4. Tính toán thiết bị lọc ..................................................................................... 47

5. Tính toán thiết bị sấy phun .......................................................................... 50

6. Tính toán thiết bị đóng gói ........................................................................... 54

CHƢƠNG 5. BÀI TOÁN KINH TẾ ......................................................................... 55


6
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

1. Vốn cố định .................................................................................................... 55

1.1. Chi phí thiết bị ........................................................................................ 55

1.2. Chi phí vận chuyển: ............................................................................... 56

1.3. Chi phí xây dựng .................................................................................... 57

2. Chi phí sản xuất trực tiếp ............................................................................. 58

2.1. Chi phí nguyên liệu sản xuất ................................................................. 58

2.2. Chi phí nhân sự: ..................................................................................... 59

2.3. Chi phí nhiên liệu ................................................................................... 59

2.4. Chi phí sản xuất gián tiếp:..................................................................... 60

2.5. Tổng khấu hao ........................................................................................ 62

2.6. Vốn lƣu động........................................................................................... 63

3. Tính toán lợi nhuận và thời gian hoàn vốn ................................................ 63

4. Giá trị hiện tại thuần (NPV) và Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) .............. 64

4.1. Giá trị hiện tại thuần (Net present value - NPV) ................................ 65

4.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) .............................................................. 66

CHƢƠNG 6: TÍNH TOÁN RỦI RO ........................................................................ 66

1. Sản phẩm không đạt chất lƣợng .................................................................. 66

2. Tổn kho cuối năm.......................................................................................... 66

2.1. Rủi ro trong quá trình vận chuyển ....................................................... 67

2.2. Tổng chi phí rủi ro ................................................................................. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 68

7
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Trực khuẩn Bacillus subtilis

Hình 2: Amylase nƣớc bọt (ptyalin)

Hình 3: Các loại enzyme Endooamylase và Exonuclease

Hình 4. Cấu tạo máy ly tâm dạng đĩa

Hình 5. Thiết bị ly tâm dạng đĩa ở quy mô công nghiệp

Hình 6. Kích thƣớc tƣơng đối của các vật liệu

Hình 7. Hiệu quả loại bỏ cặn đối với các loại màng khác nhau

Hình 8. Màng lọc UF KOCH-USA

Hình 9. Sơ đồ hệ thống sấy phun

Hình 10: Thiết bị phối trộn

Hình 11: Thiết bị đóng gói

Hình 12. Thiết bị lên men có đảo trộn

Hình 13 : Thiết bị ly tâm dạng đĩa hitech model 270


Hình 14. Giản đồ Ramzin

Hình 15. Thông số Kỹ thuật của máy sấy phun LPG

8
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. Môi trƣờng nhân giống Bacillus subtilis tối ƣu cho việc sản xuất amylase

Bảng 2. Hiệu suất quá trình trong từng công đoạn

Bảng 4. Thành phần môi trƣờng lên men

Bảng 5. Sự hao hụt hoạt tính enzyme qua các quá trình

Bảng 6. Thông số bể nuôi cấy

Bảng 7: Thông số thiết bị ly tâm dạng đĩa FW-1300


Bảng 8. Các thông số khác của quá trình ly tâm

Bảng 9. Thông số của quá trình lọc

Bảng 10 . Thông số kỹ thuật máy đóng gói

Bảng 11. Giá thiết bị sử dụng

Bảng 12. Giá xe sử dụng

Bảng 13. Giá xây dựng công trình

Bảng 14: Giá nguyên liệu

Bảng 15. Lƣơng nhân sự

Bảng 16: Chi phí nhiên liệu tiêu thụ trong 1 năm

Bảng 17: Chi phí bảo hiểm

Bảng 18: Giá trị hiện tại thuần

9
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Chƣơng 1. TỔNG QUAN


1. Tổng quan về trực khuẩn Bacillus Subtilis
1.1. Giới thiệu

Bacillus subtilis là tên khoa học của "trực khuẩn suptilit". Đây là một loài vi
khuẩn có hình que (nên mới gọi là trực khuẩn), gram dƣơng, ƣa khí không bắt buộc.
Bacillus subtilis (viết tắt: B. subtilis) còn đƣợc gọi là trực khuẩn cỏ hoặc trực khuẩn
rơm vì hay đƣợc tìm thấy trong cỏ, rơm và cả đất; tuy nhiên chúng phát triển nhiều
trong ống tiêu hóa của ngƣời và nhiều loài gia súc, nhất là động vật nhai lại, có lợi cho
ngƣời nên cũng gọi là lợi khuẩn suptilit.

Bacillus subtilis đƣợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1835 do Christion
Erenberg và tên của loài vi khuẩn này lúc bấy giờ là “Vibrio subtilis”. Gần 30 năm sau,
Casimir Davaine đặt tên cho loài vi khuẩn này là “Bacteridium”. Năm 1872,
Ferdimand Cohn xác định thấy loài trực khuẩn này có đầu vuông và đặt tên là Bacillus
subtilis.

Năm 1941, Bacillus subtilis đƣợc phát hiện trong phân ngựa bởi tổ chức y học
Nazi của Đức. Lúc đầu, chúng đƣợc dùng chủ yếu để phòng bệnh lị cho các binh sĩ
Đức chiến đấu ở Bắc Phi. Năm 1949 – 1957, Henry và cộng sự tách đƣợc các chủng
thuần khiết của Bacillus subtilis. Gần đây, Bacillus subtilis đã đƣợc nghiên cứu, sử
dụng rộng rãi trên thế giới. Từ đó, thuật ngữ “Subtilis therapy” ra đời. Bacillus subtilis
đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến và đƣợc xem nhƣ sinh vật phòng và trị các bệnh về
rối loạn đƣờng tiêu hóa, các chứng viêm ruột, viêm đại tràng, tiêu chảy…

Ngày nay, Bacillus subtilis đã và đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi với nhiều tiềm
năng và ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, công nghiệp, xử lý môi trƣờng…

1.2. Phân loại

Theo phân loại của Bergey (1974), Bacillus subtilis thuộc:

Giới (Kingdom): Bacteria

10
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Ngành (Division): Firmicutes

Lớp (Class): Bacilli

Bộ (Order): Bacillales

Họ (Family): Bacillaceae

Giống (Genus): Bacillus

Loài (Species): Bacillus subtilis

Hình 1. Trực khuẩn Bacillus subtilis

1.3. Đặc điểm sinh học

Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi.
Chúng phân bố hầu hết trong môi trƣờng tự nhiên, phần lớn cƣ trú trong đất và rơm rạ,
cỏ khô nên đƣợc gọi là “trực khuẩn cỏ khô”, thông thƣờng đất trồng trọt có khoảng
106 – 107 triệu CFU/g. Đất nghèo dinh dƣỡng ở vùng sa mạc, đất hoang thì sự hiện
diện của chúng rất hiếm. Ngoài ra, chúng còn có mặt trong các nguyên liệu sản xuất
nhƣ bột mì (trong bột mì vi khuẩn Bacillus subtilis chiếm 75 – 79% vi khuẩn tạo bào
tử), bột gạo, trong các thực phẩm nhƣ mắm, tƣơng, chao… Bacillus subtilis đóng vai
trò đáng kể về mặt có lợi cũng nhƣ mặt gây hại trong quá trình biến đổi sinh học.

Bacillus subtilis có khả năng dùng các hợp chất vô cơ làm nguồn carbon trong
khi một số loài khác nhƣ Bacillus sphaericus, Bacillus cereus cần các hợp chất hữu cơ
là vitamin và amino acid cho sự sinh trƣởng. Đặc biệt các loài nhƣ Bacillus popilliae,
Bacillus lentimobus có nhu cầu dinh dƣỡng phức tạp, chúng không phát triển trong
môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn thông thƣờng nhƣ: Nutrient Agar (NA), Nutrient Broth
(NB).

Năm 1993, giáo sƣ Richard Losik và cộng sự thuộc Đại học Havard ở Boston
(Mỹ) và Jose Gonzalez-Pastor của Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở Madrid
(Tây Ban Nha) đã chứng minh đƣợc loài Bacillus subtilis có tập tính ăn thịt đồng loại.
Chúng dùng cách này nhƣ một phƣơng pháp đơn giản để thoát khỏi những trƣờng hợp
có đời sống giới hạn nhƣ dinh dƣỡng trong môi trƣờng đã cạn kiệt. Một cách đơn giản

11
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

là các cá thể khỏe mạnh sinh tổng hợp kháng sinh tiêu diệt những cá thể xung quanh
cả khác loài lẫn cùng loài, để thu lấy chất dinh dƣỡng bên trong, giúp chúng sống sót
chờ đến khi môi trƣờng thuận lợi hơn. Ngoài ra, để tránh những ảnh hƣởng của môi
trƣờng khắc nghiệt, chúng thƣờng tạo ra bào tử, nhƣng cách này tiêu hao khá nhiều
năng lƣợng.

1.3.1. Đặc điểm hình thái

Bacillus subtilis là trực khuẩn nhỏ, hai đầu tròn, Gram (+), kích thƣớc 0,5 –
0,8µm x 1,5 – 3µm, đơn lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động có 8
– 12 lông, sinh bào tử hình bầu dục nhỏ hơn nằm giữa hoặc lệch tâm tế bào, kích thƣớc
từ 0,8 – 1,8µm. Bào tử phát triển bằng cách nảy mầm do sự nứt của bào tử, không
kháng acid, có khả năng chịu nhiệt (ở 100oC trong 180 phút), chịu ẩm, tia tử ngoại, tia
phóng xạ, áp suất, chất sát trùng. Bào tử có thể sống vài năm đến vài chục năm. Đã có
những chứng cứ về việc duy trì sức sống của bào tử Bacillus subtilis trong 200 – 300
năm.

1.3.2. Đặc điểm sinh hóa

Lên men không sinh hơi các loại đƣờng nhƣ: glucose, maltose, manitol,
saccharose, xylose và arabinose.

Thử nghiệm indol (-), VP (+), nitrate (+), H2S (-), NH3 (+), catalase (+), amylase (+),
casein, (+), citrate (+), có khả năng di động (+) và hiếu khí (+).

1.3.3. Đặc điểm nuôi cấy

Vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển trong điều kiện hiếu khí, tuy nhiên vẫn
phát triển đƣợc trong môi trƣờng thiếu oxy. Nhiệt độ tối ƣu là 37oC, pH thích hợp
khoảng 7.0 – 7.4.

Vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển hầu hết trên các môi trƣờng dinh dƣỡng cơ
bản:

Trên môi trƣờng thạch đĩa Trypticase Soy Agar (TSA): khuẩn lạc dạng tròn, rìa
răng cƣa không đều, màu vàng xám, đƣờng kính 3 – 5 mm, sau 1 – 4 ngày bề mặt nhăn
nheo, màu hơi nâu.

12
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Trên môi trƣờng canh Trypticase Soy Broth (TSB): vi khuẩn phát triển làm đục
môi trƣờng, tạo màng nhăn, lắng cặn, kết lại nhƣ vẩn mây ở đáy, khó tan khi lắc đều.

Trên môi trƣờng giá đậu – peptone: khuẩn lạc dạng tròn lồi, nhẵn bóng, đôi khi
lan rộng, rìa răng cƣa không đều, đƣờng kính 3 – 4cm sau 72 giờ nuôi cấy. Nhu cầu
dinh dƣỡng: chủ yếu cần các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố vi lƣợng khác.
Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trƣờng cung cấp đủ nguồn carbon (nhƣ glucose) và
nitơ (nhƣ peptone) (5).

1.3.4. Bộ gen của Bacillus subtilis

Năm 1997, ngƣời ta đã hoàn tất việc nghiên cứu về trình tự gen của Bacillus subtilis
và lần đầu tiên công bố trình tự gen của vi khuẩn này. Bộ gen chứa 4,2 mega-base, xấp
xỉ 4.110 gen. Trong số đó, chỉ có 192 gen không thể thiếu đƣợc 79 gen đƣợc dự đoán
là thiết yếu. Phần lớn gen thiết yếu đều có liên quan với quá trình trao đổi chất của tế
bào.

1.3.5. Bào tử và khả năng tạo bào tử

Bào tử là một khối nguyên sinh chất đặc, có chứa các thành phần hóa học cơ
bản nhƣ ở tế bào sinh dƣỡng nhƣng có một vài điểm khác về tỉ lệ giữa các thành phần
và có thêm một số thành phần mới. Bào tử Bacillus subtilis có dạng elip đến hình
cầu, có kích thƣớc 0,6 – 0,9 µm x 1,0 – 1,5 µm, đƣợc bao bọc bởi nhiều lớp màng với
các thành phần lipoprotein, peptidoglycan… Bào tử của chúng có khả năng chịu
đƣợc pH thấp của dạ dày, tiến đến ruột và nảy mầm tại phần đầu của ruột non. Đây là
đặc điểm quan trọng trong ứng dụng sản xuất probiotic từ Bacillus subtilis (6).

1.4. Khả năng tạo bào tử:

Nhờ khả năng tạo bào tử mà vi khuẩn có thể tồn tại đƣợc trong các điều kiện
bất lợi (dinh dƣỡng trong môi trƣờng cạn kiệt, môi trƣờng tích lũy các sản phẩm trao
đổi chất có hại và nhiệt độ cao…).

Quá trình hình thành bào tử gồm các bƣớc sau: Hình thành những búi chất nhiễm sắc,
tạo tiền bào tử, tiền bào tử hình thành hai lớp mảng, tăng cao tính bức xạ, tổng hợp các

13
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

lớp vỏ bào tử, giải phóng bào tử, khi gặp điều kiện thuận lợi thì bào tử sẽ nảy mầm,
phát triển thành tế bào sinh dƣỡng mới (7).

2. Enzyme amylase
2.1. Giới thiệu về enzyme amylase

Amylase (-1,4 glucanhydrolase) thuộc nhóm enzyme thủy phân, xúc tác sự
phân giải các liên kết glucoside nội phân tử trong các polysaccharide với sự tham gia
của nƣớc. Amylase là một enzyme xúc tác sự thủy phân của tinh bột , glycogen và
dextrin thành glucose, maltose và dextrin. Amylase có trong nƣớc bọt còn gọi là
ptyalin, chúng có trong nƣớc bọt dich tiêu hóa của ngƣời và động vật, trong hạt nãy
mầm, nấm sợi, xạ khuẩn, nấm men và vi khuẩn (8).

Thực phẩm có chứa một lƣợng lớn tinh bột nhƣng ít đƣờng, chẳng hạn nhƣ gạo
và khoai tây, có thể có vị hơi ngọt khi chúng đƣợc nhai vì amylase làm biến đổi một
phần tinh bột thành đƣờng. Tuyến tụy và tuyến nƣớc bọt tạo ra amylase (alpha
amylase) để thủy phân tinh bột trong chế độ ăn uống thành disacarit và trisacarit đƣợc
chuyển hóa bởi các enzyme khác thành glucose để cung cấp năng lƣợng cho cơ thể.

Hình 2: Amylase nƣớc bọt


2.2. Phân loại

Enzyme Amylase là enzyme rất phổ biến trong giới vi sinh vật. Tất cả các
amylase là hydrolase glycoside và hoạt động trên các liên kết α-1,4- glycosid. trong đó
α – amylase, β – amylase, γ – amylase ( glucoamulase) thủy phân các liên kết α-1,4-
glycoside của tinh bột, glucogen và các polysaccharide cùng loại (9). Trong kiểu phân

14
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

cắt gián tiếp (amylo 1,6-glucosidase), trƣớc hết cần phải loại bỏ một oligosaccharide
bởi transglucosidase, để lại một glucose liên kết với một tetrasaccharide tạo thành liên
kết 1,6-glycoside (9).

Các enzyme này thuộc nhóm thủy phân, xúc tác phân giải liên kết nội phân tử trong
nhóm polysaccharide với sự tham gia của nƣớc.

RR’ + H-OH => RH + R’ OH

Hiện có sáu loại amylase đƣợc xếp vào 2 nhóm: endoamylase (enzyme nội bào) và
exoamylase (enzyme ngoại bào):

Endooamylase: gồm có α – amylase (EC.3.2.1.1.) và nhóm enzyme khử nhánh.


Nhóm enzyme khử nhánh này đƣợc chia thành hai loại : khử trực tiếp là pulluglanase (
hay α-dextrin 6-glucanohydrolase) (EC.3.2.1.41); khử gián tiếp là transglucosylase
(hay oligo-1,6-glucosidase) (EC.3.2.20) và amylo-1,6-glucosidase (EC.3.2.1.10). Các
enzyme này thủy phân các liên kết bên trong của chuỗi polysaccharide (9).

Exonuclease: gồm có β-amylase (EC.3.2.1.2) và γ-amylase(EC.3.2.1.3). Đây là


những enzyme thủy phân tinh bột từ đầu không khử của chuỗi polysaccharide (9).

Hình 3: Các loại enzyme Endooamylase và Exonuclease

2.3. Đặc tính và cơ chế hoạt động của enzyme amylase


 α-amylase (EC.3.2.1.1.)

15
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Alpha amylase có khả năng phân cấp các liên kết α-1,4 glucoside của cơ chất một
cách ngẫu nhiên và là enzyme nội bào (Endozyme). Alpha amylase không chỉ có khả
năng phân hủy hồ tinh bột mà còn có khả năng phân hủy cả hồ tinh bột nguyên vẹn.
Cơ chế tác dụng của alpha amylase sự thủy phân tinh bột của alpha amylase trải qua
nhiều giai đoạn trƣớc tiên enzyme này phân cấp một số liên kết trong tinh bột tạo ra
một lƣợng lớn dextrin phân tử thấp, sau đó các dextrin này bị thủy phân tiếp tục để tạo
ra maltose và glucose (9).

α -amylase từ các nguồn khác nhau có thành phần amino axit khác nhau, mỗi loại
α-amylase có một tổ hợp amino acid đặc hiệu riêng. α-amylase là một protein giàu
tyrosine, tryptophan, axit glutamic và aspartic. Các glutamic axit và aspartic acid
chiếm khoảng 1/4 tổng lƣợng amino acid cấu thành nên phân tử enzyme. α-amylase có
ít methionine và có khoảng 7-10 gốc cysteine.

 Trọng lƣợng phân tử của α-amylase malt là 54.000kDa .


 Amylase dễ tan trong nƣớc, trong các dung dịch, muối và rƣợu loãng.
 Protein của các amylase có tính acid yếu và có tính chất của globuline.
 Điểm đẳng điện nằm trong vùng pH 4.2 - 5.7.
 Điều kiện hoạt động của α-amylase từ các nguồn khác nhau. Biên độ pH tối
thích cho hoạt động α-amylase từ malt khác so với α-amylase từ vi sinh vật. pH
tối thích cho hoạt động của α-amylase từ đại mạch nảy mầm và thóc nảy mầm
là 5,3 ( có thể hoạt động tốt trong khoảng pH 4,7-5,4).
 Độ bền với acid của α-amylase malt kém hơn so với độ bền của α-amylase nấm
mốc.
 Độ bền của α-amylase bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ và pH. Tuy nhiên so với các
loại enzyme khác thì độ bền với nhiệt của α-amylase cao hơn. Ở 00C và pH 3,6,
α-amylase của malt hoàn toàn bị mất hoạt tính. α-amylase của mầm thóc và
malt hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 58-600C. Do đó trong sản xuất rƣợu, ngƣời ta
thƣờng dùng malt để đƣờng hóa cơ chất ở nhiệt độ 60-650C (9). β-amylase (1,4-
α-glucan-maltothydrolase) (EC.3.2.1.2).

β-amylase hiện diện phổ biến ở thực vật, đặc biệt là ở hạt nảy mầm. Ở trong các hạt
ngũ cốc nảy mầm, β-amylase xúc tác sự thủy phân các liên kết α-glucan trong tinh
16
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

bột, glucogen và pholysaccharide, phân cắt từng nhóm maltose từ đầu không khử của
mạch. Maltose đƣợc tạo thành do sự xúc tác của β-amylase có cấu hình β.

Cơ chế tác dụng của β-amylase: β-amylase là một enzyme ngoại bào (exoenzym).
Tiến trình phân giải bắt đầu từ không khử của các nhánh ngoài cùng của cơ chất. β-
amylase phân cắt các liên kết α-1,4-glucoside nhƣng khi gặp liên kết α-1,4-glucoside
đứng kế cận liên kết α-1,6-glucoside thì nó ngƣng tác dụng. Phần polysaccharide còn
lại là dextrin phân tử lớn có chứa rất nhiều liên kết α-1,4-glucoside và đƣợc goik là β-
dextrin.

 β-amylase là một albumin, tâm xúc tác có chứa nhóm –SH, nhóm – COOH và
vòng imidazole của các gốc histidine và là enzyme ngoại bào (exoenzyme).
 β-amylase không bền khi có Ca2+, β-amylase bị kìm hãm bởi Cu2+, Hg+, urea,
iodoacetamide,iodin,ozon…
 β-amylase chịu nhiệt kém hơn α-amylase nhƣng bền với acid hơn. β-amylase bị
bất hoạt ở nhiệt độ 700C. Nhiệt độ hoạt động tối thích của β-amylase là 550C,
pH 5,1-5,5.
 α-amylase và β-amylase có trong mầm của lúa mạch. Tuy nhiên hiện nay, trong
công nghiệp ngƣời ta sản xuất amylase từ tụy tạng động vật đặc biệt là từ nuôi
cấy vi sinh vật.
 γ – amylase (glucoamylase hay α-1,4-glucan-glucohydrolase) (E.C.3.2.1.3).

Glucoamylase có khả năng thủy phân liên kết α-1,4 lẫn α-1,6. Glucoamylase tách
lần lƣợt từng phân tử glucose ra khỏi đầu không khử của mạch để tạo ra glucose.
Enzyme này có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: α-1,4:1,6-glucan-4:6-glucohydrolase;
glucoamylase; amyloglucosidase; taka-amylase B; γ – amylase; maltulase,…
glucoamylase là enzyme ngoại bào. Đa số glucoamylase có hoạt lực cao nhất ở vùng
pH 3,5-5,5 và nhiệt độ 500C. Nó bền với acid hơn α-amylase nhƣng kém bền hơn
trong rƣợu, acetone và không đƣợc bảo vệ bởi Ca2+.

 Oligo-1,6-glucosidase hay dextrinase tới hạn (dextrin-6-glucanhydrolase)


(E.C.3.2.1.10)

17
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Enzyme này thủy phân liên kết α-1,6-glucosidase trong isomaltose, panose và các
dextrin tới hạn thành đƣờng có thể lên men đƣợc. Chúng có ở vi sinh vật, đồng thời
cũng có trong hạt nảy mầm (đại mạch, thóc nảy mầm). Oligo-1,6-glucosidase thủy
phân dextrin triệt để hơn α-amylase và β-amylase do đó trong dịch thủy phân có nhiều
maltose hơn. Nhiệt độ tối thích cho hoạt động của các dextrinase là 400C và pH tối
thích là 5,1 (9) .

2.4. Nguồn thu nhận enzyme amylase

Enzyme là những chất không thể điều chế chế đƣợc bằng phƣơng pháp tổng
hợp hóa học, ngƣời ta thƣờng thu nhận chúng từ nguồn tế bào động vật thực vật hoặc
vi sinh vật trong hàng trăm năm enzyme đƣợc sử dụng trong công nghiệp hơn một nửa
đƣợc sản xuất từ nấm mốc và nấm men, trên 1/3 từ vi khuẩn còn lại từ 8% nguồn động
vật và 4% nguồn thực vật.

Enzym amylase từ động vật đƣợc thu nhận từ các cơ quan nhƣ: trong tuyến
nƣớc bọt có rất nhiều enzyme thủy phân này, trong tụy tạng và đôi khi viêm tụy cấp thì
trong huyết thanh chứa nhiều enzyme amylase. Thông thƣờng các α-amylase, β-
amylase cũng đƣợc thu nhận từ thực vật có trong malt đại mạch và malt thóc ở trạng
thái đã nảy mầm. Tuy nhiên, enzyme amylase từ động vật và thực vật kém bền với
nhiệt. Vì lý do đó, hiện nay ngƣời ta chủ yếu thu nhận chúng từ canh trƣờng vi khuẩn,
nấm sợi, nấm men.

2.5. Phƣơng pháp tinh sạch Enzyme Amylase

Trong y học và trong phân tích, ngƣời ta rất cần đến enzym có độ tinh sạch cao. Có
3 phƣơng pháp tinh sạch enzym đang đƣợc ứng dụng nhiều trong nghiên cứu và trong
sản xuất:

 Phƣơng pháp kết tinh (icrystallization): Trong nghiên cứu và sản xuất, ngƣời ta
dùng dung dịch ammonium sulfate để kết tinh enzym, dung dịch ammonium
sulfate để kết tinh enzym đòi hỏi độ tinh sạch phải rất cao là rất khó, vì vậy
phƣơng pháp này ít đƣợc phổ biến.
 Phƣơng pháp điện di rên gel polyacrylamide (polyacrylamide Gel
Electrophoresis PAGE). Phƣơng pháp điện di chỉ đƣợc ứng dụng nhiều trong
18
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

phòng thí nghiệm. Ngƣời ta cũng đã tiến hành áp dụng thử phƣơng pháp này
theo quy mô công nghiệp nhƣng cho đến nay vẫn chƣa đƣợc phát triển rộng rãi.
 Phƣơng pháp sắc ký là phƣơng pháp cơ bản quan trọng nhất để làm sạch
enzyme.
2.6. Ứng dụng của enzyme amylase
2.6.1. Ứng dụng enzyme amylase trong công nghiệp cồn

Dùng chế phẩm các enzyme amylase từ vi sinh vật cho phép tăng cao nồng độ
enzyme trong môi trƣờng lên men, do đó cho phép thủy phân tinh bột thành đƣờng lên
men trong một thời gian ngắn (chỉ cần 30-40 phút). Alpha amylase đƣợc dùng trong
công nghệ rƣợu giúp thủy phân tinh bột một cách tốt nhất hiệu suất thu hồi tăng lên lên
nhờ quá trình đƣờng hóa, dịch hóa tinh bột trong công nghiệp cồn thƣờng đƣợc sử
dụng với quá trình nấu không áp suất. Chế phẩm enzyme không những chỉ dùng trong
giai đoạn đƣờng hóa mà còn ở giai đoạn hồ hóa. Chúng đƣợc dùng cho giai đoạn này
rất thích hợp vì khả năng chịu nhiệt độ cao của enzyme, khi đó giúp cho hoạt động của
thiết bị dễ dàng hơn (do độ nhớt của dịch bột giảm xuống), chi phí giảm, hiệu suất thu
hồi rƣợu tăng. Đặc biệt sử dụng để dịch hóa tinh bột trong phƣơng pháp nấu liên tục
việc dùng alpha amino vi khuẩn để dịch hóa dịch bột khi nấu đến 850C đến 900C cho
phép có thể hoàn toàn chỉ dùng hơi thứ cấp cho đun nóng sơ bộ và làm việc chế độ nấu
điều này giảm chi phí hơi trong gia nhiệt và làm giảm tốt tổn thất tinh bột (10).

2.6.2. Ứng dụng enzyme amylase trong công nghiệp làm bánh

Amylase đƣợc sử dụng làm bánh mì, bánh quy, bánh mì đặc biệt… Công dụng
của chúng làm cho bánh nở xốp thơm ngon hơn, đồng thời làm tăng lƣợng hàm lƣợng
glucose tăng khả năng lên men của bột tăng độ ngọt cho bánh mì và cải thiện màu sắc
của một bánh cải thiện cấu trúc của ruột bánh. Alpha amylase chịu đƣợc môi trƣờng
axit tốt hơn phù hợp với các điều kiện hoạt động trong bột nhào và sau đó vô hoạt
trong thời gian nƣớng bán, amylase của vi khuẩn vẫn đƣợc nghiên cứu để giữ bánh mì
đƣợc tƣơi lâu nhờ độ thủy phân tốt của nó (10).

2.6.3. Ứng dụng enzyme amylase trong công nghiệp bia

19
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Trong sản xuất bia có thể dùng các chế phẩm enzyme amylase bằng các nguyên
liệu không nảy mầm nhƣ nấm mốc và vi khuẩn ở các công đoạn khác nhau nhằm thay
thế một phần hay thậm chí hoàn toàn malt. Nguyên liệu không nảy mầm thƣờng dùng
là ngô, gạo, lúa mì, tiểu mạch. Alpha amylase có chức năng thủy phân tinh bột đến
glucose và oligosaccarit đƣợc sử dụng khi malt chất lƣợng kém hoặc sử dụng nhiên
liệu thay thế không nảy mầm (10).
2.6.4. Ứng dụng enzyme amylase trong công nghiệp giấy

Trong công nghiệp giấy α-amylase từ vi khuẩn cũng đƣợc sử dụng phổ biến với
mục đích dịch hồ hóa tinh bột ở nồng độ cao để thu đƣợc cao hồ có độ nhớt cần thiết,
bẻ gãy các mạch tinh bột trên mặt giấy giúp các phân tử mang màu bám dễ dàng bám
vào giấy dùng trong sản xuất các loại giấy tốt (10).

2.6.5. Ứng dụng enzyme amylase trong công nghiệp dệt

Trong công nghiệp dệt việc sử dụng enzyme đã đƣợc áp dụng từ những năm 50
của thế kỷ 20. Trƣớc khi tẩy trắng và nhuộm các sợi vải đƣợc hồ hóa bằng tinh bột.
Trƣớc kia nguồn enzyme từ nƣớc chiết malt đai mạch hoặc pancrease đƣợc sử dụng để
rũ hồ, tuy nhiên hai loại enzym này thƣờng kém bền với nhiệt. Năm 1917, Biodi và
Effront sử dụng α-amylase của Bacillus subtilis để rủ hồ ở nhiệt độ 800C - 900C trong
thời gian từ 5 đến 15 phút rút ngắn đƣợc thời gian rủ hồ ở vải so với phƣơng pháp
truyền thống. Hiện nay một số chế phẩm α-amylase dạng lỏng từ vi khuẩn Bacillus
subtilis đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp dệt, pH hoạt động rộng từ 5-9,5 và
chịu đƣợc nhiệt độ cao tới 950C đến 1200C tƣơng ứng với lƣợng dùng trung bình từ 2-
4 ml/kg, đƣợc xử lý trong thời gian từ 1-2 giờ tùy từng quá trình. Chúng còn đƣợc sử
dụng cho quá trình khử màu mực in, giúp mực bám tốt hơn bề mặt chất nhuộm (10).

2.6.6. Ứng dụng enzyme amylase trong công nghiệp đƣờng

Trong lĩnh vực sản xuất đƣờng amylase đƣợc sử dụng để đƣờng hóa tinh bột
thành matlose, glucose dùng làm cơ chất cho công nghiệp sản xuất đƣờng, mạch nha,
đƣờng glucose, đƣờng maltose…

20
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

CHƢƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ


1. Sơ đồ quy trình công nghệ

Nguyên liệu

Bacillus
subtilis
Xử lý nguyên liệu + thanh trùng

Cấy giống Nhân giống

Lên men sinh tổng hợp enzyme

Ly tâm Sinh khối

Lọc
Loại tạp
chất

Sấy Maltodextrin

Đóng gói

Enzyme
Amylase
bán tinh

Sơ đồ quy trình sản xuất enzyme Amylase từ Bacillus subtilis

21
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

2. Thuyết minh quy trình


2.1. Phƣơng pháp nuôi cấy

Chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy Bacillus subtilis để vi khuẩn này sinh trƣởng tốt
và sinh tổng hợp nhiều enzyme amylase vào canh trƣờng. Nguyên liệu đầu vào là phụ
phẩm của ngành công nghiệp khác, để đảm bảo năng suất sản xuất cần ổn định về việc
thu mua nguyên liệu, chọn cơ sở mua có uy tín, kiểm soát chất lƣợng tốt các nguyên
liệu này trƣớc khi phối trộn chúng.

Thực hiện nuôi cấy trên môi trƣờng bán rắn thì các tế bào khi đƣợc đƣa vào môi
trƣờng nuôi cấy sẽ hƣớng về khoảng không khí đƣợc cung cấp đầy đủ oxi giống vi
sinh vật sau khi cấy sẽ phát triển trên bề mặt và dần dần lan xuống phía dƣới theo các
kẽ hở giửa các cấu tử thành phần môi trƣờng. Ở đây vi sinh vật sử dụng oxy của
không khí để hô hấp và thải CO2 ra môi trƣờng xung quanh và tỏa nhiệt.

2.2. Phƣơng pháp lên men

Chọn phƣơng pháp lên men gián đoạn, vi sinh vật sẽ đƣợc nuôi cố định lên men
với một thể tích môi trƣờng xác định. Vi sinh vật phát triển theo từng giai đoạn ( pha
tiềm phát (pha lag), pha lũy thừa (pha log), pha cân bằng, pha suy vong) và tạo ra sản
phẩm sau cùng. Phƣơng pháp lên men gián đoạn đƣợc ứng dụng để sản xuất nhiều
hoạt chất quan trọng nhƣ amino acid, các chất kháng sinh.

2.3. Nguyên liệu

Ở môi trƣờng lỏng vi sinh vật sẽ phát triển trên bề mặt môi trƣờng, tạo thành
khuẩn lạc ngăn cách pha lỏng (môi trƣờng) và pha khí (không khí). Ở đây VSV sẽ sử
dụng chất dinh dƣỡng từ dung dịch môi trƣờng, O2 từ không khí tiến hành quá trình
tổng hợp enzyme. Enzyme ngoại bào đƣợc tách ra từ sinh khối và hòa tan vào dung
dịch môi trƣờng. Enzyme nội bào sẽ nằm trong sinh khối vi sinh vật. Nhiệt độ tối ƣu
600C, pH tối ƣu 4.5- 6.5.

Nguyên liệu đầu vào là phụ phẩm của ngành công nghiệp khác, để đảm bảo
năng suất sản xuất cần ổn định về việc thu mua nguyên liệu, chọn cơ sở mua có uy tín,
kiểm soát chất lƣợng tốt các nguyên liệu này trƣớc khi phối trộn chúng.

22
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

2.4. Chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy

Mục đích: chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy cho chủng Bacillus subtilis sinh trƣởng
và phát triển, cho hiệu suất tạo chế phẩm enzyme amylase là cao nhất.

Nhân giống với mục đích:

Kích hoạt giống gốc và cho giống vi sinh vật làm quen với môi trƣờng lên men
sẽ sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Tạo đủ lƣợng giống để sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Bảng 1. Môi trƣờng nhân giống Bacillus subtilis tối ƣu cho việc sản xuất amylase (11).

Thành phần Khối lƣợng (w/v)

Tinh bột 4%

Dịch chiết bắp 2%

NaCl 0.05%

MgSO4.7H2O 0.05%

CaCl2.2H2O 0.02%

KH2SO4 0.01%

2.4.1. Khử trùng

Môi trƣờng lên men đƣợc phối trộn sau đó khử trùng và làm nguội trực tiếp
trong thiết bị lên men. Môi trƣờng đƣợc khử trùng trƣớc khi thực hiện quá trình lên
men để đảm bảo môi trƣờng không bị nhiễm các vi sinh vật lạ trƣớc khi lên men, để
nâng cao năng suất cho sản phẩm.

2.4.2. Giống vi sinh vật

Giống sử dụng: chủng Bacillus subtilis tự nhiên mua từ giống công nghiệp.

Mục đích nuôi cấy: sinh tổng hợp nhiều amylase trong quá trình lên men.
Lƣợng cấy giống phù hợp vói môi trƣờng để lên men tạo sản phẩm. Nếu lƣợng cấy

23
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

giống ban đầu cho quá trình lên men quá ít sẽ kéo dài thời gian lên men, ảnh hƣởng tới
hiệu suất tạo sản phẩm. Ngƣợc lại nếu lƣợng giống cấy quá nhiều làm tăng chi phí cho
quá trình nhân giống.

2.5. Quá trình nuôi cấy sản xuất enzyme

Môi trƣờng nuôi cấy và giống sẽ đƣợc chuyển vào thiết bị lên men chính. Trong
bể lên men có lắp đặt hệ thống cánh khuấy, hệ thống cung cấp oxy, hệ thống điều
chỉnh pH, nhiệt độ. Trong quá trình lên men vi sinh vật sử dụng chất dinh dƣỡng để
tăng sinh, đồng thời sản sinh ra những sản phẩm trao đổi chất và năng lƣợng làm thay
đổi các yếu tố lên men ban đầu (pH, nhiệt độ). Phải bố trí các thiết bị để đàm bảo duy
trì các yếu tố trên ở mức tối ƣu cho vi sinh vật phát triển tốt nhất. Để đảm bảo cho sinh
trƣờng đó, thì kiểm soát nồng độ oxy cung cấp là rất cần thiết qua cánh khuấy và thiết
bị cấp khí oxy giúp xáo trộn môi trƣờng để vi sinh vật phân bố đều trong bể, tăng diện
tích tiếp xúc cơ chất và vi sinh vật, cung cấp oxy giúp chủng này sinh trƣờng, phát
triển tốt và sinh tổng hợp nhiều enzyme cần thiết.

2.5.1. Phƣơng pháp lên men

Để thu đƣợc nguồn enzyme dồi dào từ vi sinh vật, ngƣời ta phải nuôi cấy
chúng trên các môi trƣờng đặc hiệu. Phƣơng pháp lên men chìm dễ xử lý, kiểm soát tốt
hơn các yêu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, đảm bảo đƣợc điều kiện vệ sinh vô trùng,
hiện tƣởng nhiễm vi sinh vật lạ ít xảy ra hơn. Để đáp ứng nhu cầu của ngành công
nghiệp, chi phí sản xuất thấp đƣợc ƣu tiên hàng đầu để sản xuất enzyme amylase.
Phƣơng pháp lên men chìm dễ cơ giới hóa, loại bỏ đƣợc lao động thủ công, tạo năng
suất cao, ít tốn diện tích, nâng cao hiệu quả chi phí cho quá trình sản xuất, do đó đạt
hiệu quả kinh tế hơn so với phƣơng pháp nuôi cấy bề mặt. Trong các thiết bị lên men
có lắp đặt hệ thống cánh khuấy, hệ thống cung cấp oxy, hệ thống điều chỉnh pH, hệ
thống điều chỉnh nhiệt độ. Trong đó hệ thống điều hòa không khí và khuấy trộn có ý
nghĩa rất to lớn do chúng xáo trộn môi trƣờng làm tế bào vi sinh vật phân bố đều, tăng
diện tích tiếp xúc với môi trƣờng và đồng thời việc cung cấp không khí thƣờng xuyên
giúp chủng này sinh trƣởng và phát triển tốt, làm tăng khả năng tạo enzyme của vi sinh
vật. Ngoài ra, môi trƣờng tổng hợp đã đƣợc sử dụng để lên men sản xuất amylase
thông qua SMF. Thành phần của môi trƣờng tổng hợp bao gồm canh trƣờng dinh
24
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

dƣỡng cơ bản và tinh bột hòa tan, những thành phần này rất đắt tiền và đƣợc thay thế
bằng các phụ phẩm nông nghiệp giá rẻ hơn để giảm chi phí cho môi trƣờng nuôi cấy
nếu áp dụng vào sản xuất ở qui mô lớn. Trong SMF, sẽ chọn phƣơng thức nuôi cấy
gián đoạn để nuôi và thu enzyme theo mẻ vì Bacillus subtilis có thể sinh trƣởng tốt
trong canh trƣờng dinh dƣỡng cơ bản mà không bị ức chế bởi nồng độ cao của thành
phần dinh dƣỡng, bên cạnh đó việc sử dụng gián đoạn bổ sung cơ chất ngoài dễ bị
nhiễm khuẩn, tốn năng lƣợng thì còn sẽ tốn nhiều chi phí cho nhân công vận hành,
quản lý.

2.5.2. Quá trình lên men

Lên men để tạo điều kiện tối ƣu cho vi sinh vật phát triển và sinh tổng hợp
enzyme amylase. Trong quy trình này Bacillus subtilis đƣợc nuôi cấy ở nhiệt độ 600C,
pH = 5.5 sản xuất amylase đƣợc thực hiện trong môi trƣờng cơ bản cấy trong 24 giờ
đƣợc nuôi cấy trong các bình Erlenmeyer 250 mL chứa 50 mL (w/v) môi trƣờng có pH
ban đầu là 7,0. Các mẫu cấy đƣợc lắc ở tốc độ 150 vòng/phút trong tủ ấm lắc quỹ đạo
ở 37°C trong ít nhất 72 h trừ khi có quy định khác. Sau khi ủ, nƣớc dùng lên men đƣợc
ly tâm trong máy ly tâm lạnh ở tốc độ 10000 vòng/phút trong 10 phút ở 4°C. Phần nổi
tự do của tế bào đƣợc thu thập và bảo quản để đánh giá hoạt tính của amylase. Để tối
ƣu hóa các thành phần môi trƣờng, các nguồn cacbon khác nhau, các nguồn nitơ hữu
cơ và vô cơ, và các chất hoạt động bề mặt đƣợc bổ sung và rƣợu polyhydroxy đã đƣợc
thay đổi ở các nồng độ khác nhau trong môi trƣờng cơ bản tại một thời điểm trong khi
các thành phần khác đƣợc giữ không đổi (11) .

Kiểm soát quá trình lên men:

 Kiểm soát nhiệt độ:

Trong quá trình lên men vi sinh vật hoạt động tạo ra nhiệt lƣợng, cộng với lƣợng
nhiệt của cánh khuấy làm thay đổi nhiệt độ của quá trình lên men và ảnh hƣởng tới
hiệu suất lên men. Vì vậy duy trì nhiệt độ ổn định cho suốt quá trình bằng hệ thống
làm mát tự động. Nhiệt độ trong bể lên men đƣợc đo bằng đầu dò nhiệt độ, báo về cho
hệ thống điều khiển tự động, phân tích và vận hành hệ thống làm mát.

 Kiểm soát pH:

25
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

pH ảnh hƣởng tới tốc độ tăng trƣởng của vi sinh vật. Điều chỉnh pH phù hợp để vi sinh
vật phát triển tốt nhất, tạo ra sản phẩm nhiều enzyme nhất.

2.6. Kỹ thuật ly tâm

Mục đích: tách riêng enzyme và tủa protein, loại bỏ cặn tủa và thu nhận dịch
chứa enzyme amylase. Amylse dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao nên dùng phƣơng pháp ly
tâm lạnh ở nhiệt độ thấp (4oC) ở 10000 vòng/phút.

Hình 4. Cấu tạo máy ly tâm dạng đĩa

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nguyên lý làm việc của máy ly tâm dạng đĩa: Hàng ngàn “G” ( lực ly tâm)
đƣợc tạo ra trong buồng tách của máy quay ly tâm, chúng là sản phẩm của tốc độ quay
cao và kích thƣớc lớn của buồng tách. Vòng xoay đƣợc tạo bởi ra một động cơ điện
kết mối với các trục ngang thông qua một khớp nối đàn hồi hoạc ly hợp, nhờ các tỉ số
truyền bánh rang đƣợc thiết kế đặc biệt, chuyển động quay này đƣợc chuyển giao đến
trục thẳng đứng. Bộ phận buồng quay đƣợc lắp ráp trên nón đầu cuối theo trục thẳng
đứng. Các chất lỏng cần xử ký đƣợc đƣa vào trung tâm của buồng qua các ống nạp liệu
tĩnh. Sau đó các dòng đƣợc tăng tốc bằng gia tốc thiết kế đặc biệt, làm cho các thành
phần đầu tiên đến vùng ngoại vi của thành buồng, và sau đó thông qua các đĩa nhiều

26
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

lớp khiến sự tách diễn ra. Các chất lỏng tinh khiết (light phase – pha nhẹ) chảy ngƣợc
lên phía trên cùng của buồng tách nơi chúng đƣợc thải ra bởi thiết kế tự tràn hoặc bằng
máy bơm hƣớng tâm. Các chất rắn đƣợc giữ lại bằng lực máy ly tâm và đƣợc thu thập
tại vùng ngoại vi của khoang tách, và sau đó thải ra không liên tục. Quá trình xả này
đƣợc kích hoạt bởi một hệ thống thủy lự nằm bên dƣới khu vực phân ly. Về bản chất,
các chất tắn đƣợc thải ra qua lỗ ở ngoại vi của buồng. Chúng đƣợc mở ra và đóng lại
bởi các quá trình lên xuống của một piston trƣợt hoặc đáy buồng tách máy quay ly
tâm.

Hình 5. Thiết bị ly tâm dạng đĩa ở quy mô công nghiệp

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình ly tâm

Độ nhớt pha lỏng: độ nhớt pha lỏng có ảnh hƣởng rất lớn đến tốc đọ chuyển
động của các cấu tử. Do đó, trong quá trình phân riền cần chú ý đến độ nhớt của pha
liên tục. Độ chênh lệch khối lƣợng riêng: độ chênh lệch khối lƣợng riêng giữa các cấu
tử càng lớn thì tác dụng của quá trình ly tâm càng lớn, quá trình ly tâm sẽ có hiệu quả
thu hồi cao.

Nhiệt độ: trong quá trình ly tâm, nếu nhiệt độ của nguyên liệu càng cao thì độ
nhớt của pha liên tuc càng giảm, hiệu suất của quá trình phân riêng càng tăng. Tuy
nhiên, enzyme dễ biến tính ở nhiệt độ cao nên cần chọn nhiệt độ tối ƣu cho cả hai yếu
tố hiệu quả ly tâm và giữ hoạt tính.

27
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Vận tốc ly tâm: khi vận tốc càng lớn thì lực ly tâm càng mạnh, do đó hiệu suất
của quá trình tách pha càng tăng. Tuy nhiên, với kỹ thuật ly tâm thì để đạt đƣợc vận
tốc càng lớn thì yêu cầu về độ bền cơ học cho thiết bị càng cao, chi phí đầu tƣ cho thiết
bị càng lớn, làm giảm hiệu quả kinh tế.

Bán kính ly tâm: bán kính ly tâm càng lớn, lực ly tâm càng lớn, hiệu quả ly tâm
càng cao.

Thời gian lƣu: thời gian lƣu của các cấu tử trong quá trình ly tâm càng lâu thì
hiệu quả của quá trình phân riêng càng cao. Tuy nhiên, thời gian lƣu càng dài sẽ làm
giảm năng suất của thiết bị.

2.7. Kỹ thuật lọc màng

Mục đích: Nhằm loại bỏ tạp chất thô trong dung dịch, tách nƣớc ép khô bùn.
Nó đƣợc ứng dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trƣờng đồng thời
hu enzyme amylase từ dịch ly tâm.

Cách tiến hành: Cho dịch vào thiết bị lọc với kích thƣớc lỗ lọc phù hợp với việc
thu nhận dịch dƣới màng.

Thiết bị:

Vật liệu lọc: là các vật liệu rắn trong tự nhiên nhƣ cát, sỏi, sét,... trong phƣơng
pháp này màng đƣợc sử dụng. Áp lực là động lực duy nhất của quá trình. Màng lọc có
thể đƣợc sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau nhƣ cellulose acetate, polyamide,
polysulfone hay ceramic. Dùng màng để loại bỏ các tạp chất không mong muốn, nhằm
mang lại nguồn sản phẩm tinh sạch. Các phân tử protein, nƣớc và muối khoáng đi qua
màng lọc nhằm trích ly đƣợc protease hàm lƣợng cao ra khỏi canh trƣờng. Kích thƣớc
của hạt cặn đƣợc loại bỏ trong quá trình lọc phụ thuộc vào kích thƣớc lỗ lọc của vật
liệu lọc. Biểu đồ dƣới đây sẽ thể hiện các quy tình tách lọc khác nhau của các loại vật
liệu khác nhau.

28
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Hình 6. Kích thƣớc tƣơng đối của các vật liệu

Ngày nay với các công nghệ màng lọc hiện đại nhƣ màng thẩm thấu ngƣợc
(NISTA), màng lọc nano (NF), màng siêu lọc (UF) và màng lọc sinh học (MF) gần
nhƣ đáp ứng đƣợc toàn bộ yêu cầu các ứng dụng đƣa ra, ví dụ loại bỏ muối, lọc
dầu,…. Trong các ứng dụng, đôi khi ngƣời ta thƣờng kết hợp sử dụng các loại màng
này với nhau để tăng độ tinh khiết cho sản phẩm. Hình 4 sẽ tóm tắt hiệu quả loại bỏ
cặn đối với các loại màng khác nhau.

29
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Hình 7. Hiệu quả loại bỏ cặn đối với các loại màng khác nhau

Enzyme amylase ngoại bào của vi sinh vật đã đƣợc nghiên cứu tƣơng đối kỹ về
cấu tạo phân tử, một số tính chất hóa lý và cơ chế tác dụng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy trọng lƣợng phân tử của các enzyme này tƣơng đối thấp ~ 40.000 Dalton, 0.01 –
0.1 microns. Dựa vào kích thƣớc của enzyme amylase ta có thể sử dụng màng lọc UF
để tiến hành lọc và loại bỏ sinh khối nhằm thu nhận dịch enzyme amylase.

Nguyên tắc: kỹ thuật siêu lọc (UF) là quá trình phân riêng chọn lọc các hợp
chất bằng màng lọc có kích thƣớc siêu nhỏ với áp suất làm việc vào khoảng 0.5 – 5,
đƣờng kính mao quản trung bình từ 2 – 50 nm. Một bộ lọc là một bó hàng ngàn ống
nhỏ (đƣờng kính ngoài 1.6 mm) nên diện tích lọc rất lớn, giúp tăng lƣu lƣợng nƣớc lên
nhiều lần. Màng lọc này cũng có thể rửa ngƣợc đƣợc và có tuổi thọ khá cao, từ 3 – 5
năm.

Việc lựa chọn màng siêu lọc UF bởi những ƣu điểm:

 2 lớp lọc (lớp lọc kép): tăng tính đa dạng trong việc sử dụng màng. Nƣớc
có thể đi từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.
 Độ tin cậy cao: lớp lọc kép cho phép màng lọc vẫn hoạt động khi 1 lớp
bị hƣ trong lúc vận hành.
 Hoạt động ổn định và đáng tin cậy: nhờ sợi làm màng có hình dạng và bề
dày đồng nhất.

30
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Tạo dòng chảy dễ dàng: nhờ các khoảng trống hình “ngón tay” bên trong màng
giúp tạo dòng chảy dễ dàng mà không cần tác động lực.

Độ bền lớn: hệ khung xƣơng bên trong lớp đỡ và tính đồng nhất của lớp đỡ
giúp tăng tính bền, uyển chuyển cho màng lọc.

Hình 8. Màng lọc UF KOCH-USA


2.8. Kỹ thuật sấy

Mục đích: Làm giảm khối lƣợng vật liệu, tăng độ bền và bảo quản sản phẩm
đƣợc lâu hơn.
Sấy là quá trình làm khô sản phẩm bằng các tác nhân nhiệt và gió. Nhiệt sẽ làm
nƣớc trong sản phẩm bốc hơi, còn gió sẽ mang hơi ẩm ra khỏi buồng sấy. Sấy phun là
quá trình chuyển đổi dòng nhập liệu dạng lỏng thành sản phẩm dạng bột. Dòng nhập
liệu đƣợc phân tán thành những hạt nhỏ li ti nhờ cơ cấu phun sƣơng. Những hạt lỏng
phun ra ngay lập tức tiếp xúc với dòng khí nóng, kết quả là hơi nƣớc đƣợc bốc đi
nhanh chóng nhƣng nhiệt độ của vật liệu vẫn đƣợc duy trì ở mức thấp. Nhờ vậy mà vật
liệu đƣợc sấy khô mà không làm thay đổi đáng kể tính chất của sản phẩm. Nồng độ
chất khô trong dung dịch đem sấy lớn hơn 10%. Các máy sấy phun đƣợc sử dụng
trong các xí nghiệp vi sinh, cho phép tiến hành quá trình ở các chế độ tƣơng đối mềm
để loại trừ những tổn thất lớn các chất hoạt hoá sinh. Phun ly tâm cho khả năng phun
đều sản phẩm chất lỏng và tăng cƣờng quá trình bốc hơi. Dung dịch đem sấy chảy qua
đĩa có đầu phun với số vòng quay lớn, nhờ đó các tiểu phần chất lỏng biến thành
những hạt rất nhỏ (sƣơng mù) và bề mặt hoạt hoá của chất lỏng đƣợc tăng lên.
31
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Ƣu điểm: Dung dịch lỏng đƣợc phun thành dạng sƣơng vào buồng sấy, quá
trình diễn ra rất nhanh đến mức không kịp đốt nóng vật liệu lên quá giới hạn cho phép
nên có thể sấy trong thời gian ngắn, thu đƣợc sản phẩm dạng bột mịn và có độ hòa tan
lớn. Vì sấy quá nhanh, nhiệt độ của vật liệu trong suốt chu kỳ sấy không vƣợt quá
nhiệt độ của ẩm bốc hơi (60 ÷ 700C) và thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của tác nhân
sấy.

Nhƣợc điểm: tốn nhiều năng lƣợng, thiết bị phức tạp, nhất là ở cơ cấu phun
sƣơng và hệ thống thu hồi sản phẩm.

Hình 9. Sơ đồ hệ thống sấy phun

1. Buồng sấy 5. Cơ cấu phun mẫu


2. Carolife 6. Xyclon thu hồi sản phẩm từ khí thoát
3. Thiết bị chứa 7. Xyclon vận chuyển sản phẩm
4. Bơm 8. Các hệ thống quạth út và màng lọc

Nguyên lý hoạt động:

Một hệ phân tán mịn của nguyên liệu từ chất lỏng hòa tan, nhũ tƣơng, huyền
phù đã đƣợc cô đặc trƣớc (40-60% ẩm) đƣợc phun để hình thành những giọt mịn,
rơi vào trong dòng khí nóng cùng chiều hoặc ngƣợc chiều ở nhiệt độ khoảng 150-

32
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

300ᵒC trong buồng sấy lớn. Kết quả là hơi nƣớc đƣợc bốc đi nhanh chóng. Các hạt
sản phẩm đƣợc tách ra khỏi tác nhân sấy nhờ một hệ thống thu hồi riêng.
 Sấy phun gồm 3 quá trình cơ bản sau:
 Giai đoạn 1: chuyển nguyên liệu cần sấy sang dạng sƣơng mù (các hạt lỏng
phân tán trong không khí) nhờ cơ cấu phun sƣơng trong thiết bị sấy phun.
Hiện nay có 3 cơ cấu phun sƣơng: đầu phun li tâm, đầu phun 1 dòng, đầu
phun 2 dòng. Kích thƣớc các giọt nhỏ sau giai đoạn phun sƣơng dao động
trong khoảng 10 ÷ 200 µm.
 Giai đoạn 2: hòa trộn sƣơng mù với dòng tác nhân sấy trong buồng sấy.
Không khí nóng là tác nhân sấy thông dụng nhất. Hơi là tác nhân gia nhiệt
phổ biến nhất. Nhiệt độ hơi sử dụng thƣờng dao động trong khoảng 150-
250ᵒC. Nhiệt độ trung bình của không khí nóng thu đƣợc thấp hơn nhiệt độ
hơi sử dụng là 10ᵒC. Đây chính là giai đoạn tách ẩm ra khỏi nguyên liệu.
Do nguyên liệu đƣợc phun sƣơng nên diện tích tiếp xúc giữa các giọt lỏng
và tác nhân sấy là rất lớn. Do đó ẩm trong nguyên liệu đƣợc bay hơi nhanh
chóng. Thời gian diễn ra tách ẩm từ vài giây tới hai chục giây.
 Giai đoạn 3: tách sản phẩm ra khỏi dòng tác nhân sấy. Ngƣời ta có thể sử
dụng cyclone, túi lọc hoặc phƣơng pháp kết tủa trong trƣờng tĩnh điện, phổ
biến nhất là sử dụng cyclone. Hiệu suất thu hồi sản phẩm trong thiết bị sấy
phun dao động trong khoảng 90 ÷ 98%.
 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sấy:
 Bản chất của vật liệu sấy: cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết
ẩm,…
 Hình dạng vật liệu sấy: kích thƣớc mẫu sấy, bề dày lớp vật liệu… Diện tích
bề mặt riêng của vật liệu càng lớn thì tốc độ sấy càng nhanh.
 Độ ẩm đầu, độ ẩm cuối và độ ẩm tới hạn của vật liệu.
 Độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ của tác nhân sấy.
 Chênh lệch giữa nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của tác nhân sấy
2.9. Phối trộn

33
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Mục đích công nghệ: Nhằm bảo quản enzyme đƣợc tốt bằng cách thêm vào các
chất bảo quản, chất ổn định hoạt tính enzyme.

Hình 10: Thiết bị phối trộn (https://www.alibaba.com/product-detail/JHS-P-


series-double-cone-mixer_710103401.html)
2.10. Đóng gói

Mục đích công nghệ: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm, giúp dễ vận chuyển.

Hình 11: Thiết bị đóng gói (https://dahe1503.en.made-in


china.com/product/sCjxNylDSTkc/China-China-Made-Linear-Jar-Filling
Machine.html)

34
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

CHƢƠNG 3. CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG


1. Tính toán cân bằng vật chất từng giai đoạn

Bảng 2. Hiệu suất quá trình trong từng công đoạn

Quá trình Hiệu suất quá trình Tài liệu tham khảo

Lên men 100%

Ly tâm 85% (12)

Lọc 80% (13)

Sấy 90% (14)

Bao gói 99.8%

1.1. Bao gói


Tỷ lệ tổn thất là 0.2%
Ta có lƣợng sản phẩn trƣớc khi bao gói:
PTB = 100.2% = 601.2 (tấn/năm)
1.2. Quá trình sấy phun
Lƣợng sản phẩm sau khi sấy là mSS = PTB = 601.2 (tấn/năm)
 Độ ẩm đầu vào và độ ẩm đầu ra quá trình sấy: 75% và 5% (15,16).
 Ta có công thức tính lƣợng ẩm dựa theo “Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hóa chất tập 2” do Nguyễn Bin và công sự biên soạn (2006):
mTS = mSS + W

Và W = mTS

W= (mSS + W) = (601.2 + W)

 W =1683.36 (tấn/năm)

35
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Theo Salman và công sự năm 2016, hiệu suất của quá trình sấy thu chế phẩm
enzyme là 90%.

 Ta có lƣợng sản phẩm trƣớc khi sấy là:

mTS = (mSS + W)

= (601.2 + 1683.36) = 2538.4 (tấn/năm) = 2538400 (kg/năm)

Khối lƣợng riêng của enzyme: 1.25g/ml = 1250 kg/m3

 Thể tích enzyme đem đi sấy là: VS = = 2020.72 m3/năm

1.3. Quá trình lọc

Phƣơng trình cân bằng vật chất:

mTL = mSL + mhao hụt

Hiệu suất thu hồi của quá trình lọc này là 80%

mTL = mSL + mTL

 0.8 mTL = 2358400

 mTL = 2948000 (kg/ năm)

Vậy thể tích enzyme protease cần đem lọc là:

VL = = 2358.4 m3/năm

1.4. Quá trình ly tâm

Hiệu suất thu hồi của quá trình ly tâm là 85%

Phƣơng trình cân bằng vật chất:

mTLT = mSLT + msinh khối

Mà mSLT = 0.85mTLT  mTLT = = 3468236 (kg/năm)

msinh khối = mTLT – mSLT = = 520236 (kg/năm)

Vậy thể tích cần đƣa vào quá trình ly tâm là

36
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

VLT= = 220774,6 (m3/năm)

1.5. Quá trình lên men

Ta có : mLM = mTLT = 3468236 (kg/năm)

Tỷ lệ cấy giống 3% cho 1 mẻ nhƣng 1 năm có 128 mẻ. Khối lƣợng giống cần bổ sung
để lên men là:

mgiống = 3%mLM = = 104047.08 (kg/năm)

Với thành phần môi trƣờng đã chọn, hoạt lực enzyme sau khi kết thúc quá trình lên
men là 4133 U/mg ở 55°C và pH 6 (17).

Tổng hoạt độ enzyme thu đƣợc của quá trình lên men:

(U)

Nhƣ vậy để thu đƣợc năng suất đặt ra là 600 tấn/năm thì ta phải xây dựng quy trình
sản xuất với năng suất enzyme của quá trình lên men là 3468236 (kg/năm) với tổng
hoạt lực enzyme thu đƣợc là (U).
Hoạt lực enzyme amylase sau khi kết thúc quá trình lên men là 2356 U/mL (18).

Với tổng hoạt lực enzyme thu đƣợc là (U) thì ta cần lên men với thể
tích là:

VLM = = 6082.34 (m3/năm) ~ 6083 (m3/năm)

Thể tích dịch giống cần lên men là:

 Vlàm việc = VLM + Vgiống = 6082.34 + = 6264.82 (m3/năm)

Nồng độ sinh khối trong canh trƣờng nuôi Bacillus subtilis là X = 7.8 g/L (19).

 1g sinh khối sẽ tạo ra = 302051.29 (UI/ g sinh khối)

 Khối lƣợng sinh khối cần để sinh ra đƣợc U trong quá


trình lên men là

MSinh khối = = 47442. 28 (kg)

37
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Bảng 4. Thành phần môi trƣờng lên men

Thành phần Khối lƣợng (w/v) Khối lƣợng sử dụng (kg)

Tinh bột 4% 248160

Dịch chiết bắp 2% 124080

NaCl 0.05% 3102

MgSO4.7H2O 0.05% 3102

CaCl2.2H2O 0.02% 1240.8

KH2SO4 0.01% 620.4

Nƣớc cất 1000 ml 6204 m3

2. Sự thay đổi hoạt tính enzyme trong quy trình

Sự hao hụt hoạt tính enzyme qua các quá trình sau lên men đƣợc thể hiện qua bảng 5

Bảng 5. Sự hao hụt hoạt tính enzyme qua các quá trình

Quá Hiệu suất Tài liệu Hoạt tính (U/ml)


trình tham khảo
Ly tâm Tăng 1.3 (20) HT =
Lọc Tăng 3.4 (21) HT =
Sấy Giảm 1.03 (22) HT =

CHƢƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ


1. Kế hoạch sản xuất

Nhà máy sản xuất enzyme amylase dạng bột năng suất 600 tấn/năm.

38
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Một năm 365 ngày, trừ các ngày lễ (15 ngày) và thời gian bảo trì máy móc thiết bị (30
ngày).
Số ngày làm việc của công ty trong 1 năm:

Tlàm việc = 365 – (15 + 30) = 320 (ngày)

Thời gian một mẻ kéo dài 2 ngày (48 h) (Bacillus subtilis sau 16-24h lên men là thời
điểm tốt nhất để thu nhận enzyme) (23).

Thời gian nghỉ giữa mỗi mẻ là 0.5 ngày. Vậy tổng thời gian cho một mẻ là :

Tmẻ = 2,5 ngày = 60 giờ.

Số mẻ lên men trong một năm là:

Số mẻ = = 128 (mẻ/ năm)

Năng suất sản xuất enzyme của nhà máy trên 1 mẻ nuôi cấy:

P= = 4.69 (tấn/mẻ) = 4690 (kg/mẻ)


Tổng đơn vị hoạt lực chế phẩm enzyme thu đƣợc trên 1 mẻ nuôi cấy:

HLSLM(1 mẻ) = 1.12 (UI)


Nồng độ sinh khối trong canh trƣờng nuôi Bacillus subtilis là X = 7.8 g/L (19).

1g sinh khối sẽ tạo ra = 302051.3 (UI/ g sinh khối)

Với tổng hoạt lực enzyme thu đƣợc là 1.12 1011 UI thì thể tích bể lên men:

V bể = (m3) ~ 48 (m3)

Khối lƣợng sinh khối sinh ra đƣợc trong 1 mẻ lên men:

m sinh khối = 370798 (kg)

Tỉ lệ cấy giống là 1% (w/v) cho bể nhân giống ban đầu và lấy dịch nhân giống
cấy vào bể lên men với tỉ lệ 10% (v/v).
 Thể tích bể nhân giống 3% (v/v):

V giống = V bể = 48 = 1.44 (m3)


39
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Lựa chọn bể lên men dạng thân hình trụ bằng thép không gỉ, đáy lồi. bên trong
gồm các cảm biến, có đầu dò các thông số điều kiện nuôi cấy, 2 cánh khuấy dạng mái
chèo và ống sục khí.

2. Tính toán hiết bị lên men

2.1. Thiết bị nhân giống

Thiết bị nhân giống có:

• Hệ số chứa đầy 𝜑= 71% (24).

• Thể tích bể nhân giống là: Vbể = = 2.03 (m3).

Kết luận: Chọn thiết bị lên men dạng hình trụ, khuấy trộn có thể tích: Vbể = 2.03m3

≈ 2 m3. Yêu cầu tỉ lệ đƣờng kính thiết bị và chiều cao thiết bị: h ≥ 2D, chọn giá trị 2,

nghĩa là h= 2D. Ta có: Vbể = ↔ D = 1.1 m

Từ đó ta tính đƣợc giá trị chiều cao h = 2D = 2× 1.1 = 2.2 m

Kết luận: Thiết bị nhân giống cấp 2 có đƣờng kính (D)= 1.1 m, chiều cao(h) = 2.2 m

2.2. Thiết bị nuôi cấy

Tổng thể tích dịch nuôi cấy trong 1 mẻ là: Vdịch = 48 m3

40
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Hình 12. Thiết bị lên men có đảo trộn

(Nguồn: http://valve.vn/goc-chuyen-gia/cac-thiet-bi-len-men-nuoi-cay-chim-vi-sinh-
vat-trong-cac-moi-truong-dinh-duong-long.html )

Hệ số chứa đầy 𝜑= 50% (25).

• Thể tích bể lên men là:

Vbể = = 96 (m3)

Một bể có thể tích 120 m3 phù hợp với quy mô công nghiệp và thích hợp với các thiết
kế về tốc độ cánh khuấy (25).
Tính thể tích, đƣờng kính và chiều cao thiết bị lên men theo Gimbun và cs, 2004 (26).
Yêu cầu tỉ lệ đƣờng kính thiết bị và chiều cao thiết bị: h ≥ 2D, chọn giá trị 2, nghĩa là h
= 2D. Ta có:

Vbể = ↔ 120 = 2D × ↔ D = 4.25 (m)

Từ đó ta tính đƣợc giá trị chiều cao (h) = 8.5 m

Kết luận: Thiết bị lên men có đƣờng kính (D) là 4.25 m và chiều cao (h) là 8.5 m.

2.3. Thiết kế cánh khuấy

Chọn cơ cấu khuấy có 2 turbine hở Rushton, mỗi turbin gồm 6 cánh phẳng hình chữ
nhật trên mỗi đĩa gắn trên trục khuấy, các cánh này đƣợc đặt thẳng và song song với
trục.

Giả sử tỉ lệ đƣờng kính cánh khuấy (Di) và đƣờng kính bể (DT)là 0,3 (Di = 0,3DT) (27).
Đƣờng kính cánh khuấy:
Di = 0,3 x DT = 0,3 x 4.25 = 1,275 (m)
Bốn vách ngăn cách đều nhau đƣợc thiết kế để ngăn cản sự hình thành dòng xoáy làm
giảm hiệu suất pha trộn. Chiều rộng của vách ngăn thƣờng bằng 1/10 đƣờng kính của
bể (D vách ngăn = 1/10 DT) (27).
Chiều rộng của vách ngăn:

D vách ngăn = = 0,425 (m)


Chọn chiều cao của cánh khuấy bằng 0.2 đƣờng kính cánh khuấy (27).
41
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Chiều cao cánh khuấy:

= 0,2 x 1,275 = 0.255 (m)


Giả sử chiều rộng của cánh khuấy bằng 0.25 so với đƣờng kính cánh khuấy.
Chiều rộng của cánh khuấy:
Rck = 0,25 x Di = 0,25 x 1,275 = 0,319 (m)
Với chiều cao bể lên men là m ta thiết bể có cánh khuấy. Khoảng cách giữa 2 cánh
khuấy và khoảng cách giữa cánh khuấy thứ nhất so với đáy bể là 1,5 lần đƣờng kính
cánh khuấy (27).
 Khoảng cách giữa 2 cánh khuấy = 1,5 x Di = 1,5 x 1,275 = 1.913 (m)

Bảng 6. Thông số bể nuôi cấy

Thông số Kích thƣớc

Thể tích bể 120 m3

Chiều cao bể 8.5 m

Đƣờng kính bể 4.25 m

Đƣờng kính cánh khuấy 1.275 m

Đƣờng kính vách ngăn 0.425 m

Chiều cao lƣỡi cánh khuấy 0.255 m

Chiều rộng lƣỡi cánh khuấy 0.319 m

Chọn cánh khuấy Rushton có tỷ lệ công suất/thể tích: = 1,5 (kW/m3).

Công suất cánh khuấy: 𝑃𝑠 = 1.5×V= 1,5 × 120 = 180 (𝑘𝑊)

Giả sử bể hoạt động ở chế độ chảy rối (Re >105): NP = 5.0

Khối lƣợng riêng: 𝜌 = 1300 (𝑘𝑔/𝑚3)

42
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Độ nhớt canh trƣờng: 𝜇 = 10−3 (Pa.s) (24).

𝑃 = 𝑁𝑃 × 𝜌 × 𝑁𝑖3 × 𝐷𝑖5 ↔ 𝑁 = √ =√ = 2.02 (s-1 )

Trong đó:

NP: chuẩn số công suất (power number)

N: tốc độ cánh khuấy

𝜌: khối lƣợng riêng

Di: đƣờng kính cánh khuấy

Kiểm tra lại Re = = = 8848010.831 > 105

 Kiểm soát nồng độ oxy

Tốc độ truyền oxy: OTR = kLa (C*OL – COL).

 Xác định C*OL

C*OL phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và thành phần môi trƣờng. Ta có thể xác định
C*OL từ định luật Henrry theo công thức: C*OL = po x Ho.

 Xác định po

Ta sử dụng khí trời để sục nên áp suất của khí là 1atm. Tỉ lệ oxy trong khí quyển là
21%.

Nên áp suất riêng phần của oxy trong khí quyển là: po = 0.21 atm.

 Xác định Ho

Quá trình lên men đƣợc duy trì ở 30oC tại áp suất 1 atm thì hàm lƣợng oxy hòa tan:

Ho = 26.1 (ml/L) (24).

Cùng 1mol oxy thì ta có V = 22.4 (L) và m = 32 (g). Từ đó ta có hệ số chuyển đổi từ


ml sang mg là: 1 ml = = 1.4 (mg)

Ho = 26.1 × 1.4 = 36.54 (mg/L)

Nồng độ oxy bão hòa:


43
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

C*OL = po × Ho = 0.21 × 36.54 = 7.67 (mg/L)

 Xác định kLa

Vận tốc bọt khí uG = 5.4 ×10-3 (28).

Hệ số truyền khối:

kLa = ( )

= ( ) = 0.1177 (s-1)

Chọn COL= 50% × C*OL => COL = 0.5 × 7.67 = 3.835 (mg/L).

• Tốc độ truyền khối oxy:

OTR = kLa (C*OL – COL)

= 0.1177 × (7.67 – 3.835) = 0.4514 (mg.L-1.s-1 ) = 1.62504 (g.L-1.h-1)

 Công thức tính tốc độ sử dụng oxy: OUR = 𝑞𝑜 × X

Trong đó:

qo: Tốc độ sử dụng oxy riêng (mmol oxy/g sinh khối.h)

μ: tốc độ tăng trƣởng riêng (h-1), với μ = 0.05 (h-1) (29).

Yo: Năng suất tạo ra bởi 1 mol Oxy (g sinh khối/ mol oxy). Yo = 260 mmol oxy/g tế
bào.

Có: yo = = 700 (g sinh khối/ mol oxy).

Tốc độ sử dụng oxy riêng:

𝑞𝑂2= = 7×10-5(mol oxy. h-1.g-1)

• Xác định OUR

Ta có: X = 7.8 (g/L).

Nên: OUR = 𝑞𝑂2 × X = 7×10-5 × 7.8 = 5.46 × 10−4(mol oxy/ h.L) = 0.017(g.h-1.L-1)
44
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Ta thấy: OTR = 1.62504 > OUR = 0.017 vì vậy hệ thống cấp khí là phù hợp cho hoạt
động lên men.

3. Tính toán thiết bị ly tâm


Amylase dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao nên cần thực hiện phƣơng pháp ly tâm lạnh ở
nhiệt độ thấp. Môi trƣờng nuôi cấy đƣợc ly tâm ở 10.000 g trong 10 phút ở 4 ° C (30) .

Khối lƣợng riêng của enzyme amylase là 1.25 g/mL = 1250 kg/m3, thể tích của
enzyme trƣớc khi ly tâm :

VTLT= = 220774.6 (m3/năm)

Thể tích cần ly tâm trong 1 mẻ:

VLT = = 1724.8 (m3/ mẻ)

Giả sử trong quy mô công nghiệp quá trình ly tâm đƣợc thực hiện trong 6 giờ.

Q1 = = 287.46 (m3/h)

Dựa vào tính chất cũng nhƣ các đặc tính của thiết bị ly tâm dùng để phân tách vi sinh
vật và qua quá trình tính toán chi tiết kỹ thuật. Để đạt đƣợc công suất 600 tấn/ năm,
nên chọn thiết bị ly tâm loại đĩa. Vì máy ly tâm dạng đĩa có mức độ phân ly cao, phù
hợp với kích thƣớc Bacillus Subtilis. Lựa chọn thiết bị ly tâm dạng đĩa hitech model
270.

45
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Hình 13 : Thiết bị ly tâm dạng đĩa hitech model 270


Bảng 7: Thông số thiết bị ly tâm dạng đĩa hitech model 270
Đặc điểm Thông số
Công suất 1.5 – 2.5 (m3/h)
Đƣờng kính trong ro 270 mm
Đƣờng kính ngoài ri 7609 mm
Hệ số tách 81505
Số đĩa 118
Để thu enzyme cần sử dụng một lực ly tâm với giá trị 10000 g (30) . Thiết bị ly
tâm Hitech model 270 đƣợc sử dụng có đƣờng kính trong và đƣờng kính ngoài lần lƣợt
là 270 mm và 7609 mm.
Từ đó ta tính đƣợc vận tốc góc ( ) và tốc độ quay (rpm) trong quá trình thu tủa:

RCF = → =√ =√ = 115.61 rad/s

Từ vận tốc góc, ta có tốc độ vòng của máy bằng:

rpm = = 1104.05 (vòng/phút)

Nhƣ vậy, quá trình ly tâm đƣợc thực hiện với tốc độ 1104.05 vòng/phút.

 Yếu tố sigma: (31)


( )

Trong đó:
n: lƣợng đĩa, thiết bị có 118 đĩa
: góc nghiêng tạo nên con đĩa, độ (chọn = 45 độ)
r0 và ri: bán kính trong và bán kính ngoài của đĩa
∑ = 148328895.8

 Vận tốc dịch đi vào máy ly tâm:


= = = 1.16×10-5 (m3/h)

 Năng suất của thiết bị ly tâm FW-1300:


Q2 = = 1.16×10-5 × 14.83×107 = 1720.28 m3/h
Ta có : Q2 = 1720.28 m3/h > Q1 = 287.43 (m3/h)

46
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

 Vậy với năng suất của thiết bị là Q2 = 1720.28 m3 /h có thể đáp ứng với
năng suất cần thực hiện ly tâm Q1 = 287.46 m3 /h nên ta chỉ cần 6 máy ly
tâm.
4. Tính toán thiết bị lọc
Bảng 9. Thông số của quá trình lọc

Thông số Đơn vị Tài liệu tham khảo

Hệ số tách loại R = 99% (32)

Kích thƣớc enzyme 45 – 50 kDa (33)

α - amylase

Kích thƣớc lỗ lọc 30 kDa Chọn màng lọc 30kDa của hãng

SynderFiltration để phù hợp với yêu


cầu là cô đặc dịch enzyme α -
amylase.

Vận tốc dịch lọc qua màng Jv = 714L/h/m2 (32)


(Jv) = 0,714 m3/h/m2

Hiệu suất quá trình H = 90% (34)

Thời gian lọc T = 5h

- Giả sử ta cho hệ số tách loại là 99%.


- Khối lƣợng phân tử của α- amylase vào khoảng 50 kDa.
- Nồng độ enzyme đầu vào:

Cf = = = 0.570 ( tấn/m3)

Thể tích dòng dung dịch đƣa vào quá trình lọc là: Vf = 2358.4 m3/năm
Chọn quá trình lọc gián đoạn, ta có:
Vf = Vr + Vp (1)

47
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

CfVf = CrVr + CpVp (2)


Trong đó:

Cf: Nồng độ dòng dung dịch đi vào hệ thống

Vf: Thể tích dòng dung dịch đi vào hệ thống

Cr: Nồng độ dịch không qua màng lọc

Vr: Thể tích không đi qua màng lọc

Cp: Nồng độ trong dịch lọc

Vp: Thể tích dịch lọc

- Hiệu suất quá trình là:

H= = 0.90 (3)

Từ (1) ta có: 2358.4 = Vr + Vp

Từ (2) ta có: 2358.4 x 0.570 = VrCr + VpCp

↔ 1344.288 = VrCr + VpCp (4)

Từ (3) ta có: H = 0,90 => CrVr = 1209.8592 (tấn)

Từ (4) ta có: VpCp = 1344.288 1209. 8529 = 134.4351 (tấn)

Ta có, hệ số tách loại của màng lọc là: R= 99%

→ 0.99 =m 1 => Cp = 0.01Cr

Từ (1), suy ra:

Vf = V r + V p

→ Vf = +

1344.288 = +

48
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

1344.288 = + => Cr = 10.90 ( tấn/m3)

Tƣơng tự ta tính đƣợc Cp = 0.01Cr => 0.109 ( tấn/m3)

VpCp = 134.4351 ↔ Vp x 0.109 = 134.4351 => Vp = 1233.349 ( m3)

VrCr = 1209. 8529 ↔ Vr x 10.90 = 1209.8529 => Vr = 110.996 (m3)

Ta chọn thời gian lọc là t = 5(h)

↔ = 246.6698 (m3/h)

Có Jv = 0.714 m3/h/m2

A= = = 345.47(m2)

Chọn màng lọc 30 kDa của hãng SynderFiltration để phù hợp với yêu cầu là cô đặc
dịch.

Chọn loại màng phù hợp với lƣu lƣợng dòng đã tính toán (246.6698 m3/h): Chọn

màng lọc có đƣờng kính ống 10” với lƣu lƣợng lọc 246.6698 m3/h → Có diện tích
màng lọc là 326 ft2 ≈ 30.28 m2(2.153 ft2 = 0.2 m2)

= 11.41 ( thiết bị )

→ Suy ra cần 12 ống lọc.

Kết luận: Đối với quá trình lọc màng để cô đặc α-amylase từ vi khuẩn Bacillus Subtilis
sau khi ly tâm loại bỏ sinh khối ta lựa chọn:

• Thiết bị siêu lọc có màng lọc màng lọc 30 kDa của hãng SynderFiltration.

• Thể tích cần lọc 2358.4 m3/năm.

• Diện tích màng lọc 30.28 m2.

• Vận tốc dịch lọc qua màng: Jv = 714 (L/h/m2).

49
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

• Lƣu lƣợng dòng sau lọc Qp = 246.6698 m3/h.

• Số ống lọc 12 ống.

5. Tính toán thiết bị sấy phun

Khối lƣợng đƣa vào quá trình sấy (1 mẻ):

msấy = = 19831.25 (kg) với nồng độ chất khô là 30%.

Quá trình sấy phun có bổ sung maltodextrin 1% cung cấp sự ổn định tốt nhất trong
suốt thời gian sấy (35).

Lƣợng ẩm bay hơi khỏi vật liệu:

 Độ ẩm vật liệu trƣớc khi sấy: x1 = 75%


 Độ ẩm vật liệu sau khi sấy: x2 = 5%

Nhiệt độ tác nhân sấy đầu vào t1 = 120 ± 2°C, nhiệt độ tác nhân sấy đầu ra t2 = 84
±2°C (35).

Tính toán lựa chọn thiết bị sấy

Đặt các ký hiệu:

L1 – lƣợng vật liệu đi vào máy sấy, kg hay kg/h.

L2 – lƣợng vật liệu ra khỏi máy sấy, kg hay kg/h.

x1, x2 – độ ẩm của vật liệu trƣớc và sau khi sấy.

W – lƣợng ẩm cần tách trong quá trình sấy, kg

Phƣơng trình cân bằng vật liệu chung:

L1 = L2 + W

Lƣợng vật liệu trƣớc khi sấy: L1 = msấy = 19831.25 (kg)

Lƣợng ẩm cần tách ra khỏi vật liệu:

W= 14613 (kg)

50
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Thời gian lên men cho 1 mẻ là 48h (2 ngày) nên ta cho thời gian sấy tối đa là 1 ngày
(trừ thời gian máy móc nghỉ) tsấy = 1 (ngày) = 24 (h).

Công suất bốc ẩm: W = (kg ẩm/h)

Lựa chọn thiết bị

Tính toán thông số cho quá trình sấy

Với to=35°C và 𝜑o= 80% (điều kiện nhiệt độ và hàm ẩm ở Tp.HCM)

Hình 14. Giản đồ Ramzin

Từ to=35°C và 𝜑o= 80%, tra giản đồ Ramzin ta đƣợc do = 0.029 (kg ẩm/kkk).

Enthalpy của hỗn hợp không khí ẩm trƣớc khi vào caloriphe là:

Ho =

Trong đó:

ck = 1: nhiệt dung riêng của không khí khô (kkk), kJ/kg.°C

ro = 2493: enthalpy của hơi nƣớc ở 0°C, kJ/kg


51
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Ch = 1.97: nhiệt dung riêng của hơi nƣớc, kJ/kg.°C

 Ho = 109.3 (kJ/kg kkk)

Enthalpy của hỗn hợp không khí trƣớc khi vào buồng sấy t1 = 120°C, do = d1:

H1 =

(kJ/kg kkk)

Vì trong suốt quá trình sấy enthalpy của không khí không đổi nên:

H1 = H2 = 199.15 (kJ/kg kkk)

Với H2 là enthalpy của không khí sau khi sấy

Dựa vào công thức tính enthalpy ở nhiệt độ t2 = 84oC ta có:

H2 =

 Hàm ẩm của không khí sau khi ra khỏi phòng sấy:

(kg ẩm/kg kkk)

Lƣợng không khí khô cần để bốc hơi 1kg ẩm (không khí tiêu hao riêng) là:

l= (kg kkk/kg ẩm bay hơi)

Lƣợng không khí khô dành cho quá trình sấy:

L= (kg kkk/h)

Nhiệt lƣợng riêng tiêu tốn cho quá trình sấy:

(kJ/kg ẩm)

Công suất tiêu thụ của quá trình sấy:

Q= (kW)

Thiết kế thiết bị sấy

Giả sử ta chọn thời gian lƣu của khí là 20s và mật độ dòng khí ra là 0.89 kg/m3

Kích thƣớc thiết bị

52
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Lƣợng không khí tiêu hao trong quá trình sấy: L = 43492.3 (kg kkk/h)

Ta có ρ1, ρ2 là khối lƣợng riêng của không khí ở nhiệt độ t1, t2

t1 = 84°C => ρ1 = 0.898 (kg/m3 )


t2 = 120°C => ρ2 = 0.986 (kg/m3 )

Thể tích không khí vào và ra khỏi thiết bị sấy:

V1 = 48432.41 (m3/h)

V2 = 44109.84 (m3/h)

Lƣu lƣợng không khí khô chuyển động trong tháp sấy phun:

V= = 46271.125(m3/h)

Lƣu lƣợng không khí thực chuyển động trong tháp sấy bao gồm lƣợng không

khí khô và lƣợng hơi ẩm bốc hơi từ vật liệu sấy: ρh=1.296

( ) ( ) 259.672 (m3/h)

Trong đó:

W: lƣợng ẩm bay hơi (kg/h)

τ : thời gian lƣu trong buồng sấy (h), t = 20 (s) = (h) = 5,55 10-3 (h)

Cấu tạo buồng sấy chia làm 2 loại, gồm thân hình trụ và phần chóp nón là đáy, vậy

thể tích thân thiết bị bằng:

Thể tích khối nón ở đáy thế bị:

Chọn h1= 1,5D, ta có tổng thể tích thiết bị bằng:


Vt = Vttb + Vkn

Vậy đƣờng kính buồng sấy là D =5.574 (m)


53
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Chiều cao của buồng tỉ lệ gấp 1,5 lần so với đƣờng kính của thiết bị nên ta chọn chiều

cao của buồng sấy là:

h1 = = 8.36 (m)

h2= = 4.83 (m)

Vậy chiều cao thiết bị là:

htb = h1 + h2 = 8.36+4.83 = 13.19 (m)

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhóm chọn thiết bị sấy phun LPG – 800

Hình 15. Thông số Kỹ thuật của máy sấy phun LPG

(Nguồn : http://saobaca.com/san-pham/may-say-dang-phun/ )

6. Tính toán thiết bị đóng gói

Chọn thiết bị đóng gói tự động bao bì dạng bột SJIII-F1000 của công ty máy móc thiết
bị Thành Trung

Bảng 10 . Thông số kỹ thuật máy đóng gói

Đặc điểm Thông số

Tốc độ đóng gói 15-20 sản phẩm/ phút

54
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Khỗi lƣợng 1 sản phẩm (kg) 1

Công suất tiêu thụ (kW/V) 3.5/220

Khối lƣợng thiết bị (kg) 1200

Bao bì sử dụng Laminated film, PE, PP

Chiều dài bao bì (mm) 300

Chiều rộng bao bì (mm) 280

Kích thƣớc thiết bị (mm) 2000 × 1600 × 2300

Khối lƣợng 1 sản phẩm là 1kg và khối lƣợng enzyme sau 1 mẻ là 4690 kg/mẻ

 Tổng sản phẩm 1 mẻ = 4690 (sản phẩm)

Năng suất đóng gói của thiết bị trong 1 phút trung bình là 20 sản phẩm. Vậy thời gian
cần để đóng gói sản phẩm 1 mẻ là:

Tđóng gói = 235 (phút) = 3.92 (giờ)

CHƢƠNG 5. BÀI TOÁN KINH TẾ


1. Vốn cố định
1.1. Chi phí thiết bị

Bảng 11. Giá thiết bị sử dụng

STT Tên thiết bị Số Bảng giá ( VNĐ) Thành tiền (VNĐ)


lƣợng

1 Thùng chứa nguyên 1 100.000.000 100.000.000

liệu

55
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

2 Thiết bị trộn thùng quay 2 100.000.000 200.000.000

3 Thiết bị thanh trùng 2 250.000.000 500.000.000

4 Thiết bị lên men 300m3 2 470.000.000 940.000.000

5 Thiết bị ly tâm 1 1.100.000.000 6.600.000.000

6 Màng siêu lọc 12 25.000.000 300.000.000

7 Bơm siêu lọc 2 100.000.000 200.000.000

8 Thiết bị sấy phun 1 350.000.000 350.000.000

9 Băng tải sản phẩm 2 117.500.000 235.000.000

10 Máy đóng gói 2 376.000.000 376.000.000

Tổng chi phí : (Tmáy) 9.801.000.000

Giả sử chi phí vận chuyển và lắp đặt thiết bị bằng 1% tổng chi phí đầu tƣ cho hệ thống
thiết bị:

TLĐ = 1% x 9.801.000.000= 98.010.000 (VND)

1.2. Chi phí vận chuyển:

Bảng 12. Giá xe sử dụng

Tên xe Số lƣợng Đơn giá ( VNĐ) Tổng giá ( VNĐ)

Xe nâng (nguyên liệu và 2 200.000.000 400.000.000


thành phẩm)

Xe tải vận chuyển nguyên 3 650.000.000 2.600.000.000


liệu

56
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Xe tải vận chuyển sản phẩm 2 940.000.000 3.760.000.000

Tổng chi phí: (Txe) 6.760.000.000

Tổng chi phí đầu tƣ cho lắp đặt, thiết bị và phƣơng tiện vận tải:

TTB = Tmáy + TLĐ + Txe

= 9.801.000.000+ 98.010.000+ 6.760.000.000 = 16.659.010.000 (VND)

1.3. Chi phí xây dựng


Bảng 13. Giá xây dựng công trình

Tên công trình Diện tích (m2) Phí xây dựng (VND)

Khu vực sản xuất 200.000 5.000.000.000

Kho chứa nguyên liệu 20.000 750.000.000

Kho chứa sản phẩm 30.000 1.500.000.000

Kho chứa hóa chất 1.000 200.000.000

Khu vực công trình phụ ( quản lý 20.000 2.000.000.000


điện, PCCC, xử lý nƣớc thải,….)

Khu vực hành chính - sinh hoạt ( 15.000 2.500.000.000


phòng ban, nhà ăn, nhà vệ sinh,…..)

Tổng chi phí xây dựng: (TXD) 11.950.000.000

Giả sử nhà máy đặt tại khu công nghiệp Tân Bình TP HCM và giá thuê đất là 80
triệu/tháng.

Vậy phí thuê đất trong 1 năm là:

TĐ = 80.000.000 x 12 = 960.000.000 ( VND)


57
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

→ Tổng chi phí đầu tƣ cơ sở vật chất là:

TCP = TXD + TĐ = 11.950.000.000+ 960.000.000 = 12.910.000.000 (VND)

→ Tổng vốn cố định:

TCĐ = TTB + TCP = 16.659.010.000 + 12.910.000.000 = 29.956.901.000 ( VND)

2. Chi phí sản xuất trực tiếp


2.1. Chi phí nguyên liệu sản xuất
Bảng 14: Giá nguyên liệu

STT Nguyên liệu Số lƣợng/ 1 Đơn giá Thành tiền


năm (kg)

1 Tinh bột 8700 30.000 261.000.000

2 Yeast 4350 1.600.000 6.960.000.000

3 Giống Bacillus 4308 22.600 97.360.800


subtilis

4 Bacto- tryptone 34800 45.000 1.566.000.000

5 MgCl2.6H2O 438 140.000 61.320.000

6 KCl 1302 160.000 208.320.000

7 Citric acid 732 80.000 58.560.000

8 Na2SO4.10H2O 1122 100.000 112.200.000

9 NH4Cl 9312 4.500 41.905.000

10 NaH2PO4.2H2O 90 140.000 12.600.000

11 FeCl3.6H2O 48 260.000 12.480.000

1.1.1. Tổng chi phí cho 1 năm: (TNVL) 9.391.745.800

58
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

2.2. Chi phí nhân sự:

Bảng 15. Lƣơng nhân sự

STT Chức vụ Số Lƣơng/ngƣời/tháng Thành tiền (VND)


lƣợng (VND)

1 Giám đốc 1 40.000.000 40.000.000

2 Tổng giám sát 1 30.000.000 30.000.000

3 PGĐ kinh doanh 1 30.000.000 30.000.000

4 NV tổ chức – hành 5 10.000.000 20.000.000


chính

5 NV kỹ thuật 4 8.000.000 16.000.000

6 NV kế toán – tài tính 4 6.500.000 32.500.000

7 NV kinh doanh 15 10.000.000 40.000.000

8 Công Nhân 40 10.000.000 40.000.000

9 Lái xe 5 9.000.000 135.000.000

10 NV nhà ăn 5 6.000.000 240.000.000

11 Bảo vệ 5 7.000.000 35.000.000

12 NV vệ sinh 5 5.000.000 25.000.000

Tổng chi phí nhân sự 1 tháng 733.500.000

Tổng chi phí nhân sự trong 1 năm: (TNS) 8.802.000.000

2.3. Chi phí nhiên liệu

59
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Bảng 16: Chi phí nhiên liệu tiêu thụ trong 1 năm

Danh mục Đơn giá Số lƣợng Thành tiền (VND)

Nƣớc 11.040 2.000.000 (m3 ) 22.080.000.000


(VND/m3 )

Điện 1.452 2.500.000 (kW) 3.630.000.000


(VND/kWh)

Xăng RON 18.141 3.000 (lít) 54.423.000


95- III (VND/lít)

Dầu diesel 16.001 8.000 (lít) 128.008.000


(VND/lít)

Dầu nhớt 40.000 4.000 (lít) 160.000.000


(VND/lít)

1.1.2. Tổng chi phí: (TNL) 26.052.0431.000

Số liệu tham khảo tại:

Công ty cổ phần cấp nƣớc Tân Hòa

EVNNPC - Tập đoàn điện lực Việt Nam

Petrolimex – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Công ty TNHH SX-TM-DV-XNK Thiên Long)

→ Tổng chi phí sản xuất trực tiếp trong 1 năm:

TTT = TNVL + TNS + TNL

= 9.391.745.800+ 8.802.000.000+ 26.052.0431.000

= 44.246.176.800 (VND)

2.4. Chi phí sản xuất gián tiếp:


2.4.1 Chi phí bảo trì thiết bị và công trình:
60
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Giả sử phí bảo trì trong 1 năm bằng 10% tổng chi phí đầu tƣ cho máy móc và xây
dựng:

→ TBT = 10% x ( Tmáy + TXD)

= 10% x (9.801.000.000+ 11.950.000.000)

= 2.175.100.000 (VND)

2.4.2. Chi phí xử lý nƣớc thải:

Giả sử phí xử lý nƣớc thải trong 1 năm bằng 3% chi phí sản xuất trực tiếp:

→ TXL = 3% x TTT

= 3% x 44.246.176.800 = 1.327.385.304 (VND)

2.4.2 Chi phí bảo hiểm nhân sự

Theo Quyết định só 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH năm 2019 do chủ doanh
nhgiệp đóng cho nhân viên nhƣ sau:

TBHXH = 17,5% x Tiền lƣơng hàng tháng

TBHYT = 3% x Tiền lƣơng hàng tháng

TBHTN = 1% x Tiền lƣơng hàng tháng

TBH = 21.5% x Tiền lƣơng hàng tháng

Bảng 17: Chi phí bảo hiểm

STT Chức vụ Số Lƣơng/ngƣời/t Thành tiền 1 Phí bảo hiểm


lƣợng háng (VND) năm (VND) (VND/năm)

1 Giám đốc 1 40.000.000 480.000.000 103.200.000

2 Tổng giám sát 1 30.000.000 360.000.000 77.400.000

3 PGĐ kinh 1 30.000.000 360.000.000 77.400.000


doanh

61
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

4 NV tổ chức – 5 10.000.000 240.000.000 51.600.000


hành chính

5 NV kỹ thuật 4 8.000.000 192.000.000 51.600.000

6 NV kế toán – 4 6.500.000 390.000.000 83.850.000


tài tính

7 NV kinh 15 10.000.000 480.000.000 103.200.000


doanh

8 Công Nhân 40 10.000.000 480.000.000 103.200.000

9 Lái xe 5 9.000.000 1.620.000.000 348.300.000

10 NV nhà ăn 5 6.000.000 2.880.000.000 619.200.000

11 Bảo vệ 5 7.000.000 420.000.000 90.300.000

12 NV vệ sinh 5 5.000.000 300.000.000 64.500.000

Tổng chi phí bảo hiểm nhân sự 1 năm: TBH 1.902.750.000

2.5. Tổng khấu hao

Theo phụ lục 01 Thông tƣ 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/04/2013 của Bộ Tài
chính quy định khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định, trong đó:

- Thời gian trích khấu hao cho máy móc, thiết bị công tác khác là 12 năm.
- Thời gian trích khấu hao cho thiết bị và phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ là 10
năm.
- Thời gian trích khấu hao cho công trình nhà máy là 20 năm.

→ Tổng khấu hao cho máy móc thiết bị, phƣơng tiện và công trình là:

TKH = + +

62
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

= + +

= 2.090.250.000 ( VND/năm)

→ Tổng chi phí sản xuất gián tiếp trong 1 năm là:

TGT = TBT + TXL + TBH +TKH

= 2.175.100.000 + 1.327.385.304 + 1.902.750.000+ 2.090.250.000

= 7.495.485.304 ( VND)

2.6. Vốn lƣu động

→ Tổng vốn lƣu động 1 năm:

TLĐ = TTT + TGT

= 44.246.176.800 + 7.495.485.304

= 51.741.662.104 ( VND)

→ Tổng vốn đầu tƣ

TĐT = TCĐ + TLĐ

= 29.956.901.000 + 51.741.662.104

= 81.698.563.104 (VND)

3. Tính toán lợi nhuận và thời gian hoàn vốn


Giả sử tiền đầu tƣ là 100% vay vốn ngân hàng 1 năm.
Theo lãi suất ngân hàng VP Bank trung bình hiện nay 7%/năm.
Lãi vốn vay đầu tƣ

= 7% × 81.698.563.104 = 5.718.899.417 (VND)

Khấu hao 10 năm

= 10% × vốn cố định = 10% × 29.956.901.000 = 2.995.690.100 (VND)

Tổng chi phí hằng năm

= Vốn lƣu động + khấu hao hằng năm + lãi suất hằng năm

= 51.741.662.104 + 2.995.690.100+ 5.718.899.417

63
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

= 60.456.251.621 (VND)

Giá sản phẩm = == = 100.760 (VND)

Xác định mức lợi nhuận là 30% vốn đầu tƣ cho 1 kg enzyme, ta có giá bán 1 kg sản
phẩm ra thị trƣờng:

= 100.760 + 30% x 100.760= 130.988(VND)

Căn cứ vào giá enzyme trên thị trƣờng công ty quyết định chọn giá sản phẩm trên thị
trƣờng là 240 000 VND

Doanh thu = 131 000 x 600 000 = 78.600.000.000 (VND)

Lợi nhuận trƣớc thuế:

LNTT = Doanh thu - chi phí sản xuất - khấu hao

= 78.600.000.000 44.246.176.800 2.995.690.100

= 31.358.133.100 ( VND)

Thuế doanh nghiệp năm 2018 ( Theo điều 11 Thông tƣ 78/2014/TT-BTC)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% lợi nhuận trƣớc thuế

TTNDN = 20% × 31.358.133.100 = 6.271.626.620 ( VND)

- Lợi nhuận ròng

LNR = Lợi nhuận trƣớc thuế - Thuế doanh nghiệp

= 31.358.133.100 – 6.271.626.620= 25.086.506.480 (VND)

Dòng tiến (CF) = lợi nhuận ròng + khấu hao

= 25.086.506.480 + 2.995.690.100

= 28.082.196.580 (VND)

Thời gian hoàn vốn = = = = 2.9 năm = 35 tháng.

4. Giá trị hiện tại thuần (NPV) và Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
64
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

4.1. Giá trị hiện tại thuần (Net present value - NPV)
Dòng tiến (CF) = lợi nhuận ròng + khấu hao

= 80.093.777.760 + 1.334.601.000

= 81.428.378.760 (VND)

NPV = ∑ 𝐶𝐹0

Trong đó:

CFO: Là tiền đầu tƣ ban đầu (vốn cố định)

∑ : là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong dự án

𝑛: là tuổi thọ dự án

𝑟: là hệ số chiết khấu giả sử vòng đời 10 năm

Bảng 18: Giá trị hiện tại thuần

Năm thứ t CFo Hệ số chiết khấu 7% CFn

(n) (1 + r)n

Hiện tại 1 -81.698.563.104

1 28.082.196.580 ( 1+7%)1 30.047.950.340

2 28.082.196.580 ( 1+7%)2 32.151.306.860

3 28.082.196.580 ( 1+7%)3 34.401.898.340

4 28.082.196.580 ( 1+7%)4 36.810.031.230

5 28.082.196.580 ( 1+7%)5 39.386.733.420

6 28.082.196.580 ( 1+7%)6 42.143.804.750

7 28.082.196.580 ( 1+7%)7 45.093.871.090

65
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

8 28.082.196.580 ( 1+7%)8 48.250.442.060

9 28.082.196.580 ( 1+7%)9 51.627.973.010

10 28.082.196.580 ( 1+7%)10 55.241.931.120

Tổng NPV 186.096.638.029(VND)

Dựa vào kết quả từ bảng trên ta thấy rằng NPV = 186.096.638.029 > 0 và đây là dự
án độc lập => dự án có tính khả thi đƣợc chấp nhận đầu tƣ.

4.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)


Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần
của dự án bằng không. Nói cách khác, giá trị hiện tại của dòng tiền trong tƣơng lai của
dự án sẽ cân bằng với khoản đầu tƣ ban đầu.

IRR = NPV = 𝐶𝐹 = 0

Sử dụng phần mêm Excel, ta tính đƣợc IRR của dự án bằng 42 % > 7% (tỷ lệ
chiết khấu của dự án). Do đó, dự án đƣợc chấp nhận.

Nhìn chung, với kết quá NPV và IRR tính đƣợc, dự án sản xuất enzyme Cellulase có
thể đƣa vào hoạt động và sau 2 năm 11 tháng công ty có thể hoàn vốn, các năm sau đó
công ty có thể thu đƣợc lợi nhuận.

CHƢƠNG 6: TÍNH TOÁN RỦI RO


1. Sản phẩm không đạt chất lƣợng

Cho tỉ lệ sản phẩm lỗi là 0.05% (Cứ 6000 kg sản phẩm sẽ có 1 kg sản phẩm
không đạt chất lƣợng).
Số lƣợng sản phẩm không đạt chất lƣợng trong 1 năm: =0.05% × (600 × 1000) = 300
(kg sản phẩm).

Chi phí hao hụt do sản phẩm không đạt:

= 300 x 131.000 = 39.300.000 ( VND)

2. Tổn kho cuối năm


66
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Giả sử hàng tồn kho cuối năm là 2%

Cuối năm tồn kho: 2% x (600 x 1000)= 12000 (kg sản phẩm)

Hao hụt do hàng tồn kho là: 12000 x 131.000 = 1.572.000.000 (VND)

2.1. Rủi ro trong quá trình vận chuyển


Giả sử tỉ lệ rủi ro trong quá trình vận chuyển là 0.005%
Hao hụt chi phí: 0.005% × (600 × 1000) × 131.000 = 3.930.000 (VNĐ)
Giả sử tỉ lệ hƣ sản phẩm do tác động của môi trƣờng xung quanh (mƣa, côn
trùng) trong quá trình vận chuyển là 0.1%.

Chi phí hao hụt: 0.1% × (600 × 1000) × 131.000= 78.600.000 (VNĐ)

2.2. Tổng chi phí rủi ro

Trủi ro = 3.930.000+ 1.572.000.000 + 78.600.000 =1.654.530.000 (VND)

67
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hamilton LM, Kelly CT, Fogarty WM. Production and properties of the raw
starch-digesting α-amylase of Bacillus sp. IMD 435. Process Biochem.
1999;35(1–2):27–31.

2. Biol TJ. Increase of the α-amylase yield by Some Bacillus. Food Eng.
2000;24:299–308.

3. Duy TH, Lê Phạm Tấn Quốc, Cẩm TTH, Ngọc PTK, Đào ĐTA. Tối ƣu hóa
trích ly thu nhận dịch saponin thô từ đảng sâm codonopsis javanica (blume)
hook. F. Bằng enzyme alpha-amylase. Hoạt động nghiên cứu khoa học địa
phƣơng. 2006;

4. Nguyễn Hoàng Anh. Nghiên cứu ứng dụng enzyme amylase, protease và nấm
men thuần chủng trong sản xuất rƣợu vang nếp. Trƣờng Đại học Trà Vinh.
2010;141.

5. Fiddaman PJ, Rossall S. Effect of substrate on the production of antifungal


volatiles from Bacillus subtilis. J Appl Bacteriol. 1994;76(4):395–405.

6. Hồ Thị Việt Thu. Hiệu quả của bào tử bacillus subtilis biểu hiện interferon
alpha gà (b. Subtilis-chifnα) trong phòng bệnh newcastle trên gà. Tạp chí Khoa
học. 2012;(304–310).

7. Nguyễn Lân Dũng. Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Giáo Dục. 2003;

8. Do Nascimento WCA, Leal Martins ML. Production and properties of an


extracellular protease from thermophilic Bacillus sp. Brazilian J Microbiol.
2004;35(1–2):91–6.

9. Nguyễn Đức Lƣợng. Công Nghệ Enzyme. Đại Học Quốc Gia TPHCM.
2004;284.

10. Đặng Thị Thu, Tú LTN, Anh TK, Thủy PT, Sâm NX. Công Nghệ Enzyme. Nhà
xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 2012;312.

11. Dash BK, Rahman MM, Sarker PK. Molecular identification of a newly isolated

68
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

bacillus subtilis BI19 and optimization of production conditions for enhanced


production of extracellular amylase. Biomed Res Int. 2015;2015.

12. Chen J, Gai Y, Fu G, Zhou W, Zhang D, Wen J. Enhanced extracellular


production of α-amylase in Bacillus subtilis by optimization of regulatory
elements and over-expression of PrsA lipoprotein. Biotechnol Lett.
2015;37(4):899–906.

13. Elumalai P, Lim JM, Park YJ, Cho M, Shea PJ, Oh BT. Enhanced amylase
production by a Bacillus subtilis strain under blue light-emitting diodes. Prep
Biochem Biotechnol [Internet]. 2019;49(2):143–50. Available at:
https://doi.org/10.1080/10826068.2018.1550656

14. Salman T, Kamal M, Ahmed M, Siddiqa SM, Khan RA, Hassan A. Medium
optimization for the production of amylase by Bacillus subtilis RM16 in Shake-
flask fermentation. Pak J Pharm Sci. 2016;29(2):439–44.

15. Gikanga B, Turok R, Hui A, Bowen M, Stauch OB, Maa YF. Manufacturing of
High-Concentration Monoclonal Antibody Formulations via Spray Drying-the
Road to Manufacturing Scale. PDA J Pharm Sci Technol. 2015;69(1):59–73.

16. Sverdlov Arzi R, Sosnik A. Electrohydrodynamic atomization and spray-drying


for the production of pure drug nanocrystals and co-crystals. Adv Drug Deliv
Rev [Internet]. 2018;131:79–100. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.addr.2018.07.012

17. Amutha K, Jaya Priya K. Effect of pH, temperature and metal ions on amylase
activity from bacillus subtilis KCX 006. Int J Pharma Bio Sci. 2011;2(2):407–
13.

18. Katsanos KH, Kitsanou M, Christodoulou DK, Tsianos E V. High CA 19-9


levels in benign biliary tract diseases: Report of four cases and review of the
literature. Eur J Intern Med. 2002;13(2):132–5.

19. Pastor MD, Lorda GS, Balatti A. Protease obtention using Bacillus subtilis 3411
and amaranth seed meal medium at different aeration rates. Brazilian J

69
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

Microbiol. 2001;32(1):6–9.

20. Datar R, Rosén CG. Centrifugal separation in the recovery of intracellular


protein from E. coli. Chem Eng J. 1987;34(3):49–56.

21. Joshi RD, Umrikar AM, Bhate MA, Kulkarni SS. Production, purification and
characterization of L-asparaginase from soil isolate of Bacillus species. Int J
Recent Sci Res. 2015;6(1):2472–6.

22. Gebremariam MM, Zarnkow M, Becker T. Effect of Drying Temperature and


Time on Alpha-Amylase, Beta-Amylase, Limit Dextrinase Activities and
Dimethyl Sulphide Level of Teff (Eragrostis tef) Malt. Food Bioprocess
Technol. 2013;6(12):3462–72.

23. Davis DA, Lynch HC, Varley J. The production of Surfactin in batch culture by
Bacillus subtilis ATCC 21332 is strongly influenced by the conditions of
nitrogen metabolism. Enzyme Microb Technol. 1999;25(3–5):322–9.

24. Trần Xoa. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 1. Khoa học Kỹ
thuật. 2006;

25. Lê Văn Hoàng. Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi
trƣờng dinh dƣỡng lỏng. 2013;

26. Gimbun J, Dayang Radiah AB, Chuah TG. Bioreactor design via spreadsheet -
A study on the monosodium glutamate (MSG) process. J Food Eng.
2004;64(3):277–83.

27. Nguyễn Hoàng Lộc. Giáo trình Nhập môn công nghệ sinh học. NXB Đại học
Huế. 2007;

28. Kilonzo PM, Margaritis A. The effects of non-Newtonian fermentation broth


viscosity and small bubble segregation on oxygen mass transfer in gas-lift
bioreactors: A critical review. Biochem Eng J. 2004;17(1):27–40.

29. Chenikher S, Guez JS, Coutte F, Pekpe M, Jacques P, Cassar JP. Control of the
specific growth rate of Bacillus subtilis for the production of biosurfactant
lipopeptides in bioreactors with foam overflow. Process Biochem.

70
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT QUÁ TRÌNH SINH HỌC GVHD: TS.PHẠM THỊ PHƢƠNG THÙY

2010;45(11):1800–7.

30. Liu XD, Xu Y. A novel raw starch digesting α-amylase from a newly isolated
Bacillus sp. YX-1: Purification and characterization. Bioresour Technol.
2008;99(10):4315–20.

31. Brar SK, Verma M, Tyagi RD, Valéro JR, Surampalli RY. Efficient centrifugal
recovery of Bacillus thuringiensis biopesticides from fermented wastewater and
wastewater sludge. Water Res. 2006;40(6):1310–20.

32. Bezawada J, Yan S, John RP, Tyagi RD, Surampalli RY. Recovery of Bacillus
licheniformis Alkaline Protease from Supernatant of Fermented Wastewater
Sludge Using Ultrafiltration and Its Characterization . Biotechnol Res Int.
2011;2011:1–11.

33. E.FISCHER, Stein E. The enzyme. 1960;313–143.

34. Sheehan JJ, Hamilton BK, Levy PF. Pilot-Scale Membrane Filtration Process
for the Recovery of an Extracellular Bacterial Protease. 1990;130–55.

35. Sellami-Kamoun A, Haddar A, Ali NEH, Ghorbel-Frikha B, Kanoun S, Nasri


M. Stability of thermostable alkaline protease from Bacillus licheniformis RP1
in commercial solid laundry detergent formulations. Microbiol Res.
2008;163(3):299–306.

71

You might also like