You are on page 1of 5

Phương pháp điện hóa học: Thực chất của phương pháp này là làm cho thế của

kim loại
cần bảo vệ thay đổi theo hướng đưa kim loại vào vùng được bảo vệ (phương pháp bảo vệ
cathode) hoặc vào vùng thụ động (phương pháp bảo vệ anode).
a. Phương pháp bảo vệ cathode bằng điện cực “hi sinh”:
Đây là phương pháp được sử dụng để kiểm soát sự ăn mòn của bề mặt kim loại bằng cách
biến chính nó thành cathode trong pin điện hóa. Phương pháp đơn giản thường được sử
dụng đó là nối kim loại cần được bảo vệ với kim loại dễ bị ăn mòn hơn đóng vai trò là
anode nên gọi là “anode hi sinh”. Kim loại hy sinh đó sẽ bị ăn mòn thay cho kim loại cần
được bảo vệ.
Trong phương pháp này, kim loại cần bảo vệ được ghép nối với một kim loại khác có thế
thấp hơn nhiều.
Ví dụ: Magnesium đóng vai trò “anode hi sinh” trong quá trình cung cấp electron cho
kim loại cần bảo vệ và bằng cách này magnesium tự hủy hoại để bảo vệ kim loại khỏi ăn
mòn.

Điều kiện để anode hy sinh làm việc có hiệu quả:


Giữa vật bảo vệ và anode hy sinh có hiệu điện thế đủ lớn.
Vật liệu anode có điện thế ít thay đổi.
Vật liệu anode phải có dung lượng cao, ổn định, không bị thụ động trong môi trường làm
việc, ăn mòn đều, hiệu suất cao.
b. Phương pháp bảo vệ cathode bằng dòng điện cathode:
Nguồn cung cấp electron cho kim loại cần bảo vệ là nguồn điện một chiều từ bên ngoài.
Kim loại cần bảo vệ được nối với cực âm của nguồn điện; cực dương của nguồn được nối
với một kim loại bất kì cũng được đặt vào cùng một môi trường xâm thực.
Điện áp nguồn được đặt sao cho thế của kim loại cần bảo vệ phải ứng với vùng điện thế
bảo vệ.

Kim loại cần được bảo vệ, các đường ống dẫn nhiên liệu dưới đất, vỏ tầu biển được nối
với cực âm của nguồn điện một chiều, còn cực dương của nguồn điện nối với một anot
bằng vật liệu ít tan
c. Phương pháp bảo vệ anode: Trong phương pháp này kim loại cần bảo vệ được phân
cực bằng dòng điện anode, khi đó thế của kim loại sẽ bị chuyển dịch vào vùng thế của
trạng thái thụ động.
Bảng thế thụ đông của kim loại ở pH = 0 và 25 độ C
Kim loại Thế thụ động (V)
Au 1,36
Pt 0,91
Fe 0,58
Ag 0,40
Ni 0,36
Cr -0,22
Ti -0,24


nh vẽ thể hiện đường cong phân cực trong sự thụ động hóa kim loại
Giải thích hình vẽ: Hình vẽ cho thấy khi thế chuyển dịch sang phía dương hơn thì dòng
ăn mòn tăng; tại một giá trị nào đó của thế, đường phâm cực bắt đầu đổi hướng và giảm
nhanh với thế. Điện thế tại đó có sự giảm nhanh của mật độ dòng là thế thụ động. Các
kim loại khác nhau thế hiện thế thụ động khác nhau. Một khi kim loại được đưa vào trạng
thái thụ động thì dòng điện lưu thông không đáng kể, thường nhỏ hơn dòng hòa tan tại
cực đại của đường phân cực, 100 tới 1000 lần. Và như thế, sự ăn mòn dừng lại do kim
loại được bảo vệ anode bằng cách bơm electron ra khỏi kim loại thay vì bơm electron tới
kim loại như trong phương pháp bảo vệ cathode.
Kim loại cũng có thể chuyển vào trạng thái thụ động khi được xử lí bằng dung dịch có
chứa các chất oxi hóa.
Ví dụ: iron sẽ bị thụ động hóa bằng sulfuric acid đặc, nitric acid đặc. Hiện tượng thụ động
gắn liền với sự hình thành trên bề mặt kim loại một màng hấp phụ oxide hoặc màng
muối. Sự hình thành những màng này chẳng những ảnh hưởng nhiều tới sự hòa tan anode
kim loại mà còn kìm hãm nhiều quá trình điện cực khác. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ
chế của sự thụ động, sự hình thành và các thuộc tính của màng thụ động vẫn còn là vấn
đề thời sự của điện hóa học.
d. Biến đổi môi trường xâm thực:
Để giảm tính xâm thực của môi trường, người ta sử dụng chất ức chế ăn mòn; đó là chất
hóa học với liều sử dụng nhỏ đưa vào môi trường có thể kìm hãm các quá trình điện cực.
Tác dụng ức chế là do:
- Hấp phụ phân tử chất ức chế hữu cơ lên bề mặt
- Thụ động hóa kim loại
- Tạo lớp kết tủa muối lên bề mặt, ngăn oxygen có thể tiếp cận kim loại
- Loại bỏ tác nhân ăn mòn (oxygen hòa tan)
Sự hấp phụ chất ức chế không chỉ phụ thuộc bản chất hóa học của chúng mà còn phụ
thuộc vào điện tích của điện cực, do đó độ che phủ trên bề mặt phụ thuộc vào kim loại bị
phân cực cathode và anode so với thế ăn mòn.
Trong ức chế ăn mòn, sự phân loại chất ức chế còn dựa vào tác dụng của chúng trong
từng loại môi trường, theo đó người ta phân biệt ức chế trong môi trường acid, base và
trung tính.
Bảng ghi lại một số chất ức chế dùng trong các môi trường khác nhau:
Kim loại Môi trường Chất ức chế
Hữu cơ Vô cơ
Iron acid Anilin, ethyl và As2O3, NaAsO2,
diethyl amine; K2Cr2O7
pyridine;
formaldehyde,...
trung tính Sodium benzoate, Na2SO3
hydrazine
Thép acid Như đối với iron
trung tính Sodium benzoate
Copper acid thiourea K2Cr2O7, KMnO4
Trung tính Ca(HCO3)2, CrO 2−¿¿
4

Aluminum và zinc Trung tính Ca(HCO3)2, sodium


và calcium
hexametaphosphate
Kiềm glucose S2- và SiO2−¿¿
3

e. Ứng dụng:
Công nghệ bề mặt
Công nghệ sản xuất pin- ắc quy
Công nghệ điện phân sản xuất các hóa chất
Công nghệ điện phân tinh chế kim loại
Các công nghệ chống ăn mòn kim loại
Công nghệ xử lý môi trường bằng phương pháp điện hóa
Nghiên cứu khoa học và công nghệ

You might also like