You are on page 1of 4

Minh giải ý nghĩa

Nhân nhàn quế hoa lạc


“Nhàn” nghĩa là trạng thái nhàn rỗi, thảnh thơi, yên ổn , “nhân nhàn” có thể hiểu
là người sống ẩn dật, là cuộc sống của người ẩn sĩ tìm về với chốn bình yên và
sự yên tĩnh trong tâm hồn. “Quế hoa lạc”, hoa quế thường rụng vào thời điểm
cuối hè, đây là lúc người nông dân đợi thu hoạch vụ mùa tiếp theo là khoảng
thời gian nhàn hạ ngắn ngủi hiếm hoi suốt cả một năm vì thế khoảng thời gian
này “nhân” có thể “nhàn” do đó thời gian hoa quế rơi là thời gian thực. Hoa quế
còn là loài hoa nhỏ chỉ bằng chiếc cúc bạch ngọc mỏng manh rơi xuống mà thi
nhân có thể nghe được. Đó không chỉ là hành động nghe mà còn là cảm nhận
của thi nhân, không chỉ là tâm nhàn mà hồn còn mộng. Tác giả lấy động, tiếng
hoa quế rụng để làm nổi bật cái vắng không của núi xuân, cái yên tĩnh của đêm
xuân về khuya.
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Cảm nhận ở đây là cảm nhận cảnh đêm yên tĩnh (dạ tĩnh), sự yên tĩnh này là
tuyệt đối bởi “dạ” đã “tĩnh” thì “xuân sơn” cũng “không”. Từ “xuân sơn” mà tác
giả dùng chỉ thời gian ước lệ, có thể là núi mùa xuân mang vẻ đẹp tươi trẻ hoặc
cũng có thể là để chỉ ngọn núi xanh đầy sức sống. Chữ “không” nhấn mạnh
thêm cho chữ “tĩnh” khiến sự yên tĩnh càng có chiều sâu, càng trở nên yên tĩnh
tuyệt đối. Trong sự ngập tràn của cái yên tĩnh đó, tiếng rơi của hoa quế trở thành
tiếng động duy nhất, nhưng không phải là tiếng động vang xa hay to tát mà là
tiếng động nhỏ nhoi, khẽ khàng rất thanh cao. Tiếng động đó không làm cho sự
yên tĩnh mất đi mà chỉ tô điểm thêm cho sự yên tĩnh. Ở đây ta gặp nguyên tắc
dùng động tả tĩnh của thơ Đường.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Sự vận hành của trăng không hề gây ra tiếng động nào mà chim núi vẫn cứ giật
mình. Chữ “kinh” ở đây nghĩa là kinh động , mà đối tượng gây ra sự kinh động
là vầng trăng. Sự chuyển động chậm rãi của vầng trăng vậy mà không chỉ chim
núi giật mình mà còn khiến cho người giật mình nữa. Câu thơ còn gợi ra cả ánh
sáng của vầng trăng nơi núi cao.
Thời minh xuân giản trung
Trong thời gian đêm xuân, ánh trăng huyền ảo lung linh dàn trải khắp núi non
làm cho không gian thêm rộng và huyễn hoặc, mơ hồ, vắng lặng (sơn không).
Ánh sáng lan tỏa cũng làm kinh động đến chim núi, làm chim núi bừng tỉnh,
“giật mình” thảng thốt! Chim núi giật mình bởi ánh trăng hay “giật mình” bởi
màn đêm quá tĩnh lặng? Tiếng chim thỉnh thoảng (thời) cất tiếng kêu trong khe
núi điểm xuyết vào cái nền không gian ấy càng làm cho không gian tĩnh lặng
hơn. Đó không phải đơn thuần là sự bừng sáng của ánh trăng chiếu ứng lên cảnh
vật, tác động đến trạng thái của chim núi mà còn là sự thảng thốt, bừng ngộ
trong tâm hồn thi nhân. Tĩnh từ tâm hồn thi nhân lan đến cảnh. Động xuất phát
từ tĩnh, nhờ động mà ta càng thấy tĩnh. Tất cả vạn vật đều cảm ứng với nhau, có
mối liên hệ mật thiết với nhau một cách vô hình; đặc biệt cảnh vật vào thời điểm
đêm xuân càng dễ khơi gợi nhiều nỗi niềm bâng khuâng, nhiều xúc cảm vô định
trong lòng người.
Nổi bật trong bức tranh sơn thủy hữu tình, giàu sức gợi, nên thơ và tĩnh lặng đó
là hình ảnh một tao nhân mặc khách - một ẩn sĩ muốn thoát khỏi mọi hệ lụy của
chốn bụi trần để “tịnh tâm”. Vương Duy chịu ảnh hưởng Thiền học rất sâu đậm,
“không tịnh” là cảnh giới ông ra sức để đạt được ở trong thơ. Đó cũng chính là
sự “bừng ngộ” trong tâm hồn ông.
Khe chim kêu

Dịch thơ (Ngô Tất Tố)

Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,


Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi

Dịch thơ (Tương Như)

Người nhàn hoa quế rụng,


Đêm xuân núi vắng teo.
Trăng lên chim núi hãi,
Dưới khe chốc chốc kêu.

So sánh bản dịch với nguyên văn


Về thể thơ theo nguyên tác bài thơ Điểu minh giản được viết bằng thể ngũ ngôn
tứ tuyệt nhưng trong bản dich của Ngô Tất Tố lại là thể lục bát vì thế sẽ không
đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc về niêm, luật vần đối trong thơ đường.
Về nhan đề thường được dịch là “Khe chim kêu” và từng được đề xuất hiểu theo
một trong 2 cách:
Cách 1: Khe có tiếng chim kêu
Cách 2: Khe có tên là Minh Giản
Nhân nhàn quế hoa lạc
(Người nhàn hoa quế nhẹ rơi/Người nhàn hoa quế rụng)
Ở đây nguyên tác dùng từ “lạc” ở bản dịch của Ngô Tất Tố là “nhẹ rơi” có thể
thấy nhà thơ đã dịch khá sát với nguyên tác thể hiện trạng thái rơi nhẹ nhàng,
thanh thoát.
Dạ tĩnh xuân sơn không
(Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh./ Đêm xuân núi vắng teo)
Chữ “tĩnh” trong “dạ tĩnh” nghĩa là đêm yên tĩnh, thanh vắng nhưng cái yên
tĩnh ở đây mang vẻ đẹp thanh cao thấm đẫm chất thiền của thơ Vương Duy
nhưng lại được dịch là “lặng ngắt” ở bản dịch của Ngô Tất Tố, mang sắc màu
u ám, còn bản dịch của Tương Như thì dịch thiếu chữ “tĩnh” so với bản gốc của
nhà thơ Vương Duy. Do đó khiến cho ý của câu thơ so với nguyên tác bị hạn
chế.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
(Trăng lên, chim núi giật mình, /Trăng lên chim núi hãi,)
“Kinh” nghĩa là sợ hãi. ở đây miêu tả trong cảnh yên tĩnh đến tuyệt đối thì sự
xuất hiện của vầng trăng dù rất chậm rãi và nhẹ nhàng làm giật mình cả loài
chim núi, cảnh vật và thi nhân bởi ánh sáng của vầng trăng, được dịch là “giật
mình” hay “hãi” làm mất đi sự bừng sáng của ánh trăng chiếu vào cảnh vật và
thi nhân.
Thời minh xuân giản trung
(Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi)
Từ “thời” trong câu thơ mang nghĩa là thỉnh thoảng nhưng trong bản dịch của
Ngô Tất Tố từ “thủng thẳng” mang nghĩa là chậm rãi, từ từ do đó nghĩa của câu
thơ đã bị thay đổi sang sắc thái khác, không còn thể hiện cái tĩnh trong động và
sự giao cảm giao hoà giữa con người và cảnh vật.
Tuy có nhiều hạn chế nhưng các nhà thơ đã cố gắng truyền tải trọn vẹn nhất nội
dung cũng như nghệ thuật của bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy

You might also like