You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT


KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGUYÊN LÝ


VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ

Môn học: Triết học Mác – Lênin


Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Hiên
Họ và tên: Nguyễn Diễm Chi
Chuyên ngành: Kinh tế học
Lớp: K22401
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................... 1

PHẦN 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.............................................. 2

1.1 Khái niệm.............................................................................................................. 2

PHẦN 2: MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ............................................................................3

2.1 Khái niệm.............................................................................................................. 3

2.2 Liên hệ và cô lập...................................................................................................3

PHẦN 3: TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN............................................. 6

3.1 Tính khách quan ………..…………………….………………………………....6

3.2 Tính phổ biến ………………………………………………………………...…6

3.3 Tính đa dạng và phong phú………………………………………………….…..6

PHẦN 4: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN………………………………………...8

KẾT LUẬN.................................................................................................................... 9

NGUỒN THAM KHẢO................................................................................................10

1
PHẦN 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Khái niệm:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật,
của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp
phạm trù cơ bản
- Theo chủ nghĩa Mác -Lênin thì các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu
hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau.
Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác
động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối
với sự vật, hiện tượng khác. Đồng thời cũng qua đó phê phán cách xem xét của
các nhà siêu hình học.

2
PHẦN 2: MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

2.1. Khái niệm:

- “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau.
 Ví dụ: Giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ luôn có liên hệ với nhau. Khoa
học chính là cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật. Và ngược lại, kĩ thuật phát
triển cũng làm cho khoa học tiến bộ hơn. Các loại kính hiển vi điện tử (có
độ phóng đại lên đến hàng triệu lần) ra đời nhờ các kiến thức khoa học về
vật lý, quang học của con người. Kính hiển vi điện tử giúp khoa học nghiên
cứu được các cấu trúc siêu nhỏ, các gen, các vi rút,…Kĩ thuật phát triển
thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ mới lại
giúp kĩ thuật phát triển
- Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất
định làm đối tượng kia thay đổi.
 Ví dụ: Khi internet chưa xuất hiện, chúng ta tìm kiếm thông tin mới qua các
phương tiện truyền thống như radio, các tờ báo thường nhật. Tuy vậy tốc độ
cập nhật và truyền tin vẫn còn chậm cho tới khi internet ra đời, nó đã thay
đổi mọi thứ. Với tốc độ upload nhanh chóng, khả năng cập nhật thông tin
tức thời thì mạng xã hội được nhiều người xem là phương tiện được ưu tiên
hơn cả. Không khó để chúng ta bắt gặp nhiều người thay vì xem thời sự,
đọc báo họ lướt Facebook, Youtube thay vì xem tivi,…
- Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối
tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.

3
2.2. Liên hệ và cô lập:

- Liên hệ và cô lập hoàn toàn không có nghĩa là, một số đối tượng luôn liên hệ, còn
những đối tượng khác lại chỉ cô lập. Trong các trường hợp liên hệ xét ở trên vẫn có
sự cô lập, cũng như ở các trường hợp cô lập vẫn có mối liên hệ qua lại. Trong thế
giới mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau. Chúng liên
hệ với nhau ở một số khía cạnh, và không liên hệ với nhau ở những khía cạnh
khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đối tượng khác thay đổi, lẫn
những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi. Như vậy, liên hệ và cô lập
thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan hệ giữa cơ thể sống và môi trường.
Cơ thể sống gắn bó với môi trường nhưng đồng thời cũng tách biệt với nó, có tính
độc lập tương đối.
- Trước đây, các nhà duy tâm rút các mối liên hệ giữa các sự vật ra từ ý thức, tinh
thần (Hêghen cho rằng, ý niệm tuyệt đối là nền tảng của các mối liên hệ, còn
Béccơly trên lập trường duy tâm chủ quan lại cho rằng, cảm giác là nền tảng của
mối liên hệ giữa các đối tượng). Từ chỗ cho rằng, mọi tồn tại trong thế giới đều là
những mắt khâu của một thực thể vật chất duy nhất, là những trạng thái và hình
thức tồn tại khác nhau của nó, phép biện chứng duy vật thừa nhận, có mối liên hệ
phổ biến giữa các đối tượng. Nhưng khi đã nói đến mối liên hệ phổ biến thì cũng
phải phân biệt khái niệm mới này với đơn giản mối liên hệ. Khi nói mối liên hệ
chúng ta chủ yếu mới chỉ chú ý đến sự rang buộc, tác động lẫn nhau giữa các đối
tượng vật chất - hữu hình, trong khi còn thế giới tinh thần ở đó các đối tượng
không là những sự vật hữu hình mà lại vô hình như các hình thức của tư duy (khái
niệm, phán đoán, suy lý) hay các phạm trù khoa học – hình thức của nhận thức
cũng liên hệ chặt chẽ với nhau và liên hệ với các vật thật – nguyên mẫu hiện thực
khách quan, mà các hình thức này chỉ là sự phản ánh, tại tạo lại chúng. Khi quan
niệm về sự liên hệ được mở rộng sang cho cả giữa các đối tượng tinh thần và giữa
chúng vốn thuộc chủ thể với các đối tượng khách quan thì sẽ có quan niệm về mối

4
liên hệ phổ biến.Có rất nhiều loại liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung, là đối
tượng nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ này được gọi là liên hệ phổ
biến. Thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng, mà là hệ thống các liên hệ
đối tượng. Như vậy, chính tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mọi
liên hệ. Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô lập, mà luôn tác
động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
- Còn quan điểm siêu hình về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
thường phủ định mối liên hệ tất yếu giữa các đối tượng, được phổ biến rộng rãi
trong khoa học tự nhiên rồi lan truyền sang triết học. Ở Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII,
trình độ của khoa học tự nhiên còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc s-
ưu tập tài liệu, nghiên cứu thế giới trong sự tách rời từng bộ phận riêng lẻ. Quan
điểm như vậy dẫn thế giới quan triết học đến sai lầm là dựng lên ranh giới giả tạo
giữa các sự vật, hiện tượng, đặt đối lập các nghiên cứu khoa học chuyên ngành với
nhau. Vì vậy, quan điểm siêu hình không có khả năng phát hiện ra những quy luật,
bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới.
- Trái lại, quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới
tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa
lẫn nhau, chứ không hề tách biệt nhau. Đó là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chất
của thế giới; theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những
dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.

5
PHẦN 3: TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

3.1 Tính khách quan:

- Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác
động trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật
chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện
tượng tinh thần. Có các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau
(mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức)... Các mối liên hệ,
tác động đó - suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng

3.2 Tính phổ biến:

- Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên,
trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ
những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật,
hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những
diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa
các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.

3.3 Tính đa dạng và phong phú

- Có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa
các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong
những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong
từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa

6
nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối
liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng
có mối liên hệ không bản chất chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ
yếu và có mối liên hệ thứ yếu... chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

7
PHẦN 4: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

4.1 Quan điểm toàn diện:

- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải xem xét các sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa
các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật,
hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể
nhận thức đúng, chính xác về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn
đề của cuộc sống toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết
trung, ngụy biện trong nhận thứcvà thực tiễn.V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực
sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó.”

4.2 Quan điểm lịch sử - cụ thể:

- Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – thời gian nhất định và mang
dấu ấn của không – thời gian đó. Do vậy, ta nhất thiết phải quán triệt quan
điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Từ
đó đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra,
tồn tại và phát triển. Trong lịch sử triết học, khi xem xét các hệ thống triết học
bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống
đó. Phải xét đến những tính chất đặc thù, xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau
của đối tượng đó trong mối liên hệ cụ thể, trong những tình huống cụ thể. Từ
đó, chúng ta mới có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc
xử lý các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, chống lại cách đánh giá sự vật, hiện
tượng một cách dàn trải, lệch lạc, coi mọi mối liên hệ là như nhau. Phải thấy
được một luận điểm khoa học nào đó có thể đúng trong điều kiện này nhưng sẽ
không còn đúng trong điều kiện khác; một nguyên tắc nào đó chỉ vận dụng phù
hợp ở nơi này, lúc này nhưng sẽ không phù hợp khi vận dụng vào nơi khác, lúc
khác

8
KẾT LUẬN

Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong những
mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới, cũng như
tính vô lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến,
được quy định bằng các mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng
tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau; do vậy, khi nghiên cứu đối
tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.

9
NGUỒN THAM KHẢO

[1] GS.TS. Phạm Văn Đức, “Giáo trình Triết học Mác - Lênin”, 2019
[2] Nguyễn Xuân Vy, Đại học Giao thông Vận tải, “Phân tích nguyên lí về mối liên hệ
phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận về nguyên lí đó”, 2022

10

You might also like