You are on page 1of 2

BẢN THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

TÊN ĐỒ DÙNG
SA BÀN TRẬN CHIẾN TRÊN PHÒNG TUYẾN SÔNG NHƯ NGUYỆT
(ĐỒ DÙNG LÀM MỚI)
Môn: Lịch sử & Địa lí và giáo dục địa phương lớp 7
Người thưc hiện: Lý Thị Tự
Giáo viên trường THCS Đào Mỹ
I. LÍ DO LÀM MỚI ĐỒ DÙNG
Môn lịch sử giáo dục cho học sinh hiểu về lịch sử truyền thống dựng nước và
giữ nước của cha ông ta lịch sử nhân loại sự phát triển của lịch sử thế giới từ đó
hình thành phẩm chất yêu nước lòng nhân ái, lòng tự hào dân tộc.
Từ trước đến nay các em thường được học lịch sử qua những bài học trong sách
giáo khoa và phần nào qua các tư liệu ít ỏi trong nhà trường hoặc trên các phương
tiện truyền thông.
Tuy nhiên môn lịch sử là những sự kiện đã diễn ra cách đây khá lâu thậm chí rất
lâu nên các em khó hình dung được về tính chất về tầm quan trọng của sự kiện đó.
Một trong các sự kiện đó là cuộc chiến tranh chống quân sâm lược Tống mà trong
đó trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 là một sự kiện tiêu
biểu nhất.
Song khi giảng dạy về sự kiện này tôi và nhiều giáo viên bị hạn chế bởi đồ dùng
không có mà chỉ biết và cho học sinh tìm hiểu trên lược đồ do đó không phát huy
hết sự hứng thú của học sinh do nội dung thiếu đi sự sinh động và hấp dẫn. Bên
cạnh đó trong nội dung giáo dục lịch sử địa phương cũng cần thiết có một sa bàn
để mô phỏng lại trận chiến đó một cách trân thực nhất sinh động nhất. Do đó tôi
tiết kế đồng dùng dạy học sa bàn “Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt”
với mong muống đáp ứng phần nào yêu cầu của nội dung chương trình.
II. TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
- Việc tiếp xúc với một diễn biến lịch sử trên lược đồ sẽ làm giẩm sự hứng thú đối
với học sinh từ đó giờ học trở nên đơn điệu hiệu quả về mục tiêu bài học đạt được
không cao. Do đó sa bàn là một mô hình thu nhỏ của trận chiến trên chiến trường
thực sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn thích tìm hiểu sâu hơn và khắc sâu hơn nội
dung bài học từ đó thêm yêu thích bộ môn lịch sử lòng tự hào được nhân lên.
- Sa bàn được thiết kế trên mô hình điện và điện tử thuật tiện việc mô phỏng trận
chiến một cách sinh động và dễ sử dụng.
- Các hệ thống phòng tuyến và hệ thống đồn giặc được thiết kế như thật nên học
sinh rất thíc thú khi quan sát.
- Kích thước sa bàn rộng 100cm x 80cm đủ rộng để sử dụng trong quá trình giảng
dạy và học tập
- Trên sa bàn sử dụng mầu sắc và hình ảnh đa sắc tạo cho học sinh khả năng quan
sát thuận lợi và rễ nhớ. Có bảng chú thích đầy đủ thuận tiện cho viêc sử dụng.

III. PHẠM VI SỬ DỤNG


Sa bàn có thể dùng để giảng dạy trên lớp trong môn lịch sử & địa li và giáo dục
địa phương lớp 7 . Ngoài ra có thể dùng giới thiệu trong các hoạt động ngoại khóa
về lịch sử và cho khách tham quan về di tích sông như Nguyệt.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỒ DÙNG
- Tính kinh tế: Sa bàn được thiết kế không quá phức tạp và không mất kinh phí
cao. Đặc biệt rễ sử dụng đối với giáo viên và học sinh nên khả mang tính khả thi
cao.
- Khi sử dụng sa bàn trong dạy nội dung này tôi nhận thấy mình rất rễ dàng giúp
học sinh tái hiện lại sự kiện lịch sử đó trong học sinh từ đó các em hứng thú học
tập môn lịch sở hơn them yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống cha
ông.

Đào Mỹ, ngày 12/2/2023


Người thực hiện

Lý Thị Tự

You might also like