You are on page 1of 25

MỤC LỤC

1. Hạt nho:.......................................................................................................................................2
1.1. Giới thiệu:.............................................................................................................................2
1.2. Thành phần của quả nho:......................................................................................................2
1.3. Hướng tận dụng sản xuất lipid:.............................................................................................3
1.4. Hướng tận dụng sản xuất polyphenol:..................................................................................8
1.5. Hướng tận dụng khác:.........................................................................................................10
2. Hạt xoài (Mangifera indica).......................................................................................................10
2.1. Giới thiệu............................................................................................................................10
2.2.Cấu tạo.................................................................................................................................10
2.3.Hướng tận dụng:..................................................................................................................12
2.4. Đánh giá mức độ thực hiện ở Việt Nam.............................................................................18
3. Hạt mơ (hạnh nhân), (trái mơ: Prunus armeniaca)...................................................................18
3.1. giới thiệu.............................................................................................................................18
3.2. Cấu tạo................................................................................................................................19
3.3. hướng tận dụng:..................................................................................................................20
4. Hạt chôm chôm:.........................................................................................................................20
4.1. Giới thiệu:...........................................................................................................................20
4.2. Hình dạng – cấu tạo hạt chôm chôm..................................................................................20
4.3. Tiềm năng tận dụng:...........................................................................................................21
4.4. Sơ đồ quy trình :.................................................................................................................22
4.5. Giải thích quy trình:............................................................................................................22
Tài liệu tham khảo:........................................................................................................................26

1
1. Hạt nho:
1.1. Giới thiệu:
Hạt nho (giống Vitis Vinifera L) Được biết đến với một lượng dầu lớn có trong hạt (8-
15%) so với những loại nho khác. Chế phẩm dầu này thường được dùng trong ẩm thực, dược,
thẩm mỹ được biết đến như là nguồn chứa loại axit béo không bão hòa. Đa số là axit oleic và
linoleic chiếm chủ yếu. Nguồn dầu này còn được sử dụng vào các nguồn khác như nhiên liệu
sinh học tiềm năng cho tương lai. Ngoài ra, đây còn là nguồn protein làm thức ăn gia súc và
nguồn tanin.

Quả nho sau khi được sử dụng sản xuất nước ép sẽ thải ra một lượng lớn hạt, vỏ, và
cuống. Những thành phần này thải sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây hao phí.

1.2. Thành phần của quả nho:


Cấu tạo quả nho
Cuống(%) Vỏ (%) Thịt (%) Hạt (%)
3-6 7-11 80-85 2-6
Nguồn:Tôn Nữ Minh Nguyệt, công nghệ chế biến rau trái tập 1 NXB ĐH QG TPHCM

Thành phần của hạt nho


Protein (%) Lipid (%) Xơ (%) Polyphenol (%)
16.4 23.1 47.7% 11.4
Nguồn BASIL S. KAMEL and H. DAWSON Atkemix Inc., P.O. Box 1085

Hình 1.1: Cấu tạo quả nho

2
1.3. Hướng tận dụng sản xuất lipid:
Lipid được tìm thấy trong tế bào của hạt, nằm rời rạc hình cầu trong tế bào có kích thước
(0.6-2µm).Chúng nằm ở dạng mạng lưới triglyceride được bao bọc bởi lớp phospholipid liên kết
với protein.Chúng bao phủ xung quanh lớp lipid tạo thành một lớp ổn định.

Ngoài ra tế bào hạt được bao bọc bởi một lớp bao gồm các phân tử cacbonhydrat
(cellulose, hemicellulose và pectic polysaccharides) và các protein.

Bảng 1.1.: thành phần acid béo trong 100g hạt từ 4 loại nho khác nhau:
(nguồn: Herman Lutterodt, Margaret Slavin, Monica Whent, Ellen Turner, Liangli (Lucy)
Yu 2010)

Bảng 1.2: thành phần lipid trong 4 loại nho

3
Hạt sau khi được hồi từ nhà máy sản xuất rượu và nước ép trái cây. Hạt cần phải qua xử
lý trước khi đưa vào chế biến. Hạt sẽ qua các bước sau:

Hạt

Nước
Rửa
Nước thải

Sấy

Làm lạnh

Hạt sau xử lý

Hỗn hơp hạt nho và cuống, vỏ nho sau khi được nhập về sẽ được rửa với nước loại bỏ
những phần nổi lên. Quá trình rửa kéo dài đến khi độ trong của nước rửa không thay đổi. Sau đó
hat sẽ được sấy với không khí khô ở nhiệt độ 25 0C và được làm lạnh về 40C. Sau đó mang hạt đi
bảo quản.

Sơ đồ quy trình trích ly chất béo trong hạt:

4
Hạt

Nước
Rã đông

Nghiền

n-hexan
Trích ly 4h-72h

Dung môi
Tách dung môi

Tinh dầu thô

Trước tiên, hạt sẽ được rã đông. Sau đó hạt được mang đi nghiền. Hạt sau nghiền sẽ đạt
kích thước tiêu chuẩn : <0.50, 0.50–0.60, 0.60–0.71, 0.71–1.0, 1.0–1.4, 1.4–2.0, >2.0 mm.
Hạt sau khi nghiền tiếp tục được đưa qua quá trình trích ly bằng n-hexan trong 4-72h. Và
sau cùng được tách dung môi để thu nhận lipd thô.
Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm quá trình xử lý enzyme để tăng hiệu suất của quá trình
trích ly.:
Bảng 1.3: Ảnh hưởng các điều kiện lên hiệu suất thu hồi dịch trích trong hạt nho

5
Đồ thị ảnh hưởng của thời gian xử lý enzyme đến hiệu suất trích ly lipid tại điều
kiện: T = 400C, pH = 6, kích thước hạt từ 1-1.4 mm.

Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ của quá trình xử lý enzyme đến hiệu suất trích ly với
điều kiện: t = 24h, pH = 6, kích thước hạt từ 1-1.4 mm

6
Đồ thị ảnh hưởng độ pH của quá trình xử lý enzyme đến hiệu suât trích ly với điều
kiện T= 400C, t=24h, kích thước hạt từ 1-1.4mm

Vậy, từ các thí nghiệm trên, ta rút ra được điều kiện tối thích để xử lý enzyme nhằm thu
được hiệu suất trích ly cao nhất là: t=24h, pH= 4, nhiệt độ từ 30-40 0C và kích thước hạt sau khi
nghiền là từ 1-1.4mm.( Cláudia P. Passos a, Sule Yilmaz a, Carlos M. Silva a,*, Manuel A.
Coimbra 2008)
Sản phẩm:

7
1.4. Hướng tận dụng sản xuất polyphenol:
Hạt nho sau khi được xử lý sẽ được mang trích ly thu nhận polyphenol theo sơ đồ:

Hạt nho sẽ được nghiền đạt đến kích thước cần thiết. Sau đó được trích ly bằng dung dịch
50% ethanol và 50% nước. Tỷ lệ bộ nghiền và dung môi sử dụng là 0.1-0.25g/ml. Trích ly có
thể trải qua một, hai, hay ba lần và màng membrane sử dụng trong siêu lọc tách ethanol là 0.22-
0.45µm. Sản phẩm sau cùng sẽ được mang đi đóng gói.

Hạt nho

Nghiền

ethanol
Trích ly

Lọc thô

ethanol
Siêu lọc

Đóng gói

Sản phẩm OPC

8
Hình mô tả cấu trúc của polyphenol trong dịch trích ly nho

9
Sản phẩm:

1.5. Hướng tận dụng khác:


Trong hạt nho còn một lượng lớn amino acid và protein nên có thể tận dụng làm nguồn
thức ăn gia súc. Ngoài ra một lượng cacbonhydrat có thể sử dụng để lên men thu nhận cồn.

2. Hạt xoài (Mangifera indica)


2.1. Giới thiệu
Các loài xoài có thể chia làm hai loại, một loại có nguồn gốc từ Ấn Độ còn loại kia có
nguồn gốc từ Philippines và Đông Nam Á. Chủng loại Ấn Độ không chịu được điều kiện quá ẩm
ướt, có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình
thường. Chủng loại Đông Nam Á chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ
và kháng nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi có màu lục nhạt và dài hình quả thận

Xoài được tiêu thụ dạng trái cây tươi, dạng chế biến ( giấm, tương ớt, đóng hộp, nước,
hoặc nectar). Suốt quá trình chế biến vỏ và hạt được tách ra, trong đó hạt đóng góp 17-22% trái
(Pitchaon M., 2011). Vì vậy việc tận dụng hạt có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất và đời sống.

Xoài đứng hàng thứ 4 về diện tích sau nhãn, bưởi, cam ở Việt Nam.

Trong khi chế biến quả xoài, vỏ và hạt là phế phẩm. Chúng giàu các chất dinh dưỡng và
có thể làm được một số sản phẩm có giá trị. Hiện nay hạt xoài đang có tiềm năng lớn với nhiều
hướng tận dụng tốt.

2.2.Cấu tạo

10
Hình 2.1: cấu tạo hạt xoài (Nguồn: Tôn Nữ Minh Nguyệt, Công nghệ chế biến rau trái: tập 1
Nguyên liệu và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, NXB Đại Học Quốc Giaa TP.HCM, 2009,
578 trang)

Hột xoài chiếm từ 20-60% trái tùy giống xoài

11
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của hạt xoài từ Congo :

Khối lương nhân , % hột 45-75


Ẩm , % m nhân 45.2
Tổng cacbonhydrate (%) 32.24
Pr, % 6.36
Lipid , % 13.0
Tannin, % 0.19-0.4
Acid oleic, chiếm % lipid 42
Acid stearic, chiếm % lipid 30
Xơ % 2.02
Tro % 3.2
(Nguồn:J.M. Nzikou, 2010)
Bảng 2.2: hàm lượng khoáng trong bột hạt xoài

(Nguồn: J.M. Nzikou, 2010)

2.3.Hướng tận dụng:


a. Trích ly chất béo giàu chất phi saponin có chất lượng cao dùng trong công nghiệp mỹ phẩm
(J.M. Nzikou, 2010). Ngoài ra còn được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất lotions (dầu gội,
dầu tắm), creams, dầu thơm, xà phòng … Dầu trích ly thương mại ở Ấn Độ còn sử dung thay bơ
cacao, phần bánh còn lại sau trích ly được sử dụng làm thức an gia súc.

Phương pháp:

Soxlhet: Cho bột nhân hạt xoài trích ly bằng ete dầu mỏ nhẹ ở 40-60 oC làm bay hơi
dịch trích bằng thiết bị bay hơi quay và loại bỏ dung môi còn sót lại bằng cách sấy ở 60 oC trong
1 h rồi làm sạch với N2 99,9%. (J.M. Nzikou, 2010)

Bligh & Dryer: Nhân hạt xoài được đồng nhất hóa với hỗn hợp chloroform/methanol
(1:1) và nước. Khi tách thành 2 pha : tan trong nước (methanol) và tan trong dung môi không
phân cực (chloroform) thì dầu được thu bằng cách bay hơi chloroform với thiết bị bay hơi quay,

12
phần dung môi còn lại được tách ra bằng sấy ở 60 oC 1h . Cuối cùng làm sạch với N 2 99,9%.
(J.M. Nzikou, 2010)

Bảng 2.3: thành phần vật lý và hóa học trong dầu của nhân hạt xoài trích ly bằng
dung môi

Bảng 2.4: thành phần các acid béo có trong dầu hạt xoài

Bảng 2.5: So sánh acid béo dầu hạt xoài và các loại dầu thực vật khác

13
b. Trích ly chất chống oxy hóa

Phenol tự nhiên và chelating. Hiệu quả của chelating còn cao hơn cả ascorbic acid.

Chelate là phức chất vòng càng giữa các hợp chất hữu cơ dẫn xuất từ amino
polycacboxylic axit với các ion kim loại.

Hình: cấu tạo Metal-EDTA chelate

Phương pháp: trích ly bằng lắc hoặc thủy phân acid (thủy phân acid cho hoạt tính cao hơn) rồi
đem đi sắc ký lọc gel với sephadex.

Xử lý hạt: hạt lấy từ trái xoài chín được sấy khô, sau đó nhân hạt được lấy ra khỏi hạt
đem di trích ly

Lắc: nhân hạt đã nghiền được trộn với ethanol ở -20 oC sau đó được rửa bằng N2 và lắc
trong 4,5 h trong ở 30oC

14
Thủy phân aicd: mẫu được hồi lưu với acid HCl 1,2 M trong ethanol khoảng 3h

Sau đó được lọc qua cheesecloth và giấy lọc Wheatman No 4 (với cả 2 phương pháp) 
bay hơi trong chân không  rửa với N2 ở -20oC làm khô lạnh rồi giữ trong lá nhôm

Cuối cùng cất phân đoạn phenolic trong nhân hạt xoài bằng sắc ký lọc gel sephadex

Ta có các bảng sau : (nguồn: Pitchaon M., 2011)

Bảng 2.8: khả năng chống oxy hóa của chất trích ly từ nhân hạt xoài bằng các phương
pháp trích ly khác nhau

EC50: gốc tự do 2,2-diphenyl-1-Picrylhydrazyl (DPPH) cho vào làm giảm nồng độ dịch
trích (g/ml) để xác định nồng độ trích cái mà bị giảm hoạt tính 50% . 1/EC 50 càng cao thì hoạt
tính chống gốc tự do càng cao.

ABTS activity: số mol thuốc thử trolox/ 1g mẫu. càng cao thì hoạt tính chống gốc tự do
ABTS càng cao

Ta thấy hoạt tính chống oxy hóa trích ly từ nhân hạt xoài khá cao lớn hơn cả methyl
gallate

Bảng 2.9: Hiệu quả của chelating và tổng phenol trích ly từ nhân hạt xoài với phương pháp
trích ly khác nhau

15
Hoạt tính của chelating dựa trên sự làm giảm ion đa hóa trị như : Fe2+

Hiệu quả của chất chelating (chống oxyhóa) khá cao, lớn hơn acid ascorbic và ngang
bằng với Methyl gallate

Bảng 2.10: đặc điểm của phần chiết thô nhân hạt xoài từ phương pháp lắc với mẫu F1-F5

Bảng 2.11: đặc điểm của phần chiết thô nhân hạt xoài từ phương pháp thủy phân acid với
mẫu F1-F2

16
Sản phẩm

c. Các hướng khác

Bột hạt xoài sau khi trôn với bột lúa mì hoặc bột bắp làm bánh phồng chapatty

Có thể lấy ra khoảng 10% cồn từ hạt xoài bằng sự lên men cùng cấy vi khuẩn.

Có thể sản xuất ra enzim amila từ hạt xoài bằng sự lên men vi sinh

Hạt xoài còn dùng chữa một số bệnh:

2.4. Đánh giá mức độ thực hiện ở Việt Nam


Hiện nay do ngành công nghiệp chế biến xoài ở nước ta chưa phát triển. Xoài chủ yếu
được sử dụng dưới dạng tươi, các sản phẩn chế biến công nghiệp còn ít nên lượng phế phẩm hạt
công nghiệp hiện chưa nhiều, chưa ổn định . việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng trên thực tế hầu
như không có. Việc đầu tư trang thiết bị với vốn lớn càng làm khó khăn thêm trong tận dụng hạt
xoài.

Vì vậy việc thực hiện ở nước ta phải đợi thêm một thời gian sau mới có tiến triển vượt
bật khi ngành công nghiệp rau trái phát triển mạnh.

17
3. Hạt mơ (hạnh nhân), (trái mơ: Prunus armeniaca)
3.1. giới thiệu
Hạnh nhân tức là hạt khô của quả của cây Mơ, có nhiều loại có tên thực vật học khác
nhau, như cây Sơn hạnh Prunus Armeriaca L var ansu Maxim, Hạnh Siberia Prunus sibinca L,
Hạnh Đông bắc Prunus mandshurica (Maxim) Koenae hoặc cây Hạnh Prunus armenicaca L đều
thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Hạnh nhân còn có tên là Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc
Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Cây Mơ mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Hà sơn bình
(Mỹ đức), Hà nam ninh (huyện Kim bảng), Thanh hóa, Nghệ an, Hà tỉnh, Trung quốc, Armenia,
Nhật bản cũng có cây Mơ.

3.2. Cấu tạo

Hạt và nhân sau khi bóc vỏ

Bảng 3.1: Thành phần hóa học nhân hạt mơ được lấy từ Malatya, Turkey tháng 8, 2008

Protein thô, % m khô 15.1-24.2

18
Lipid thô, % m khô 42.2-57.2

Acid oleic, chiếm % lipid 53.06-70.9

Acid linoleic ,chiếm % lipid 21.43-35.67

Xơ, % m khô 4.06-7.63

P, Mg, Ca (TB mỗi thứ) 1100-1200mg/100g

Fe, Mn, Cu, Zn (TB mỗi 7-9.5mg/100g


thứ)

(các số liệu tổng hợp từ Nguồn: Mehmet Musa Özcan,2010)

Độc tính: Sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và
mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc. Người
lớn ăn 40 - 60 nhân, trẻ em10 - 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng

3.3. hướng tận dụng:


• Hạt có thể dùng ăn sống hoặc rang, chế biến cùng với những món ăn khác.

• Trích ly dầu để ăn hoặc dùng cho các ngành công nghiệp khác

• Nhân hạt được sản xuất dước dạng thành phẩm rất giàu khoáng chất và dinh dưỡng.

• Nhân hạt còn được dùng để chữa một số loại bệnh: trị phế quản mãn tính, táo bón…

• Ngoài ra hạt mơ còn có chứa Laetrile và Amygladin – đây là tác nhân trị bệnh ung thư

4. Hạt chôm chôm:


4.1. Giới thiệu:

Chôm chôm (tên khoa học là Nephelium lappaceum L.) là loài cây vùng nhiệt đới, thuộc
họ Sapindaceae. Phân bố chủ yếu vùng Đông Nam Á

19
Ngoài ăn tươi, chôm chôm còn được chế biến ở quy mô công nghiệp, lạnh đông, đóng gói và
xuất khẩu. Trong quá trình chế biến, hạt chôm chôm được coi như là một phế phẩm.

4.2. Hình dạng – cấu tạo hạt chôm chôm


Hạt chôm chôm ở hầu hết các giống đều giống nhau
về hình dạng là hình oval, hơi dẹt về một đầu. Kích thước
hạt nằm trong khoảng 1,3-2,5cm và khối lượng hạt chiếm
khoảng 5-10% khối lượng trái tùy theo giống loài và từng
vùng miền trồng trọt.

Hạt chôm chôm gồm 2 phần: phần vỏ màu nâu, xù xì


và phần nhân hạt màu vàng, trơn láng.

Bảng 4.1: Thành phần hóa học của hạt chôm chôm

Thành phần (%)


Ẩm 34.6
Thành phần hóa học tính theo khối lượng chất khô
Tro 2.6
Protein 11.9
Lipid (trích ly bằng ether dầu hỏa) 37.1
Xơ thô 2.8
Trong vài năm trở lại đây, chất béo dạng rắn ở nhiệt đọ thường có nguồn gốc từ tự nhiên
đang rất được gquan tâm nhằm để thay thế cho các chất béo rắn được hydro hóa từ dầu tinh
luyện. Do các chất béo hydro hóa hày có chứa acid béo cấu hình trans do quá trình hydro hóa.
Các acid béo cấu hình trans này ảnh hưởng tiêu cực đến lypoprotein trong huyết tương người,
nhằm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Bảng 4.2 :hành phần acid béo của hạt chôm chôm được cho theo bảng sau:

Công thức Hàm lượng acid béo


C16:0 6,1

20
C16:1 1,5
C18:0 7,1
C18:1 40,3
C20:0 34,5
C20:1 6,1
C22:0 2,9
Khác 1,3
Acid béo bão hòa 50,7
Acid béo không bão hòa 48,01
Theo Julio A.Solis-Fuentes 2010 [17],

4.3. Tiềm năng tận dụng:


Hàm lượng lipid trong hạt chôm chôm là 37,1 %. Vì vậy hướng tận dụng chủ yếu đối với
hạt chôm chôm là trích ly chất béo từ hạt.

4.4. Sơ đồ quy trình :

Nguyên liệu

Rã đông

Nghiền

Sấy

Trích ly

Tinh sạch

Dầu thô

4.5. Giải thích quy trình:


a.Rã đông

21
+ Mục đích: chuẩn bị cho quá trình tiếp theo.

+ Các biến đổi: Nhiệt độ hạt tăng, khối lượng hạt có thể thay đổi không đáng kể, các tinh
thể đá trong và ngoài hạt tan chảy, độ cứng của hạt giảm, thất thoát chất dinh dưỡng. Các vi sinh
vật và enzyme hoạt động trở lại

+ Tiến hành: Quá trình rã đông bằng nước ở nhiệt độ phòng, tỉ lệ nước: nguyên liệu phụ
thuộc vào mục đích của quá trình.

Lượng nước nhiều giúp rã đông nhanh nhưng tăng tỷ lệ thất thoát chất dinh dưỡng, lượng
nước ít tiết kiệm chi phí, giảm thất thoát chất dinh dưỡng, tăng thời gian rã đông

b.Nghiền

-Mục đích: Chuẩn bị, giúp tăng hiệu suất trích ly chất béo.

-Các biến đổi: kích thước hạt và thể tích khối hạt giảm nhưng tỷ trọng tăng.

Nhiệt độ khối hạt tăng do ma sát trong quá trình nghiền

Vi sinh vật và enzyme hoạt động mạnh do nhiệt độ tăng.

Khối hạt chuyển từ trạng thái đổ đống có độ xốp cao thành khối bột nhuyễn có độ
xốp thấp

-Tiến hành: Sử dụng thiết bị nghiền búa và hiệu chỉnh kích thước lưới ray sao cho kích
thước hạt tạo ra không quá nhỏ tránh thất thoát chất béo và bột nhuyễn.

Thông số công nghệ: tốc độ quay của búa và kích thước lỗ ray.

c.Sấy khô:

-Mục đích: chuẩn bị: tách hoàn toàn ẩm ra khỏi nguyên liệu để tăng hiệu suất trích ly,
đồng thời tránh hiện tượng thủy phân chất béo.

-Các biến đổi:

22
Khối lượng giảm do thất thoát ẩm

Nhiệt độ khối bột tăng, khối bột trở nên sậm màu, có hiện tượng chất béo thoát ra
ngoài

-Tiến hành: sấy khô bán thành phẩm ở nhiệt độ 1050C thùng quay tới độ ẩm của hạt còn
14%.

Thông số công nghệ: Nhiệt độ của tác nhân sấy

Tốc độ của tác nhân sấy trong thùng: 2,6m/s

Số vòng quay của thùng: 1v/ph

Góc nghiêng của thùng: 1.70

d.Trích ly

-Mục đích: khai thác: chiết tách lượng béo tối đa trong nguyên liệu

-Các biến đổi:

Khối lượng mẫu giảm do đã tách hầu hết chất béo

Mẫu nguyên liệu sáng hơn do các chất màu khuếch tán theo chất béo

-Tiến hành: Sử dụng thiết bị tương tự như Soxhlet để trích ly béo. Với dung môi sử dụng
là ether etylic.

e.Tinh sạch:

-Mục đích:hoàn thiện

-Tiến hành:

Sử dụng quy trình tinh luyện dầu béo để tinh luyện sơ bộ chất béo thu được từ hạt chôm
chôm nhằm sơ bộ đánh giá hàm lượng tạp chất có trong chất béo thu được.

23
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu của sản phẩm bơ đi từ chất béo có nguồn gốc từ hạt chôm chôm

Chỉ tiêu Bơ chôm chôm Magarin Trường An


Khoảng nhiệt độ nóng chảy 34-58 -
(0C)
Nhiệt độ nóng chảy trung bình 46 -
(0C)
Tỉ trọng (g/cm3) 0,887 0,852
Độ màu, CIE 74,79 80,4

Nhận xét:

Ta nhận thấy bơ chôm chôm có nhiệt độ nóng chảy khá cao 46 0C cao hơn nhiều so với bơ
ca cao 18-300C.

Ngoài ra ta thấy độ màu bơ chôm chôm nhạt hơn.

24
Tài liệu tham khảo:
1. Pitchaon M., Antioxidant capacity of extracts and fractions from mango (Mangifera indica
Linn.) seed kernels, International Food Research Journal 18: 523-528, 2011, 6p

2. J.M. Nzikou và cộng sự, Extraction and Characteristics of Seed Kernel Oil from Mango
(Mangifera indica), Research Journal of Environmental and Earth Sciences 2(1): 31-35, 2010

3. Mehmet Musa Özcan và cộng sự, Properties of Apricot Kernel and Oils as Fruit Juice
Processing Waste, Food and Nutrition Sciences, 2010, 1, pp.31-37

4. www.tiengiangdost.gov.vn/tsan/ndung_tsan.aspx?ma=80

5. http://www.vatgia.com/5817/550987/no-134-tinh-ch%E1%BA%A5t-h%E1%BA%A1t-nho-
grape-seed-extract.html

25

You might also like