You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----□□&□□-----

BÁO CÁO
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐỀ TÀI: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐẶT ĐỒ ĂN


ONLINE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hà nội, 2023
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Nhóm đã tiến hành khảo sát với đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh
tế quốc dân ( khảo sát online). Kết quả thu về được 263 mẫu khảo sát hợp lệ, đã loại bỏ
những mẫu không đạt độ tin cậy như chỉ chọn một đáp án duy nhất từ đầu đến cuối và những
mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn đối tượng cần khảo sát như không phải sinh viên, hay
không học tại trường... Với 263 bảng câu hỏi hợp lệ này được mã hóa thông qua phần mềm
SPSS để phân tích. Ta có bảng sau:

Tần số Phần trăm


Thuộc tính (Người) (%)
54.6 %
Giới tính Nam 99 45.4%
Tổng 218 100 %
78 %
Độ tuổi 21-23 44 20.2 %
Trên 23 4 1.8 %
Tổng 218 100 %
30.7 % có thu nhập
Dưới 3 triệu 102 46.8%
Thu nhập Từ 3-5 triệu 32 14.7%
Từ 5-10 triệu 9 4.1%
3.7% 10 triệu
Tổng 218 100 %
1-5 lần 150 68.8 %
6-15 lần 54 21.8 %
Trung bình đặt đồ ăn qua
16-30 lần 11 5.0%
ứng dụng trong 1 tháng
30-60 lần 3 1.4%
Tổng 218 100%
Bảng 4.1. Thống kê thông tin mẫu khảo sát

Theo bảng 4.1, ta thấy được:


 Về giới tính : kết quả khảo sát cho thấy trong 218 mẫu khảo sát có 99 sinh viên nam
(chiếm 45,4%) và 119 sinh viên nữ (chiếm 54.6%). Như vậy nữ tham gia đông hơn.
 Về độ tuổi : Kết quả khảo sát cho thấy trong 218 mẫu khảo sát có 170 người có độ
tuổi từ 18-20 tuổi (chiếm 78%), có 44 người có độ tuổi từ 21-23 tuổi (chiếm 20.2%),
có 4 người có trêm 23 tuổi (chiếm 1.8%). Như vậy người có độ tuổi từ 18-20 tuổi
tham gia đông hơn
 Về thu nhập : Kể quả từ bảng khảo sát chp thấy trong 218 mẫu khảo sát có 102
người có thu nhập dưới 3 triệu (chiếm 46.8%) và là người tham gia đông nhất
 Về tần suất đặt hàng trong 1 tháng : Trong 218 mẫu khảo sát có 150 người đặt hàng
trung bình từ 1-5 lần trong 1 tháng (chiếm 68.8%), có 54 người đặt hàng trung bình từ
5-11 lần trong 1 tháng (chiếm 21.8%), có 11 người đặt hàng trung bình từ 16-30 lần
trong 1 tháng (chiếm 11%),có 3 người đặt hàng trung bình từ 30-60 lần trong 1 tháng
(chiếm 1.4 %).
 Nhìn chung, mẫu khảo sát được phân bổ khá đều ở các bậc sinh viên, đối tượng nam
nữ,… chính vì vậy đạt độ tin cậy và khách quan để tiếp tục phân tích các dữ liệu.

4.2. Kiểm định chất lượng thang đo


Về lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt.

xi Scale Mean Scale Corrected Item - Cronbach’s


if Item Varience if Total Correlation Alpha if Item Kết luận
Deleted Item Deleted Deleted
Tiện lợi (TL):= 0.889
TL1 24.89 18.666 0.613 0.896 Chấp
nhận
TL2 24.75 18.743 0.736 0.881 Chấp
nhận
TL3 24.58 18.917 0.677 0.887 Châp
nhận
TL4 24.75 18.482 0.688 0.886 Chấp
nhận
TL5 24.9 18.451 0.742 0.880 Chấp
nhận
TL6 24.77 18.272 0.774 0.877 Chấp
nhận
TL7 24.84 18.16 0.718 0.833 Chấp nhận
Ảnh hưởng xã hội (AH):=0,902
AH1 28.85 41.435 0.655 0.915 Chấp nhận
AH2 28.85 41.711 0.696 0.913 Chấp nhận
AH3 29.00 39.94 0.726 0.911 Chấp nhận
AH4 29.15 38.719 0.743 0.910 Chấp nhận
AH5 29.11 39.085 0.779 0.907 Chấp nhận
AH6 29.06 39.407 0.797 0.906 Chấp nhận
AH7 29.05 40.311 0.739 0.910 Chấp nhận
AH8 28.72 41.647 0.681 0.913 Chấp nhận
AH9 28.61 42.867 0.635 0.916 Chấp nhận
Hữu ích (HI):=0.873
HI1 15.43 10.707 0.663 0.855 Chấp nhận
HI2 15.57 9.932 0.775 0.828 Chấp nhận
HI3 15.82 9.871 0.671 0.855 Chấp nhận
HI4 15.55 10.027 0.781 0.828 Chấp nhận
HI5 15.94 10.176 0.631 0.864 Chấp nhận
Khuyến mãi (KM):=0.900
KM1 11.41 7.561 0.718 0.892 Chấp nhận
KM2 11.44 6.958 0.802 0.862 Chấp nhận
KM3 11.71 7.128 0.778 0.871 Chấp nhận
KM4 11.48 6.951 0.814 0.858 Chấp
nhận
Thái độ (TD):=0.864
TD1 18.93 12.682 0.805 0.816 Chấp
nhận
TD2 18.98 12.654 0.750 0.825 Chấp
nhận
TD3 19.10 14.017 0.426 0.888 Chấp
nhận
TD4 18.95 12.818 0.794 0.819 Chấp
nhận
TD5 19.03 13.736 0.540 0.863 Chấp
nhận
TD6 18.81 13.327 0.717 0.832 Chấp
nhận
Ý định (YD):=0.803
YD1 11.76 5.897 0.543 0.795 Chấp
nhận
YD2 11.59 5.856 0.666 0.729 Chấp
nhận
YD3 11.39 5.742 0.719 0.704 Chấp
nhận
YD4 11.25 6.574 0.558 0.781 Chấp
nhận
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Nhìn vào bảng kết quả, hệ số Cronbach’s Alpha đều khá cao (>0.7), các hệ số đều lớn hơn
0.7 nên ta không loại yếu tố nào. Các biến quan sát bên trong mỗi yếu tố (thang đo) đều có hệ
số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên có sự tương quan với nhau. Vì vậy các biến đều
đạt độ tin cậy nên không loại biến nào ra khỏi mô hình nghiên cứu. Sau khi kiểm định chất
lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều đáp
ứng độ tin cậy và được đưa sang bước tiếp theo đề phân tích hồi quy.

4.3. Phân tích hồi quy


Trước khi đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, nhóm đã rút gọn các biến lại như sau
Tiện lợi: gồm 7 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: TL1, TL2, TL3,TL4,
TL5, TL6, TL7. Khi đấy biến mới TL sẽ được hình thành như sau:
TL= TL1+TL2+TL3+TL4+TL5+TL6+TL7
Hữu ích: gồm 5 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: HI1, HI2, HI3, HI4, HI5.
Khi đấy biến mới HI sẽ được hình thành như sau
HI= HI1+HI2+HI3+HI4+HI5
Ảnh hưởng xã hội: gồm 9 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: AH1, AH2,
AH3, AH4, AH5, AH6, AH7, AH8, AH9.Khi đấy biến mới AH sẽ được hình thành như sau
AH=AH1+AH2+AH3+AH4+AH5+AH6+AH7+AH8+AH9
Khuyến mãi: gồm 4 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: KM1, KM2, KM3,
KM4. Khi đấy biến mới KM sẽ được hình thành như sau:
KM=KM1+KM2+KM3+KM4
Thái độ: gồm 6 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm: TD1, TD2, TD3, TD4,
TD5, TD6. Khi đấy biến mới TD sẽ được hình thành như sau:
TD=TD1+TD2+TD3+TD4+TD5+TD6

4.3.1. Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình


-Sử dụng kiểm nghiệm F: để kiểm định các giả thuyết về sự phù hợp của mô hình nhằm chỉ ra
mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Xét giả thuyết
O Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
O H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
O Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết Ho
- Bảng … cho ta thấy giá trị F=95,930 tại mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ (Sig.
< 0,001). Vì vậy, ta có thể kết luận các biến độc lập có quan hệ với biến phụ
thuộc và giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc
Nghiên cứu khoa học
Model Sum of df Mean F Sig
Squares Square
Regression 94.410 5 18.882 95.930 <.001
Residual 41.728 212 .197
Total 136.139 217

- Sử dụng kiểm nghiệm t: Kiểm định mối quan hệ tuyến tính của một biến độc lập cụ
thể và biến phụ thuộc. Xét giả thuyết
O H0: Không có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc (YD) với
từng biến độc lập (TL, AH, HI, KM, TĐ)
O H1: Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
O Bác bỏ H0 khi sig <0.05
ta thấy sig. tương ứng với TL, HIlớn hơn 0,05 (mức ý nghĩa thống kê chấp nhận). Vì
vậy chấp nhận giả thuyết H0, không có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ
thuộc với từng biến độc lập
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Từ bảng …. , hệ số xác định R² (R-quare) là 0,693 và R² điều chỉnh
(Adjusted R-quare) là 0,686 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng
Nghiên cứu khoa học
phù hợp, các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 68,6% (>50%) sự
biến thiên của biến phụ thuộc
Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin -
Square the Estimate Watson
1 .833 .693 .686 .44366 1.966

⇒Như vậy, để xem xét mức độ tác động hay thứ tự ảnh hưởng của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta sẽ biết được biến độc
lập nào ảnh hưởn mạnh hay yếu đến biến phụ thuộc,hệ số càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của
biến độc lập đối với biến phụ thuộc càng lớn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Đặt đồ ăn online đã trở thành một phương thức mua hàng phổ biến và ngày càng phát triển
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Do quá trình mua sắm được thực hiện thông qua mạng
Internet, nên đặt đồ ăn online có rất nhiều ưu điểm so với mua sắm truyền thống. Đối với
doanh nghiệp, bán hàng qua mạng được coi là một kênh phân phối hiệu quả, nó giúp doanh
nghiệp giảm thiểu các chi phí cũng như xóa bỏ các rào cản về địa lý. Đối với người tiêu dùng,
mua sắm online đem lại cho họ rất nhiều lợi ích như: giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian, dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, giá cả hấp dẫn…Chính vì thế, tỉ lệ người tiêu
dùng mua sắm trực tuyến và doanh thu từ hoạt động này không ngừng gia tăng theo thời gian

5.2. Đề xuất và giải pháp

Để nâng cao quyết định lựa chọn hình thức mua hàng trực tuyến của sinh viên ĐH KTQD,
nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau đây:

5.2.1. Đề xuất đối với nhà bán lẻ trực tuyến


-Tuân thủ điều khoản và chính sách riêng tư khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Mỗi sàn thương mại điện tử sẽ có những điều khoản và chính sách riêng tư khác nhau mà
người bán và người mua cần tuân thủ. Muốn kinh doanh thuận lợi trên các sàn thương mại
này, bắt buộc các doanh nghiệp hay nhà bán lẻ phải tuân thủ và thực hiện các điều khoản của
mỗi sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn thương
mại điện tử cần phải tìm hiểu chi tiết về các điều khoản và các chính sách này để có thể xử lý
các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Tích hợp các sàn thương mại điện tử ngay trên website để quản lý hiệu quả
Doanh nghiệp thường bán hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử và nhiều kênh khác nhau.
Vì vậy, việc quản lý thông tin sản phẩm và hàng tồn kho cũng như thông tin về đơn hàng giao
thành công, đơn hàng bị hoàn trả và số tiền thu được từ các sàn thương mại điện tử đã trở
thành vấn đề của doanh nghiệp. Việc quản lý những thông tin này trên nhiều sàn riêng lẻ sẽ
rất dễ gây nhầm lẫn và thất thoát. Vì vậy mà các chủ doanh nghiệp cần trang bị hệ thống quản
lý và báo cáo về website doanh nghiệp. Với hệ thống quản lý hàng tồn kho ngay trên website,
doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu sản phẩm, quản lý số lượng hàng hóa trên từng sàn
thương mại điện tử để tư vấn hoặc phản hồi cho khách hàng một cách nhanh chóng.

-Cần tối ưu khâu giao nhận


Các khách hàng trực tuyến yêu cầu giao hàng thuận tiện và các tùy chọn trả lại hàng, cũng
như thông tin theo dõi được cập nhật. Hơn nữa, họ muốn có khả năng định tuyến lại bưu kiện
tới địa điểm mới, thay đổi thời gian giao hàng hoặc sửa cấp độ dịch vụ vận chuyển. Cần áp
dụng các công nghệ cũng như các giải pháp thương mại điện tử hiện nay để cung cấp các tùy
chọn vận chuyển, chi phí vận chuyển,thông tin thời gian trung chuyển và khả năng hiển thị
theo dõi linh hoạt mà doanh nghiệp và khách hàng của cần. Ngoài ra, chúng tôi có các giải
pháp cho lập kế hoạch kinh doanh, quản lý và mở rộng hàng tồn kho và duy trì các kênh chéo
nhanh chóng.
- Giá sản phẩm:
Giá cả sản phẩm và thông tin khuyến mãi là yếu tố quan tâm đầu tiên khi khách hàng ghé
thăm website và chọn mua hàng. Các nhà bán lẻ cần đẩy mạnh những chương trình ưu đãi,
khuyến mãi cùng sản phẩm tặng kèm hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng mua hàng hơn. Các mức
giá mới hay chương trình khuyến mãi mới phải được cập nhật thường xuyên, tránh tình trạng
khách hàng liên hệ đặt mua nhưng nhận được thông tin rằng đó chỉ là thông tin chưa kịp cập
nhật làm khách hàng mất đi sự hứng thú mua hàng bởi họ có cảm giác mình bị lừa.
-Chất lượng sản phẩm:
Các nhà bán lẻ trực tuyến cần xây dựng chính sách về bảo hành, bồi thường và khiếu nại của
khách hàng một cách rõ ràng, dễ hiểu. Các chính sách về bồi thường đối với hàng hóa cần
phải có quy định rõ ràng điều kiện cụ thể đối với từngtrường hợp, trước khi tiến hành giao
dịch cần thông báo về các trường hợp không được bồi thường cho khách hàng. Các chính
sách đảm bảo chất lượng sản phẩm:nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, thành phần... đúng như thông
tin mà nhà bán lẻ cung cấp sẽ giúp khách hàng an tâm khi mua hàng.
-Về vấn đề thanh toán:
Doanh nghiệp nên tạo nhiều công cụ thanh toán trực tuyến để đảm bảo sự thuận tiện và an
toàn cho khách hàng. Có rất nhiều công ty tài chính hiện nay cung cấp các công cụ thanh toán
trực tuyến như thanh toán bằng thẻ, ví tiền điện tử, tiền mặt điện tử, thanh toán bằng điện
thoại di động. Mỗi công cụ thanh toán có mỗi ưu điểm và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp
nên chú ý chọn hình thức thanh toán phù hợp để tăng tính bảo mật, an toàn cho khách hàng.
Ngoài ra, thông tin khách hàng cũng cần được bảo mật để tránh rủi ro cho người sử dụng.

5.2.2. Đề xuất, giải pháp đối với các nhãn hiệu liên kết
- Xây dựng chương trình thành viên hoặc chương trình khách hàng trung thành:
Tạo ra chương trình thành viên hoặc chương trình khách hàng trung thành để
thưởng cho sinh viên khi họ mua hàng trực tuyến từ nhãn hiệu liên kết. Cung
cấp các phần thưởng, ưu đãi độc quyền và quyền lợi đặc biệt cho thành viên để
tạo sự gắn kết và động lực.
- Tận dụng mạng xã hội và sự lan truyền từ người dùng: Tạo sự tương tác với
sinh viên thông qua mạng xã hội và khuyến khích họ chia sẻ trải nghiệm mua
hàng trực tuyến từ nhãn hiệu liên kết. Tận dụng quyền lợi từ sự lan truyền từ
người dùng và đánh giá tích cực để tạo niềm tin và tăng khả năng mua hàng
của sinh viên.
- Cung cấp nội dung giáo dục và hữu ích: Tạo và chia sẻ nội dung giáo dục và
hữu ích liên quan đến việc mua hàng trực tuyến và các sản phẩm của nhãn hiệu
liên kết. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về sản phẩm, tạo niềm tin và tăng
khả năng quyết định mua hàng của họ.
- Tạo ưu đãi đặc biệt dành riêng cho sinh viên: Cung cấp giá ưu đãi, giảm giá
đặc biệt hoặc mã giảm giá dành riêng cho sinh viên. Điều này sẽ tạo động lực
và hấp dẫn để sinh viên lựa chọn mua hàng trực tuyến từ nhãn hiệu liên kết.
- Chăm sóc khách hàng tận tâm và giải quyết mọi thắc mắc hoặc khiếu nại của
sinh viên một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xây dựng mối quan hệ đáng tin
cậy với sinh viên: Tạo sự tin tưởng và lòng tin vào nhãn hiệu bằng cách cung
cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt và trải nghiệm mua hàng tuyệt vời.

5.2.3. Đề xuất, giải pháp đối với các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội
- Tạo trải nghiệm mua sắm tương tác: Cung cấp giao diện mua sắm trực tuyến
thân thiện, dễ sử dụng và tương tác. Cho phép người dùng xem sản phẩm từ
nhiều góc độ, cung cấp đánh giá, đánh giá từ người dùng khác và tạo ra các bài
đánh giá sản phẩm đáng tin cậy.
- Cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết: Đảm bảo rằng các sản phẩm được trình
bày với thông tin đầy đủ và chính xác. Bao gồm hình ảnh, mô tả chi tiết, thông
số kỹ thuật, đánh giá khách hàng và bất kỳ thông tin nào khác cần thiết để sinh
viên có thể hiểu rõ về sản phẩm trước khi quyết định mua.
- Tăng cường tính năng tìm kiếm và sắp xếp: Cung cấp công cụ tìm kiếm mạnh
mẽ và hỗ trợ sinh viên lựa chọn sản phẩm dễ dàng hơn. Cho phép sắp xếp sản
phẩm theo giá, đánh giá, phổ biến nhất và các tiêu chí khác giúp sinh viên tìm
kiếm và so sánh sản phẩm một cách thuận tiện.
- Tích hợp đánh giá và nhận xét từ người dùng: Cho phép sinh viên đánh giá và
viết nhận xét về sản phẩm mà họ đã mua. Cung cấp đánh giá thực tế từ người
dùng giúp sinh viên có thể đưa ra quyết định mua hàng đáng tin cậy hơn.
- Hỗ trợ trực tuyến và chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến
và chăm sóc khách hàng thông qua chat trực tuyến, tin nhắn hoặc email. Đảm
bảo rằng sinh viên có thể nhận được sự hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh
chóng và hiệu quả.
- Cung cấp chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt: Tạo các chương trình
khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi đặc biệt dành riêng cho sinh viên. Điều này sẽ
tạo động lực và hấp dẫn để sinh viên lựa chọn mua hàng.

5.2.4. Đề xuất, giải pháp đối với các bên giao hàng
- Đảm bảo tính tin cậy và đáng tin cậy của dịch vụ vận chuyển: Tạo lòng tin và
đáng tin cậy bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển chất lượng cao và đáp ứng
đúng hẹn. Đảm bảo rằng gói hàng được đóng gói cẩn thận và an toàn để tránh
hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Cung cấp các tùy chọn vận chuyển linh hoạt: Đưa ra các tùy chọn vận chuyển
đa dạng và linh hoạt để sinh viên có thể chọn phương thức vận chuyển phù hợp
với nhu cầu và ngân sách của họ. Bao gồm các tùy chọn như vận chuyển
nhanh, vận chuyển tiết kiệm, giao hàng qua đêm và giao hàng địa phương.
- Cung cấp dịch vụ theo dõi vận chuyển: Cung cấp tính năng theo dõi vận
chuyển để sinh viên có thể theo dõi quá trình vận chuyển của đơn hàng của
mình. Điều này giúp tăng sự tin tưởng và giảm bất kỳ lo ngại nào về việc mất
hàng hoặc giao hàng chậm trễ.
- Đáp ứng nhanh chóng và giải quyết vấn đề: Đảm bảo rằng đơn vị vận chuyển
có một quy trình đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các khiếu nại hoặc
thắc mắc từ sinh viên. Điều này góp phần xây dựng lòng tin và sự hài lòng từ
phía khác Tăng cường thông tin về dịch vụ vận chuyển: Cung cấp thông tin chi
tiết về dịch vụ vận chuyển, bao gồm thời gian giao hàng ước tính, phí vận
chuyển, chính sách hoàn trả và điều kiện vận chuyển. Điều này giúp sinh viên
có thông tin đầy đủ và có thể đưa ra quyết định mua hàng tự tin.
- Cung cấp dịch vụ giao hàng ngay sau đặt hàng: Để đáp ứng nhu cầu mua hàng
ngay lập tức của sinh viên, đơn vị vận chuyển có thể cung cấp dịch vụ giao
hàng ngay sau đặt hàng. Điều này giúp sinh viên nhận được sản phẩm một cách
nhanh chóng và thuận tiện.
- Giao hàng trong thời gian cố định: Đối với sinh viên có thời gian hạn chế, đơn
vị vận chuyển có thể đưa ra dịch vụ giao hàng trong thời gian cố định. Chẳng
hạn như, cung cấp tùy chọn giao hàng trong vòng 2 giờ hoặc vào buổi tối để
phù hợp với lịch trình của sinh viên.

You might also like