You are on page 1of 13

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1

1. Bài tập cơ bản

Bài 1.1 Một công ty muốn tìm hiểu khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty đưa ra các
câu hỏi:

Q1. Giới tính của anh chị là gì?

Q2. Ngành nghề của anh chị là gì?

Q3. Thu nhập hàng tháng của anh chị là bao nhiêu?

Q4. Số tiền anh chị chi tiêu để mua các sản phẩm của công ty?

Q5. Chất lượng của sản phẩm so với số tiền bỏ ra?

Q6. Các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh có ưu điểm gì hơn so với sản phẩm
của công ty?

Q7. Hình thức khuyến mãi nào mà anh chị thấy hấp dẫn nhất nhằm khuyến khích khách
hàng sử dụng sản phẩm của công ty?

□ Giảm giá

□ Tặng kèm sản phẩm

□ Bốc thăm trúng thưởng

□ Quảng cáo

Các câu hỏi trên, dạng dữ liệu của các câu hỏi trên là định tính hay định lượng? Thang đo
được sử dụng là gì? Dữ liệu thu được là dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp?

Bài 1.2 Chuyển đổi các dạng thang đo như sau đúng hay sai

a) Thang đo tỷ lệ cũng được coi là thang đo thứ bậc và thang đo định danh.

b) Thang đo thứ bậc cũng được coi là thang đo định danh.

c) Thang đo khoảng cũng được coi là thang đo thứ bậc và thang đo định danh.

d) Thang đo định danh cũng được coi là thang đo khoảng.


e) Thang đo thứ bậc cũng được coi là thang đo tỷ lệ và thang đo khoảng.

Bài 1.3 Khi khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân
hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Người ta sử dụng phương pháp chọn
mẫu bằng cách gặp trực tiếp các khách hàng có giao dịch với ngân hàng thương mại ngay
tại địa điểm trước ngân hàng đó. Cách lấy mẫu như trên được gọi là lấy mẫu như trên được
gọi là cách lấy mẫu gì?

Bài 1.4 Cho một bộ số liệu về điểm thi thử (thang điểm 100) của các học viên tại một Trung
tâm Anh ngữ như sau:

Số thứ tự Điểm Số thứ tự Điểm Số thứ tự Điểm

1 60 11 76 21 42

2 70 12 65 22 23

3 78 13 65 23 54

4 76 14 53 24 65

5 53 15 43 25 36

6 54 16 64 26 53

7 24 17 65 27 75

8 36 18 76 28 75

9 78 19 87 29 35

10 88 20 98 30 37

Giả sử cần lấy ngẫu nhiên một mẫu gồm 4 phần tử.

a) Nếu lấy mẫu ngẫu nhiên được các phần tử ở vị trí thứ 3, 5, 17, 29 thì trung bình mẫu
nhận giá trị bằng bao nhiêu?

b) Nếu lấy mẫu hệ thống, với khoảng cách chọn mẫu là 8, điểm bắt đầu là 7 thì trung bình
mẫu nhận được là bao nhiêu?

Bài 1.5 Cho ba biểu đồ nhánh và lá như sau


Biểu đồ 1

Frequency Stem & Leaf

1 1. 5

2 2. 33

1 3. 2

3 4. 555

6 5. 446689

3 6. 067

2 7. 58

1 8. 0

1 9. 0

Stem Width: 1.00

Each Leaf: 1 case(s)

Biểu đồ 2

Frequency Stem & Leaf

1 1. 5

2 2. 33

1 3. 2

3 4. 555

6 5. 446689

3 6. 067

2 7. 58

1 8. 0
1 9. 0

Stem Width: 10.00

Each Leaf: 5 case(s)

Biểu đồ 3

Frequency Stem & Leaf

1 1. 5

2 2. 33

1 3. 2

3 4. 555

6 5. 446689

3 6. 067

2 7. 58

1 8. 0

1 9. 0

Stem Width: 0.10

Each Leaf: 10 case(s)

a) Trong ba biểu đồ trên, dữ liệu của biểu đồ nào có giá trị lớn nhất, giá trị của biểu đồ nào
có giá trị nhỏ nhất; Các giá trị đó là bao nhiêu

b) Trong ba biểu đồ trên, cỡ mẫu của biểu đồ nào có giá trị lớn nhất, giá trị của biểu đồ nào
có giá trị nhỏ nhất; Các giá trị đó là bao nhiêu

Bài 1.6 Một bảng số liệu về cân nặng (Kg) của các em bé sơ sinh tại một bệnh viên như
sau:

3.1 3.0 2.9 2.8 3.4 3.5 3.6 3.1 3.2 3.4

3.5 3.4 3.5 3.5 3.4 3.6 3.7 4.1 2.8 2.7
2.6 2.5 3.2 3.3 3.1 3.0 3.4 3.5 3.3 2.9

2.8 3.1 3.2 3.2 3.1 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9

4.0 3.9 2.6 2.7 3.6 4.0 3.7 3.3 3.2 3.1

a) Để tóm tắt dữ liệu trên mà không làm mất thông tin của dữ liệu đồng thời gọn và dễ nhìn
nên sử dụng các dạng tóm tắt dữ liệu nào?

b) Tính các đại lượng đặc trưng cho độ tập trung của dữ liệu trên?

Bài 1.7 Một bảng số liệu về chiều dài của một loại rau khi thu hoạch:

Chiều dài (mm) Số lượng (Kg)

250-300 10

300-350 25

350-400 35

400-450 20

Hãy tính

a) Trung bình, phương sai của tập dữ liệu trên?

b) Trung vị của tập dữ liệu? Tứ phân vị của tập dữ liệu?

b) Số yếu vị của tập dữ liệu trên?

Bài 1.8 Cho hai tập dữ liệu như sau:

Dữ liệu 1:

7 7.5 8 8.5 9

Dữ liệu 2:

7 7.4 7.6 8.1 8.5 8.4 9

Hai tập dữ liệu trên có các đại lượng thống kê mô tả gì chung? Tập dữ liệu nào có độ phân
tán lớn hơn?
Bài 1.9 Bộ dữ liệu như sau được gọi là bộ dữ liệu cân đối hay dữ liệu lệch (lệch trái hay
lệch phải)

12 13 14 15 16 18 13 13 12 11

11 13 13 15 16 17 18 19 12 13

11 15 15 15 16 17 16 16 16 17

17 16 15 15 14 18 18 19 19 14

14 14 15 16 15 16 17 18 17 17

Bài 1.10 Giả sử số trứng của một trang trại gà thu hoạch được trong một ngày là phân phối
chuẩn với trung bình là 360 quả và độ lệch tiêu chuẩn là 30 quả. Bằng quy tắc thực nghiệm,
hãy xác định xem 95% các ngày trong năm, người ta sẽ thu hoạch được khoảng bao nhiêu
quả trứng mỗi ngày?

Bài 1.11 Trong một khóa học khởi nghiệp, người ta điều tra số tuổi và thu nhập (triệu
đồng/tháng) của các học viên thu được bảng kết quả như sau:

Hãy cho biết dạng dữ liệu về tuổi và thu nhập như trên là cân đối hay lệch trái, lệch phải.

2. Bài tập nâng cao

Bài 1.12 Với câu hỏi : Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu thì dữ liệu thu thập sẽ
thuộc vào thang đo nào
Bài 1.13 Số lượng sản phẩm là 560 sản phẩm, trọng lượng trung bình là 120g, mức độ dao
động là 20g. Hỏi có bao nhiêu sản phẩm trong khỏang từ (100; 140g)

Bài 1.14 Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hỳang hóa phải xem xét giữa
khối lượng và thể tích các kiện hàng họ vận chuyển đối tượng nào biến động nhiều hơn và
thể tích các kiện hàng họ vận chuyển. một mẫu 200 kiện hàng được chọn ngẫu nhiên và
thu được kết quả sau:

- Khối lượng trung bình là 11.801 kg và độ lệch chuẩn là 1.78kg


3 3
- Thể tích trung bình là 4800 cm và độ lệch chuẩn là 1100cm

Hỏi bằng cách nào họ kết luận được giữa khối lượng và thể tích yếu tố nào biến thiên nhiều
hơn?.
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.T1 Để đánh giá về tiềm năng của thị trường căn hộ dành cho người có thu nhập khá
ở Tp.HCM một cuộc khảo sát trên mẫu ngẫu nhiên gồm 300 người có mức thu nhập khá
đã được tiến hành. Theo bạn để đưa ra ra kết luận tốt nhất về thị trường này thì phương án
nào sau đây nên được áp dụng:

A. Thống kê mô tả

B. Thống kê suy diễn

C. Cỡ mẫu nên tăng lên thì mới đủ cơ sở kết luận về thị trường này.

D. Thống kê mô tả và thống kê suy diễn

Câu 1.T2 Dữ liệu nào sau đây là dữ liệu định tính.

1. Điểm kết thúc môn TRIẾT HỌC của sinh viên KTKT

2. Mức độ hài lòng như: Rất không hài lòng, Không hài lòng,… khi kết thúc môn học LTTK

3. Chỉ số VN-Index khi kết thúc một phiên giao dịch

4. Khu vực hay tỉnh thành bạn đang sinh sống.

5. Xếp loại học lực khi kết thúc một học kỳ

6. Mức chi tiêu trung bình trong một tháng.

A. 1, 2 ,3 B. 2, 3, 4 C. 2, 4, 5 D. 4, 5, 6

Câu 1.T3 Với dữ liệu như ở Câu 1.T2, dữ liệu nào là dữ liệu định lượng

A. 1, 3, 4 B. 2, 5, 6 C. 3, 4, 5 D. 1, 3, 6

Câu 1.T4 Khi khảo sát về thu nhập thì thang đo nào là phù hợp nhất để phản ánh sự hơn
kém giữa các nhóm thu nhập như: thấp, trung bình, khá, cao.

A. Norminal B. Ordinal C. Interval D. Ratio

Câu 1.T5 Dữ liệu định lượng nào sau đây là dữ liệu liên tục:

1. Thu nhập (theo bảng lương) với đơn vị tính là triệu đồng/tháng
2. Điểm trung bình học kỳ của một sinh viên.

3. Số năm đi học của một người

4. Diện tích của một căn hộ ( đơn vị tính là m2)

A. 1, 2 B. 2,3 C. 3,4 D. 1, 4

Câu 1.T6 Khi khảo sát về vị trí công việc hiện thời của một người thì thang đo nào là phù
hợp nhất để phân nhóm các đối tuợng nghiên cứu

A. Norminal B. Ordinal C. Interval D. Ratio

Câu 1.T7 Khi khảo sát về chi tiêu trung bình trong một tháng của một hộ gia đình ( đơn
vị tính triệu đồng/tháng) thì thang đo nào dưới đây là phù hợp

A. Norminal B. Ordinal C. Interval D. Ratio

Câu 1.T8 Để đánh giá về mức độ hài lòng khi học môn LTTK của lớp K10405A một cuộc
khảo sát đã được tiến hành. Nếu chọn mẫu theo xác suất thì theo bạn hình thức chọn mẫu
nào dưới đây là phù hợp nhất

A. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

B. Lấy mẫu hệ thống

C. Lấy mẫu cả khối, cụm

D. Lấy mẫu phân tầng, lớp.

Câu 1.T9 Một nhóm sinh viên đang thực hiện đề tài “ Chọn ngành học chịu tác động của
những yếu tố nào?”. Do kinh phí nên họ chỉ chọn mẫu theo hình thứ phi xác suất, theo bạn
họ nên chọn hình thức lấy mẫu nào dưới đây là tốt nhất

A. Lấy mẫu thuận tiện

B. Lấy mẫu định mức

C. Lấy mẫu phán đoán

D. Lấy mẫu theo hình thức chọn cho đủ số người phù hợp ngay khi gặp họ.
Câu 1.T10 Đối với câu hỏi: “ Anh/chị vui lòng cho biết số năm đã đi làm của mình kể từ
ngày tốt nghiệp?” thì dữ liệu thu được nên biểu diễn theo hình thức nào dưới đây là phù
hợp nhất.

A. Bảng tần số, tần suất

B. Bảng tần số, tần suất, tần số tích lũy, tần suất tích lũy

C. Bảng tần số, tần suất và Đồ thị hình tròn ( pie chart)

D. Bảng tần số, tần suất, tần số tích lũy, tần suất tích lũy và Đồ thị hình cột (Histogram)

Câu 1.T11 Đối với câu hỏi: “Ngôi nhà anh/chị hiện đang sống thuộc loại nào?” câu trả lời
có thể là: nhà biệt thự, nhà kiên cố, nhà bán kiên cố,… thì dữ liệu này nên biểu diễn theo
hình thức nào

A. Bảng tần số, tần suất

B. Bảng tần số, tấn suất, tấn số tích lũy, tần suất tích lũy

C. Bảng tần số, tấn suất và Đồ thị hình tròn ( pie chart)

D. Bảng tần số, tấn suất, tấn số tích lũy, tần suất tích lũy và Đồ thị hình cột (Histogram)

Câu 1.T12 Đối với các câu hỏi sau thì hình thức phân tổ (phân nhóm, khoảng) dữ liệu nên
áp dụng với câu hỏi nào

1. Tổng mức thu nhập hàng tháng của gia đình anh/chị là bao nhiêu? ( triệu đồng/tháng)

2. Số năm đi học của anh/ chị là bao nhiêu? ( kể cả học Thạc sĩ, Tiến sĩ,..)

3. Hãy cho biết chỉ số Vn-Index từng ngày một trong suốt năm 2011.

4. Điểm thi Toeic của một sinh viên.

A. 1, 3 B. 2,3,4 C. 2,4 D. 1, 3,4

Câu 1.T13 Hình thức phân tổ (phân nhóm, khoảng) không đều phụ thuộc vào

A. Mục đích của cuộc nghiên cứu.

B. Dữ liệu có từ 5 đến 10 giá trị khác nhau.


C. Dữ liệu có tính liên tục

D. Dữ liệu rời rạc

Câu 1.T14 Trong các phát biểu sau về khuynh hướng đo lường tập trung, phát biểu nào là
đúng nhất

A. Mean là đại lượng đặc trưng tốt nhất bất kể có hay không giá trị ngoại lệ.

B. Med là đại lượng đo lường tốt hơn Mean khi không có giá trị ngoại lệ.

C. Mode < Med khi tập dữ liệu có hình dáng đồ thị lệch trái.

D. Ứng với giá trị Q3 có 75% giá trị quan sát ở dưới Q3 và 25% giá trị quan sát ở trên Q3

Câu 1.T15 Một nhóm sinh viên đang thực hiện đề tài “ Chọn ngành học chịu tác động của
những yếu tố nào?”. Trong bảng hỏi có một câu hỏi là: Việc chọn ngành nghề của bạn chịu
tác động nhiều nhất từ yếu tố nào sau đây?

Bạn bè Người thân Nhu cầu xã hội Sở thích

Theo bạn với các khuynh hướng đo lường tập trung thì đại lượng nào sau đây là phù hợp
nhất

A. Mean

B. Mode

C. Med

D. Tứ phân vị

Câu 1.T16 Trong các công thức sau, công thức nào là đúng

åf i
- SMed
A. Med = x Med(min) + h Med 2
f Med

f Mod - f Mod -1
B. Mod = x Mod(min) + h Mod
( fMod - fMod-1 ) + ( f Mod - f Mod+1 )
n(i + 1)
C. Qi =
4
N

åx i
D. µ = i =1
n

Câu 1.T17 Để biết giá trị nào là giá trị ngoại lệ trong một tập dữ liệu ( giả sử tổng thể có
phân phối chuẩn) người ta dựa vào

A. Range, x,s

B. x,s

C. Hệ số biến thiên (CV)

D. Quy tắc Chebysev

Câu 1.T18 Để đánh giá về chương trình giảng dạy Cử nhân tài năng của 1 trường Đại học
trong rất nhiều yếu tố thì mức lương ngay sau khi ra trường mới nhận của một sinh viên là
một thang đo có ý nghĩa rất quan trọng. Theo bạn đại lượng nào nên sử dụng để phản ánh
điều này.

A. Range

B. x

C. s

D. Cả B và C

Câu 1.T19 Khi điều tra một mẫu ngẫu nhiên với số lượng phần tử lớn hơn 30 theo bạn
công thức nào sau đây là đúng

x m ax - x min
A. s =
6
x m ax - x min
B. µ =
2
x m ax - x min
C. s =
3
x m ax + x min
D. µ =
6
Câu 1.T20 Trong dây chuyền sản xuất bánh KFC tuân theo quy luật phân phối chuẩn,
người ta tính được trọng lượng trung bình của 1 hộp bánh là m= 450g và độ lệch chuẩn là
s = 15g . Hỏi có bao nhiêu sản phẩm nằm trong khỏang m± 2s biết có 10000 sản phẩm

được sản xuất

A. 6800

B. 9500

C. 9970

D. 8900

You might also like