You are on page 1of 3

Bài 4: Dựa trên số liệu về chỉ số sắn sáng ứng dụng công nghệ thông tin – CHISO ITC

và TNBQ theo sức mua tương đương hãy phân tích


b. Xem xét tác động của ITC tới sự phát triển TNBQ theo sức mua tương đương

Năm 2016 2017 2018 2019 2020


TNBQ Quảng Ngãi 7109,2 7673 9305,3 9475,5 9051
ITC Quảng Ngãi 0,4127 0,3074 0,3031 0,3860 0,3655

Khi nhìn vào số liệu thì ta thấy được rằng thu nhập bình quân đầu người và chỉ số ITC
của tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ nghịch với nhau. Nó được thể hiện trong khi mức tăng thu
nhập bình quân tăng lên từ 2016-2020, thì chỉ số ITC giảm từ 0,4127 năm 2016 xuống
còn 0,3655 năm 2020 (giảm 0,0472). Thể hiện khi mức thu nhập bình quân đầu người
tăng lên thì mức độ phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh lại
giảm xuống, bên cạnh đó Quảng Ngãi có mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT
và TT thấp. Để thấy rõ hơn về mối tương quan giữa chỉ số ITC và mức thu nhập bình
quân ta hãy cùng xem xét biểu đồ tương quan sau:

Chỉ số ITC và Thu nhập bình quân tỉnh Quảng


Ngãi
10000
1 1
9000 1
8000
1
7000 1
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Từ biểu đồ trên cũng dễ dàng nhận thấy sự tương quan khá chặt chẽ giữa thu nhập bình
quân đầu người và chỉ số ICT Index của tỉnh. Điều đó càng khẳng định một nguyên tắc
rằng: thu nhập bình quân đầu người càng cao thì người dân càng có điều kiện hơn để
tận dụng các lợi ích của CNTT và các cơ quan chính quyền địa phương càng có cơ hội
tốt hơn để ứng dụng CNTT phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
 Khi nhìn vào số liệu thì ta thấy thu nhập bình quân đầu người và chỉ số ITC tỷ lệ
nghịch với nhau, nhưng khi xem xét về sự tương quan thì chỉ số ITC tác động
thuận chiều và khá chặt chẽ. Vì vậy, khi xem xét sự tác động thì không nên nhìn
qua số liệu mà ta nên xét thêm mối quan hệ tương quan của các yếu tố để thấy
ro hơn mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và chỉ số ITC.
Để biết mức độ tác động nhiều hay ít thì ta sẽ so sánh với những tỉnh lân cận để
xem xét:

Quảng Nam
10000
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Bình Định
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Khi nhìn vào biểu đồ của Quảng Nam và Bình Định mức tương quan của 2 tỉnh lần
lượt là 0,9457 và 0,9929, để thấy rằng 2 tỉnh này có mức độ tương quan giữa chỉ số
ITC và mức thu nhập bình quân đầu người theo chiều thuận và rất chặt chẽ. Thể hiện
được thu nhập bình quân đầu người càng cao thì người dân càng có điều kiện hơn để
tận dụng các lợi ích của CNTT và truyển thông, và 2 tỉnh này biết tận dụng được lợi
thế của chỉ số ITC vào kinh tế để thúc đầy tăng thu nhập bình quân đầu người. Đặc
biệt, tỉnh Bình Định đã tạo áp dụng hiệu quả chỉ số ITC này vào năm 2020 là năm đại
dịch Covid-19 với mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 với chỉ số ITC là 0,457.
 Từ những phân tích trên thì chỉ số ITC của Quảng Ngãi có tác động tích cực đến
mức thu nhập bình quân, chỉ số này đóng vai trò nhất định vào mức tăng thu
nhập bình quân. Nhưng xét về mức độ tăng thì con số này vẫn ở mức trung bình,
vẫn xếp sau 2 tỉnh Bình Định và Quảng Nam. Quảng Ngãi vẫn còn phải nên
xem xét và tận dụng hiệu quả hơn như tỉnh Bình Định và Quảng Nam vì trong
thời đại công nghệ 4.0 nếu chỉ số ITC này ở mức trung bình sẽ là 1 trong những
yếu tố ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi xuống và cũng như
nền kinh tế quốc dân.

You might also like