You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



BÀI TẬP: PHÂN TÍCH KINH TẾ- XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Quang Bình


Lớp: 46k04.1
Nhóm: 7
Tên thành viên:
Nguyễn Thị Thu Thủy
Nguyễn Anh Triều
Nguyễn Yến Vy

Đà Nẵng, 2023
Bài 4: Dựa trên số liệu về chỉ số sắn sáng ứng dụng công nghệ thông tin – CHISO
ITC và TNBQ theo sức mua tương đương hãy phân tích:
a) Tình hình thay đổi của chỉ số ITC của tỉnh … có nhận xét về trình độ
chuyển đổi số của tỉnh.
b) Xem xét tác động của ITC tới sự phát triển TNBQ theo sức mua tương
đương.

Bài làm:
a) Tình hình thay đổi chỉ số ITC
Bảng 1: chỉ số ITC của 3 tỉnh từ 2016- 2020.
2016 2017 2018 2019 2020
Quảng Nam 0,4405 0,3607 0,3616 0,4820 0,4490
Quảng Ngãi 0,4127 0,3074 0,3031 0,3860 0,3655
Bình Định 0,3940 0,3221 0,3696 0,2737 0,4570

Tình hình thay đổi chỉ số ITC của tỉnh Quảng Ngãi:
- Có xu hướng giảm qua các năm, chỉ số ITC 2016 0,4127 đến 2020 là 0,3655.
Trong khi đó 2 tỉnh bên cạnh là Quảng Nam và Bình Định lại có xu hướng tăng.
Lấy tại mốc thời điểm năm 2016, với điểm xuất phát là 0,4127 cao hơn so với Bình
Định, nhưng sau 4 năm chuyển đổi chỉ số lại giảm xuống thấp hơn Bình Định . Từ
2016-2017 thì chỉ số ITC giảm mạnh (0,1053), sau đó lại tăng lại rất chậm, tới năm
2020 thì chỉ tăng lên được 0,0581.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số ITC Quảng Ngãi có thể bị ảnh hưởng bởi đầu tư
vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hiện diện và phát triển của các doanh nghiệp
công nghệ thông tin trong khu vực, chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương và
trung ương, sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, và cung cấp lao
động có kiến thức về công nghệ thông tin. Điều này có thể là một tín hiệu rằng sự
phát triển công nghệ thông tin tại Quảng Ngãi phụ thuộc vào nhiều yếu tố và yêu
cầu sự đầu tư liên tục và quản lý thông minh để đảm bảo sự phát triển bền vững
trong tương lai.

 Trình độ chuyển đổi số của tỉnh:

- Tình hình chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ngãi cho thấy rằng tỉnh này vẫn đang ở
mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) và Công
nghệ Thông tin (TT) ở mức thấp. Sự chậm trễ trong quá trình chuyển đổi số
đồng thời cho thấy rằng tỉnh vẫn chưa áp dụng nhiều biện pháp chuyển đổi số
vào các lĩnh vực, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cần nhận thấy
rằng tỉnh Quảng Ngãi đang tỏ ra quyết tâm và có nỗ lực trong việc nâng cao
trình độ chuyển đổi số. Điều này thể hiện qua việc tỉnh đang tập trung đưa các
Thủ tục Hành chính trên môi trường trực tuyến, nhằm tối ưu hóa môi trường
hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể,
tỉnh đang thực hiện các thủ tục thông qua ứng dụng trên thiết bị di động và trực
tuyến trên Cổng dịch vụ công. Qua 3 giai đoạn triển khai, đa số các địa phương
đã đạt cao hơn chỉ tiêu được giao.
- Ngoài ra, việc kết nối chính thức vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư của Bộ
Công an đã mang lại lợi ích lớn cho công dân. Họ có thể sử dụng tài khoản trên
Cổng Dịch vụ công quốc gia VNPOST hoặc VneID để đăng nhập và thực hiện
các Thủ tục Hành chính.
- Không chỉ có các cơ quan và tổ chức, mà cả doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh
nghiệp đổi mới sáng tạo ở Quảng Ngãi đã được hỗ trợ thông qua việc tham khảo
các chuyên đề sâu về Chuyển đổi số (CĐS). Những gợi ý về hành trình trở thành
Doanh nghiệp số đã tập trung vào các khía cạnh như dữ liệu hoá, số hoá vận
hành, và tối ưu hoá vận hành thông qua công cụ để tiến tới Chuyển đổi số thành
công.

b. Xem xét tác động của ITC tới sự phát triển TNBQ theo sức mua tương đương

Bảng 2: thể hiện chỉ số ITC và thu nhập bình quân của Quảng Ngãi.
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
TNBQ Quảng Ngãi 7109,2 7673 9305,3 9475,5 9051
ITC Quảng Ngãi 0,4127 0,3074 0,3031 0,3860 0,3655

Khi nhìn vào số liệu thì ta thấy được rằng thu nhập bình quân đầu người và chỉ số ITC
của tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ nghịch với nhau. Nó được thể hiện trong khi mức tăng thu
nhập bình quân tăng lên từ 2016-2020, thì chỉ số ITC giảm từ 0,4127 năm 2016 xuống
còn 0,3655 năm 2020 (giảm 0,0472). Thể hiện khi mức thu nhập bình quân đầu người
tăng lên thì mức độ phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh lại
giảm xuống, bên cạnh đó Quảng Ngãi có mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT
và TT thấp. Để thấy rõ hơn về mối tương quan giữa chỉ số ITC và mức thu nhập bình
quân ta hãy cùng xem xét biểu đồ tương quan sau:
Chỉ số ITC và Thu nhập bình quân tỉnh
Quảng Ngãi
10000
1 1
9000 1
8000
1
7000 1
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Biểu đồ1: thể hiện sự tương quan giữa chỉ số ITC và thu nhập bình quân của Quảng
Ngãi từ 2016- 2020.
Từ biểu đồ trên cũng dễ dàng nhận thấy sự tương quan khá chặt chẽ giữa thu nhập bình
quân đầu người và chỉ số ICT Index của tỉnh. Điều đó càng khẳng định một nguyên tắc
rằng: thu nhập bình quân đầu người càng cao thì người dân càng có điều kiện hơn để
tận dụng các lợi ích của CNTT và các cơ quan chính quyền địa phương càng có cơ hội
tốt hơn để ứng dụng CNTT phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
 Khi nhìn vào số liệu thì ta thấy thu nhập bình quân đầu người và chỉ số ITC tỷ lệ
nghịch với nhau, nhưng khi xem xét về sự tương quan thì chỉ số ITC tác động
thuận chiều và khá chặt chẽ. Vì vậy, khi xem xét sự tác động thì không nên nhìn
qua số liệu mà ta nên xét thêm mối quan hệ tương quan của các yếu tố để thấy
ro hơn mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và chỉ số ITC. Thì ta thấy chỉ số
ITC và thu nhập bình quân có mối quan hệ chặt chẽ và mối quan hệ thuận chiều
nghĩa là khi chỉ số ITC tăng lên cũng kéo theo mức thu nhập cũng tăng lên và
được cải thiện hơn, đây là tác động tích cực giúp cho tỉnh đạt được những trình
độ phát triển kinh tế ngày càng hiện đại.
Để biết mức độ tác động nhiều hay ít thì ta sẽ so sánh với những tỉnh lân cận để
xem xét:
Quảng Nam
10000
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Biểu đồ2: thể hiện sự tương quan giữa chỉ số ITC và thu nhập bình quân của Quảng
Nam từ 2016- 2020.

Bình Định
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

Biểu đồ3: thể hiện sự tương quan giữa chỉ số ITC và thu nhập bình quân của Bình
Định từ 2016- 2020.
Khi nhìn vào biểu đồ của Quảng Nam và Bình Định mức tương quan của 2 tỉnh lần
lượt là 0,9457 và 0,9929, để thấy rằng 2 tỉnh này có mức độ tương quan giữa chỉ số
ITC và mức thu nhập bình quân đầu người theo chiều thuận và rất chặt chẽ. Thể hiện
được thu nhập bình quân đầu người càng cao thì người dân càng có điều kiện hơn để
tận dụng các lợi ích của CNTT và truyển thông, và 2 tỉnh này biết tận dụng được lợi
thế của chỉ số ITC vào kinh tế để thúc đầy tăng thu nhập bình quân đầu người. Đặc
biệt, tỉnh Bình Định đã tạo áp dụng hiệu quả chỉ số ITC này vào năm 2020 là năm đại
dịch Covid-19 với mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 với chỉ số ITC là 0,457.
Đây là điểm sáng của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn khó khăn.
 Từ những phân tích trên thì chỉ số ITC của Quảng Ngãi có tác động tích cực đến
mức thu nhập bình quân, chỉ số này đóng vai trò nhất định vào mức tăng thu
nhập bình quân. Nhưng xét về mức độ tăng thì con số này vẫn ở mức trung bình,
vẫn xếp sau 2 tỉnh Bình Định và Quảng Nam. Quảng Ngãi vẫn còn phải nên
xem xét, học hỏi và tận dụng hiệu quả hơn như tỉnh Bình Định và Quảng Nam
vì trong thời đại công nghệ 4.0 nếu chỉ số ITC này ở mức trung bình sẽ là 1
trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi xuống
và cũng như nền kinh tế quốc dân.

You might also like