You are on page 1of 7

Với vị trí địa lý chiến lược là cửa ngõ ra biển lớn của hành lang kinh tế Đông Tây

và vai
trò là trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng đã đạt được những
thành tựu nhất định sau 15 năm phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của Đà Nẵng không
bền vững, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, khó đạt được các định hƣớng phát triển, chưa
đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực và thiếu tính liên kết vùng. Dựa vào Ma
trận BCG (Boston Consulting Group) phân tích hai chỉ tiêu việc làm và nguồn thu ngân
sách. Tác giả nhận dạng hai trục trặc (i) hoạt động của nền kinh tế vẫn chưa tạo ra nhiều
việc làm cho các ngành mang tính năng suất và sáng tạo cao; (ii) Thứ hai, nguồn thu
NSNN tăng không tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Sử dụng khung phân
tích ba lớp để phân tích thuận lợi, bất lợi và những trục trặc hiện hữu cần cải thiện để
nâng cao NLCT. Cụ thể, Đà Nẵng có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, dịch vụ,
logistics; nhưng vị trí địa lý và quy mô địa phương là điểm bất lợi. Hạ tầng kỹ thuật bên
ngoài của Đà Nẵng chưa có các tuyến cao tốc liên kết các địa phương xung quanh. Chính
sách vĩ mô của Đà Nẵng còn hạn chế về quy mô vốn đầu tư, pháp chế về công khai và
tham nhũng trong chính quyền. Phần lớn doanh nghiệp ở Đà Nẵng là vừa và nhỏ nên
thiếu chiến lƣợc hoạt động và trình độ phát triển cụm ngành chưa cao. Phân tích về rào
cản thể chế, tác giả đưa ra các nguyên nhân gây rào cản cho NLCT của Đà Nẵng. (i) Phân
cấp, phân quyền chưa rõ ràng và còn nhiều chồng chéo gây cản trở cho việc điều tiết các
giá trị gia tăng hiệu quả trong thực thi. (i) Chính sách khuyến khích không hợp lý dẫn đến
kém hiệu quả trong công việc. (iii) Chính sách liên kết vùng chƣa có chiến lược và
chương trình hành động để nâng cao NLCT, thiếu sự hợp tác của Vùng và điều phối hiệu
quả của chính quyền trung ương. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng, tác giả
khuyến nghị các nhóm chính sách sau: (i) Chính sách cải thiện môi trường sống và môi
trường SXKD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút doanh nghiệp, người giàu,
người giỏi đến Đà Nẵng. (ii) Chính sách liên kết vùng về chuyên môn hoá các địa
phương vào các cụm ngành khác nhau tạo dựng vị thế đặc thù; đầu tư kết nối các địa
phương với Đà Nẵng. (iii) Chính sách trong đổi mới quản lý công nhằm thể chế hoá các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tạo môi trƣờng SXKD; khuyến khích công chức dám
nghĩ, dám làm.

Phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên khung phân tích 3 lớp của Michael Porter
1. Các yếu tố sẵn có của địa phương
2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương
a) Nền tảng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội
b) Tài nguyên vốn
c) Cơ sở hạ tầng
d) Chất lượng của chính sách vĩ mô
3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp
a) Chất lượng môi trường kinh doanh
*Đánh giá chỉ số PCI: Đà Nẵng được biết đến với nhiều năm liền xếp hạng
nhất về chỉ số PCI, trong giai đoạn từ 2015 -2020, mặc dù chỉ số PCI luôn
được giữ ổn định trong nhóm xếp hạng tốt, rất tốt, tuy nhiên về thứ hạng lại có
sự sụt giảm: sau nhiều năm liên tiếp dẫn đầu, từ năm 2018 Đà Nẵng tụt xuống
vị trí thứ 5 và giữ nguyên vị trí cho đến năm 2020.
STT Năm Điểm Xếp Nhóm
số PCI hạng xếp
PCI hạng
1 2015 68,34 1 Rất tốt
2 2016 70 1 Rất tốt
3 2017 70,11 2 Rất tốt
4 2018 67,65 5 Tốt
5 2019 70,15 5 Rất tốt
6 2020 70,12 5 Rất tốt

Sự tụt giảm về thứ hạng của Đà Nẵng có nhiều nguyên nhân, chúng ta sẽ tìm
hiểu ở phần dưới
Mặc dù về thứ hạng so với 63 tỉnh thành trên cả nước là giảm so với giai đoạn
trước, nhưng xét theo khu vực Duyên Hải miền Trung, Đà Nẵng luôn chiếm vị
trí dẫn đầu liên tiếp nhiều năm.

* Sự thuận lợi trong gia nhập thị trường


Theo số liệu thống kê từ PCI từ năm 2015 cho thấy, điểm số về chỉ số gia nhập
thị trường của Đà Nẵng luôn ở mức tốt.
ST Năm Gia
T nhập
thị
trường
1 2015 9,19
2 2016 9,22
3 2017 8,55
4 2018 7,94
5 2019 7,89
6 2020 8,75

Điều này cho thấy chi phí gia nhập thị trường của Đà Nẵng là thấp và cạnh
tranh, tốt hơn hẳn so với nhiều địa phương so sánh.
Kết quả khảo sát cho thấy, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã làm tốt vai trò
của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong hỗ trợ thủ tục cho người dân,
doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đăng ký kinh doanh và làm ăn tại thị
trường địa phương. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2020 với sự hoành hành của
dịch COVID 19, chính quyền vẫn không ngừng nỗ lực cải cách thủ tục hành
chính tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho người dân và doanh
nghiệp, bằng chứng đó là điểm chỉ số gia nhập thị trường tăng mạnh từ 7,89
lên đến 8,75 từ năm 2019 đến năm 2020.

- Chi phí kinh doanh: Đà Nẵng có chi phí kinh doanh thấp so với các địa
phương
+ Chi phí thời gian: Chỉ số “Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của
nhà nước” đề cập đến thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục
hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra kiểm tra.
Trong suốt giai đoạn từ 2015 đến nay, Đà Nẵng luôn giữ vững chỉ số về chi phí
thời gian ở mức điểm ổn định. Từ năm 2019 đến năm 2020 , Đà Nẵng đã có
bước tiến bộ nhảy vọt khi điểm số tăng mạnh từ 7.08 lên 8.62. Đó là do trong
năm 2020 Đà Nẵng đã áp dụng chuyển đổi số cực kỳ thành công, rút ngắn
nhiều thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Theo kết quả bảng xếp hạng
DTI 2020 (Digital Transformation Index), Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức
độ chuyển đổi số năm 2020, với giá trị đạt được là 0,4874. Đây cũng là địa
phương xếp hạng nhất ở cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số
+ Chi phí không chính thức: Chỉ số này phân tích chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt và các khoản
phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường. Chi phí
không chính thức cũng là 1 yếu tố gây phiền hà, nhũng nhiễu đến doanh nghiệp
khi đầu tư kinh doanh tại địa phương. Điểm số của chỉ tiêu về chi phí không
chính thức của Đà Nẵng khá thấp, đây là lĩnh vực yếu của Đà Nẵng.

- Chi phí sử dụng lao động: Chỉ số về đào tạo lao động của Đà Nẵng ổn định
ở mức điểm khá cao qua các năm.
Xếp hạng chỉ số đào tạo lao động của Đà Nẵng từ năm 2015 đến nay luôn ở
thứ hạng cao, luôn nằm trong top 3 cả nước, dẫn đầu cả nước vào các năm
2015, 2016, 2018.
Từ năm 2019, thứ hạng về chỉ số này liên tục giảm 1 bậc, tuy nhiên qua
khảo sát cho thấy, độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với dịch vụ giáo
dục phổ thông và dạy nghề liên tục tăng. Điều này cho thấy, chất lượng dịch
vụ đào tạo lao động do cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đã và đang được cải thiện, mang lại những tín hiệu khả quan.
- Tiếp cận đất đai: Tufw năm 2015 đến năm 2020, nhìn chung thì chỉ số về
tiếp cận đất đai có xu hướng tăng dần, tuy nhiên thứ hạng so với các khu
vực khác cũng giảm khá nhiều, đặc biệt là giai đoạn từ 2018-2019, Điều này
cho thấy việc cải thiện điểm số của chỉ số thành phần của thành phố vẫn còn
thấp so với tương quan với các tỉnh/thành phố trong cả nước.

-
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Về mặt điểm số, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp
của Đà Nẵng là khá thấp, mặc dù điểm số không ngừng cải thiện qua các
năm những xét về thứ hạng,Đà Nẵng cũng chỉ ở top cao ở nhóm khu vực
chứ xét đến thứ hạng cả nước, vị trí của Đà Nẵng ở vị trí cũng khá thấp,
thậm chí năm 2018 còn tụt xuống tận vị trí thứ 41.
-
b) Độ tinh thông về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp
*Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ tại địa phương
Cạnh tranh và môi trường công bằng, lành mạnh là một đặc tính cơ bản của
nền kinh tế thị trường, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên, ngày càng
phát triển. Doanh nghiệp không sợ cạnh tranh mà chỉ sợ Chính Phủ không đảm
bảo được môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.
Điểm số và thứ hạng cả nước về cạnh tranh bình đẳng của Đà Nẵng từ 2015 -
2019 là thấp. Đến năm 2020, điểm số có cải thiện nhiều tăng từ 5.32 lên 6.18,
tuy nhiên về thứ hạng so với cả nước và khu vực vẫn không có sự thay đổi
đáng kể (47/630
So với các chỉ tiêu khác luôn nằm trong top đầu khu vực, điểm số và thứ hạng
của cạnh tranh bình đẳng cho thấy Đà Nẵng chưa đảm bảo được tính bình đẳng
cho các doanh nghiệp. Trở ngại cho Đà Nẵng ở chỉ số này đó là: Thành phố ưu
tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân; Nguồn lực
kinh doanh (hợp đồng, đất đai...) chủ yếu rơi vào DN thân quen CBCQ; Ưu đãi
với DN lớn (nhà nước và tư nhân)
Kết quả PCI 2019 cho thấy, một số chỉ tiêu thành phần có sự sụt giảm theo
đánh giá của DN năm 2019 so với năm 2018, cụ thể:

- Tỷ lệ DN đánh giá Việc tỉnh ưu ái cho các DNNN gây khó khăn cho DN tăng
từ 34,81% lên 37,06%.

- Tỷ lệ DN đánh giá DNNN thuận lợi hơn trong tiếp cận các khoản vay tăng từ
29,93% lên 30,41%.

- Tỷ lệ DN đánh giá DNNN thuận lợi hơn trong việc thực hiện các TTHC tăng
từ 23,36% lên 24,56%.

- Tỷ lệ DN đánh giá DN FDI được ưu tiên giải quyết các khó khăn hơn DN dân
doanh tăng từ 49,58% lên 51,61%.

- Tỷ lệ DN đánh giá DN FDI thuận lợi hơn trong thực hiện các TTHC tăng từ
17,61% lên 22,62%.

- Tỷ lệ DN đánh giá DN FDI trong hoạt động nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ
hơn tăng từ 27,46% lên 29,76%
Đà Nẵng và các địa phương khác vẫn còn ưu ái cho các doanh nghiệp nhà
nước. Nhưng so với các địa phương với sự ưu ái cho doanh nghiệp FDI có các
đặc quyền là thấp. Chính quyền Đà Nẵng quan tâm đến các doanh nghiệp
nhưng không đưa ra đặc quyền nên vẫn tạo môi trường cạnh tranh tốt giữa các
loại hình doanh nghiệp

*Tính chất và mức độ tinh thông của các doanh nghiệp


c) Trình độ phát triển của cụm ngành du lịch.
* Kết quả hoạt động của ngành du lịch gia đoạn 2015 đến nay:
*Thực trạng cụm ngành du lịch hiện nay
Từ đầu năm 2020, du lịch Đà Nẵng bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID 19. Theo thống kê,
Khách du lịch đến Đà Nẵng trong năm 2020 giảm mạnh, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú
phục vụ ước đạt 2,67 triệu lượt, giảm hơn 64% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế
ước đạt 703 nghìn lượt, chỉ bằng 24,5% năm 2019.
Thời gian qua, Sở đã tham mưu UBND thành phố định hướng phát triển các sản phẩm du
lịch phù hợp với xu hướng, thị hiếu của khách du lịch và tình hình thực tế. Cụ thể, Sở đã
chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố phê duyệt, ban
hành và triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô; Đề án phát triển du lịch
khu căn cứ cách mạng K20; Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang –
Mân Thái; Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Hòa Vang giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030... Phối hợp với Viện đào tạo và nghiên cứu – Trường Đại học
Duy Tân xây dựng Đề án Phát triển du lịch M.I.C.E thành phố Đà Nẵng; chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức buổi khảo sát tại bán đảo Sơn Trà và đề xuất một số sản
phẩm du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch tại bán đảo Sơn Trà gửi các đơn vị liên quan góp ý
về vấn đề an ninh quốc phòng và quy hoạch 03 loại rừng. Với sự nỗ lực của cộng đồng
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, một số sản phẩm du lịch, dịch vụ đã được đầu tư mới, nâng
cấp chất lượng và đưa vào phục vụ khách6 . Theo đó, đã khai trương Khu tổ hợp du lịch
cao cấp Da Nang Mikazuki Japanese Resorts & Spa với một số hạng mục dịch vụ hấp
dẫn; khai trương khách sạn Hải An Riverfront Đà Nẵng với quy mô 85 phòng cùng dịch
vụ cao cấp; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài nâng cấp đưa vào phục vụ khách
các sản phẩm dịch vụ mới, tổ chức biểu diễn nghệ thuật dân tộc Cơ Tu; Khu du lịch Suối
Hoa tổ chức khu làng dân tộc Toom Sara với các hoạt động sinh thái, cộng đồng thú vị,
Bảo tàng Điêu khắc Chăm có 02 bảo vật quốc gia được công nhận…. Bên cạnh đó, các
dự án hạ tầng hỗ trợ, phục vụ du lịch cũng đang được xúc tiến khởi công, triển khai để
hình thành các sản phẩm du lịch mới như: khởi công Công trình Vườn tượng APEC mở
rộng, mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc (giai đoạn 2) tại Cảng Hàng không quốc tế Đà
Nẵng, dự án tổ hợp khách sạn BRG Danang Golf Resort, dự án Khu du lịch biển D.A.P,
Phố du lịch An Thượng, khởi công giai đoạn 1 dự án Tuyến phố đi bộ Bạch Đằng – cầu
Nguyễn Văn Trỗi – Trần Hưng Đạo,
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động kinh tế - xã hội nói
chung và ngành du lịch thành phố nói riêng, Sở đã thực hiện rà soát, điều chỉnh lại các
chương trình, hoạt động truyền thông, xúc tiến du lịch Đà Nẵng trong các kế hoạch
truyền thông điểm đến, khai thác thị trường nội địa, đa dạng hóa thị trường quốc tế để
phù hợp với tình hình thực tế. Công tác truyền thông được thực hiện sáng tạo về phương
thức, nội dung với việc ứng dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh việc quảng bá danh hiệu đứng
đầu Top 10 điểm đến năm 2020 do Google bình chọn với điểm nhấn là video giới thiệu
du lịch Đà Nẵng trên kênh truyền hình BBC ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương – một
trong những kênh truyền hình lớn nhất thế giới, Sở đã tập trung tuyên truyền các chỉ đạo
của UBND thành phố Đà Nẵng về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thông tin
các chính sách hỗ trợ đối với du khách. Đặc biệt, các chiến dịch truyền thông
#seeyouindanang, #staystrongdanang, #danangmissyou, #danangisback… đã đem đến
hiệu ứng mạnh mẽ, tạo dấu ấn lan tỏa đối với người dân và du khách. Tổ chức Cuộc thi
“Đà Nẵng NHỚ...!” trên mạng xã hội Facebook thu hút sự tham gia của nhiều cá nhân
với những video, hình ảnh đẹp về thành phố Đà Nẵng; tổ chức thành công Lễ hội Đà
Nẵng – Chào năm mới 2021; phối hợp tổ chức tốt giải Risemount Golf Championship
2020... Ngoài ra, Sở cũng tập trung vào công tác truyền thông trực quan bằng ấn phẩm,
video clip; xây dựng các video “Đừng quên du lịch an toàn vì sức khỏe”; video ca nhạc
Đà Nẵng nhớ bạn – Danang miss you nhận được quan tâm đặc biệt của người dân và du
khách… Triển khai áp dụng công nghệ Scan 3D tại Bảo tàng điêu khắc Chăm để quảng
bá du lịch, sau hơn 01 tháng triển khai có 7.094 lượt người tiếp cận; đồng thời phối hợp
với Đại học Đà Nẵng về việc triển khai hệ thống du lịch ảo cho các điểm đến, ứng dụng
bản đồ số và công nghệ thực tế ảo VR360
Đứng trước những thách thức và khó khăn khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam
và các nước trên thế giới, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã chủ động đổi mới, tập trung
đầu tư về nội dung và hình thức các hoạt động xúc tiến, truyền thông, quảng bá du lịch
Đà Nẵng đến các thị trường nội địa, quốc tế theo hướng chuyên sâu, ứng dụng nền tảng
công nghệ mới, chuyển từ xúc tiến trực tiếp sang trực tuyến. Cụ thể: tổ chức thành công
Lễ hội Đà Nẵng – Chào năm mới 2021 vào tháng 01/2021 với sự tham gia của đông đảo
người dân, du khách cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn tại Công viên Châu
Á – Asia Park; Chuyển hướng quảng bá thông qua các video clip, MV ca nhạc được trau
chuốt về nội dung, thu hút nhiều lượt tương tác trên mạng xã hội (facebook, instagram,
twitter, youtube…) nhờ vào kỹ thuật thiết kế hiện đại, chất lượng cao về hiệu ứng âm
thanh và hình ảnh; Giới thiệu du lịch Đà Nẵng đến các thị trường Đông Nam Á thông qua
chương trình hội thảo trực tuyến (webinar). Đặc biệt là sự phối hợp với các KOLs, nghệ
sĩ, diễn viên nổi tiếng (NSƯT Xuân Bắc, NSND Tự Long, Á hậu Huyền My…) đến trải
nghiệm và truyền thông về du lịch Đà Nẵng.

You might also like